Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh ...

Tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại việt nam

.PDF
27
570
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH  PHẠM QUỐC THUẦN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán- Kiểm toán Mã số: 62 34 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- 2016 1 Công trình đƣợc hoàn thành tại: trường Đại học Kinh tế TP.HCM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS-TS NGUYỄN XUÂN HƯNG 2. TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thông tin kế toán (KT) được xem là thành phần chính yếu của thông tin quản lý, đảm nhận vai trò quản lý nguồn lực thông tin tài chính cho các DN (James A. Hall, 2011). Joseph & ctg (2002) cho rằng thông tin KT nghèo nàn sẽ là một đe dọa cho khả năng cạnh tranh của các tổ chức. Gelinas (2012) cho biết thông tin KT được sử dụng để giúp người dùng đưa ra quyết định có ích, vì vậy, chất lượng thông tin (CLTT) báo cáo tài chính (BCTC), dĩ nhiên là cần thiết để các nhà đầu tư tạo ra một thị trường hiệu quả (Kieso & ctg, 2007). Chất lượng (CL) thông tin do KT cung cấp được coi như là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh doanh (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2014). Về khía cạnh thực tiễn, đã có rất nhiều sự kiện liên quan đến BCTC kém CL và điều này gây tác động nghiêm trọng đến thị trường tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Năm 2002, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Hoa kỳ đã phạt Xeroxmột công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp quản lý tài liệu tại Hoa Kỳ vì những sai lệch của thông tin trình bày trên BCTC. Cụ thể, doanh thu của Xerox đã bị khai khống thêm hơn 3 tỷ USD, dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1,5 tỷ USD. Mới đây, các cơ quan chức năng tại Nhật Bản đã phát hiện liên tục trong hàng chục năm gần đây, tập đoàn Toshiba đã chủ định sử dụng thủ thuật KT để thổi phồng lợi nhuận bằng nhiều cách để làm đẹp BCTC nhằm mục đích che giấu những khoản lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, đồng thời đánh lạc hướng nhà đầu tư. Chỉ tính trong khoản thời gian từ 2008-2014, tập đoàn Toshiba đã khai khống doanh thu lên đến 1,2 tỷ đô la Mỹ (Ngọc Khuê, 2015). Tại Việt Nam, rất nhiều các vụ việc xảy ra trong khoản thời gian gần đây gây ra tác động không nhỏ đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào CLTT BCTC của các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN niêm yết (Trần, 2009). Điển hình là trường hợp của công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, báo cáo kiểm toán năm 2007 do Công ty Kiểm toán và dịch vụ Tin học AISC thực hiện thông báo lãi 2,25 tỷ đồng, nhưng sau đó cũng chính công ty này kiểm toán lại có kết quả lỗ 6,8 tỷ đồng (Hồng Sương, 2008). Đối với công ty Bibica, việc che dấu khoản lỗ trên BCTC năm 2002 được thực hiện bằng cách ghi 3 nhận vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang phần chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ là 5,565 tỷ đồng và ghi nhận sai doanh thu 1,337 tỷ đồng. Đầu tiên, Bibica công bố lỗ năm 2002 là 2,7 tỷ đồng và con số lỗ thực tế được công bố sau đó lên đến 12,7 tỷ đồng. BCTC không đảm bảo CL đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị trường tài chính và nền kinh tế. Sự kiện Enron đã gây nhiều thiệt hại cho các công ty tín dụng, bảo hiểm, năng lượng, ngân hàng trên thế giới (ít nhất 5 tỷ USD) do đã đầu tư hoặc kinh doanh với Enron. Đối với các công ty tài chính ở Nhật Bản, vụ đổ bể của Enron làm cho họ thiệt hại 8 tỷ USD. Tại Nhật Bản, việc trình bày thông tin sai lệch trên BCTC đã làm tập đoàn Toshiba đang phải đối mặt với mức phạt từ 2,4 tỉ đến 3,2 tỉ USD và quan trọng nhất là đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh của một trong những thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Giá trị cổ phiếu của Toshiba đã giảm khoảng 23% kể từ khi vụ việc bắt đầu được kiểm tra hồi đầu tháng 4/2015. Tại Việt Nam, BCTC không đảm bảo CL đã làm cho lòng tin của nhà đầu tư cũng như hình ảnh của các DN bị ảnh hưởng. Sau khi gian lận BCTC bị phát hiện, cổ phiếu của các công ty Bông Bạch Tuyết, đồ hộp Hạ Long đã bị đình chỉ giao dịch trên TTCK trong một khoản thời gian nhất định. UBCKNN cũng đã đưa ra quyết định đình chỉ hoạt động kiểm toán của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính KT và kiểm toán AASC đối với các BCTC năm 2002 của Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long ,... Nguyễn (2014) trong một nghiên cứu khảo sát về CLTT KT tại các DN Việt Nam cho thấy CLTT KT vẫn còn khá nhiều hạn chế, việc tổ chức thông tin KT chưa được thực hiện có tính hệ thống; nội dung lạc hậu, trùng lắp; các phương pháp kỹ thuật vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện, kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại; chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định; báo cáo KT phục vụ quản lý chưa đầy đủ, nội dung còn đơn giản, mang tính rời rạc; chưa có sự thống nhất, phân tích sâu sắc về tình hình kinh doanh cho các công ty, vì vậy, thông tin do các báo cáo KT mang lại cho nhà quản lý còn hạn chế. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả cho rằng nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về CLTT BCTC, xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam là một vấn đề cần thực hiện và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4 Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu về CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: Một: Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam; Hai: Xây dựng thang đo, đo lường CLTT BCTC và đo lường các nhân tố tác động đến CLTT BCTC; Ba: Tìm hiểu sự khác biệt về tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC giữa các nhóm DN (nhóm DN đã niêm yết với chưa niêm yết; Nhóm DN nhỏ với nhóm DN vừa & lớn). Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như sau: Mục tiêu nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến CLTT BCTC? mức độ tác động như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu 2: CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được đo lường như thế nào? thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu 3: có sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC giữa nhóm các DN đã niêm yết và chưa niêm yết hay không? Quy mô DN có làm thay đổi mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC hay không? 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, cụ thể: Phần nghiên cứu định tính: được sử dụng để xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC; xây dựng, hoàn thiện thang đo CLTT BCTC và thang đo các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Nghiên cứu này được thực hiện bằng nghiên cứu tình huống với công cụ được sử dụng là thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm với đại diện của Vụ Chế Độ KT-Kiểm toán Việt Nam; các đối tượng là nhà đầu tư đồng thời đảm trách công việc quản lý KT, KSNB, quản lý công nghệ thông tin (IT), lãnh đạo, kiểm toán tại các DN; các giảng viên đại học tại TP.HCM có kinh nghiệm nghiên cứu và chuyên môn về KT. Phần nghiên cứu định lƣợng: giúp đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC; kiểm định tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC thông qua các phép kiểm định thích hợp; đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC bằng mô hình hồi qui; tìm hiểu sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC 5 giữa các nhóm DN. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp khảo sát với đối tượng chủ yếu đảm trách quản lý KT trong các DN tại Việt Nam. 4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: chất lượng thông tin BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam. Phạm vi: đề tài được giới hạn trong phạm vi các DN phi tài chính tại Việt Nam (không nghiên cứu các doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư). 5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về khía cạnh lý thuyết: hoàn thiện lý thuyết về CLTT KT, cụ thể là CLTT BCTC:  Xác định 10 nhân tố tác động đến CLTT BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam bằng nghiên cứu định tính lẫn định lượng. Trong đó có 2 nhân tố mang đặc thù riêng của các DN Việt Nam, chưa được đưa vào các nghiên cứu trước đó.  Xây dựng thang đo và đo lường CLTT BCTC trong các DN Việt Nam theo hướng tiếp cận toàn diện quan điểm về thành phần và cấp bậc của khái niệm CLTT BCTC được ban hành bởi FASB & IASB 2010  Luận án đã xác định mô hình hồi qui tối ưu với 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC, trong đó có hai nhân tố đặc thù riêng của nghiên cứu: Áp lực về thuế và CL phần mềm kế toán (PMKT). Luận án cũng nêu rõ sự khác biệt về đặc điểm niêm yết và qui mô DN có làm thay đổi mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC. Về khía cạnh ứng dụng: nghiên cứu là một căn cứ có giá trị để giúp đánh giá thực trạng CLTT BCTC trong các DN Việt Nam hiện nay bằng những con số định lượng. Bên cạnh đó, thông qua kết quả từ kiểm định và mô hình hồi qui, nghiên cứu còn giúp xác định và điều tiết các nhân tố góp phần làm gia tăng CLTT BCTC từ phía trên trong lẫn bên ngoài DN. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án có kết cấu bao gồm 5 chương, bao gồm: Phần mở đầu; Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu; Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Luận án bao gồm 159 trang với 60 Sơ Đồ, 69 Bảng biểu và 30 Phụ lục 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BCTC Các bƣớc công việc: Sơ đồ (SĐ) 1.02 trình bày trình tự các bước công việc của mục này. SĐ 1.02: Phác thảo các bước công việc tìm hiểu các nghiên cứu về CLTT BCTC Tổng quan các hƣớng nghiên cứu về CLTT BCTC: tổng quan cho thấy có 4 phương pháp đánh giá CLTT BCTC và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nghiên cứu này lựa chọn đánh giá CLTT BCTC theo phương pháp dựa trên các thuộc tính về CLTT bởi lẽ phương pháp này cho phép tiếp cận toàn diện các thuộc tính về CLTT, đảm bảo việc đánh giá và đo lường CLTT BCTC được đầy đủ và thuyết phục hơn. Đánh giá CLTT BCTC theo các thuộc tính chất lƣợng: tác giả tổng hợp các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC từ quy định của tổ chức nghề nghiệp (AAA, FASB, IASB); cơ quan Nhà Nước và nghiên cứu độc lập (trong khoản thời gian từ 1980 đến 2016) và nhận xét:  Các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC khá đa dạng, có 15 thuộc tính đánh giá CLTT BCTC được xác định.  Các nghiên cứu độc lập đều xem các thuộc tính CLTT BCTC được công bố bởi các tổ chức AAA, IASB, FASB,…là nền tảng chính yếu cho nghiên cứu. Trong đó, các thuộc tính CLTT BCTC được công bố bởi FASB & IASB 2010 là mang tính hội tụ cao nhất. 1.2. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC Các bƣớc công việc: trình tự các bước công việc được trình bày theo SĐ 1.08. SĐ 1.08: Các bước công việc tìm hiểu các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC 7 Xu hƣớng phát triển của nghiên cứu cề các nhân tố tác động đến CLTT BCTC: dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới trong khoản thời gian 19952016, tác giả lập bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ năm 1995 đến 2016 và rút ra một số nhận xét:  Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC khá đa dạng (14 nhân tố), thay đổi tùy theo đặc điểm dữ liệu thu thập; căn cứ đánh giá CLTT; cách thức tiếp cận nghiên cứu.  Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trên thế giới đã có bước phát triển khá dài, các nhà nghiên cứu đã xác định được 14 nhân tố tác động đến CLTT BCTC bao gồm các nhân tố bên trong DN; các nhân tố bên ngoài DN; các nhân tố thuộc đặc tính của DN.  Khác với thế giới, nghiên cứu về chủ đề này theo hướng cơ bản tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn hoàn thiện. 1.3. KHE HỔNG NGHIÊN CỨU Hạn chế của các nghiên cứu trƣớc Các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung nghiên cứu CLTT BCTC của các công ty niêm yết, vì vậy chưa có căn cứ so sánh CLTT BCTC giữa các DN đã và chưa niêm yết tạo tiền đề cho việc đánh giá vai trò của UBCK Nhà Nước đối với việc kiểm tra và giám sát CLTT BCTC trong các DN niêm yết. Trên thế giới, còn ít nghiên cứu hướng đến việc khảo sát, đo lường CLTT BCTC theo đầy đủ các thuộc tính đánh giá CLTT được công bố bởi FASB & IASB 2010. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá, đo lường CLTT BCTC với đầy đủ các thành phần, cấp bậc của CLTT BCTC theo quy định của FASB & IASB 2010. Đa phần các nghiên cứu trước đây tiếp cận theo hướng ứng dụng; đối với nghiên cứu theo hướng cơ bản thì chỉ mới xem xét nhân tố thuộc đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu, đặc điểm niêm yết; Quản trị công ty. Định hƣớng của nghiên cứu này Xây dựng thang đo, đo lường CLTT BCTC phù hợp với đặc điểm của các DN tại Việt Nam trên cơ sở tiếp cận một cách toàn diện khuôn mẫu đo lường CLTT BCTC được công bố bởi FASB & IASB 2010. 8 Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam, bao gồm nhân tố bên trong; bên ngoài và nhân tố phản ánh đặc tính của DN. Kiểm định, đo lường và so sánh mức độ tác động của các nhân tố này đến CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam. 1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Nghiên cứu về CLTT BCTC có quá trình hình thành và phát triển từ những năm 60 (Paul E. Fertig, 1967) và từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu từ phía các nhà nghiên cứu cơ bản, các tổ chức nghề nghiệp KT (AAA, FASB, IASB,…), các quy định Pháp lý (Luật KT, các quy định về KT của các cơ quan Nhà Nước,…) tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cho lý thuyết về các thành phần đo lường CLTT BCTC. Xu hướng phát triển của nghiên cứu về CLTT BCTC được đúc kết từ kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC được ban hành bởi FASB & IASB 2010 được nhiều công trình nghiên cứu tham chiếu và mang tính hội tụ cao nhất. Nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy là tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào hướng đến đánh giá, đo lường CLTT BCTC bằng phương pháp khảo sát với đầy đủ các thành phần, cấp bậc của CLTT BCTC theo quy định của FASB & IASB 2010. Bên cạnh đó, thang đo CLTT BCTC của các nghiên cứu trước được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thang đo từ các nghiên cứu ở nước ngoài, chưa thực hiện phần nghiên cứu định tính để chỉnh sửa cho phù hợp với các DN tại Việt Nam. Đối với nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, các nhà nghiên cứu trước đó đã khám phá được 14 nhân tố, bao gồm các nhân tố bên trong DN; các nhân tố bên ngoài DN; các nhân tố thuộc đặc tính của DN. Riêng tại Việt Nam đa phần các nghiên cứu trước đây tiếp cận theo hướng ứng dụng; đối với nghiên cứu theo hướng cơ bản thì chỉ mới xem xét nhân tố thuộc Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu, Đặc điểm niêm yết (Ngô, 2014); nhóm Quản trị công ty (Ngô, 2014; Nguyễn 2016). Thực trạng trên cho thấy, nghiên cứu theo hướng cơ bản về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại Việt Nam cho đến nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và cần phải được tiếp tục nghiên cứu bổ sung và phát triển. 9 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CÁC KHÁI NIỆM Luận án đã trình bày các khái niệm chính yếu có liên quan đến đề tài như: thông tin; CL; CLTT; CLTT BCTC xét trên quan điểm của các tổ chức nghề nghiệp; quy định của Nhà Nước; của các nhà nghiên cứu độc lập. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã lựa chọn các khái niệm làm nền tảng cho nghiên cứu. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT NỀN VÀ VẬN DỤNG CHO NGHIÊN CỨU NÀY Tác giả khái quát nội dung của các lý thuyết Đại diện (Agency Theory); Xử lý thông tin (IP theory); Sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory); Lý thuyết Ngẫu nhiên (Contigency theory of Organizations); Quan điểm Quản trị CL toàn diện (Total Quality Management- TQM). Tiếp theo, tình hình vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước và các nhân tố đã được khám phá từ các nghiên cứu này được giới thiệu cụ thể. Nghiên cứu lý thuyết nền đã giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của các nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận; Niêm yết; Kiểm toán độc lập; Vai trò của HTKSNB; Công nghệ thông tin; Vai trò của nhà quản trị; Trình độ của nhân viên KT; Đào tạo và bồi dưỡng đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung Dàn bải thảo luận cho phần nghiên cứu định tính được trình bày tiếp ở chương 3. 2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC TỪ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Thông qua nghiên cứu Cơ sở lý thuyết, tác giả tiến hành tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC và dự tính mối quan hệ của các nhân tố này đến CLTT BCTC. Cùng với kết quả nghiên cứu được đúc kết từ Chương “Tổng quan các vấn đề nghiên cứu”, việc tổng kết này giúp hình thành cơ sở vững chắc cho nội dung ở phần nghiên cứu định tính và hình thành nên các giả thuyết nghiên cứu ở Chương 3. 10 Bảng 2.01: Tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ Cơ sở lý thuyết STT Nhân tố 1 2 3 Hành vi quản trị lợi nhuận Niêm yết chứng khoán Kiểm toán độc lập 4 Hiệu quả của HTKSNB 5 6 Công nghệ thông tin Hỗ trợ từ phía nhà quản trị 7 Năng lực nhân viên 8 9 Đào tạo và bồi dưỡng Quy mô DN Cơ sở lý thuyết Chiều tác động Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện; lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật Lý thuyết đại diện; Lý thuyết Ngẫu nhiên Lý thuyết Xử lý thông tin Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật; Quan điểm TQM Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật; Quan điểm TQM Quan điểm TQM Lý thuyết Ngẫu nhiên Ngược chiều Cùng chiều Cùng chiều Cùng chiều Cùng chiều Cùng chiều Cùng chiều Cùng chiều Cùng chiều 2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Thông qua nền tảng các cơ sở lý thuyết trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố đến CLTT BCTC như: Phân bố quyền sở hữu; Niêm yết (Leftwich & ctg 1981; Céline Michailesco 2010,…); Hành vi quản trị lợi nhuận, Vai trò của KSNB (Constant Djama, 2010; George Emmanuel Iatridis, 2011,…); của kiểm toán độc lập, các nhân tố bên ngoài (Pigé, 2000; Bell & Carcello, 2000, Constant Djama 2010, …). Mặc dù việc thực hiện nghiên cứu định tính là bước cần thiết để giúp xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam, thế nhưng phần nghiên cứu cơ sở lý thuyết giúp tác giả hình thành nên rất nhiều ý niệm về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được đúc kết từ lý thuyết nền và các công trình nghiên cứu trước, tạo tiền đề cho sự thành công của bước công việc nghiên cứu định tính được thực hiện ở chương sau. 11 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.1. XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, dưới dạng thiết kế hỗn hợp khám phá, minh họa theo SĐ 3.02. SĐ 3.02: Các bước thiết kế hỗn hợp khám phá (Nguyễn, 2011) 3.1.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Quy trình nghiên cứu của tác giả được trình bày theo SĐ 3.03: SĐ 3.03: Quy trình nghiên cứu 3.1.3. BIỆN LUẬN SỰ PHÙ HỢP CỦA PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Quy trình chung: quy trình nghiên cứu định tính bao gồm 7 bước: giới thiệu (bước 1); lựa chọn phương pháp nghiên cứu (bước 2); phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (bước 3); tiến hành thu thập dữ liệu (bước 4); phân tích dữ liệu (bước 5); trình bày kết quả nghiên cứu định tính (bước 6) và So sánh với lý thuyết đã có (bước 7). Quy trình chung của nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện như sau (SĐ 3.05): 12 SĐ 3.05: Quy trình nghiên cứu định tính Phƣơng pháp nghiên cứu: luận án lựa chọn phương pháp nghiên cứu tình huống cho phần nghiên cứu định tính. Chọn mẫu nghiên cứu: số lượng mẫu cho nghiên cứu định tính là 13, điểm bảo hòa được xác định tại tình huống thứ 11. Đối với phần tử mẫu, các tình huống được lựa chọn đa dạng về quy mô (nhỏ, vừa và lớn); khu vực kinh doanh (công nghiệp; thương mại, dịch vụ; Nông lâm nghiệp và thủy sản). Đối tƣợng tham gia thảo luận: các nhà đầu tư đồng thời giữ các vị trí công việc sau: Phụ trách công tác KT; Trưởng bộ phận IT; Giám đốc DN; Trưởng phòng KSNB; Các giảng viên chuyên ngành KT- kiểm toán; Các Kiểm toán viên độc lập đã từng trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán tại các DN và Đại diện của Vụ Chế độ Kế toán- Kiểm toán Việt Nam. Phƣơng pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu: từ dữ liệu đa tình huống; thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi. Công cụ và quy trình thu thập dữ liệu: Dàn bài thảo luận. Quy trình thu thập dữ liệu qua 4 bước: thảo luận nháp; thảo luận chính thức; trình bày dữ liệu thu thập; xác nhận dữ liệu. 3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG 13 Quy trình chung: nghiên cứu định lượng được tiến hành bao gồm 8 bước: giới thiệu nghiên cứu (bước 1); lựa chọn phương pháp nghiên cứu (bước 2); phương pháp chọn mẫu (bước 3); Xây dựng thang đo và thiết kế Bảng câu hỏi (bước 4); Thu thập dữ liệu (bước 5); Đánh giá thang đo (bước 6); Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (bước 7); Đo lường tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC (bước 8). Quy trình chung được trình bày theo SĐ 3.07. SĐ 3.07: Quy trình nghiên cứu định lượng. Phƣơng pháp nghiên cứu: phương pháp Khảo sát được sử dụng cho phần nghiên cứu định lượng. Chọn mẫu nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng mẫu là các DN phi tài chính tại Việt Nam. Đối tượng thu thập dữ liệu chủ yếu là Kế toán trưởng tại các DN. Kích thước mẫu tối thiểu dùng cho khảo sát được xác định là 261. Xây dựng thang đo CLTT BCTC: nghiên cứu xây dựng thang đo CLTT BCTC dựa trên cơ sở tham chiếu các thuộc tính CLTT được ban hành bởi FASB & IASB 2010 và kết hợp với ý kiến của các đối tượng tham gia thảo luận từ nghiên cứu tình huống. Bên cạnh đó, thang đo của Ferdy van Beest & ctg (2009) cũng được tác giả tham khảo trên góc độ kỹ thuật thiết kế và cấp độ thang đo. 14 Thang đo đo lƣờng các nhân tố tác động đến CLTT BCTC: thang đo này được xây dựng dựa trên thang đo của các nghiên cứu trước và được tác giả điều chỉnh khi sử dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam thông qua ý kiến thu thập từ nghiên cứu tình huống. Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được xây dựng theo quy trình SĐ 3.09 SĐ 3.09: Quy trình xây dựng Bảng câu hỏi Thu thập và chuẩn bị dữ liệu: Các bước thu thập và chuẩn bị dữ liệu được trình bày theo SĐ 3.10 SĐ 3.10: Quy trình thu thập và chuẩn bị dữ liệu (DL) cho nghiên cứu định lượng Đánh giá độ tin cậy và kiểm định giá trị của thang đo: nghiên cứu sử dụng tính nhất quán nội tại để kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha. Giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo được kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu: giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua các phép kiểm định T-test, Anova và kiểm định Pearson. Để kiểm định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình, mô hình hồi qui bội được sử dụng thông qua phần mềm SPSS. 15 3.4. KẾT LUẬN Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Thông qua quá trình phân tích và biện luận, tác giả khẳng định phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được xem là thích hợp cho việc giải quyết mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu. Đối với mục tiêu chính yếu là xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, tác giả sử dụng nghiên cứu định tính thông qua phương pháp tình huống với các đối tượng tham gia thảo luận là các giảng viên đại học chuyên ngành KT- kiểm toán; các KT trưởng; giám đốc; trưởng IT; trưởng bộ phận KSNB tại các DN; các trưởng phòng kiểm toán độc lập thuộc và ngoài Big4. Với công cụ thu thập dữ liệu là Dàn bày thảo luận, số lượng mẫu là 13 (điểm dừng tại S 11) tác giả đã thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu định tính. Kết quả phân tích nghiên cứu định tính sẽ được trình bày ở chương 4. Đối với mục tiêu đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến nó; kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến CLTT BCTC và xây dựng mô hình hồi qui, tác giả sử dụng nghiên cứu định lượng với phương pháp khảo sát, mẫu được thu thập tại 292 DN phi tài chính tại Việt Nam, đối tượng thu thập được xem là am hiểu rõ về KT và CLTT BCTC tại DN, chủ yếu là KT trưởng. Công cụ giúp tác giả thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là Bảng câu hỏi dưới dạng câu hỏi đóng với 5 cấp độ được xác định trước. Dữ liệu thu thập sau khi qua các bước mã hóa, lập ma trận và làm sạch, được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha. Sau khi kiểm tra Cronbach alpha, tác giả tiếp tục kiểm định giá trị thang đo bao gồm: giá trị nội dung; giá trị hội tụ; giá trị phân biệt; giá trị liên hệ lý thuyết thông qua nghiên cứu tổng quan, phân tích ý kiến từ nghiên cứu tình huống, phân tích EFA. Sau khi đã kiểm định giá trị thang đo, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và lượng hóa tác động của các nhân tố trong mô hình bằng xây dựng mô hình hồi qui bội (MLR). Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương kế tiếp. 16 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Phân tích khám phá các nhân tố tác động đến CLTT BCTC SĐ 4.03: Các tình huống khẳng định nhân tố khám phá Thông qua quá trình thảo luận theo SĐ 4.03, với kích thức mẫu cho nghiên cứu tình huống là 13, điểm bảo hòa tại tình huống S11, nghiên cứu xác định 14 nhân tố tác động đến CLTT BCTC, bao gồm: Hành vi quản trị lợi nhuận; Áp lực từ thuế; Quy mô DN; Niêm yết chứng khoán; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo & bồi dưỡng; CL PMKT; Kiểm toán độc lập; Hiệu quả của HTKSNB; Sự khác biệt về yếu tố chính trị; CL dữ liệu đầu vào; Quy trình HTTT KT; Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý; Năng lực nhân viên KT. Trong số các nhân tố trên, nghiên cứu không đưa các nhân tố Quy trình HTTT; Sự khác biệt về yếu tố chính trị; Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý; CL dữ liệu vào mô hình nghiên cứu lý thuyết với lý do là các nhân tố này nhận được sự tán thành khá thấp từ các tình huống nghiên cứu (dưới 40%) và nhiều lý do khách quan khác. Xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết: mô hình lý thuyết được trình bày tại SĐ 4.05: 17 SĐ 4.05: Mô hình nghiên cứu (nguồn: nhóm TG xây dựng từ kết quả nghiên cứu) 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG Thực trạng về CLTT BCTC tại các DN việt nam: số liệu phân tích cho thấy thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam theo kết quả khảo sát được đánh giá với số điểm bình quân là 3,76/5 điểm. Thực trạng về các nhân tố tác động CLTT BCTC: số liệu phân tích từ kết quả khảo sát cho thấy các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được khám phá từ nghiên cứu định tính được đánh giá vớ số điểm từ 3,12 đến 3,94. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cronbach : kết quả kiểm định cho thấy Cronbach của các thành thuộc biến độc lập lẫn biến phụ thuộc đều có giá trị cao (từ 0,749 đến 0,943) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều rất lớn (0,375–0,869> 0,3) cho thấy thang đo của có độ tin cậy rất tốt và các biến quan sát đều đạt yêu cầu. Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA: đối với các biến độc lập, kết quả phân tích cho thấy số lượng nhân tố trích và các biến quan sát đều nhóm vào các thành phần đúng như kỳ vọng ban đầu. Đối với biến phụ thuộc, sau khi sắp xếp lại các nhân tố theo kết quả kiểm định thì thang đo này cũng đạt được giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua các phép kiểm định Ttest (trường hợp biến độc lập là định tính- hai đám đông), Anova (trường hợp biến độc lập là định tính- ba đám đông) và Pearson (trường hợp biến độc lập là định lượng). Xuất phát từ 18 bản chất các biến độc lập của nghiên cứu này, các phép kiểm định cụ thể được sử dụng cho từng biến độc lập được minh họa theo SĐ 4.12. SĐ 4.12: Các phép kiểm định được sử dụng cho việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng từ kết quả nghiên cứu định tính đều được khẳng định ở phần nghiên cứu định lượng, xét trên góc độ đặc điểm lẫn chiều tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC. Trong số 10 nhân tố được khám phá từ nghiên cứu định tính, hành vi quản trị lợi nhuận và Áp lực từ thuế cho thấy tác động ngược chiều đến CLTT BCTC. Tám nhân tố còn lại thì tác động cùng chiều. Mô hình hồi qui tuyến tính Để tiến hành phân tích hồi qui, luận án đã tiến hành kiểm định sự phù hợp các giả định trong hồi qui tuyến tính. Kết quả cho thấy dữ liệu đạt các yêu cầu cho phân tích hồi quy. Sau khi kiểm tra giả định đa cộng tuyến, tác giả chuyển hai biến Niêm yết và Quy mô DN ra khỏi mô hình và xem xét hai biến này dưới vai trò là biến điều tiết. Mô hình nghiên cứu chính thức được xác định theo SĐ 4.16. 19 SĐ 4.16: Mô hình nghiên cứu chính thức (nguồn: xây dựng từ kết quả nghiên cứu) KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI Kết quả phân tích hồi qui trên SPSS được trình bày từ Bảng 4.37 đến 4.39. Bảng 4.37: Bảng tóm tắt mô hình (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) Bảng tóm tắt mô hình Model Summaryb Model R 1 R Square ,857 a Adjusted R Square Std. Error of the Estimate ,734 ,726 ,31050 a. Predictors: (Constant), BCTC được kiểm toán, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị Bảng 4.38: Kết quả kiểm định F (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) Bảng ANOVAa Model 1 Sum of Squares df Mean Square F Regression 69,237 8 8,655 Residual 25,066 260 94,303 89,771 ,000b ,096 Total Sig. 268 a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC b. Predictors: (Constant), BCTC được kiểm toán, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị Bảng 4.39: Bảng trọng số hồi qui (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) Bảng trọng số hồi qui Coefficients a Unstandardized Coefficients Model 1 B Std. Error (Constant) 2,167 -,144 ,026 Áp lực từ thuế -,105 Hỗ trợ từ phía nhà quản trị Beta t ,198 Hành vi quản trị lợi nhuận Standardized Coefficients Sig. 10,950 ,000 -,229 -5,619 ,000 ,028 -,143 -3,692 ,000 ,236 ,039 ,273 6,064 ,000 Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên ,096 ,031 ,139 3,054 ,002 CL PMKT ,072 ,032 ,100 2,228 ,027 Hiệu quả của HTKSNB ,082 ,028 ,130 2,897 ,004 Năng lực nhân viên kế toán ,096 ,027 ,137 3,500 ,001 BCTC được kiểm toán ,138 ,047 ,111 2,957 ,003 a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan