Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học thpt chuyên đề phương pháp giải các dạng to...

Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học thpt chuyên đề phương pháp giải các dạng toán tổng hợp quy luật di truyền

.DOC
16
5253
75

Mô tả:

******** HỘI THẢO KHOA HỌC 2013 TẠI THÁI BÌNH CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN TỔNG HỢP QUY LUẬT DI TRUYỀN 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đặc thù của bộ môn Sinh học là phần lớn nội dung và thời lượng dành cho việc nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, khoa học của kiến thức, còn việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc biệt là vận dụng cơ sở lý thuyết để giải quyết những bài tập trong Sinh học còn hạn chế. Chính vì lẽ đó mà một số bộ phận không ít học sinh đã bỏ qua kĩ năng này và gần như không biết vận dụng để giải quyết những bài toán trong Sinh học. Trong chương trình Sinh học 12, phần bài tập quy luật di truyền là rất khó đối với học sinh vì trong chương trình chỉ trang bị lí thuyết và rất ít bài tập, bài tập chủ yếu ở mức độ đơn giản của từng quy luật riêng lẻ, không có các bài tập tổng hợp, ít có tiết rèn luyện bài tập, ngay cả trong chương trình chuyên các dạng toán quy luật di truyền tổng hợp cũng rất ít. Trong những năm gần đây, phần toán tổng hợp quy luật di truyền được Bộ giáo dục Đào tạo thường hay ra trong các đề thi tốt nghiệp, đại học, thi học sinh giỏi đặc biệt là các kì thi học sinh giỏi Quốc gia, thi chọn đội tuyển Quốc tế với nhiều bài tập mở rộng, nâng cao, ngày càng mới lạ và trong các kì thi học sinh giỏi Sinh học vẫn còn sử dụng hình thức thi tự luận… Do đó học sinh rất dễ gặp khó khăn, lúng túng khi gặp những bài tập này. Nhiều học sinh vận dụng lý thuyết để giải bài tập một cách mơ hồ, không cơ sở khoa học. Để giúp các em giải quyết tốt các dạng bài tập tổng hợp quy luật di truyền, chúng ta cần phải trang bị cho các em kĩ năng giải các bài tập thuộc phần này. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Phương pháp giải các dạng toán tổng hợp quy luật di truyền, với hy vọng giúp các em giải quyết bài tập nhanh hơn, tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. 2 II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong giới hạn của đề tài, tôi tập trung nghiên cứu các dạng toán tổng hợp liên quan đến quy luật tương tác gen (hai cặp gen quy định một cặp tính trạng) như tương tác gen và di truyền liên kết giới tính, tương tác gen và di truyền liên kết. Tôi đưa ra hướng giải quyết chung cho các dạng bài tập này, đồng thời cung cấp một số bài tập để giúp học sinh có thể rèn luyện kỹ năng giải các dạng toán tổng hợp này. 3 B. NỘI DUNG I. Phương pháp giải các bài toán tổng hợp quy luật di truyền I.1. Tương tác gen và di truyền liên kết Bài tập tìm kiểu gen của bố mẹ khi biết tỉ lệ phân tính ở đời con * Yêu cầu chung: - Học sinh phải nắm vững các dạng tương tác gen. Trong trường hợp này, tôi chỉ xét đến các tỉ lệ tương tác hai cặp gen cùng quy định một cặp tính trạng. + Tác động bổ sung gồm các tỉ lệ: 9 : 7, 9 : 6 : 1, 9 : 3 : 4, 9 : 3 : 3 : 1. + Tác động cộng gộp gồm các tỉ lệ: 1 : 4 : 6 : 4 : 1, 15 : 1. + Tác động át chế gồm các tỉ lệ: 12: 3 : 1, 13 : 3 (át chế trội), 9 : 3 : 4 (át chế lặn). - Học sinh biết cách dựa vào tỉ lệ giao tử đồng hợp lặn để xác định kiểu gen và tính tần số hoán vị, vận dụng được quy tắc 75, 25. - Chú ý: Khi hai cặp gen tương tác với nhau cùng quy định một cặp tính trạng thì hai cặp gen đó phân li độc lập với nhau. * Phương pháp giải chung: - Bước 1: Tách riêng từng tính trạng ở đời con để xét, nếu có một tính trạng do hai hay nhiều cặp gen quy định thì tính trạng đó tuân theo quy luật tương tác gen. - Bước 2: Tùy theo tỉ lệ phân tính để quy ước cho phù hợp. - Bước 3: Nhân các tỉ lệ của từng cặp tính trạng lại với nhau. + Nếu tích các tỉ lệ của từng cặp tính trạng bằng tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì ta kết luận các cặp gen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập. + Nếu tích các tỉ lệ của từng cặp tính trạng khác với tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì ta kết luận các cặp gen quy định các cặp tính trạng di truyền liên kết. - Bước 4: Căn cứ vào các kiểu hình ở đời con để xác định xem các gen di truyền liên kết hoàn toàn hay hoán vị gen và tìm kiểu gen của bố mẹ. + Nếu đầy đủ các kiểu hình thì có hoán vị gen. 4 + Nếu không đầy đủ các kiểu hình thì các gen di truyền liên kết hoàn toàn. I.1.1. Trường hợp các gen di truyền liên kết hoàn toàn Trong trường hợp các gen di truyền liên kết hoàn toàn, ta thực hiện các bước như phương pháp giải chung đã đưa ra. Ví dụ: Ở một loài thực vật, cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ 5 cây quả tròn, hoa đỏ 3 cây quả dẹt, hoa trắng 1 cây quả tròn, hoa trắng 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) phù hợp với kết quả trên? Bài giải: - Khi P tự thụ phấn, ở F1, tính trạng hình dạng quả phân tính theo tỉ lệ 9 dẹt + 6 tròn + 1 dài = 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử  kiểu gen P dị hợp hai cặp gen. Trong trường hợp này, học sinh đã biết đây là tỉ lệ phân tính của tương tác bổ sung. Từ đó rút ra quy ước: A-B- : quả dẹt A-bb và aaB- : quả tròn aabb : quả dài Đây là kết quả của phép lai: AaBb x AaBb - Xét tính trạng màu sắc hoa ở F 1, ta có: hoa đỏ : hoa trắng = 3 : 1. Từ đó suy ra hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng và quy ước: D : hoa đỏ, d : hoa trắng Đây là kết quả của phép lai: Dd x Dd - (9 dẹt : 6 tròn : 1 dài) x (3 đỏ : 1 trắng) = 27 dẹt, đỏ : 9 dẹt, trắng : 18 tròn, đỏ : 6 tròn, trắng : 3 dài, đỏ : 1 dài, trắng  khác với tỉ lệ kiểu hình ở F 1  các gen quy định các cặp tính trạng di truyền liên kết với nhau. 5 - Ở F1 có tỉ lệ kiểu hình là 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Ta không thấy xuất hiện kiểu hình dài, trắng ở F 1, chứng tỏ trong trường hợp này các gen di truyền liên kết hoàn toàn với nhau và P không tạo được giao tử abd. Vậy kiểu gen của P là Ad Bb aD hoặc Aa Bd bD . I.1.2. Trường hợp có hoán vị gen Trong trường hợp có hoán vị gen, ở bước 4 chúng ta phải tìm được tần số hoán vị. Đối với dạng bài tập vừa tương tác vừa hoán vị, ta phân tích kiểu hình trong đó tính trạng tương tác gen có một tỉ lệ kiểu gen và tính trạng còn lại lấy tính trạng trội để tìm tỉ lệ giao tử lặn, có thể áp dụng quy tắc 75, 25. - Nếu tỉ lệ giao tử lặn < 25% thì giao tử đó là do hoán vị gen. Từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ là Ab aB và tần số hoán vị gen f = tỉ lệ giao tử lặn x 2. - Nếu tỉ lệ giao tử lặn > 25% thì giao tử đó là do liên kết gen. Từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ là AB ab và tần số hoán vị gen f = 100% - tỉ lệ giao tử lặn x 2. - Nếu tỉ lệ giao tử lặn = 25% thì hoán vị gen với tần số 50% và kiểu gen của bố mẹ là Ab aB hoặc AB ab . Chú ý: Quy tắc 75, 25 có thể áp dụng được đối với trường hợp kiểu gen dị hợp hai cặp lai với nhau. Trong đó: A-B- + A-bb = 75%, A-bb = aaB-, aaB- + aabb = 25%. * Ví dụ 1: Ở loài đậu thơm, tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định. Khi cho tự thụ phấn giữa F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2: 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5% hoa trắng, dạng kép; 6 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Xác định kiểu gen của cây F1 và tần số hoán vị (nếu có). Bài giải: - Khi F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, ở F2, tính trạng màu hoa phân tính theo tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Tương tự như ví dụ trên, học sinh đã biết đây là tỉ lệ phân tính của tương tác bổ sung. Từ đó rút ra quy ước: A-B- : hoa đỏ A-bb, aaB- và aabb : hoa trắng - Xét tính trạng dạng hoa ở F 2, ta có: kép : đơn = 3 : 1. Từ đó suy ra dạng kép là trội hoàn toàn so với dạng đơn và quy ước: D : dạng kép, d : dạng đơn - (9 đỏ : 7 trắng) x (3 kép : 1 đơn) = 27 đỏ, kép : 9 đỏ, đơn : 21 trắng, kép : 7 trắng, đơn  khác với tỉ lệ kiểu hình ở F 2  các gen quy định các cặp tính trạng di truyền liên kết với nhau. - Ở F2 có đủ 4 loại kiểu hình chứng tỏ trong trường hợp này có hoán vị gen. - Kiểu hình đỏ, kép ở F2 có kiểu gen là A-B-D- chiếm tỉ lệ 49,5% . Do gen A và gen B tương tác với nhau nên gen A và gen B phân li độc lập. + Trường hợp 1: Giả sử A và D liên kết với nhau. 49,5% A-B-D- = A-D- x 3 4 B A-D- = 66% Vì bài toán cho F1 dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn nên có thể áp dụng quy tắc 75, 25. A-D- = 66%  A-dd = 9%, aaD- = 9%, aadd = 16% 16%aadd = 40%ad x 40% ad Tỉ lệ giao tử ad > 25%  kiểu gen của F1 là AD Bb ad và tần số hoán vị f = 1 – 2 x 40% = 20%. + Trường hợp 2: Giả sử B và D liên kết với nhau. 7 Làm tương tự trường hợp 1, ta được kiểu gen của F1 là Aa BD bd và tần số hoán vị f = 20%. * Ví dụ 2: Trong một phép lai phân tích thu được kết quả Fa như sau: 42 quả tròn, hoa vàng 108 quả tròn, hoa trắng 258 quả dài, hoa vàng 192 quả dài, hoa trắng Biết rằng màu sắc hoa do một gen quy định, hoa vàng trội hoàn toàn so với hoa trắng. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ trong phép lai phân tích trên. Bài giải: - Tính trạng hình dạng quả ở Fa phân tính theo tỉ lệ 1 quả tròn : 3 quả dài. Lai phân tích thu được 4 tổ hợp  đây là tỉ lệ phân tính của tương tác bổ sung, biến dạng của tỉ lệ 9 : 7. Từ đó rút ra quy ước: A-B- : quả tròn A-bb, aaB- và aabb : quả dài Đây là kết quả của phép lai AaBb (quả tròn) x aabb (quả dài). - Xét tính trạng màu sắc hoa ở Fa, ta có: vàng : trắng = 1 : 1. Quy ước: D : hoa vàng, d : hoa trắng. Đây là kết quả của phép lai Dd (hoa vàng) x dd (hoa trắng). - (1 tròn : 3 dài) x (1 vàng : 1 trắng) = 1 tròn, vàng : 1 tròn, trắng : 3 dài, vàng : 3 dài, trắng  khác với tỉ lệ kiểu hình ở Fa  các gen quy định các cặp tính trạng di truyền liên kết với nhau. - Ở F2 có đủ 4 loại kiểu hình chứng tỏ trong trường hợp này có hoán vị gen. - Kiểu hình tròn, vàng ở Fa có kiểu gen là Aa,Bb,Dd chiếm tỉ lệ 7% . Do gen A và gen B tương tác với nhau nên gen A và gen B phân li độc lập. + Trường hợp 1: Giả sử A và D liên kết với nhau. 8 Vì lai phân tích là lai với cá thể đồng hợp lặn, cá thể này luôn cho giao tử adb với tỉ lệ là 100% nên: Aa,Bb,Dd = 7%  ADB = 7% = AD x 1 2 B  AD = 14%  ad = 14% Tỉ lệ giao tử ad < 25%  kiểu gen của F1 là Ad Bb aD và tần số hoán vị f = 2 x 14% = 28%. + Trường hợp 2: Giả sử B và D liên kết với nhau. Làm tương tự trường hợp 1, ta được kiểu gen của F 1 là Aa Bd bD và tần số hoán vị f = 28%. Vậy kiểu gen, kiểu hình của các cá thể cần tìm là ad bb (dài, ad trắng) hoặc Aa Bd bD (tròn, vàng) x ad bb (dài, ad Ad Bb (tròn, aD vàng) x trắng). I.2. Tương tác gen và di truyền liên kết liên kết giới tính Bài tập tìm kiểu gen của bố mẹ khi biết tỉ lệ phân tính ở đời con * Yêu cầu chung: - Học sinh phải nắm vững các dạng tương tác gen. Trong trường hợp này, tôi chỉ xét đến các tỉ lệ tương tác hai cặp gen cùng quy định một cặp tính trạng. + Tác động bổ sung gồm các tỉ lệ: 9 : 7, 9 : 6 : 1, 9 : 3 : 4, 9 : 3 : 3 : 1. + Tác động cộng gộp gồm các tỉ lệ: 1 : 4 : 6 : 4 : 1, 15 : 1. + Tác động át chế gồm các tỉ lệ: 12: 3 : 1, 13 : 3 (át chế trội), 9 : 3 : 4 (át chế lặn). - Học sinh biết các dấu hiệu nhận biết tính trạng do gen di truyền liên kết giới tính quy định. + Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau. + Tỉ lệ phân tính ở hai giới khác nhau. + Di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trên Y). - Học sinh biết cách tính tần số hoán vị. 9 - Chú ý: Khi hai cặp gen tương tác với nhau cùng quy định một cặp tính trạng thì hai cặp gen đó phân li độc lập với nhau. * Phương pháp giải chung: - Bước 1: Tách riêng từng tính trạng ở đời con để xét. + Nếu có một tính trạng do hai hay nhiều cặp gen quy định thì tính trạng đó tuân theo quy luật tương tác gen. + Nếu có một tính trạng mà sự phân tính ở hai giới là khác nhau thì tính trạng đó di truyền liên kết giới tính. - Bước 2: Tùy theo tỉ lệ phân tính để quy ước cho phù hợp. - Bước 3: Nhân các tỉ lệ của từng cặp tính trạng lại với nhau. + Nếu tích các tỉ lệ của từng cặp tính trạng bằng tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì ta kết luận các cặp gen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập. + Nếu tích các tỉ lệ của từng cặp tính trạng khác với tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì ta kết luận các cặp gen quy định các cặp tính trạng di truyền liên kết. - Bước 4: Căn cứ vào các kiểu hình ở đời con để xác định xem các gen di truyền liên kết hoàn toàn hay hoán vị gen và tìm kiểu gen của bố mẹ. + Nếu đầy đủ các kiểu hình thì có hoán vị gen. Trong trường hợp này, chúng ta áp dụng phương pháp giải giống phần I.1.2 để làm. + Nếu không đầy đủ các kiểu hình thì các gen di truyền liên kết hoàn toàn. * Ví dụ 1: Lai ruồi giấm cái mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được 100% ruồi cái F 1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực F1 có mắt đỏ tươi. Cho ruồi F 1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình : 3/8 mắt đỏ tía, 3/8 mắt đỏ tươi và 2/8 mắt trắng. Xác đinh kiểu gen của P. Bài giải: - 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực F 1 có mắt đỏ tươi  di truyền liên kết giới tính. - Ở P, cái đỏ tươi. Ở F1, đực đỏ tươi  di truyền chéo  gen nằm trên X. 10 - F2 phân li kiểu hình : 3/8 mắt đỏ tía, 3/8 mắt đỏ tươi và 2/8 mắt trắng (1 tính trạng lai tạo 8 tổ hợp)  tương tác bổ sung  Màu mắt của ruồi giấm do 1gen nằm trên NST giới tính X và một gen nằm trên NST thường tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. - Lai ruồi giấm cái mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được mắt đỏ tía  khi có đồng thời A và B quy định mắt đỏ tía. - Do P thuần chủng nên có 2 trường hợp của P: + Trường hợp 1: Cái đỏ tươi có kiểu gen XAXAbb x đực trắng XaYBB  F1: 100% đỏ tía (loại) + Trường hợp 2: Cái đỏ tươi có kiểu gen XaXaBB x đực trắng XAYbb  F1: XAXaBb (cái đỏ tía) XaYBb (đực đỏ tươi)  Khi trong kiểu gen có B quy định mắt đỏ tươi. Còn lại quy định mắt trắng. F1 x F1: XAXaBb (cái đỏ tía) x XaYBb (đực đỏ tươi) F2: 3/8 mắt đỏ tía, 3/8 mắt đỏ tươi và 2/8 mắt trắng Vậy chọn trường hợp 2. * Ví dụ 2: Khi cho 2 con gà đều thuần chủng mang gen tương phản lai với nhau được F1 toàn lông xám, có sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ Fa có: 10 gà mái lông vàng, có sọc 10 gà mái lông vàng, trơn 8 gà trống lông xám, có sọc 8 gà trống lông vàng, trơn 2 gà trống lông xám, trơn 2 gà trống lông vàng, có sọc. Biết rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông trơn. Xác định kiểu gen của F1 và tần số hoán vị (nếu có). 11 Bài giải: - Màu sắc ở gà trống và gà mái khác nhau  di truyền liên kết giới tính - Hình dạng ở gà trống và gà mái giống nhau  nằm trên NST thường - F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có: 3 vàng : 1 xám  tương tác kiểu bổ sung do 1 gen trên NST giới tính và 1 gen trên NST thường. - Quy ước: A-B- : xám, A-bb, aaB- và aabb : vàng D : có sọc, d : trơn - (3 vàng : 1 xám) x (1 có sọc : 1 trơn) ra kết quả khác với tỉ lệ kiểu hình ở F a  di truyền liên kết. - Vì lai phân tích là lai với cá thể đồng hợp lặn, cá thể này luôn cho giao tử adb với tỉ lệ là 100% nên: Gà trống xám, sọc (A-B-D-) = 0,2  ADB = 0,2  1 2 x AD = 0,2  AD = 0,4 > 0,25.  Kiểu gen của F1 và tần số hoán vị là X BXb XAXa BD bd , XAY BD bd AD ad , X BY AD ad và f = 20% hoặc và f = 20% . II. Bài tập vận dụng Câu 1: Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên? A. AD AD Bb  Bb ad ad B. ABd Abd  abD aBD 12 C. Bd Bd Aa  Aa bD bD D. ABD AbD  abd aBd Câu 2: Ở 1 loài thực vật, cho lai 2 giống thuần chủng có các cặp gen tương ứng khác nhau: Cây cao, quả dài x cây thấp, quả dẹt. F 1 thu được: 100% cây cao, quả dẹt. Lấy F1 lai phân tích với cây thấp, quả dài; F A thu được: 1 thân thấp, quả dẹt : 1 cao, tròn : 1 thấp, tròn : 1 cao, dài. Kiểu gen của cây F1 là: A. AD ad Bb với f = 50% B. Ad aD Bb C. Ad aD Bb với f = 50% D. AD ad Bb Câu 3: Một loài hoa: gen A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa kép, b: hoa đơn, D: hoa đỏ, d: hoa trắng. Trong di truyền không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai P(Aa,Bb,Dd) × (aa,bb,dd) nếu Fa xuất hiện tỉ lệ 1 thân cao, hoa kép, trắng: 1 thân cao, hoa đơn, đỏ: 1 thân thấp, hoa kép, trắng: 1 thân thấp, hoa đơn, đỏ kiểu gen của P là: A. Bb AD ad  bb . ad ad B. Bb Ad ad  bb . aD ad C. Aa Bd bd  aa . bD bd D. Aa BD bd  aa . bd bd Câu 4: Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F 2 có kiểu hình phân li: 9/16 cây cao, màu hoa vàng: 4/16 cây thấp, hoa màu trắng : 3/16 cây thấp, hoa vàng. Biết rằng màu hoa do một cặp gen alen điều khiển , cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân. Xác định phương án đúng: A. Chiều cao cây do 2 cặp gen qui định di truyền theo qui luật tương tác át chế tỉ lệ 13:3 , một trong hai cặp gen này liên kết hoàn toàn với cặp gen qui định màu hoa B. Chiều cao cây do 2 cặp gen qui định di truyền theo qui luật tương tác bổ sung tỉ lệ 9:7, một trong hai cặp gen này liên kết hoàn toàn với cặp gen qui định màu hoa C. Chiều cao cây do 2 cặp gen qui định di truyền theo qui luật tương tác bổ sung tỉ lệ 9:7, hai cặp gen này phân li độc lập với cặp gen qui định màu hoa D. Chiều cao cây do 2 cặp gen qui định di truyền theo qui luật tương tác bổ sung tỉ lệ 9:7, hai cặp gen này liên kết không hoàn toàn với cặp gen qui định màu hoa 13 Câu 5: Ở một loài thực vật, cho cây F 1 hoa đỏ quả tròn lai phân tích thu được con lai: 0,20 cây hoa đỏ quả tròn : 0,45 cây hoa vàng quả bầu dục : 0,30 cây hoa vàng quả tròn : 0,05 cây hoa đỏ quả bầu dục. Biết rằng dạng quả do một cặp gen alen qui định (D qui định quả tròn, d qui định quả bầu dục); màu sắc hoa do hai loại gen tác động bổ sung : A- B- hoa đỏ, các kiểu gen khác cho hoa màu vàng. Trả lời phương án đúng: A. Có sự liên kết hoàn toàn 2 cặp gen, kiểu gen F1: Aa BD bd hoặc AD ad Bb B. Có sự liên kết không hoàn toàn 2 cặp gen, khoảng cách 2 gen là 20 cM, kiểu gen F1: Aa BD bd hoặc AD ad Bb C. Có sự liên kết không hoàn toàn 2 cặp gen, khoảng cách 2 gen là 20 cM, kiểu Bd gen F1: Aa bD hoặc Ad aD Bb D. Có sự liên kết không hoàn toàn 2 cặp gen, khoảng cách 2 gen là 20 cM, kiểu gen F1: AB ab Dd Câu 6: Ở 1 loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả 2 alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, nếu thiếu một hoặc cả 2 alen trội nói trên thì cho kiểu hình hoa trắng. Alen D qui định hạt tròn, alen d qui định hạt dài. Cho bố mẹ thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thu được F1 100% hoa đỏ, hạt tròn. Cho F1 giao phấn với cơ thể mang toàn gen lặn thu được đời con phân li theo tỉ lệ 10% hoa đỏ, hạt tròn : 15% hoa đỏ, hạt dài : 40% hoa trắng, hạt tròn : 35% hoa trắng, hạt dài. Qui luật di truyền chi phối cả 2 cặp tính trạng và kiểu gen của F1 lần lượt là A. liên kết gen hoàn toàn, AD ad B. liên kết gen hoàn toàn, Ad aD Bb Bb C. liên kết gen không hoàn toàn, Ad aD Bb với f = 20% 14 D. liên kết gen không hoàn toàn, Ad aD Bb với f = 40% Câu 7: Lai phân tích F1 (Aa,Bb,Dd) có quả đỏ, tròn với quả trắng, bầu (aa,bb,dd) thu được Fa : 5% quả đỏ, tròn : 20% quả đỏ, bầu : 45% quả trắng, tròn : 30% quả trắng, bầu. Kiểu gen của cơ thể F1 là A. Aa BD bd B. Aa Bd bD C. Aa Bd Ad hoặc Bb bD aD D. Aa BD bd hoặc AD Bb ad Câu 8: Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản F1 thu được đồng loạt cây cao, chín sớm . Cho F 1 tự thụ F2 xuất hiện 4 kiểu hình gồm 396 cây cao, chín sớm ; 54 cây cao, chín muộn ; 204 cây thấp, chín sớm ; 146 cây thấp, chín muộn. Tần số hoán vị gen của F1 là: A.10% B.20% C.30% D.40% Câu 9: Ở một loài côn trùng có cặp NST giới tính ở ♂: XY, ♀: XX. Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho lai phân tích con đực F1 thu được ở FB gồm: 100 con cái mắt đỏ: 100 con cái mắt trắng: 200 con đực mắt trắng. Khi cho F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là: A.3 đỏ: 1 trắng B.9 đỏ: 7 trắng C.15 đỏ: 1 trắng D.13 đỏ: 3 trắng Câu 10: Ở ngựa, các kiểu gen A-B- và A- bb đều cho màu lông xám, gen B cho màu lông đen khi có aa trong kiểu gen, ngựa mang cặp gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình lông hung. Hai cặp gen này phân li độc lập. Gen quy định kích thước lông có 2 alen cùng nằm trên nhiễm sắc thể mang B, b và liên kết hoàn toàn với nhau. D quy định lông dài trội hoàn toàn so với d quy định lông ngắn. Biết rằng các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi cho lai 2 ngựa đều dị hợp 3 cặp gen đó và có kiểu gen giống nhau thu được F1 có 6,25% ngựa lông hung, ngắn. Tính theo lý thuyết, ngựa lông xám, dài F1 chiếm tỉ lệ A.37,5% B.56,25% C.18,75% D.6,25% 15 C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đưa ra một số phương pháp giải đối với dạng toán tổng hợp phần tương tác gen với di truyền liên kết và di truyền liên kết giới tính. Với phương pháp chung này, học sinh có thể giải quyết nhiều bài toán với lập luận chặt chẽ, logic, đầy đủ ý. Đề tài cũng lưu ý một số điểm lý thuyết học sinh cần nắm vững trước khi làm bài tập dạng tổng hợp như: học sinh phải nắm vững các dạng tương tác gen, cách tính tần số hoán vị, quy tắc 75, 25, dấu hiệu nhận biết di truyền liên kết với giới tính và đặc biệt là chú ý đến quy tắc khi các gen tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng thì sẽ phân li độc lập với nhau. Ngoài ra, đề tài còn đưa ra một số bài tập để học sinh vận dụng nhằm rèn luyện kỹ năng giải các bài toán tổng hợp quy luật di truyền. Trong việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng giải các bài tập tổng hợp quy luật di truyền, nếu giáo viên đã phân dạng và xây dựng phương pháp giải chung cho từng dạng thì sẽ thuận lợi cho giáo viên khi dạy tiết giải bài tập, cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, nhờ đó tiết dạy có tính chủ động và tạo hứng thú cho học sinh hơn. II. Đề nghị Đề tài chỉ mới đề cập đến một phần nhỏ trong các dạng bài tập tổng hợp quy luật di truyền. Vì vậy, có thể mở rộng đề tài, nghiên cứu sự phối hợp nhiều quy luật hơn, nhiều tỉ lệ hơn và có thể áp dụng phương pháp này đối với dạng câu hỏi tính xác suất. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan