Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chiến tranh nhân dân ở quảng bình trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước những năm...

Tài liệu Chiến tranh nhân dân ở quảng bình trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước những năm 1965 1973

.PDF
240
703
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MAI XUÂN TOÀN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1973 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HUẾ, NĂM 2017 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MAI XUÂN TOÀN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1973 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. LÊ CUNG HUẾ, NĂM 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Luận án Mai Xuân Toàn ii LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Cung, người đã định hướng đề tài, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Ban Đào tạo – Đại học Huế, UBND tỉnh Quảng Bình, Lãnh đạo Sở Nội vụ và cán bộ, công chức Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phòng Tư liệu Quân khu 4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Văn Phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, các nhân chứng lịch sử, … đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận, khai thác các nguồn tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè luôn đồng hành, động viên, chia sẻ và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Huế, tháng 6 năm 2017 Tác giả Luận án Mai Xuân Toàn iii MỤC LỤC Trang phụ bìa ............................................................................................................. i Lời cam đoan .............................................................................................................ii Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii Mục lục ....................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................... 7 5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 7 6. Bố cục của luận án .............................................................................................. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam ................ 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình ................................................. 16 1.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu ....................................................... 24 Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ NHỮNG NĂM 1965-1973 ............................................................... 25 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân Quảng Bình ..................................................................................... 25 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................... 25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 28 2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Bình ......... 32 2.2. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình .................................... 34 2.2.1. Phá hoại bằng gián điệp và biệt kích ...................................................... 34 1 2.2.2. Phá hoại bằng không quân và hải quân .................................................. 38 2.3. Chủ trương của Đảng về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ......... 48 2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân khu 4 ................................. 48 2.3.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Bình ..................................................... 51 2.4. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ................................................................... 55 2.5. Chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân ............................................................................................. 59 2.5.1. Trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ................................................ 59 2.5.2. Trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ............................. 66 2.5.3. Trong lưu thông phân phối ..................................................................... 69 Chương 3 QUÂN DÂN QUẢNG BÌNH TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ NHỮNG NĂM 1965-1973 ....................................................................................... 75 3.1. Công tác phòng không nhân dân ................................................................... 75 3.1.1. Công tác phòng tránh tại chỗ .................................................................. 75 3.1.2. Công tác sơ tán, giãn dân........................................................................ 82 3.2. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ........................................................... 85 3.2.1. Củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang hình thành thế trận chiến tranh nhân dân .................................................................................................. 85 3.2.2. Đấu tranh chống gián điệp, biệt kích ...................................................... 93 3.2.3. Đánh máy bay và tàu chiến .................................................................... 99 3.3. Đảm bảo giao thông và vận tải chi viện chiến trường ................................. 118 3.3.1. Đảm bảo giao thông.............................................................................. 118 3.2.2. Vận tải chi viện chiến trường ............................................................... 128 Chương 4 ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH NHỮNG NĂM 1965-1973 ..141 4.1. Đặc điểm ...................................................................................................... 141 4.1.1. Đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại kéo dài, liên tục và rất khốc liệt .. 141 2 4.1.2. Được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, với sự kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng ............................................................................................... 147 4.1.3. Diễn ra trên khắp các lĩnh vực, trong đó giao thông vận tải là nóng bỏng nhất ........................................................................................................ 152 4.1.4. Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 phát triển vượt bậc theo thời gian ........................................................................... 158 4.2. Ý nghĩa lịch sử ............................................................................................. 161 4.2.1. Góp phần quan trọng cùng với miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ................................................................................ 161 4.2.2. Góp phần to lớn để Quảng Bình hoàn thành vai trò hậu phương của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên .......................... 164 4.2.3. Làm dày thêm những giá trị sống của cộng đồng dân cư địa phương để Quảng Bình (cùng với Vĩnh Linh) thành tuyến đầu của miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ ................................................................................... 167 4.3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 171 4.3.1. Chủ động vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương ..................................... 171 4.3.2. Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động phòng, tránh, đánh trả trong tình huống có chiến tranh bao vây, cô lập và ngăn chặn ...................... 174 4.3.3. Gắn xây dựng thế trận với củng cố hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân .......... 176 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 184 PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng Bình (cùng với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương cận kề của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh chi viện chiến trường miền Nam và phong trào kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia. Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế quốc Mỹ xem nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân, hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp biệt kích đánh phá Quảng Bình từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo dài cho đến ngày 15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn nhất và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi thử thách ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ đường và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến đầu của miền Bắc, đặc biệt là những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn, phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Bình, quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay và tàu chiến Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính quyền Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đã khẳng định: “Nếu tổng kết cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá giao thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá đô thị thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]. Do đó, nghiên cứu cuộc 4 chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973 là việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc tái hiện diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973, luận án phản ánh bức tranh toàn cảnh về cơ sở hình thành và phát triển, diễn biến chính của chiến tranh nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được vận dụng một cách sáng tạo trên địa bàn Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án minh chứng Quảng Bình là một mẫu hình địa phương về việc kế thừa tri thức và truyền thống chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, phát huy thành đỉnh cao trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó, luận án góp phần khẳng định Quảng Bình xứng đáng với vị trí tuyến đầu của miền Bắc trong cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc nói chung và của Quảng Bình nói riêng. Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm giúp các nhà chính trị, quân sự nghiên cứu vận dụng để hoạch định chính sách, đề ra những chủ trương sát đúng phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay; luận án còn là tài liệu để giáo dục tinh thần yêu nước và cách mạng cho các thế hệ nhân dân Quảng Bình, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông, để nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là tái hiện một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973; làm rõ một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học 5 kinh nghiệm trong việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể của Quảng Bình. Thông qua đó, khẳng định vị trí chiến lược, vai trò của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện: - Tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đã được nghiên cứu, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973. - Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973 trên các mặt như quá trình hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, sản xuất, phòng tránh, đánh trả, đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường, … - Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973, với những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến chính trên các lĩnh vực của chiến tranh. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, từ ngày 7-2-1965 đến ngày 15-1-1973, tức là thời điểm Mỹ mở rộng và kết thúc chiến tranh phá hoại miền Bắc và là khung thời gian triển khai thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn Quảng Bình. Về không gian, toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm thị xã Đồng Hới và 6 huyện (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa và Minh Hóa) nhưng tập trung ở những địa bàn, trọng điểm then chốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, để làm rõ hơn nội dung, không gian có thể được mở rộng 6 ra một số địa phương khác thuộc Quân khu 4 và thời gian có thể đẩy lùi về trước ngày 7-2-1965 liên quan đến những hành động đánh phá hạn chế của đế quốc Mỹ cũng như quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến đấu của quân dân Quảng Bình. Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, chuyển hướng sản xuất sang thời chiến để đảm bảo hậu cần cho chiến tranh nhân dân, công tác phòng tránh, đánh trả và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường. 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Về nguồn tư liệu - Các công trình chuyên khảo trong và ngoài nước đã công bố, những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, liên quan trực tiếp đến đề tài. - Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Phòng Lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bao gồm các báo cáo, biên bản, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư, kế hoạch, ... của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình, các Ban, ngành, huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình, ... - Tài liệu điều tra điền dã, hồi kí, những nhân chứng lịch sử, ... Về phương pháp nghiên cứu Chủ yếu luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic để trình bày các vấn đề theo diễn tiến trình tự thời gian trong mối quan hệ móc xích với nhau. Các phương pháp như văn bản học, phân tích, so sánh, tổng hợp, … kết hợp phỏng vấn khai thác tư liệu từ các nhân chứng, phương pháp chuyên gia, ... cũng được lựa chọn, sử dụng để xử lí tư liệu nhằm tái hiện một cách trung thực nhất diễn biến của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình cũng như rút ra những nhận định khách quan, phù hợp với thực tế lịch sử. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối đầy đủ về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm 1965-1973. 7 Hai là, luận án làm rõ những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của quân và dân Quảng Bình trong những năm 1965-1973, thông qua sự sáng tạo của quân dân Quảng Bình trong việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào thực tế của địa phương; từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm đóng góp vào kho tàng tri thức và kinh nghiệm lịch sử trong chiến tranh vệ quốc và chiến tranh giải phóng của dân tộc. Ba là, luận án cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là lịch sử chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình; giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, cũng như góp phần vào kho tàng tri thức lịch sử chiến tranh cách mạng của dân tộc đồng thời cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (21 trang), nội dung luận án dài 171 trang, chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (16 trang) Chương 2. Cơ sở hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1965-1973 (50 trang). Chương 3. Quân và dân Quảng Bình tiến hành chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973 (66 trang). Chương 4. Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 (39 trang). 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố, chủ yếu như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam 1.1.1.1. Ở trong nước Nghiên cứu về chiến tranh cách mạng nói chung, chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng đã có rất nhiều công trình: Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, ... Với vai trò là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các công trình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện rõ nét những quan điểm về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Nhà nước Việt Nam, như về quá trình hình thành và phát triển đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng, về tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh, về mục đích, lực lượng, phương thức tiến hành, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, nổi bật là tư tưởng toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Tác giả khẳng định 1930-1945 là thời kì hình thành đường lối khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân của Đảng, đi đến hoàn chỉnh ở thời kì 1945-1954 và được nâng cao trong thời kì 1954-1975. Riêng về công trình Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, gồm 5 bài viết, sau khi tổng kết những thắng lợi hết sức to lớn mà quân và dân ta đã giành được trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, tác giả phân tích tính chất, mục đích thủ đoạn đánh phá cùng những thất bại của đế 9 quốc Mỹ; nêu bật tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân ta, đường lối chiến tranh, đặc biệt là đường lối chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, từ đó rút ra những bài học qua 4 năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), trong đó nhấn mạnh vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa phương, cũng như phát huy sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển. Riêng đối với cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, tác giả làm rõ đó là một cuộc chiến đất đối không, đất đối biển, không đối không, không đối biển và thậm chí là cả đất đối đất, với những nội dung cụ thể là “toàn dân đánh máy bay và tàu chiến địch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân đảm bảo giao thông vận tải, kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng kinh tế để phục vụ quốc phòng, bảo đảm đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiếp tục làm tròn nhiệm vụ chi viện miền Nam và chi viện quốc tế” [100, tr. 62]. Văn Tiến Dũng (1979), Chiến tranh nhân dân quốc phòng toàn dân, tập 2, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, luận giải nhiều vấn đề mang tính tổng kết về truyền thống chiến tranh nhân dân trong lịch sử và chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc như về nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, về một số kinh nghiệm trong chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, như đánh giá đúng âm mưu chiến lược và khả năng hoạt động của địch, có quyết tâm cao đối phó kịp thời và giành thắng lợi, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự viện trợ quốc tế, … Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1982, 1983), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, trình bày đặc điểm tình hình và diễn biến của chiến tranh, rút ra 9 bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng không quân và hải quân Mỹ, xây dựng lực lượng vũ trang trong chiến tranh, đảm bảo giao thông vận tải, chuyển 10 hướng kinh tế, tổ chức phòng không nhân dân, … bảo vệ vững chắc hậu phương và chi viện cho tiền tuyến. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, rút ra những bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có “nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo, tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc”. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trong chương X và XI đề cập những diễn biến chính của cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, ngoài đề cập quá trình xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện, làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam, công trình dành phần quan trọng trình bày về xây dựng và phát huy tuyến vận tải chiến lược chi viện cách mạng miền Nam, chủ yếu là qua tuyến đường Trường Sơn. Công trình cũng rút ra những bài học kinh nghiệm lớn về phát huy vai trò hậu phương trong chiến tranh nhân dân. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tổng kết nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm (1945-1975), rút ra những bài học, trong đó có bài học về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, về hậu phương - căn cứ địa, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, … Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân: Chuyên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (1954-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, làm rõ một số đặc điểm có liên quan đến quá trình chỉ đạo 11 xây dựng và hoạt động của lực lượng phòng không địa phương, từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm, đó là thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động xây dựng, phát triển lực lượng phòng không địa phương trong thế trận chiến tranh nhân dân đối không; Vừa chỉ đạo đánh trả có hiệu quả máy bay địch, vừa chỉ đạo thực hiện tốt việc sơ tán phòng tránh, khắc phục hậu quả ở địa phương; Quán triệt sâu sắc tư tưởng, nguyên tắc tác chiến phòng không, vận dụng sáng tạo vào chỉ đạo tác chiến phòng không địa phương, thực hiện cách đánh thích hợp có hiệu quả, kết hợp phòng không địa phương với phòng không chủ lực; Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lí điều hành của chính quyền, tham gia của các ngành, đoàn thể, vai trò tham mưu và chỉ huy của cơ quan tham mưu phòng không các cấp. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), xuất bản lần thứ 2, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, trong đó về cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc được phản ánh trong các tập IV, V, VI, VII. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Tổng kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường những năm 1965-1973, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tái hiện những nét đặc sắc, tiêu biểu nhất về quá trình lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức chiến đấu của quân dân ta, từng bước đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn đánh phá, phong tỏa bằng vũ khí công nghệ cao hết sức hiểm độc của đế quốc Mỹ ở trên chiến trường sông biển thuộc quân khu 3 và 4 (gồm các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh vào đến Vĩnh Linh), trong đó tập trung chủ yếu ở một số vùng có ý nghĩa chiến lược như cảng Hải Phòng, cảng Gianh và Nhật Lệ. Công trình làm rõ những loại vũ khí và thủ đoạn đánh phá, phong tỏa của Mỹ cùng quá trình quân dân ta đối phó, làm vô hiệu hóa cuộc chiến phong tỏa. Trên cơ sở đó, công trình rút ra kết quả, ý nghĩa và 7 bài học kinh nghiệm, trong đó có “quán triệt sâu sắc đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, … Không ngừng xây dựng và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân chống địch đánh phá phong tỏa” [214, tr. 286, 356]. 12 Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam Tập IV: Từ năm 1945 đến năm 1975, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, nghiên cứu tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam qua quá trình lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong đó có tư tưởng tiến hành chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân toàn diện, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế; tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương chiến tranh; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân và nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam Tập V: Tổng luận, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, rút ra những vấn đề chung nhất, có tính quy luật, xuyên suốt tiến trình lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, trong đó có tư tưởng chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương; tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang; tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cùng với những công trình nghiên cứu đã viện dẫn trên đây, trong những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân đã được công bố dưới hình thức chuyên khảo của các nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, Quân đội nhân dân, Khoa học xã hội, … và các chuyên luận liên quan đến vấn đề chiến tranh nhân dân đăng trên các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự và nhiều tạp chí, nội san của các cơ quan Trung ương và địa phương. Nhìn chung, qua các công trình trên đây, vấn đề chiến tranh nhân dân Việt Nam - lí luận và thực tiễn đã được nghiên cứu kĩ dưới nhiều góc độ khác nhau. Về lí luận, các công trình công bố đã tổng kết những thuộc tính, đặc điểm và bài học kinh nghiệm từ truyền thống chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, được vận dụng và nâng cao thành lí luận về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Về thực tiễn, các công trình đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về chiến tranh nhân dân trong bối cảnh cách mạng Việt Nam, nổi bật là cuộc vận động Cách mạng 13 tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là những nguồn tư liệu quý để chúng tôi kế thừa và làm cơ sở để nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm 1965-1973. 1.1.1.2. Ở ngoài nước Mc. T. Kahin and John Lewis (1967), The US in Vietnam (Mỹ ở Việt Nam), Codell Publish, New York, tái hiện quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam cùng tiến trình đi đến ném bom phá hoại miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Từ thực tế của cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, các tác giả nhận thấy “những cuộc ném bom của Mỹ không làm nao núng và khủng bố tinh thần dân chúng mà đã kích thích và hun đúc họ. Ngay từ lúc quả bom Mỹ đầu tiên rơi xuống Bắc Việt Nam, đất nước này đã kết lại thành một khối không gì lay chuyển được” [222, tr. 231-232]. Thậm chí còn đi xa hơn, các tác giả khẳng định nếu Mỹ mở cuộc xâm lược miền Bắc sẽ vấp phải cuộc phản công liên tục của một quân đội chính quy và một quốc gia toàn du kích, buộc Mỹ cuối cùng phải rút lui. T. Hoopes (1969), The limits of intervention (Những giới hạn của sự can thiệp), David Mc. Kay Company, New York, sớm nhận ra việc Mỹ tăng cường ném bom lại giúp miền Bắc mở rộng hệ thống giao thông vận tải cũng như mở ra những biện pháp sáng tạo trong công tác phòng tránh, vận chuyển hàng hóa và chi viện chiến trường miền Nam. Từ đó, tác giả cho rằng sức mạnh can thiệp của Mỹ là có giới hạn và Nhà Trắng khó có thể đạt được mục đích trong cuộc chiến này khi phải đối đầu với một dân tộc ngoan cường, đầy sáng tạo. Jon Vandyke (1972), North’s Vietnam Strategy for survival (Chiến lược để tồn tại của Bắc Việt Nam), Pacific Books, California, đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức hệ thống giao thông của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tác giả nhận ra, để đảm bảo cho công tác giao thông vận tải, chi viện chiến trường miền Nam, một lực lượng lớn nhân công được huy động gồm công binh, công nhân giao thông, dân 14 quân tự vệ, thanh niên xung phong với đủ lứa tuổi, không chỉ là những thanh niên tuổi từ 15 đến 30 mà còn có cả người già, bà mẹ và thiếu niên. Những lực lượng này vừa tự sản xuất đảm bảo lương thực vừa làm những công việc như vận chuyển đất đá sửa đường, xây dựng công sự và hầm trú ẩn, bốc dỡ hàng hóa, di chuyển vũ khí phòng không và tham gia tháo gỡ bom nổ chậm, … Nhờ đó, hệ thống giao thông dày đặc gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy trên toàn miền Bắc luôn được duy trì hoạt động với sự nỗ lực tối đa, bất chấp mọi hiểm nguy của những người điều khiển phương tiện cũng như người làm công tác đảm bảo bằng nhiều biện pháp ngụy trang khéo léo và những nỗ lực vận chuyển phi thường. US. Government Printing Office (1973), Causes, Origins and lessons of the Vietnam War, May, 9, 10 and 11, 1972 (Nguyên nhân, nguồn gốc và bài học trong chiến tranh Việt Nam), Washington, tập hợp những luận điểm chính của các học giả và nghị sĩ Mỹ làm rõ nguồn gốc và nguyên nhân của việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến đang diễn ra ở Việt Nam, từ đó rút ra những bài học cần thiết. Một trong những bài học mà các nhà lập pháp Mỹ phát hiện ra là đánh giá đúng sức mạnh của dân tộc Việt Nam: “Đối phương đã tìm ra “một chiến lược khôn khéo đến mức nguy hiểm để đánh bại Mỹ. Chiến lược đó là tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dựa trên nguyện vọng của nông dân Việt Nam muốn độc lập và công bằng xã hội. Nước ngoài không bao giờ có thể địch nổi chiến lược đó” [224, tr. 91]. Gabriel Kolko (1985), Anatomy of a War: Vietnam, the United States and the Modern Historical Experience, New York, The New Press. 1994 (Giải phẫu một cuộc chiến tranh - Nước Mỹ và kinh nghiệm chiến tranh hiện đại), Người dịch: Nguyễn Tấn Cưu, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, (2003), phân tích chi tiết, sâu sắc các đối tượng trong cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, gồm Hoa Kỳ, Việt Nam cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam/Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đồng thời cảnh báo mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả tai hại như ở Việt Nam, bởi vấp phải một dân tộc luôn lấy dân làm gốc, huy 15 động được quần chúng nhân dân và lấy chiến tranh nhân dân làm nền tảng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những công trình đã công bố ở ngoài nước phần lớn đề cập đến chính sách, âm mưu, thủ đoạn tiến hành chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc qua đó thấy được mức độ khốc liệt của chiến tranh phá hoại. Đồng thời, thông qua việc phản ánh phản ứng và đối phó của nhân dân miền Bắc đối với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các công trình này cũng thể hiện sự thừa nhận khách quan về sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đáp trả chiến tranh phá hoại tổng lực của Mỹ. Đây là những luận cứ quan trọng để luận án đưa ra những nhận định khách quan, khoa học. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình 1.1.2.1. Ở trong nước - Những công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại trên địa bàn Quân khu 4, trong đó có Quảng Bình Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương: Chuyên đề Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và cơ quan quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Sau khi khái quát diễn biến về cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm ở Quân khu 4, công trình đã rút ra 5 bài học về việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, về xây dựng tổ chức, nêu cao trách nhiệm và chỉ đạo các lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân trên địa bàn Quân khu 4 qua hai cuộc kháng chiến. Quân khu 4 (2001), Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tập hợp những tham luận từ hội thảo cùng tên, đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ và cuộc chiến đấu của quân dân Quân khu 4 nói chung, của các tỉnh ở Quân khu 4 nói riêng, trong đó có Quảng Bình, trên mặt trận giao thông vận tải. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan