Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách phát triển giảng viên đại học từ thực tiễn ngành nội vụ ở nước ta hiệ...

Tài liệu Chính sách phát triển giảng viên đại học từ thực tiễn ngành nội vụ ở nước ta hiện nay

.PDF
93
399
137

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH BÌNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC TỪ THỰC TIỄN NGÀNH NỘI VỤ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH BÌNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC TỪ THỰC TIỄN NGÀNH NỘI VỤ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN MINH PHƢƠNG HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Chính sách phát triển giảng viên đại học từ thực tiễn ngành Nội vụ ở nước ta hiện nay” là kết quả quá trình nghiên cứu của tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Minh Phương - người hướng dẫn khoa học. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, tháng 02 năm 2017 Học viên Lê Thanh Bình MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC ............................................................................................ 10 1.1. Lý luận về chính sách phát triển giảng viên đại học ........................... 10 1.2. Chính sách phát triển giảng viên đại học ở nước ta hiện nay .............. 31 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CỦA NGÀNH NỘI VỤ..................................... 39 2.1. Khái quát thực trạng đội ngũ giảng viên đại học của ngành Nội vụ ......... 39 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển giảng viên đại học của ngành Nội vụ .......................................................................................................... 46 Chƣơng 3 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ........ 65 3.1. Mục tiêu, định hướng chính sách phát triển giảng viên đại học .......... 65 3.2. Giải pháp hoàn thiện và công cụ chính sách phát triển giảng viên đại học .......... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BD Bồi dưỡng ĐT Đào tạo GVĐH Giảng viên đại học NCKH Nghiên cứu khoa học PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu Bảng 1.1: Môi trường thể chế chính sách đối với giảng viên đại học Bảng 2.1: Hệ số giảng viên quy đổi theo trình độ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Bảng 2.2: Cơ cấu chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội so với một số trường đại học (2012) Trang 24 43 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách phát triển giảng viên đại học nói chung, của ngành Nội vụ có vai trò quan trọng vào việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ nói riêng. Ngành Nội vụ nước ta bao gồm một hệ thống cơ quan nhà nước, đứng đầu là Bộ Nội vụ có chức năng quan trọng trong quản lý nhà nước của Bộ, ngành và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ đòi hỏi phải quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học thuộc ngành Nội vụ, trước hết là đội ngũ giảng viên có vai trò rất quan trọng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa”… Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách phát triển giảng viên đại học nói chung, của ngành Nội vụ nói riêng đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung, quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn chính sách phát triển giảng viên đại học nói chung, ngành Nội vụ nói riêng hiện nay có không ít hạn chế, bất cập. Một là, hệ thống chính sách đối với giảng viên hiện nay từ chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc… đối với giảng viên đại học còn thiếu sự đồng bộ. Thực tế, cường độ 1 làm việc của các giảng viên lớn, nhưng lương lại thấp; thiếu thời gian cần thiết để nghiên cứu khoa học, chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh viên. Cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng, vẫn dựa chủ yếu vào khối lượng giảng dạy và thâm niên công tác mà không căn cứ vào thành tích và khả năng nghiên cứu của cá nhân; chưa bảo đảm cho GVĐH có cuộc sống đủ để có thể toàn tâm, toàn ý cho việc bảo đảm chất lượng hoạt động giảng dạy và NCKH. Hai là, chính sách đối với giảng viên đại học còn thiếu nhất quán, thiếu ổn định, chưa có sự liên thông, liên kết giữa các chính sách trong các thời kỳ lịch sử gắn với quá trình hoạt động, công tác của giảng viên đại học. Mỗi khi có sự thay đổi về chính sách, lại phát sinh nhiều tồn đọng trong việc giải quyết chế độ chính sách cho giảng viên đại học. Không ít giảng viên đại học hiện nay đã có quá trình công tác và những đóng góp nhất định cho cơ sở đào tạo, cho nền giáo dục cơ sở, do chính sách thay đổi, họ không còn được tham gia công tác, nhưng không được hưởng chế độ gì nên rất thiệt thòi. Ba là, công tác quản lý, sử dụng, đánh giá giảng viên đại học hiện nay còn nhiều bất cập, không phát huy hết tiềm năng của cả đội ngũ và từng cá nhân, không kích thích được sự phấn đấu trong chuyên môn; không sàng lọc được dễ dàng và thường xuyên những người yếu kém. Vẫn tồn tại phổ biến tình trạng đánh giá theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”, nể nang, chạy theo thành tích trong công tác đánh giá, xếp loại giảng viên đại học. Bên cạnh đó, môi trường làm việc vẫn chưa tạo động lực kích thích giảng viên đại học cống hiến tối đa năng lực của mình; dẫn đến vẫn còn tình trạng “chảy máu chất xám”. Bốn là, vẫn còn phổ biến tình trạng xem trọng bằng cấp, phân biệt loại hình đào tạo trong sử dụng giảng viên đại học; chưa chú trọng nhiều đến năng lực công tác, hiệu quả làm việc. 2 Thực trạng hiện nay, vẫn còn một số lượng GVĐH hạn chế, yếu kém về trình độ, năng lực giảng dạy nghiên cứu khoa học, các kỹ năng nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại hạn chế. Thiếu các kiến thức cập nhật về chuyên ngành bao gồm nội dung chương trình đào tạo và nội dung các môn học; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận giảng viên đại học còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới; một số giảng viên đại học còn chưa thực sự nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác giáo dục đào tạo... đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục đào tạo ở các trường đại học hiện nay. Từ những vấn đề trên, nhằm đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện chính sách phát triển giảng viên đại học ngành Nội vụ nước ta trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách phát triển giảng viên đại học ngành Nội vụ nước ta những năm tới, học viên chọn đề tài “Chính sách phát triển giảng viên đại học từ thực tiễn ngành Nội vụ ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công có ý nghĩa lý luận, thực tiễn, thiết thực. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế tri thức, các quốc gia trên thế giới nhất là những quốc gia có nền giáo dục phát triển cao rất chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên. Tiêu biểu phải kể đến các nước như: Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Astralia, New Zealand... Chẳng hạn, các nước châu Âu đã thông qua đề cương “Những nguyên tắc chung về trình độ và năng lực giáo viên ở châu Âu” (6/2005), trong đó đề cập đến bốn nguyên tắc cơ bản và ba năng lực chủ chốt của giáo viên. Bốn nguyên tắc đó là: giáo viên phải được trang bị nền tảng nghề nghiệp tốt, phải tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học; làm việc trong bối cảnh học tập suốt 3 đời; giáo viên là một nghề nghiệp mang tính cơ động; nghề nghiệp được xây dựng trên cơ sở các mối hợp tác. Ba năng lực chủ chốt giáo viên cần có: khả năng làm việc với người khác, kể cả với các đối tác xã hội và nuôi dưỡng tiềm năng của mỗi người học; khả năng làm việc với công nghệ thông tin, làm việc với nhiều dạng tri thức nhằm xây dựng và quản lý môi trường học tập; khả năng làm việc với xã hội, chuẩn bị cho người học một tinh thần trách nhiệm toàn cầu trong vai trò là một công dân châu Âu. Ở Mỹ, mô hình phát triển giáo viên chất lượng cao rất được quan tâm. Đội ngũ giáo viên và nhà giáo dục trên toàn nước Mỹ nhận thức rằng, mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học và cải thiện cơ hội học tập của học sinh chỉ có thể đạt được bằng cách làm mới. Theo đó, nếu trước đây coi việc dạy học của giáo viên là một hoạt động độc lập thì hiện nay, dạy học được coi là một hoạt động chuyên môn mở để các giáo viên khác có thể cùng dự giờ, tham quan, học tập lẫn nhau và cùng nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Quan điểm mới này làm thay đổi tư duy của giáo viên, họ không chỉ có trách nhiệm đối với việc phát triển chuyên môn của mình mà còn có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm, vì sự phát triển chung của các giáo viên khác. Singapore là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển vào loại tốp đầu tại châu Á. Tại Hội nghị giáo viên toàn quốc lần thứ 6 năm 2012, Bộ Giáo dục nước này đã công bố mô hình phát triển giáo viên thế kỷ XXI nhằm tạo ra một đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mô hình đặt ra năm mục tiêu đối với người giáo viên Singapore thế kỷ XXI là: Nhà giáo dục có đạo đức, nhà chuyên môn có năng lực, người học có khả năng cộng tác, nhà lãnh đạo có khả năng biến hóa, thành viên tích cực xây dựng cộng đồng. Theo đó, giáo viên được khuyến khích học tập thường xuyên bằng nhiều hình thức, bao gồm: tham gia các khóa tập huấn, học từ xa, kèm cặp lẫn nhau, thực 4 hành trên cơ sở kiến thức nghiên cứu, học tập qua kinh nghiệm và học tập theo mạng lưới. Từ đó mỗi giáo viên sẽ trở thành chủ thể của chính quá trình phát triển, hoàn thiện bản thân mình. Ở nước ta, chính sách phát triển giảng viên đại học không phải là vấn đề mới mà đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển giảng viên đại học nói chung. Trong đó, nổi bật là: Sách Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới, do Tạ Ngọc Tấn (2012) chỉ đạo biên soạn đã phân tích sâu sắc, đem lại nhiều góc nhìn mới trong những vấn đề về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển giáo dục đào tạo, từ đó rút ra được những kinh nghiệm trong việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Sách Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nguyễn Văn Khánh (2010) phân tích nguồn lực trí tuệ Việt Nam dưới nhiều góc độ, đánh giá thực trạng và chỉ rõ các hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới. Đề tài khoa học cấp cơ sở: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010- 2015, ThS. Lê Thị Phương Nam, (2012) Viện Nghiên cứu Lập pháp đã đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đại học (GVĐH) hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ GVĐH giai đoạn 2010-2015 và kiến nghị một số nội dung chuẩn bị cho việc xây dựng Dự án Luật giáo dục đại học. Nhìn chung, các giải pháp đã mang tính hệ thống và bao phủ được các hạn chế còn tồn tại tuy nhiên chưa cụ thể rõ ràng cũng như chưa có tính định lượng. Báo cáo Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng Luật Viên Cục Nhà giáo và Cán 5 bộ quản lý giáo dục, TS. Nguyễn Hải Thập (2009) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khảo sát thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khá toàn diện là cơ sở cho thực hiện việc ”luật hoá” các quan điểm, chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bài viết “Phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học – kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia Hà Nội”, Nguyễn Kiều Oanh (2010) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn (Số 26) tr.107-111 đã dựa trên phân tích cơ sở lý luận về nhân lực khoa học công nghệ nói chung, từ đó đi sâu vào nhân lực khoa học công nghệ trong các trường Đại học để nêu ra một số giải pháp có tính khoa học, hệ thống nhằm phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở ĐHQGHN tập trung trong các khâu: tuyển dụng, quản lý và sử dụng, đào tạo – bồi dưỡng giảng viên. Tuy nhiên do giới hạn khuôn khổ bài báo, nghiên cứu chưa đưa ra được một hệ thống cơ sở lý luận cũng như giải pháp của chính sách phát triển giảng viên một cách đầy đủ, đồng bộ. Bài viết “Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học (Số 28) tr.110-116 đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác quản lý giảng viên, từ đó đề xuất một hệ thống giải pháp khá toàn diện và hệ thống xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học hiện nay ở nước ta. Công trình rất có giá trị tham khảo trong xây dựng chính sách phát triển giảng viên. Tóm lại, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã khẳng định giảng viên đại học có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của quốc gia, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đồng thời cho thấy bức tranh khá đầy đủ về thực trạng đội ngũ giảng viên đại học qua các thời kỳ. Đây là những tài liệu tham khảo bổ ích 6 cho việc nghiên cứu biên soạn luận văn này. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào được công bố nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về chính sách phát triển giảng viên đại học từ thực tiễn ngành Nội vụ ở nước ta hiện nay. Bởi thế đề tài luận văn của học viên không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng chính sách phát triển giảng viên đại học ngành nội vụ, đề tài xác định định hướng, mục tiêu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giảng viên đại học ở nước ta trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách phát triển giảng viên đại học ở nước ta hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển giảng viên đại học ngành nội vụ; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân. - Xác định định hướng, mục tiêu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giảng viên đại học ở nước ta nói chung và của ngành nội vụ nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách phát triển giảng viên đại học, bao gồm các chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc của giảng viên đại học dưới góc độ khoa học chính sách công. 7 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về chính sách phát triển giảng viên đại học từ thực tiễn ngành nội vụ, thông qua khảo sát chính sách phát triển giảng viên đại học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Học viện Hành chính Quốc gia giai đoạn 2011 - 2016 và xác định định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giảng viên đại học giai đoạn 2017- 2021. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên đại học nói chung và giảng viên đại học ngành nội vụ nói riêng. Luận văn sử dụng các phương pháp chính sách công để nghiên cứu quy trình từ khâu hoạch định đến thực thi chính sách và đánh giá chính sách công. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế; phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách phát triển giảng viên đại học ở nước ta nói chung và thực tế ở ngành Nội vụ nói riêng. Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phân tích định lượng, suy luận logic, diễn giải trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách và phương pháp chuyên gia. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: hệ thống hóa các lý thuyết về chính sách công, làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm chính sách phát triển giảng viên đại học; đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận về xây dựng đội ngũ giảng viên đại học. Về thực tiễn: Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các trường đại học trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển giảng viên đại học một cách hiệu quả, góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục của các trường đại học hiện nay. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển giảng viên đại học - Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển giảng viên đại học của ngành Nội vụ. - Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giảng viên đại học ở nước ta hiện nay. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC 1.1. Lý luận về chính sách phát triển giảng viên đại học 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm giảng viên đại học Theo Khoản 3, Điều 70, Mục 1, Chương IV của Luật Giáo dục năm 2005: Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên. Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 54, Chương VIII Luật Giáo dục Đại học năm 2012 của Chính phủ quy định :“Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục”: “Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.“ và “Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư”. Theo Điều 55, Chương VIII của Luật Giáo dục Đại học: Giảng viên có nhiệm vụ và quyền: (1) Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo; (2) Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo; (3) Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; (4) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên; (5) Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; (6) Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác 10 Đảng, đoàn thể và các công tác khác; (7) Được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật; (8) Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật; (9) Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật. Theo Khoản 3, Điều 54, Chương VIII của Luật Giáo dục Đại học: “Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định.” Yêu cầu đối với giảng viên đại học là phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Như vậy, giảng viên đại học là những nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật Giáo dục Đại học. 1.1.1.2. Khái niệm chính sách “Chính sách” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu và trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên cho đến nay vẫn khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất. Theo cách hiểu thông thường, chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Chính sách là khái niệm thường được đề cập trong khoa học hành chính, nhưng thực sự nó còn là phạm trù của khoa học chính trị. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, có thể có các định nghĩa khác nhau về chính sách: 11 Theo từ điển tiếng Anh, chính sách (policy) là một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng phái, nhà cai trị, chính khách…. Theo sự giải thích này thì chính sách không phải là một quyết định mà nó là một đường lối hay phương hướng hành động. Hugh Hecslo (1972) định nghĩa một chính sách có thể được xem như là một đường lối hành động hoặc không hành động thay vì những quyết định hoặc các hành động cụ thể [44]. David Easton (1953) cho rằng chính sách là chuỗi các quyết định và các hành động phân phối các giá trị [43]. Theo Smith (1976), khái niệm chính sách bao hàm sự lựa chọn có thủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của những lực lượng có quan hệ với nhau [47]. Cấu trúc của chính sách gồm 3 bộ phận: Một là: Những đường hướng hành động ứng xử (là quan điểm và định hướng chính sách). Hai là: Biện pháp thực hiện chính sách, các công cụ của chính sách. Ba là: Mục tiêu mà chính sách hướng tới. 1.1.1.3. Khái niệm chính sách công Trên thế giới “Chính sách công” hiện là một khái niệm được tranh luận từ nhiều góc độ và chưa đạt được sự thống nhất rộng rãi. Một số định nghĩa tiêu biểu của các học giả nước ngoài có thể kể đến là: William Jenkin trong tác phẩm “Policy Analysis: A Political and Organisational Perspective” (1978) cho rằng: "Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó" [49]. Tác giả của “Understanding Public Policy” (1984) Thomas R. Dye lại đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách công, song định nghĩa này lại 12 được nhiều học giả tán thành. Theo ông, "chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm" [48]. William N. Dunn trong “Public Policy Analysis: An Introduction” (2007) cho rằng "chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra". Ông dùng thuật ngữ "sự lựa chọn" – đây là điểm đáng lưu ý để tránh sự nhầm lẫn giữa chính sách với các khái niệm khác như quyết định hành chính [50]. Theo Peter Aucoin trong tác phẩm “The New Public Management: Canada in Comparative Perspective" (1995) cho rằng chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành". Aucoin cho rằng, chính sách có thể vừa là hành động riêng biệt của Chính phủ (quyết định của chính quyền thành phố về sự phát triển ở một vùng cụ thể) vừa là kết quả của hàng loạt quyết định đa dạng (chính sách môi trường là sự kết hợp của một số lượng lớn các quyết định hành động và quyết định không hành động của nhiều Chính phủ). Thông thường, thuật ngữ "chính sách" được sử dụng theo nghĩa thứ hai – một chính sách được cấu thành từ một loại quyết định [46]. B. Guy Peter “American Public Policy: Promise and Performance” (2006) đưa ra định nghĩa: "chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân". Định nghĩa này khẳng định chủ thể ban hành và thực thi chính sách công là Nhà nước, đồng thời nhấn mạnh tác động của chính sách công đến đời sống của người dân với tư cách là một cộng đồng [42]. Ở nước ta, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra các quan niệm về chính sách công, như: TS. Đặng Ngọc Lợi trong bài viết đăng trên Tạp chí Kinh tế và dự báo (số tháng 1 năm 2012) cho rằng chính sách công là chính sách của nhà nước, 13 của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước [20]. PGS.TS. Lê Chi Mai trong bài viết đăng trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội (Số 4 năm 2008) cho rằng “Chính sách công có những đặc trưng cơ bản nhất như: chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện trên văn bản) mà còn là những hành động, hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách); chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính sách có liên quan lẫn nhau [21]. PGS.TS. Đỗ Phú Hải định nghĩa một cách chung nhất về chính sách công như sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng chính trị cầm quyền” [10]. Từ những vấn đề trên có thể quan niệm: Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng chính trị cầm quyền. 1.1.1.4. Khái niệm chính sách phát triển giảng viên đại học Từ các quan niệm về giảng viên đại học và chính sách, chính sách công nêu trên, có thể quan niệm: Chính sách phát triển giảng viên đại học là tập hợp các quyết định có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của giảng viên đại học theo mục tiêu đã xác định. Chính sách phát triển giảng viên đại học bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như: chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng giảng viên đại học; chính 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan