Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất...

Tài liệu Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất

.PDF
56
495
55

Mô tả:

MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................................ 2 5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................... 4 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƯỠNG CHẾ, CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CƯỠNG CHẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.................................................................................. 4 1.1. Lý luận về cưỡng chế, cưỡng chế thi hành án dân sự ................................................. 4 1.1.1. Lý luận chung về cưỡng chế.................................................................................. 4 1.1.2. Lý luận chung về cưỡng chế Thi hành án đân sự: ................................................. 5 1.2 Những vấn đề chung về cưỡng chế quyền sử dụng đất trong công tác thi hành án đân sự 6 1.2.1. Lược sử phát triển của biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất ............................. 6 1.2.2. Căn cứ cưỡng chế quyền sử dụng đất ....................................................................... 7 1.2.3. Trình tự, thủ tục cưỡng chế quyền sử dụng đất ...................................................... 10 1.2.4. Chi phí cưỡng chế................................................................................................... 14 1.2. Nguyên tắc cưỡng chế ................................................................................................... 16 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................. 18 TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN, BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ........................................................... 18 2.1. Cưỡng chế kê biên đối với tài sản là quyền sử dụng đất ............................................... 18 2.1.1. Nguyên tắc kê biên quyền sử dụng đất ................................................................... 18 2.1.2. Tổ chức thực hiện kê biên quyền sử dụng đất ........................................................ 20 2.1.3. Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên. ............................................................... 28 2.1.4. Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên .............................. 31 2.2. Bán đấu giá quyền sử dụng đất đã kê biên để bảo đảm thi hành án .......................... 33 2.2.1. Định giá quyền sử dụng đất đã kê biên .................................................................. 33 2.2.2. Trình tự, thủ tục bán đấu giá quyền sử dụng đất .................................................... 36 2.2.4. Thời hạn thanh toán tiền mua, giao, địa điểm giao, chi phí bán đấu giá quyền sử dụng đất ............................................................................................................................ 39 2.2.5. Thanh toán tiền thu được từ việc kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án 39 2.3.1. khái niệm, đặc điểm của việc cưỡng chế quyền sử dụng đất ................................. 41 2.3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất ............................................................................................................................ 41 2.3.3. Tổ chức cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất .............................................. 43 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................. 45 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .............................................. 45 3.1. Những kết quả đạt được trong công tác cưỡng chế quyền sử dụng đất......................... 45 3.2. Những khó nhăn và nguyên nhân khó khăn trong công tác cưỡng chế quyền sử dung đất 46 3.3. Giải pháp đề xuất....................................................................................................... 50 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 53 Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước, nhằm đưa các bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án có hiệu quả, một mặt bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả hoạt động tư pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của mọi người đối với các phán quyết nhân danh Nhà nước của Tòa án, mặc khác là công cụ hữu hiệu để khôi phục các quyền lợi ích của công dân khi bị xâm hại. Hoạt động thi hành án vừa là hoạt động chuyên môn, vừa thể hiện quyền lực Nhà nước, theo quy định tại Điều 136 Hiến pháp 1992 quy định: “Các bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Thế nhưng, không phải mọi công dân, tổ chức vào cũng có ý thức tốt mà tự nguyện thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án, cho nên phải buộc cơ quan thi hành án tổ chức cưỡng chế. Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng nhiều, bên cạnh đó các tranh chấp về các giao dịch này cũng càng tăng. Dân số phát triển nên giá đất ngày càng tăng cao, chính vì thế mà các tranh chấp về đất đai ngày càng có xu hướng nhiều thêm. Bản án, quyết định của Tòa án giải quyết các tranh chấp này có hiệu lực pháp luật mọi người không phải lúc nào cũng tự nguyện thi hành, thế là bị cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế. Một trong những biện pháp cưỡng chế của cơ quan thi hành án trong đó có biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất, biện pháp này được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác, Bản án tuyên kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển giao quyền sử dụng đất. Do quyền sử dụng đất có giá trị lớn khi áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ làm chấm dứt hoàn toàn các quyền của người phải thi hành án, trong quá trình tổ chức cưỡng chế quyền sử dụng đất có nhiều vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đối tượng có liên quan. Để bảo đảm được hiệu quả của việc cưỡng chế, bảo đảm được quyền và lợi ích của các đương sự. Do đó, thông qua việc nghiên cứu người viết muốn làm sáng tỏ về trình tự, thủ tục, nguyên tắc tổ chức cưỡng chế, những khó nhăn, vướng mắc trong quá GVHD: Trương Thanh Hùng 1 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất trình tổ chức cưỡng chế, từ đó có một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc thi hành án liên quan đến quyền sử dụng đất. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài hướng tới làm sáng tỏ các vấn đề về biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất về trình tự, thủ tục, nguyên tắc áp dụng cưỡng chế, cách thức tổ chức cưỡng chế trong từng trường hợp cụ thể. Sau đó phân tích các vấn đề liên quan này. Song song đó, người viết cũng đưa ra thực trạng, khó khăn nguyên nhân và một số giải pháp khắt phục, nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và những người có liên quan. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong luận văn này, người viết chủ yếu xoay quanh vấn đề của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất như: Khái niệm, trình tự, thủ tục, nguyên tắc, thực trạng, khó khăn trong quá trình tổ chức cưỡng chế từ đó có một số giải pháp kiến nghị. Do giới hạn về thời gian cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên các vấn đề khác về cưỡng chế thi hành án dân sự người viết không nghiên cứu sâu mà chỉ điểm qua. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Trọng tâm của đề tài “Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất” là tìm hiểu các quy định của pháp luật về cưỡng chế quyền sử dụng đất, từ đó phân tích các quy định này. Bên cạnh đó người viết còn sử dụng một số biện pháp khác như: So sánh, đánh giá, tổng hợp. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài có kết cấu như sau: -Lời nói đầu -Chương 1: Khái quát chung về cưỡng chế, cưỡng chế thi hành án dân sự và cưỡng chế quyền sử dụng đất -Chương 2: Tổ chức cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tải sản là quyền sử dụng đất và chuyển giao quyền sử dụng đất -Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp cho biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất trong công tác thi hành án dân sự -Kết luận -Danh mục tài liệu tham khảo GVHD: Trương Thanh Hùng 2 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất Do giới hạn về thời gian, tài liệu tham khảo cũng như nhận thức của cá nhân chưa thực sự sâu sắc và dầy đủ nên chưa hoàn toàn và đáp ứng một cách đầy đủ, một cách tuyệt đối các yêu cầu đặt ra. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. GVHD: Trương Thanh Hùng 3 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƯỠNG CHẾ, CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CƯỠNG CHẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Lý luận về cưỡng chế, cưỡng chế thi hành án dân sự 1.1.1. Lý luận chung về cưỡng chế Bất cứ một nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải đặt ra pháp luật1. Chính vì vậy mà nhà nước đã đặt ra pháp luật và thực thi pháp luật. Nhà nước tổ chức thành một hệ thống các cơ quan và có một lực lượng chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị và lợi ích cho toàn xã hội đó là nhân viên nhà nước. Bên cạnh đó nhà nước còn có một số cơ sở vật chất nhất định như: Nhà tù, Cảnh sát, Tòa án, Cơ quan Thi hành án,...để khi cần thiết có thể cưỡng chế bảo vệ pháp luật mà nhà nước đặt ra, bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ lợi ích cho toàn xã hội. Cưỡng chế là biện pháp mang quyền lực nhà nước, do nhà nước thực hiện nhằm trấn áp, trừng trị những người thực hiện những hành vi ngược lại lợi ích của nhà nước, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của người khác sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết khác như: giáo dục, thuyết phục,.. Như vậy, cưỡng chế là biện pháp sau cùng mà nhà nước thực hiện nhằm bảo vệ pháp luật do nhà nước đặt ra, Nhờ biện pháp này mà nhà nước tạo dựng được niềm tin tưởng của nhân dân vào pháp luật. Chính vì thế Hiến pháp 1992 của nước ta quy định tại Điều 136 là: “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để cơ quan thi hành án tiến hành thi hành bản án của Tòa án khi bản án đó có hiệu lực pháp luật. Nếu cơ quan, tổ chức không tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện đúng theo bản án mà Tòa án đã tuyên. Biện pháp cưỡng chế góp phần làm hoàn thiện pháp chế xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhà nước ta đang xây dựng để tiến đến mục tiêu Chủ nghĩa xã hội góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1 PGS. Ts Trần Ngọc Đường, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1998 GVHD: Trương Thanh Hùng 4 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất 1.1.2. Lý luận chung về cưỡng chế Thi hành án đân sự: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp có được thi hành nghiêm chỉnh, chấm dứt hay không, kỷ cương pháp luật có được tôn trọng, lợi ích của nhà nước, của tập thể, của tổ chức xã hội và mọi công dân có được bảo đảm hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả thi hành án. Trước khi tổ chức cưỡng chế các đương sự đã được Chấp hành viên thuyết phục tự nguyện thi hành án. Thuyết phục trong thi hành án dân sự bắt nguồn từ việc các đương sự có quyền tự nguyện thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận và thể hiện ý chí của các đương sự trong bản án, quyết định đó. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người phải thi hành án đã được giải thích, thuyết phục, mặc dù có điều kiện thi hành án mà tìm mọi cách trì quản, trốn tránh, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án và cả những người có liên quan, thì buộc cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế thi hành. Cưỡng chế thi hành án là biện pháp sau cùng, sau khi đã có một khoản thời gian mà Luật cho phép người phải thi hành án tự nguyện thi hành mà không thi hành. Theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Luật thi hành án dân sự quy định về Cưỡng chế thi hành án: “Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 452 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế”. Như vậy, Luật chỉ cho phép cưỡng chế sau khi đã hết thời hạn quy định theo Điều 45 Luật thi hành án dân sự là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án và có thêm điều kiện là người phải thi hành án có tài sản đủ để thi hành án mà không tự nguyện thi hành mới được cưỡng chế. Đối tượng của cưỡmg chế thi hành án dân sự là hành vi hoặc tài sản, biện pháp cưỡng chế sẽ tước bỏ ngay những lợi ích vật chất, quyền của người phải thi hành án, nếu họ thực hiện không đúng theo bản án, quyết định của Toà án. Tóm lại, cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức, bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc người phải thi hành án thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định của Toà án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi 2 Khoản 1 điều 45 Luật thi hành án dân sự: Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. GVHD: Trương Thanh Hùng 5 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Luật định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản. 1.2 Những vấn đề chung về cưỡng chế quyền sử dụng đất trong công tác thi hành án đân sự 1.2.1. Lược sử phát triển của biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất So với biện pháp cưỡng chế khác thì biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất để thi hành án xuất hiện khá muộn so với những quy định khác về cưỡng chế thi hành án dân sự. Từ Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 quy định một số biện pháp cưỡng chế như: Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, bán đấu giá nhà, … trong pháp lệnh này thì cũng không có quy định nào đá động gì tới biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất, mà gộp chung biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất với các biện pháp kê biên, bán đấu giá tài sản khác. Đến khi Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 ban hành thay thế Pháp lệnh 1993, thì Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 lần đầu tiên quy định về biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, quy định này trong Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 rất hẹp, chỉ trong một khoản 6, Điều 543 về cưỡng chế giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất. Quy định này lại được giao cho Chính Phủ quy định, cưỡng chế quyền sử dụng đất không được quy định cụ thể trong Pháp lệnh mà quy định bởi một văn bản khác đó là Nghị Định của Chính Phủ. Có thể nói lần đầu tiên biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất được quy định hoàn chỉnh và cụ thể tại Nghị Định 164/2004 ngày 14/09/2004 của Chính Phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án. Tạo điều kiện cho biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý, và thực hiện theo những trình tự và thủ tục nhất định góp phần làm cho công tác thi hành án được diễn ra nhanh chóng và đúng pháp luật, vì quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là rất phức tạp và khó khăn trong việc xác định. Cho đến khi Luật thi hành án dân sự được ban hành thì biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất được quy định cụ thể trong Luật, nâng giá trị pháp lý của biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất ngang tầm với các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án. Luật dành riêng cho biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất tại mục 8, Chương IV: Cưỡng chế đối với tài sản là quyền sử dụng đất. Như vậy, theo quy định của Luật 3 Khoản 6 điều 54 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004: Việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất do Chính Phủ quy định GVHD: Trương Thanh Hùng 6 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất thi hành án dân sự thì quyền sử dụng đất được xem là một loại tài sản, do đó khi áp dụng biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất có một số vấn đề về thủ tục cũng áp dụng giống như cưỡng chế đối với tài sản khác. Mặc dù biện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất kế thừa những quy định trước đây nhưng bện pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất được nâng lên một giá trị pháp lý cao nhất từ khi được quy định. Biên pháp cưỡng chế quyền sử dụng đất góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất. 1.2.2. Căn cứ cưỡng chế quyền sử dụng đất 1.2.2.1. Bản án, quyết định của Tòa án Bản án, quyết định của Tòa án là một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện biện pháp cưỡng chế nói chung và cưỡng chế quyền sử dụng đất nói riêng. Điều này được quy định tại khoản 1, Điều 70 của Luật thi hành án dân sự về căn cứ cưỡng chế: “Bản án, quyết định”. Bản án, quyết định của Tòa án là căn cứ quan trọng đầu tiên cho việc tổ chức cưỡng chế. Không phải mọi bản án, quyết định của Tòa án đều được đưa ra thi hành mà chỉ những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mới được đưa ra thi hành. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là bản án, quyết định bắt buộc thưc hiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Những bản án, quyết định này được quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự: “1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của luật này đã có hiệu lực pháp luật. a) Bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án;”. Như vậy, những quy định trên thì những bản án, quyết định của Tòa án về việc chuyển giao, kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật mới được dùng làm căn cứ để cưỡng chế quyền sử dụng đất. 1.2.2.2. Quyết định thi hành án Pháp luật đã quy định bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật thì được người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án phải nghiêm chỉnh thi hành. Nhà nước khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án. Các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc thi hành GVHD: Trương Thanh Hùng 7 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất án nhưng việc thỏa thuận không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu các bên không tự nguyện thi hành, thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định dân sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Quyết định thi hành án do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án trong hai trường hợp là chủ động ra quyết định và ra quyết định khi có yêu cầu Theo quy định tại Điều 36 Luật thi hành án dân sự về ra quyết định thi hành án. Theo khoản 1 Điều 36 thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân phải chủ động ra quyết định thi hành án. Thời hạn chủ động ra quyết định thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định. Theo khoản 2 Điều 36 thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu, thời hạn ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu là 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án. Những trường hợp ra quyết định cụ thể: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành trong một bản án, quyết định4. Trường hợp trong bản án, quyết định có các khoản về trả lại tiền, tài sản thì đối với mỗi người được thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án. Trường hợp trong một bản án, quyết định có nhiều người phải thi hành án phải thi hành nhiều khoản thì đối với mỗi người phải thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản mà người đó phải thi hành. Trường hợp thi hành quyền, nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho mỗi đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự nộp đơn yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều đơn yêu cầu. Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể theo bản án, quyết định mà chỉ có một số người có đơn yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân 4 Khoản 1 điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008 GVHD: Trương Thanh Hùng 8 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất sự ra quyết định thi hành án đối với những người đã có đơn yêu cầu, đồng thời thông báo cho những người được thi hành khác theo bản án, quyết định đó biết để làm đơn yêu cầu thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo. Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức giao tài sản cho người đã có đơn yêu cầu thi hành án để quản lý. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án đối với tài sản đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi trừ đi thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã ra quyết định thi hành án mà thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án đã ban hành. Người có lỗi trong việc ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Quyết định thi hành án phải được thể hiện dưới hình thức văn bản theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định Đối với một bản án Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành đối với các khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định. Như vậy, quyết định thi hành án là văn bản do Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định để thi hành một hoặc nhiều khoản của bản án, quyết định dân sự theo thủ tục thi hành án dân sự, làm căn cú cho việc tổ chức cưỡng chế thi hành án, bảo đảm lợi ích nhà nước, lợi ích của các đương sự tham gia vào việc thi hành án. 1.2.2.3. Quyết định cưỡng chế quyền sử dụng đất Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành mặc dù có điều kiện thi hành. Trong trường hợp bản án tuyên kê biên thì Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế kê biên. Quyết định cưỡng chế quyền sử dụng đất còn được ra trong trường hợp người phải thi hành án không có tài sản nào GVHD: Trương Thanh Hùng 9 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất khác để thi hành án. Bản án, quyết định của Tòa án tuyên chuyển giao quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất. Quyết định cưỡng chế quyền sử dụng đất do Chấp hành viên ra. Quyết định cưỡng chế phải căn cứ vào khoản 1 Điều 46 của Luật thi hành án dân sự, căn cứ vào nội dung của bản án, quyết định của Tòa án, căn cứ vào quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án và điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Quyết định cưỡng chế phải nêu rõ nội dung cần cưỡng chế, những người có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế và ngày có hiệu lực của quyết định cưỡng chế. Trong các căn cứ cho việc cưỡng chế thì đây là một căn cứ cuối cùng để tiến hành việc cưỡng chế. Tạo điều kiện cho bản án, quyết định của Tòa án được thực thi triệt để. Việc ra quyết định cưỡng chế ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của người phải thi hành án. Do đó, trước khi ra quyết định cưỡng chế Chấp hành viên phải cân nhắc kỹ xem có nên ra quyết định hay không. 1.2.3. Trình tự, thủ tục cưỡng chế quyền sử dụng đất 1.2.3.1. Thông báo, Niêm yết công khai, Gửi Quyết định cưỡng chế Quyền sử dụng đất5 Thông báo là một hình thức chuyển tải nội dung thông tin nhất định đến đối tượng được thông tin, nhằm làm cho đối tượng nhận được thông tin, biết được và thực hiện những thông tin nhất định. Sau khi ra Quyết định cưỡng chế cơ quan thi hành án phải tiến hành thủ tục thông báo cho các đương sự và những cơ quan, tổ chức có liên quan biết được nội dung quyết định cưỡng chế. Thông báo cưỡng chế quyền sử dụng đất là thủ tục mà cơ quan thi hành án gửi, tống đạt quyết định cưỡng chế về quyền sử dụng đất cho các đương sự và những cơ quan, tổ chức hữu quan để các đương sự và cơ quan đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Các đương sự có quyền nhận được quyết định cưỡng chế quyền sử dụng đất, đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc không nhận giấy báo. Theo quy định tại khoản 3, Điều 39 Luật thi hành án dân sự quy định về thông báo thi hành án thì việc thông báo được tiến hành bằng các hình thức sau: “3. Việc thông báo được thực hiện dưới các hình thức sau đây: a) Thông báo trực tiếp hoặc thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. 5 Điều 38, 39, 42 Luật thi hành án dân sự. GVHD: Trương Thanh Hùng 10 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất b) Niêm yết công khai; c) thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng”. Việc thông báo được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thông báo trực tiếp, niêm yết công khai, trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài ra còn có một số hình thức thông báo khác như: thư tín, điện tín, fax, email hoặc các hình thức khác. Người đảm nhận việc thông báo quyết định cưỡng chế là Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo, do bưu tá, người được cơ quan thi hành án ủy quyền, tổ chức tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc, Ủy ban nhân dân, công an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Giám sát trại giam, trại tạm giam nơi người được thông báo có địa chỉ, cư trú, công tác Việc thông báo được quy định khá rõ và với nhiều hình thức để tạo điều kiện cho Quyết định cưỡng chế đến được những người liên quan và cả khi họ đang trong trại giam hoặc trại tạm giam cũng có thể nhận được Quyết định cưỡng chế. Luật còn tạo điều kiện mở cho đương sự là nếu họ có yêu cầu được thông báo bằng hình thức nào thì cũng cho họ được nhận thông báo bằng hình thức đó nếu không ảnh hưởng đến cơ quan thi hành án. Đây là một quy định hết sức tiến bộ của luật để tạo điều kiện cho những người liên quan biết được và góp phần tham gia vào công tác cưỡng chế thi hành án. để công tác này diễn ra nhanh chóng và đúng pháp luật. Trong trường hợp không thể thực hiện được việc thông báo như trên thì cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định phải niêm yết Quyết định cưỡng chế . Theo Điều 42 Luật thi hành án đân sự. Điều 42. Niêm yết công khai: “Việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết”. Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục sau đây: Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo. Niêm yết công khai phải được lập biên bản về việc niêm yết công khai đó, trong đó ghi GVHD: Trương Thanh Hùng 11 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến. Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết. Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ. Cùng với việc thông báo và niêm yết quyết định cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế cũng phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc thi hành án, gửi cho Ủy ban nhân đân cấp xã, cơ quan nơi tổ chức cưỡng chế. Theo Điều 38 Luật thi hành án dân sự: Gửi quyết định về thi hành án. “Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án”. Việc thông báo, niêm yết công khai, gửi quyết định cưỡng chế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cưỡng chế, việc thông báo làm cho các đương sự và những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia vào việc cưỡng chế, làm cho việc cưỡng chế được diễn ra an toàn, nhanh chóng và đúng pháp luật. Khi thông báo quyết định cưỡng chế góp phần bảm đảm được lợi ích của những người tham gia vào việc cưỡng chế, nên số vụ việc khiếu nại về cưỡng chế cũng được giảm đi khá nhiều. 1.2.3.2. Kế hoạch cưỡng chế quyền sử dụng đất Sau khi có Quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm cử Chấp hành viên hoặc cán bộ của cơ quan mình để làm việc động viên, giải thích các quyền và nghĩa vụ cũng như các quy định của pháp luật đối với người phải thi hành án là phải thi hành đúng bản án, quyết định của Tòa án. Nhưng người phải thi hành án cố tình né tránh, kéo dài thời gian thi hành án, gây khó khăn cho người được thi hành án và cơ quan thi hành án, xem thường pháp luật. Trên cơ sở nội dung của bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành đối với người phải thi hành án, nội dung quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, các biên bản xác minh của Chấp hành viên và căn cứ vào những biên bản ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án đối với người phải thi hành án, Chấp hành viên tiến hành lập kế hoạch cưỡng chế. Theo quy định tại khoản 2, Điều 72 Luật thi hành án dân sự thì trong kế hoạch cưỡng chế phải có các nội dung sau đây: “2. Kế hoach cưỡng chế thi hành án gồm các nội dung sau đây: a) Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; GVHD: Trương Thanh Hùng 12 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất b) Thời gian, địa điểm cưỡng chế; c) Phương án tiến hành cưỡng chế; d) yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; đ) Dự trù về chi phí cưỡng chế”. Dự kiến phương án cưỡng chế6: Thường biện pháp cưỡng chế rất phức tạp và khó khăn, có nhiều khả năng xảy ra căng thẳng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Do vậy, trên cơ sở xác minh điều kiện thi hành án, tính chất vụ việc và những vấn đề liên quan, Chấp hành viên phải xây dựng kế hoạch cưỡng chế tỉ mỉ, chi tiết, phân công nhiệm vụ đến từng cơ quan ban nghành, đoàn thể tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của họ, đồng thời Chấp hành viên phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra cùng các biện pháp xử lý phù hợp để Thủ trưởng cơ quan thi hành án duyệt và báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp. Khi tiến hành xây dựng kế hoạch cưỡng chế cần phải phối hợp với chính quyền địa phương( xã, phường, thị trấn) nơi tổ chức cưỡng chế, lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp, và các lực lượng khác. Kiểm tra hiện trường thống nhất thời gian, địa điểm bố trí lực lượng trước, trong và sau khi tổ chức cưỡng chế. Dự kiến các tình huống và các biện pháp xử lý: Trường hợp người phải thi hành án vắng mặt thì Chấp hành viên yêu cầu họ về để thi hành án, Trường hợp họ vắng mặt mà không về được thì hấp hành viên vẫn tiền hành cưỡng chế. Trong trường hợp tụ tập đông người thì Chấp hành viên yêu cầu họ rời khỏi hiện trường cưỡng chế, nếu họ không rời khỏi thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng bảo vệ cưỡng chế đưa họ rời khỏi hiên trường cưỡng chế. Trong trường hợp người phải thi hành án và gia đình họ chống trả thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng bảo vệ cưỡng chế bắt giữ họ, nếu có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khởi tố về hình sự. Trong quá trình cưỡng chế có rất nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi Chấp hành viên khi lập kế hoạch cưỡng chế phải cân nhắc, dự đoán và có biện pháp xử lý chu đáo. Tóm lại, việc lập kế hoạch cưỡng chế có ý nghĩa đối với toàn bộ quá trình cưỡng chế, nếu như trong kế hoạch cưỡng chế không tỉ mỉ, thiếu một khâu nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến cả một quá trình cưỡng chế, làm cho cuộc cưỡng chế diễn ra không an toàn, nhanh chóng và không đúng pháp luật. Kéo theo đó ảnh hưởng đến chất lượng thi hành 6 Học viện tư pháp, kỹ năng thi hành án dân sự, nhà xuất bản thống kê, năm 2005. GVHD: Trương Thanh Hùng 13 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất một bản án, quyết định của Tòa án. Kế hoạch cưỡng chế muốn thành công đòi hỏi vai trò của Chấp hành viên là rất lớn. 1.2.4. Chi phí cưỡng chế Như đã trình bày ở trên, cưỡng chế là biện pháp bắt buộc mà cơ quan thi hành án phải áp dụng khi đương sự có điều kiện mà không tự nguyện thi hành án, vì vậy, những chi phí cho việc cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu. Theo quy định tại khoản 8, Điều 3 Luật thi hành án dân sự định nghĩa về chi phí cưỡng chế như sau: “Chi phí cưỡng chế Thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách chi trả”. Có thể nói chi phí cưỡng chế là một hình thức xử phạt đối với người phải thi mặc dù có điều kiện thi hành án mà không tự giác thi hành, người phải thi hành án phải chịu thêm các chi phí cho việc cưỡng chế. Theo Điều 73 Luật thi hành án dân sự quy định các chi phí như sau: Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án, chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án, chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 73 Luật thi hành án dân sự, chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án, chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật thi hành án dân sự, chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá, một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ. Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây: Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá, chi phí xác minh điều GVHD: Trương Thanh Hùng 14 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật thi hành án dân sự, chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ. Luật đã quy định rất nhiều chi phí liên quan đến việc cưỡng chế bảo đảm đủ phương tiện vật chất và kĩ thuật phục vụ cho việc cưỡng chế diễn ra an toàn và nhanh chóng. Bên cạnh những chi phí do người phải thi hành án chi trả còn có những quy định về chi phí do ngân sách nhà nước chi trả và người được thi hành án chi trả đây là quy định hết sức hoàn thiện của chế định về chi phí cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, có một vấn đề bất hợp lý là chi cưỡng chế do người được thi hành án trả, đáng lẽ ra người phải thi hành án là người cố tình không thi hành bản án, quyết định của Tòa án cho nên mọi chi phí phải do người phải thi hành án chi trả. Trong trường hợp đương sự là cá nhân nếu rơi vào trong các trường hợp sau đây thì có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án xem xét miễn giảm chi phí cưỡng chế. Tại Điều 32 của Nghị Định 58/ 2009 quy định về: Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án: “Đương sự là cá nhân có thể được Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành án xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn. b)Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng; c)Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài”. Đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Kèm theo đơn phải có giấy tờ chứng minh lý do đề nghị xét miễn, giảm thi hành án. Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc diện neo đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh. Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có xác nhận của Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế cấp huyện trở lên. Quyết định xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế sẽ bị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hủy bỏ trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu GVHD: Trương Thanh Hùng 15 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất tiền, tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án hoặc cung cấp các căn cứ không đúng sự thật để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Vấn đề miễn, giảm chi phí cưỡng chế khi các đương sự lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiên tai và các trường hợp khác là phù hợp với nguyên tắc nhân đạo trong thi hành án dân sự. Và nhân đạo chỉ trong phạm vi cho phép và chỉ tuân theo pháp luật, Nếu như thủ trưởng cơ quan thi hành án cố tình miễn, giảm cho đương sự để vụ lợi cho mình hoặc người khác thì phải bồi thường và người được miễn, giảm nếu như cố tình tẩu tán tài sản thì cũng phải chịu chi phí theo quy định. Việc quy định chi phí cưỡng chế thi hành án xác định nghĩa vụ cụ thể của người phải thi hành án, Cơ quan thi hành án. Vì vây, trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án cần giải thích cho người phải thi hành án hiểu rõ nghĩa vụ thi hành án của mình để tự nguyện thi hành, tránh phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án. Như vậy, chi phí cưỡng chế cũng là một phần động lực giúp cho công tác thi hành án được diễn ra nhanh hơn vì tâm lý e ngại đóng tiền chi phí cưỡng chế góp phần giải quyết được vấn đề tồn đọng án của công tác thi hành án dân sự. 1.2. Nguyên tắc cưỡng chế7 Chấp hành viên kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế không phải bất cứ lúc nào cũng được chấp nhận mà biện pháp cưỡng chế phải được tiến hành theo một nguyên tắc nhất định vì biện pháp này trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích vật chất, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự, phải tuân theo những trình tự và thủ tục nhất định. Sau đây là những nguyên tắc cưỡng chế: > Nguyên tắc thứ nhất: Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án. Trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng biên pháp cưỡng chế ngay. > Nguyên tắc thứ hai: Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặt biệt khác do chính phủ quy định. Ngoài những trường hợp do Luật thi hành án dân sự quy định, cơ quan thi hành án không tổ chức cưỡng chế thi hành án có quy động lực lượng trong 15 ngày trước và 7 Nguyễn Thanh Thúy – Lê Tuấn Sơn, người dân với cơ quan thi hành án, nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội năm 2005. GVHD: Trương Thanh Hùng 16 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách. Nếu họ là người phải thi hành án8. > Nguyên tắc thứ ba: Áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương xứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án. > Nguyên tắc thứ tư: Việc áp dụng biên pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Đây là những nguyên tắc cưỡng chế, khi tiến hành cưỡng chế thì Chấp hành viên phải xem xét kế hoạch cưỡng chế có rơi vào những nguyên tắc này hay không, nếu rơi vào nhũng nguyên tắc này, thì kế hoạch cưỡng chế phải được làm lại theo những quy định của nguyên tắc. 8 Khoản 2, Điều 8, Nghị Định 58/2009 của Chính Phủ GVHD: Trương Thanh Hùng 17 SVTH: Lê Thanh Tưởng Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến QSD đất CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN, BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2.1. Cưỡng chế kê biên đối với tài sản là quyền sử dụng đất 2.1.1. Nguyên tắc kê biên quyền sử dụng đất9 Cũng giống như cưỡng chế kê biên các tài sản khác để thi hành án, khi kê biên quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên phải căn cứ vào những nguyên tắc nhất định, tạo cơ sở cho việc kê biên được đúng pháp luật và đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất. Khi kê biên quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên cần phải căn cứ vào những nguyên tắc sau đây: Thứ nhất, cơ quan thi hành án chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án khi có căn cứ cho rằng quyền sử dụng đất đó thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Muốn xác minh xem quyền sử dụng đất đó có phải thuộc quyền sử dụng của người phải thi hành án hay không thì chấp hành viên cần trực tiếp liên hệ với các cơ quan hửu quan để biết được điều này. Theo nguyên tắc này thì Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 quy định tại Điều 41, khoản 1 về Kê biên tài sản: “Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải thi hành án, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người thứ ba giữ, trừ các trường hợp quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này”. Như vậy, nếu không có căn cứ cho rằng quyền sử dụng đất đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên không được kê biên. Hướng dẫn Khoản 1 Điều này thì Nghị Định 164/2004 Chính Phủ về Kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án quy định tại Điều 3 Nghị Định. Xác định giấy tờ quyền sử dụng đất được kê biên, đấu giá: “Việc xác định các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị Định này được thực hiện như sau: a) Người phải thi hành án có trách nhiệm xuất trình cho Chấp hành viên; b) Trường hợp người phải thi hành án không xuất trình thì Chấp hành viên xác minh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân 9 Nguyễn Thanh Thúy – Lê Tuấn Sơn, người dân với cơ quan thi hành án, nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội năm 2005. GVHD: Trương Thanh Hùng 18 SVTH: Lê Thanh Tưởng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan