Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp phát triển chất lượng dân số việt nam hiện nay...

Tài liệu Các giải pháp phát triển chất lượng dân số việt nam hiện nay

.DOC
24
275
59

Mô tả:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHẦN I CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ I.Quan niệm về chất lượng dân số. “ Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. (Khoản 6 điều 3 PLDS) Quan niệm về chất lượng dân số xuất hiện từ thế kỉ thứ 18, nhưng điển hình nhất là thuyết chủng tộc xuất hiện từ cuối thế kỉ thứ 19. Thuyết này cho rằng, có chủng tộc thượng đẳng và chủng tộc hạ đẳng do tính di truyền của gen và chủng tộc thượng đẳng là đầu tàu, và chủng tộc hạ đẳng là hoàn toàn không có khả năng hoặc chỉ có khả năng không đáng kể. Vì vậy, học thuyết này kết luận phải giữ gìn sự thuần chủng và tăng quy mô của chủng tộc thượng đẳng, nếu chủng tộc hạ đẳng sinh đẻ nhiều, chủng tộc thượng đẳng sinh đẻ ít sẽ làm xấu đi cơ cấu dân số về mặt chất lượng. Nhưng qua kết quả của các nghiên cứu các nhà khoa học đã khẳng định là không tìm thấy bất kì sự khác nhau nào trong bộ não của các chủng tộc. Khả năng và tri thức của mỗi con người có được là nhờ quá trình chăm sóc, giáo dục và hoạt động cụ thể. Ăng-ghen cho rằng, chất lượng dân số là khả năng của con người thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Quan niệm của các nhà khoa học Nga cho rằng chất lượng dân số là khái niệm trung tâm của hệ thống tri thức về dân số và được phản ánh bởi các chỉ tiêu về trình độ giáo dục, cơ cấu nghề nghiệp, xã hội, tính năng hoạt động xã hội và tình trạng sức khoẻ. Như vậy chất lượng dân số hình thành nhờ quá trình chăm sóc, giáo dục và đào tạo cũng như kinh nghiệm, kĩ năng được đúc rút từ các hoạt động cụ thể. Chất lượng dân số tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất va quan hệ sản xuất. Với ý nghĩa đó, chất lượng dân số xét về bản chất và nội dung của khái niệm này đã phản ánh đúng mức độ được nâng cao theo quá trình phát triển và các quan hệ xã hội. Để xác định bản chất của quan niệm về chất lượng dân số và các chỉ số xác minh chất lượng dân số, từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác”. Kết hợp với định nghĩa: “Dân số là tập hợp người sống trong một vùng lãnh thổ nhất định” thì bản chất của chất lượng dân số là vừa thể hiện ở tính hợp lí của quy mô, tính cân đối của cơ cấu theo tuổi, giới tính và khả năng hoạt động có hiệu quả của một tập hợp người sống trong một vùng lãnh thổ và của từng cá nhân mỗi người. Với ý nghĩa đó, chất lượng dân số là các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. Có rất nhiều đặc trưng phản ánh trạng thái về thể chất trí tuệ và tinh thần nên việc đo lường, đánh giá chất lượng dân số là rất phong phú đa dạng và phức tạp. Có thể gộp các đặc trưng thanh 5 nhóm: +) Thu nhập và phúc lợi +) Sức khoẻ và dinh dưỡng +) Giáo dục và phát triển trí tuệ +) Giải trí văn hoá và tinh thần +) Môi trường sống. II.Chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số. Theo quan niệm về chất lượng dân số, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số về mặt thể chất, trí tuệ và tinh thần không chỉ phản ánh chất lượng của một con người mà phản ánh chất lượng của toàn bộ con người. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho thấy, các chỉ têu này chịu sự tác động của quá trình dân số (sinh, chết, di dân) và quá trình phát triển (phát triển kinh tế –xã hội và bảo đảm an toàn xã hội). Sự tác động của các nhân tố này đến từng cá nhân con người và đến cả cộng đồng dân số. Các yếu tố biểu thị về mặt thể lực bao gồm: sức khoẻ thể chất; sức khoẻ tâm trí; bệnh tật; mối quan hệ giữa con người với những điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội và những hệ qủa của nó. Các yếu tố này được thực thiện theo ngành dọc về sự phát triển kinh tế- xã hội của ngành y tế và các ngành có liên quan. Các yếu tố biểu thị về mặt trí lực bao gồm: trình độ học vấn; trình độ chuyên môn kĩ thuật; cơ cấu ngành nghề; phát triển tài năng; phát huy năng lực sáng tạo và mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật. Các yếu tố này được thực hiện theo ngành dọc về sự phát triển kinh tế –xã hội của ngành giáo dục và đào tạo, văn hoá thông tin và các ngành có liên quan.

Tài liệu liên quan