Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty cổ phần inox...

Tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty cổ phần inox hòa bình sang thị trường ấn độ

.PDF
81
541
93

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM dd KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU TRANG CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG Hà Nội, 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THU TRANG MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ ............................................................................................. 5 1.1. Phân loại và các hình thức xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ ........................... 5 1.2. Các yếu tố bên ngoài tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ .............. 8 1.3. Các yếu tố bên trong tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ ............. 25 1.4. Một số rủi ro khi xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ .. 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ ẤN ĐỘ ................ 33 2.1. Giới thiệu về công ty.........................................................................................33 2.2. Tình hình xuất khẩu thép không gỉ của Công ty Cổ phần inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ ....................................................................................................... 35 2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thép không gỉ của Công ty phần inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ ............................................................................................... 46 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ .......................................................................................... 50 3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu của công ty ................................................. 50 3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ của công ty Cổ phần inox Hòa Bình .................................................. 57 3.3 Kiến nghị với cơ quan chức năng ....................................................................... 68 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 72 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt 1 ABC Tiếng Anh Tiếng Việt Ngành xây dựng 2 AFTA Asean Free Trade Area 3 AIFTA Asean - India Free Trade Area 4 ART 5 ASEAN 6 ASTM 7 CAD Cash Against Documents 8 CRM Customer Relationship Managemen 9 EFTA European Free Trade Association 10 EU European Union 11 FDI Foreign Direct Investment 12 FTA Free Trade Agreement 13 HDI Human Development Index 14 ICC International Chamber Of Commerce 15 Người SDCN Viết tắt tiếng Anh của Khu vực Thương mại tự do ASEAN Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ Đường sắt ô tô & vận tải Association of Southeast Asian Nations American Society for Testing and Materials Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa kỳ Phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay Quản trị quan hệ khách hang Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu Liên minh Châu Âu Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiệp định thương mại tự do Chỉ số phát triển con người Phòng Thương Mại Quốc Tế Người sử dụng công nghiệp 16 Người TD 17 Nhà PPCN 18 19 20 Nhà SX NHNN NHTM 21 ODA Offician Development Assistance 22 TPP Trans Pacific Partnership 23 USD United States Dollar 24 VCUFTA Vietnam Free Trade Area & Russian- Belarusu- Kazakhstan Customs Union 25 VSA Vietnam Steel Association 26 WTO World Trade Organization Người tiêu dùng Nhà phân phối công nghiệp Nhà sản xuất Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại Viện trợ phát triển chính thức Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Đồng đô la Mỹ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga Belarusu- Kazakhstan Hiệp hội Thép Việt Nam Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT Tên 1 Bảng 1.1 2 Biểu đồ 1.1 3 Biểu đồ 1.2 4 Bảng 2.1 5 Bảng 2.2 Nội dung Bảng số liệu thống kê nhu cầu sử dụng thép không gỉ của Ấn Độ Biểu đồ nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng thép không gỉ của Ấn Độ Tỷ lệ phân bổ nhu cầu sử dụng thép không gỉ năm 2014 của Ấn Độ Giá trị sản lượng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ giai đoạn 2010 – 2014 Cơ cấu theo chủng loại sản phẩm inox Trang 15 16 17 39 41 5 Biểu đồ 2.1 Sản lượng xuất khẩu sản phẩm inox 41 6 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm inox 42 Cơ cấu theo giá trị sản phẩm inox 43 Bảng 2.3 7 Biểu đồ 2.3 Giá trị sản phẩm inox 43 8 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng giá trị sản phẩm 44 Phương thức thanh toán 9 Bảng 2.3 10 Hình 3.1 11 Hình 3.2 Mức tiêu thụ hiện tại thép không gỉ tại Ấn Độ 51 12 Hình 3.3 Mô hình tiêu thụ thép không gỉ tại Ấn Độ 52 13 Bảng 3.1 Mục tiêu doanh thu chi tiết định hướng hết năm 2020 54 14 Sơ đồ 3.1 15 Sơ đồ 3.2 Sản xuất tổng thể và phân phối của thép không gỉ tại Ấn Độ Kênh phân phối xuất khẩu của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình Mô hình hoạt động của CRM 45 50 60 64 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và chính sách mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới đã bước đầu mang lại sự tiến triển cho nền kinh tế Việt Nam. Cùng với đó, việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, cùng với đó là làm cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng phát triển. Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài cũng góp phần tạo môi trường kinh doanh mới, năng động hơn, cạnh tranh hơn đồng thời tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác. Thép được đánh giá là có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế, phục vụ cho công nghiệp quốc phòng và là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp.Và ngành thép không gỉ ở Việt Nam cũng đang tìm cho mình một ch đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Đây là một ngành mới nhưng đã đóng góp một phần không nh trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình là một trong số những doanh nghiệp đi đầu trong việc xuất khẩu thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ. Trong quá trình nghiên cứu tại công ty tôi đã nhận ra một số mặt hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ cần phải khắc phục. Đó là những hạn chế về sản phẩm, giá thành, thị trường phân phối cũng như hoàn thiện phát triển dịch vụ khách hàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của Công ty cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay xuất khẩu đang là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm mở rộng thị trường và nhu cầu ra nước ngoài. Vì vậy, thúc đẩy xuất khẩu là một đề tài cho các nhà nghiên cứu tập trung khai thác. Đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể: 1 Đề tài “Thực trạng xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ của công ty xuất nhập khẩu Petrolimex (PITCO)” học viên Hồ Thị Liên, trường Đại Học Thương Mại Đề tài trình bày một số vấn đề lý luận xuất khẩu sản phẩm trong doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng xuất khẩu Hồ tiêu sang thị trường Ấn Độ. Đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Ấn Độ” .Học viên Nguyễn Trung Đức, Luận văn thạc sỹ, Học Viện Khoa Học Xã Hội, năm 2015. Đề tài nghiên cứu tìm giải pháp hạn chế rủi ro khi xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ”. Học viên Tạ Thị Ngọc Phấn, trường Học viện Tài chính – Marketing. Đề tài phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. Ngoài ra, còn có rất nhiều các đề tài khác nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng cho tới thời điểm này, cá nhân tôi được biết chưa có một công trình nghiên cứu hay đề tài nào về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của Công ty cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ tại trường Học viện Khoa Học Xã Hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sản phẩm này sang Ấn Độ. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, phân tích và làm rõ những yếu tố tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ Thứ hai, đánh giá thực trạng xuất khẩu để tìm ra những thuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ. 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Nghiên cứu tại công ty Cổ phần Inox Hòa Bình Thời gian: Thực hiện nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty sang thị trường Ấn Độ trong giai đoạn 20102014. Từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty sang thị trường Ấn Độ và dự báo về hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2015-2020. Địa điểm: Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu. + Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. - Nguồn thông tin thứ cấp nội bộ: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm để lấy số liệu thực tế từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, hồ sơ quản lý của công ty, quản lý đơn hàng, báo cáo của các phòng ban. - Nguồn thông tin thứ cấp bên ngoài: Dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng được thu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, tìm kiếm trên mạng Internet, các chính sách, qui định liên quan tới thép và thép không gỉ, các đề tài, các công trình nghiên cứu liên quan.... Các Website chủ yếu được sử dụng: Trang web của Bộ công thương: www.moit.gov.vn Trang web của hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn Trang thông tin thương mại Việt Nam: www.tinthuongmai.vn + Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. Luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp là Phương pháp điều tra qua phiếu khảo sát. Đối tượng điều tra qua phiếu khảo sát: Học viên tiến hành điều tra 30 đối tượng. Họ là nhân viên phòng xuất nhâp khẩu, phòng marketing và phòng kế toán. Đây là những người trực tiếp thu thập, xử lý các thông tin cũng như tình hình xuất nhập khẩu của công ty, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp mở rộng thị trường xuất khẩu. 3 Kết quả của phương pháp này là 30 phiếu khảo sát thu được về thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty sang thị trường Ấn Độ, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Mẫu phiếu điều tra được trình bày kèm theo Phụ lục của luận văn này. Mục đích của việc điều tra này là để xem xét thực trạng và đánh giá khả năng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ. * Phương pháp phân tích dữ liệu. - Phương pháp phân tích thống kê: kiểm tra, hệ thống hóa các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được để thấy được thực trạng xuất khẩu thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình. -Phương pháp tổng hợp, so sánh. Căn cứ vào kết quả phân tích được từ phiều điều tra, nguồn dữ liệu ngoại vi tiến hành so sánh để thấy được sự gia tăng, giảm qua các năm nghiên cứu, so sánh các kết quả thực hiện được so với kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra để thấy được những mặt được, mặt chưa được, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ tại công ty. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Đánh giá được những thành công và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ sang thị trường Ấn Độ. - Đề tài này giúp các nhà quản trị nói chung và các nhà quản trị tại công ty Cổ phần Inox Hòa Bình nói riêng có thể vận dụng lý thuyết vào thực tế bối cảnh kinh tế Việt Nam, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp mình. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những yếu tố tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ. Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình sang thị trường Ấn Độ. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HÒA BÌNH SANG THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ 1.1. Phân loại và các hình thức xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ 1.1.1 Khái niệm Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng thép hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crom. Nó ít bị biến màu hay ăn mòn như thép thông thường khác. Phân loại: Có 4 loại thép không gỉ chính : - Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, v ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác… - Ferritic là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409… Loại này có chứa khoảng 12% – 17% 5 crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà… - Austenitic-Ferritic (Duplex) Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển… Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s… - Martensitic Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao… 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu của công ty Cổ phần Inox Hòa Bình 1.1.2.1. Xuất khẩu uỷ thác Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu mà đơn vị sản xuất trong nước phải thông qua trung gian (người kinh doanh xuất khẩu) để tiến hành hoạt động bán hàng và phải trả một khoản phí nhất định cho nhà kinh doanh xuất khẩu. * Ưu điểm: rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu bằng hình thức này thấp hơn nhiều so với xuất khẩu trực tiếp. Chi phí thâm nhập thị trường thấp hơn. Hình thức xâm nhập thị trường bằng phương thức này chủ yếu áp dụng với doanh nghiệp mới thành lập, kinh nghiệm thị trường nước ngoài còn hạn chế. * Nhược điểm: phải mất một khoản phí cho trung gian và công ty không nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin về thị trường, không có được sự thay đổi nhanh chóng để thích nghi với điều kiện mới. 1.1.2.2. Gia công thuê cho nước ngoài Gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhận gia công và khi gia công xong lại xuất ngược lại cho bên thuê gia công và nhận tiền (phí gia 6 công). Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì nên chú trọng các hoạt động gia công thuê cho nước ngoài. * Ưu điểm: tận dụng được nơi có chi phí nhân công rẻ. Công ty chỉ gia công thuê cho nước ngoài thì chỉ cần vốn rất ít, công nghệ không cần hiện đại, trình độ quản lý không cao… phù hợp với các nước đang phát triển, trình độ thấp như Việt Nam. * Nhược điểm: phí nhận được từ gia công xuất khẩu thấp, doanh nghiệp không có sự chủ động trong việc sản xuất, tìm kiếm thị trường. 1.1.2.3. Tái xuất và chuyển khẩu Tái xuất khẩu là hình thức hàng hoá được nhập khẩu tạm thời và xuất luôn sang nước thứ ba mà không qua quá trình gia công, chế biến. Trong đó, tái xuất khẩu thực hiện hành vi mua bán còn chuyển khẩu không thực hiện hành vi mua bán mà chỉ thực hiện dịch vụ vận tải, lưu kho lưu bãi. * Ưu điểm: tái xuất khẩu thì lợi nhuận thu về cao hơn còn chuyển khẩu thì rủi ro thấp hơn. * Nhược điểm: tái xuất khẩu lợi nhuận cao hơn nên rủi ro gặp phải cũng cao hơn và thường áp dúng hình thức này khi hàng hoá của nước sản xuất bị cấm nhập khẩu vào nước xuất khẩu. Còn chuyển khẩu thì lợi nhuận đem lại thấp hơn. 1.1.2.4. Xuất khẩu tại chỗ Xuất khẩu tại ch là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ mà chưa vượt qua biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa về kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu : đều cung cấp hoàng hoá và dịch vụ cho người nước ngoài ( như ngoại giao đoàn, khách du lịch và thăm quan quốc tế …) * Ưu điểm: không tốn chi phí bao bì, đóng gói hàng hoá (như xuất khẩu hàng hoá qua biên giới quốc gia), không tốn chi phí vận tải…, rủi ro thấp, không phải tìm hiểu thị trường xuất khẩu cũng như chi phí nghiên cứu thị trường. * Nhược điểm: khả năng phát triển kém, chỉ trói buộc tại địa điểm trong nước, không nắm được thông tin thị hiếu của thị trường và người tiêu dùng nước ngoài nhạy bén, lợi nhuận thấp. 7 1.2. Các yếu tố bên ngoài tác động đến xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ 1.2.1. Khuôn khổ pháp lý hợp tác Việt Nam - Ấn Độ 1.2.1.1. Những nền tảng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực và cùng có lợi. Cho đến nay, Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết một số văn kiện quan trọng như : Hiệp định Thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Ngày 25/10/2009. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng Bộ Trưởng Thương mại, Công nghiệp và Dệt May Ấn Độ Ânnd Sharma ký kết và trao th a thuận về việc công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam. Trên bình diện đa phương, trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định Tự do thương mại hàng hóa, có hiệu lực vào tháng 6/2010. Với Hiệp định Tự do thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ và việc Ấn Độ công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và chính trị, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững môi trường phát triển ổn định và thịnh vượng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư hai nước. Chủ trương đẩy mạnh tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với Ấn Độ được khẳng định trong Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ nhân kết thúc chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Ấn Độ vào tháng 10/2011. Theo đó, “Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, khuyến khích hợp tác ở khu vực tư nhân. Hai bên đặt mục tiêu đạt 7 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2015. Hai bên hoan nghênh việc Hiệp định Tự do thương mại ASEAN - Ấn Độ về hàng hóa có hiệu lực và nhất trí hợp tác để sớm kết thúc Hiệp định Tự do thương mại ASEAN - Ấn Độ về dịch vụ và đầu tư”. Về giá trị, trong giai đoạn 1995-2005, tổng kim ngạch thương mại song phương tăng khoảng 9 lần (từ 71,9 triệu USD lên gần 697 triệu USD). Trong giai đoạn 2001- 2005, kim ngạch buôn bán giũa hai nước tăng 20% -30%/năm. Năm 2006, tổng kim ngạch thương mại đạt 1,018 tỷ USD (tăng khoảng 22%), trong đó 8 Việt Nam xuất khẩu 138 triệu USD (tăng khoảng 30%) và nhập khẩu 880 triệu USD (tăng khoảng 20%). Năm 2007, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,5 tỷ USD. Năm 2008 là 2,5 tỷ USD. Năm 2010 đã đạt trên 2,7 tỷ USD. Dự kiến năm 2011 sẽ là 3,5 tỷ USD. Trên cơ sở mức kim ngạch thương mại song phương đã đạt được, hai bên th a thuận phấn đấu đạt mức tăng trưởng thương mại hai chiều 20% m i năm, để đến năm 2015, đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD. Như vây, tốc độ tăng trưởng thương mại song phương là rất nhanh , hai nước cần có những chính sách phù hợp để đáp ứng thực tế. Tuy nhiên, kim ngạch hai chiều chủ yếu tăng theo dạng “tiến bộ tự nhiên”, do các doanh nghiệp tự thân vận động là chính, do tiềm lực kinh tế của hai nước mở rộng trong những năm qua, chứ chưa có sự tác động nhiều của các chính sách h trợ, đặc biệt là trong việc thâm nhập thị trường Ấn Độ. Điều này cho thấy tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai nước là rất to lớn. Nếu chính phủ hai nước có những chính sách biện pháp thúc đẩy phù hợp và doanh nghiệp hai nước chủ động quan tâm hơn nữa thì chắc chắn quan hệ thương mại giữa hai nước còn tăng cao hơn nhiều,. Cơ hội hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là hợp tác thương mại giữa hai nước đang có những thuận lợi mới. Những lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế,tiềm năng và nguồn lực, nhu cầu cải cách, hội nhập và phát triển ở m i quốc gia, cùng với quan hệ song phương ngày càng được củng cố và xu thế tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực, đang và sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển biến về chất trong quan hệ thương mại hai nước. “ Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực và cùng có lợi. Cho đến nay, Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết một số văn kiện quan trọng như : Hiệp định Thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ” [3, tr 94] Trong lĩnh vực đầu tư, năm 2007 đánh dấu bước chuyển lớn trong đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam, với các dự án đầu tư của các tập đoàn Essar và Tata trong lĩnh vực sản xuất thép đã đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Các tập đoàn công nghiệp, các doanh nghiệp của hai nước với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên đang khuyến khích hợp tác về 9 năng lượng, dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản; phối hợp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA từ Ấn Độ. Các doanh nghiệp Ấn Độ đang kỳ vọng Việt Nam sẽ là một trung tâm để từ đó họ xâm nhập vào cả khu vực ASEAN hợp đồng về thăm dò dầu khí tại Nam Côn Sơn là dự án lớn nhất, với số vốn khoảng 350 triệu USD, là dự án có hiệu quả nhất về dầu khí của Ấn Độ ở nước ngoài. Tuy vậy, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam chưa nhiều, chưa thật tương xứng với mối quan hệ hữu hảo cũng như tiềm năng vốn có của m i bên. Ấn Độ chưa thực sự đi sâu tìm hiểu thị trường tiêu thụ ở Việt Nam nên chưa mạnh dạn đầu tư. Hiện tại một số lĩnh vực của Việt Nam có triển vọng cho các nhà đầu tư của Ấn Độ là: thị trường bất động sản, các dịch vụ y tế, lĩnh vực năng lượng, thị trường dược phẩm, ngành công nghệ thông tin. Về phía Việt Nam, chung ta có thể đầu tư vào chế biến thực phẩm, tại những nơi sản xuất nhiều nông sản của Ấn Độ như Kochi, bang Kerala, thông qua việc lập liên doanh… “ Trong lĩnh vực đầu tư, năm 2007 đánh dấu bước chuyển lớn trong đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam, với các dự án đầu tư của các tập đoàn Essar và Tata trong lĩnh vực sản xuất thép đã đưa Ấn Độ” [3, tr 97] 1.2.1.2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) AIFTA có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, đến cơ cấu xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ nói riêng. Năm 2010, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có những bước phát triển rất nhanh, giá trị trao đổi thương mại hai chiều đạt trên 2,7 tỷ USD, tăng 700 triệu USD so với năm 2009. Về xuất khẩu, từ khi AIFTA bắt đầu có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tiếp tục tăng cao, đặt 1,55 tỷ USD năm 2011 (tăng hơn 50% so với năm 2010) và tính đến 9 tháng của năm 2012 con số này đã đạt 1,22 tỷ USD. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), FDI từ Ấn Độ sang Việt Nam vẫn ở mức tăng trưởng khá. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tính đến nửa năm 2008, FDI từ Ấn Độ vào Việt Nam đạt 583 triệu USD, đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam. Trái lại, FDI từ Việt Nam sang Ấn Độ hầu như không đáng kể, ở mức vài trăm nghìn USD. 10 Như vậy, tuy thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có những bước phát triển mới nhưng nhìn chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Khi AIFTA có hiệu lực, bên cạnh những cơ hội thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đối mặt nhiều thách thức. Thuế suất xuất khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải cắt giảm và tiến tới loại b hoàn toàn theo như những cam kết đã ký trong AIFTA. Do đó, hàng hóa Ấn Độ sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn trên thị trường Việt Nam, dẫn đến khả năng cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục bị thâm hụt trong những năm tới. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới các nước ASEAN không còn nhận được nhiều ưu đãi như trước và vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn từ doanh nghiệp của Ấn Độ khi cam kết cắt giảm thuế quan trọng AIFTA có hiệu lực. Đó là chưa kể đến cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng như cả Ấn Độ và Việt Nam đều có lợi thế sản xuất và xuất khẩu đối với một số mặt hàng quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp như lúa gạo, cà phê,… “ AIFTA có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, đến cơ cấu xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ nói riêng. Năm 2010, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có những bước phát triển ” [ 1, tr 60] 1.2.1.3. Cơ hội và thách thức đối với thép Việt Nam khi hội nhập kinh tế toàn cầu  Cơ hội Khi tham gia hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu, ngành thép cũng có cơ hội của riêng mình nhưng điều quan trọng là phải tìm ra hướng đi khi hội nhập kinh tế. Khi Việt Nam mở cửa thị trường thì các doanh nghiệp thép Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thép từ nước ngoài ngay trên thị trường nội địa, vì vậy, doanh nghiệp cần phải đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị, nâng cao trình độ nhân công, đào tạo nhân lực để theo kịp với tiến trình của nền kinh tế thế giới. Chính thời cơ này doanh nghiệp nào chủ động nắm bắt được sẽ đứng vững trên thị trường, còn doanh nghiệp nào không nắm bắt được sẽ bị loại b , vậy nên cần tổ chức lại cơ cấu sao cho hiệu quả hơn. Tuy trước mắt chưa cạnh tranh ngay được với các nước trong khu vực nhưng ngành thép hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các nước. 11  Thách thức Việt Nam đang tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với Liên minh châu Âu (EFTA), tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, Liên minh Hải quan Nga BelarusưKazakhstan (VCUFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)....... Trước ngưỡng cửa hội nhập với nền kinh tế thì ngành thép phải đối mặt với nhiều thách thức sau: + Ngành thép được bảo hộ sản xuất quá nhiều Bảo hộ là rất cần thiết nhưng chính điều này đã gây ra mặt trái của nó làm tăng sức ì của các doanh nghiệp. Các nước ASEAN đã có nền công nghiệp phát triển bao gồm cả ngành thép, lại mở cửa thị trường sớm hơn Việt Nam, vì thế mà họ rất có nhiều thế mạnh về khoa học công nghệ, mà còn trình độ quản lý và kinh doanh quốc tế. Từ năm 2014 trở đi ngành thép trong nước sẽ hết bảo hộ, theo cam kết WTO thuế suất nhập khẩu mặt hàng sắt thép chỉ còn 5%, năm 2017 là 0%. Khi đó mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ càng khốc liệt hơn hiện nay. + Nguồn lực về vốn, con người còn hạn chế, công nghệ lạc hậu. Nguồn vốn đầu tư cho ngành thép đòi h i rất lớn. Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã thu hút vốn đầu tư vào ngành này nhưng vẫn chưa đạt kết quả. Các nhà đầu tư trong nước thì không đủ nguồn lực, các nhà đầu tư nước ngoài muốn đưa công nghệ tiên tiến, nguồn vốn vào nhưng còn e dè do chính sách của Chính Phủ chưa rõ ràng, vậy nên muốn thu hút đầu tư vào ngành thép thì Chính Phủ phải có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng cho việc phát triển ngành thép. Lao động trong ngành thép đông về lượng nhưng lại kém về chất, trình độ chuyên môn chưa cao, đội ngũ chuyên gia lành nghề và công nhân có tay nghề cao rất ít. Theo báo cáo chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) 2014 cho biết, Việt Nam xếp hạng 121 trong năm 2013, thứ hạng như năm 2012. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có thứ hạng cao hơn của Việt Nam, như Trung Quốc thứ 91, Thái Lan 89, Indonesia 108, Phillipines 117, Malaysia 62, và Hàn Quốc 15 . Do đó Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách cơ cấu lao động nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong ngành thép. 12 + Sự canh tranh gay gắt của các nước thành viên trong nền kinh tế toàn cầu Sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và các nước ASEAN được ký kết, thép giá rẻ nhập khẩu từ khu vực này đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép trong nước. Tuy nhiên, thép xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia, Malaysia, Thái Lan… lại không dễ dàng vì bị áp thuế chống bán phá giá. Bây giờ lại có thêm thép từ Nga mà giá thành có thể rẻ hơn cả thép Trung Quốc, cạnh tranh giữa thép trong nước và thép nước ngoài sẽ rất khốc liệt, sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các nhà sản xuất thép nội địa. + Nguồn cung thép luôn lớn hơn cầu nội địa. Theo đại diện của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết tính chung trên cả nước, công suất của các nhà máy cán thép là hơn 11 triệu tấn thép xây dựng: 9,29 triệu tấn phôi thép, trên 2,1 triệu tấn ống thép, 3,28 triệu tấn tôn mạ và trên 4 triệu tấn thép cán nguội. Với lượng thép sản xuất ra trong một năm lớn như vậy, nhưng theo thống kê, trong năm 2013, ngành thép chỉ tiêu thụ được khoảng 11 triệu tấn. Với số lượng tiêu thụ hạn chế như vậy thì lượng cung đã vượt quá cầu trong khi đó vẫn có không ít các nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng và chuẩn bị đi vào sản xuất nên chênh lệch cung – cầu trên thị trường sẽ còn tiếp tục được nới rộng. + Trong bối cảnh hội nhập, ngành thép cũng đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, chống bán phá giá và chống trợ giá, từ các nước. Tính từ năm 1994 đến năm 2013, Việt Nam đã phải đối mặt với 52 vụ việc bị điều tra chống bán phá giá bởi 15 nước khác nhau trên thế giới, trong đó, sản phẩm ngành thép bị kiện lên đến 15 vụ việc. Tính riêng trong 3 năm gần đây (từ 2011 đến 2013), Việt Nam đã phải ứng phó với 8 vụ điều tra chống bán phá giá sản phẩm về thép. Trên thực tế, cũng có không ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và coi các biện pháp phòng vệ thương mại như chiến lược trong kinh doanh. Bên cạnh đó thì sự chuẩn bị của các doanh nghiệp trong các vụ kiện chưa tốt. Khi vụ kiện xảy ra, cơ quan điều tra thông báo doanh nghiệp liên quan, đăng ký để có thể tiếp nhận hồ sơ vụ kiện thì rất nhiều doanh nghiệp không đăng ký, thậm chí là không quan tâm. Chưa có sự phối hợp với các cơ quan điều tra để cung cấp số liệu, thông tin giúp 13 quá trình điều tra chính xác, thuận lợi và sự hiểu biết về luật pháp quốc tế của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Vì thế, các doanh nghiệp cũng phải nâng cao sự hiểu biết, tăng cường phối kết hợp với cơ quan chức năng để m i khi có vấn đề xảy ra, có thể đảm bảo quyền lợi của chính doanh nghiệp. 1.2.2. Chính sách của Ấn Độ đối với nhập khẩu thép không gỉ Ấn Độ quyết định chấm dứt cuộc điều tra được khởi xướng từ ngày 19-92014 và không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội nhập khẩu. Nguyên nhân là Ấn Độ không có hoặc không đầy đủ bằng chứng thuyết phục để áp dụng biện pháp tự vệ, gồm bằng chứng về sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, sự thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất nội địa và mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra và thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước nói chung và công ty Cổ phần Inox Hòa Bình nói riêng. Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, cuộc điều tra này được khởi xướng đối với thép cuộn không gỉ cán nguội sau khi công ty M/S Jindal Stainless Steel, nhà sản xuất chiếm hơn 85% tổng sản lượng thép cuộng không rỉ cán nguội nội địa và đại diện cho ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ, khởi kiện. Giai đoạn xác định thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất nội địa Ấn Độ là từ năm chính 2011 đến 2014. Trong khoảng 3 năm qua, thép là mặt hàng xuất khẩu chịu nhiều vụ kiện cũng như điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp/tự vệ của nhiều nước nhập khẩu trong đó có Ấn Độ đã làm ảnh hưởng không nh đến sản lượng xuất khẩu thép không gỉ của Công ty. Bộ thép và Bộ Tài chính Ấn Độ đang xem xét chuyện nâng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép dẹt không gỉ lên 10% từ 7.5%. Trước đó Ấn Độ cũng đã tăng thuế nhập khẩu đối với thép dẹt không gỉ lên 7.5% từ 5% hồi tháng 07 sau khi Hiệp hội yêu cầu tăng thuế lên 15% trong bối cảnh lượng thép nhập từ Trung Quốc gia tăng và sẽ b thuế nhập khẩu 2.5% cho các nguyên liệu như phế không gỉ. Ấn Độ đã kéo dài thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá đối với CRC không gỉ được 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan