Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tỉnh bình dƣơng...

Tài liệu Chính sách an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tỉnh bình dƣơng

.PDF
90
487
64

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH PHƢƠNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH PHƢƠNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC TRUYẾN HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, hƣớng dẫn tận tình của Quý thầy, cô đang công tác, giảng dạy tại Học viện Khoa học Xã hội. Từ đó, giúp tôi có điều kiện tiếp cận và cập nhật, bổ sung thêm kiến thức về khoa học Chính sách công, phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn của bản thân. Đến nay, tôi đã hoàn thành chƣơng trình học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp, tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc, Khoa Chính sách công và tập thể giảng viên đang công tác tại Học viện Khoa học Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Đức Truyến, ngƣời đã dành thời gian và tâm huyết để truyền đạt cho tôi kinh nghiệm, phƣơng pháp nghiên cứu, tận tình hƣớng dẫn tôi với tinh thần trách nhiệm cao trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc và lãnh đạo HVKHXH đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận đƣợc sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy, cô và các bạn học viên để luận văn có giá trị thực tiễn hơn. Trân trọng cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn “Chính sách an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tỉnh Bình Dƣơng” này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và xuất phát từ thực tiễn công tác, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Đức Truyến. Các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Chính sách công. Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam kết trên. Tác giả Nguyễn Thanh Phƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG .......................................................................................... 7 1.1. Những vấn đề lý luận về chính sách an toàn vệ sinh lao động ................. 7 1.2. Chính sách an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam hiện nay .................. 9 1.3. Quá trình xây dựng chính sách an toàn vệ sinh lao động. ...................... 13 1.4. Những mục tiêu của chính sách an toàn vệ sinh lao động....................... 16 1.5. Giải pháp và công cụ chính sách an toàn vệ sinh lao động .................... 18 1.6. Thể chế chính sách an toàn vệ sinh lao động ......................................... 21 1.7. Các chủ thể chính sách an toàn vệ sinh lao động ................................... 22 1.8. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách an toàn vệ sinh lao động ....... 25 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƢƠNG............................................... 30 2.1. Chính sách an toàn vệ sinh lao động hiện hành của Bình Dƣơng .......... 30 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách an toàn vệ sinh lao động tại Bình Dƣơng .................................................................................................... 48 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY....................................................................... 60 3.1. Nhu cầu, mục tiêu định hƣớng hoàn thiện chính sách an toàn vệ sinh lao động ......................................................................................... 60 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách an toàn vệ sinh lao động .............. 69 3.3. Kiến nghị ........................................................................................................76 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 81 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động ATVSV : An toàn vệ sinh viên BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp BVMT : Bảo vệ môi trƣờng CNH-HĐH : Công nghiệp hoá-hiện đại hoá DN : Doanh nghiệp ĐKLĐ : Điều kiện lao động ILO : International Labour Organization (Tổ chức lao động quốc tế) KHKT : Khoa học kĩ thuật KT- XH : Kinh tế xã hội KTAT : Kĩ thuật an toàn LĐTB &XH : Lao động thƣơng binh và xã hội MTLĐ : Môi trƣờng lao động NSDLĐ : Ngƣời sử dụng lao động NLĐ : Ngƣời lao động NTCN : Nƣớc thải công nghiệp PTBVCN : Phƣơng tiện bảo vệ cá nhân PCCC : Phòng cháy chữa cháy PCCN : Phòng chống cháy nổ SXKD : Sản xuất kinh doanh TNLĐ : Tai nạn lao động TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TLĐLĐVN : Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam VSLĐ : Vệ sinh lao động DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê TNLĐ bình quân của giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2014 do các Sở LĐTBXH báo cáo ............................ 10 Bảng 1.2. Số NLĐ đƣợc khám bệnh nghề nghiệp ......................................... 11 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng lao động tại các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng ............................................................................................ 30 Bảng 2.2: an toàn vệ sinh lao động tại tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2005 – 2010................................................................................................ 31 Bảng 2.3. Tổng số vụ tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2011-2015 .............................................................................. 32 Bảng 2.4: Các loại doanh nghiệp và các vụ tai nạn chết ngƣời ở Bình dƣơng (2011-2015) ........................................................................ 32 Bảng 2.5: Lĩnh vực sản xuất và các vụ tai nạn lao động chết ngƣời ở tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2011-2015 ................................................. 33 Bảng 2.6. Thống kê chỉ số chất lƣợng môi trƣờng lao động giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bình Dƣơng ................................................... 34 Bảng 2.7. Số NLĐ đƣợc khám BNN tại tỉnh Bình Dƣơng, giai đoạn 2011-2015 ................................................................................... 35 Bảng 2.8: Những địa phƣơng có số ngƣời chết vì tai nạn lao động nhiều trong năm 2015 .............................................................................. 36 Bảng 2.9: Công tác tập huấn về ATVSLĐ của tỉnh Bình Dƣơng, giai đoạn 2011-2015 ............................................................................. 51 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời vì nó tạo ra các của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đáp ứng nhu cầu phát triển của con ngƣời và xã hội. Lao động có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của một đất nƣớc, một dân tộc hay nói rộng hơn là cho xã hội loài ngƣời. Trong mọi hoạt động sản xuất, phƣơng tiện lao động và môi trƣờng lao động là những yếu tố không chỉ tác động trực tiếp đến kết quả của lao động mà còn đến tính mạng và sức khỏe của NLĐ nên cũng là mối quan tâm chung của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng, muốn duy trì và phát triển sản xuất và tăng cƣờng sức cạnh tranh trên thị trƣờng thì phải đảm bảo ATVSLĐ, nhằm hạn chế tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) để giảm thiểu những chi phí không cần thiết và bảo đảm quá trình sản xuất liên tục. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi việc bảo đảm ATVSLĐ là một trong những trọng tâm của chính sách phát triển kinh tế xã hội chung của đất nƣớc. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng khóa XI nhấn mạnh các nội dung cần quan tâm: "Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động". Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 21 Công ƣớc của ILO, với 12 Công ƣớc liên quan trực tiếp đến công tác ATVSLĐ, đặc biệt là Công ƣớc số 155 về ATVSLĐ và môi trƣờng làm việc (năm 1981) và Công ƣớc số 187 về cơ chế tăng cƣờng công tác ATVSLĐ (năm 2006). Luật ATVSLĐ (ATVSLĐ) đã đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/ 2016. Luật quy định việc bảo đảm ATVSLĐ; chính sách, chế độ đối với ngƣời bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác ATVSLĐ và quản lý Nhà nƣớc về ATVSLĐ Xác định tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ thời gian qua, tỉnh Bình Dƣơng đặc biệt quan tâm thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu 1 TNLĐ, BNN trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2015, Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN tỉnh Bình Dƣơng đã triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị của Trung ƣơng, đồng thời, ban hành các Công văn hƣớng dẫn tổ chức thực hiện ATVSLĐPCCN tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công tác ATVSLĐ-PCCN có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng số vụ TNLĐ, BNN, cháy, nổ, trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức đáng lo ngại. Bên cạnh đó, tình trạng môi trƣờng lao động nói chung chƣa đạt yêu cầu đối với các chỉ tiêu nhằm bảo đảm sức khỏe và sự an toàn tính mạng của NLĐ. Các chỉ số về ATVSLĐ của tỉnh luôn ở nhóm các tỉnh và thành phố cần đƣợc quan tâm cao nhất trong cả nƣớc. Vì thế, vấn đề ATVSLĐ là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Bình Dƣơng Việc nghiên cứu các vấn đề về ATVSLĐ để đổi mới và hoàn thiện chính sách ATVSLĐ của tỉnh trong thời gian tới đã trở thành một nhu cầu thực tiễn, cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ ngành Chính sách công: “Chính sách ATVSLĐ từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” từ hai cấp dộ lý luận và thực tiễn chính là để góp phần vào sự hoàn thiện chính sách ATVSLĐ ở Bình Dƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chính sách ATVSLĐ không phải là một vấn đề mới mẻ mà đƣợc nhắc đến trong nhiều đề tài nghiên cứu. Ở đây, xin điểm qua một số công trình tiêu biểu theo các hƣớng nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1. Chủ nghiệm đề tài PGS.TS Nguyễn An Lƣơng, (Hà Nội tháng 6 năm 2009) Báo cáo đề tài khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thực hiện xã hội hóa công tác ATVSLĐ ở Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật ATVSLĐ tại Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. 2. Hà Tất Thắng ( 2015), Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, mã số: 62 34 04 10 “Quản lý nhà nƣớc về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam. Đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực 2 Khai tác đá xây dựng ở Việt Nam”. Nêu ra các biện pháp cải thiện tình hình ATVSLĐ trong lĩnh vực đặc thù là khai thác đá xây dựng. 3. Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ ở Việt Nam, giai đoạn 2010: 2015, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội năm 2016. Nội dung của hồ sơ: cập nhật các chính sách quốc gia, các văn bản pháp luật về ATVSLĐ đã đƣợc xây dựng trong thời gian từ năm 2010-2015, đồng thời phản ánh, đánh giá tình hình triển khai công tác ATVSLĐ; tình hình TNLĐ, BNN trong những năm qua cũng nhƣ xu hƣớng, mục tiêu, tầm nhìn về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới. 4. Báo cáo (tháng 5 năm 2011) nghiên cứu khả năng gia nhập công ƣớc số 187 về tăng cƣờng cơ chế ATVSLĐ , Vụ pháp chế, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Công ƣớc 187 về Cơ chế thúc đẩy an toàn và vệ sinh lao động, 2006 đƣợc các nƣớc thành viên của Tổ chức Lao động thông qua ngày 15/6/2006 tại Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế nhằm mục đích: Tiếp tục cải thiện hệ thống quốc gia và thực hiện về an toàn vệ sinh lao động thông qua các chƣơng trình quốc gia về an toàn vệ sinh- Giải pháp tiếp cận hệ thống quản lý; Đƣa vấn đề an toàn vệ sinh lao động là ƣu tiên tại các chƣơng trình nghị sự của quốc gia; Thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn và các công cụ của ILO về an toàn vệ sinh lao động; Thúc đẩy tiến trình phê chuẩn các công ƣớc của ILO về an toàn lao động. 5. Báo cáo ( 2014) Tổng kết đánh giá 20 năm thi hành pháp luật ATVSLĐ. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Tập trung 3 nội dung chính sau đây: Công tác xây dựng pháp luật an toàn, vệ sinh lao động; Việc thi hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hƣớng dẫn; Công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, hiện chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề chính sách ATVSLĐ tại Bình Dƣơng, dƣới dạng luận văn thạc sĩ ngành Chính sách công. Vì vậy một luận văn chính sách công về ATVSLĐ từ thực tiễn Bình Dƣơng sẽ là một đóng góp cho sự phát triển của chính sách này ở địa phƣơng và trong cả nƣớc. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về chính sách, ATVSLĐ các khái niệm “an toàn“, “vệ sinh lao động“ và những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác ATVSLĐ. Sau đó, luận văn phân tích thực trạng chính sách ATVSLĐ ở Bình Dƣơng, chỉ ra thực trạng và xu hƣớng thực hiện chính sách ATVSLĐ ở tỉnh Bình Dƣơng hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chính sách phù hợp với tình hình thực tế và chủ trƣơng phát triển KT-XH nhằm thực hiện chính sách ATVSLĐ ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, lý thuyết về chính sách ATVSLĐ. - Vận dụng lý thuyết về chính sách công để nghiên cứu chính sách ATVSLĐ qua thực tế tại tỉnh Bình Dƣơng: + Nghiên cứu về vấn đề chính sách ATVSLĐ qua thực tế của tỉnh Bình Dƣơng. + Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp, công cụ của chính sách chính sách ATVSLĐ hiện nay từ thực tế tại tỉnh Bình Dƣơng. + Nghiên cứu đƣa ra giải pháp hoàn thiện chính sách ATVSLĐ nhằm đổi mới việc xây dựng và thực hiện, đánh giá chính sách ATVSLĐ phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả chính sách ATVSLĐ ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chính sách ATVSLĐ cụ thể là nghiên cứu các vấn đề, thể chế, giải pháp và công cụ chính sách ATVSLĐ dƣới góc độ khoa học chính sách công. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dƣơng nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách ATVSLĐ từ năm 2011 đến nay và đề ra giải pháp hoàn thiện chính sách ATVSLĐ 4 ở nƣớc ta hiện nay và tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian tới. Thời gian nghiên cứu: Tháng 8/2016 đến tháng 12/2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu chính sách công với quy phạm chính sách công về chu trình chính sách công từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công đƣợc soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách ATVSLĐ. Kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế, giữa các cách tiếp cận thuộc các ngành khoa học xã hội có liên quan nhƣ xã hội học, kinh tế học và khoa học về môi trƣờng, vv. Phương pháp nghiên cứu: - Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khai thác thông tin dữ liệu từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ ngành ở TW và địa phƣơng; thu thập thông tin trên mạng internet, một số sách, báo, tạp chí và công trình nghiên cứu khác nhƣ các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách việc làm ở nƣớc ta nói chung và thực tế tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Ngoài ra, còn vận dụng phƣơng pháp thu thập, tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết của ngành chính sách xã hội liên quan đến vấn đề chính sách ATVSLĐ . - Luận văn sử dụng phƣơng pháp định tính, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và quá trình nghiên cứu đề tài cũng đòi hỏi tiếp cận, kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, cũng nhƣ cập nhật những vấn đề, những lĩnh vực mới mẻ trong đời sống KT-XH từ thực tiễn tỉnh Bình Dƣơng, phù hợp với yêu cầu của cấu trúc luận văn. - Luận văn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phƣơng pháp này đƣợc dùng khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học, đó là phƣơng pháp đối thoại với 5 một đối tƣợng nhằm thu thập thông tin. Tác giả tập trung vào phƣơng pháp phỏng vấn sâu đối với đối tƣợng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và phỏng vấn đối với các chủ thể chính sách ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: - Luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận, ngƣời học nghiên cứu hệ thống hóa nhận thức và vận dụng các lý thuyết về chính sách công nói chung và chính sách ATVSLĐ nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của chính sách ATVSLĐ đã làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện chính sách. Về mặt thực tiễn: - Luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công để phân tích, đánh giá và xem xét thực trạng thực hiện chính sách ATVSLĐ ở tỉnh Bình Dƣơng để từ đó nâng cao chất lƣợng, hiệu lực và hiệu quả của chính sách trong những năm tiếp theo. - Luận văn cũng là một cơ sở khoa học có ý nghĩa thiết thực cho các cơ quan, ban ngành tỉnh trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách một cách hiệu quả trong công cuộc phát triển KT-XH ở địa phƣơng và luận văn cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng, không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể: - Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về chính sách ATVSLĐ . - Chƣơng 2: Thực trạng chính sách ATVSLĐ từ thực tiễn tỉnh Bình Dƣơng. - Chƣơng 3: Hoàn thiện chính sách ATVSLĐ ở nƣớc ta hiện nay. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Những vấn đề lý luận về chính sách an toàn vệ sinh lao động 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến chính sách an toàn vệ sinh lao động - Khái niệm “lao động‟‟: theo Từ điển bách khoa Larousse, lao động là hoạt động đƣợc trả lƣơng nên nó đƣợc xem là đồng nghĩa với „„việc làm‟‟. Trong kinh tế, lao động là một trong ba yếu tố của sản xuất bao gồm sức lao động con ngƣời, vốn vật chất và kỹ thuật và các nguồn lực tự nhiên, lao động đƣợc tổ chức và đƣợc thực hiện thông qua sự kết hợp các yếu tố sản xuất nhằm tạo ra các hàng hóa và dịch vụ. Lao động với tƣ cách là một nguồn lực của sự thỏa mãn các nhu cầu, của sự hoàn thiện cá nhân, của an ninh tài chính nhƣng cũng có thể là một nguồn gốc của những nguy hiểm đối với NLĐ nếu nó không đƣợc thực hiện trong những điều kiện tốt. Chính vì lý do này mà lao động trở thành trọng tâm của chính sách ATVSLĐ. - Khái niệm “Tai nạn lao động‟‟: là một sự cố không lƣờng trƣớc và xảy ra đột ngột do bất cứ nguyên nhân nào đối với một cá nhân trong trƣờng hợp đang thực hiện lao động của mình và gây ra cho anh ta những tổn thƣơng nghề nghiệp; Tại điều 105/BLLĐ: TNLĐ là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong trong quá trình lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. . - Khái niệm “An toàn lao động" đƣợc xem là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thƣơng tật, tử vong đối với con ngƣời trong quá trình lao động (điều 3. Luật ATVSLĐ năm 2015). - Khái niệm “Bệnh nghề nghiệp‟‟: BNN là một loại bệnh mắc phải trong lao động và nó mang đặc trƣng của lao động hay có mối liên hệ trực tiếp với những rủi ro đặc thù của lao động. Theo điều 9 của Luật ATVSLĐ, BNN là "bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ‟‟ 7 - Khái niệm “Vệ sinh lao động‟‟: là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con ngƣời trong quá trình lao động. Do các nguyên nhân dẫn đến bệnh nghề nghiệp hay sự suy giảm sức khỏe trong lao động không chỉ gắn với tính vệ sinh của môi trƣờng lao động mà còn chịu ảnh hƣởng bởi các hình thức tổ chức của lao động nên khái niệm VSLĐ hiện nay có xu hƣớng đƣợc mở rộng với khái niệm « các điều kiện lao động » - Khái niệm “Điều kiện lao động‟‟: là những yếu tố đảm bảo sự an toàn và sức khỏe trong lao động. Các điều kiện lao động bao gồm : (1)Các biện pháp kỹ thuật về vệ sinh, an toàn và sức khỏe trong lao động; (2)Các biện pháp tổ chức về kinh tế, xã hội và văn hóa của lao động liên quan đến thời gian lao động, chế độ phúc lợi vật chất và tinh thần, văn hóa an toàn và vệ sinh trong lao động, vv… “Thời gian lao động”: là thời gian đƣợc ghi trong hợp đồng lao động giữa ngƣời sử dụng lao động và NLĐ. Thời gian lao động là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ trong khuôn khổ đƣợc quy định bởi “thời gian lao động chuẩn mực” hay thời gian lao động đƣợc quy định bởi pháp luật. - Khái niệm “Sức khỏe và an toàn trong lao động” Gần đây trên các tài liệu quốc tế ngƣời ta thƣờng đề cập tới một khái niệm mới đầy đủ hơn về ATVSLĐ. Đó là khái niệm “Sức khỏe và an toàn trong lao động” chỉ các ngành khoa học khác nhau nhằm loại trừ hoặc hạn chế các tác hại nhất định của lao động đối với con ngƣời (về thể chất hay tinh thần) và môi trƣờng của nó (sức khỏe môi trƣờng). Khái niệm này xuất hiện tƣơng đối gần đây trong lĩnh vực của luật lao động - trong thế kỷ XIX với sự phát triển công nghiệp mà từ đó luật lao động đã từng bƣớc đƣợc xây dựng - đƣợc thực hiện bằng các biện pháp bảo vệ đầu tiên cho lợi ích của NLĐ dễ bị tổn thƣơng nhất: phụ nữ và trẻ em. Tên gọi "an toàn lao động và sức khỏe trong lao động" chỉ những gì trƣớc đây đã từng đƣợc gọi là "vệ sinh, an toàn và những điều kiện lao động" 8 - Khái niệm “Chính sách an toàn vệ sinh lao động”: Do khái niệm chính sách công đƣợc định nghĩa nhƣ sau:“Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp và công cụ thực hiện để giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [Đỗ Phú Hải, 2012, 2014]. Từ đó chính sách ATVSLĐ có thể đƣợc định nghĩa theo quan niệm của chính sách công là : một tập hợp các quyết định có liên quan của Nhà nƣớc nhằm lựa chọn các mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện để giải quyết các vấn đề liên quan đến ATVSLĐ. Đối tƣợng của chính sách ATVS trong lao động bao gồm: NSDLĐ, NLĐ, các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có liên quan quan đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh trong lao động; khuyến khích việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại gắn với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng. 1.2. Chính sách an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam hiện nay 1.2.1 Vấn đề chính sách an toàn vệ sinh lao động ATVSLĐ là một chính sách có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong chiến lƣợc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trong những năm qua, với việc chuyển đổi nền kinh tế thị trƣờng, công tác ATVSLĐ đã có nhiều chuyển biến và kết quả tích cực. Trong bản dự thảo lần thứ nhất (2005) của "Hồ sơ quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động‟‟ đã đƣa ra những nhận định nhƣ sau: "Công tác quản lý nhà nƣớc về ATVSLĐ luôn đƣợc củng cố. Hệ thống các quy định pháp luật về ATVSLĐ luôn đƣợc bổ sung, hoàn thiện. Vấn đề ATVSLĐ không chỉ đƣợc quan tâm trong sản xuất công nghiệp mà còn đƣợc mở rộng sang cả sản xuất nông nghiệp‟‟. - ĐKLĐ là yếu tố cơ bản bảo đảm ATVSLĐ không ngừng đƣợc cải thiện. Các công nghệ sạch trong sản xuất ngày càng đƣợc chú ý và ứng dụng không chỉ nhằm bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ mà còn giúp hạn chế việc gây ô nhiễm môi trƣờng. 9 - TNLĐ và BNN đƣợc kiềm chế trong điều kiện sản xuất phát triển nhanh cả về quy mô và sự đa dạng. Thiệt hại về sức khỏe và con ngƣời đƣợc hạn chế, thiệt hại về kinh tế của xã hội đƣợc giảm thiểu. - Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học lao động đã góp phần cải thiện sức khỏe của NLĐ, tăng năng suất lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. - Các hoạt động phổ biến kiến thức về ATVSLĐ đƣợc mở rộng ra mọi thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tƣ nhân, các làng nghề, nơi tiềm ẩn các nguy cơ mất ATVSLĐ cao do ý thức về ATVSLĐ còn thấp và vấn đề HĐLĐ trong sản xuất chƣa đƣợc chú trọng. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ATVSLĐ đã đƣợc phát triển. Sự hỗ trợ về kỹ thuật, những chia sẻ kinh nghiệm trong cải thiện ĐKLĐ, sự giúp đỡ về đào tạo cán bộ đã phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, thực trạng thực thi chính sách ATVSLĐ ở nƣớc ta trong thời gian qua vẫn còn có nhiều bất cập, chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nƣớc. Tình hình TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trƣờng lao động những năm qua vẫn có những xu hƣớng diễn biến đáng lo ngại : Bảng 1.1: Thống kê TNLĐ bình quân của giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2014 do các Sở LĐTBXH báo cáo Bình quân Bình quân So sánh 2 2006- 2010 2011- 2014 giai đoạn TT Chỉ tiêu 1 Số vụ TNLĐ 5809 6519 +12% 2 Số vụ chết 516 553 +7% 3 Số ngƣời bị nạn 6040 6738 +12% 4 Tổng số ngƣời chết 576 609 +6% 7,97 7,58 -4,89% 5 Tần suất TNLĐ chết ngƣời (số ngƣời 5 chết tính trên 100.000 lao động) (Nguồn báo cáo “Cục An toàn lao động”) Trong bảng tổng hợp tình hình TNLĐ của hai giai đoạn 2006 -2010 và 2011–2014, các chỉ số về số vụ tai nạn, số ngƣời bị nạn và số ngƣời chết luôn tăng đáng kể, duy chỉ có tỷ lệ ngƣời chết trên 100.000 lao động là có giảm. Đây là điều 10 đáng ghi nhận về những ảnh hƣởng tích cực đầu tiên của chính sách ATVSLĐ những năm gần đây. Tình hình BNN cũng luôn có chiều hƣớng tăng mạnh hơn nhiều qua các năm, nhất là chỉ số ngƣời có triệu chứng và đƣợc khám BNN năm 2015 đã tăng gần gấp ba lần năm 2011. Bảng 1.2. Số NLĐ đƣợc khám bệnh nghề nghiệp TT 1-28 Tên bệnh nghề nghiệp Tổng cộng Năm 2011 Năm 2012 60.598 119.072 Năm 2013 101.700 Năm 2014 Năm 2015 107.100 167.532 Nguồn: báo cáo “Công tác y tế lao động và phòng chống BNN: 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 và 2015” Cục An toàn lao động. 1.2.2. Những nguyên nhân của vấn đề chính sách: Theo những đánh giá của bản dự thảo quốc gia đầu tiên về ATVSLĐ, những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới những hạn chế của công tác ATVSLĐ chủ yếu là: - Việc thực thi pháp luật và chính sách ATVSLĐ ở các ngành và các cấp còn chƣa nghiêm. Tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn và quy chuẩn về ATVSLĐ còn phổ biến. - Việc đầu tƣ cải thiện điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ ở phần lớn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân, các hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. - Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATVSLĐ chƣa đƣợc đẩy mạnh thƣờng xuyên. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nƣớc về ATVSLĐ còn nhiều hạn chế. Cơ chế khuyến khích việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp chƣa thực sự đƣợc đẩy mạnh. - Việc xử lý các vụ TNLĐ nghiêm trọng và chế tài xử phạt chƣa đủ sức răn đe làm cho doanh nghiệp và NSDLĐ coi thƣờng pháp luật. Các vụ TNLĐ chết ngƣời hầu hết đều xử lý hành chính nội bộ, số vụ truy cứu trách nhiệm hình sự đều mang tính án điểm nên không có tác dụng giáo dục, phòng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu để giảm TNLĐ. 11 Các nguyên nhân trực tiếp đƣợc quy về nhận thức, năng lực, thái độ và hành vi của các chủ thể chính sách ATVSLĐ sau đây: - Về phía ngƣời sử dụng lao động: + Chƣa chú trọng đầu tƣ cải thiện ĐKLĐ, sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu, không bảo đảm an toàn và chƣa trang bị đầy đủ các PTBVCN, phƣơng tiện, thiết bị an toàn nhƣ thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm, biển báo, biển chỉ dẫn về ATVSLĐ tại nơi làm việc; Chƣa quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạo, thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc an toàn cho NLĐ; Chƣa chú trọng xây dựng môi trƣờng làm việc, văn hóa ATVSLĐ tại nơi làm việc. - NSDLĐ chƣa thực sự quan tâm đến công tác khám phát hiện BNN, bƣớc đầu mới tập trung vào công tác khám sức khỏe định kỳ. NLĐ khi nghỉ chế độ mới đƣợc khám phát hiện bệnh nên không đƣợc công nhận mắc BNN đối với những bệnh không có thời gian bảo đảm. - Về phía NLĐ: Do phần lớn lực lƣợng lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, trình độ văn hóa thấp, chuyên môn nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động, nhận thức về ATVSLĐ còn nhiều hạn chế nên trong quá trình lao động còn nhiều trƣờng hợp không chấp hành nội quy, quy trình làm việc ATVSLĐ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách các phƣơng tiện làm việc ATVSLĐ. Thực tế cho thấy, số NLĐ bị BNN rất nhiều, nhƣng việc khám chẩn đoán đƣợc rất ít do năng lực chuyên môn, do nhận thức của NLĐ còn hạn chế. Nhiều NLĐ đƣợc chẩn đoán mắc BNN còn tự ti, không dám làm chế độ đền bù để đƣợc hƣởng chính sách của Nhà nƣớc. - Về vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc: Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ mặc dù đã đƣợc ban hành khá đầy đủ song việc triển khai ở nhiều cấp, ngành, địa phƣơng chƣa đầy đủ và quyết liệt; công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế do lực lƣợng thanh tra hạn chế về số lƣợng, chất lƣợng và chƣa có lực lƣợng thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ. Việc đầu tƣ cho công tác khám chẩn đoán, giám định và điều dƣỡng cho NLĐ bị BNN còn nhiều hạn chế. 12 Số lƣợng các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng để phục vụ cho công tác giám định BNN tại các Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trƣờng, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm giám định y khoa còn khá ít (theo số liệu điều tra năm 2014 tại các Trung tâm giám định y khoa: Có 17 trung tâm giám định y khoa có bộ phim mẫu ILO và 13 trung tâm có máy đo thính lực đơn âm). Điều này cũng phản ánh phần nào công tác khám giám định BNN chƣa đƣợc phát triển ở nhiều địa phƣơng. - Khám giám định BNN phụ thuộc vào số lƣợng đối tƣợng đƣợc khám phát hiện BNN cũng nhƣ sự phối hợp của NSDLĐ, NLĐ và bảo hiểm xã hội trong việc hoàn chỉnh hồ sơ gửi đi khám giám định theo đúng quy định hiện hành. Khi một trong các vấn đề trên gặp khó khăn, vƣớng mắc sẽ ảnh hƣởng tới công tác khám giám định BNN. BNN có thể gây tổn thƣơng ở một hoặc nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Chính vì thế việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đòi hỏi các bác sỹ phải có kinh nghiệm và sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau. - Đến nay cả nƣớc mới tiến hành khám đƣợc 22/30 BNN đƣợc bảo hiểm, trong đó số NLĐ đƣợc chẩn đoán mắc bệnh điếc nghề nghiệp là nhiều nhất, tiếp đến là bệnh bụi phổi - silic và thứ ba là bệnh sạm da nghề nghiệp. Phòng khám BNN ở các tỉnh, thành phố và y tế bộ ngành chƣa thảo hiện khám chẩn đoán đƣợc hết các BNN trong Danh mục BNN do trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn hạn chế, cán bộ y tế đƣợc đào tạo cơ bản về BNN còn rất ít, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác chẩn đoán còn thiếu nhiều, đặc biệt là các máy chuyên sâu. 1.3. Quá trình xây dựng chính sách an toàn vệ sinh lao động. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc ban hành Pháp lệnh Số: 61LCT/HĐNN8 về Bảo hộ lao động. Pháp lệnh gồm 10 chƣơng, 46 điều xác định rõ chính sách của Nhà nƣớc về ATVSLĐ thông qua mục nói về “công tác ATVSLĐ” Bộ luật Lao động đƣợc ban hành vào năm 1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 Luật Lao động đã xác định cơ chế quản lý lao động theo nguyên tắc thị trƣờng thông qua cơ chế thoả thuận theo hợp đồng lao động góp phần phát triển thị trƣờng lao động, dựa trên pháp luật. Trong đó, Chƣơng IX của Bộ Luật lao động 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan