Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 19, 20, 21, 22 cấp thcs...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 19, 20, 21, 22 cấp thcs

.DOC
19
7407
106

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT PHÚ VANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Vinh Thái Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁ NHÂN NĂM HỌC 2014-2015 I. Thông tin cá nhân: 1. Họ và tên: Giới tính: 2. Ngày, tháng, năm sinh: Năm vào nghành giáo dục: 3. Trình độ chuyên môn: 4. Tổ chuyên môn: Môn dạy: 5. Trình độ ngoại ngữ: Trình độ tin học: 6. Chức vụ: - Căn cứ thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở. - Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên - Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Vang về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch của Trường THCS Phú Dương về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014 - 2015. - Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 20142015, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: NỘI DUNG 1: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Phần 1: Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. A. Chức năng, nhiệm vụ và quan hệ của người giáo viên chủ nhiệm: I. GVCN trước hết là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh một lớp học: Hiệu trưởng không thể quản lí trong lớp học, nắm vững từng học sinh (trừ trường hợp đặc biệt), Hiệu trưởng thường giao trách nhiệm cho GVCN quản lí toàn 1 diện một lớp học không chỉ là quản lí nhân sự như: Số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ học sinh về học lực và đạo đức,... mà điều quan trọng là phải đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để dẫn dắt học sinh thực hiện kế hoạch đó, khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục. 1. Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục: - Tiếp thu, nắm vững những đặc điểm của từng học sinh của lớp với tất cả các tiêu chí về nhân thân (họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, cha mẹ, nghề nghiệp), đặc điểm của gia cảnh (về văn hóa, kinh tế, về tâm lí...). Cần đặc biệt quan tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, sở thích, học lực, đạo đức, quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình...). - Đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể học sinh. GVCN phải xác định được và phân loại học sinh lớp học theo mục tiêu giáo dục toàn diện như: Năng lực học tập, sự phát triển trí tuệ, khả năng học tập các môn để xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh theo môn học. Phân loại được đặc điểm nhân cách, thái độ, đạo đức học sinh, để có kế hoạch tác động cá thể hoá và phối hợp trong giáo dục. Phải phát hiện, nắm vững và phân loại được những học sinh có năng khiếu về các mặt hoạt động như thể dục thể thao (TDTT), văn nghệ, hoạt động xã hội để sử dụng cho các hoạt động của lớp. Đặc biệt phải quan tâm tới những học sinh yếu về mọi mặt học tập, kĩ năng để có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng. - Nắm vững gia cảnh, đặc điểm của các gia đình học sinh. Nắm vững đặc điểm gia đình học sinh bao gồm: đời sống kinh tế, nghề nghiệp, trình độ văn hoá của bố mẹ học sinh, bầu tâm lí của gia đình, sự quan tâm của các thành viên, truyền thống, cách sinh hoạt, lối sống của các gia đình... khả năng và thái độ của các bậc cha mẹ đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường... a. GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo: Đối với tập thể học sinh một lớp học, không có một giáo viên nào (kể cả Hiệu trưởng) lại có cơ hội, có điều kiện thiết lập quan hệ thân thiện, tự nhiên như GVCN lớp. Với ưu thế của GVCN, nhiều người đã xây dựng được mối quan hệ vừa là thầy trò, vừa là anh em, bạn bè... là chỗ dựa tinh thần, luôn được học sinh tin yêu, chia sẻ những băn khoăn thắc mắc, bộc lộ những nguyện vọng, khát khao... GVCN lớp cần tận dụng những điều kiện đó để thu thập tất cả những thông tin của học sinh để xử lí theo hai phương án: - Với những ý kiến không hợp lí của học sinh thì GVCN giải thích, thuyết phục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của một nhà sư phạm có kinh nghiệm..., các em sẽ dễ dàng được giải tỏa (không ít những học sinh đòi hỏi, thắc mắc, có những vướng mắc trong quan hệ, về học tập, công việc với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và quan hệ xã hội,... nhiều khi không hợp lí). 2 - Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thì GVCN bàn với các thầy cô khác, báo cáo Hiệu trưởng tìm biện pháp giải quyết cho có tình có lí, tạo cơ hội cho học sinh, tập thể lớp có cơ hội phát triển. b. GVCN lớp còn là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục: Việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi thế hệ lớn tuổi, không chỉ là của GVCN. Tuy nhiên, đối với môi trường giáo dục học sinh phổ thông, GVCN cần tự xác định phải có trách nhiệm, vì GVCN nắm vững mục tiêu, có năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội và gia đình. Việc thực hiện liên kết giáo dục của GVCN có không ít khó khăn vì vậy cần tận dụng, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Hiệu trưởng vì cương vị của Hiệu trưởng mới đủ tư cách pháp nhân quản lí để liên hệ với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường. II. Vị trí vai trò của GVCN: 1. GVCN có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển học sinh của lớp chủ nhiệm: - GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp chủ nhiệm. - Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đội và tính tự giác của mọi HS trong lớp. - Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Công việc của GVCN lớp với GVCN các lớp khác cùng khối: Trong tổ chức nhân sự của nhà trường, những GVCN thuộc cùng một khối lớp được thiết lập thành một tổ chủ nhiệm khối lớp, có tổ trưởng phụ trách và sinh hoạt theo định kỳ hàng tháng, học kỳ và năm học, là thành viên thuộc tổ, mỗi GVCN cần thực hiện những công việc sau: - Bàn bạc, thống nhất với những thành viên thuộc tổ về nội dung, kế hoạch, cách thức, tiến bộ các hoạt động chủ nhiệm tương ứng với những thời điểm cụ thể của kế hoạch năm học, trao đổi kế hoạch phối hợp với các khối chủ nhiệm khác trong trường. 3 - Báo cáo hoạt động của lớp chủ nhiệm về các mặt giáo dục, đề xuất thỉnh cầu sự giúp đỡ, phối hợp của các lớp cùng khối đối với một số công việc nhằm tạo phong tráo, phát huy sức mạnh của cộng đồng khối lớp. 3. Công việc của GVCN với các giáo viên bộ môn giảng dạy tại lớp chủ nhiệm: - Nắm bắt số lượng cụ thể giáo viên bộ môn dạy lớp chủ nhiệm, lịch trình giảng dạy của mỗi người trong năm học. - Có hiểu biết cơ bản về tính cách năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, vai trò và vị thế của mỗi người giáo viên trong trường, hoàn cảnh sống của họ. - Liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập của mỗi học sinh đối với bộ môn họ giảng dạy về thái độ, trình độ nhận thức, kết quả học tập. Nhờ những thông tin do giáo viên bộ môn cung cấp, GVCN có thể có được một bức tranh cụ thể, rõ nét hơn về mỗi học sinh, từ đó có được cách thức tác động, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với đặc điểm phát triển nhân cách của đối tượng giáo dục. - Thông báo cho giáo viên bộ môn tình hình phấn đấu rèn luyện, những mặt mạnh và mặt yếu của tập thể lớp, những học sinh có năng lực học tập tốt, những học sinh có năng lực học tập yếu kém, những học sinh có phẩm chất đạo đức cần phải lưu tâm, uốn nắn. - Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khoá phục vụ hoạt động dạy học, đồng thời tạo cơ hội để tập thể lớp có được môi trường giao lưu và tăng thêm khả năng nắm bắt tình hình thực tế xã hội cho mỗi học sinh. - Tổ chức học sinh trong lớp thăm hỏi, động viên các thầy, cô giáo hoặc các bạn có hoàn cảnh khó khăn. 4. Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cần phải có mối liên hệ gắn bó, mật thiết: Để có mối liên hệ gắn bó, mật thiết với phụ huynh học sinh, người giáo viên chủ nhiệm cần phải: - Liên lạc với phụ huynh ngay khi năm học bắt đầu, có nghĩa là khi tiếp nhận danh sách HS của lớp là tiếp nhận luôn danh sách cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng HS. - Có thể hình thành một bộ phận hồ sơ gửi cho mỗi phụ huynh học sinh để có thông tin như: + Tên họ, nghề nghiệp cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng. + Địa chỉ gia đình. + Số điện thoại để liên lạc khi cần thiết. + Những đặc điểm cần chú ý khi giáo dục con em của mình mà gia đình thấy cần thiết đề nghị với GVCN. 4 - Lập một danh sách số điện thoại chung của các gia đình HS gửi cho tất cả các GV của lớp. - Gửi thông báo cho cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng biết về kế hoạch Đại hội cha mẹ HS, kể cả nội dung và ngày giờ cụ thể. Có thể gợi ý những vấn đề cần thảo luận cũng như những mối quan tâm đặc biệt về việc học tập của con em mình. 5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy: - Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh - Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy - Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao - Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh 6. GVCN phải có sự phối hợp với các lực lượng xã hội: Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Phần 2: Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. I. Xây dụng kế hoạch chủ nhiệm lớp 1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: - GVCN là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, GVCN phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. - GVCN là người quyết định chất lượng cao các hoạt động giáo dục của lớp khi GVCN có sự định hướng, tư vấn, chia sẻ tâm tư tình cảm… kịp thời trong quá trình tự rèn luyện HS. Nếu xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm tốt: - GVCN cùng với lớp xác định được rõ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học. - Đề ra được các hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những ưu tiên này. Từ đó xây dựng tổ, nhóm HS cùng tiến, lớp học thân thiện, xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với các lực lượng giáo dục khác. 2. Thế nào là kế hoạch công tác chủ nhiệm? 5 - Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó. - Lập kế hoạch chủ nhiệm là lựa chọn một trong những phương án hành động cho toàn bộ hoặc từng bộ phận trong bộ máy quản lí để đạt được mục tiêu mong đợi trêm cơ sở khả năng hiện tại. 3. Nội dung và yêu cầu của bản kế hoạch chủ nhiệm. 3.1. Đặc điểm môi trường lớp học + Đặc điểm chủ quan (khó khăn, thuận lợi) + Đặc điểm khách quan (cơ hội, thách thức) Thuận lợi: - Lớp của chúng ta có những điểm mạnh nào? - Những thành công của lớp trong năm học vừa qua là gì? - Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả mĩ mãn nhất ? - Cá tính, nhân cách GVCN, cán bộ lớp, học sinh… có gì nổi trội? Khó khăn - Lớp của chúng ta có những điểm yếu nào? - Những yếu tố nào dẫn đến thất bại của lớp trong năm học vừa qua? - Chúng ta đã làm những công việc nào có kết quả kém nhất ? - Những thất bại của lớp, của cá nhân được diễn ra theo con đường, chiều hướng nào? Có thể làm khác không? Thời cơ - Chủ trương sắp tới của Nhà nước. - Chỉ thị năm học của Bộ. - Kế hoạch năm học (Sở, Phòng). - Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương… - Phương pháp giảng dạy mới… * Những thời cơ nêu trên sẽ đem lại những lợi thế gì cho trường, cho lớp chúng ta? Có giúp gì cho nhà trường hay không? Thách thức + Quán net, games, karaoke…, nạn bạo lực học đường, giao thông xuống cấp… có ảnh hưởng không? Lưu ý: - Việc phân chia các yếu tố thành điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức không nhất thiết phải là một sự phân chia cứng nhắc, vì “cơ” có thể chuyển thành 6 “nguy” và ngược lại…Điều quan trọng là khi phân tích, cần chỉ ra được nguyên nhân khiến cho lớp học yếu, kém về một số chỉ tiêu cụ thể nào đó, để từ đó đưa ra giải pháp, tập trung ưu tiên giải quyết nhằm đạt được mục đích mong đợi. - Đề ra chỉ tiêu trong xây dựng kế hoạch nên vừa sức (nhất là chỉ tiêu về mặt học lực) để có thể đạt được. Biết rằng chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu cao quá mà không thể đạt nổi. 3.2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu (Nguồn thông tin để xây dựng: Trên cơ sở phân tích đặc điểm môi trường lớp và vận dụng nguyên tắc phân tích mục tiêu, phù hợp với đặc điểm môi trường hoạt động của lớp) a) Yêu cầu đạt được về GD đạo đức, văn hoá, lao động hướng nghiệp và các mặt GD toàn diện khác. b) Các chỉ tiêu phấn đấu c) Các danh hiệu phấn đấu 3.3. Các biện pháp chính 3.4. Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm 3.5. Điều chỉnh kế hoạch 3.6. Kế hoạch tháng (tuần) (tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau)(Dự kiến: Nội dung-Phân công-Thời gian) 3.7. Kế hoạch Sơ kết học kì (HKI từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau; HK II từ tháng 1 đến tháng 5)(Dự kiến: Nội dung-Phân công-Thời gian) 3.8. Kế hoạch Tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung- Phân công- Thời gian) 3.9. Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung- Phân công- Thời gian) II. Vận dụng kĩ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm vào công tác chủ nhiệm lớp. Bản thân tôi đã tiến hành vận dụng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, đầy đủ ở sổ chủ nhiệm. Trong quá trình thực hiện kế hoạch bản thân đã đúc rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh một cách hợp lí, kịp thời. Phần 3: Tự nhận xét và đánh giá: Qua một năm học tự bồi dưỡng, nghiên cứu vận dụng vào công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần phải lập kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, khoa học, có chất lượng, phù hợp với điều kiện giáo dục ở địa phương cho mỗi năm học. Và cần phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập ra. Mỗi tuần cần có sự đúc rút kinh nghiệm để từ đó có sự thay đổi và lên kế hoạch cho tuần sau một cách phù hợp hơn và có hiệu quả. - Tự xếp loại: Tốt NỘI DUNG 2: BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC 7 Bản thân tôi đã được học tập các Nghị quyết Hội nghị TW 8, Hội nghị TW 9 ; Nắm được tình hình thời sự trong nước, ngoài nước và tình hình phát triển – kế hoạch của Huyện Phú Vang qua đợt học chính trị đầu năm học vào ngày 20, 21 tháng 8 năm 2014, và qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tôi đã làm bài thu hoạch vào cuối đợt bồi dưỡng. Bản thân đã nắm được và thực hiện đúng nhiệm vụ năm học theo bản phương hướng hoạt động và nhiệm vụ năm học của nhà trường . - Tự xếp loại: Tốt NỘI DUNG 3: TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG TBDH VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC. I. DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (THCS 19) Phần 1: Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. 1.Tìm hiểu khái niệm CNTT: CNTT đuợc định nghĩa như sau: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỉ thuật hiện đại – chủ yếu là kỉ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chúc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vục hoạt động của con người và xã hội. CNTT đuợc phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ điện tử - Tin họcViễn thông và tự động hoá” 2. Các nguyên tắc khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả mong muốn, người GV cần đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau: - Việc lựa chọn khả năng và mức độ ứng dụng CNTT trong mỗi bài học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thức của bài học đó. - Việc ứng dụng CNTT trong mỗi bài học cần xác định rõ: sử dụng CNTT nhằm mục đích gì, giải quyết ván đề gì, nội dung gì trong bài học. - Đảm bảo cho tất cả HS trong lớp cùng có cơ hội đuợc tiếp cận với CNTT trong quá trình học tập. - Đảm bảo kết hợp giữa ứng dụng CNTT với các PPDH khác, đặc biệt chú ý kết hợp với các PPDH tích cực. 3. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Với các tính năng đa dạng và phong phú, CNTT cỏ thể vận dụng để nâng cao hiệu quả các khâu của quá trình dạy học: - Ứng dụng CNTT trong tìm kiếm, khai thác tư liệu phục vụ cho dạy học. - Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án, thiết kế bài giảng và thực hiện giảng bài trên lớp. 8 - Ứng dụng CNTT trong quản lí lớp học (quản lí HS, điểm, kết quả đánh giá, xếp loại HS,...). - Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá. - Ứng dụng CNTT để dạy học trên trường học trực tuyến. - Ứng dụng CNTT để quản lý Tổ, thảo luận,trao đổi chuyên môn trong tổ, nhóm chuyên môn. Cụ thể: a) Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học. Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường học đang rất được ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Với mục tiêu dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Người giáo viên cần phải bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt mục tiêu trên, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ cho giáo viên, đó chính là ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học bởi những lí do sau: - Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học là phù hợp với quy luật và là một việc làm cần thiết, đem lại hiệu quả thiết thực. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các phần mềm dạy học đã giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (hình ảnh, đoạn phim…). b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Trong năm học vừa qua bản thân đã không ngừng học tập, tự nghiên cứu và đã: + Vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách khá thành thạo. + Nắm rõ vai trò, tính chất, đặc điểm, tác động, ứng dụng CNTT trong dạy học. 9 + Hiểu khá rõ đặc điểm của từng phần mềm (word, Excel, MinMap…), để khai thác và sử dụng trong dạy học. + Bản thân đã cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học. + Đúc rút được nhiều kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT trong dạy học: Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau trong một slide. Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng. Lựa chọn các câu chữ ngắn gọn, súc tích và tường minh, thể hiện rõ nội dung để chiếu lên màn hình. Tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu, không khai thác được kiến thức qua kênh hình, nên hiệu quả và mục tiêu dạy học không đạt được. 4. Tác động tích cực của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học - Mở rộng khả năng tìm kiếm và khai thác thông tin cho người dạy và người học: Thông qua việc tra cứu, tìm kiếm thông tin trong các phần mềm và trên các trang web, GV THCS có thể khai thác thông tin hoặc khai thác tranh ảnh, âm thanh, video clip để bổ sung cho bài dạy; HS THCS có thể chủ động tìm kiếm thông tin mở rộng hoặc các bài tập, bài thực hành cho các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp học. - Nâng cao hiệu quả truyền đạt và lĩnh hội tri thức: GV THCS có thể ứng dụng CNTT để soạn giáo án điện tử, trình chiếu trên lớp học trong các giờ lên lớp. Thông qua giáo án điện tử, kiến thức có thể biểu dìến dưới dạng kênh chữ, kênh hình, qua đó tạo hứng thú cho người học, kích thích người học chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội tri thức. - Tăng cường việc giao lưu, trao đổi thông tin giữa người dạy và người học: Thông qua việc ứng dụng CNTT, GV THCS có thể tạo nhiều cơ hội để người học bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ của bản thân về các kiến thức trong bài học cũng như cách truyền thụ kiến thức của người dạy. Người dạy dễ dàng tiếp nhận được thông tin phân hồi từ người học và người học được rèn luyện các kỹ năng trao đổi, thảo luận, thuyết trình... - Sử dụng CNTT để trao đổi thông tin, quản lý, hoạt đông chuyên môn của Tổ, Nhóm chuyên môn. - Sử dụng CNTT dạy học trên trường học trực tuyến. - Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá. 10 5. Tìm hiêu một số hạn chế thường gặp trong ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học hiện nay. - Coi CNTT chỉ như một phương tiện trình chiếu( thay bảng đen và phấn trắng truyền thống). - Chưa biết cách kết hợp có hiệu quả giữa ứng CNTT và vận dụng các PPDH tích cực khác. - Lạm dụng CNTT, để HS chúủ động khai thác kiến thức thông qua CNTT mà thiếu sự định hướng của người dạy. Phần 2: Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. Bản thân trong quá trình dạy học luôn: - Vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách thích hợp. - Sử dụng một số phần mềm phục vụ cho việc soạn giảng để khai thác và sử dụng có hiệu quả trong dạy học. - Cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết dạy có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu bài học. - Không lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu khác nhau trong một slide. - Chọn hiệu ứng, hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng. - Không ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu. - Kết hợp giữa ứng dụng CNTT với các PPDH tích cực. Phần 3: Tự nhận xét và đánh giá: Qua quá trình tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu vào thực tiễn công tác thì bản thân tôi nhận thấy đã thực hiện được 80- 85% so với kế hoạch. - Tự xếp loại: Tốt II. SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC (THCS 20) Phần 1: Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Nói đến vai trò thiết bị dạy học (TBDH), V.P.Golov đã nêu rõ: "Phuơng tiện dạy học là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nội dung giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh (HS) trong quá trình dạy - học". Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt 11 Nam về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: "Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phuơng pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với nâng cấp và đổi mới trang TBDH". 1. Các chức năng của thiết bị dạy học. 1.1 Chức năng quan trọng nhất của thiết bị dạy học là chức năng thông tin. - TBDH chứa đầy đủ thông tin kiến thức về nội dung dạy học. Người dạy hiểu biết về nôi dung kiến thức đó và sử dung TBDH để chuyển tải thông tin đến người học. - TBDH chứa thông tin về PPDH, nó hướng người dạy lựa chọn phương pháp nào là hợp lý và hiệu quả. 1.2 Thiết bị dạy học có chức năng phản ánh. - TBDH nó phản ánh sự vật, hiện tượng, các quá trình, các quy luật khách quan của xã hội, của tự nhiên và tư duy.Các nội dung và chi tiết mà nó phản ánh sẽ được người dạy và người học tiếp nhận trong quá trình dạy học và cùng tương tác, phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dạy học. 1.3 Thiết bị dạy học có chức năng giáo dục. - TBDH có khả năng làm cho quá trình giáo dục trờ thành quá trình tự giáo dục, làm cho quá trình nhận thức trở thành quá trình tự nhận thức, làm cho quá trình dạy học trờ thành quá trình tự học của HS. HS có thể làm việc với TBDH để tự học, tự nhận thức với sự hướng dẫn, định hướng của GV. - TBDH ngầm chứa tư duy của các nhà khoa học. HS không chỉ tiếp nhận tri thức mà thông qua làm việc với TBDH, HS còn nhận thức cả cách suy nghĩ, cách làm của các nhà khoa học. - TBDH ngầm chứa quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại, vì vậy nó có chức năng giáo dục toàn diện. 1.4 Thiết bị dạy học có chức năng phục vụ. - TBDH là phương tiện phục vụ trục tiếp cho GV và HS hoạt động trong quá trình dạy học nói chung, cho từng bài học, từng đơn vị kiến thức trong một bài học nói riêng. 1.5 TBDH tạo nên hứng thú cho người dạy lẫn người học. - Việc kết hợp hài hoà các TBDH truyền thống và TBDH hiện đại sẽ tạo húng thú, tăng hiệu quả học tập cho HS và giảm sự vất vả cơ bản của giáo viên (GV) trong quá trình giảng dạy. - TBDH giúp HS hiểu rõ hơn về bản chất của mọi khái niệm trừu tượng, là cơ sở khoa học minh chứng rõ có sức thuyết phục, là sự vật trực quan sinh động nhất, 12 giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả... 1.6 Hệ thống TBDH phải nâng cao hiệu quả dạy học, tăng cường nhịp độ trình bày tài liệu và chuyển tải thông tin. 1.7 Hệ thống TBDH phải làm giảm nhẹ cường độ lao động sư phạm của người dạy và người học. 1.8 Hệ thống TBDH phải nâng cao tính trực quan cho quá trình dạy học. 2. Phân loại thiết bị dạy học trong nhà trường THCS. Gồm 2 nhóm chính ( thiết bị hiện đại và thiết bị truyền thống). 2.1 Mẫu vật thực, mẫu ép khô. 2.2 Các phương tiên mô tả các hiện tượng trong không gian, mô hình, tranh ảnh, mẫu vật ngâm, biểu bảng, bảng phụ... 2.3 Phương tiện thí nghiệm thực hành ( dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, dụng cụ bắt động vật,…) 2.4 Các phương tiện mô tả đối tượng như sách giáo khoa, sách bài tập, sách nâng cao… 2.5 Các thiết bị kỹ thuật để chuyển tải thông tin như ti vi, máy chiếu, băng, đĩa, máy ghi âm, máy in, các phương tiên nghe nhìn khác… 3. Sử dụng TBDH trong quá trình dạy học ở trường THCS. 3.1Thiết bị truyền thống: * Ưu điểm: - Những thông tin trên các thiết bị DHTT được khai thác trực tiếp, TBDH truyền thống rẻ tiền (giá thành không cao), do đó có thể trang bị đại trà và đầy đủ cho các bộ môn trong các trường THCS. - Một ưu điểm nổi bật là nhiều TBDH truyền thống GV có thể tự thiết kế, tự làm. Điều đó thúc đẩy sự say mê, phát huy sáng kiến của các Giáo viên trong việc tự làm TBDH. - Với các TBDH truyền thống GV và HS ở trường THCS dễ sử dụng và dễ bảo quản, dùng được nhìều lần. Mặt khác, cỏ thể lưu lại trên phòng học để sử dụng khi cần thiết, ví dụ như các sơ đồ, bản vẽ kỉ thuật có thể lưu lại trong suổt quá trình làm thực hành, thí nghiệm của HS. * Một số hạn chế khi sử dụng các TBDH truyền thổng: - Những TBDH truyền thống phần lớn là cồng kềnh, bảo quán khỏ khăn, tốn diện tích để cẩt giữ. - Các TBDH truyền thống chỉ cỏ thể mô tả, biểu diễn đuợc các hình ảnh tĩnh, không thể mô tả được các hình ảnh động hoặc không mô tả được quá trình của hiện tượng, nguyên lí hoạt động. 3.2 Thiết bị hiện đại: 13 * Những ưu điểm nỗi bật khi sử dụng các TBDH hiện đại: - Mỗi loại TBDH hiện đại có những ưu điểm và công dụng riêng. Tuy nhìên, có thể mô tả những ưu điểm khái quát của các loại thiết bị: - Các TBDH hiện đại mang lượng lớn những thông tin cần thiết cho việc dạy và học. Lượng thông tin này được chọn lọc ờ múc độ cần thiết thoả mãn cho mọi đối tượng. - Những TBDH hiện đại cỏ thể trình bầy được các thông tin một cách cụ thể, trực quan, dễ hiểu làm cho HS dế dàng tiếp thu nội dung kiến thức. Đồng thời chúng cũng cỏ khả năng cung cấp thêm những tài liệu đa dạng phong phú giúp cho việc tự hoc, tự nghiên cứu của GV, HS (PMDH). - Các thiết bị loại này gọn nhẹ, dễ bảo quản, sử dụng đuợc nhiều lần. Sử dụng phuơng tiện dạy học hiện đại sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học. * Một số hạn chế khi sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại: - Phải có lưới điê nê ổn định. - Các thiết bị đắt tiền, do vậy không thể trang bị đại trà, đầy đủ theo nhu cầu của giảng dạy của các bộ môn. - Cần được bảo quản cẩn thận và có phòng riêng vì khó di chuyển - Người sử dụng các TBDH hiện đại cần có trình độ và cần được tập huấn. Việc kết hợp hoà các TBDH truyền thống và TBDH hiện đại trong quá trình dạy học sẽ kích thích hứng thú, tăng khả năng tư duy của HS, HS sẽ tự mình tìm tòi, khai thác kiến thức mới. Như vậy, ngày nay TBDH đã góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lương dạy học. 4. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học. - Thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn ’’. - Thiết bị dạy học được coi là tiền đề đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý thuyết, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động với tư cách là trung tâm của quá trình dạy học. - Thiết bị dạy học là yếu tố cần thiết không thể thiếu được trong quá trình dạy học, chúng có tác dụng tích cực và có tính động lực, tác động một cách có hiệu quả đối với quá trình dạy của thầy và học của trò. - Thiết bị dạy học đẩy mạnh hoạt động nhận thức và phát triển năng lực nhận thức của học sinh, giúp hoc sinh tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới nhằm phát triển tư duy, óc quan sát, năng lực ghi nhớ, khả năng vận dụng sáng tạo, củng cố rèn luyện kỹ năng. - Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS. 14 - Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập. - Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học. - Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được. 5. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học. + Một số yêu cầu khi sử dụng thiết bị dạy học: Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó - Cần phải lập kế hoạch. - Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác. - Đồ dùng trực quan có nhiều loại, đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng là tranh ảnh...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy. - Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề. - Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm, phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế. - Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm bài dạy. - Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý, tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học. b. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với người học - Phải sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị dạy và học một cách có hệ thống để vừa thực hiện được các đặc trưng của đối tượng nhận thức vừa phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của người học. Phần 2: Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. + Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học: 15 - Để có một tiết dạy thành công, bản thân tôi phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học. - Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), bản thân tôi phải chuẩn bị mượn thiết bị, chuẩn bị thiết bị, làm thử thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc tự chuẩn bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy. - Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video, hình ảnh, ...), cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy. Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích (1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ), phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài thông qua quá trình khai thác kiến thức từ kênh hình trên slide. - Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành, đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dễ quan sát, dễ dàng tiếp cận. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được. - Tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình. - Kết hợp sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực khác. - Kết hợp TBDH truyền thống với TBDH hiện đại (máy tính, máy chiếu, ...). Phần 3: Tự nhận xét và đánh giá: Qua quá trình tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu vào thực tiễn công tác thì bản thân tôi nhận thấy đã thực hiện được 80-90% so với kế hoạch. - Tự xếp loại: Tốt III. BẢO QUẢN, SỬA CHỬA, SÁNG TẠO TBDH (THCS 21) Phần 1:Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết và quan trọng trong mỗi nhà trường. Nếu không thực hiện tốt công tác bảo quản thì thiết bị sẽ dễ hư hỏng, mất mát; làm lãng phí tiền của, công sức, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của thiết bị dạy học. Bên cạnh việc bảo quản, sửa chữa thiết bị, giáo viên tự làm thiết bị dạy học đơn giản sẽ giúp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí mua sắm TBDH. Phần 2: Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. 16 1.Bảo quản TBDH: a. Dụng cụ: Dụng cụ gồm nhiều loại như dụng cụ đo lường, thí nghiệm, sản xuất... - Dụng cụ bằng gỗ: tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao, va chạm mạnh gây cong nên sử dụng thực hành thiếu chính xác. - Các dụng cụ bằng thủy tinh cần rữa sạch, lau khô,bọc giấy báo để riêng không để vật nặng đề lên. - Các thiết bị điện, linh kiện điện tử cần thận trọng trong bảo quản, lau chùi nhẹ nhàng, không để nơi ẩm, di chuyển nhẹ nhàng, tháo lắp chính xác,an toàn. - Dụng cụ có chất liệu bằng vải, sởi, đệm mút.. cần tránh ẩm mốc, ánh sáng trực tiếp dễ mất màu. - Các dụng cụ bằng kim loại cần để nơi khô ráo, khi sử dụng xong cần rữa sạch, để ráo, không gần các hóa chất gây rỉ - Các dụng cụ bằng nhựa cần tránh nguồn nhiệt cao vì dễ giòn,gây gãy.Một số thiết bị không để gần hóa chất. - Tranh ảnh cần treo nơi khô ráo, sắp xếp theo từng học kì, theo tiến trình bài dạy, cần ép nhựa để đảm bảo độ bền trong sử dụng. Tóm lại tất cả các thiết bị cần để nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao, cần sắp xếp khoa học... b. Hóa chất: - Hóa chất là vật liệu dễ bị tiêu hao và biến chất vì vậy cần để trong chai lọ đặc dụng, đậy kín, hóa chất dạng nước để tầng dưới, dạng bột và rắn để tầng trên. - Hóa chất cần để riêng, không chung với các TBDH khác, để xa nguồn điện, lữa, đề phòng cháy nỗ. Phần 3: Tự nhận xét và đánh giá: - Bản thân đã khai thác các TBDH sẳn có ở nhà trường một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học, bên cạnh đó bản thân luôn luôn có ý thức giữ gìn, bảo quản tốt TBDH và thường xuyên tự làm các bảng phụ chi phí rẻ phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Sưu tầm tranh, ảnh phục vụ trong giảng dạy nên hiệu quả cao. - Qua quá trình tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu vào thực tiễn công tác thì bản thân tôi nhận thấy đã thực hiện được 90-95% so với kế hoạch - Tự xếp loại: Tốt IV. SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM DẠY HỌC (THCS 22) Phần 1: Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. PMDH là phần mềm ứng dụng được trong quá trình dạy học với khối lượng thông tin chọn lọc, phong phú và có chất lượng cao, giúp việc học tập của học sinh được diễn ra sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu và GV có điều kiện dạy học phân hóa, 17 cá thể hóa nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi học sinh; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của GV và việc tìm hiểu, tự học phù hợp với nhu cầu, hứng thú, năng lực, sở thích của từng học sinh. Do đó PMDH là phương tiện quan trọng góp phần thực hiện được những đổi mới giáo dục, bên cạnh việc đổi mới nội dung, PMDH nhằm hình thành ở HS năng lực làm việc, học tập một cách độc lập, thích ứng với xã hội hiện đại. 1. Phân loại phần mềm dạy học: - Căn cứ vào mã nguồn: Gồm có phần mềm mã nguồn mở (như phần mềm Moodle, GeoGebra...) và phần mềm mã nguồn đóng (như phần mềm Microsoft PowerPoint, ...). - Căn cứ vào tính kinh tế: Phần mềm thương mại (như phần mềm ViOLET,...). - Căn cứ vào nội dung: PMDH dùng chung (như phần mềm LectureMaker, Adobe Presenter,...) và PMDH theo môn học (như phần mềm Toán học Maple…). Ngoài các cách phân loại phần mềm như trên, căn cứ vào chức năng của phần mềm có thể phân loại PMDH ở từng môn học như sau: - Phần mềm luyện tập và thực hành. - Phần mềm gia sư. - Phần mềm mô phỏng. - Phần mềm mô hình hóa. - Phần mềm tính toán. 2. Yêu cầu về kĩ năng CNTT đối với giáo viên: Trước tiên, người GV phải có ý thức, nhiệt huyết, sáng tạo và kiên trì ứng dụng CNTT trong triển khai dạy học môn mình phụ trách. Không những thế, GV phải biết truyền cho HS nhiệt huyết đó, biết tổ chức HS cách thức ứng dụng CNTT trong quá trình học tập. Thông qua việc tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT thì GV sẽ giúp HS có những tri thức và kĩ năng về CNTT, có phuơng pháp học trong điều kiện mới. Muốn thế, GV phải có những kiến thúc, kỉ năng về CNTT và thông tin cơ bản. Một số yêu cầu dưới đây được coi là quan trọng đối với hoạt động nghề nghiệp của người GV trong giai đoạn hiện nay: - Kiến thức CNTT cơ bản. - Kĩ năng diễn đạt ý tưởng bằng CNTT. - Kĩ năng tạo ra các sản phẩm tích hợp dạng đa phương tiện. - Kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn. - Kĩ năng ứng dụng CNTT khi giao tiếp chuyên môn. Phần 2: Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. 18 Bản thân tôi trong quá trình dạy học luôn: - Thường xuyên luyện tập việc sử dụng các phần mềm dạy học dùng chung (Microsoft PowerPoint,Word, Exel, Powepoint; Minmap,.......) - Trao đổi với đồng nghiệp thông qua email, thông qua website của trường - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn sử dụng các phần mềm dạy học do Phòng, Sở tổ chức và ứng dụng các phần mềm đó trong quá trình dạy học Phần 3: Tự nhận xét và đánh giá: - Bản thân đã không ngừng tìm hiểu, học tập để hiểu rõ các PMDH, bản thân đã sử dụng khá thành thạo các PMDH soạn giảng . Là giáo viên nên thường hay sử dụng các phần mên như: Word, Exel, Powepoint, Violet; Minmap,.... Bản thân cũng đã áp dụng trong trong nhiều tiết dạy học mang lại hiệu quả cao. - Qua quá trình tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu vào thực tiễn công tác thì bản thân tôi nhận thấy đã thực hiện được 85-90% so với kế hoạch - Tự xếp loại: Tốt Phú Dương, ngày 20 / 04/ 2015 Người viết thu hoạch 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan