Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Các dạng bài tập phân tích hoạt động kinh doanh...

Tài liệu Các dạng bài tập phân tích hoạt động kinh doanh

.PDF
32
2875
71

Mô tả:

Phần I CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN 3 Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Bài số 1: Dựa vào công thức sau, hãy xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận, cho ví dụ minh hoạ: Khối lượng LN = sản phẩm x tiêu thụ Đơn giá bán sản phẩm - Khối lượng Chi phí sản phẩm x khả tiêu thụ biến Chi phí bất biến Bài số 2: Căn cứ vào công thức sau: Khối lượng NVL Khối lượng NVL nhập + tồn đầu kỳ trong kỳ - Khối lượng NVL tồn cuối kỳ Q = Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm Yêu cầu: Vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn, hãy xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng sản phẩm sản xuất (Q), cho ví dụ minh hoạ. Bài số 3: Căn cứ vào công thức sau: Số lượng Số ngày làm việc Số giờ làm việc Năng suất GO = lao động x thực tế bình quân x thực tế b/ quân x lao động bình quân 1 CN trong kỳ trong 1 ngày giờ Yêu cầu: Vận dụng phương pháp số chênh lệch, hãy xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất, cho ví dụ minh hoạ. Bài số 4: Căn cứ vào tài liệu sau, hãy phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận, căn cứ vào công thức: LN = ∑(qxp) - (qxv) - b 4 Chỉ tiêu Đơn vị tính 1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (q) 2. Giá vốn hàng bán (v) 3. Chi phí bất biến (b) 4. Đơn giá bán sản phẩm (p) sản phẩm 1.000 đ/ sản phẩm 1.000 đồng 1.000 đ/sản phẩm Kế hoạch 1.000 60 10.000 100 Thực tế 1.200 65 15.000 105 Bài số 5: Có tài liệu tại doanh nghiệp X trong năm 2006 như sau: Chỉ tiêu ĐVT Kỳ gốc 1. Số lượng lao động bình quân 2. Tổng số ngày công làm việc thực tế toàn DN 3. Số giờ công làm việc thực tế bình quân 1 ngày 4. Năng suất lao động giờ người ngày giờ đ/giờ 100 28.000 7,5 10.000 Kỳ báo cáo 120 35.040 7 10.500 Yêu cầu: Hãy phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất (GO) bằng phương pháp số chênh lệch căn cứ vào công thức sau: Số lượng GO = lao động x bình quân Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 CN trong kỳ Số giờ làm việc Năng suất x thực tế b/ quân x lao động trong 1 ngày giờ 5 Chương II PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT Bài số 1: Doanh nghiệp sản xuất A có các số liệu như sau: Khối lượng sản phẩm sản xuất Sản Đơn giá cố định Định mức giờ công (cái) (1.000đ/cái) phẩm cho 1 sản phẩm (giờ) Kỳ gốc Kỳ báo cáo A 4.000 6.000 100 10 B 3.000 3.600 120 12 C 5.000 3.350 150 20 (Giả thiết: Doanh nghiệp A sản xuất mặt hàng ổn định theo kế hoạch nhà nước giao). Yêu cầu: 1. Đánh giá tình hình sản xuất từng loại sản phẩm và toàn doanh nghiệp. 2. Phân tích tình hình sản xuất theo đơn đặt hàng. 3. Phân tích ảnh hưởng kết cấu mặt hàng đến giá trị sản xuất (GO). Bài số 2: Căn cứ vào tài liệu sau, yêu cầu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về khối lượng của một xí nghiệp cơ khí. Biết rằng định mức giờ công để sản xuất một sản phẩm A: 10 giờ, sản phẩm B: 30 giờ, sản phẩm C: 20 giờ và sản phẩm D là 10 giờ. Sản lượng sản xuất Đơn giá bán (sản phẩm) (1000đ/sản phẩm) Sản phẩm KH TT KH TT A 20 21 500 520 B 21 18 1.000 900 C 11 9 600 600 D 10 10 300 280 Bài số 3: Tình hình sản xuất của doanh nghiệp X thể hiện ở tài liệu sau: Tên Khối lượng phụ tùng Khối lượng Khối lượng Khối lượng phụ cần cho kế hoạch sản dự trữ cuối phụ tùng sản phụ tùng dự trữ tùng xuất 2.000 sản phẩm kỳ kế hoạch xuất thực tế đầu kỳ thực tế A 8.000 400 6.500 300 B 4.000 150 3.800 200 C 2.000 100 2.200 100 Yêu cầu: Phân tích tình hình sản xuất đồng bộ của Doanh nghiệp X. 6 Bài số 4: Căn cứ vào tài liệu sau, hãy phân tích tính chất đồng bộ trong sản xuất, trình bày ảnh hưởng của việc sản xuất không đồng bộ đến tình hình sản xuất kinh doanh. 1. Kỳ kế hoạch: - Sản lượng sản phẩm sản xuất: 250 sản phẩm. - Sản lượng chi tiết để lắp 1 sản phẩm (A: 2 chi tiết, B: 1 chi tiết, C: 4 chi tiết). - Sản lượng chi tiết cần dự trữ cho mỗi năm đủ lắp 20 sản phẩm. 2. Kỳ thực tế: - Sản lượng sản phẩm sản xuất: 235 sản phẩm. - Sản lượng chi tiết sản xuất. (Đơn vị tính: chi tiết). + Chi tiết A: 600. + Chi tiết B: 300. + Chi tiết C: 900. - Sản lượng chi tiết tồn kho đầu năm. (Đơn vị tính: chi tiết). + Chi tiết A: 27. + Chi tiết B: 30. + Chi tiết C: 40. Bài số 5: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A trong quý 1 với các thứ hạng sản phẩm khác nhau, gồm 3 loại (1, 2, 3) với các mức giá tương ứng loại 1:100.000 đồng, loại 2: 80.000 đồng, loại 3: 50.000đồng. `Trong quý 1, doanh nghiệp dự kiến sản xuất 26.000 sản phẩm. Trong đó, loại 1 chiếm 65%, loại 2 chiếm 25%, loại 3 chiếm 10%. Thực tế trong quý 1 doanh nghiệp đã sản xuất được 17.920 sản phẩm loại 1, 5.240 sản phẩm loại 2 và 4.840 sản phẩm loại 3. Yêu cầu: Đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lượng theo hai phương pháp: 1. Đơn giá bình quân ( P ). 2. Hệ số Phẩm cấp (H). 7 Bài số 6: Căn cứ vào tài liệu sau, hãy phân tích tình hình sản xuất về mặt chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A. Sản phẩm A Loại I Loại II Loại III B Loại I Loại II Khối lượng sản phẩm sản xuất (sản phẩm) Kế hoạch Thực tế 2.500 2.000 1.000 600 800 700 700 700 1.600 1.200 800 600 800 600 Đơn giá cố định (1.000 đ/sp) 100 80 50 200 150 Bài số 7: Xí nghiệp X sản xuất sản phẩm A theo thứ hạng sản phẩm phân thành 3 loại: I, II, III. 1. Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch: 100.000 sản phẩm, trong đó tỉ trọng của các loại sản phẩm như sau: loại I: 40%, loại II: 40%, loại III: 20%. Giá cố định của sản phẩm loại I: 10.000 đồng/sản phẩm, loại II: 8.000 đồng/sản phẩm. Hệ số phẩm cấp bình quân kỳ kế hoạch (Ho): 0,86. 2.Trong kỳ thực tế xí nghiệp sản xuất: - Loại I: 70.000 sản phẩm. - Loại II: 40.000 sản phẩm. - Loại III: 10.000 sản phẩm. Yêu cầu: Phân tích tình hình sản xuất về mặt chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Bài số 8: Căn cứ vào tài liệu sau của Xí nghiệp X, yêu cầu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về chất lượng sản phẩm. (Đơn vị tính: 1.000 đồng) Chi phí sửa chữa Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm hỏng Sản sản phẩm hỏng phẩm KH TT KH TT KH TT A 35.000 44.400 700 1.110 350 666 B 40.000 36.000 2.000 2.160 1.200 360 C 25.000 39.600 375 1.188 125 792 8 Bài số 9: Có tài liệu, về tình hình sản xuất của Công ty May xuất khẩu trong 2 kỳ báo cáo như sau: Sản phẩm A B Chi phí sản xuất Kế hoạch Thực tế 6.000 10.000 9.000 11.000 Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Chi phí thiệt hại sản xuất sản phẩm hỏng Kế hoạch Thực tế 600 800 1080 990 Yêu cầu: Phân tích tình hình sản xuất về mặt chất lượng sản phẩm. Bài số 10: Căn cứ tài liệu sau, phân tích kết quả sản xuất về chất lượng, mỗi nhân tố ảnh hưởng giả định một nguyên nhân và đề xuất một biện pháp khắc phục. (Đơn vị tính: 1.000.000 đồng) Chi phí sản xuất Chi phí thiệt hại do sản xuất sản phẩm hỏng Sản phẩm Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này A 40.000 40.000 1.200 1.240 B 40.000 20.000 2.000 1.020 C 30.000 60.000 300 720 Lưu ý: Sản phẩm A, B, C chỉ có một loại thứ hạng chất lượng. 9 Chương III PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Bài số 1: Có tài liệu về giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất vật liệu Xây dựng như sau. Đơn vị tính: 1.000 đồng Giá thành đơn vị sản phẩm năm nay Sản Giá thành đơn vị sản phẩm phẩm năm trước Kế hoạch Thực tế A B C D 200 250 150 - 190 240 145 400 210 230 136 420 Yêu cầu: Phân tích chung tình hình biến động giá thành đơn vị sản phẩm. Bài số 2: Căn cứ vào tài liêu dưới đây của Xí nghiệp X: Tên sản phẩm 1. Sản phẩm so sánh được A B C 2. Sản phẩm không so sánh được D Đơn vị tính: 1.000 đồng Sản lượng thực tế tính theo Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế 30.000 43.000 25.000 29.800 42.000 26.000 3.280 3.320 Tài liệu bổ sung: Trong năm nhà nước quyết định giảm giá bán vật liệu làm chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm A giảm 400.000 đ, sản phẩm C giảm 2.000.000đ. Việc lập kế hoạch sản xuất sản phẩm D chưa chính xác. Yêu cầu: Đánh giá tình hình hoàn thành giá thành toàn bộ sản phẩm. 10 Bài số 3: Căn cứ vào tài liệu sau, hãy phân tích chung tình hình giá thành. Khối lượng sản phẩm SX Giá thành đơn vị sản phẩm (cái) (1.000 đồng/cái) Sản phẩm Kế hoạch Thực tế Thực tế Kế hoạch Thực tế 2006 2006 2005 2006 2006 A 4.000 6.200 150 140 120 B 3.000 2.800 220 200 195 C 1.000 1.100 50 55 Bài số 4: Có số liệu về tình hình sản xuất của Xí nghiệp sản xuất đồ gốm, trong 2 kỳ báo cáo như sau: Giá thành đơn vị Tên sản Sản lượng (1.000 sp) (1.000 đồng/sp) phẩm Kế hoạch Thực tế Năm trước Kế hoạch Thực tế A 10 15 50 45 43 B 15 10 60 55 60 C 10 20 20 10 Tài liệu bổ sung: - Do cải tiến kỹ thuật, thay đổi thiết kế nên mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm A giảm làm giá thành đơn vị sản phẩm A giảm so với kế hoạch là 2.000 đồng/sản phẩm. - Do một số công nhân thiếu tinh thần trách nhiệm để thiệt hại về sản phẩm B hỏng làm giá thành sản phẩm B tăng 5.000 đồng/sản phẩm so với kế hoạch. - Sản phẩm C mới được phép sản xuất trong năm phân tích, việc lập kế hoạch giá thành sản phẩm này chưa chính xác. Yêu cầu: 1. Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. Bài số 5: Một Xí nghiệp dệt trong kỳ sản xuất 2 loại vải có số liệu dưới đây: 1. Tình hình sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm. Sản lượng (m) Giá thành đơn vị (1.000 đồng/m) Loại vải Kế hoạch Thực tế Năm trước Kế hoạch Thực tế Katê 2.000 2.600 41 40 39 Lụa 1.500 1.400 380 360 370 11 2. Giá thành đơn vị sản phẩm vải lụa: (Đơn vị tính: 1.000 đồng) Kế hoạch Thực tế 200 230 80 80 80 59 1 360 370 Khoản mục giá thành 1. Nguyên vật liệu trực tiếp. 2. Tiền lương công nhân trực tiếp. 3. Chi phí sản xuất chung. 4. Khoản thiệt hại. Cộng giá thành sản xuất. Tài liệu bổ sung: - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất vải Lụa trong kỳ tăng là do khâu cung cấp nguyên liệu không đúng qui cách. - Trong năm nhà nước tăng giá sợi để sản xuất vải Katê. - Xí nghiệp tuyển dụng một số công nhân tay nghề còn thấp. - Kế hoạch coi như đã chính xác, tình hình sản xuất kinh doanh không gặp khó khăn gì lớn. Yêu cầu: Phân tích tình hình hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm so sánh được. Bài số 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp X được thể hiện qua các tài liệu sau: A. Kế hoạch năm 2006. Sản Khối lượng sản phẩm Giá bán sản phẩm Tỷ lệ hạ giá thành so với phẩm SX (cái) thực tế năm 2005 (%) (1.000 đồng /cái) A 1.000 200 -4 B 2.200 150 -2 C 4.800 260 -3 D 1. 000 70 B. Thực tế năm 2006. Sản Khối lượng sản phẩm phẩm SX (cái) A B C D 1.500 2.000 5.000 1.000 Giá bán sản phẩm (1.000 đồng / cái) Tỷ lệ hạ giá thành so với thực tế năm 2005 (%) 210 150 260 70 - 3,5 + 1,5 -4 - 12 C. Thực tế năm 2005. Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2005 của: + Sản phẩm A: 150.000 đồng/cái. + Sản phẩm B: 100.000 đồng/cái. + Sản phẩm C: 200.000 đồng/cái. Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được. 2. Phân tích chi phí cho 1000 đồng sản phẩm hàng hoá. Biết rằng: Giá thành đơn vị sản phẩm D. - Kế hoạch: 50.000 đồng/cái. - Thực tế: 48.000 đồng/cái. Bài số 7: Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất trong 2 kỳ báo cáo như sau: *Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch: - Sản phẩm A: 4000 sản phẩm. - Sản phẩm B: 2000 sản phẩm. - Sản phẩm C: 6000 sản phẩm. *Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất của sản phẩm A: 120%, sản phẩm B: 110%, sản phẩm C: 90%. *Tình hình giá thành, giá bán sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm Giá bán sản phẩm (1.000 đồng/sản phẩm) (1.000 đồng/sản phẩm) Năm trước Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 200 190 250 250 B 110 90 95 150 160 C 400 380 370 450 460 Yêu cầu: 1. Phân tích chung tình hình giá thành sản phẩm. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được. 3. Phân tích chi phí cho 1000 đồng trên sản phẩm hàng hoá. Bài số 8: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp May được thể hiện ở các tài liệu sau: 1. Theo tài liệu hạch toán ở năm trước ta có: Lượng sản phẩm sản xuất: sản phẩm A: 4.000 sản phẩm, sản phẩm C: 13.000 sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm A: 400.000 đồng/sản phẩm, sản phẩm C: 50.000 đồng/sản phẩm. 2. Tỉ lệ sản phẩm sản xuất dự kiến kỳ kế hoạch tăng so với năm trước: - Sản phẩm A tăng 8%. Sản phẩm 13 - Sản phẩm C tăng 10%. 3. Thực tế: - Sản phẩm A tăng 9%. - Sản phẩm C tăng 8%. 4. Trong kỳ kế hoạch xí nghiệp quyết định sản xuất sản phẩm mới là sản phẩm B, khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến là 1.000 sản phẩm nhưng thực tế đạt 900 sản phẩm. 5. Giá thành sản phẩm B dự kiến kế hoạch là 40.000 đồng/sản phẩm, giá thành thực tế không thay đổi so với kế hoạch. 6. Tỉ lệ hạ giá thành sản phẩm so với thực tế năm trước: - Sản phẩm A dự kiến kế hoạch: (- 4%), thực tế: (- 4,2%). - Sản phẩm C dự kiến kế hoạch: (- 5%), thực tế: ( - 3,5%.) Yêu cầu: 1. Phân tích chung tình hình giá thành. 2. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được. Bài số 9: Doanh nghiệp Tân Lợi trong năm 2006 có tình hình sản xuất, giá thành và giá bán sản phẩm như sau: Số lượng sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm Giá bán sản phẩm Sản (1.000 đồng/sp) sản xuất (sp) (1.000 đồng/sp) phẩm KH TT Năm trước KH TT KH TT A 8.000 10.000 120 110 100 150 170 B 10.000 11.000 300 280 270 380 400 C 1.000 1.000 230 260 300 300 Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm, tình hình tăng giảm tổng giá thành tại doanh nghiệp. 2. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm so sánh được. 3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm hàng hoá. Bài số 10: Có tài liệu về tình hình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp sành sứ thể hiện qua các tài liệu sau: I. Tài liệu kế hoạch 2006: Sản phẩm A Khối lượng sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm SX (sp) (1.000đ /sản phẩm) 5.000 150 14 Đơn giá bán sản phẩm (1.000đ/sản phẩm) 180 B C D 3.000 2.200 1.000 125 140 200 160 190 250 II. Tài liệu thực tế 2006: Sản phẩm A B C D Khối lượng sản phẩm sản xuất (sp) 6.000 4.000 3.000 1.000 Giá thành đơn vị sản phẩm Đơn giá bán sản phẩm (1.000 đ/ sp) (1.000 đ/sp) 140 120 130 180 180 160 190 250 III. Tài liệu thực tế 2005: Giá thành đơn vị sản phẩm A:160.000 đồng/sản phẩm, sản phẩm B: 130.000 đồng/sản phẩm, sản phẩm C: 140.000 đồng/sản phẩm. Yêu cầu: 1. Phân tích chung tình hình giá thành. 2. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm so sánh được. 3. Phân tích chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm hàng hoá. Bài số 11: Có số liệu về tình hình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất X như sau: 1. Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch của sản phẩm A: 4.000 sản phẩm, sản phẩm B: 6.000 sản phẩm, sản phẩm C: 2.000 sản phẩm 2. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất của sản phẩm A: 120%, sản phẩm B: 110% và sản phẩm C: 90%. 3. Tình hình giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm như sau: Sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm năm trước (1.000 đồng/sản phẩm) Tỷ lệ hạ giá thành so với thực tế năm trước (%) Kế hoạch Thực tế -3 - 3,5 -2 -4 B 1.000 C 2.000 Yêu cầu: 1. Phân tích chung tình hình giá thành. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được. 3. Phân tích chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm hàng hoá. 15 Biết rằng: - Giá thành đơn vị SP A kỳ kế hoạch: 100.000đ/sp; kỳ thực tế: 105.000đ /sp. - Giá bán kỳ kế hoạch và thực tế của SPA: 150.000 đồng/sp, SPB: 1.200.000 đồng, SPC: 2.400.000 đồng. Bài số 12: Có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty May trong năm 2006 thể hiện ở các tài liệu sau: I.Tình hình sản xuất và dự trữ: Sản phẩm Khối lượng NVL dự trữ đầu kỳ (kg) Khối lượng NVL thu mua trong kỳ (kg) Khối lượng NVL dự trữ cuối kỳ (kg) Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 100 100 6.000 7.200 80 100 B 200 220 4.000 3.850 180 220 C 120 110 6.200 9.030 140 140 II. Tình hình hạ giá thành và giá bán đơn vị sản phẩm: Sản phẩm A B C Tỷ lệ hạ giá thành (%) Kế hoạch - 6,25 -5 -4 Giá bán sản phẩm (1.000 đồng/ SP) Thực tế Kế hoạch Thực tế - 12,5 - 10 -8 195 220 150 200 220 160 Tài liệu bổ sung: - Giá thành năm trước của sản phẩm A: 160.000 đ/sp, sản phẩm B:200.000đ/sp, sản phẩm C: 125.000 đồng/sản phẩm. - Mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm: + Kỳ kế hoạch: SPA: 1 kg; SPB: 1,5 kg; SPC: 2 kg. + Kỳ thực tế: SPA: 1,2 kg; SPB: 1,4 kg; SPC: 1,8 kg. Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được. 2. Phân tích chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm. 16 Bài số 13: Căn cứ vào tài liệu sau, phân tích biến động của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, biết khối lượng sản xuất kế hoạch: 5.000 sản phẩm, thực tế: 5.100 sản phẩm. Chỉ tiêu 1. Mức tiêu hao nguyên liệu cho 1 sản phẩm (kg/ sản phẩm) 2. Đơn giá (1.000 đồng/kg) Nguyên vật liệu A KH TT Nguyên vật liệu B KH TT Nguyên vật liệu C KH TT 20 22 30 29 50 47 20 21 26 25 40 41 Biết rằng giá trị phế liệu thu hồi: - Kế hoạch là 50.000 (ngàn đồng). - Thực tế là 60.000 (ngàn đồng). Bài số 14: Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm tại 1 doanh nghiệp như sau: Khối lượng sản phẩm Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn Đơn giá NVL Sản (1.000 đồng/ kg) sản xuất (sp) vị sản phẩm (kg/ sp) phẩm KH TT KH TT KH TT A 1000 1500 10 9 3000 3200 B 2000 2200 5 5,5 4000 3800 C 4800 5000 3 3 5000 5000 Yêu cầu: 1. Phân tích chung tình hình sử dụng nguyên vật liệu. 2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bài số 15: Có số liệu về tình hình cung cấp nguyên vật liệu của doanh nghiệp Y trong 2 kỳ báo cáo như sau: Chi phí thu mua Tên Khối lượng nguyên Đơn giá từng loại NVL (1.000 đồng /kg) vật vật liệu sử dụng (1.000 đồng /kg) kỳ thực tế (kg) liệu Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 7.500 50 55 10 12 15.000 B 110 100 20 15 C 20.000 250 260 40 38 Yêu cầu: Phân tích giá thành nguyên vật liệu. 17 Bài số 16: Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất. Sản phẩm A B Sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế (cái) 50.000 40.000 Lượng lao động hao phí để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm (giờ/cái) Định mức Thực tế 2,5 2,4 4,6 4,8 Đơn giá 1 giờ công lao động (1.000 đồng/giờ) Định mức Thực tế 5000 6200 4000 5000 Yêu cầu: 1. Xác định chi phí tiền lương sản phẩm định mức và thực tế. 2. Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. 3. Cho biết khả năng giảm chi phí tiền lương sản phẩm là bao nhiêu? Bài số 17: Doanh nghiệp tiến hành sản xuất một loại sản phẩm đã xây dựng được các định mức chi phí để điều hành sản xuất kinh doanh. Sản lượng thực tế đạt được trong năm là 60.000 sản phẩm. Chi phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên số giờ lao động trực tiếp. Tài liệu về định mức chi phí và thực tế như sau: Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế Lượng tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm Đơn giá (đồng) Lượng tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm Đơn giá (đồng) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3 kg/sản phẩm 7.000 2,8 kg/sản phẩm 7.200 Chi phí nhân công trực tiếp 0,8 h/sản phẩm 15.000 0,9 h/sản phẩm 14.000 Chi phí sản xuất chung 0,8 h/sản phẩm 5.000 0,9 h/sản phẩm 5.000 Yêu cầu: Phân tích và đánh giá tình hình biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm trên của doanh nghiệp. 18 Bài số 18: Căn cứ tài liệu sau, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm (đề xuất biện pháp cải tiến). Sản phẩm A B Số lượng sản phẩm sản xuất (cái) Kế hoạch Thực tế 4.000 6.000 4.500 5.500 Giá thành thực tế năm Tỷ lệ hạ giá thành (%) trước (1.000 đồng/cái Kế hoạch Thực tế 200 300 -2 -4 -3 +2 Tài liệu bổ sung: - Doanh nghiệp đã tổ chức lại lao động, dây chuyền sản xuất sản phẩm A làm cho năng suất lao động tăng, còn dây chuyền sản xuất sản phẩm B không đổi nên năng suất lao động giảm; bố trí lại lao động ngẫu nhiên, không kiểm tra tay nghề. - Dự trữ nguyên liệu sản xuất sản phẩm B không đáp ứng nhu cầu sản xuất./. Chương IV PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN Bài số 1: Căn cứ vào tài liệu sau hãy phân tích chung về tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm A B C D Khối lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ (cái) KH TT 120 80 100 90 100 200 - Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ (cái) KH TT 4.000 4.300 3.400 3.800 7.000 6.000 300 350 Khối lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ (cái) KH TT 100 110 50 200 80 50 - Biết rằng: Giá bán đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch: Sản phẩm A: 200.000 đồng/ cái; sản phẩm B: 140.000 đồng/ cái; sản phẩm C: 80.000 đồng/ cái; Sản phẩm D: 40.000 đồng/ cái. 19 Bài số 2: Có tài liệu về doanh thu bán hàng của các cửa hàng thuộc Công ty Z trong 2 năm báo cáo như sau: * Doanh thu bán hàng năm 2005. + Cửa hàng A: 27 triệu đồng; + Cửa hàng B: 18 triệu đồng; + Cửa hàng C: 15 triệu đồng; * Doanh thu bán hàng năm 2006. + Cửa hàng A: 30 triệu đồng; + Cửa hàng B: 14 triệu đồng; + Cửa hàng C: 21 triệu đồng; Yêu cầu: Phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu. Bài số 3: Có tài liệu về tình hình lợi nhuận tại một doanh nghiệp. Các bộ phận lợi nhuận I. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Lợi nhuận hoạt động bán hàng. 2. Lợi nhuận hoạt động tài chính - Lợi nhuận hoạt động đầu tư chứng khoán - Lợi nhuận hoạt động góp vốn liên doanh. II. Lợi nhuận khác - Thu nhập khác - Chi phí khác Tổng cộng (Đơn vị tính: 1.000 đồng) Kế hoạch Thực tế 190.180 120.800 145.500 90.000 44.680 30.800 36.680 20.800 8.000 10.000 700 1.500 800 120.800 190.880 Yêu cầu: Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Bài số 4: Doanh nghiệp Trường An sản xuất kinh doanh sản phẩm Y, trong năm 2006 sản xuất và tiêu thụ 100.000 sản phẩm Y, với giá bán 100.000 đồng/sản phẩm. Chi phí khả biến đơn vị: 60.000 đồng/ sản phẩm, chi phí bất biến hàng năm: 3.000 triệu đồng. Yêu cầu: 1. Xác định doanh thu và lợi nhuận trong trường hợp này. 2. Các trợ lý giám đốc đưa ra các phương án sau: 20 - Phương án 1: Tăng chi phí quảng cáo 200 triệu đồng, giảm giá bán 5.000 đồng/sản phẩm thì sản lượng tiêu thụ tăng 30%. - Phương án 2: Khách hàng mua 10 sản phẩm thì được tặng 1 món quà trị giá 40.000 đồng, qua biện pháp này sản lượng tiêu thụ tăng 28%. - Phương án 3: Doanh nghiệp thay đổi hình thức trả lương của bộ phận bán hàng, cụ thể chuyển 1.000 triệu đồng lương thời gian sang trả 10.000 đồng/sản phẩm tiêu thụ, qua biện pháp này lượng tiêu thụ tăng 20%. Hỏi giám đốc chọn phương án nào? 3. Có một khách hàng dự kiến mua 1.000 sản phẩm Y và đưa ra các điều kiện sau: - Giảm giá ít nhất là 10% so với giá bán ban đầu. - Giao hàng tại nhà, chi phí vận chuyển là 5.000.000 đồng. - Mục tiêu của doanh nghiệp khi bán 1.000 sản phẩm Y thu được lợi nhuận 10.000.000 đồng. Hỏi giá bán thấp nhất cho 1 sản phẩm Y trong trường hợp này là bao nhiêu và hợp đồng có được ký kết và thực hiện hay không? Bài số 5: Có tài liệu về tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Y thể hiện qua các tài liệu sau: I. Tài liệu kế hoạch: Sản phẩm A B C D Khối lượng sản Giá thành đơn vị sản phẩm phẩm tiêu thụ (sp) (1.000 đồng/sp) 1.200 190 1.800 450 6.000 250 500 200 Đơn giá bán sản phẩm (1.000 đồng/sp) 250 500 300 250 Chi phí bán hàng và quản lý dự kiến kỳ kế hoạch: 360.000.000 đồng. II. Tài liệu thực tế: Sản Khối lượng sản Giá thành đơn vị sản phẩm Đơn giá bán sản phẩm phẩm phẩm tiêu thụ (sp) (1.000 đồng/sp) (1.000 đồng/sp) A 1.000 185 250 B 2.500 440 520 C 5.000 240 305 D 900 200 260 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp kỳ thực tế: 500.000.000 đồng. 21 Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. 2. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Bài số 6: Có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong 2 năm báo cáo như sau: I. Tài liệu thực tế năm 2005: Giá thành đơn vị sản phẩm của sản phẩm A: 120.000 đồng/sản phẩm, sản phẩm B: 180.000 đồng/sản phẩm, sản phẩm C: 250.000 đồng/sản phẩm. II. Tài liệu kế hoạch năm 2006: Sản Khối lượng sản phẩm phẩm tiêu thụ (sản phẩm) A 12.000 B 2.800 C 1.600 Đơn giá bán sản phẩm (1.000 đồng/sp) 180 250 300 Tỷ lệ hạ giá thành so với năm trước (%) - 3,5 -4 - 5 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ kế hoạch: 300.000.000 đồng. III. Tài liệu thực tế năm 2006: Sản phẩm A B C Khối lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm) 10.000 3.000 1.800 Đơn giá bán sản phẩm (1.000 đồng/sản phẩm) 180 240 290 Tỷ lệ hạ giá thành so với năm trước (%) - 3,2 - 4,2 -3 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ thực tế 150.000.000 đồng. Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. 2. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Bài số 7: Có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp sản xuất X năm 2005 như sau: I. Tình hình sản xuất và dự trữ: 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan