Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cẩm nang công nghệ thiết bị lò cao luyện gang tập 2 lý luận về công nghệ lò cao ...

Tài liệu Cẩm nang công nghệ thiết bị lò cao luyện gang tập 2 lý luận về công nghệ lò cao luyện gang, 135 trang

.PDF
135
1216
59

Mô tả:

CẨM NANG CÔNG NGHỆ - THIẾT BỊ LÒ CAO LUYỆN GANG 2009 Tập II LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ LÒ CAO LUYỆN GANG Tô Xuân Thanh Nguyễn Cảnh Đại Đào Mạnh Hùng Ngô Sỹ Hải Vũ Trường Giang Nguyễn Quang Duẩn Nguyễn Việt Dũng Hoàng Duy Thanh Võ Đình Vân BLAST FUNACE Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 2/135 LỜI NÓI ĐẦU Công nghiệp gang thép là nguồn cung cấp nguyên liệu, sản phẩm cho các ngành khác như chế tạo cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng và quốc phòng…Do nhu cầu về sắt thép tăng cao của thị trường, nên cầu về nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thép đang gia tăng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu sạch gang lỏng để nâng cao chất lượng của thép, sản xuất thép hợp kim, thép hợp kim thấp độ bền cao, thép dập sâu dùng trong sản xuất ô tô, thép không rỉ, những hợp kim nhẹ và những vật liệu bán dẫn… Hiện nay trên thế giới công nghệ luyện gang lò cao đã c ải tiến vượt bậc: Sử dụng phối liệu ổn định cao với tỷ tỷ lệ quặng chín đến 100%, sử dụng quặng kim loại hoá, mở rộng giới hạn gió giầu oxy, tăng nhiên liệu phụ, nấu luyện lò cao dưới áp suất cao, cải tiến phương pháp chất liệu, sử dụng thể xây vật liệu chịu lửa kiểu khối có giai dẫn nhiệt, ứng dụng hệ chuyên gia trong vận hành lò cao… Công nghiệp luyện gang lò cao ở nước ta chưa phát triển, công tác lý luận không được chú trọng đúng mức. Ngoài Công ty Gang thép Thái nguyên, chưa có đơn vị nào nghiên cứu sâu về công nghệ lò cao luyện gang nên các tài liệu tham khảo rất thiếu trong khi nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu sâu về công nghệ lò cao luyện gang hiện nay rất cấp bách. Góp phần vào sự phát triển của ngành lò cao luyện gang ở Việt nam, những kỹ sư và cán bộ đã trực tiếp tham gia công tác vận hành lò cao qua quá trình tiếp cận công nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo nhằm khái quát thực tiễn công nghệ và tham khảo các tài liệu nước ngoài, chủ yếu là của Liên xô (cũ) và của Trung quốc biên soạn lại cuốn “Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang” gồm 10 tập: Tập I Đại cương về công nghệ lò cao luyện gang Tập II Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Tập III Yêu cầu về nguyên nhiên liệu cho công nghệ lò cao luyện gang Tập IV Tuyển quặng sắt dùng cho lò cao luyện gang Tập V Công nghệ thiêu kết quặng sắt Tập VI Công nghệ vê viên quặng sắt Tập VII Thiết kế lò cao luyện gang Tập VIII Thiết bị lò cao luyện gang Tập IX Vận hành lò cao luyện gang Tập X Phụ lục Chi tiết xem thêm mục lục ở cuối sách Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 3/135 Tập II nghiên cứu lý luận về công nghệ lò cao luyện gang, trong tập này chỉ đưa ra những lý thuyết thiết yếu; chủ yếu là vận dụng lý thuyết để phân tích quá trình công nghệ thực tiễn diễn ra với mục đích cung cấp cho độc giả những suy nghĩ về việc sử lý những vấn đề thực tế trong công nghệ mà không bị gò bó trong lý thuyết. Do tính phức tạp về công nghệ cũng như hạn chế về kinh nghiệm nên tập sách này không ít nội dung chưa đi sâu, mong thông qua thực tiễn để không ngừng tổng kết, hoàn thiện nhằm giải thích những hiện tượng biến đổi Cơ – Lý – Hóa trong lò cao luyện gang, qua đó có thể sản xuất gang đạt hiệu quả cao nhất. Do thời gian ngắn, khối lượng kiến thức lớn nên không tránh khỏi sai sót khi biên soạn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc địa chỉ: Công ty cổ phần Thương mại Cơ khí và Luyện kim Thái An (THACOMEC) Văn phòng : 9/129 An Dương Vương – Tây hồ - Hà nội Điện thoại : 0084 043 758 3262 http://www.thacomec.com.vn Thay mặt những người tham gia biên soạn, Xin chân thành cám ơn những đồng nghiệp đã đóng góp nhi ều ý kiến quý báu cho tài liệu này. Do điều kiện khách quan, xin cáo lỗi với một số tác giả của những tư liệu tham khảo, trích dẫn trong và ngoài nước chưa liên hệ được. Xin cảm ơn Công ty cổ phần Thương mại Cơ khí và Luyện kim Thái An (THACOMEC) đã cho dịch thuật tài liệu tham khảo của 10 tập tài liệu này. Cuốn sách này biên soạn với mục đích phổ cập kiến thức chuyên môn, Công ty cổ phần Thương mại Cơ khí và Luyện kim Thái An (THACOMEC) giữ bản quyền, mọi trích dẫn và sử dụng cho mục đích thương mại phải được phép của Công ty và tác giả. Hy vọng cuốn tài liệu này giúp ích được nhiều cho các cán bộ quản lý trong ngành luyện kim, những người làm công tác kỹ thuật có những tham khảo trong vận hành và đặc biệt khi sử lý sự cố trong thực tiễn công nghệ lò cao luyện gang. Ngày 02 tháng 11 năm 2009 TM NHÓM BIÊN SOẠN Tô Xuân Thanh Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 4/135 MỤC LỤC 1. SỰ PHÂN HÓA VÀ BỐC HƠI NƯỚC TRONG LÒ CAO ...................................................................... 7 1.1. 1.1.1. Các dạng nước trong vật liệu ...................................................................................................... 7 1.1.2. Cách phân loại nước theo kết quả nung nóng ............................................................................. 7 1.2. 3. Quá trình bốc hơi ....................................................................................................................... 7 1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ............................................................................................... 8 Quá trình phân hóa và các nhân tố ảnh hưởng ........................................................................... 8 1.3.2. Ý nghĩa thực tế ........................................................................................................................... 9 SỰ THOÁT CHẤT BỐC CỦA THAN TRONG LÒ CAO ..................................................................... 10 2.1. KHI LÒ CAO CHẠY THAN CỐC...................................................................................................... 10 2.2. KHI LÒ CAO CHẠY THAN GỖ VÀ ANTRAXIT .............................................................................. 10 SỰ PHÂN HÓA CACBONAT TRONG LÒ CAO ................................................................................. 11 3.1. CÁC DẠNG CACBONAT TRONG PHỐI LIỆU LÒ CAO ................................................................... 11 3.2. PHẢN ỨNG PHÂN HÓA CACBONAT TRONG LÒ CAO .................................................................. 12 3.2.1. Sự phân hóa cacbonat canxi và manhe ..................................................................................... 12 3.2.2. Phân hóa cacbonat sắt .............................................................................................................. 12 3.2.3. Phân hóa cacbonat mangan ...................................................................................................... 13 6. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN HÓA CACBONAT............................................................. 13 3.3.1. Nhiệt độ môi trường ................................................................................................................. 13 3.3.2. Độ hạt ...................................................................................................................................... 14 3.3.3. Tốc độ khí bao quanh ............................................................................................................... 15 3.3.4. Thời gian phân hóa .................................................................................................................. 15 3.4. 5. SỰ PHÂN HÓA NƯỚC HYDRAT ....................................................................................................... 8 1.3.1. 3.3. 4. SỰ BỐC HƠI NƯỚC ẨM DÍNH .......................................................................................................... 7 1.2.1. 1.3. 2. NƯỚC TRONG PHỐI LIỆU LÒ CAO .................................................................................................. 7 Ý NGHĨA THỰC TẾ QUÁ TRÌNH PHÂN HÓA CACBONAT ............................................................ 15 3.4.1. Tiến trình phân hóa đá vôi trong lò cao .................................................................................... 15 3.4.2. Cỡ hạt đá vôi thích hợp cho lò cao ............................................................................................ 15 3.4.3. Giảm cacbonat trong phối liệu lò cao ........................................................................................ 16 HÀNH VI CỦA KIM LOẠI KIỀM TRONG LÒ CAO .......................................................................... 17 4.1. KHÁI QUÁT ..................................................................................................................................... 17 4.2. Ý NGHĨA THỰC TẾ ......................................................................................................................... 17 4.2.1. Phá tường lò ............................................................................................................................. 17 4.2.2. Gây treo liệu ............................................................................................................................. 19 HÀNH VI CỦA HỢP CHẤT FLOR TRONG LÒ CAO ........................................................................ 19 5.1. KHÁI QUÁT ..................................................................................................................................... 19 5.2. Ý NGHĨA THỰC TẾ ......................................................................................................................... 20 CƠ SỞ NHIỆT LỰC HỌC CỦA HOÀN NGUYÊN QUẶNG SẮT ........................................................20 Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang 6.1. Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 5/135 CƠ SỞ NHIỆT LỰC HỌC HOÀN NGUYÊN QUẶNG SẮT ................................................................ 20 6.1.1. Áp suất phân ly oxit kim loại trong quặng : .............................................................................. 20 6.1.2. Phản ứng hoàn nguyên : ........................................................................................................... 21 6.1.3. Nguyên tắc chuyển hoá từng cấp : ............................................................................................ 21 6.1.4. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng :............................................................................................. 22 6.2. HOÀN NGUYÊN TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP .................................................................................. 23 6.2.1. Hoàn nguyên gián tiếp . ............................................................................................................ 23 6.2.2. Hoàn nguyên trực tiếp .............................................................................................................. 25 6.2.3. So sánh hoàn nguyên gián tiếp và hoàn nguyên trực tiếp ..........................................................28 6.3. TÁC DỤNG HOÀN NGUYÊN CỦA HY - DRO : ............................................................................... 38 6.3.1. Đặc điểm của oxýt sắt hoàn nguyên hydro. ............................................................................... 38 6.3.2. Quan hệ giữa hệ số lợi dụng H2 với hệ số lợi dụng CO. ............................................................. 41 6.4. ĐIỀU KIỆN TĂNG NHANH TỐC ĐỘ HOÀN NGUYÊN SẮT ............................................................ 44 6.4.1. Khái quát ................................................................................................................................. 44 6.4.2. Nâng cao nồng độ của CO và H2 trong khí than . ...................................................................... 44 6.4.3. Bảo đảm nhiệt độ khí than tương đối cao. ................................................................................. 46 6.4.4. Khống chế lưu tốc khí than. ..................................................................................................... 47 6.4.5. Nâng cao áp lực của khí than : .................................................................................................. 48 6.4.6. Giảm nhỏ cỡ hạt, cải thiện tính thấu khí và kết cấu khoáng vật của quặng : .............................49 HOÀN NGUYÊN NGUYÊN TỐ KHÔNG PHẢI LÀ SẮT..................................................................... 51 7. 7.1. HOÀN NGUYÊN Mn . ...................................................................................................................... 51 7.2. HOÀN NGUYÊN SI-LIC. .................................................................................................................. 55 7.3. HOÀN NGUYÊN PHỐT PHO (P). ..................................................................................................... 57 8. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GANG. ................................................................................................... 58 9. QUÁ TRÌNH TẠO XỈ ........................................................................................................................... 60 9.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA XỈ LÒ. ................................................................................................... 60 9.2. TÁC DỤNG XỈ LÒ TRONG QUÁ TRÌNH LÒ CAO. .......................................................................... 61 9.3. QUÁ TRÌNH TẠO XỈ TRONG LÒ CAO. ........................................................................................... 62 9.4. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TẠO XỈ ĐẾN LÒ CAO : ................................................................ 66 9.5. TÍNH NĂNG HOÁ - LÝ CỦA XỈ LÒ CAO......................................................................................... 68 9.5.1. Phương pháp biểu thị giản đồ pha hệ 3 nguyên......................................................................... 69 9.5.2. Độ kiềm của xỉ lò . .................................................................................................................... 77 9.5.3. Tính nóng chảy của xỉ lò:.......................................................................................................... 79 9.5.4. Độ nhớt của xỉ lò: ..................................................................................................................... 84 9.5.5. Tính ổn định của xỉ lò: .............................................................................................................. 90 TÁC DỤNG KHỬ S CỦA XỈ LÒ ..................................................................................................... 91 10. 10.1. KHÁI QUÁT ................................................................................................................................. 91 10.2. NGUỒN VÀ HƯỚNG ĐI CỦA S TRONG LÒ CAO ....................................................................... 92 10.3. PHẢN ỨNG KHỬ S CỦA XỈ LÒ CAO .......................................................................................... 95 10.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHỬ S CỦA XỈ LÒ ................................................................. 97 Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 6/135 10.4.1. Ảnh hưởng của thành phần hoá học của xỉ lò: .......................................................................... 97 10.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ xỉ lò: ................................................................................................... 99 10.4.3. Ảnh hưởng của nguyên tố hợp kim khác trong nước gang ........................................................99 10.4.4. Nhân tố thao tác lò cao: .......................................................................................................... 100 KHỬ S NGOÀI LÒ ..................................................................................................................... 100 10.5. CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÍ VÀ LIỆU TRONG LÒ: ..................................................................... 103 11. 11.1. ĐIỀU KIỆN ĐI XUỐNG CỦA LIỆU LÒ ...................................................................................... 103 11.2. ĐIỀU KIỆN LỰC HỌC CỦA LÒ ĐI XUỐNG ............................................................................... 104 11.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Whh:............................................................................................ 105 11.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH ÁP: ............................................................................... 107 11.5. TÍNH THẤU KHÍ CỦA LIỆU LÒ VÀ TRỞ LỰC KHÍ THAN .......................................................109 11.5.1. Tính thấu khí của lớp liệu lò: .................................................................................................. 109 11.5.2. Trở lực lớp liệu rời với khí than, sự giảm áp lực khí than .......................................................112 11.6. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÂN BỐ CỦA KHÍ THAN NỒI LÒ:.......................................................114 11.6.1. Phản ứng cháy và thành phần khí than nồi lò: ........................................................................ 115 11.6.2. Vùng cháy và sự phần bố khí than của nồi lò: ......................................................................... 116 11.7. SỰ ĐI LÊN VÀ TRAO ĐỔI NHIỆT CỦA KHÍ THAN: ................................................................. 118 Mục lục “Cẩm nang công nghệ lò cao luyện gang” ......................................................................................... 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 132 Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 7/135 1. SỰ PHÂN HÓA VÀ BỐC HƠI NƯỚC TRONG LÒ CAO 1.1. 1.1.1. NƯỚC TRONG PHỐI LIỆU LÒ CAO Các dạng nước trong vật liệu - Nước hấp phụ - Nước xeeolit ( nước hòa tan trong dung dịch đặc ) - Nước liên kết ( nước kết tinh trong các hydrat tinh thể và ở dạng hợp chất hóa học hydroxyt OH-1 ). 1.1.2. Cách phân loại nước theo kết quả nung nóng - Nước ẩm dính là toàn bộ nước bốc hơi trong quá trình nung c ục liệu ở 1050C cho tới khi đạt trọng lượng không đổi. Nguyên liệu nào ở dưới 1050C cũng chứa nước ẩm dính, chủ yếu là nước hấp phụ ( chứa càng nhiều nếu liệu càng xốp, vụn ). - Nước hydrat là toàn bộ nước bốc hơi ở nhiệt độ cao hơn 1050C, chủ yếu là nước liên kết. 1.2. 1.2.1. SỰ BỐC HƠI NƯỚC ẨM DÍNH Quá trình bốc hơi - Khi nhiệt độ môi trường tăng lên, nhiệt độ tâm cục liệu bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ bề mặt cục liệu, mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa tâm cục và bề mặt phụ thuộc vào độ dẫn nhiệt của nguyên liệu và cỡ hạt cục liệu. Có thể cho rằng phản ứng bốc hơi nước ẩm dính trong lò cao xong hoàn toàn khi nhiệt độ trung bình của nguyên liệu đạt tới 2000C, theo phương trình sau đây: H2Olỏng = H2Ohơi ΔH298 = 10.548 Kcal/mol = 586 Kcal/kg H2O Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang 1.2.2. Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 8/135 Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình - Tốc độ thấm khí qua lớp liệu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bốc hơi nước ẩm dính của liệu. Trong lò cao, khí chuyển động với tốc độ ~ 5m/s. Bởi vậy nước ẩm dính bốc hơi mãnh liệt ở cổ lò, đặc biệt là chu vi lò là nơi khí có v ận tốc lớn và nhiệt độ cao. Điều này làm giảm hiệu quả của việc tưới nước vào phối liệu trước khi nạp vào lò. - Trong thực tế khi nhiệt độ đỉnh lò quá cao, thông ưth ờng sử dụng biện pháp tưới nước vào phối liệu trước khi nạp vào lò; vì rằng quá trình bốc hơi nước ẩm dính không đòi h ỏi tiêu tốn chất đốt trong lò, do cổ lò thường có nhiệt độ khá cao (100 ÷ 400 0C) của khí đỉnh lò; nhiệt lượng cần cho quá trình này sẽ làm hạ thấp nhiệt độ khí đỉnh lò. 1.3. 1.3.1. SỰ PHÂN HÓA NƯỚC HYDRAT Quá trình phân hóa và các nhân tố ảnh hưởng - Cũng như sự phân hóa các hợp chất hóa học có kèm theo sự tạo thành sản phẩm khí, sự phân hóa hydrat chỉ có thể bắt đầu tại nhiệt độ mà áp suất phân hóa của chúng bắt đầu vượt áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường. Trong lò cao, sự phân hóa các hydrat sẽ tiến hành theo sau sự bốc hơi đại bộ phận nước ẩm dính. - Bảng 1-1 cho thấy công thức hóa học và nhiệt độ bắt đầu phân hóa mạnh của một số hydrat thường có trong phối liệu lò cao, nhiệt độ kết thúc phân hóa của quặng Limonit là 400 ÷ 500 0C, Caolinit là 800 ÷ 1000 0C. Bảng 1-1: Nhiệt độ phân hóa nước hydrat của một số hợp chất Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Loại hydrat Etit Limonit Caolinit Manganit Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Công thức hóa học α – FeO.OH α – FeO.OH + nước xêolit Al2O3.SiO2.2H2O MnO.OH Trang 9/135 Nhiệt độ phân hóa mạnh 0C 260 ÷ 328 120 ÷ 300 450 ÷ 500 300 ÷ 360 - Nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hóa hydrat là • Độ hạt cục liệu: ảnh hưởng này giảm hẳn đi khi tăng nhiệt độ. • Tốc độ dòng khí: Tốc độ dòng khí tăng lên thì kho ảng nhiệt độ phân hóa nước hydrat giảm đi. 1.3.2. Ý nghĩa thực tế - Một phần nước hydrat, đặc biệt là của Caolinit, thoát ra tại nhiệt độ khá cao ( 500 ÷ 1000 0C ) nên sẽ có tác dụng với CO và C theo phản ứng H2Ohơi + CO = H2 + CO2 + 9870 Kcal 2H2Ohơi + C = 2H2 + CO2 + 19860 Kcal (1) (2) - Một lượng nhỏ nước hydrat của Caolinit có thể thoát ra tại nhiệt độ trên 10000C, do đó sẽ có tác dụng với C theo phản ứng H2Ohơi + C = H2 + CO + 29730 Kcal (3) - Hiện nay vẫn chưa có khả năng tính được mức độ bị khử oxy của nước hydrat theo các phản ứng trên. Thực nghiệm cho biết mức độ đó vào khoảng 20 ÷ 50%. Khi luyện các hợp kim fero, mức độ đó sẽ lớn vì nhiệt độ cổ lò sẽ cao. - Sự khử oxy của nước hydrat như trên không ảnh hưởng lớn đến quá trình lò cao và kết quả nấu luyện mà chỉ bắt ta phải chú ý tới Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 10/135 trong quá trình tính toán thành phần khí đỉnh lò và lập cân bằng nhiệt. Vì rằng phản ứng (1) xẩy ra ở 5000C, do đó không lợi dụng hết nhiệt lượng phát ra vì một phần nhiệt lượng đó nhanh chóng bị khí lò mang ra khỏi cột liệu. Phản ứng (2) thì thu nhiệt ít. Phản ứng (3) thu nhiệt nhiều nhưng chưa chắc đã có, hay nếu có thì cũng tiến hành với mức độ thấp. - Tuy nhiên, trong thực tiễn nên giảm độ hạt và nung sơ bộ quặng sắt nâu và những nguyên liệu chứa nước hydrat nhằm hạn chế và loại trừ phản ứng thu nhiệt trong lò để đảm bảo thân lò đủ nóng. 2. SỰ THOÁT CHẤT BỐC CỦA THAN TRONG LÒ CAO 2.1. KHI LÒ CAO CHẠY THAN CỐC - Than cốc chứa ít chất bốc, chủ yếu là những khí mà than cốc hấp thụ từ khí quyển trong lò luyện cốc. Phần lớn những chất bốc này thoát ra tại nhiệt độ thấp trong lò cao. Quá trình thoát chất bốc này kết thúc tại 600 ÷ 700 0C. - Chất bốc của than cốc chứa tới 40%H2; 25%CO; 13%CO2; 21%N2 và còn lại là các khí khác như CH4. - Vì suất lượng khí ít ( 10÷15 m3/tấn cốc ) nên chất bốc của cốc thoát ra trong lò cao không ảnh hưởng đáng kể tới thành phần khí lò cao ( suất lượng khí lò cao 3700 ÷ 4000 m3/tấn cốc ) trừ thành phần H2. 2.2. KHI LÒ CAO CHẠY THAN GỖ VÀ ANTRAXIT - Trong lò cao, chất bốc của than gỗ bốc ra mạnh ở nhiệt độ trên 4000C và hết ở 800 ÷ 10000C. Đặc điểm thành phần chất bốc của than gỗ là chứa nhiều CH4 và H2, ít N2. Suất lượng chất bốc của Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 11/135 than gỗ rất đáng kể: 300 ÷ 400 m3/tấn than gỗ. Bởi vậy khí lò cao chạy than gỗ sẽ chứa nhiều CH4 và H2 hơn khi chạy than cốc. Bảng 2-1: Thành phần chất bốc của than, % thể tích Loại than CO2 CO CH4 Than gỗ lò 9 24 33 Than gỗ hầm 7 17 18 Antraxit sống 24,5 11 34,5 H2 Tổng 34 100 58 100 40 100 - Thành phần chất bốc của antraxit cũng ch ứa nhiều CH4 và H2. Suất lượng chất bốc của antraxit cũng đáng k ể: 60 ÷ 120 m3/tấn. Bởi vậy khí lò cao chạy than antraxit cũng sẽ chứa nhiều CH4 và H2 hơn khi chạy than cốc. 3. SỰ PHÂN HÓA CACBONAT TRONG LÒ CAO 3.1. CÁC DẠNG CACBONAT TRONG PHỐI LIỆU LÒ CAO - Cacbonat trong lò cao đa s ố dưới dạng CaCO3 dưới dạng đá vôi và CaMg(CO3)2 dưới dạng đôlômít hạy đá vôi – đôlômit (đôlômít chứa MgO >17%, còn đá vôi –đôlômít thì MgO < 17%). Ngoài ra còn có FeCO3 dưới dạng quặng sắt xiderit, MnCO3 dưới dạng quặng mangan rôdocroxit - Đặc tính các loại cácbonnat xem trong bảng 3-1 Loại cacbonat CaCO3 MgCO3 Tỷ trọng Nhiệt độ sôi trong khí quyển 0 C 2,6÷2,8 900÷925 2,9÷3,2 CaMg(CO3)2 2,8÷2,95 FeCO3 MnCO3 3,7÷3,9 - 570÷ 650 730÷ 740 900÷ 910 360÷ 490 450÷ 530 Phương trình lgPCO2(at) 8.920 + 7,54 𝑇𝑇 5.785 =− + 6,27 𝑇𝑇 6.405 =− + 6,27 𝑇𝑇 8.220 =− + 6,27 𝑇𝑇 5.430 =− + 7,54 𝑇𝑇 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑃𝑃𝐶𝐶𝐶𝐶2 = − 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑃𝑃𝐶𝐶𝐶𝐶2 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑃𝑃𝐶𝐶𝐶𝐶2 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑃𝑃𝐶𝐶𝐶𝐶2 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑃𝑃𝐶𝐶𝐶𝐶2 Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 12/135 PHẢN ỨNG PHÂN HÓA CACBONAT TRONG LÒ CAO 3.2. 3.2.1. Sự phân hóa cacbonat canxi và manhe 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝑂𝑂3 = 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 + 𝐶𝐶𝑂𝑂2 − 42520 𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾 𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑂𝑂3 = 𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀 + 𝐶𝐶𝑂𝑂2 − 26470 𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶(𝐶𝐶𝑂𝑂3 )2 + 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝑂𝑂3 𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑂𝑂3 ∑ 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶(𝐶𝐶𝑂𝑂3 )2 (1) (2) = 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶3 + 𝑀𝑀𝑀𝑀𝐶𝐶𝐶𝐶3 − 3610 𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾 = 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 + 𝐶𝐶𝐶𝐶2 − 42520 𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾 = 𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀 + 𝐶𝐶𝐶𝐶2 − 26470 𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾 = 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 + 𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀 + 2𝐶𝐶𝐶𝐶2 − 72600 𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾 (3) (4) (5) (6) - Phản ứng (5) sẽ kết thúc ở nhiệt độ dưới 8000C trong lò cao, nhưng phản ứng (4) thì kết thúc ở nhiệt độ trên 10000C, bởi vậy khí CO2 thoát ra sẽ bị phân hủy một phần bởi C của than trong phối liệu lò cao: 𝐶𝐶𝑂𝑂2 + 𝐶𝐶 = 2𝐶𝐶𝐶𝐶 − 3960 𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾 (7) 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝑂𝑂3 + 𝐶𝐶 = 𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶𝐶 + 2𝐶𝐶𝐶𝐶 − 82120 𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾𝐾 (8) - Cộng phản ứng (4) và (7) ta thu được - Mức độ phân hóa CO2 theo phản ứng (7) càng cao nếu vận hành lò càng nóng, thường dao động trong khoảng 30÷ 70% 3.2.2. Phân hóa cacbonat sắt 3FeCO3 = 3FeO + 3CO2 – 62790 Kcal (9) 3FeO + CO2 = Fe3O4 + CO + 5350 Kcal (10) ∑ 3FeCO3 + CO2 = Fe3O4 + 2CO2 + CO - 57440 Kcal (11) + - Phản ứng (11) xẩy ra trong lò cao chủ yếu ở khoảng nhiệt độ 500 ÷ 6000C, bởi vậy Fe3O4 sinh ra sẽ bị hoàn nguyên thành Fe Fe3O4 + 4CO = 3Fe + 4CO2 + 4100 Kcal (12) Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 13/135 - Cộng phản ứng (11) với (12) ta có FeCO3 + CO = Fe + 2CO2 - 17780 Kcal - Phản ứng (13) cũng có thể suy ra như sau FeCO3 = FeO + CO2 FeO + CO = Fe + CO2 ∑ 3FeCO3 + CO = Fe + 2CO2 + 3.2.3. (13) – 20930 Kcal – 3150 Kcal – 17780 Kcal Phân hóa cacbonat mangan MnCO3 = MnO + CO2 - 22920 Kcal (14) - Các phản ứng phân hóa cacbonat sắt và mangan trong lò cao kết thúc tại nhiệt độ không quá 7000C, ở nhiệt độ này Mn chưa thể bị hoàn nguyên thành Mn, đồng thời môi trường khí lò cao cũng không cho phép Mn bị oxy hóa bởi CO2 thành Mn3O4. 3.3. 3.3.1. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN HÓA CACBONAT Nhiệt độ môi trường - Khi tăng nhiệt độ, áp suất phân hóa PCO2 của các cabonat đều tăng lên. Ở nhiệt độ 7500C, PCO2 của đá vôi có trị số bằng áp suất riêng phần PCO2 trong lò cao, do đó đá vôi b ắt đầu bị phân hóa. Ở nhiệt độ 900÷ 10000C, nó có trị số bằng áp suất chung Ptổng của khí lò cao, do đó đá vôi s ẽ “sôi” một cách hóa học, nghĩa là phân hóa mãnh liệt. - Khi tăng áp suất môi trường, nhiệt độ “sôi hóa học” của cacbonat sẽ bị nâng lên, do đó sự phân hóa cacbonat sẽ kết thúc ở nhiệt độ cao hơn, nhưng thực tế không cao hơn nhiều lắm. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang at Trang 14/135 Ptổng PCO2 của CaCO3 PCO2 của MgCO3 0,6 PCO2 của FeCO3 Áp suất tuyệt đối 0,8 PCO2 của MnCO3 1,0 0,4 0,2 PCO2 500 600 700 800 0 C Nhiệt độ Hình 3-1: Điều kiện phân hóa cacbonat trong lò cao 3.3.2. Độ hạt - Đá vôi dẫn nhiệt kém, bởi vậy nếu đường kính cục bằng 50mm, khi tâm cục đá đạt 9500C, thì mặt ngoài cục đá phải tới 10000C; nếu đường kính cục bằng 150mm, có thể tới 1100÷ 12000C, còn nhiệt độ khí bao quanh thì caoơn h n ữa: 10500C hoặc 1150÷ 12500C. Do đó, với cỡ hạt đá vôi trong thực tế tới 50mm và lớn hơn, có thể kết luận rằng quá trình phân hóa đá vôi trong lò cao kết thúc ở nhiệt độ trên 10000C. Độ hạt đá vôi càng lớn, nhiệt độ kết thúc sự phân hóa đá vôi càng cao. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang 3.3.3. Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 15/135 Tốc độ khí bao quanh - Tốc độ phân hóa đá vôi sẽ tăng lên khi tăng tốc độ dòng khí bao quanh, nhưng khi tốc độ dòng khí đã vư ợt qua một giá trị nhất định nào đó thì tốc độ phân hóa đá vôi sẽ khồn tăng lên nữa. 3.3.4. Thời gian phân hóa - Tốc độ phân hóa cacbonat trong suốt thời gian phản ứng không phải là hằng số, đầu tiên tốc độ phản ứng tương đối nhỏ, rồi đạt tới trị số Max, sau đó lại giảm hẳn đi. Đó là do hiệu ứng tự xúc tác của phản ứng. 3.4. 3.4.1. Ý NGHĨA THỰC TẾ QUÁ TRÌNH PHÂN HÓA CACBONAT Tiến trình phân hóa đá vôi trong lò cao - Bảng 2-5 cho biết mức độ phân hóa đá vôi tại các vùng lò khác nhau của một lò cao. Các số liệu thu được cũng phù hợp với lý thuyết nói trên: • Vùng giữa thân lò, nhiệt độ ~7500C, đá vôi bắt đầu phân hóa. • Bụng lò, nhiệt độ trên 10000C, đá vôi vẫn chưa phân hóa xong. • Bảng 3-2: Tiến trình phân hóa đá vôi trong lò cao Vùng lò cao Dưới đường liệu Thân giữa Thân dưới Bụng 3.4.2. Mức độ phân hóa % 0 6,5 35 55 Cỡ hạt đá vôi thích hợp cho lò cao - Để hạn chế phản ứng 2-8, thu nhiều nhiệt và tiêu tốn than trong lò cao, cần nghiền nhỏ đá vôi tới độ hạt thích hợp sao cho đá vôi có thể phân hóa hết hay gần hết trong phạm vi nhiệt độ không Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 16/135 quá 10000C ( vì phản ứng 2-9 phát triển mạnh ở nhiệt độ trên 10000C ). - Theo nghiên cứu, đá vôi cỡ hạt dưới 30mm có thể phân hóa hết trong phạm vi nhiệt độ không quá 10000C. Theo kinh nghiệm, thì cỡ hạt của đá vôi nên nhỏ hơn 60mm. 3.4.3. Giảm cacbonat trong phối liệu lò cao - Quá trình phân hóa cacbonat trong lò cao gây ra nhiều bất lợi: • Tiêu tốn nhiệt và than • Tăng hàm lượng CO2 trong khí lò, làm giảm khả năng hoàn nguyên của khí lò • Hạn chế khả năng tiếp thu nhiệt độ gió nóng của lò cao, vì: Ở hông lò cần được cung cấp một lượng nhiệt nhất định bởi khí lò cho quá trình “sôi” của đá vôi. Bởi vậy nếu tăng nhiệt độ gió nóng do đó giảm tỷ lệ than : gang đến một mức độ nào đó, thì suất lượng khí sinh ra sẽ thấp hơn yêu cầu về phương diện tác nhân tải nhiệt ( suất lượng khí chủ yếu phụ thuộc vào suất lượng than ). - Để tránh những bất lợi vừa nêu trên, dùng các biện pháp như: thay đá vôi bằng vôi sống, dùng quặng chín có trợ dung. Theo tính toán của A.H.Pam, cứ đưa được 1 kg đá vôi vào trong quặng thiêu kết có trợ dung thì tiết kiệm được 0,35÷ 0,4 kg cốc. - Ngoài ra, có thể hạn chế phần nào thành phần CaCO3 trong phối liệu lò cao bằng cách chạy lò với độ kiềm CaO/SiO2 giữ ở mức tối thiểu. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 17/135 4. HÀNH VI CỦA KIM LOẠI KIỀM TRONG LÒ CAO 4.1. KHÁI QUÁT - Trong quặng và tro than vào lò cao, thường có một ít muối kiềm. Ở điều kiện lò cao, các muối đó sẽ chuyển vào xỉ ( khoảng 70%) dưới dạng Na2O và K2O ( chiếm tỷ lệ 0,5÷ 2% trong lượng xỉ ) và chuyển vào khí ( độ 30% ) dưới dạng KCN và NaCN. - Hàm lượng KCN trong khí lò cao theo tài liệu của Nga như sau: • Chạy gang luyện thép, gang đúc 0,02÷ 0,04 g/m3 • Chạy fero mangan khi lò thuận 0,07÷ 0,23 g/m3 • Chạy fero mangan khi lò xấu 0,20÷ 1,02 g/m3 - Ở vùng lỗ gió, hàm lượng KCN trong khí lò daođ ộng từ 0 ( trong vùng cháy ) tới 4,4 g/cm3 ( ở tâm lò ). 4.2. Ý NGHĨA THỰC TẾ Hơi muối kiềm có hại cho lò cao xây bằng sa môt như sau: 4.2.1. Phá tường lò - Phản ứng xảy ra như sau trong lò cao 2KCN + CO2 + H2O = K2CO3 + 2HCN - Việc sinh ra HCN chui vào các khe nứt và lỗ xốp của gạch mà tiết ra muội C và hơi K2CO3 cũng chui vào các khe nứt và lỗ xốp gạch mà tác dụng với các thành phần gạch samot tạo thành những alumo silicat kali, thí dụ lâyxit: K2O(Na2O)Al2O3.4SiO2. Nếu nhiệt độ cao, sự tạo thành những alumosilicat kiềm sẽ xỉ hóa samot; nếu nhiệt độ thấp thì nó thúc đẩy samot kết tinh lại, do đó làm gạch samot lở ra từng mảng lớn vì quá trình kết tinh Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 18/135 lại làm tăng thể tích và làm phát sinh các vết nứt rạn trong gạch samot. Sự tiết muội cacbon trong gạch lâu ngày cũng làm trương nứt gạch và có khi xé rách vỏ thép bọc tường lò. - Bảng 4-1: Biến đổi thành phần gạch samot sau 5 năm chạy lò Thành phần ban Cấu tử đầu % Thành phần % của gạch tại những vị trí cách cổ lò những khoảng sau đây,m 16,8 19,8 22,8 44,74 44,70 41,40 SiO2 57,68 Al2O3 41,17 34,25 36,35 34,23 MgO 0,24 0,20 0,31 0,18 4,91 7,97 Fe2O3 CaO TiO2 0,71 0,32 - K2O 0,62 C - Na2O 0,10 2,88 1,46 2,11 7,82 0,25 3,14 2,5 2,11 1,83 1,85 3,75 0,70 1,98 6,9 6,16 4,58 - Thành phần hóa học của gạch samot xây lò cao biến đổi nhiều nhất là ở mặt công tác của gạch, ở mặt công tác ấy, hàm lượng Fe2O3 tới 5÷7%; C là 6÷7%; CaO là 3÷5% và chất kiềm tới 5÷7%. - Độ bền của gạch samot trong lò cao cuối đời lò có thể giảm 30÷ 50% ( còn 100÷ 150 kg/cm2). Độ chịu nhiệt của gạch ở lớp mặt công tác ( 30÷ 40mm) giảm xuống còn 1650÷ 16100C. - Theo các nhà nghiên cứu, cấu tạo vật lý của gạch có ý nghĩa lớn hơn thành phần hóa học của gạch khi tìm biện pháp chống kiềm cho gạch samot và đất sét chịu nhiệt được nung chín ở 14000C thì chống miềm tốt hơn khi được nung ở 13000C. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang 4.2.2. Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 19/135 Gây treo liệu - Ở vùng nhiệt độ 800÷1200ºC trong lò cao, hơi KCN gặp oxit sắt sẽ bị oxy hóa thành K2O sẽ thấu vào tường lò và xỉ hóa gạch samot, tạo thành một lớp xỉ sệt tại một vị trí nào đó. Các hạt oxit sắt có thể bị dính vào chỗ đó và lại tác dụng với KCN để hoàn nguyên Fe, đồng thời tạo thành K2O. K2O mới tạo thành sẽ bị xỉ hóa cùng với các hạt nguyên liệu và đắp dầy thêm lớp xỉ sệt. Quá trình này cứ tái diễn liên tục và dần dần tạo thành bướu lò, do đó gây nên treo liệu. - Biện pháp phòng ngừa hiện tượng này cũng như trên. 5. HÀNH VI CỦA HỢP CHẤT FLOR TRONG LÒ CAO 5.1. KHÁI QUÁT - Flor (F) có trong lò cao ư d ới dạng các hợp chất CaF2 và CaF2.Ca3(PO4)2. - Trong điều kiện lò cao, CaF2 có thể tác dụng với H2O, CO2, SiO2 theo các phản ứng sau: CaF2 + H2O = CaO +2HF 2CaF2 + SiO2 = SiF4 + 2CaO – 124750 Kcal – 68310 Kcal CaF2 +H2O +CO2 = CaCO3 +2HF – 26380 Kcal SiF4 + 2H2O = 4HF + SiO2 – 11870 Kcal - Thực nghiệm cho biết trong lò cao, 96,14% F chuyển vào xỉ, 3,81% F bốc theo bụi lò, 0,05% F bốc theo khí dưới dạng HF. - Tùy theo nhiệt độ khí cổ lò và đặc điểm phân bố dòng khí trong lò cao, hàm lượng F trong khí lò cao là 5÷12 mg/m3. Khi tăng độ ẩm trong gió thổi vào lò, hàm lượng F trong khí lò sẽ tăng lên. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi Cẩm nang công nghệ - thiết bị lò cao luyện gang 5.2. Tập II –Lý luận về công nghệ lò cao luyện gang Trang 20/135 Ý NGHĨA THỰC TẾ - Hơi HF có tác dụng ăn mòn g ạch samot ( Al2O3< 45%) xây ở phần dưới lò cao ( từ bụng lò trở xuống ) và ăn mòn c ả thép kết cấu CT3. Gạch cacbon và cao alumin ( Al2O3=80%) thực tế không bị hơi HF ăn mòn. 6. CƠ SỞ NHIỆT LỰC HỌC CỦA HOÀN NGUYÊN QUẶNG SẮT 6.1. 6.1.1. CƠ SỞ NHIỆT LỰC HỌC HOÀN NGUYÊN QUẶNG SẮT Áp suất phân ly oxit kim loại trong quặng : - Tính ổn định của oxit kim loại có thể dùng áp suất phân ly của oxit đó để biểu thị . Áp suất phân ly của oxit càng lớn, chứng tỏ lực tương hỗ của kim loại đó với oxy càng nhỏ, oxit đó càng không ổn định, dễ phân giải. - Lấy Me ký hiệu kim loại, thì phương trình hoá lý chung của phản ứng phân giải là : 2MeO = 2Me + O2 (5-1) Kp = PO₂ (5-2) - Hằng số cân bằng của phản ứng phân giải là : - Áp suất phân ly là một thuộc tính của oxit, có quan hệ với độ lớn bán kính ion của ion dương và sự sắp xếp của ion dương có mấy điện tích, mấy lớp điện tử. Nhiệt độ tăng cao áp suất phân ly của oxit cũng tăng cao, tính ổn định của oxit thì yếu đi. Nhưng do áp suất phân ly của oxit kim loại đều rất nhỏ, vì thế thường không thể dùng biện pháp ra nhiệt để lấy kim loại ra, mà là dùng chất hoàn nguyên thông qua phản ứng hoàn nguyên để thu được kim loại. Coppyright © 2009 Thai An Mechanical and Metallurgy J.S.C- Address : 9/129 An Duong Vuong Str., Tay Ho Dist., Ha Noi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan