Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Câu phủ định tiếng nga trong sự đối chiếu với tiếng việt ...

Tài liệu Câu phủ định tiếng nga trong sự đối chiếu với tiếng việt

.PDF
83
905
82

Mô tả:

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- Nguyễn Thị Thanh Hiền CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG NGA TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỢT 1 KHÓA 2014 HÀ NỘI, năm 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Thị Thanh Hiền CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG NGA TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỮU HOÀNH Hà Nội, năm 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Hoành, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học – Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình tôi, những người đã theo sát tôi trong suốt thời gian qua, giúp tôi có thêm động lực và cố gắng để hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Hiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận .......................................................................................9 1.1. Một số vấn đề về câu phủ định ........................................................................9 1.2. Ngôn ngữ học đối chiếu .................................................................................17 1.3. Tiểu kết ..........................................................................................................20 CHƯƠNG 2. Câu phủ định chứa các phương tiện phủ định chính danh ở tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt ...................................................................22 2.1. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ phủ định trong tiếng Nga ........................................................................................22 2.2. Câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ phủ định trong tiếng Việt ........................................................................................36 2.3. Phân tích đối chiếu câu phủ định chứa các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định bằng các từ phủ định .........................................................................................50 2.4. Tiểu kết ..........................................................................................................55 CHƯƠNG 3. Câu phủ định không chứa các phương tiện phủ định chính danh ở tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt .......................................................57 3.2. Câu phủ định không chứa các phương tiện phủ định chính danh trong tiếng Việt .................................................................................................................63 3.3. Phân tích đối chiếu câu phủ định không chứa phương tiện phủ định chính danh ................................................................................................................70 3.4. Tiểu kết ..........................................................................................................73 KẾT LUẬN ..............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt của chúng tôi được thực hiện vì những lý do sau đây: Như chúng ta đều biết, việc nghiên cứu về câu là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu ngữ pháp dù theo quan điểm ngữ pháp truyền thống hay ngữ pháp hiện đại. Trong số các kiểu câu phân theo mục đích giao tiếp thì câu phủ định nằm trong số các hiện tượng mang tính phổ quát của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Vì vậy, như một lẽ tự nhiên, từ lâu nó đã là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đối chiếu các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong câu đặc biệt là đối chiếu những ngôn ngữ không cùng loại hình như tiếng Nga và tiếng Việt vẫn chưa nhiều. Cho nên nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những nét tương đồng và dị biệt của các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong hai ngôn ngữ, từ đó có thể hiểu thêm về hai nền văn hóa, về cách tư duy của hai dân tộc. Tiếng Nga du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ trước và đã ghi dấu ấn đậm nét trong tất cả các lĩnh vực của đời sống từ khoa học, kỹ thuật đến văn hóa, nghệ thuật… Đến nay, vị thế của tiếng Nga ở Việt Nam không còn như trước, nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của tiếng Nga đến một số mặt của đời sống xã hội. Tiếng Nga vẫn có một chỗ đứng riêng cho mình trong số các ngoại ngữ được coi là phổ biến ở Việt Nam. Thêm vào đó, dòng chảy tiếng Nga dù không ồn ào nhưng vẫn là mạch ngầm được một số người Việt yêu thích và gìn giữ. Hàng năm, vẫn có một số lượng không nhỏ người Việt đến nước Nga với mục đích học tập và nghiên cứu bên cạnh số lượng người học tiếng Nga trong nước. Những khó khăn khi nắm bắt tiếng Nga và áp dụng vào thực tế trong giao tiếp đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục có những nghiên cứu cụ thể hơn, sâu sắc hơn về tiếng Nga trong sự so sánh, đối chiếu với tiếng Việt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt học tiếng Nga và ngược lại: người Nga học tiếng Việt. Một lý do không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn đề tài này là trong thực tế giảng dạy chúng tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu đối chiếu nhằm vào các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định một cách hệ thống. Với tư cách là một giảng viên tiếng Nga chúng tôi muốn đóng góp những ý kiến mang tính thực tế góp phần giải quyết những khó khăn của người học tiếng gặp phải. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Đôi nét về sự nghiên cứu phủ định trong triết học và lô-gích học Trong triết học, bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Nếu không có quá trình đó, thì sự vật không thể phát triển được. Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định. Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng. Triết học Mác - Lênin cho rằng, phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Phủ định là một thao tác lô-gích, nhờ đó mà một phán đoán này tạo ra được một phán đoán mới (gọi là phủ định cái xuất phát) sao cho nếu phán đoán xuất phát là chân lý thì sự phủ định phán đoán ấy là sai, còn nếu phán đoán xuất phát là sai thì cái phủ định nó là chân lý. Phán đoán là một hình thức cơ bản của tư duy, dưới dạng khẳng định hoặc phủ định, thể hiện nhận thức của con người về đối tượng trong thế giới khách quan. Một phán đoán sẽ có một và chỉ một trong hai giá trị đúng hoặc 2 sai. Sự phủ định phán đoán được xác định một cách duy nhất bởi quy tắc: Nếu phán đoán P (1a) sau đây là đúng thì phán đoán ~P (1b) sai còn nếu phán đoán (1a) sai thì phán đoán (1b) đúng: Ví dụ: dẫn lại ví dụ của Đỗ Hữu Châu (Đại cương ngôn ngữ học, tr.17) (1a) P = (1b) ~P = Bức tranh này đẹp. Bức tranh này không đẹp. 2.2. Đôi nét về sự nghiên cứu phủ định trong ngôn ngữ học Nghiên cứu về câu phủ định được tiến hành trong rất nhiều các công trình của các nhà ngôn ngữ học với các hướng tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau. Trên thế giới, tác giả O. Jespersen đã tiếp thu quan điểm lô-gích và tâm lý học của những nhà nghiên cứu vấn đề phủ định trong các ngôn ngữ Ấn Âu như J.Van Ginneken, B. Delbruk… Năm 1917 ông viết tác phẩm Phủ định trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác (Negation in English and other languages). Tác phẩm này được đánh giá là công trình nghiên cứu câu phủ định một cách hệ thống theo quan điểm ngôn ngữ học so sánh lịch đại. Tác giả đã liệt kê các cách thức biểu hiện ý nghĩa phủ định như phủ định gián tiếp, phủ định trực tiếp, phủ định đặc biệt… và một số khuôn phủ định thành ngữ. Sau Jespersen (1917), Horn (1989) với tác phẩm Lịch sử phát triển tự nhiên của sự phủ định (A natural history of negation) đã phân tích toàn bộ lịch sử nghiên cứu sự phủ định từ phương Đông sang phương Tây; từ Aristotel cổ đại với quan điểm lô-gích hình thức, các quan điểm triết học, tôn giáo về sự phủ định, quan điểm tâm lý ngôn ngữ học; đến quan điểm xem phủ định là hành vi ngôn ngữ hiện nay. Horn đã đề xuất thêm một loại phủ định khác, đó là phủ định siêu ngôn ngữ. Trên bình diện thụ đắc ngôn ngữ, các nhà tâm lý học như Bellugi, Klima đã xác định ba giai đoạn trẻ con thụ đắc câu phủ định. Còn các nhà ngữ pháp hiện đại như Downing, Locke… có khuynh hướng dung hòa, vừa mô tả đặc điểm cấu trúc ngữ pháp vừa nêu ra những đặc điểm ngữ dụng học của câu phủ định thông qua việc phân tích tầm phủ định, vai trò của các từ định lượng và các từ chỉ mức độ, sự thể hiện ý nghĩa phủ định thông qua các kiểu câu khác nhau như câu khẳng định, câu nghi vấn, câu cầu khiến. 3 Ở Nga có rất nhiều các công trình nghiên cứu về câu phủ định từ các góc độ khác nhau. Đại diện cho trường phái nghiên cứu câu phủ định từ quan điểm ngữ dụng học là tác giả U.D. Apresyan. Ông cho rằng đối với cách tiếp cận theo quan điểm ngữ dụng học, đặc trưng của các cách phân chia, giải thích các hiện tượng ngôn ngữ xuất phát từ chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Bởi vậy, hiện tượng phủ định cũng được nghiên cứu như là một hiện tượng bên trong ngôn ngữ: nó có cơ chế giao tiếp bác bỏ hay thay đổi ý kiến của người phát ngôn. Ông đưa ra kết luận phủ định đơn thuần là một phạm trù ngôn ngữ học, nó không hề phản ánh tình trạng của sự vật trong thực tế, mà chỉ thể hiện thái độ của người nói đối với nhận định đã được nêu ra về tình trạng của sự vật đó, đánh giá nhận định đó là sai. Nhiều nhà ngôn ngữ học xem xét vấn đề phủ định như một phạm trù ngôn ngữ độc lập mà trong đó có bốn hướng nghiên cứu chính: đó là coi phủ định như một phạm trù ngữ pháp, phạm trù cú pháp, phạm trù cú pháp ngữ nghĩa và phạm trù ngữ nghĩa. Khi thừa nhận vai trò của hiện thực khách quan, đa số các nhà nghiên cứu đã coi mối liên kết khách quan, hay chính xác hơn là sự phủ định trong chính hiện thực là đối tượng phủ định trong ngôn ngữ. Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả E.I. Shendels đã đưa ra định nghĩa về phủ định trong ngôn ngữ như sau “Phủ định như một phạm trù ngôn ngữ là cách thể hiện mối quan hệ phủ định giữa các khái niệm nhờ vào các phương tiện ngôn ngữ đặc biệt” [Trích theo V.N. Bondarenko, Phủ định như một phạm trù lô-gích ngữ pháp, 1983, tr. 78]. V.N. Bondarenko đánh giá định nghĩa trên chưa thỏa đáng bởi vì, theo ông, từ quan điểm ngôn ngữ khi nói đến sự phủ định chúng ta không bàn đến các khái niệm vốn là đối tượng nghiên cứu của lô-gích học, mà việc cần làm là nghiên cứu các thành phần của câu và ý nghĩa ngữ pháp của nó. E.I. Shendels viết tiếp “Nội dung cơ bản của phạm trù ngữ pháp khẳng định và phủ định là cách thể hiện nhận định khẳng định và phủ định, mà đến lượt mình chúng biểu thị mối quan hệ khẳng định và phủ định của hiện thực khách quan”. Điều này được hiểu là phạm trù phủ định diễn tả không phải ý nghĩa nào đó trong ngôn ngữ mà đó là hình thức biểu hiện các nhận định phủ định thể hiện mối quan hệ phủ định trong hiện thực. 4 Một số tác giả khác đã tiếp thu những nghiên cứu của E.I. Shendels nhận xét phủ định trong ngôn ngữ như là một hình thức biểu hiện của phủ định lô-gích, một số tác giả khác cho đó là một thành tố ý nghĩa của câu. N.G. Ozerova đưa ra định nghĩa về phạm trù phủ định “Phạm trù ngữ pháp phủ định thể hiện sự phủ định lôgích, mà sự phủ định này diễn tả sự vắng mặt mối liên hệ giữa những hiện tượng thực tế” [N.G. Ozerova, Các phương tiện phủ định trong tiếng Nga và tiếng Ucraine, 1978, tr. 6]. Tác giả E.V. Padutreva cho rằng “Phủ định là một thành tố ngữ nghĩa của câu chỉ ra sự thiếu vắng mối quan hệ giữa các hiện tượng được nói đến trong câu”. Ví dụ trong câu Ребенок не спит (Đứa bé không ngủ), quan hệ giữa “đứa bé” và “giấc ngủ” bị phủ định [E.V. Padutreva, Các từ phủ định, 1979, tr. 86]. Phủ định còn được coi như là cái biểu hiện của sự tách rời khách quan. Quan điểm này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu của S.A. Vasileva, N.A. Bulakh và H.G. Ozerova. Theo cách nhìn của S.A. Vasileva, câu khẳng định và câu phủ định là bản chất của hình thức biểu hiện các nhận định khẳng định và phủ định biểu thị mối liên kết hay tách rời tương ứng. Bà cho rằng “nếu trong các nhận định khẳng định đặc tính, mối quan hệ mà sự vật có trong thời điểm xác định nào đó được thể hiện, thì trong nhận định phủ định đặc tính, hay mối quan hệ đã được xác định đó không xuất hiện”. Và còn “nhận định khẳng định thể hiện những dấu hiệu, đặc điểm vốn có của sự vật trong một thời điểm nhất định mà nhận định đó đề cập đến… Nhận định phủ định biểu hiện sự vắng mặt của những dấu hiệu, đặc điểm cũng trong một thời điểm xác định” [S.A. Vasileva, Đối với vấn đề phủ định, 1958a, tr. 149-150]. Câu phủ định cũng được các nhà ngữ pháp và ngôn ngữ học Việt Nam nghiên cứu từ nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu trung là quan điểm ngữ pháp truyền thống hoặc cấu trúc có kết hợp với cách lý giải lô-gích học của Trần Trọng Kim (1939), Lê Văn Lý (1948), Bùi Đức Tịnh (1953), Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963); quan điểm cú pháp-ngữ nghĩa của Nguyễn Kim Thản (1964,1972), Đái Xuân Ninh (1978), Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt (1983), 5 Diệp Quang Ban (1984, 1989, 1992, 1998), Nguyễn Minh Thuyết 1994); quan điểm lô-gích ngữ nghĩa Nguyễn Đức Dân (1977, 1983, 1985), Hoàng Phê (1989) và gần đây là quan điểm ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học, lý thuyết hành vi ngôn ngữ của Nguyễn Đức Dân (1987, 1996), Cao Xuân Hạo (1991)… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt nhằm mục đích làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về câu phủ định trong hai ngôn ngữ, từ đó giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về đặc trưng loại hình ngôn ngữ thông qua phạm trù câu phủ định. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khái quát hóa một số thành tựu nghiên cứu về câu phủ định nói chung, câu phủ định trong tiếng Nga và tiếng Việt nói riêng và các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài luận văn; - Trình bày các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong câu phủ định tiếng Nga và tiếng Việt; - So sánh đối chiếu các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong tiếng Nga và tiếng Việt để chỉ ra sự khác biệt và tương đồng về câu phủ định giữa hai ngôn ngữ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là câu phủ định của hai ngôn ngữ: tiếng Nga hiện đại và tiếng Việt hiện đại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là các phương tiện biểu thị ý nghĩa phủ định trong câu phủ định tiếng Nga và tiếng Việt được dẫn từ một số tác phẩm văn học của Nga và Việt Nam và một số tư liệu từ các nghiên cứu khác. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện ngiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả: Được sử dụng để miêu tả các đặc điểm của các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong tiếng Nga và tiếng Việt trên cơ sở phân tích các ví dụ đươc dẫn từ các tác phẩm văn học của Nga và Việt Nam - Phương pháp so sánh đối chiếu: Được sử dụng để so sánh đối chiếu các phương tiện được dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định giữa tiếng Nga và tiếng Việt nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn đặc điểm của các câu phủ định trong tiếng Nga và tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, kết quả đạt được của luận văn sẽ góp phần giúp cho những người học tiếng Nga hay tiếng Việt có thêm sự hiểu biết về câu phủ định và có thể sử dụng hiệu quả hơn trong học tập và làm việc. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1 – Cơ sở lý luận: Nội dung của chương này giới thiệu khái quát một số vấn đề về câu phủ định; đồng thời trình bày cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu. Chương 2 – Câu phủ định chứa các phương tiện phủ định chính danh ở tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt: Nội dung của chương này tập trung vào việc xác định đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa của các phương tiện thể hiện ý phủ định chứa các từ phủ định đặc trưng trong tiếng Nga và tiếng Việt; phân tích, đối chiếu các phương tiện này để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Chương 3 – Câu phủ định không chứa các phương tiện phủ định chính danh ở tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt: Nội dung của chương này tiếp tục đi sâu vào xác định đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa của các phương tiện thể 7 hiện ý phủ định mà chứa các từ phủ định đặc trưng trong tiếng Nga và tiếng Việt đồng thời phân tích, đối chiếu các phương tiện này để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số vấn đề về câu phủ định 1.1.1. Khái niệm câu phủ định Để đưa ra một định nghĩa thống nhất, được đa số các nhà khoa học chấp nhận về câu phủ định là công việc không hề dễ dàng. Trong tiếng Nga, theo tác giả D.E. Rozental, “câu có thể được gọi là câu phủ định nếu mối quan hệ giữa đối tượng của lời nói và điều được nói đến trong câu bị phủ định.” [Tiếng Nga hiện đại, D.E. Rozental chủ biên, phần 2 – cú pháp, 1979, tr.21] Từ điển Bách khoa thư khoa học xã hội của Nga đưa ra định nghĩa chung nhất về câu phủ định “câu phủ định là câu có chứa các dấu hiệu phủ định”. Đây cũng là quan niệm về câu phủ định của tác giả E. Pudatreva. [Российский гуманитарный энциклопедический словарь - http://dic.academic.ru] Theo cuốn Tiếng Nga hiện đại (1986), “câu phủ định là câu mà trong đó mối liên hệ giữa đơn vị lời nói và tín hiệu của lời nói bị phủ định, phủ định sự có mặt của tín hiệu độc lập hay phủ định sự có mặt của đơn vị lời nói.” Trong số những công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt sớm nhất - Việt Nam văn phạm (1949), tác giả Trần Trọng Kim đã đưa ra một khái niệm thuần túy dựa vào hình thức biểu hiện về câu phủ định “…là một câu có một tiếng phủ định trạng từ như không, chẳng, chớ, đừng, chưa… đặt trước tiếng động từ hay tiếng tĩnh từ”. Nhận định này đánh dấu sự quan tâm cần thiết của các nhà nghiên cứu đối với một loại câu mang tính phổ quát cho tất cả các ngôn ngữ như câu phủ định. Tuy nhiên, định nghĩa nêu trên chưa phản ánh được bản chất của câu phủ định và cũng như không thấy được sự phong phú, đa dạng về các hình thức biểu đạt ý nghĩa phủ định. Trong Văn phạm Việt Nam – Giản dị và thực dụng (1972), Bùi Đức Tịnh nhận định “Ta dùng câu phủ định để phủ nhận một điều gì hay một việc xảy ra. Thường 9 câu phủ định là những câu có trạng từ phủ định hạn định một động từ, một trạng từ, một tính từ hay cả mệnh đề.” Sau này, tác giả Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa đầy đủ hơn về câu phủ định như sau: “Câu phủ định là câu xác nhận sự vắng mặt của vật, hiện tượng hay sự kiện, sự vắng mặt của đối tượng hay của đặc trưng đối tượng trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng, bằng những phương tiện hình thức xác định”. [Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2, 1989, tr. 261] Nguyễn Thị Lương trong Câu tiếng Việt (2006) bày tỏ quan niệm của mình về câu phủ định “… là câu sử dụng những từ ngữ phủ định để xác nhận rằng không có sự vật, sự việc hay đặc trưng, tính chất, quan hệ nào đó, hoặc để phản bác một ý kiến, một nhận định của ai đó hay của chính mình”. Khái niệm cho thấy câu phủ định không chỉ có nhiệm vụ miêu tả như trong định nghĩa của Diệp Quang Ban mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc bác bỏ một nhận định nào đó. Như vậy, qua quan sát các khái niệm nêu trên chúng ta có thể khái quát hóa các đặc trưng của câu phủ định như sau: - có chứa các dấu hiệu phủ định; - được sử dụng để miêu tả sự vắng mặt của vật, hiện tượng hay sự kiện, sự vắng mặt của đối tượng hay của đặc trưng đối tượng; hoặc để bác bỏ một nhận định. 1.1.2. Đôi nét về các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong các công trình nghiên cứu ở Nga và Việt Nam Trong tiếng Nga có một số lượng đáng kể các nghiên cứu về dấu hiệu nhận biết đặc trưng của câu phủ định. Sách Ngữ pháp tiếng Nga (Русская грамматика) (1980) đã tổng kết 6 phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định trong câu đơn gồm có: - tiểu từ не; - tiểu từ ни; - đại từ và trạng từ phủ định với tiếp đầu tố не-: некого, нечего, негде, некуда, неоткуда, незачем, некогда; - đại từ và trạng từ phủ định với tiếp đầu tố ни-: никто, ничто, никакой…; - vị từ: нет, нельзя, невозможно, немыслимо; 10 - từ нет tương đương với một câu phủ định hay một thành phần chính trong câu. Ngoài các phương tiện kể trên, tác giả E. Pugatreva trong cuốn Tiếng Nga hiện đại, phần 2 – cú pháp (1979) bổ sung các phương tiện biểu đạt ý phủ định khác như sử dụng các phụ tố cấu tạo từ mang nghĩa phủ định (не-, без-...), các cấu trúc câu (Много ты понимаешь, Так я и верил...), phương tiện từ vựng (отказаться, лишен...) Trong chuyên khảo “Phủ định như một phạm trù lô-gích ngữ pháp” (Отрицание как логико-грамматическая категория), V.N. Bondarenko (1983) đã miêu tả chi tiết về các phương tiện thể hiện ý phủ định. Nhìn chung, quan điểm của ông về vấn đề này thống nhất với các nhà nghiên cứu khác. Tuy nhiên, cũng như tác giả D.E. Rozetal, ông phủ nhận vai trò phủ định của tiểu từ ни mà chỉ công nhận chức năng nhấn mạnh ý nghĩa phủ định của nó mà thôi. Câu phủ định trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác có các dấu hiệu đặc trưng của mình. Các dấu hiệu này được biểu hiện khá phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng có thể là từ, tổ hợp từ, cấu trúc cú pháp… Tác giả Nguyễn Thị Lương đã liệt kê các phương tiện thường gặp ở câu phủ định tiếng Việt như sau: - các phụ từ phủ định: không, chưa, chả, chẳng; - các kết hợp: chẳng… đâu, có… đâu, chưa… đâu, đã… đâu, chẳng… gì, dễ… chắc; - các tình thái từ phủ định: mà, đâu, gì, bao giờ, sao; - các tổ hợp: không hề, làm gì có, làm gì, đời nào, không đời nào, chẳng đời nào, việc gì, nỗi gì, cái nỗi gì, thèm vào, dám thèm vào, mặc kệ, mặc, kệ; - các từ ngữ thông tục: đếch, đéo, khỉ, con khỉ, làm cóc gì, cóc khô gì, quái gì, mẹ gì, con mẹ gì, cái con khẹc, làm chó gì; - các tình thái từ phủ định: tịnh, khối, mốc, sất, ứ. Theo Nguyễn Kim Thản việc bày tỏ ý nghĩa phủ định có thể dựa vào các phương tiện sau: 11 - từ phủ định (phương thức dùng hư từ) như không, chẳng (chả), chưa (chửa), đừng, chớ, không hề, chẳng hề (chả hề), chưa hề (chửa hề), chưa từng; - câu hỏi bộ phận với một giọng điệu đặc biệt; - một số lối nói đặc biệt cộng với một giọng điệu đặc biệt. Bên cạnh đó, tác giả cũng tổng kết các quy tắc chung về việc dùng từ phủ định đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện các quy tắc đó còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác như tính chất lời nói, đặc điểm về tổ chức câu, ý nghĩa của lời nói… Nguyễn Đức Dân dành sự quan tâm đặc biệt cho câu phủ định bác bỏ. Ông tập trung phân tích các dấu hiệu đặc trưng của loại câu này như việc sử dụng các từ phiếm định nào, gì, đâu, bao giờ… hoặc dùng từ mà để tạo thành các tác tử bác bỏ. Qua việc khảo sát các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định ở cả hai ngôn ngữ, chúng ta thấy rằng các phương tiện này tập trung ở ba nhóm như sau: - các phụ tố cấu tạo từ; - các từ phủ định đặc trưng; - các kết hợp, cấu trúc cú pháp không xuất hiện các từ phủ định đặc trưng. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung miêu tả các phương tiện thể hiện ý nghĩa phủ định dựa trên việc phân chia các nhóm phương tiện phủ định như trên đã trình bày. 1.1.3. Phân loại hiện tượng phủ định Dựa vào các tiêu chí khác nhau ta có các cách phân loại khác nhau và cho các kết quả khác nhau. Thông thường người ta thường đề cập đến ba cặp câu phủ định sau: câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận; câu phủ định chung và phủ định riêng; câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ. a) Phủ định toàn bộ và phủ định bộ phận Phủ định toàn bộ và phủ định bộ phận là kết quả của cách phân loại dựa trên vị trí của từ phủ định trong câu, với quan niệm trong câu, chỉ có vị ngữ được coi là thành phần chính, các thành phần còn lại (kể cả chủ ngữ) đều coi là thành phần thứ yếu. Đây là cách tiếp cận của ngữ pháp truyền thống theo quan điểm cú pháp ngữ 12 nghĩa của các nhà Việt ngữ học mà điển hình là Diệp Quang Ban, Nguyễn Kim Thản. Theo Diệp Quang Ban “căn cứ vào cách biểu hiện ý phủ định mà người ta phân biệt câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận. Câu phủ định toàn bộ là câu chứa phụ từ chỉ ý phủ định đứng trước vị ngữ và trước nòng cốt câu; còn trong câu phủ định bộ phận thì vị ngữ không bị đánh dấu phủ định, mà một bộ phận nào đó khác trong câu mang phụ từ phủ định”. [Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2, 1989, tr. 262] Nguyễn Kim Thản thì cho rằng “phạm vi phủ định bày tỏ trong câu có thể chia ra làm hai: phủ định toàn bộ và phủ định bộ phận”. Cũng đồng quan điểm với tác giả Diệp Quang Ban, ông đưa ra nhận xét về câu phủ định toàn bộ “…vị ngữ của câu là phần nói lên nội dung chính cần thông báo. Do đó, phủ định ý nói ở phần này có nghĩa là phủ định toàn bộ hiện thực nói đến trong câu”; và “để bày tỏ ý phủ định bộ phận, có thể dùng từ phủ định ở phụ ngữ của câu hay ở phụ ngữ của các cụm từ trong câu”. [Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2, 1989, tr. 262] Như vậy, cốt lõi của vấn đề phân loại câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận là vị trí của từ hay yếu tố phủ định. Căn cứ vào vị trí của nó so với các thành phần chính hay phụ trong câu mà người ta xác lập ý nghĩa của phủ định. Trong bài Vài nhận xét về cách bày tỏ ý phủ định trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ số 2 (1972) ,tác giả Nguyễn Kim Thản phân định rõ ràng hai dạng thức điển hình của câu phủ định toàn bộ. “Cách thứ nhất là đặt từ kèm phủ định trước bộ phận vị ngữ của câu đơn hai phần hoặc trước phần nòng cốt của câu đơn một phần”. Ví dụ: dẫn lại ví dụ của Nguyễn Kim Thản 1. Mặt trời lên. → Mặt trời chưa lên. 2. Tôi là thợ. → Tôi không phải là thợ. 3. Nắng. → Không nắng. 4. Hải Phòng. → Chưa phải Hải Phòng. “Cách thứ hai dùng để bày tỏ ý phủ định toàn bộ là biến bộ phận chủ ngữ thành một cấu tạo phủ định, kiểu không/ chưa + thể nào + nào/ gì.” (Học sinh đến → 13 Không học sinh nào đến.); hoặc không/ chưa + từ trỏ rộng (đại từ phiếm chỉ) (Ai cũng nói. → Không ai nói; Không đâu đáng yêu hơn Tổ quốc). Còn để bày tỏ ý phủ định bộ phận, “có thể dùng từ phủ định ở phụ ngữ của câu hay ở phụ ngữ của các cụm từ trong câu. Thường thấy nhất là:  Ở phụ ngữ của câu: Ví dụ: 5. Không vội vàng, anh đi lại phía tôi.  Ở phụ ngữ của vị từ (phủ định kết quả, trạng thái… của hoạt động, tính chất…): Ví dụ: 6. Tôi xem không hiểu. 7. Nó nghĩ không ra. 8. Anh viết không gọn.  Ở phụ ngữ của danh từ (thường phủ định sự tồn tại của sự vật sở thuộc): Ví dụ: 9. Những đứa trẻ không nơi nương tựa đã được Nhà nước nuôi nấng. 1) Phần chêm xen: Ví dụ: 10. Tất cả mọi người – không kể đàn ông hay đàn bà – đều phải là những chiến sĩ kiên cường chống Mỹ, cứu nước. Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Kim Thản, tác giả Diệp Quang Ban cũng cho rằng hiện tượng phủ định được phân loại thành câu có vị ngữ bị phủ định, câu có chủ ngữ bị phủ định, câu có thành phần phụ của từ và thành phần phụ của câu bị phủ định. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến câu có thành phần phụ phủ định nòng cốt câu. Trong kiểu câu này, một số phương tiện phủ định đóng vai trò phụ ngữ của câu và có tác dụng phủ định toàn bộ nòng cốt câu câu hoặc vị ngữ của câu. Ví dụ: 11. Không phải mẹ bảo con đến đây [mà là con đi học về ghé qua thôi]. 14 Chính tác giả cũng phải công nhận “nếu không tính đến ngữ điệu thì khó có thể phân biệt kiểu câu đang bàn ở đây với kiểu câu có chủ ngữ bị phủ định” [Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2, 1989, tr. 267]. Sự mơ hồ này phần nào chứng tỏ việc phân loại câu phủ định thành câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận ở một mức độ nào đó là hợp lý nhưng chưa mang tính khái quát được hết tất cả các hiện tượng phủ định vốn vô cùng đa dạng trong ngôn ngữ. Nó thuần túy mới chỉ dựa trên các hiện tượng bề mặt mà chưa đi vào các khía cạnh tiềm ẩn bên trong vỏ ngôn ngữ. Như đối với dạng các câu hỏi tu từ mang ý nghĩa phủ định thì khó có thể sử dụng các tiêu chí phân loại phủ định toàn bộ hay phủ định bộ phận theo quan điểm nêu trên. b) Phủ định chung và phủ định riêng Việc phân loại câu phủ định thành câu phủ định chung và câu phủ định riêng căn cứ vào lượng của các phần tử trong tập hợp tham gia vào phán đoán phủ định. Đây là hướng tiếp cận câu phủ định dựa trên mối quan hệ giữa lô-gích và ngôn ngữ cụ thể là mối quan hệ chặt chẽ giữa phán đoán phủ định và câu phủ định. Đại diện tiêu biểu của trường phái này trong giới Việt ngữ học là tác giả Nguyễn Đức Dân. Khi nói về câu phủ định chung và câu phủ định riêng, ông cho rằng đó là “câu phủ định miêu tả sự kiện mọi phần tử của một tập hợp không có một thuộc tính nào đó là câu phủ định chung” [Nguyễn Đức Dân, Lô-gích - Ngữ nghĩa - Cú pháp, 1987, tr. 242], còn câu phủ định riêng là câu phủ định chỉ có một hoặc một số phần tử của tập hợp không có một thuộc tính nào đó. Ví dụ: 12. Mọi người đều không biết tường tận việc đó. 13. Không ai biết tường tận việc đó. Các câu trong ví dụ 12, 13 là các câu phủ định chung. So sánh với các ví dụ trên, các câu “Ông Ba không biết việc đó”, “Một số người không biết việc đó” được coi là câu phủ định riêng, bởi vì một phần từ của tập hợp “ông Ba” hay “một số người” không có một thuộc tính “biết việc đó”. Trong khi đó, căn cứ vào vị trí của 15 từ phủ định không, tất cả các câu trong các ví dụ nêu trên đều được xếp loại câu phủ định toàn bộ bởi vì từ không đứng ngay trước các vị từ trong câu. Chúng ta nhận thấy có sự mâu thuẫn rõ rệt giữa hai cách phân loại câu phủ định. Chẳng hạn, câu “Mọi người đều nói không rõ” có thể được coi là câu phủ định chung xét theo tiêu chí về số lượng phần tử mang yếu tố phủ định, lại vừa là câu phủ định bộ phận theo tiêu chí vị trí của từ phủ định trong câu. c) Phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ Sự ra đời của lý thuyết hành động ngôn từ đã giải quyết được mâu thuẫn trong hai cách phân loại câu phủ định nêu trên. Căn cứ vào mục đích hay ý nghĩa của sự phủ định, câu phủ định được chia thành hai loại: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ. Khi tư duy về các sự vật và hiện tượng, người ta xây dựng các phán đoán về các thuộc tính và mối quan hệ giữa chúng. Nguyễn Đức Dân (1987) đã đưa ra ví dụ như sau. Quan sát các ngôi nhà trong một khu phố, người ta nói “Ngôi nhà này cao, ngôi nhà kia thấp”. Các phán đoán này được biểu hiện bằng những câu khẳng định. Thay cho câu trên, ta có thể nói “Ngôi nhà này cao, ngôi nhà kia không cao”. Thế là để miêu tả chúng ta có thể dùng một câu khẳng định “ngôi nhà kia thấp” và một câu phủ định “ngôi nhà kia không cao” để diễn tả cùng một nội dung có ý nghĩa tương đương. Vì thế, có loại câu dùng để miêu tả gọi là câu phủ định miêu tả. Diệp Quang Ban đã nêu ra định nghĩa về câu phủ định miêu tả “…phủ định miêu tả được thực hiện trong quá trình miêu tả, nhìn nhận sự vắng mặt (tính âm) của vật, hiện tượng hoặc đặc trưng, quan hệ của vật, việc, hiện tượng” [Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2, 1989, tr. 267]. Bên cạnh đó, cũng có những câu phủ định không dùng để miêu tả, nó được dùng để đối đáp, bác bỏ ý kiến của những người khác, thậm chí ý kiến, ý nghĩ của chính mình trước đó. Loại câu này được gọi là câu phủ định bác bỏ. Câu phủ định bác bỏ là câu phủ định dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định của ai đó hay của chính mình. Khác với các kiểu phân loại câu phủ định toàn bộ và phủ định bộ phận hay phủ định chung và phủ định riêng, trọng tâm của phủ định không phải là vị trí của các 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan