thôn, trước hết là cơ sở hạ tầng, tạo sự biến đổi đáng kể về
chất trong các ngành sản xuất và các ngành dịch vụ then chốt.
Mốc thời gian năm 2010 là giai đoạn đánh giá lại kết
quả của tiến trình CNH, HĐH ở TP. Hồ Chí Minh để từ đó đề
ra chủ trương xây dựng nông thôn mới, được nhấn mạnh trong
báo cáo của Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, nhiệm kỳ 2011-
2015.
* Phạm vi về không gian
Luận án nghiên cứu về sự biến đổi xã hội ở nông thôn
TP. Hồ Chí Minh, nên phạm vi về không gian nghiên cứu
chính là địa bàn nông thôn của Thành phố, đó là 5 huyện (Củ
Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ);
tuy vậy, luận án của chúng tôi chọn mốc thời gian nghiên cứu
từ năm 1997, nên các quận (Thủ Đức, 9, 2, 12, 7, Bình Tân) và
đồng thời cũng lựa chọn ngẫu nhiên hai quận nội thành có hoạt
động kinh tế nông nghiệp (Gò Vấp, 8), đưa vào phạm vi khảo
sát của luận án nhằm mục đích so sánh sự biến đổi xã hội của
nông thôn dưới sự tác động của các nhân tố như CNH, HĐH
và đô thị hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Do nội dung nghiên cứu của luận án là biến đổi xã hội ở
nông thôn TP. Hồ Chí Minh, nên đối tượng nghiên cứu và
khảo sát mà chúng tôi hướng đến là hộ nông dân. Do bởi, họ
là “chủ nhân” của khu vực nông thôn với việc lấy hoạt động
kinh tế nông nghiệp làm công việc chính. Họ chính là những
người chịu sự tác động trực tiếp của tiến trình CNH, HĐH và
đô thị hóa ở nông thôn trong suốt những năm qua.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, chúng tôi chọn các phương
pháp nghiên cứu như Nghiên cứu lịch sử, Định lượng, Định
tính và Phân tích, so sánh đối chiếu nhằm bổ sung và khắc
phục những khiếm khuyết của nhau trong quá trình thu thập
thông tin.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả luận án của chúng tôi có những đóng góp mới
sau:
- Trên cơ sở những tư liệu khảo sát, điều tra, nghiên cứu
sẽ trình bày rõ thực trạng biến đổi xã hội ở nông thôn TP. Hồ