Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đạo đức, lối sống con người việt nam ...

Tài liệu ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đạo đức, lối sống con người việt nam hiện nay

.PDF
115
992
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- TRỊNH THỊ HƢƠNG ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- TRỊNH THỊ HƢƠNG ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.08 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Đặng Thị Lan HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản than. Các số liệu, dẫn chứng có nguồn gốc rõ ràng, dung nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Trịnh Thị Hương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này , học viên nhận được rất nhiều sự giúp đỡ , đô ̣ng viên của rấ t nhiề u các thầ y cô, gia điǹ h và ba ̣n bè. Trước hế t , học viên xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đăṇ g Thi ̣Lan – người hướng dẫn trực tiế p ho ̣c viên . Trong thời gian thực hiê ̣n luâ ̣n văn , học viên nhâ ̣n đươ ̣c sự giúp đỡ tâ ̣n tình , sự quan tâm chu đáo của c ô. Bên ca ̣nh việc hướng dẫn luận văn , Cô còn truyề n đa ̣t cho ho ̣c viên rấ t nhiề u những kinh nghiê ̣m quý báu trong cuô ̣c số ng . Điề u đó đã g iúp học viên có thêm nhiề u những ki ̃ năng mề m cho việc phát triển của bản thân trong cuô ̣c số ng. Học viên cũng x in gửi lời cảm ơn đế n các t hầ y cô giáo trong và ngoài khoa Triế t ho ̣c trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣ c xã hô ̣i và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong thời gian ho ̣c viên ho ̣ c Đa ̣i ho ̣c và cao ho ̣c c ác thầy cô đã truyề n da ̣y rấ t nhiề u những bài ho ̣c bổ í ch, lý thú và nhân văn. Nhân đây, học viên cũng xin chúc các thầy cô luôn luôn ma ̣nh khỏ e, may mắ n và thành công trong cuô ̣c số ng. Sau cùng ho ̣c viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắ c đế n gia điǹ h hai bên , các anh chi ̣em cùng ba ̣n bè đã luôn bên ca ̣nh cổ vu , đô ̃ ̣ng viên, ủng hộ cả vật chất và tinh thầ n giúp ho ̣c viên hoàn thành đươ ̣c luâ ̣n văn này mô ̣t cách nhanh chó.ng Do thời gian có ha ̣n cũng như những yế u tố khách quan và chủ quan từ phía học viên nên bản luận văn vẫn còn nhiều những thiếu sót . Học viên rất mong nhâ ̣n đươ ̣c sự góp ý của các thầy cô, các anh chị học viên và các bạn. Học viên xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Học viên Trịnh Thị Hương BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Tên cu ̣m danh từ Tên viế t tắ t Xã hội chủ nghĩa XHCN Chủ nghĩa xã hội CNXH Kinh tế thi ̣trường KTTT Nhà xuất bản Nxb Chính trị quốc gia CTQG Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t KHKT MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ KHÁI QUÁ T VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ...................... 13 1.1. Nhân sinh quan Phật giáo......................................................................... 13 1.1.1.Khái niệm nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo .......................... 13 1.1.2.Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo .................................... 16 1.2. Khái niệm đạo đức, lố i số ng và khái quát về đa ̣o đức , lố i số ng con người Viê ̣t Nam hiê ̣n nay ........................................................................................... 37 1.2.1. Khái niệm đạo đức, lố i số ng ................................................................. 37 1.2.2. Khái quát về tình hình đạo đức , lố i số ng con người Viê ̣t Nam hiê ̣n nay ...... 46 Chƣơng 2.ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY .......... 55 2.1. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 55 2.1.1.Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến hình thành ý thức đạo đức và tu dưỡng đạo đức cá nhân ................................................................... 56 2.1.2.Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến xây dựng đ ạo đức trong gia đình ............................................................................................................ 63 2.1.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến hoàn thiện đạo đức trong các mối quan hệ xã hội.................................................................................... 69 2.2. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 75 2.2.1. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phương thức sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất ............................................................................... 75 2.2.2.Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phong tục, tập quán ............ 78 1\ 2.2.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phương châm ứng xử, giao tiếp ........................................................................................................... 84 2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay ......................................................................... 88 2.3.1.Giải pháp về nhận thức .......................................................................... 88 2.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 92 2.3.3.Giải pháp về phía Phật giáo. ................................................................. 95 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102 2\ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Giáo lý Phật giáo với tinh thần từ bi, bình đẳng, lòng nhân ái, bao dung phù hợp với tư tưởng, tâm thức người Việt nên Phật giáo đã được người Việt Nam đón nhận một cách tự nhiên như “nưsước thấm vào lòng đất”. Phật giáo đã nhanh chóng ăn sâu, bén rễ vào mảnh đất Việt Nam. Mối quan hệ giữa Phật giáo và tư tưởng, văn hóa, đạo đức Việt Nam là mối quan hệ hai chiều. Nếu như Phật giáo ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống dân tộc thì những phong tục, tập quán, truyền thống, tín ngưỡng, văn hóa dân tộc cũng tác động trở lại Phật giáo tạo nên một dòng Phật giáo riêng mang bản sắc Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã có đóng góp cho dân tộc trên nhiều phương diện, đặc biệt là trên lĩnh vực đạo đức, lối sống, xây dựng nhân cách con người. Từ năm 1986, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Hiện nay, chúng ta đang phát triển KTTT và giao lưu hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Kinh tế thị trường đã đem lại sức bật mới cho sự phát triển đất nước, nhưng những mặt trái của nó cũng làm xuất hiện và ngày càng gia tăng các hiện tượng tiêu cực trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là sự suy thoái đạo đức, lối sống. Chủ nghĩa thực dụng tuyệt đối hoá vai trò của đồng tiền, lối sống gấp xa rời lý tưởng cách mạng đang làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận trong xã hội, trong đó có cả các cán bộ Đảng viên và đặc biệt là lớp trẻ. Bên cạnh đó, khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo, bất chính, gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm con người ở một bộ phận cá nhân vị kỷ đã và đang tạo nguy cơ làm băng hoại các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống. Hàng ngày, trên các 3\ phương tiện thông tin đại chúng đầy rẫy những tin tức về tội phạm cướp của, giết người, lừa đảo, tham nhũng, những tội phạm ngày càng nghiêm trọng và phức tạp đã khiến dư luận không khỏi căm phẫn, bất bình. Xã hội đang gióng lên những hồi chuông cảnh báo và việc xây dựng một nền đạo đức trong sáng, lành mạnh, một lối sống có trách nhiệm, tuân theo pháp luật đang ngày càng trở nên cấp bách. Để đạt được điều đó chúng ta cần vận dụng nhiều biện pháp khác nhau. Việc khai thác những yếu tố tích cực trong nhân sinh quan Phật giáo, phát huy và áp dụng trong công cuộc xây dựng đạo đức, lối sống ở Việt Nam hiện nay thực sự là vấn đề cần thiết. Phật giáo đã có một sức sống lâu bền với đời sống tinh thần của dân tộc, những quan niệm, giá trị, chuẩn mực đạo đức của Phật giáo cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, có thể tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách con người. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta có những chính sách thông thoáng đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đang tồn tại ở Việt Nam. Cái nhìn đổi mới về bản chất, vai trò của Phật giáo đã khiến cho Phật giáo có điều kiện để phát triển, tạo nên những ảnh hưởng tích cực của Phật đối với đời sống tinh thần của dân tộc. Những giá trị tích cực của Phật giáo trên phương diện đạo đức, văn hóa đã được Đảng ta thừa nhận và khuyến khích phát huy. Trong giai đoạn hiện nay với những biến đổi của thời đại, của khoa học kỹ thuật đặc biệt là của thông tin truyền thông thì việc giáo dục con người theo những chuẩn mực đạo đức là một sự cần thiết. Nhưng việc thông tin truyền thông bị lũng đoạn cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ trong quá trình tuyên truyền. Sự phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa làm cho quá trình du nhập những nền văn hóa khác nhau đến với nước ta diễn ra nhanh hơn. Nếu như không có những chuẩn mực đạo đức riêng biệt cho dân tộc thì sẽ tạo nên sự hòa tan với các nước trong khu vực và 4\ thế giới. Chính vì thế mà việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ngày nay rất cần thiết có sự đan xen của những yếu tố tích cực của tôn giáo mà Phật giáo là một phần không thể thiếu. Với chức năng truyền tải đạo của mình, Phật giáo đã có những đóng góp không nhỏ tới công cuộc xây dựng xã hội nước ta trong quá trình đổi mới hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đa ̣o đức , lối sống của con người Việt Nam hiện nay nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng đa ̣o đức, lối sống mới xã hội chủ nghĩa là việc làm quan trọng và cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống của người Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng trong những năm gần đây đã trở thành một đề tài lớn, thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã trở thành những tài liệu có giá trị trong việc nhìn nhận, đánh giá lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo, vai trò của Phật giáo. Bên cạnh những nghiên cứu chủ yếu của các tín đồ Phật giáo từ các tổ chức Phật giáo thì còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học – những người ngoại đạo. Các công trình nghiên cứu chủ yếu trên các lĩnh vực như nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo, ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức xã hội, ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với việc hình thành nhân cách con người, mối quan hệ giữa Phật giáo với các tôn giáo khác trong quá trình xây dựng đạo đức con người… Có thể phân chia các công trình nghiên cứu về Phật giáo thành hai nhóm chính sau đây: 5\ 2.1. Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo và đạo Phật trong quá trình phát triển ở Việt Nam Việc tìm hiểu Phật giáo từ lâu trong lịch sử nước ta đã trở thành một đề tài được quan tâm chú ý. Ngay từ đầu công nguyên, Mâu Tử với “Lý hoặc luận” đã nêu lên những vấn đề cơ bản của Phật giáo. Sang đến thế kỷ thứ X XIII khi Phật giáo đã thực sự phát triển ở Việt Nam như là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt thì việc nghiên cứu Phật giáo đã thực sự được thúc đẩy mạnh. Những tên tuổi nổi tiếng trong giới nghiên cứu Phật giáo thời kỳ này chủ yếu là những người có tri thức – họ là những người có vị trí quan trọng trong triều đình phong kiến. Có những tên tuổi như Hoàng thái hậu Nguyên Phi Ỷ Lan, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân Tông… Trần Thánh Tông với “Khóa hư lục” đã phản ánh khá rõ nét sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của nước Đại Việt. Việc nghiên cứu về Phật giáo được tiếp tục cho đến các giai đoạn sau của lịch sử Việt Nam nhưng ở những giai đoạn sau này, Phật giáo không thực sự phát triển như thời Lý – Trần nên việc nghiên cứu có phần hạn chế hơn. Phải từ cuối thế kỷ XX trở đi việc nghiên cứu Phật giáo sâu hơn mới thực sự xuất hiện nhiều. Những công trình nghiên cứu này đã nêu lên những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống nhân dân ta, đặc biệt là ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức và lối sống của người Việt Nam. Trong cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang, Nxb Văn học Hà Nội, 1994 đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư (chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội 1998 các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. 6\ Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh với “Phật giáo nhập thế và phát triển”, Nxb Tôn giáo 2008 đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các trí thức Phật giáo viết về vai trò của Phật giáo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Phật giáo với chính trị, xã hội, Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất nước, Phật giáo với xã hội dân sự, Phật giáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với các vấn nạn giao thông, Phật giáo với đời sống tâm linh, Phật giáo với việc việc xây dựng nền kinh tế nhân bản, Phật giáo với hoạt động từ thiện nhân đạo… Một số những tác phẩm khác bàn sâu về Phật giáo như: “Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Uỷ ban khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội, xuất bản năm 1986; “Có một nền đạo lý ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Phan, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1996; Thích Đạo Quang với “Đại cương triết học Phật giáo”, Nxb Thuận Hóa, năm 1996; Trần Văn Giàu với “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” do Nxb CTQG, Hà Nội 1998… Như vậy, nghiên cứu về vấn đề nhân sinh quan Phật giáo, đạo đức Phật giáo và đạo Phật trong quá trình phát triển ở Việt Nam có rất nhiều công trình. Những công trình giá trị này với tính khái quát cao là những tài liệu tham khảo có tính định hướng, gợi mở cho tác giả luận văn có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về vấn đề mà mình nghiên cứu. 2.2.Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống đạo đức, lối sống, nhân cách con người Việt Nam Trong cuốn“Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” do Nxb CTQG, Hà Nội xuất bản năm 1997, (Nguyễn Tài Thư chủ biên), các tác giả đã đề cập đến vai trò của Phật giáo 7\ trên một số lĩnh vực như ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Năm 1997, Nxb CTQG Hà Nội cho xuất bản cuốn “Hồ Chí Minh với đạo Phật Việt Nam” do PGS.TS Phùng Hữu Phú (chủ biên) cùng với Đại đức Thích Minh Trí. Tác giả cuốn sách này đã trình bày mối quan hệ giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo. Cuộc đời cao đẹp của Người được các tăng ni, phật tử kính trọng, xem đó như là triết lý của nhà Phật được biểu hiện thông qua một con người cụ thể - đó là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Đương thời, Hồ Chí Minh đã có những ý kiến đóng góp, khích lệ, động viên cũng như những buổi nói chuyện với các tăng ni, phật tử nói riêng và những đồng bào theo tôn giáo khác nói chung. Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và phát triển những giá trị nhân bản của triết lý nhà Phật để cứu nước, cứu dân, mang lại một cuộc sống ấm no cho dân tộc. Bàn về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam có cuốn sách “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của Đặng Thị Lan, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006. Trong cuốn sách này tác giả đã dành một chương khảo sát ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam. Tác giả đã nêu lên mối liên hệ giữa đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống dân tộc; vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam. Tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn của đạo đức Phật giáo đã hoà quện với tấm lòng yêu nước, lòng nhân nghĩa trong đạo đức truyền thống của người Việt đã tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc Việt Nam để chiến thắng các kẻ thù xâm lược. Năm 2010, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam” của Trần Hồng Liên. Trong cuốn sách này, tác giả làm rõ các vấn đề như chức năng của Phật 8\ giáo đối với kinh tế, xã hội, văn hóa. Những ý kiến làm rõ này giúp người đọc hiểu rõ hơn về những tác động của Phật giáo đối với các lĩnh vực. Và dù sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với các lĩnh vực khác nhau nhưng tất cả những ảnh hưởng đó đều mang đến sự an vui, niềm hạnh phúc về cả vật chất và tinh thần cho con người. Bên cạnh những công trình lớn, những cuốn sách tiêu biểu bàn luận về Phật giáo còn có các công trình là những luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ, những bài đăng trên các Hội nghị khoa học, đề tài hội thảo như: Kỷ yếu hội thảo:“Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại”, TP Hồ Chí Minh 1999; Kỷ yếu đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý” (thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước: Thực trạng, xu hướng biến động của tôn giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo quản lý của Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001; Luận án Tiến sĩ Triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài:“Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, Hà Nội 2004; Luận án Tiến sĩ Triết học của Đặng Thị Lan với đề tài: “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức của con người Việt Nam”, Hà Nội 2004; Luận án Tiến sĩ Triết học của Hoàng Thị Lan với đề tài “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức của con người Việt Nam hiện nay”, Hà Nội 2004 … Ngoài những công trình khoa học lớn viết về Phật giáo còn có rất nhiều những bài viết được đăng trên các tạp chí như Tạp chí Triết học, Tạp chí Phật học, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo… như: “Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học số 2 - 1994 của GS.TS Nguyễn Tài Thư; “Vài suy nghĩ về Phật giáo dân gian Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2/1997 của Hoàng Thị Lan; “Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số 15/1999 của GS.TS 9\ Đỗ Quang Hưng; Hoàng Thị Thơ với “Vấn đề con người trong đạo Phật”, Tạp chí Triết học, số 6 – 2000; Đặng Hữu Toàn, “Hướng tới các giá trị truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân – thiện – mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 4 – 2001; Trần Nguyên Việt với “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”…Tạp chí Triết học, số 5 – 2002; “Phật giáo và tâm hồn người Việt; Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003 của Nguyễn Xuân Nghĩa: “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số5/2005; của Lê Đức Hạnh; “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 10/2007 của Lê Văn Đính… Như vâ ̣y , nghiên cứu về vấ n đề ảnh hưởng của nhân sinh quan Phâ ̣t giáo đến đ ạo đức , lố i số ng con người Viê ̣t Nam hiê ̣n nay có rấ t nhiề u công trình. Những công trình này giúp cho tác giả có thêm những tư liê ̣u quý giá và có cái nhìn khái quát hơn về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức , lố i số ng con người Viê ̣t Nam hiê ̣n nay. Trên đây là những công trình liên quan đến Phâ ̣t giáo và nhân sinh quan Phâ ̣t giáo mà tác giả luận văn tiếp cận được. Nhìn chung những công trình kể trên đề u khẳ ng đinh ̣ vai trò của Phâ ̣t giáo đố i với đời số ng tinh thầ n của con người Việt Nam , trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đạo đức, chưa có công trình nào trực tiếp bàn về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trên cả hai phương diện đạo dức và lối sống con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài được tác giả nghiên cứu tập trung vào việc hệ thống hóa những ảnh hưởng của Nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay. \ 10 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Luận văn làm rõ những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó nêu ra một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đối với quá trình xây dựng đạo đức, lối sống ở nước ta hiện nay. - Nhiệm vụ + Trình bày nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo + Phân tích những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo đức và lối sống của con người Việt Nam hiện nay + Nêu một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức và lối sống của con người Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Nhân sinh quan Phâ ̣t giáo và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức và lối sống của con người Việt Nam hiện nay - Phạm vi nghiên cứu + Luận văn đề cập đến nhân sinh quan Phật giáo. + Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống của người Viê ̣t Nam trong quá trình đổi mới hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, nguồn gốc, bản chất tôn giáo; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, \ 11 chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và Phật giáo nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong khi phân tích, triển khai luận văn như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, kết hợp lôgíc và lịch sử; các phương pháp khái quát hóa, đối chiếu, so sánh… 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống của người Viê ̣t Nam trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. - Luận văn bước đầu nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới. 7. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần làm rõ hơn nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng của nó đên quá trình xây dựng đạo đức, lối sống ở nước ta hiện nay. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và tìm hiểu lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. \ 12 Chƣơng 1 NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Nhân sinh quan Phật giáo 1.1.1.Khái niệm nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo Từ lâu, trong triết học, khái niệm “nhân sinh quan” hay được giới học giả bàn đến và thường được sử dụng trong sự tương quan so sánh trong mối quan hệ với thế giới quan. Vì vậy, khi bàn về nhân sinh quan, trước hết chúng ta xem xét khái niệm “thế giới quan”. “Thế giới quan là quan niệm, quan điểm của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân và cuộc sống của con người nhằm đáp ứng những vấn đề về mục đích và ý nghĩa cuộc sống của con người” [24, tr.8]. Theo ý nghĩa trên, thế giới quan đã bao hàm nhân sinh quan. Trong lịch sử xã hội , thế giới quan đươ ̣c thể hiê ̣n dưới nhiề u hình thức khác nhau trong đó có ba hình thức thế giới quan cơ bản đó là thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. “Thế giới quan huyền thoại là hình thức thế giới quan đặc trưng của con người nguyên thủy trong giai đoa ̣n sơ khai của lich ̣ sử . Thế giới quan huy ền thoại thể hiện qua các huyền thoại mà con người xây dựng lên để phản ánh hiện thực khách quan. Thế giới quan huyề n thoa ̣i phản ánh những kế t quả cảm nhâ ̣n ban đầ u của người nguyên thủy về tự nhiênvà đời sống xã hội”[24, tr.11]. “Thế giới quan tôn giáo là hình thức phản ánh thế giới quan một cách hư ảo, là sự giải thích thế giới dựa trên sự thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới bằng các lực lượng siêu nhiên, thần thánh” [24, tr.13]. \ 13 “Thế giới quan triế t ho ̣c là hiǹ h thức thế giới quan đươ ̣c thể hiê ̣n bằ ng hê ̣ thố ng lý luâ ̣n, hê ̣ thố ng các khái niê ̣m, phạm trù, quy luâ ̣t” [24, tr.14]. Thế giới quan giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của bản thân, trên cơ sở đó hoạt động của con người mang tính hướng đích và thể hiện được tính tự giác. Thế giới quan giúp con người xác định lý tưởng, ước mơ, hoài bão, giúp con người định hướng đúng trong cuộc sống của bản thân mình và đôi khi giúp đỡ những người xung quanh. “Nhân sinh” theo “Đại từ điển Tiếng Việt” là cuộc sống của con người; theo “Từ điển tiếng Việt thông dụng” thì nhân sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống, lối sống… Mỗi một thời đại khác nhau, con người có một nhân sinh quan khác nhau, gắn liền với cuộc đời và thời đại mình đang sống. Theo quan niệm của các nhà kinh điển Mác, Ănghen thì xã hội loài người chúng ta trải qua năm hình thái kinh tế xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, nhân sinh quan được thể hiện ở một trình độ nhất định. Mỗi một nhân sinh quan đều có những cơ sở kinh tế - xã hội nhất định. Như vậy, nhân sinh quan là toàn bộ những quan niệm chung nhất về cuộc sống của con người. Nhân sinh quan đề ra và giải đáp những vấn đề liên quan đến cuộc sống của con người. Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng nhất đối với con người. Trong cuộc sống của mình con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của chính mình và không lúc nào ngừng hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhân sinh quan nói lên quan niệm của con người về bản chất, mục đích của cuộc sống, thái độ của con người đối với con người và con người đối với tự nhiên. Nhờ có nhân sinh quan đúng đắn mà con người mới có những bước đi đúng đắn và vững chắc hơn. Nhân sinh quan có tính giai cấp, với mỗi một giai cấp khác nhau, địa vị khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau đều có nhân sinh quan của riêng \ 14 mình. Những giai cấp đối nghịch nhau trong xã hội cũng có nhân sinh quan đối nghịch nhau. Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi con người. Nhân sinh quan là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống, cho nên nhân sinh quan là tư tưởng chủ đạo suyên xuốt tư tưởng và hành động của con người, là nguồn gốc của mọi suy nghĩ và hành vi, điều tiết mọi hoạt động liên quan đến trí óc và thực hiện ra bằng hành động. Nhân sinh của con người là một phạm trù rộng, với tư cách là hình thái ý thức, tư tưởng, trong mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng người đều có những nhân sinh quan khác nhau. Cũng như mọi ý thức tư tưởng khác, nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội, nghĩa là phản ánh địa vị giai cấp của con người trong sản xuất xã hội, phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích của con người trong xã hội. Trong cuộc sống, con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của mình và không ngừng hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhân sinh quan là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống, cho nên đồng thời chúng cũng là những tư tưởng chỉ đạo mỗi suy nghĩ và hành động của con người. Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan tôn giáo. Nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm chung nhất của tôn giáo về con người, về cuộc sống con người nhằm giải đáp cho những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát. Như vậy, qua tìm hiểu như trên, chúng tôi cho rằng: Nhân sinh quan Phật giáo là toàn bộ những quan niệm của Phật giáo về con người và đời người, về bản chất của con người, bản chất cuộc sống con nguời, về mục đích cuộc sống, đó là sự khổ, thái độ và phương pháp tu tập của con người nhằm thoát khổ, đạt tới giác ngộ, giải thoát. Nhân sinh quan Phật giáo là một bộ phận quan trọng không nhỏ trong hệ tư tưởng Phật giáo và nó có sức lan rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Nó là những quan niệm chung nhất về cuộc sống con người, nhằm giải đáp cho con \ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan