Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Bồi dưỡng hs giỏi ngữ văn 8...

Tài liệu Bồi dưỡng hs giỏi ngữ văn 8

.DOC
66
7684
107

Mô tả:

Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n: Ngµy d¹y: / / -----------/ 2011. / 2011 Phần thứ nhất Tiếng Việt TiÕt 1- tiÕng viÖt: TRƯỜNG TỪ VỰNG. TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng sử dụng trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh trong khi nói, viết. 3. Thái độ. - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. __________________________ I. Trường từ vựng. 1. Lí thuyết. ? Em hiểu thế nào là trường từ vựng? - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. ? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý những gì? * Lưu ý: - Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một ttrường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ: Trường từ vựng tay bao gồm các trường nhỏ hơn. + Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay... + Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm... + Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng... - Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau. Ví dụ: + Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...( danh từ) + Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...( động từ) + Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...( tính từ) - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. Ví dụ. Trường mùi vị : Chua, cay, đắng, Chua ngọt... Trường âm thanh: chua, êm dịu, ngọt, chối tai... ? Nêu tác dụng của trường từ vựng? - Trong khi nói, viết sử dụng cách chuyển trường từ vựng thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ ( các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh...) 2. Luyện tập. Bài tập 1. ? Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau: Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 1 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đáp án - Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con. - Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn. - Trường từ vựng hoạt động cuae mỗi người: Hé mở, chúm, mút. Bài tập 2. ? Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào? Nhà ai vừa chín quả đầu Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng. Đáp án - ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác. Bài tập 3. ? Các từ sau đây đều nằm tròng trường từ vựng động vật, em hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn. gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lơn, mái, bò, đuôi, hú, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt. Đáp án - Trường từ vựng giống loài: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu. - Trường từ vựng giống: đực, cái, trống, mái. - Trường từ vựng bộ phận cơ thể của động vật: vuốt, nanh, đầu, mõm, đuôi, vây, lông. - Trường từ vựng tiếng kêu của động vật: Kêu, rống, gầm, sủa, gáy, hí, rú. - Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật: xé, nhai, mổ, gặm, nhấm, nuốt. Bài tập 4. ?Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng. Đáp án - Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi... - Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận... - Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ... - Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ... - Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó... II. Từ tượng hình, từ tượng thanh. 1. Lí thuyết. ? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Ví dụ: Móm mém, xộc xệch, vật vã, rũ rượi, thập thò... - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người. Ví dụ: Hu hu, ư ử, róc rách, sột soạt, tí tách... ? Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh? ->Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ láy. - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Ví dụ: Đường phố bỗng rào rào chân bước vội Người người đi như nước sối lên hè Những con chim lười còn ngủ dưới hàng me --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 2 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Vừa tỉnh dậy, rật lên trời, ríu rít... Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít Sum sê chợ Bưởi, tíu tít Đồng Xuân.. ( Tố Hữu) 2. Luyện tập. Bài tập 1. ? Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh: réo rắt, dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, sầm sập, gập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ. Đáp án - Từ tượng hình: dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, gập ghềnh, đờ đẫn, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ. - Từ tượng thanh: Réo rắt, sầm sập, ú ớ. Bài tập 2. ? Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ. Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi! Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người ( Tố Hữu) Đáp án - Từ tượng hình: Ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ. -> Các từ tượng hình trên được đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn. Bài tập 3. ? Trong đoạn văn sau đây, những từ nào là từ tượng hình? Sử dụng các từ tượng hình trong đoạn văn Nam Cao muốn gợi tả đặc điểm nào của nhân vật? Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ. Đáp án - Từ tượng hình: Khệnh khạng, thong thả, khềnh khệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc, bệ vệ. -> Sử dụng từ tượng hình trong đoạn văn trên tác giả muốn lột tả cái béo trng dáng điệu của nhân vật Hoàng. Bài tập 4: Viết đoạn văn tả mùa hè. Trong đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh (gạch chân các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn vừa viết) 3. Củng cố. ? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? 4. Dặn dò. ? Xem lại bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá. Ngµy so¹n: Ngµy d¹y: / / -----------/ 2011. / 2011 TiÕt 2- tiÕng viÖt: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ Xà HỘI TRỢ TỪ THÁN TỪ; TÌNH THÁI TỪ. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 3 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá. trong khi nói, viết. 3. Thái độ. - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. _________________________ I. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 1. Lí thuyết. ? Thế nào là từ địa phương? - Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ử một ( hoặc một số) địa phương nhất định. Ví dụ: O (cô gái) chỉ dùng ở Nghệ Tĩnh. Hĩm ( bé gái) chỉ dùng ở Thanh Hoá. ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? - Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Ví dụ: Thời phong kiến vua tự xưng là trẫm. - Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội phải thực sự phù hợp với tình huống giao tiếp, nhằm tăng thêm sức biểu cảm. 2. Luyện tập. Bài tập 1. ? Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? vì sao? Đáp án - Khái là từ địa phương miền Trung Nam Bộ. - Cọp, hổ là từ toàn dân. Bài tập 2. Đáp án ? Cho đoạn trích: Ai vô thành phố Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng. Tìm và nêu rõ tác dụng của từ địa phương mà tác giả sử dụng? Đáp án - Tác giả lấy tư cách là người miền Nam tâm tình với đồng bào ruột thịt của mình ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ vô là từ địa phương miền Nam, do đó dùng từ vô để tạo sắc thái thân mật, đầm ấm. Bài tập 3. ? Xác định từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương được in đậm trong câu sau: Chị em du như bù nước lã. - Du -> dâu. - Bù -> bầu. II. Trợ từ, thán từ. 1. Lý thuyết. ? Trợ từ là gì? --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 4 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: + Trợ từ để nhấn mạnh: Những, cái, thì, mà, là... + Trợ từ dùng để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc: có, chính, ngay, đích, thị... ? Thán từ là gì? - Thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. ? Thán từ được chia làm mấy loại? đó là những loại nào? - Thán từ được chia làm hai loại: + Thán từ dùng để biểu lộ tình cảm: Thán từ đích thực như ôi, ối, ái, ồ, á, chà, eo ơi, này, hỡi ơi... thán từ đi kèm thực từ như trời ơi, khổ quá, cha mẹ ơi, chết... + Thán từ gọi đáp như hỡi, ơi, ê, vâng... 2. Luyện tập. Bài tập 1. ? Tìm trợ từ trong các câu sau: a. Những là rày ước mai ao. b. Cái bạn này hay thật. c. Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy. d. Đích thị là Lan được điểm 10. e. Có thế tôi mới tin mọi người. Đáp án - Các từ đứng đầu trong mỗi câu đều là trợ từ. Bài tập 2. ? Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau: a. Nó hát những mấy bài liền. b. Chính các bạn ấy đã giúp Lan học tập tốt. c. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. d. Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự. e. Anh tôi toàn những lo là lo. Đáp án - Câu a, e trợ từ những dùng để nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ. - Câu b trợ từ chính dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy. - Câu c trợ từ chỉ dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy. - Câud trợ từ ngay cả dùng để nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy. Bài tập 3. ? Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ơi, ơi, trời ơi, vâng. III. Tình thái từ. 1. Lí thuyết. ? Thế nào là tình thái từ? - Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói( ghi vấn, cầu khiến, cảm thán) và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Ví dụ: Mời u xơi khoai đi ạ! U bán con thật đấy ư? Từ ạ trong câu trên biểu thị thái độ kính trọng của Tí đối với mẹ, còn từ ư đã biến cả câu thành câu ghi vấn. - Chức năng của tình thái từ + Tạo câu ghi vấn : à, ư, chứ, hả, phỏng, chăng... + Tạo câu cầu khiến: đi, nào, thôi, với... + Để tạo câu cảm thán: thay, thật, sao ... + Tình thái từ còn có chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: à, ạ, nhé, cơ, mà, kia, thôi... 2. Luyện tập. Bài tập 1. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 5 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------? Trong gao tiếp, các trường hợp phát ngôn sau đây thường bị phê phán. Em hãy giải thích vì sao và chữa lại cho thích hợp. - Em chào thầy. - Chào ông cháu về. - Con đã học bài rồi. - Mẹ ơi, con đi chơi một lát. Bài tập 2. ? Xác định từ loại của các từ in đậm sau đây và giải thích vì sao: a. - Đảng cho ta trái tim giầu Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay. ( Tố Hữu) - Tôi mà có nói dối ai Thì trời đánh chết cây khoai giữa đồng. ( Ca dao) - Tôi đã giúp bạn ấy nhiều rồi mà. b. – Mà nói vậy trái tim anh đó. Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ ( Tố Hữu) - Trời mưa thì chúng mình đành ở nhà vậy. Bài tập 3. ? Từ vậy trong các trường hợp sau có gì đặc biệt? a. Anh bảo sao thì tôi nghe vậy. b. Không ai hát thì tôi hát vậy. c. Bạn Lan hát vậy là đạt yêu cầu. Bài 4. ? Đặt câu có sử dụng tình thái từ để biểu thị các ý sau đây: miễn cưỡng, kính trọng, thân thương, thân mật, phân trần. 3. Củng cố. ? Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, trợ từ thán từ, tình thái từ, nói quá? 4. Dặn dò. ? Học nội dung bài và tự lấy ví dụ? Ngµy so¹n: Ngµy d¹y: / / -----------/ 2011. / 2011 TiÕt 3- tiÕng viÖt: NÓI QUÁ; NÓI GIẢM NÓI TRÁNH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về nói quá, nói giảm nói tránh. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng sử dụng cách nói giảm, nói tránh trong khi nói, viết. - Biết xác định BP nói quá và tác dụng của nó. 3. Thái độ. - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập về bp nói quá, nói giảm nói tránh. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 6 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Bài mới. __________________________________ I. Nói quá. 1. Lí thuyết. ? thế nào là bp nói quá? Phân biệt nói quá với nói khoác, nói dối? - Nói quá còn gọi là khoa trương, phóng đại, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu… Nói quá dùng cách phóng đại quy mô, mức độ, tính chất…của đối tượng để nhấn mạnh, tăng thức biểu cảm. - Nói khoác, nói dốicũng phóng đại mức độ, tính chất…của đối tượng nhưng nhằm mục đích làm người nghe tin vào điều không có thực. ? Nói quá thường liên quan đến bp tu từ nào? - Nói quá thường được dùng kèm với bp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. ? Bp nói quá thường gặp trong các trường hợp giao tiếp, các loại vb nào? - Dùng trong văn tự sự, miêu tả….ít được sử dụng trong vb hành chính, khoa học. 2. Luyện tập. Bài tập 1. Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu: - Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. (Ai-ma-tốp – Người thầy đầu tiên) Đáp án. Hình ảnh nói quá: “reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Nói quá như vậy để diễn tả màu đỏ và âm thanh gió thổi vào hai cây phong rất mạnh. Bài tập 2. Tìm bp nói quá trong câu sau: Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Đáp án. Cách nói quá thể hiện ở cụm từ: mà cắn, mà nhai, mà nghiến kì nát vụn mới thôi. Bài tập 3. Viết đọan văn ngắn diễn tả niềm vui của em trong dịp nào đó. Trong đoạn có dùng cách nói quá. II. Nói giảm nói tránh. 1. Lí thuyết. ? Thế nào là nói giảm nói tránh? - Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự. ? Cách sử dụng nói giảm nói tránh? - Cần sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ. 2. Luyện tập. Bài tập 1.Đặt hai cặp câu không dùng và có dùng cách nói giảm nói tránh. Nhận xét, so sánh sắc thái ý nghĩa và giá trị biểu cảm của mỗi cách nói. Bài tập 2. Viết đoạn văn khoảng 8 câu có dùng cách nói giảm nói tránh bằng cách dùng từ đồng nghĩa Hán Việt. 3. Củng cố. - Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? - Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ? 4. Dặn dò. Về nhà ôn bài, xem lại các bài tập, học thuộc các ghi nhớ. _____________________________________ -----------Ngµy so¹n: / / 2011. Ngµy d¹y: / / 2011 TiÕt 4- - tËp lµm v¨n: Phần thứ hai: Tập làm văn §1. VĂN BẢN --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 7 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về chủ đề, phân biệt chuyện với chủ đề, đại ý của bài, tính thống nhất của chủ đề. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng phân biệt chuyện với chủ đề, xác định chủ đề, đại ý của bài, tính thống nhất của chủ đề. 3. Thái độ. - Có ý thức khi viết bài. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập về chủ đề, phân biệt chuyện với chủ đề, đại ý của bài, tính thống nhất của chủ đề. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. ___________________________________ I. Chủ đề. 1. Chủ đề là gì? Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản. VD: Chủ đề của truyện “Lục Vân Tiên” là trung, hiếu, tiết, nghĩa. - Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng cao cả có chủ đề như sau: “Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi mẹ” - Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ. 2. Chuyện với chủ đề. - Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha –men ở vùng Andát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để giành lại tự do. - Vậy “chuyện” và “chủ đề” của truyện “lão Hạc” là gì? + Chuyện về lão Hạc- một người nông dân vì nghèo đói quá nên đã tìm đến cái chết bằng cách ăn bả chó tự tử sau khi đã bán chó, dành dụm tiền cho đứa con trai đang làm thuê ở đồn điền cao su. + Chủ đề: Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nông dân. 3. Đại ý. Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề. VD: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan - 4 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà. - 4 câu thơ cuối (2 câu luận + 2 câu kết) ; nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý) => Chủ đề: tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn. 4. Đa chủ đề. một tác phẩm có thể chỉ có một chủ đề. Một tác phẩm cũng có thể có nhiều chủ đề (đa chủ đề) VD: Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong “Nhật kí trong tù” có chủ đề tình yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy. - “Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề + Những khổ cực đày đoạ của thân tù + ý chí kiên cường bất khuất, lạc quan + Lòng khao khát tự do + Lòng yêu nước + Lòng thương người + Tình yêu thiên nhiên --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 8 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------+ Phong thái ung dung, tự tại Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại + Hiện thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo. - Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “tam quốc chí”, “tây du kí”, “thuỷ hử”, “chiến tranh và hoà bình”… đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu. Nhưng có những tác phẩm quy mô nhỏ vẫn có thể có nhiều chủ đề. VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” có các chủ đề sau: + Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc + Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc, thuỷ chung…) + Cảm thông với thân phận, số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. - Bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có người bảo chỉ có một chủ đề: tình bạn cố tri chân thành, chung thuỷ. Có người lại cho rằng có hai chủ đề: + Tình bạn đẹp, chân thành + Hai cuộc đời thanh bạch của một nhà nho. =>Ý kiến của em thế nào? 5. Tính thống nhất của chủ đề. Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết.. là xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề. Tựa như nền, móng, cột kèo, xà, tường, nóc, ngói, tranh… hợp thành mới ra cái nhà. Tính thống nhất của chủ đề là sự liên kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của các bộ phận tác phẩm như nhan đề, lời đề từ (nếu có), từ ngữ hình tượng, giọng điệu (thơ), cốt truyện, nhân vật, diễn biến, câu trữ tình ngoại đề (nếu có)- tạo thành một chỉnh thể. Sự thừa, thiếu trong tác phẩm là hiện tượng biểu lộ sự non yếu của tác giả đã phá vỡ tính thống nhất của chủ đề. VD: Truyện ngắn “cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt chẽ: - Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm - Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình, thì em gái theo ra. - Hai anh em chia đồ chơi - Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B. - Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê…. Thành nhìn theo bóng em gái rối khóc. => Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là: - Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau) - Tình thương yêu của anh em, của bè bạn trong bi kịch gia đình. II. Bài tập. Bài 1. 1. Phân tích bố cục bài “Rừng cọ quê tôi” (trang 13 –sách ngữ văn 8) 2. Giới thiệu hai câu văn biểu cảm trực tiếp 3. Chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi” là gì? Gợi ý: Đây là một văn bản biểu cảm rất đặc sắc Đáp án 1. Phần I: Câu mở đầu tác giả tự hào giới thiệu cảnh “rừng cọ trập trùng”, là vẻ đẹp của sông Thao quê tôi không có nơi nào đẹp bằng Phần II: gồm 3 đoạn văn tả cây cọ, rừng cọ và lợi ích của nó +Đoạn 1: tả cụ thể cây cọ: thân cao vút thẳng, rất dẻo dai “gió bão không thể quật ngã”. Búp cọ “như thanh kiếm sắc vung lên”. Cây non… “lá đã xoà sát mặt đất”. Lá cọ tròn xoe “như một rừng tay vẫy”. Rừng cọ là nơi trú ngụ ca hót của đàn chim khi mùa xuân về. Tất cả các chi tiết : thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ, rừng cọ mùa xuân, đều thể hiện rừng cọ rất đẹp, cây cọ có một sức sống vô cùng mạnh mẽ. + Đoạn 2: Nói rừng cọ với tuổi thơ tác giả. Tâm hồn tác giả đã gắn bó thiết tha với rừng cọ. Căn nhà “núp dưới rừng cọ”. Ngôi trường “khuất trong rừng cọ”. Con đường đi học “đi trong rừng cọ”. Ngày nắng, ngày mưa có bóng cọ chở che. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 9 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------+ Đoạn 3: Rừng cọ gắn bó với đời sống vật chất của người dân sông Thao. Cha làm chổi cọ, mẹ lấy móm lá cọ đựng hạt giống. Chị đan lá cọ, làm mành cọ, lán cọ để xuất khẩu. Trẻ chăn trâu nhặt trái cọ đem về om, “ăn vừa béo vừa bùi” - Phần III: tác giả nhắc lại câu hát: “cơm nắm lá cọ là người sông Thao”, rồi khẳng định một tình yêu thuỷ chung của người sông Thao: “đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình” 2. Có hai câu văn biểu cảm trực tiếp nói lên tình cảm của tác giả, của người sông Thao đối với rừng cọ quê nhà - Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng - Người sông Thao đi đâu, rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình 3. Chủ đề “rừng cọ” quê tôi là gì? - Rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao - Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao. Bài 2: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh? Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản đó? Đáp án 1. Xuất xứ, chủ đề. Truyện “tôi đi học” như một trang hồi kí ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường, truyện được in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941 “Tôi đi học” đã thể hiện những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, tâm trạng bâng khuâng, hồi hộp của một em bé trong buổi tựu trường. Em “như một con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” 2. Tính thống nhất về chủ đề của truyện “Tôi đi học”. Truyện ngắn “tôi đi học” gồm có các chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của chú bé (nhân vật “tôi”) trong buổi tựu trường. - Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi tren con đường làng dài và hẹp trong một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Lòng tôi “có sự đổi thay lớn”… nên tôi thấy cảnh vật thân quen trở nên “lạ” - Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút, thước… tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa bút thước cho cầm thử để thử sức mình. - Thấy trường làng Mĩ Lí oai nghiêm như đình làng Hoà Ấp, đông đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mạt vui tươi sáng sủa. Lòng tôi “đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Học trò mới “thèm vụng và ước ao thầm”… được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy đề khỏi “rụt rè” trong cảnh lạ - Nghe tiếng trống trường dội vang, nghe ông đốc đọc tên, các học sinh mới đều khóc, còn tôi cũng nức nở theo. Nghe gọi đến tên minh, tôi “giật mình và lúng túng”, quên cả mẹ đang đứng sau. Khi thấy giáo trẻ dẫn vào lớp, tôi cảm thấy “trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”. - Vào ngồi trong lớp, tôi thấy một mùi hương lạ xông lên; tôi bâng khuâng ngắm nhìn xung quanh, nhìn bạn… rồi vòng tay lên bàn, nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc bài tập viết: “Tôi đi học” => Các chi tiết trên không chỉ thể hiện diễn biến sự việc, cảnh vật và tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường mà còn gắn kết với nhau trong một thời gian (buồi sớm đầy sương thu và gió lạnh), trong ba không gian: con đường làng dài và hẹp, sân trường làng Mĩ Lí, phòng học lớp Năm. Cảnh vật và tâm trạng đều diễn biến, hoà quyện, không thừa. Ví dụ con chim nhỏ đậu trên cửa sổ lớp học rồi vụt cách bay đi. Qua đó ta thấy tính thống nhất của chủ đề truyện “tôi đi học”: tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng, tình cảm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ trong buổi tựu trường (đầu tiên của đời mình) Bài 3: Cho đề văn sau: “Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một của em”. Có hai bạn triển khai hai hướng như sau: Hướng 1: a,Chú em cho em một chiếc cặp sách rất đẹp khi em sắp vào năm học lớp Tám. Chiếc cặp đã gợi nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp một b, Cách đây tám năm, ngày đầu tiên đi học lớp một, bà nội đưa em đi, vì bố mẹ em đi công tác xa. c, Bà đã già nên không kịp ra phố mua cặp mới cho em, em đựng sách trong túi vải rất to của bà, trông rất ngộ. d, Hai bà cháu đi dò qua sông, sang trường học. Trên đò rất nhiều các bạn và các vị phụ huynh. Không khí như ngày hội, ai cũng mặc quần áo đẹp. Giá như mọi ngày em sẽ gấp chiếc thuyền giấy thả trôi sông. Nhưng hôm nay, em đứng thật nghiêm chỉnh trên đò. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 10 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------e, Ấn tượng của buổi học đầu tiên là hình ảnh cô giáo của em. Cô rất dịu dàng và đặc biệt có hai bím tóc dài tới tận khoeo chân. Lời nói của cô: “con đưa mũ để cô cất nào” và nụ cười của cô- đến tận bây giờ em vẫn không quên. Hướng 2: a. Hôm em sang trường dự khai giảng năm học lớp Tám, em đã tự đi xe đạp một mình. Em bỗng mỉm cười nhớ lại cái ngày đầu tiên ở lớp một mẹ đưa em đến lớp b. Từ nhà em ở phố Mai Hắc Đế, đi qua phố Tô Hiến Thành, đi thẳng rất lâu mới đến trường cấp I, II Vân Hồ. Em rất ghét mấy chị lớn hơn em một chút, thấy em lũn cũn cắp cặp đi học, cứ đùa doạ bắt trói em và đem nhốt. Cái năm “ngớ ngẩn” ấy, em rất sợ các chị. c. Vào lớp học, cô giáo đi thu mũ nón của các bạn trong lớp để gọn gàng một góc lớp. Em đã thật thà hỏi cô: “lát nữa con về, cô có trả mũ nón không ạ?”. Cô giáo bật cười, xoa đầu em và bảo: “Có chứ, con!” d. Cô giáo em có giọng nói rất hay, cô viết chữ mẫu trên bảng rất đẹp, nhưng cô lại có tên không hay. Em nghe các bạn gọi là cô Chưng e. Khi về nhà, sau buổi học đầu tiên, em đã hãnh diện nói với bố mẹ và chị của em là em học lớp cô Chưng. Lập tức em đã bị chị em cười rất to và giễu: “Đó là cô Hưng. Thật là ngớ ngẩn. Tên cô giáo cũng nghe nhầm” (Chị em học lớp ba cùng trường mà). Thật là ngượng nhớ đời! Theo em, hai hướng triển khai của hai bạn học sinh trên về đề văn đã cho, bạn nào đúng, bạn nào sai? Vì sao? Có điểm nào ai bạn cùng giống nhau không ? Em thích khai triển theo hướng nào? Hãy trình bày hướng triển khai đề văn của riêng em và viết thành bài cụ thể. Gợi ý: Cả hai hướng triển khai của hai bạn học sinh đều đúng. Vì các sự việc, các chi tiết nêu ra đều hướng tới làm rõ ý cơ bản của đề bài là về kỉ niệm buổi đi học đầu tiên của em (tức là bài văn đã xác định được sự thống nhất của chủ đề văn bản) 3. Củng cố. - Chủ đề là gì? - Điểm khác biệt chuyện với chủ đề? 4. Dặn dò. - Về nhà xem lại và hoàn thiện các bài tập. ________________________________________________ -----------Ngµy so¹n: / / 2011. Ngµy d¹y: / / 2011 TiÕt 5- tËp lµm v¨n: §1. VĂN BẢN (Tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về bố cục của văn bản, Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng sử dụng bố cục của văn bản, Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. trong khi nói, viết. 3. Thái độ. - Biết cách trình bày bài nói, viết. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 11 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HS: Ôn tập về bố cục của văn bản, cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, xây dựng đoạn văn trong văn bản, cách trình bày nội dung trong đoạn văn. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. ______________________________________ I. II. III- Bố cục của văn bản. 1. Ghi nhớ : - Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài + Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. + Phần thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. + Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản. - Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. VD: a. Văn miêu tả. - Mở bài: giới thiệu chung về ấn tượng cảm xúc đối với cảnh vật - Thân bài: tả từng phiên cảnh cụ thể, tả khái quát toàn cảnh - Kết bài: nêu cảm xúc, ý nghĩ b. Văn tự sự. - Mở bài: giới thiệu câu chuyện - Thân bài: kể diễn biến câu chuyện - Kết bài: kết cục câu chuyện, hoặc nói lên suy nghĩ, cảm nghĩ Câu chuyện: Con chim hồng 1. Một người đi săn ở Thiên Tân đem bẫy vào rừng đánh bắt được một con chim hồng mái rất đẹp. Bỏ chim vào lồng, đem về. Con chim trống cứ bay theo, cất tiếng kêu rất ai oán. Con trống bay theo về tận nhà người đi săn, kêu khóc như van xin cho đến tối mịt mới chịu bay đi. 2. Mờ sáng hôm sau, người đi săn dậy mở cửa đã nhìn thấy con chim trống đậu trước sân. Chim vẫy cánh nhịp nhàng như có ý ra hiệu gì. Người đi săn lại gần định bắt lấy cho được cả đôi. Chim trống vươn cao cổ, nhả ra một cục vàng rất to, sáng lấp lánh. Người đi săn chợt hiểu, hỏi: “muốn chuộc vợ sao?” Bèn thả con chim mái ra. Đôi chim mừng mừng tủi tủi, quanh quẩn mãi, chưa nỡ bay đi. 3. Người đi săn cân vàng. Được hai lạng sáu đồng cân. Cầm cục vàn trên tay, anh ta xúc động nghĩ: “Cầm thú không biết gì mà còn chung tình thế? Có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn của đôi lứa phải chia li. Loài cầm thú cũng thế ư?..” (Theo “Liêu trai chí dị”) c. Văn nghị luận. - Mở bài: nêu vấn đề - Thân bài: giải quyết vấn đề. Có thể lần lượt dùng lí lẽ hoặc dẫn chứng để giải thích, hay chứng minh, hay bình luận từng luận điểm, từng khía cạnh của vấn đề - Kết bài: khẳng định vấn đề. Liên hệ cảm nghĩ VD: Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh - Mở bài: Tác giả nêu vấn đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Lòng yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống quý báu, có sức mạnh vô địch để chiến thắng thù trong, giặc ngoài. - Thân bài: tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta + Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp: đủ các lứa tuổi, các thành phần giai cấp, tôn giáo, khắp mọi miền đất nước (miền ngược, miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương, những hành động yêu nước…) --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 12 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kết bài: tác giả nêu lên nhiệm vụ của toàn dân là phải phát huy tinh thần yêu nước để kháng chiến và kiến quốc. 2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài. Thân bài là phần chính trung tâm, phần trọng tâm của bài văn, của văn bản. Mỗi loại văn bản ở phần thân bài có cách bố trí, sắp xếp nội dung khác nhau. a. Thân bài văn miêu tả: có thể sắp xếp bố trí từ cảnh này đến cảnh khác, từ bộ phận này đến bộ phận khác theo thời gian và không gian, có cảnh chính và cảnh phụ. b. Thân bài văn tự sự: có thể sắp xếp, bố trí các tình tiết, các sự việc, các nhân vật nối tiếp hoặc xen kẽ nhau xuất hiện theo diễn biến tự nhiên của câu chuyện. VD: truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có 5 tình tiết sau hình thành cốt truyện và diễn biến câu chuyện: - Mụ vợ ông lão đánh cá bảo chồng ra biển xin con cá vàng một cái máng lợn - Mụ vợ sai chồng ra biển xin con cá vàng cho mụ một cái nhà mới - Mụ vợ bắt chồng đi gặp con cá vàng xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân - Mụ vợ bắt chồng đòi cá vàng để mụ được làm nữ hoàng - Mụ vợ ông lão đánh cá đòi được làm Long Vương ngự trên mặt biển c. Thân bài văn nghị luận: chất liệu làm nên bài văn nghị luận là lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận. Thân bài của một bài văn nghị luận là hệ thống các luận điểm, luận cứ. Qua các luận điểm, luận cứ, người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, chứng minh, bình luận để làm nổi bật luận đề (vấn đề đã nêu ra) VD: trong bài “thế nào là học tốt”, ông Trường Chinh đã nêu lên 4 căn cứ, 4 luận điểm sau: - Học tốt trước hết là học sinh phải đi học cho đều, chăm chú nghe giảng… - Hai là học phải gắn với hành, với lao động…. - Ba là học sinh phải chăm lo học tập và rèn luyện về các mặt trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục để phát triển toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa - Bốn là, học sinh phải kính trọng thầy, cùng gánh trách nhiệm với thầy trong việc xây dựng nhà trường xhcn…. 3. Xây dựng đoạn văn trong văn bản. a. Đoạn văn là gì? Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành. Vậy, đoạn văn là một phần của văn bản. Đoạn văn chỉ có một câu văn, hoặc do một số câu văn tạo thành. Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn của văn bản. Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào độ một ô tính từ lề. Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng. b. Câu chủ đề của đoạn văn. Câu chủ đề (còn gọi là câu chốt) mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C- V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (đoạn diễn dịch) cũng có thể đứng cuối đoạn (đoạn quy nạp) VD1 : Đảng ta vĩ đại thật. Trong lịch sử ta có ghi chuyện anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp. (Hồ Chí Minh) VD2: Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc. Tuổi trẻ VN được cắp sách đến trường, được hưởng thụ một nền giáo dục hoàn toàn tự do. Một chân trời tươi sáng bao la mở rộng trước tầm mắt thanh, thiếu niên nhi đồng. Học không phải để làm quan. Học để làm người, người lao động sáng tạo, có trình độ văn hoá, khoa học, kĩ thuật để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người người học tập, nhà nhà học tập để nâng cao dân trí. Vì vậy, học tập là nghĩa vụ của chúng ta. c. Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn. Trong một đoạn văn các câu có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau. Có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau; có thể liên kết, phối hợp với nhau về ý nghĩa. 4. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. - Dựng đoạn diễn dịch ( là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể chi tiết. Đoạn diễn dịch thì câu chốt đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh hoạ câu chốt. VD: Em rất kính yêu mẹ. Bố thì nghiêm, mẹ thì hiền. Mẹ giống bà ngoại, từ nét mặt, nụ cười đôn hậu đến đôi bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo. Mẹ đã về hưu được vài năm nay. Mẹ thức khuya, dậy sớm lo cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giỏi giang. Đứa con nào bị ốm, mẹ thở dài lo lắng, chăm sóc --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 13 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------từng viên thuốc, từng bát cháo… Mẹ luôn dặn các con: “nhà ta còn khó khăn, các con phải ngoan và chăm chỉ học hành”. Mỗi lần đi xa một hai ngày, em nhớ mẹ lắm! - Dựng đoạn quy nạp ( là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn. Chú ý: đoạn diễn dịch có thể đảo lại thành đoạn quy nạp, hoặc ngược lại VD: Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ… Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như : “giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích. Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên nhất. Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta. - Dựng đoạn song hành (là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung. Đoạn song hành không có câu chủ đề. VD: Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta, sương buông trắng xoá. Còn thuyền bơi trong sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc ộc của bạn chài săn cá, âm vang mặt vịnh. Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện ra trong màn sương…. (Vịnh Hạ Long) - Dựng đoạn móc xích là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo lối móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước. VD: Muốn xây dưng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hoá. Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết. 3. Củng cố. - Bố cục của văn bản là gì? - Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Cách trình bày nội dung trong đoạn văn ntn? 4. Dặn dò. - Về xem nd bài. - Tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. __________________________________________ -----------Ngµy so¹n: / / 2011. Ngµy d¹y: / / 2011 TiÕt 6- tËp lµm v¨n: §1. VĂN BẢN (Tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về bố cục của văn bản, Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng sử dụng bố cục của văn bản, Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. trong khi nói, viết. 3. Thái độ. - Biết cách trình bày bài nói, viết. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập bố cục của văn bản, Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 14 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------_________________________________________ BÀI TẬP Bài 1. Nhận diện đoạn văn ( trang 33, 34, 35 sách “cảm thụ ngữ văn THCS 8; bài 13 tr 17, 18 sách “các dạng tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8). Bài 2. Cho câu chủ đề sau: a.“Em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một”. 1. Viết tiếp câu chủ đề trên để có một đoạn văn diễn dịch khoảng từ 10 đến 12 câu. 2. Sau đó, hãy chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp. Nêu cách chuyển đổi. b. Ca dao và tục ngữ Việt Nam đã diễn tả sâu sắc tình cảm yêu thương cộng đồng. Hãy viết tiếp câu chủ đề trên để có một đoạn văn nghị luận chứng minh kết cấu theo kiểu tổng – phân hợp c. Viết đoạn văn tổng phân hợp cho sẵn câu chủ đề. Cái tình của lão Hạc đối với “cậu Vàng” thật là hiếm có và Nam Cao đã ghi lại trong những dòng chữ xúc động. Bởi không còn là con chó thường, cậu “vàng” đã trở thành người thân, niềm vui, niềm an ủi đối với cuộc sống cô đơn, lủi thủi một mình của lão. Lão “gọi nó là cậu Vàng như bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm, cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giầu(…) Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó”. Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán ‘cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ. Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà oà lên khóc”. Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nổi nỗi đau đớn cứ dội lên : “mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Lão Hạc đau đớn đến thế khỏng phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện” ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt của con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc… Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy. Bài 3. Một bạn học sinh đã có dự định sắp xếp dàn ý phần thân bài như sau và mỗi ý bạn ấy sẽ triển khai thành một đoạn văn: a. Kỉ niệm khi ở nhà, chuẩn bị đến trường b. Kỉ niệm khi kết thúc buổi học c. Kỉ niệm suốt dọc đường đến lớp d. Kỉ niệm trong buổi lễ khai giảng e. Kỉ niệm trong lớp, buổi học đầu tiên g. Theo em, dàn ý thân bài mà bạn học sinh dự kiến như trên đã hợp lý chưa? Vì sao? Nếu chưa hợp lý, hãy sửa lại. 2. Chọn một ý của dàn ý thân bài đã sửa, viết thành một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. Bài 4. Đề chuẩn bị cho bài viết số 1 về văn tự sự trong tuần sau, cô giáo đã hướng dẫn cả lớp tôi làm đề văn số 2 (ngữ văn 8, tập một) như sau: - Các em có thể chọn “người ấy” là một người bạn, hoặc một thầy giáo, cô giáo, hoặc một người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em.. - “Sống mãi” có nghĩa là để lại những kỉ niệm sâu sắc, không thể quên. Không nên quan niệm về sống chế, hoặc hiểu lầm là viết về người đã khuất. - Tôi đã chọn viết về bà nội yêu quý của mình. Dự kiến phần thân bài của tôi như sau: 1. Một vài nhận xét nhanh về bà từ hình dáng, đến công việc hằng ngày 2. Kỉ niệm khi em mới sinh, bà đã giúp mẹ chăm sóc em (nghe mẹ kể lại) 3. Kỉ niệm khi em chập chững biết đi, bà đã chăm em. 4. Kỉ niệm khi em lớn lên và đi học, bà vẫn chăm sóc và dạy bảo em. - Các bạn có trùng dự định như tôi không? Nếu đồng cảm, mời các bạn hãy triển khai mỗi ý của dàn ý thành một đoạn văn và hoàn thành đề văn số 2. 5. Chuyển đoạn văn trong văn bản. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 15 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------a. Mục đích của việc chuyển đoạn văn. Mỗi văn bản do nhiều đoạn văn hợp thành. Người viết và nói phải chuyển đoạn văn để liên kết lại thành một khối chặt chẽ, tránh rời rạc, lộn xộn. b. Các phương tiện chuyển đoạn. Muốn chuyển đoạn, liên kết đoạn, người ta có thể sử dụng từ ngữ hoặc dùng câu văn * Dùng từ ngữ để liên kết đoạn, chuyển đoạn, có thể: - Dùng các quan hệ từ - Dùng từ ngữ chỉ sự liệt kê - Dùng từ ngữ thể hiện ý tiểu kết, tổng kết, khái quát sự việc - Dùng từ ngữ chỉ sự tiếp diễn, nối tiếp - Dùng từ ngữ chỉ ý tương phản, đối lập - Dùng từ ngữ thay thế (các đại từ…) * Dùng câu nối để chuyển đoạn văn: Có lúc, người viết phải sử dụng một câu văn để nối hai đoạn văn. Nhờ thế, sự vật với sự vật, tình thế với tình thế, thời gian với thời gian, không gian với không gian được nối kết liền mạch, chặt chẽ. VD: “Học thơ ca dân gian và thơ cổ điển cho vững chãi nghề thơ, thà biết rất sâu rất thạo rồi sau đó không dùng không theo, vì mình thấy cái lối mới của mình hay hơn nhiều, khong theo một cách tự giác, chứ không phải vì chưa hiểu biết. Trở lại với vần thơ dân gian. Trong bài “Biển” (1961), tôi đã dùng nhiều vần theo lối hát dặm Nghệ Tính: Bờ đẹp đẽ cát vàng Thoai thoải hàng thông đứng Như lặng lẽ mơ màng Suốt ngàn năm bên sóng..” (Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống – Xuân Diệu) 3. Củng cố. - Nêu các bước lập dàn ý cho một đề văn? 4. Dặn dò. - Về xem lại nd bài. - Hãy viết một số đoạn văn phân tích tấm lòng nhân hậu và lương thiện của lão Hạc. Sau đó, hãy phân tích các phương tiện chuyển đoạn văn được sử dụng. (Tham khảo bài “Lão Hạc”) ________________________________________ -----------Ngµy so¹n: / / 2011. Ngµy d¹y: / / 2011 TiÕt 7- tËp lµm v¨n: §2. VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức về văn tự sự, cách xây dựng chuyện, Lập dàn bài cho một bài văn tự sự, phương pháp cụ thể. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng xây dựng chuyện, Lập dàn bài cho một bài văn tự sự, phương pháp cụ thể. 3. Thái độ. - Biết cách lập dàn bài cho một bài văn tự sự. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập về văn tự sự, cách xây dựng chuyện, Lập dàn bài cho một bài văn tự sự, phương pháp cụ thể. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. _____________________________________ I. Định nghĩa. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 16 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1. Chuyện là gì? Là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định, trên không gian nhất định, thể hiện tư duy và phẩm chất con người mang ý nghĩa đời sống. 2. Thế nào gọi là văn tự sự? Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy. II. Cách xây dựng truyện. 1. Truyện là một thể loại… là văn bản kể được tác giả sáng tác. VD: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn…. Cái được kể trong văn bản truyện thì gọi là câu chuyện, được viết là “truyện”. 2. Xây dựng nhân vật. - Trong truyện phải có nhân vật. Nhân vật có ngoại hình, có ngôn ngữ hành động, tâm lí- tính cách, có xung đột, có tình huống… giữa các nhân vật mới có “chuyện” xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Nhân vật phải cụ thể, cá tính hoá, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội. Viết truyện phải biết xây dựng nhân vật. Đọc truyện phải biết nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. 3. Xây dựng tình tiết truyện: Tình tiết truyện là những mạch, những chặng, những sự việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện. Tình tiết có thú vị thì truyện mới hay. Bằng phẳng quá thì nhạt nhẽo, vô vị. VD: Truyện “Tấm lụa và cây roi” có mấy tình tiết sau: - Một là, thân mẫu Trần Bích San nhận được tấm lụa con đi làm quan xa gửi về tặng mẹ, bà buồn và giận lắm. - Hai là, bà trả lại con tấm lụa kèm theo cái roi. - Ba là, Án San lập bàn thờ lạy sống mẹ và nghiêm khắc tự xử phạt mình. 4. Tình huống của truyện. Tình huống được thể hiện qua các tình tiết, sự cố bất ngờ, giầu kịch tính đem đến cho người đọc nhiều lí thú, hấp dẫn. Cô bé hái nấm. Hai em bé gái trên đường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng. Chúng phải đi ngang qua đường tàu. Tưởng rằng tàu hoả còn xa, chúng băng ngang đường ray. Không ngờ tàu hoả xuất hiện. Em gái lớn nhảy lùi lại, con em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và cúi xuống nhặt. Tàu hoả đã đến quá gần. Em lớn kêu lê: “Bỏ hết nấm, chạy đi!”. Nhưng em nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm. Người lái tầu không thể dừng lại được và tàu chẹt em gái nhỏ. Em gái lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tầu. Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray mặt úp xuống. Một lúc sau, cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm vào giỏ và chạy đến chỗ chị. - Em bé đánh đổ nấm cúi xuống nhặt. Tàu chạy qua chẹt lên em bé nhỏ. Chị khóc. Hành khách vô cùng lo sợ, thương cảm. Tàu chạy qua, em bé nằm bất động giữa các thanh ray, mặt úp xuống. Ai cũng ngỡ là em đã bị chết. => Đó là tình huống thứ nhất. - Ai ngờ, “một lúc sau cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ và chạy đến chỗ chị”. => Đó là tình huống thứ hai. Từ lo âu, sợ hãi mà người đọc vui mừng vì em bé may mắn, do khôn ngoan mà thoát chết. Hai tình huống trên đã tạo nên tính hấp dẫn của truyện. Đồng thời giá trị nhân bản của truyện được tô đậm. III. Lập dàn bài cho một bài văn tự sự. 1. Mở bài: Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xẩy ra câu chuyện.. Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu. 2. Thân bài: Kể các tình tiết làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm truyện có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện 3. Kết bài: câu chuyện kể đi vào kết cục. Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ. IV. Phương pháp cụ thể . 1. Miêu tả trong văn tự sự. Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố miêu tả đan xen vào các tình tiết theo diễn biến của câu chuyện: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 17 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Miêu tả cảnh vật- không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ( Dế Mèn phiêu lưu kí - đoạn miêu tả vùng cỏ may, võ đài diễn ra cuộc thì đấu giữa Trũi và Mèn) - Miêu tả ngoại hình nhân vật ( Miêu tả Dế Mèn) - Miêu tả hành động nhân vật: (hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hành động của chị Dậu…) - Miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật (tâm trạng nhân vật chị Dậu trong cảnh bán con) 2. Biểu cảm trong văn tự sự. a. Sự biểu hiện và giá trị của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự. - Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật… còn có yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thương….) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến. - Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua 3 dạng thức sau đây: + Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn do người đọc cảm nhận được. + Cảm xúc được bày tỏ, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất. - Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện. Chú ý: lúc đọc, lúc cảm thụ, lúc phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, nhất là tuỳ bút…) ta phải đặc biệt lưu ý tới các yếu tố biểu cảm. Luyện tập: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. Lão Hạc ra về rồi. Nước mắt ứa ra nơi hai hõm mắt. Như một kẻ mất hồn. Thương lão quá. Cảnh già cô đơn chỉ có con chó làm bạn sớm khuya, giờ lại bán đi. Cảnh cậu Vàng bị thằng Xiên, thằng Mục bất ngờ túm lấy hai chân sau dốc ngược lên rồi trói lại, đôi mắt đờ ra, dại đi, rên ư ử như khóc như van… cứ hiện ra trước mắt tôi. Và hình ảnh lão Hạc, sau khi báo tin “cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!, “Mặt co rúm lại, cái đầu ngọeo về một bên, cái miệng móm mém cất tiếng khóc hu hu của lão làm cho tôi đau đớn và xúc động vô cùng. Tôi nghĩ về kiếp chó, kiếp cậu Vàng, nghĩ về kiếp người. Câu nói của lão Hạc làm tôi day dứt và thảng thốt mãi: “thì ra tôi già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. 3. Củng cố. - Chuyện là gì? - Thế nào gọi là văn tự sự? - Cách xây dựng chuyện? 4. Dặn dò. - Về học nd bài. - Lập dàn ý cho đề bài “Chẳng may em đánh vỡ lọ hoa đẹp” _________________________________________ -----------Ngµy so¹n: / / 2011. Ngµy d¹y: / / 2011 TiÕt 8- tËp lµm v¨n: §2. RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN TỰ SỰ KÊT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. Qua tiết học, HS nắm được: - Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một VB hoàn chỉnh. 2. Kỹ năng. - Cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB tự sự. - Biết vận dụng những hiểu biết có được ở bài học tự chọn này để viết bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 3. Thái độ. Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 18 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------II. Chuẩn bị: - GV : Tài liệu tham khảo - HS: Ôn lại các khái niệm tự sự, miêu tả và biểu cảm. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. __________________________________ I. Ôn tập các phương thức: tự sự, miêu tả , biểu cảm. - GV cho HS ôn lại một số VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm ? Hãy kể ra một số VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 6, 7 và đầu năm lớp 8? VB “ Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “ Dế mèn phiêu lưu kí “ của Tô Hoài VB “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn VB “ Tôi đi học “ của Thanh Tịnh... - Hãy nhắc lại đặc điểm và các thao tác chính của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm? + Tự sự: Trình bày chuỗi sự việc có mở đầu, diễn biến, kết thúc, thể hiện một ý nghĩa Thao tác: Kể là chính. + Miêu tả: Tái hiện lại sự việc, hiện tượng. Thao tác: Quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét. + Biểu cảm: Thể hiện tình cảm, thái độ của mình với sự vật, hiện tượng. Thao tác : Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc của chính người viết hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật. II. Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. ? Tại sao trong VB tự sự cần có yếu tố miêu tả? Nhờ có yếu tố miêu tả mà có thể tái hiện cảnh vật, con người một cách cụ thể, sinh động trong không gian, thời gian - Yếu tố miêu tả trong văn tự sự : ? Qua các VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm đã học, em thấy yếu tố miêu tả có vai trò gì trong VB tự sự? Trả lời Giúp người kể kể lại một cách sinh động cảnh vật, con người làm cho câu chuyện trở nên sinh đông, hấp dẫn ? Em thường thấy những yếu tố miêu tả nào xuất hiện trong văn tự sự? Trả lời + Miêu tả nhân vật + Miêu tả cảnh thiên nhiên + Miêu tả cảnh sinh hoạt HS lấy VD cụ thể ? + Miêu tả nhân vật: Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn và Dế Choắt trong VB “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài + Miêu tả cảnh thiên nhiên: Đoạn văn đầu tiên của VB “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh. + Miêu tả cảnh sinh hoạt: Đoạn văn miêu tả cảnh hộ đê trong VB “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn. ? Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua những dấu hiệu nào ở VB tự sự? 2- Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự. ? Yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong văn tự sự? Biểu cảm: Thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn với nhân vật, sự việc được kể ? Trong VB tự sự, em thấy yếu tố biểu cảm thường được thể hiện như thế nào? Biểu cảm thông qua hai hình thức: trực tiếp qua cảm xúc của chính nhà văn với nhân vật hoặc gián tiếp thông qua cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật ? Về hình thức, em thấy yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những dấu hiệu nào trong VB tự sự? Qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ... III. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 1. Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì. ? Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bất kì, ta thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào? --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 19 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc Gi¸o ¸n BDHSG mon ng÷ v¨n - 8 N¨m häc: 2011 – 2012 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thực hiện theo 5 bước + Xác định nhân vật, sự việc + Lựa chọn ngôi kể + Xác định thứ tự kể + Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ viết + Viết thành đoạn với các yếu tố: Kể, tả, biểu cảm ? Bố cục một bài văn tự sự gồm mấy phần? Là những phần nào? Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài 2. Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn. a. Đoạn mở bài. - GV cho HS hoạt động nhóm tìm ra các cách viết đoạn mở bài * Cách 1: Dùng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả để giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện VD: Sách “ Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao - Ngữ văn 8” * Cách 2: Dùng phươngthức tự sự là chính có kết hợp với biểu cảm để nêu kết quả của sự việc hoặc kết cục số phận của nhân vật lên trước; sau đó dùng một vài câu dẫn dắt để quay về từ đầu diễn biến cốt truyện VD: Sách “ Một số.....” * Cách 3: Dùng hình thức miêu tả là chính để dẫn dắt vào truyện VD * Cách 4: Dùng phương thức biểu cảm là chính để dẫn dắt vào truyện ( thường dành cho những câu chuyện có tính chất hồi tưởng, hoài niệm) VD: VB “ Tôi đi học” b. Thân bài. ? Cách viết các đoạn thân bài như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo? Viết các đoạn thân bài: Yếu tố tự sự đóng vai trò chủ đạo ( có sự việc, nhân vật); miêu tả và biểu cảm chỉ được vận dụng khi cần thiết làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. c. Kết bài. - Cho HS thảo luận nhóm, tìm ra các cách viết đoạn kết bài Cách viết đoạn kết bài * Cách 1: Dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm để nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc ( Người kể chuyện hay một nhân vật nào đó) * Cách 2: Dùng phương thức biểu cảm là chính để bày tỏ thái độ, tình cảm của người trong cuộc * Cách 3: Dùng phương thức miêu tả là chính đan xen biểu cảm để kết thúc câu chuyện ’ Ở mỗi cách, GV lấy VD cụ thể để HS học tập. 3. Củng cố. ? Các phương thức tự sự , miêu tả, biểu cảm có đặc điểm gì? Các thao tác chính của các phương thức đó? Có khi nào em thấy trong một VB chỉ xuất hiện duy nhất một phương thức biểu đạt không? Tại sao? 4. Dặn dò: - Học bài, nắm chắc đặc điểm của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm đã được học. - Chuẩn bị “Văn thuyết minh” ________________________________ -----------Ngµy so¹n: / / 2011. Ngµy d¹y: / / 2011 TiÕt 9- tËp lµm v¨n: §3. VĂN THUYẾT MINH I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về văn bản thuyết minh, tính chất của văn thuyết minh, yêu cầu và phương pháp thuyết minh. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng hoàn thiện bài văn thuyết minh. 3. Thái độ. - Có ý thức khi làm văn thuyết minh. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TrÇn V¨n Trêng -- 20 Trêng THCS Ngäc liªn – ngäc lÆc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan