Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cẩm nang công nghệ thiết bị lò cao luyện gang tập 1 đại cương công nghệ lò cao l...

Tài liệu Cẩm nang công nghệ thiết bị lò cao luyện gang tập 1 đại cương công nghệ lò cao luyện gang, 56 trang

.PDF
56
998
143

Mô tả:

CẨM NANG CÔNG NGHỆ - THIẾT BỊ LÒ CAO LUYỆN GANG 2009 Tập I ĐẠI CƯ ƠNG VỀ CÔNG NGHỆ LÒ CAO LUYỆN GANG Tô Xuân Thanh Nguyễn Cảnh Đại Đào Mạnh Hùng Ngô Sỹ Hải Vũ Trường Giang Nguyễn Quang Duẩn Nguyễn Việt Dũng Hoàng Duy Thanh Võ Đình Vân BLAST FUNACE Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 2/56 LỜI NÓI ĐẦU Công nghiệp gang thép là nguồn cung cấp nguyên liệu, sản phẩm cho các ngành khác như chế tạo cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng và quốc phòng…Do nhu cầu về sắt thép tăng cao của thị trường, nên cầu về nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thép đang gia tăng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu sạch gang lỏng để nâng cao chất lượng của thép, sản xuất thép hợp kim, thép hợp kim thấp độ bền cao, thép dập sâu dùng trong sản xuất ô tô, thép không rỉ, những hợp kim nhẹ và những vật liệu bán dẫn… Hiện nay trên thế giới công nghệ luyện gang lò cao đã c ải tiến vượt bậc: Sử dụng phối liệu ổn định cao với tỷ tỷ lệ quặng chín đến 100%, sử dụng quặng kim loại hoá, mở rộng giới hạn gió giầu oxy, tăng nhiên liệu phụ, nấu luyện lò cao dưới áp suất cao, cải tiến phương pháp chất liệu, sử dụng thể xây vật liệu chịu lửa kiểu khối có giai dẫn nhiệt, ứng dụng hệ chuyên gia trong vận hành lò cao… Công nghiệp luyện gang lò cao ở nước ta chưa phát triển, công tác lý luận không được chú trọng đúng mức. Ngoài Công ty Gang thép Thái nguyên, chưa có đơn vị nào nghiên cứu sâu về công nghệ lò cao luyện gang nên các tài liệu tham khảo rất thiếu trong khi nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu sâu về công nghệ lò cao luyện gang hiện nay rất cấp bách. Góp phần vào sự phát triển của ngành lò cao luyện gang ở Việt nam, những kỹ sư và cán bộ đã trực tiếp tham gia công tác vận hành lò cao qua quá trình tiếp cận công nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo nhằm khái quát thực tiễn công nghệ và tham khảo các tài liệu nước ngoài, chủ yếu là của Liên xô (cũ) và của Trung quốc biên soạn lại cuốn “Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang” gồm 10 tập: Tập I Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Tập II Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Tập III Yêu cầu về nguyên nhiên liệu cho công nghệ lò cao luyện gang Tập IV Tuyển quặng sắt dùng cho lò cao luyện gang Tập V Công nghệ thiêu kết quặng sắt Tập VI Công nghệ vê viên quặng sắt Tập VII Thiết kế lò cao luyện gang Tập VIII Thiết bị lò cao luyện gang Tập IX Vận hành lò cao luyện gang Tập X Phụ lục Chi tiết xem thêm mục lục ở cuối sách Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 3/56 Tập 1. Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang chủ yếu giới thiệu lịch sử ra đời, khái quát về công nghệ lò cao luyện gang và xu hướng phát triển của nó; phần cuối giới thiệu một số công nghệ phi cốc đang là xu hướng phát triển để hoàn nguyên quặng sắt. Do thời gian ngắn, khối lượng kiến thức lớn nên không tránh khỏi sai sót khi biên soạn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc địa chỉ: Công ty cổ phần Thương mại Cơ khí và Luyện kim Thái An (THACOMEC) Văn phòng : 9/129 An Dương Vương – Tây hồ - Hà nội Điện thoại : 0084 043 758 3262 http://www.thacomec.com.vn Thay mặt những người tham gia biên soạn, Xin chân thành cám ơn những đồng nghiệp đã đóng góp nhi ều ý kiến quý báu cho tài liệu này. Do điều kiện khách quan, xin cáo lỗi với một số tác giả của những tư liệu tham khảo, trích dẫn trong và ngoài nước chưa liên hệ được. Xin cảm ơn Công ty cổ phần Thương mại Cơ khí và Luyện kim Thái An (THACOMEC) đã cho dịch thuật tài liệu tham khảo của 10 tập tài liệu này. Cuốn sách này biên soạn với mục đích phổ cập kiến thức chuyên môn, Công ty cổ phần Thương mại Cơ khí và Luyện kim Thái An (THACOMEC) giữ bản quyền, mọi trích dẫn và sử dụng cho mục đích thương mại phải được phép của Công ty và tác giả. Hy vọng cuốn tài liệu này giúp ích được nhiều cho các cán bộ quản lý trong ngành luyện kim, những người làm công tác kỹ thuật có những tham khảo trong vận hành và đặc biệt khi sử lý sự cố trong thực tiễn công nghệ lò cao luyện gang. Ngày 19 tháng 5 năm 2009 TM NHÓM BIÊN SOẠN Tô Xuân Thanh Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 4/56 MỤC LỤC 1. KHÁI NIỆM VỀ GANG ......................................................................................................................... 5 1.1. 1.1.1. Thuộc tính của kim loại sắt......................................................................................................... 5 1.1.2. Lịch sử phát hiện sắt và hợp kim ................................................................................................ 5 1.1.3. Ứng dụng của sắt trong xã hội loài người.................................................................................... 6 1.1.4. Sản xuất sắt trong công nghiệp ................................................................................................... 7 1.1.5. Các hợp chất của sắt................................................................................................................... 7 1.2. 2. SẮT VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA NÓ .................................................................................................... 5 PHÂN BIỆT SẮT – GANG – THÉP ..................................................................................................... 8 1.2.1. Phân biệt sắt, gang, thép ............................................................................................................. 8 1.2.2. Phân loại gang ............................................................................................................................ 9 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÒ CAO LUYỆN GANG............................................................................... 10 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÒ CAO TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................... 10 2.2. LỊCH SỬ LÒ CAO LUYỆN GANG Ở VIỆT NAM .............................................................................. 14 2.2.1. Trong giai đoạn 1900 đến 2000 ................................................................................................. 14 2.2.2. Một số lò cao đã hoạt động giai đoạn từ 2000 đến 2010 ............................................................. 15 2.2.3. Một số dự án đầu tư trong nước đang thực hiện ....................................................................... 16 2.2.4. Một số dự án có yếu tố nước ngoài ............................................................................................ 18 3. VAI TRÒ CỦA LÒ CAO TRONG LIÊN HỢP LUYỆN KIM ............................................................... 21 4. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ LÒ CAO LUYỆN GANG .................................................................. 22 4.1. LƯU TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LÒ CAO.............................................................................. 22 4.2. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU DÙNG CHO LÒ CAO ........................................................................ 27 4.3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÓA LÝ TRONG LÒ CAO ...................................................................... 29 4.4. SẢN PHẨM CỦA LÒ CAO .............................................................................................................. 34 4.4.1. Gang lò cao............................................................................................................................... 34 4.4.2. Xỉ lò cao ................................................................................................................................... 36 4.4.3. Khí than lò cao ......................................................................................................................... 36 4.4.4. Bụi lò cao ................................................................................................................................. 36 5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ LÒ CAO. ................................................................ 36 6. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ PHI CỐC ........................................................................................... 38 6.1. KHÁI QUÁT NHỮNG CÔNG NGHỆ LUYỆN SẮT ........................................................................... 38 6.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM PHI CỐC ............................................................ 44 6.2.1. Quy trình công nghệ của HISMELT ......................................................................................... 44 6.2.2. Công nghệ FASTMET .............................................................................................................. 45 6.2.3. Công nghệ MIDREX ................................................................................................................ 46 6.2.4. Công nghệ CRICOFER ............................................................................................................ 47 6.2.5. Công nghệ HYL ....................................................................................................................... 48 Mục lục “Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang” ............................................................................. 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 54 Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 5/56 1. KHÁI NIỆM VỀ GANG 1.1. 1.1.1. SẮT VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA NÓ Thuộc tính của kim loại sắt - Sắt có số hiệu nguyên tử bằng 26 trong bảng tuần hoàn, ký hiệu Fe ( tên Latinh là ferrum ), khối lượng nguyên tử là 56, nằm ở phân nhóm VIIIB chu kỳ 4. Sắt có trong các thiên thạch kim loại và các hành tinh lõi đá (như Trái Đất, Sao Hoả). - Sắt là là nguyên tố phổ biến thứ 10 trong vũ trụ và kim loại phổ biến nhất. Sắt cũng là nguyên tố phổ biến nhất (theo khối lượng, 34,6%) tạo ra Trái Đất; sự tập trung của sắt trong các lớp khác nhau của Trái Đất dao động từ rất cao ở lõi bên trong tới khoảng 5% ở lớp vỏ bên ngoài. - Sắt là kim loại khó tìm thấy ở dạng tự do và thường được tách ra từ các mỏ quặng sắt. Để thu được sắt tự do, phải loại bỏ các tạp chất bằng phương pháp khử hóa học. Sắt được sử dụng trong sản xuất gang và thép, đây là các hợp kim của một số kim loại hay phi kim, đặc biệt là cacbon. 1.1.2. Lịch sử phát hiện sắt và hợp kim - Những dấu hiệu đầu tiên về việc sử dụng sắt là ở những người Sumeria và người Ai Cập vào khoảng 4000 năm TCN, các đồ vật nỏ như mũi giáo và đồ trang trí, đã được làm từ sắt lấy từ các thiên thạch. Từ tiếng Anh iron, là từ có xuất xứ từ tiếng Etruria aisar có nghĩa là "trời". - Vào khoảng những năm 3000 đến 2000 TCN, đã xuất hiện hàng loạt các đồ vật làm từ sắt nóng chảy (phân biệt rõ với sắt từ thiên thạch do thiếu niken trong sản phẩm) ở Lưỡng Hà, Anatolia và Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 6/56 Ai Cập. Vào khoảng năm 1600 đến 1200 TCN, sắt đã được sử dụng nhiều hơn ở Trung Cận Đông, nhưng vẫn chưa thay thế được sự thống trị của đồng thau. - Trong thời kỳ từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 10 TCN, đã có sự chuyển đổi nhanh chóng từ công cụ, vũ khí đồng thau sang sắt. Thời kỳ chuyển đổi này diễn ra không đồng thời trên thế giới, là dấu hiệu cho thời kỳ văn minh mới được gọi là Thời đại đồ sắt. 1.1.3. Ứng dụng của sắt trong xã hội loài người - Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Sự kết hợp của giá thành thấp và các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẻo, độ cứng làm cho nó trở thành không thể thay thế được, đặc biệt trong các ứng dụng như sản xuất ô tô, thân tàu thủy lớn, các bộ khung cho các công trình xây dựng. - Thép là hợp kim quan trọng của sắt, ngoài ra còn một số hình thức tồn tại khác của sắt như: • Gang thô ( gang trắng ) chứa 4% – 5% cacbon và chứa một loạt các chất khác như lưu huỳnh, silic, phốt pho. Đặc trưng của nó là bán sản phẩm trung gian để sản xuất thép từ quặng. • Gang đúc chứa 2% – 3.5% cacbon và lượng nhỏ mangan. Các chất có trong gang thô có ảnh hưởng xấu đến các thuộc tính của vật liệu, như lưu huỳnh và phốt pho chẳng hạn sẽ bị khử đến mức chấp nhận được. Nó có điểm nóng chảy trong khoảng 1420–1470 K, thấp hơn so với cả hai thành phần chính của nó, làm cho nó là sản phẩm đầu tiên bị nóng chảy khi cacbon và sắt được nung nóng cùng nhau. Nó rất rắn, cứng và dễ vỡ. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 7/56 • Thép carbon chứa từ 0,5% đến 1,5% cacbon, với một lượng nhỏ mangan, lưu huỳnh, phốt pho và silic. • Sắt non chứa ít hơn 0,5% cacbon. Nó là sản phẩm dai, dễ uốn, không dễ nóng chảy như gang thô. • Các loại thép hợp kim chứa các lượng khác nhau của cacbon cũng như các kim ại lo khác, như crôm, vanađi, môlipđen, niken, vonfram, v.v. 1.1.4. Sản xuất sắt trong công nghiệp - Sắt là kim loại phổ biến nhất trên Trái Đất, chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất. Phần lớn sắt được tìm thấy trong các dạng ôxít sắt khác nhau, chẳng hạn như khoáng chất hêmatit, magnêtit, taconit. - Trong công nghiệp, sắt được trích xuất ra từ các quặng của nó, chủ yếu là từ hêmatit (Fe2O3) và magnêtit (Fe3O4) bằng cách khử với cacbon trong lò luyện kim sử dụng luồng không khí nóng ở nhiệt độ khoảng 2000°C. - Khoảng 1,1 tỷ tấn quặng sắt được sản xuất trên thế giới vào năm 2000, với tổng trị giá trên thị trường vào khoảng 25 tỷ đôla Mỹ. Việc khai thác quặng sắt diễn ra trên 48 quốc gia, nhưng 5 nhà sản xuất lớn nhất là Trung Quốc, Brasil, Úc, Nga và Ấn Độ, chiếm tới 70% lượng quặng khai thác trên thế giới. 1,1 tỷ tấn quặng sắt này để sản xuất ra khoảng 572 triệu tấn sắt thô. 1.1.5. Các hợp chất của sắt - Trạng thái sắt (II), Fe2+, ferrous rất phổ biến. - Trạng thái sắt (III), Fe3+, ferric, cũng rất phổ biến, trong gỉ sắt. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 8/56 - Trạng thái sắt (IV), Fe4+, ferryl, ổn định trong các enzym (ví dụ perôxidas). Sắt(VI) cũng được biết tới, nhưng hiếm hơn, có trong ferrat kali. - Cacbua sắt Fe3C được biết đến như là cementit. 1.2. 1.2.1. PHÂN BIỆT SẮT – GANG – THÉP Phân biệt sắt, gang, thép - Trong thực tế, sắt, gang, thép phân biệt nhau bởi hàm lượng C. Do hàm lượng C khác nhau, thuộc tính của chúng khác nhau. • Sắt non: C dưới 0,008% trong pha a-Ferrite ở nhiệt độ phòng. • Thép: C ừt 0,008% ÷ 2,14% (thường < 1%) tổ chức gồm a ferrite và Xê ở nhiệt độ thường. • Gang: chứa hàm lượng C từ 2,14 - 6,17% (thường < 4, 5% C) Hình 1-1 Giản đồ Fe-C Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang TT 1 2 3 4 5 6 7 1.2.2. Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 9/56 Thuộc tính Sắt công nghiệp Thép Gang Hàm lượng C % < 0,05 0,05-2,0 >2,0 0 1400-1500 1100-1200 Nhiệt độ chảy C ~ 1530 Tính rèn Tốt Vừa Kém Tính hàn Tốt Tốt Kém Tính nhiệt luyện Kém Tốt Vừa Tính đúc Kém Vừa Tốt Tính cơ lý Vừa Tốt Kém Phân loại gang a). Gang xám - Mặt gẫy nhiều vảy đen graphit ( dạng kết tinh của C tự do ), do đó có mầu xám. Gang xám dễ đúc, tính điền đầy khuôn tốt, ít co, dễ gia công cắt gọt. Đa số gang đúc thuộc loại gang xám. b). Gang trắng - Mặt gẫy mầu trắng, vì không có vẩy đen graphit; hàm lượng Si tất nhiên thấp. So với gang xám, thì gang trắng bền, cứng hơn nhưng ròn, khó đúc và khó gia công cắt gọt. - Gang trắng dùng làm nguyên liệu cho luyện thép hoặc đúc các chi tiết chịu mài mòn và không cần gia công cơ khí. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 10/56 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÒ CAO LUYỆN GANG 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÒ CAO TRÊN THẾ GIỚI Phát triển kỹ thuật luyện gang cận đại là từ thế kỷ XVIII bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra ở Châu Âu: Trong 200 năm của thế kỷ XVIII - XX, kỹ thuật luyện gang đã trải qua mấy giai đoạn phát triển có tính đột phá sau đây: - 1709 Lần đầu tiên nước Anh dùng than cốc thay than gỗ, như thế không chỉ làm giản nguy cơ về gỗ nghiêm trọng lúc bấy giờ mà còn đặt cơ sở cho sự phát triển lò cao loại lớn cho sau này. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 11/56 - Đầu thế kỷ 19 Anh , Nga dùng quạt gió hơi nước, năng lượng quạt gió nâng cao khá lớn, tạo điều kiện cho việc mở rộng đường kính nồi lò. - Năm 1829 người Anh phát minh ra quạt gió ra nhiệt khí than lò cao, dùng gió nóng thay th ế kỹ thuật gió nguội làm cho lượng tiêu hao nhiên liệu giảm xuống nhiều. Đồng thời phân bố nhiệt độ trong lò ngày càng hợp lý. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 12/56 - Những năm 50 của thế kỷ này bắt đầu sử dụng quặng giàu nhân tạo, cùng 1 lúc đã giải quyết được việc thiếu quặng giàu thiên nhiên vấn đề yếu kém về tình trạng luyện kim. - Những năm 60 bắt đầu dùng gió tổng hợp, phun nhiên liệu vào mắt gió (khí than, khí thiên nhiên hoặc dầu nặng) trực tiếp thay 1 phần than cốc, làm giảm nhẹ nhiều vấn đề cung ứng than luyện cốc, mở rộng nguồn nhiên liệu cho lò cao. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 13/56 - Những năm gần đây ứng dụng máy tính điện tử cho sản xuất lò cao thực hiện trí năng hoá công nhân thao tác, nhiều vị trí thực hiện điều khiển tự động hoá liên động, giảm nhẹ rất nhiều cường độ lao động của công nhân, nâng cao năng suất lao động. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang 2.2. 2.2.1. Trang 14/56 LỊCH SỬ LÒ CAO LUYỆN GANG Ở VIỆT NAM Trong giai đoạn 1900 đến 2000 - Năm 1939 Tưởng Giới Thạch cùng Pháp xây dựng lò cao 20m3 tại Đáp cầu – Bắc Ninh, dùng than gỗ làm nhiên liệu, sử dụng gió lạnh; sau xây thêm lò gió nóng nên năng suất đạt 12 ÷14 tấn gang đúc/ngày đêm. - Năm 1946 ạt i Chiến Thắng – Thái nguyên có xây lò cao nh ỏ 1m3, lò dùng quặng sắt Trại Cau và đã sản xuất ra gang đúc. - Năm 1949 tại Cầu Đất – Nghệ An xây lò 1m3 ( Kim khí kháng chiến ) và đã ra mẻ gang đúc đầu tiên năm 1950. - Năm 1951 tại Thanh Hóa xây lò cao Như Xuân I - 7m3, sau đó xây tiếp lò cao Như Xuân II, lò xây bằng đá sa thạch. Lò có sử dụng gió nóng 400 ÷ 420 0C, chạy bằng than gỗ, suất lượng xỉ thấp ( 360 kg/tấn gang ). - Năm 1957 tại nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo – Hà Nội xây lò 1,4m3 dùng than gầy Mạo khê để sản xuất Gang Đúc. - Từ năm 1959 đến 1963 tại Hồng Gai – Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng… đã xây dựng nhiều lò cao cỡ nhỏ dưới 13 m3 với tổng dung tích khoảng 61,3m3 và sản xuất được gần 20.000 tấn gang đúc. • Hồng Quảng – Quảng Ninh : 1 lò 13m3. • Cầu Giá – Hải phòng : 1 lò 13 m3. • Tĩnh Gia và Hàm Rồng – Thanh Hóa : 2 lò 7 và 9 m3, 1 lò 3m3. • Vinh – Nghệ An: 1 lò 9 m3. Sau đó xây lò 30m3 nhưng bỏ. • Linh Nham – Thái Nguyên : 1 lò 1,8m3. • Hà Giang : 1 lò cao 4m3. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 15/56 - Ngày 02/9/1969 tại Gang Thép – Thái nguyên đã khởi công khu liên hợp Gang thép – Thái nguyên, trong đó có 3 òl cao 100m 3, công suất thiết kế là 150.000 tấn/năm . Ngày 29/11/1963 đã ra mẻ gang đầu tiên. - Năm 1993 xây dựng lò cao 22m 3 tại Cao Bằng, năm 1995 tiếp tục xây thêm lò cao số II. - Năm 1998 phá dỡ lò cao số I của Gang thép – Thái nguyên. 2.2.2. Một số lò cao đã hoạt động giai đoạn từ 2000 đến 2010 - Ngày 19/5/2003 Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (Veam) đã khởi công xây dựng nhà máy luyện gang lò cao 25m3 tại xã Cẩm Giàng, tỉnh Bắc Cạn với tổng mức đầu tư gần 29 tỷ đồng, sản lượng 22 000 tấn/ năm. Cuối năm 2005 đã ra mẻ gang đầu tiên. - Năm 2005 Công ty Kim khí Gia Sàng đầu tư lò cao 22m3 tại Gia Sàng – Thái Nguyên, tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng, công suất 22.000 tấn/năm. Ngày 20/10/2005 đã ra mẻ gang đầu tiên. - Tháng 9/2008 Công ty cổ phần Khoáng sản Gia Lai đầu tư xây lò cao 66m3 công suất 85.000 tấn/năm ở Hòa Phú, Chư Pah, Gia Lai, với kinh phí đầu tư trên 140 tỉ đồng. Tháng 5/2009 đã ra mẻ gang đầu tiên. - Năm 2006 Công ty ổc phần gang Hoa Trung đầu tư nhà máy luyện gang lò cao 50m3 công suất 20.000 tấn/năm tại cụm công nghiệp Trúc Mai, huyện Võ Nhai-Thái Nguyên trên di ện tích 5ha với tổng kinh phí đầu tư trên 40 tỷ đồng. Ngày 29/10/2009 đã ra mẻ gang đầu tiên. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 16/56 - Ngày 7/3/2007 Công ty Cổ phần khai khoáng luyện kim xuất nhập khẩu Thanh Hà thành lập trên cơ sở vốn góp của các cổ đông sáng lập: Công ty TNHH một thành viên Mai Động, Công ty TNHH ĐanKa, Công ty Tài chính ầu d khí (PVFC), Công ty TNHH đầu tư xây dựng quốc tế Thăng Long ; đã khởi công dự án đầu tư Nhà máy luyện Gang Thanh Hà công suất 30.000 tấn/năm tại xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá, với lò cao 55m3 xây dựng trên tổng diện tích gần 9 ha, tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Ngày 09/7/2009 đã ra mẻ gang đầu tiên. 2.2.3. Một số dự án đầu tư trong nước đang thực hiện - Quý 15/4/2007 Công ty CP Thép Vạn Lợi khởi công xây dựng nhà máy luy ện gang Vạn lợi Hải phòng công suất 500.000 tấn/năm gồm 2 lò cao dung tích 220 m3, 2 băng thiêu kết 36m 2 trên diện tích 11ha tại xã An Hồng – An Dương – Hải phòng. Tổng mức đầu tư trên 1800 tỷ đồng. - Ngày 7/3/2007 khở i công Nhà máy Luy ện kim công suất 300.000 T/năm Cửu Long – Vinashin, tại Yên Bái, sử dụng quặng địa phương với quy mô dự kiến gồm 2 lò cao 180 m3, thiêu kết băng 32m2 ; 2 lò thổi 15 tấn/mẻ. Tổng mức đầu tư giai đoạn I là trên 600 tỷ VNĐ. - Tháng 16/6/2007 Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh ( do 2 cổ đông là Công ty Thép Vạn Lợi và Công ty CP Khoáng sản - Thương mại Hợp Thành khởi công xây dựng 2 lò cao 220 m 3, lò thổi 40T/mẻ, tổng công suất 500.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư gần 1700 tỷ đồng trên diện tích 25 ha tại Khu kinh tế Vũng Áng I. xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 17/56 - Tháng 5/2007 Công ty CP Thép Đình Vũ -Hải Phòng xây dựng 1 lò cao 230 m3 công suất 242.000 tấn/năm trên diện tích 90.000 m2, cung cấp gang lỏng cho lò điện 30T/mẻ. Dự án thiêu kết và luyện gang với tổng vốn đầu tư 620 tỷ VND. - Ngày 06 tháng 3 năm 2008, Công ty ổCphần Gang thép Nghi Sơn đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án Nhà máy Luyện thép giai đoạn 1 tại KKT Nghi Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư là 1.475 tỷ đồng Việt Nam, mục tiêu sản xuất phôi thép bằng lò điện hồ quang siêu công suất, công suất thiết kế của dự án 750.000 tấn phôi thép/năm . Dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn giai đoạn1 nằm trong Khu liên hợp luyện gang thép với tổng công suất 2,2 triệu tấn phôi thép/năm theo mục tiêu của Công ty Cổ phần Gang thép Nghi Sơn đã được Ban quản lý KKT Nghi Sơn cấp Giấy chứng nhận đầu tư. - Ngày 3/6/2008, Cty TNHH Anh Trang (Quảng Bình), đã làm lễ khởi công xây dựng nhà máy luyện gang và sản xuất phôi thép công suất 500.000 tấn/năm trên diện tích 35 ha tại thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 1.035 tỷ đồng. - Tháng 7/2008 Công ty CP tập đoàn Hoà Phát đã khởi công dự án khu liên hợp gang thép Kim môn gồm 1 lò cao 350m3 , một băng thiêu kết 52m 2– lò thổi 3 0 tấn/mẻ , nhà máy cán thép xây dựng 300.000 tấn/năm trên tổng diện tích hơn 80ha tại Kim Môn – Hải Dương, với tổng mức đầu tư trên 4000 tỷ đồng. - Tháng 4/2009 Tổng Công ty Khoáng sản VN và công ty TNHH Sông Hồng khởi công Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng có Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 18/56 tổng vốn đầu tư trên 1.800 tỷ đồng, có công suất 220.000 tấn phôi thép/năm, được xây dựng trên diện tích 79,54 ha tại xã Chu Trinh, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. - Ngày 4/6/2009 Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi khởi công Nhà máy Thép V ạn Lợi tại khu công nghiệp Thanh Bình, Chợ mới, tỉnh Bắc Kạn với dây chuyền công nghệ 1 lò cao 220 m3, lò thổi ôxy 20T/mẻ, máy đúc liên tục, công suất 250.000 T phôi/năm có tổng mức đầu tư hơn 1000 tỷ đồng trong với mặt bằng 25 ha.. 2.2.4. 1 2 3 4 5 Một số dự án có yếu tố nước ngoài Chính phủ đồng ý dự án Liên hợp thép giữa công ty thép Jinnan (Trung Quốc) với Tycoons – E-United (Đài Loan) 1,03 ỉt USD, 5 triệu tấn phôi thép/năm tại khu kinh tế Dung Quất 8/2006 (Quảng Ngãi). Được cấp phép từ tháng 10/2006 dự kiến khởi công 5/2007 đã hoãn lại, đến nay dự án này vẫn chưa khởi công, và hiện có tin Jinnan đã rút khỏi liên doanh. Nhà máy cán nguội 1,2 triệu tấn/năm và cuộn cán nóng 3 triệu tấn/năm tổng đầu tư trên 1 tỷ 11/2006 USD của Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) xây dựng tại Phú Mỹ-Bà Rịa Vũng Tàu đã nhận giấy phép đầu tư. Ký kết Nhà máy cuộn cán nóng liên doanh giữa Tổng Công ty Thép Vi ệt Nam và Tập đoàn 12/2/2007 ESSAR (Ấn Độ) tại Bà Rịa – Vũng Tàu công suất 2 triệu tấn, tổng đầu tư trên 500 triệu USD. Tập đoàn Eminence (Mỹ) “giới thiệu” siêu dự 15/5/2007 án thép ạt i Thanh Hoá 30 tỉ USD! Dự án này được coi là dự án ảo. 5/2007 Ký biên bản ghi nhớ nhà máy thép liên hợp liên Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang 6 7 8 9 Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 19/56 doanh giữa Tập đoàn Thép POSCO (Hàn Quốc) với Tập đoàn Vinashin công suất dự kiến 5 triệu tấn/năm sản xuất thép tấm thép cuộn cán nóng, cán nguội dựa trên công nghệ Finex. Vinashin ký với Lion (Malaysia) dự án khu liên hợp thép với số vốn 9,8 tỉ USD (giai đoạn 1 là 2,8 ỉt USD) tại Cà Ná, Ninh Thuận. Đến 8/2007 22.7.2009, tỉnh Ninh Thuận ban hành văn bản yêu cầu tập đoàn Lion phải trả lời dứt khoát khả năng thực hiện dự án này Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 145/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thép giai 9/2007 đoạn 2007 – 2015, nhu cầu vốn đầu tư lên đến 8 tỉ USD giai đoạn 2007 – 2015 Posco hợp tác với Vinashin xin đầu tư nhà máy thép liên hợp tại Vân Phong (Khánh Hoà) có công suất 4 – 8 triệu tấn thép cán nóng/năm, 1/2008 tổng vốn đầu tư 4,38 tỉ USD). Ngày 31.10.2008, Thủ tướng Chính phủ có công văn không chấp thuận dự án này Tại cụm công nghiệp Tằng Lỏong, huyện Bảo Thắng (Lào Cai), Công ty TNHH Khoáng ản s và Luyện kim Việt-Trung (VTM) là đơn vị liên doanh giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS), Công ty Khoáng ản Lào s Cai (LAMICO) và Công ty TNHH Kh ống chế Cổ phần Gang thép Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam 27/4/2008 Trung Quốc (KISC) đã làm lễ động thổ xây dựng Nhà máy Gang thép công suất 1 triệu tấn/năm với vốn đầu tư gần 152 triệu USD, Dự án Nhà máy Gang thép được xây dựng trên tổng diện tịch 90 ha. Quá trình đầu tư chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1, đến năm 2012, công suất 500.000 tấn/năm, sử dụ ng than cốc nhập khẩu Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang 10 6/7/2008 Tập I - Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Trang 20/56 với lò cao có công suất từ 500 m3, máy thiêu kết 100 m2; phân xưởng cán thép sử dụng thiết bị cán với tốc độ 18m/s. Tập đoàn Formosa (Đài Loan) khởi công dự án thép (7,5 triệu tấn thép/năm) và cảng nước sâu ở khu kinh ết Vũng Áng, Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư 7,9 tỉ USD Tata Steel Ấ ( n Độ) ký thoả thuận với tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) dự án liên doanh sản xuất thép với tổng vốn 3,5 tỉ USD (4,5 triệu tấn thép/năm) tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai 11 13/8/2008 đoạn I sẽ đầu tư một nhà máy cán nguội công suất 200.000 tấn/năm sử dụng nguyên liệu là cuộn cán nóng nhập khẩu với vốn đầu tư 100 triệu USD bắt đầu từ năm 2008-2011. Tập đoàn Tata Steel góp 65% vốn, Tổng Công ty Thép Việt Nam góp 30% vốn và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam góp 5% vốn. Chính phủ đồng ý cho JFE (Nhật) lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy thép tại 12 25/11/2008 khu kinh tế Dung Quất, tổng vốn 5 tỉ USD (6 – 10 triệu tấn thép/năm). Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư nhà máy thép tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A2, Bà Rịa – Vũng Tàu, 13 5/2009 tổng vốn đầu tư 1,15 tỉ USD, công suất 1,6 triệu tấn thép/năm Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan