Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiết tách và phân tích phổ xác định cấu trúc một số saponin trong lá cây bùi ba...

Tài liệu Chiết tách và phân tích phổ xác định cấu trúc một số saponin trong lá cây bùi ba hoa ilex triflora bl 3

.PDF
80
1
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LA ̣T TRẦN THỊ NGA CHIẾT TÁCH VÀ PHÂN TÍCH PHỔ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ SAPONIN TRONG LÁ CÂY BÙI BA HOA ILEX TRIFLORA BL. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HÓA PHÂN TÍCH Lâm Đồng–2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LA ̣T CHIẾT TÁCH VÀ PHÂN TÍCH PHỔ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ SAPONIN TRONG LÁ CÂY BÙI BA HOA ILEX TRIFLORA BL. Chuyên ngành:Hóa phân tích Mã số:8440118 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HÓA PHÂN TÍCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Thị Điệp Học viên thực hiện: Trần Thị Nga Lâm Đồng– 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trịnh Thị Điệp. Những kết quả nghiên cứu của người khác và các số liệu trích dẫn trong luận văn đều được chú thích đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Lâm Đồng, ngày 29 tháng 11 năm 2019 Tác giả Trần Thị Nga LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Thị Điệp, người đầu tiên đã đưa tôi đến với lĩnh vực Hóa học các hợp chất thiên nhiên. Cô đã chỉ dạy, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến: - Các thầy cô giáo giảng dạy trong suốt khóa học Cao học tại Khoa Sau đại học – Trường Đại học Đà Lạt. - PGS.TS Nguyễn Văn Hạ và ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi làm việc tại phòng thí nghiệm. - Các anh chị, bạn bè lớp HHK25BCH – Khoa Sau đại học – Trường Đại học Đà Lạt. Và đặc biệt, con xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình đã luôn động viên, nhắc nhở để con có được thành quả như ngày hôm nay. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................2 1.1. Giới thiệu về chi Ilex ........................................................................................2 1.1.1. Vài nét về chi Ilex .......................................................................................2 1.1.2. Vài nét về loài Ilex triflora Bl. ...................................................................2 1.1.3. Tác dụng dược lí của một số loài Ilex ........................................................3 1.1.3.1. Theo kinh nghiệm dân gian..................................................................3 1.1.3.2. Một số nghiên cứu về hoạt tính sinh học .............................................3 1.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Ilex ....................................4 1.2.1. Flavonoid ....................................................................................................5 1.2.2. Triterpenoid và triterpenoid saponin ..........................................................6 1.2.3. Acid phenolic ...........................................................................................10 1.2.4. Các nhóm hợp chất khác ..........................................................................11 1.2.5. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của loài Ilex triflora Bl. ........12 1.3. Các phương pháp chiết xuất và cô lập hợp chất thiên nhiên ..........................13 1.3.1. Phương pháp chiết ....................................................................................13 1.3.1.1. Kĩ thuật chiết lỏng – lỏng...................................................................13 1.3.1.2. Kĩ thuật chiết rắn – lỏng.....................................................................14 1.3.2. Các phương pháp sắc kí ...........................................................................14 1.3.2.1. Phân loại theo bản chất của hai pha sử dụng .....................................15 1.3.2.2. Phân loại theo bản chất của hiện tượng xảy ra trong quá trình tách chất ..................................................................................................................16 1.3.2.3. Phân loại theo hình dạng của pha tĩnh ...............................................17 1.4. Phương pháp chiết xuất và phân lập saponin .................................................18 1.4.1. Phương pháp chiết xuất ............................................................................18 1.4.2. Phương pháp phân lập ..............................................................................18 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................19 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................19 2.2. Phương pháp chiết xuất và phân lập ...............................................................19 2.2.1. Phương pháp chiết ....................................................................................19 2.2.2. Phương pháp sắc ký cột ............................................................................19 2.2.3. Phương pháp sắc ký bản mỏng .................................................................20 2.2.4. Phương pháp tinh chế sản phẩm...............................................................20 2.3. Phương pháp xác định cấu trúc.......................................................................20 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM .............................................................................21 3.1. Điều chế các dịch chiết từ lá cây bùi ba hoa Ilex triflora Bl. .........................21 3.2. Phân lập các hợp chất từ lá cây bùi ba hoa Ilex triflora Bl. ...........................21 3.2.1 Quy trình phân lập .....................................................................................21 3.2.2 Thông số vật lý và số liệu phổ của các hợp chất phân lập được ...............22 3.2.2.1. ITS01 ..................................................................................................22 3.2.2.2. ITS02 ..................................................................................................23 3.2.2.3. ITS03 ..................................................................................................24 3.2.2.4. ITS05 ..................................................................................................25 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................26 4.1. Quy trình phân lập ..........................................................................................26 4.2. Xác định cấu trúc hợp chất .............................................................................27 4.2.1. Hợp chất ITS01: Ilekudinoside R .............................................................27 4.2.2. Hợp chất ITS02 ........................................................................................35 4.2.3. Hợp chất ITS03: Kudinoside A ................................................................44 4.2.4. Hợp chất ITS05: Latifoloside A ...............................................................54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ...................................................................................................................................69 PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT δ Độ chuyển dịch hóa học v Số sóng brs Peak đơn loang rộng (Broad single) CC Sắc ký cột (Column Chromatography) 13 C-NMR Cộng hưởng từ hạt nhân carbon -13 (13C Nuclear Magnetic Resonance) COSY Correlated Spectroscopy d Peak đôi (Doublet) dd Peak đôi của peak đôi (Doublet of doublet) ESI-MS Phổ khối phun mù điện tử (Electrospray Ionization Mass Spectrometry) EtOAc Ethyl acetate EtOH Ethanol HMBC Tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết (Heteronuclear Multiple Bond Coherence) 1 H-NMR Cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic Resonance) HSQC Tương tác dị hạt nhân qua một liên kết (Heteronuclear Single Quantum Correlation) HPLC Sắc kí lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) Hz Hertz IR Phổ hồng ngoại (Infrared Spectrometry) J Hằng số tương tác m Peak đa (Multiplet) M Khối lượng phân tử MeOH Methanol MHz Megahertz MS Phổ khối lượng (Mass Spectrometry) m/z Tỉ lệ khối lượng và điện tích của ion NMR Cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance) s Peak đơn (Singlet) t Peak ba (Triplet) TLC Sắc ký bản mỏng (Thin Layer Chromatography) UV-Vis Phổ tử ngoại khả kiến (Ultra Violet – Visible Spectrometry) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần hóa học của một số loàiIlex dùng làm thức uống ................ 4 Bảng 1.2. Thành phần tinh dầu có trong cây Ilex paraguariensis ........................... 11 Bảng 1.3. Phân loại sắc ký theo bản chất pha động và pha tĩnh .............................. 15 Bảng 4.1. Số liệu phổ NMR của ITS01 ................................................................... 33 Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR của ITS02 ................................................................... 42 Bảng 4.3. Số liệu phổ NMR của ITS03 ................................................................... 51 Bảng 4.4. Số liệu phổ NMR của ITS05 ................................................................... 60 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cây bùi ba hoa Ilex triflora Bl. ...................................................................3 Hình 4.1. Sơ đồ quy trình phân lập các saponin từ lá cây Ilex triflrora Bl...............26 Hình 4.2. Phổ IR của hợp chất ITS01. ......................................................................27 Hình 4.3. Phổ 1H-NMR của ITS01. ..........................................................................28 Hình 4.4. Phổ 13C-NMR của ITS01. .........................................................................29 Hình 4.5. Phổ DEPT của ITS01. ...............................................................................29 Hình 4.6. Phổ khối của hợp chất ITS01. ...................................................................30 Hình 4.7. Phổ HSQC của ITS01. ..............................................................................31 Hình 4.8. Phổ HMBC của ITS01. .............................................................................31 Hình 4.9. Cấu trúc hóa học của ITS01 ......................................................................32 Hình 4.10. Một số tương tác HMBC quan trọng của ITS01. ....................................33 Hình 4.11. Phổ IR của ITS02. ...................................................................................36 Hình 4.12. Phổ 1H-NMR của ITS02. ........................................................................37 Hình 4.13. Phổ 13C-NMR của ITS02. .......................................................................37 Hình 4.14. Phổ DEPT của ITS02. .............................................................................38 Hình 4.15. Phổ khối lượng của ITS02. .....................................................................38 Hình 4.16. Phổ HSQC của ITS02. ............................................................................39 Hình 4.17. Phổ HMBC của ITS02. ...........................................................................40 Hình 4.18. Cấu trúc hóa học của ITS02 ....................................................................41 Hình 4.19. Một số tương tác HMBC quan trọng của ITS02. ....................................41 Hình 4.20. Phổ IR của ITS03. ...................................................................................44 Hình 4.21. Phổ 1H-NMR của ITS03. ........................................................................45 Hình 4.22. Phổ 13C-NMR của ITS03. .......................................................................46 Hình 4.23. Phổ DEPT của ITS03. .............................................................................46 Hình 4.24. Phổ HSQC của ITS03. ............................................................................47 Hình 4.25. Phổ HMBC của ITS03. ...........................................................................48 Hình 4.26. Phổ COSY của ITS03. ............................................................................48 Hình 4.27. Phổ khối lượng của ITS03. .....................................................................49 Hình 4.28. Cấu trúc hóa học của ITS03 ....................................................................50 Hình 4.29. Một số tương tác HMBC quan trọng của ITS03. ....................................50 Hình 4.30. Phổ IR của ITS05. ...................................................................................54 Hình 4.31. Phổ 1H-NMR của ITS05. ........................................................................55 Hình 4.32. Phổ 13C-NMR của ITS05. .......................................................................55 Hình 4.33. Phổ DEPT của ITS05. .............................................................................56 Hình 4.34. Phổ HSQC của ITS05. ............................................................................57 Hình 4.35. Phổ HMBC của ITS05. ...........................................................................57 Hình 4.36. Phổ khối lượng của ITS05. .....................................................................58 Hình 4.37. Cấu trúc hóa học của ITS05 ....................................................................59 Hình 4.38. Một số tương tác HMBC quan trọng của ITS05. ....................................59 1 MỞ ĐẦU Từ bao thế kỉ qua, con người đã biết sử dụng thảo mộc trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền để làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển, các loài thảo mộc được tiếp cận và nghiên cứu theo nhiều hướng hiện đại khác nhau (thành phần hóa học, hoạt tính sinh học, dược tính…) nên đã nâng cao được khả năng ứng dụng của chúng trong điều trị bệnh cho con người. Ở nhiều vùng nước ta các loài chè đắng (Ilex)được sử dụng làm nước uống hàng ngày giúp cho việc mát gan, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt,…Trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu công bố về thành phân hóa học và hoạt tính sinh học quý báu có trong một số loài Ilex như: saponin, triterpenoid, flavonoid, acid phenolic…Hiện tại ở Việt Nam, lá chè đắng Cao Bằng (Ilex kudingcha) đã được nghiên cứu và khai thác tạo sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu,… Loài Ilex triflora (tên gọi thông thường là bùi ba hoa) là một loài chè đắng tự nhiên ở Lâm Đồng, đã được người dân sử dụng làm trà uống. Năm 2016, Trần Thị Ngọc Hạnh đã phân lập và nhận dạng được cấu trúc của 5 hợp chất triterpen là lupeol, uvaol, 3β-palmitoyloxy-urs-12-en-11-on, acid ursolic và 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-α-L-arabinopyranosyl-α-kudinlactone từ lá loài cây này [4]. Kết quả định tính nhóm chất trong lá bùi ba hoa của Trần Thị Ngọc Hạnh cho thấy saponin là một trong những nhóm chất chính, các nghiên cứu về saponin trong các loài Ilex cũng cho thấy đây là nhóm chất có nhiều hoạt tính sinh học, góp phần tạo nên giá trị làm thuốc của dược liệu. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Chiết tách và phân tích phổ xác định cấu trúc một số saponin trong lá cây bùi ba hoa Ilex triflora Bl.”nhằm góp phần làm rõ thành phần saponin có trong loài cây này. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, mặc dù rất cố gắng song do thời gian hạn hẹp cũng như vốn kiến thức và kinh nghiệm bản thân có hạn nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhưng hy vọng nó sẽ là tài liệu ban đầu góp phần phục vụ cho việc phát triển các loài cây thuốc mới ở Lâm Đồng. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về chi Ilex Chi Ilex có vị trí phân bố trong giới thực vật như sau: Giới: Thực vật. Ngành: Magnoliophyta. Lớp: Magnoliopsida. Bộ: Celastrales. Họ: Aquifoliaceae. Chi: Ilex. Loài: Ilex triflora Blume. 1.1.1. Vài nét về chi Ilex Một số loài thuộc chi Ilex thường được gọi là chè. Ở Việt Nam, chè Ilex có khoảng 40 loài. Đa số loài trong chi này được gọi là cây bùi kèm theo tính từ để phân biệt như bùi ba hoa, bùi trái to, bùi tía, bùi bắc bộ,… Chúng phân bố rải rác từ miền Nam (có ở Côn Đảo) ra miền Bắc. Riêng loài Ilex kaushue đã phát hiện ở Lào Cai (Sa Pa), Hoà Bình (Lạc Thuỷ), Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương) và đặc biệt ở Cao Bằng (Hạ Lang, Thạch An, Quảng Hoà, Nguyên Bình…) [7]. 1.1.2. Vài nét về loài Ilex triflora Bl. Cây bùi ba hoa có tên khoa học là Ilex triflora Bl. hay còn được gọi là cây bùi ba hoa. Về thực vật, cây bùi ba hoa Ilex triflora Bl. được mô tả như sau [5]: Thân: cao 3 – 4 m, nhánh non có lông mịn. Lá: có phiến thon, to vào 8  3, đầu nhọn, đáy tà, bìa nguyên hay có răng thấp, mặt dưới nâu, rất tươi. Lúc khô mặt trên nâu, mặt dưới nâu rất tươi, có đốm nhỏ, cuống 10 – 15 mm chụm ở nách. Hoa: đơn phái, cọng dàu 3 – 6 mm. Lá đài 4, cao 1 mm. Cánh hoa 4, cao 3,5 – 4,5 mm. Tiểu nhụy 4, nhụy cái lép. Hoa cái có noãn sào cao 3 mm. Quả: nhân cứng, tròn, to 7 mm, nhân 4 cao 4 mm. Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thường xanh cây lá rộng, vùng núi đá vôi, ven suối hoặc trong rừng thư bên sườn núi, ở độ cao khoảng 600 – 1000 m. 3 Hình 1.1. Cây bùi ba hoa Ilex triflora Bl. 1.1.3. Tác dụng dƣợc lí của một số loài Ilex 1.1.3.1. Theo kinh nghiệm dân gian Lá chè đắng (Ilex kaushue) là thành phần trong bài thuốc điều trị đái tháo đường theo kinh nghiệm cổ truyền trong cộng đồng dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc Việt Nam bao gồm giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) (phần trên mặt đất), chè đắng (Ilex kaushue) (lá) [6]. 1.1.3.2. Một số nghiên cứu về hoạt tính sinh học  Giải độc, bảo vệ gan, ức chế xơ gan: - Thử nghiệm saponin trong chè đắng (I.kudingcha) trênmô hình thực nghiệm bằng CCl4, kết quả cho thấy saponin có tác dụng làm giảm độ tăng của hoạt tính men gan PGT (28,03%), bilirubin (11,96%) và giảm hàm lượng colagen (30,6%) ở gan chuột bị gây tổn thương gan và gây xơ gan bằng CCl4 [1].  Chống oxi hóa: - Saponin trong chè đắng (I.kudingcha) có tác dụng chống oxi hóa mạnh, làm giảm 24,34% hàm lượng MDA ở gan chuột gây tăng oxi hóa bằng CCl4 (P < 0,05) [1].  Tác dụng lợi mật: - Saponin trong chè đắng (I. kudingcha) có tác dụng lợi mật, làm tăng tiết mật 25,41% khối lượng mật so với lô đối chứng [1]. 4  Tác dụng trên thần kinh - Saponin trong chè đắng (I. kudingcha) có tác dụng theo hướng kích thích thần kinh, chống stress, làm tăng khả năng nhận thức, duy trì nhận thức và có tác dụng an thần, trấn tĩnh sau khi uống 20 phút [1]. 1.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Ilex Thành phần hóa học trong lá chè đắng khá đa dạng và phong phú. Trong đó nhóm chất được quan tâm nhất là saponin có hoạt tính sinh học và tác dụng dược lí cao. Một số loài Ilex khác nhau được sử dụng làm thức uống ở nhiều nước trên thế giới như: trà xanh, trà mate (Ilex paraguariensis), kudingcha lá lớn (Ilex kudingcha và Ilex latifolia)...Những nghiên cứu về thành phần hóa học được trình bày ở bảng 1 [12]. Bảng 1.1. Thành phần hóa học của một số loài Ilex dùng làm thức uống. Tên Flavonoid Saponin tổng (%) tổng Polyphenol tổng Caffeine 30% 1 – 4% >0,4 0,7 – 2% >1 0,35 g/L 9 – 12 >20% >5 - >10 >1% Trà xanh Chưa được thống kê Nhiều hơn chiết xuất từ Trà mate trà xanh sấy khô 178,32 mg/g Kudingcha lá lớn Kudingcha lá nhỏ Trà eagle 2 -6% 20 – 30% >30% (0,228 – 0,436 µg/g Chưa được thống kê Chưa được thống kê 5 Các chất trong lá chè đắng Cao Bằng (I. kudingcha) được xác định được với thành phần như sau: saponin toàn phần 5,1 - 5,5%, flavonoid toàn phần 0,5 - 0,6%, polysaccharid toàn phần 2,8 - 3,4%, carotenoid (tính theo β-caroten) 5,0 - 5,8% [3]. Năm 2014 trong lá loài Ilex urceolatus xác định được sự có mặt của các nhóm hợp chất như hemiterpen glycoside, triterpenoid saponin, triterpen, sterol, monoterpen glycoside [40]. Sau đó vào năm 2016, cũng từ lá loài này, các nhà khoa học đã phân lập ra được 24 hợp chất và xác định được sự hiện diện của nhóm triterpenoid, lignanoid, coumarin, flavonoid và một số hợp chất khác [18]. 1.2.1. Flavonoid Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3-diphenylpropan gồm có 2 vòng benzene nối với nhau qua một dây có 3 cacbon. Chúng là nhóm chất lớn nhất của các hợp chất phenolic thiên nhiên, tồn tại rất phổ biến, dạng tự do và liên kết glycoside. Cho đến nay có khoảng 4000 chất đã được xác định [8, 9]. Từ lá của cây Ilex paraguariensis, nhóm nghiên cứu ở Hàn Quốc đã phân lập được 3 flavonoid là rutin, quercetin, kaempferol 3-O-rutinoside [39]. Ngoài ra, ba flavonoid này còn được xác định là có trong lá của cây Ilex latifolia với hàm lượng cao hơn trong trà xanh Camellia sinensis [24]. R1 R2 Quercetin OH H Rutin OH rutinose kaempferol 3-O-rutinoside H rutinose Hai flavonoid phân lập được trong lá chè đắng Cao Bằng là hợp chất quercetin và acid dihydrocaffeic, trong đó quercetin có trong thành phần chính của trà xanh Camellia sinensis [2,20]. 6 1.2.2. Triterpenoid và triterpenoid saponin Về mặt cấu trúc hóa học, triterpenoid có công thức tổng quát C30Hn được tạo bởi 6 đơn vị isopren, do 2 mảnh C15 nối với nhau ở giữa theo cách nối đầu với đầu. Cấu trúc hóa học của các triterpenoid có tới hơn 40 khung sườn carbon cơ bản. Các phân tích hóa học từ Ilex cho biết hàm lượng triterpenoid là rất cao. Các triterpenoid phân lập được từ loài này chủ yếu là các loại có khung carbon là ursan, oleanan, lupan … Saponin triterpenoid là một glycoside có phần đường gắn với phần sapogenin là triterpenoid. Trong các hợp chất saponin Ilex, phần đường phổ biến là D-glucose, D-galactose, L-arabinose, L-rhamnose, D-xylose, … a. Khung ursan Các triterpenoid khung ursan với nhóm chức lacton ở vị trí C-20 với C-28 được gọi là các α-kudinlactone, β-kudinlactone, γ-kudinlactone. Nhóm các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Nhật Bản đã cô lập từ lá của cây Ilex kudingcha được hai triterpen là β-kudinlactone, α-kudinlactone và 26triterpenoid saponintrong đó 9 hợp chất có khung α-kudinlactone là: kudinodise D, kudinodise E, kudinodise J, ilekudinoside K, ilekudinoside N, ilekudinoside O, ilekudinoside P, ilekudinchoside C, ilekudinchoside D; 15 hợp chất có khung β-kudinlactone là: kudinodise A, kudinodise B, kudinodise C , kudinodise I, ilekudinoside I, ilekudinoside J, ilekudinoside L, ilekudinoside Q, ilekudinoside R, ilekudinoside U, ilekudinchoside B, ilekudinchoside F, ilekudinchoside G, kudinosideLZ2, 3-O-β-D-glucpyranosylβ-kudinlactone và 2 hợp chất có khung γ-kudinlactone là: ilekudinoside M, ilekudinoside S[27, 31-32, 35-36, 41-43]. α-Kudinlactone β-Kudinlactone 7 A B C Glc 2 Rha Ara 2 Rha Ara 3 2 Rha Glc S1 Ara S2 3 Glc 2 2 Ara Rha 3 Glc S3 2 Glc S4 Glc S6 Kí hiệu R Kí hiệu R Kudinoside A B S3 Ilekudinoside K A S1 Kudinoside B B S6 Ilekudinoside R B S2 Kudinoside C B S4 Ilekudinchoside D A S2 Kudinoside D A S3 Ilekudinoside M C S2 Kudinoside E A S4 C S1 Ilekudinoside S Từ vỏ của cây Ilex latifolia các nhà khoa học Nhật Bản đã cô lập được hai triterpenoid saponin là latifoloside I và latifoloside J [21]. 8 S1 R1 R2 R3 R4 R5 Latifoloside I S1 CH3 CH2OH OGlc H Latifoloside J S1 CH3 COOH OGlc H Từ lá của loài Ilex latifolia đã phân lập được 2 hợp chất triterpen (C và D) và 2 hợp chất triterpen glycosid (E, F) [16]. S7 C: R = OH; D: R = O; S8 E: R = S7; F: R = S8. Trong lá chè đắng Cao Bằng nhóm nghiên cứu phân lập được một số triterpenoid saponins: kudinoside A, kudinoside C, kudinoside D, kudinoside E [10-11]. b. Khung olean Từ cây Ilex kudingcha các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được các hợp chất β-amyrin, erythrodiol và acid oleanolic và các nhà khoa học Trung Quốc cũng phân lập được 2 hợp chất triterpenoid saponin là: kudinoside N, kudinoside O [19, 33]. 9 β-Amyrin Erythrodiol Acid oleanolic Từ cây Ilex latifolia phân lập được các hợp chất glycosid có khung olean là latifoloside B, latifoloside C, latifoloside H, latifoloside O, latifoloside P và latifoloside Q [28, 29-30]. Glc 2 Rha Ara 2 Rha 2Rha Ara S1 3 Glc Glc S3 S4 S2 2 Rha Ara 3 R1 R3 R4 Kudinoside N S4 COOGlc OH Kudinoside O S4 COOS1 OH Latifoloside B S2 COOGlc OH Latifoloside C S3 COOGlc OH Latifoloside H S3 COOS1 OH Latifoloside O S3 COOGlc H Latifoloside P S2 COOS1 H Latifoloside Q S3 COOS1 H 2 Glc c. Khung lupan Từ cây Ilex latifolia phân lập được các hợp chất lupeol, betulin, acid betulinic [19].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan