Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân t...

Tài liệu Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc việt nam

.PDF
250
1038
72

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƢƠNG NGUYỆT VÂN DƢƠNG NGUYỆT VÂN CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN VÀ SỰ PHẢN ÁNH PHONG TỤC HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62 22 25 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUẾ HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án DƢƠNG NGUYỆT VÂN DƢƠNG NGUYỆT VÂN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu chủ đề hôn nhân và phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích ......... 6 1 2 C s l thuyết của đề tài ........................................................................................ 15 Chƣơng 2. NHẬN DIỆN CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ...................................................................................... 30 2 1 Hôn nhân ngư i - vật .............................................................................................. 30 2 2 Hôn nhân ngư i - tiên ............................................................................................. 52 2 3 Hôn nhân ngư i - ngư i ......................................................................................... 60 Chƣơng 3. SỰ PHẢN ÁNH PHONG TỤC HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN ........................................................................ 75 3.1. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục ăn trầu ............................ 75 3.2. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục thử tài kén rể và thách cưới... 78 3.3. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục hỏi vợ/dạm vợ/cướp (bắt) vợ/chồng ................................................................................................................ 89 3.4. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục rể ................................. 97 3.5. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục kiêng kị ........................ 102 Chƣơng 4. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN ............................................................................. 106 4.1. Cấu trúc cốt truyện của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân.................................. 106 4.2. Nhân vật kết hôn trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân .................................. 112 4.3. Th i gian và không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân ......... 122 4.4. Yếu tố thần kì và yếu tố trợ giúp trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân ......... 126 4.5. Motif hạt nhân của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân......................................... 129 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 139 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 145 PHỤ LỤC .................................................................................................................... -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Truyện cổ t ch luôn hướng đến những con ngư i nhỏ bé trong xã hội xưa với cái nhìn nhân văn cao cả, đồng th i s hữu một thế giới nghệ thuật độc đáo - “thế giới cổ t ch”... Những điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn diệu kì của truyện cổ t ch với nhân loại. Khảo sát truyện cổ t ch, chúng ta sẽ hiểu được truyền thống tốt đẹp, tr thành hồn cốt của mỗi dân tộc, cùng khả năng sáng tạo diệu kì của ngư i lao động. 1 2 Hôn nhân là một trong những dấu hiệu thể hiện cuộc sống cao đẹp của con ngư i Không những thế, nó còn mang đầy đủ những dấu chỉ văn hóa trong bước đư ng phát triển của con ngư i, mỗi dân tộc, mỗi tộc ngư i. Chủ đề hôn nhân dư ng như được quan tâm trong toàn bộ các thể loại văn học dân gian, từ thần thoại, truyền thuyết, cổ t ch, truyện cư i đến các thể loại văn vần… nhưng cổ t ch là thể loại phản ánh đầy đủ nhất, rõ nét nhất không chỉ những bước tiến bộ trong hôn nhân của con ngư i, mà còn là những khát vọng cháy bỏng của ngư i lao động về tình yêu, về hôn nhân tự do, về công lí, về những phẩm chất tốt đẹp của con ngư i. Không những thế, truyện cổ t ch còn hàm chứa rất nhiều phong tục về hôn nhân và gia đình như là những dấu chỉ văn hóa mang sắc thái của những cộng đồng ngư i khác nhau trong một quốc gia Việt Nam đa dân tộc Vì vậy, việc tìm hiểu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ t ch sẽ giúp ta nhận thức đầy đủ h n về một mảng truyền thống, về những phẩm cách đẹp đẽ của ngư i lao động cùng khả năng, cách thức họ “hóa ngọc” những phẩm cách đó trong sáng tạo của mình. 1.3. Truyện cổ tích là thể loại được đưa vào giảng dạy tất cả các cấp học với dung lượng lớn nhất, đặc biệt trong chư ng trình đào tạo Đại học Ngữ văn Là ngư i đang giảng dạy chuyên ngành Văn học dân gian trư ng Đại học, việc tiếp cận một chủ đề đặc sắc, thú vị trong kho tàng cổ tích của dân tộc không đ n thuần là một hoạt động khoa học thuần túy, mà còn là cách tự nâng cao năng lực nghiên cứu, trau dồi kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam làm vấn đề nghiên cứu cho luận án của mình, với mong muốn khám phá và tìm hiểu sâu sắc 1 về bản chất thể loại, làm rõ sự phản ánh phong tục hôn nhân truyền thống của các dân tộc Việt Nam qua truyện cổ tích. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Lựa chọn đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, trong phạm vi của luận án, chúng tôi hướng tới hai mục đ ch ch nh: 2.1. Trên c s tư liệu đã công bố trong kho tàng truyện cổ t ch các dân tộc Việt Nam, tập hợp toàn bộ hệ thống truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân; nhận diện, khảo sát các dạng thức c bản của nó, cũng như các phong tục/thiết chế hôn nhân trong đ i sống của ngư i xưa và trong “thế giới cổ t ch”. 2.2. Nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ t ch cả nội dung phản ánh và các phư ng thức nghệ thuật, nhằm phát lộ những lớp văn hóa ẩn chứa trong đó qua những đặc trưng thể/tiểu loại của truyện cổ t ch. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 1 Như tên đề tài đã thể hiện, chúng tôi nghiên cứu chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ t ch các dân tộc Việt Nam Từ những thao tác đầu tiên tiến hành khảo sát tư liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu, chúng tôi đã nhận thấy, sự hiện diện vô cùng phong phú của truyện cổ t ch về chủ đề này Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong tổng số 77 tập truyện kể dân gian, với số lượng truyện lên tới hàng ngàn đ n vị, chúng tôi đã tìm ra được 616 truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân thuộc tiểu loại truyện cổ t ch thần kì và truyện cổ t ch sinh hoạt (nguồn tư liệu, danh mục sưu tập và tên truyện sẽ được trình bày trong phần Phụ lục của luận án) 3.2. Khi thực hiện đề tài khoa học này, chúng tôi lựa chọn những truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân, trong đó, gồm cả những truyện liên quan tới quan hệ hôn nhân và phản ánh phong tục hôn nhân làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu của mình. 3 3 Trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ phong tục hôn nhân của các tộc ngư i một cách độc lập, mà chỉ đề cập đến phong tục hôn nhân chứa đựng và được phản ánh qua truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân Từ đó, hướng đến làm rõ mối quan hệ giữa truyện cổ t ch về chủ 2 đề hôn nhân với phong tục hôn nhân trong đ i sống văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam 4. Phƣơng pháp luận và nghiên cứu của luận án 4.1. Phư ng pháp luận Luận án thuộc mã số và chuyên ngành văn học dân gian, vì vậy chúng tôi tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ của khoa nghiên cứu văn học dân gian, tức là nghiên cứu truyện cổ t ch với các qui phạm của khoa nghiên cứu văn học Tuy nhiên, từ trong bản chất, các sáng tác dân gian luôn luôn gắn bó với đ i sống thực tiễn, môi trư ng và sinh hoạt văn hóa dân gian Vì vậy, ngoài các yếu tố văn học, để xử l đề tài, ngư i nghiên cứu còn vận dụng những tri thức về phong tục tập quán và văn hóa tộc ngư i Khi phân t ch phong tục hôn nhân trong truyện cổ t ch các dân tộc Việt Nam, chúng tôi thấm nhuần quan điểm về sự bình đẳng giữa các dân tộc, hiểu rằng, sự phong phú về số lượng các tộc ngư i sẽ làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất 4 2 Phư ng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phư ng pháp nghiên cứu sau: 4.2.1. Phư ng pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi dựa trên c s các tư liệu đã xuất bản và trên c s các tư liệu từ điều tra, điền dã để tiến hành thống kê, phân loại các văn bản truyện cổ t ch Việt Nam theo chủ đề hôn nhân, trên c s đó đi đến những nhận xét cụ thể. 4.2.2 Phư ng pháp phân t ch, tổng hợp: Phư ng pháp này được vận dụng trong việc phân t ch nhân vật, phân t ch ý nghĩa văn học, ý nghĩa dân tộc học, văn hóa học của các motif, phân t ch vai trò kết nối của các motif trong toàn bộ kết cấu của truyện, phân t ch sự tư ng đồng và khác biệt của chủ đề trong quá trình so sánh… Từ đó, có thể khái quát thành những luận điểm khoa học có t nh thuyết phục 4.2.3. Phư ng pháp so sánh - loại hình: Đây là phư ng pháp được sử dụng khi nghiên cứu những kiểu truyện, những motif giống nhau giữa truyện cổ t ch của các dân tộc không hề có mối quan hệ qua lại hoặc có quan hệ nguồn gốc; nhưng do điều kiện lịch sử - xã hội giống nhau mà nảy sinh những sự giống nhau 3 4.2.4 Phư ng pháp liên ngành: Khi nghiên cứu chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân, chúng tôi kết hợp phư ng pháp nghiên cứu của các ngành: dân tộc học, sử học, địa l học, ngôn ngữ học… để thực hiện đề tài này, nhằm tìm hiểu những “dấu vết” cổ xưa, nội dung phản ánh, ý nghĩa biểu đạt của truyện Đặc biệt, các phư ng pháp nghiên cứu văn hóa như: địa văn hóa, sử văn hóa, nhân học văn hóa… sẽ được vận dụng để l giải các hiện tượng nổi bật trong hôn nhân và phư ng thức phản ánh chủ đề hôn nhân của các dân tộc Việt Nam 4.2.5. Phư ng pháp điều tra, điền dã: Phư ng pháp này được sử dụng sau khi chúng tôi đã thu lượm được thông tin từ việc tập hợp, rút ra từ các tài liệu sách v Chúng tôi đến một số địa phư ng để thẩm định t nh ch nh xác của các thông tin trên thực tế hoặc tìm xem những dấu t ch của phong tục xưa kia còn đọng lại trong xã hội hiện đại 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, tập hợp, hệ thống hóa và nghiên cứu chuyên sâu hệ thống truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân của các dân tộc Việt Nam 5 2 Luận án đã khảo sát, phân loại những dạng thức c bản của các hình thức hôn nhân, chỉ ra những lớp văn hóa ẩn chìm trong các phong tục liên quan đến hôn nhân, l giải một số vấn đề về mối quan hệ giữa truyện cổ t ch với phong tục trong hiện thực đ i sống các dân tộc Việt Nam và trong “thế giới cổ t ch”. 5.3. Luận án đã nhận diện, phân t ch những đặc điểm nghệ thuật độc đáo mà tác giả dân gian đã sử dụng một cách hữu hiệu để phản ánh ước m trong hôn nhân, trong các phong tục, tập quán đã ăn sâu vào đ i sống hôn nhân của các dân tộc Việt Nam. Luận án cũng đã chỉ ra tài năng sáng tạo của tác giả dân gian trong việc sử dụng yếu tố thần kì, yếu tố trợ giúp, nhằm phản ánh ước m lãng mạn về hôn nhân, khắc sâu những phẩm chất tốt đẹp của ngư i lao động trong hôn nhân và gia đình 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6 1 Về mặt l luận, qua kết quả nghiên cứu, luận án khẳng định hướng tiếp cận truyện cổ t ch với tư cách là những sáng tác ngôn từ; Đồng th i, không loại trừ việc sử dụng các tri thức dân tộc học, văn hóa tộc ngư i khi l giải, phân t ch các dạng thức c bản của hình thức hôn nhân và các phong tục, tập quán liên quan đến nó 4 6 2 Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức hôn nhân đa dạng, phong phú của các tộc ngư i trên đất nước Việt Nam Sự đa dạng, phong phú này vẫn tạo nên t nh thống nhất cao Đó là ý nghĩa nhân văn trong phong tục hôn nhân của các cư dân trên đất nước ta Truyện cổ t ch phản ánh ước m và nhận thức nhiều mặt của của ngư i dân xưa, trong đó có ước m về cuộc sống lứa đôi chung thủy, tốt đẹp trong một xã hội thanh bình, no ấm Đó là những gợi ý t ch cực cho xã hội đư ng đại, khi mà vòng xoáy của c n lốc thị trư ng đã làm tan vỡ hoặc rạn nứt không t mái ấm hạnh phúc gia đình 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án được cấu trúc làm bốn chư ng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và c s lí thuyết của đề tài. Chƣơng 2: Nhận diện chủ đề hôn nhân trong truyện cổ t ch các dân tộc Việt Nam. Chƣơng 3: Sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân. Chƣơng 4: Một số phư ng diện nghệ thuật của truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI Cũng như nhiều chủ đề khác của truyện cổ tích, chủ đề hôn nhân và phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích là sản phẩm của cộng đồng sáng tạo, phản ánh đầy đủ, rõ nét hiện thực và ước m của quần chúng lao động. Mang trong mình những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật, truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân là một tập hợp truyện kể, mô tả sinh động số phận của những con ngư i bất hạnh trong xã hội. Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy, có một số lượng lớn bản kể về chủ đề này trong kho tàng truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam. Để làm rõ các vấn đề khoa học đặt ra trong luận án, chúng tôi sẽ tiếp cận một số khái niệm, lí thuyết và đặc biệt là tham khảo thực tiễn nghiên cứu truyện cổ tích về chủ đề hôn trong nước và ngoài nước để có một cái nhìn tổng thể và hệ thống về chủ nhân đề này. 1.1. Lịch sử nghiên cứu chủ đề hôn nhân và phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích Chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích phản ánh nhiều mặt đ i sống cộng đồng cư dân, đó đặt ra các vấn đề như: gia đình và xã hội, văn hoá và lịch sử, phong tục, tập quán và t n ngưỡng… Các vấn đề này, h n nữa lại gắn kết với hiện thực đ i sống của ngư i dân, nó sống trong dòng chảy của đ i sống các tộc ngư i. Vì thế, chủ đề hôn nhân và các vấn đề đặt ra từ chủ đề này đã tr nên có sức hút đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam. Ngoài những l i nhận xét có tính chất giới thiệu của các nhà sưu tầm, biên soạn đầu một số công trình sưu tầm, tập hợp truyện kể dân gian các dân tộc, hiện nay đã có những chuyên luận, công trình, bài viết hướng đến việc nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề hôn nhân được phản ánh trong thể loại truyện cổ tích trên nhiều phư ng diện khác nhau. Năm 1972, các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn Văn học dân gian khi tìm hiểu về truyện kể dân gian đã khẳng định: “Những truyện như Trầu Cau, Tô Thị Vọng phu, Vua Bếp chính là thuộc loại truyện phản ánh những sự biến động từ chế độ quần hôn nguyên thuỷ sang chế độ gia đình có phân biệt từng 6 cặp vợ chồng hoặc từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ” [94, tr.192]. Các tác giả khẳng định, truyện Trầu Cau, Tô Thị Vọng phu ngày nay đã tr thành truyện cổ t ch, nhưng cốt lõi của chúng vốn là thần thoại. Ý kiến này đã gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu bước tiến của hôn nhân qua góc độ thể loại của văn học dân gian. Năm 1974, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong công trình Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam cũng quan tâm đến chủ đề hôn nhân với việc phản ánh xung đột giữa hai hình thái hôn nhân: một thuộc chế độ quần hôn (anh em lấy chung một vợ) th i mẫu hệ và một thuộc chế độ hôn nhân và gia đình lứa đôi th i phụ hệ. Sự xung đột đó thể hiện thành tâm trạng đau khổ, giằng xé giữa tình anh em và tình yêu trai gái trong từng nhân vật của truyện, đồng th i thể hiện một bước tiến bộ của xã hội. Năm 1975 các tác giả Hà Văn Thư, Võ Quang Nh n, Y Điêng trong l i giới thiệu cuốn Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam đã viết: “Các dân tộc quan niệm, có một th i kì tr i đất rất gần nhau, ngư i tr i có thể xuống trần gian, ngư i trần gian khi cần có thể lên tr i. Ở trên tr i cũng có cảnh làm ăn, buôn bán như trên mặt đất. Tiên trên tr i xuống trần gian làm vợ những chàng trai tốt bụng. Các loài vật, cây cỏ có thể là nguồn gốc sinh ra con ngư i, con vật xấu nhất như con cóc có thể hoá thân thành chàng trai tuấn tú, tài năng; hoặc chàng trai đó vốn là ngư i tr i xuống trần đội lốt cóc để thử lòng “ai” Cũng có khi, ngư i đẹp từ trong cây thuốc, từ trong ngà voi biến ra và tình nguyện làm vợ những chàng trai nghèo” [205]. Nhận định này đã mô tả khá chính xác về bản chất kiểu truyện ngư i lấy vật. Tuy nhiên, đây mới chỉ là l i giới thiệu sách nên vẫn còn s lược. Năm 1983 trên Tạp chí Văn học, số 5, tác giả Đặng Thái Thuyên với bài viết Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kì Mƣờng đã xuất phát từ hướng nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong không gian xã hội ngư i Mư ng. Trong quá trình khảo sát, các tác giả đã chia hôn nhân làm hai dạng lớn. Thứ nhất là hôn nhân trong những dạng truyện đầu là hôn nhân huyết tộc (đôi con dì) (“Cụ Vách và Ốc Sên”) và hôn nhân vợ nhiều chồng (“Sự tích hòn nục”). Từ đó, tác giả đã đi đến nhận định, hôn nhân dạng này t xung đột, nếu có chỉ là mục đ ch của sự lí giải vấn đề. Thứ hai là hôn nhân trong những quan hệ xung đột thực tại. Ở dạng này, mâu thuẫn xã hội đã lên 7 cao, phân chia giai cấp sâu sắc, hôn nhân được xem như là vấn đề l tư ng về gia đình và xã hội. Hôn nhân có sự tranh đoạt, có thử thách, nhất là sự chênh lệch gia cảnh và từ đó dẫn đến phản đối hôn nhân Đây ch nh là trọng tâm của sự đấu tranh giành công bằng trong xã hội của nhân dân. Tác giả cho rằng: “Do phạm vi vấn đề của truyện cổ tích thần kì nên nhân vật của nó phổ biến là ngư i vợ hoặc chồng, những kẻ mồ côi, những ngư i con riêng, ngư i em út. Những nhân vật này được mô tả trong mối quan hệ cụ thể, đặc biệt là quan hệ hôn nhân. Xem xét vấn đề này theo lịch sử trên c s việc phân dạng cốt truyện, việc khai thác chi tiết, có thể tiếp cận bản chất vấn đề” [204, tr.94-104]. Nhận xét này hoàn toàn có c s , giúp chúng ta hiểu được bản chất của chủ đề hôn nhân trong truyện cổ t ch Mư ng nói riêng và truyện cổ tích thần kì của các dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung. Năm 1984, tác giả Tăng Kim Ngân trong bài viết Qua tục ăn trầu và truyện Trầu Cau của ngƣời Việt, bàn về mối quan hệ anh - em, vợ - chồng đã căn cứ vào những dị bản của truyện Trầu Cau để so sánh, đối chiếu, tìm sự giống nhau của các motif và type truyện trong các dị bản, với mong muốn bước đầu lí giải những vấn đề dân tộc học, xã hội hội học trong các cốt truyện Hướng tiếp cận này cũng là một bước cụ thể hóa cách làm mà nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đã gợi m . Qua việc phân tích các dị bản của truyện Trầu Cau của ngư i Việt và so sánh truyện Trầu Cau với loại truyện về bộ ba nhân vật mang chủ đề “quan hệ anh - em, vợ - chồng”, tác giả Tăng Kim Ngân đã rút ra kết luận: “Truyện Trầu Cau phản ánh một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại, khi xã hội chuyển từ hôn nhân cộng đồng sang hôn nhân cá thể. Việc gia đình lớn tan rã, đã khẳng định gia đình cá thể là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại. Sự tiến bộ ấy trải qua một cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt mới có và cũng trên con đư ng đi lên ấy, thư ng xảy ra những bi kịch” [117, tr.74-75]. Như vậy, tác giả đã nhìn nhận truyện Trầu Cau trong loại truyện cổ tích thần kì có chủ đề về hôn nhân và chủ đề giải thích phong tục. Song, với sự ẩn chứa sâu nhiều lớp văn hóa, truyện Trầu Cau còn là một thông điệp mà trong đó, mỗi tộc ngư i đều phải trải nghiệm và đúc kết thành nguyên tắc hôn nhân sao cho phù hợp với văn hóa và đạo đức của họ. Từ đó, tác giả khẳng định, dân gian 8 dựa vào tục ăn trầu có từ th i trước đó rất lâu để xây dựng thành một câu chuyện phản ánh bước ngoặt lớn của xã hội. Tác giả nhấn mạnh đến khía cạnh mĩ học của truyện, là ý niệm kết hợp mà có lẽ đây là cái cớ để ngư i xưa dựa vào đó để giải thích một tập tục có trước là dùng trầu cau trong hôn lễ. Năm 1992, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, tác giả Nguyễn Thục Hiền có bài viết Truyện Trầu Cau phản ánh chế độ quần hôn?. Tác giả cho rằng: “Trầu Cau không phản ánh chế độ hôn nhân th i mẫu hệ, cũng không phản ánh chế độ quần hôn” [66, tr.14]. Theo cách lí giải của tác giả, việc ngư i con trai họ Cao lấy vợ, vì bố mẹ chết phải nhà vợ thì đó là việc gửi rể, mà gửi rể là việc rất thịnh hành xã hội phong kiến, trong xã hội ngày nay vẫn còn, nên không thể coi đó là hôn nhân th i mẫu hệ. Tác giả Nguyễn Thục Hiền đưa thêm một chi tiết cô gái chọn ngư i anh làm chồng để cho thấy th i đó, chế độ gia trư ng đã hình thành và khi gia trư ng thì không thể Thục Hiền đã không đứng chế độ chế độ mẫu hệ hay quần hôn. Có thể nói, tác giả Nguyễn góc độ đặc trưng c bản của văn học dân gian để đánh giá tác phẩm văn học dân gian, mà đã nhìn nhận, phân tích tác phẩm văn học dân gian như tác phẩm văn học viết. Vì lẽ ấy, tác giả đã chưa quan tâm tới quá trình lưu truyền tập thể và lưu truyền bằng miệng của tác phẩm dân gian Đó ch nh là nguyên nhân đã làm cho truyện Trầu Cau có sự biến đổi sâu sắc. Năm 1997, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, tác giả Nguyễn Thị Huế với bài viết Chủ đề thử tài để kết hôn - sự biến đổi từ phong tục dân tộc học đến motif truyện cổ tích thần kì đã đi sâu phân t ch motif thử thách qua chủ đề thử tài để kết hôn trong kết cấu hình tượng nhân vật xấu xí mà tài ba. Ở những truyện này, nhân vật bị thử thách là những nhân vật xấu xí. Họ muốn kết hôn với cô gái thì phải vượt qua những thử thách, khó khăn mà ông bố vợ tư ng lai đặt ra. Những hình thức thử thách rất phong phú và cũng khó có thể thực hiện được với những ngư i bình thư ng. Tuy nhiên, bằng ch nh tài năng và đức độ của mình, nhân vật xấu x đã vượt qua tất cả các thử thách đó. Qua phân tích, tác giả Nguyễn Thị Huế đã làm sáng tỏ sự tiếp thu sáng tạo và tài tình của các tác giả dân gian trong sự biến đổi từ một phong tục tr thành một motif trong truyện cổ tích - motif thử tài để kết hôn Ch nh motif này đã góp phần quan trọng tạo nên giá trị độc đáo và hấp dẫn của truyện cổ tích thần kì. 9 Năm 1998 trong công trình Bình giảng truyện dân gian, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã nhấn mạnh hai vấn đề đặc biệt quan trọng của truyện Trầu Cau: “Truyện này cùng với truyện Ba ông Đầu Rau (Sự tích ba ông Bếp), phản ánh sinh động những phư ng diện, khía cạnh khác nhau của quá trình phát triển, biến đổi về quan hệ hôn nhân, gia đình lại có sự hiểu lầm trong th i cổ, từ mẫu hệ sang phụ hệ nước ta. Giá trị lịch sử cũng như giá trị nhân văn và ý nghĩa hiện đại của chúng rất đáng chú ý” [181, tr.73]. Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Tiến Tựu cũng khẳng định rằng, việc giải thích nguồn gốc tục ăn trầu và thành phần, chất liệu, hư ng vị, màu sắc của miếng trầu là một bộ phận không thể thiếu và không thể tách được của nội dung và chủ đề của tác phẩm. Vị trí, vai trò của bộ phận truyện này hết sức quan trọng, nó làm cho bi kịch về quan hệ tình cảm của ba ngư i kết thúc một cách có hậu và lạc quan Như vậy, theo tác giả Hoàng Tiến Tựu, trong truyện Trầu Cau vừa có chủ đề hôn nhân, vừa có chủ đề phong tục, nhưng chủ yếu thiên về chủ đề hôn nhân và gia đình Năm 1998, tác giả Đông Phong với công trình Về nguồn văn hoá cổ truyền Việt Nam đã tìm hiểu, nghiên cứu và sắp xếp truyện Sự tích Đầu Rau vào nhóm các câu chuyện về chủ đề hôn nhân và gia đình Tác giả đưa ra ý kiến nhận xét về ý nghĩa của câu chuyện như sau: “Truyện Ông Táo là một trong những truyện cổ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc Đó là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống hoà thuận, đầm ấm, an vui của mỗi gia đình - một lối giáo dục bằng ẩn dụ, bằng bí truyền qua tục truyền miệng… Và ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày m i gọi đoàn tụ của các gia đình Việt Nam” [145, tr.288]. Trong ý kiến của tác giả Đông Phong, chúng tôi nhận thấy, có cả nhận xét về truyện kể và phong tục. Tuy nhiên, ý kiến về phong tục mới chỉ là một ý kiến nhỏ nảy sinh trên c s phân tích bi kịch hôn nhân trong gia đình Thị Nhi theo xu hướng truyền thống. Năm 1999, các tác giả Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế trong cuốn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam đã đưa ra nhận xét: “Trầu Cau, cùng với Đá Vọng phu, Sao Hôm sao Mai, Ông Đầu Rau… là những truyện nảy sinh trên c s lịch sử xã hội của giai đoạn quá độ từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ” [38] Đây là cách nhìn nhận nội dung cốt truyện theo các hình thức hôn nhân trong lịch sử loài ngư i. Các tác 10 giả đã căn cứ từ hiện thực xã hội được truyền tải vào truyện dân gian, hay nói cách khác, những truyện kể này đã ra đ i từ c tầng xã hội mà nó phản ánh, đó là giai đoạn chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ. Năm 2000, tác giả Nguyễn Thị Kim Huế đã thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài Kiểu truyện về đề tài hôn nhân “ngƣời - rắn” trong kho tàng truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam. Với đề tài này, tác giả đã chú ý t nh cụ thể trong nghiên cứu khi chọn đề tài liên quan đến một loại hôn nhân hết sức phổ biến đó là hôn nhân “ngư i - rắn” Hình thức hôn nhân này xuất hiện chủ yếu trong nhóm truyện hôn nhân giữa ngư i và vật, giữa ngư i và ngư i mang lốt vật Trong đó, hình thức hôn nhân giữa ngư i và vật phong phú h n rất nhiều, nó không chỉ dừng lại cuộc hôn nhân giữa ngư i và rắn, cho dù mối quan hệ “ngư i - rắn” rất được quan tâm trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, nó cũng không chỉ là cuộc hôn phối giữa ngư i với ngư i mang lốt cho dù cái lốt đó cực kì đa dạng. Năm 2001, trên Tạp chí Văn học, số 4, tác giả Kiều Thu Hoạch có bài nghiên cứu So sánh típ truyện Trầu Cau ở Trung Quốc với típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Campuchia - bàn về tục ăn trầu và văn hoá quyển trầu cau ở Đông Nam Á. Qua việc s bộ so sánh bốn truyện thuộc típ Trầu Cau của Việt Nam và Trung Quốc, tác giả đã rút ra những điểm tư ng đồng và khác biệt sau: Cả bốn truyện đều có một chủ đề; kết cục truyện, tất cả các nhân vật đều chết một địa điểm, rồi biến thành tảng đá, cau và trầu, để từ đó giải thích phong tục; truyện của ngu i Di và ngư i Cao S n Trung Quốc chỉ thấy nói “nhai trầu” chứ không nói đến “ăn trầu”; truyện của ngư i Việt thư ng nói đến “ăn trầu” chứ không nói đến "nhai trầu” Tác giả khẳng định: “Nhìn chung, dù có một vài tình tiết khác biệt, nhưng chỗ tư ng đồng lớn nhất của típ truyện này các tộc ngư i đều là nhằm giải thích phong tục ăn trầu, nhai trầu” [72, tr 33] Như vậy, theo tác giả Kiều Thu Hoạch, điểm tư ng đồng lớn nhất của típ truyện này không phải là đặt ra yêu cầu phản ánh vấn đề hôn nhân - gia đình trong xã hội xưa - khi còn tồn tại tuy trên đà tan rã, tục anh em lấy chung một vợ. Năm 2001, tác giả Mai Thu Hư ng trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Khảo sát một số nhóm truyện về đề tài tình yêu, hôn nhân trong truyện cổ tích dân tộc Thái 11 đã khảo sát và chọn ra được 60 truyện về đề tài tình yêu, hôn nhân và chia ra làm ba nhóm: Nhóm truyện về tình yêu, hôn nhân “ngư i - vật”; nhóm truyện về tình yêu, hôn nhân “ngư i - tiên”; nhóm truyện về tình yêu, hôn nhân là vật tặng thư ng. Từ những kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đã đi đến nhận định: “Đề tài hôn nhân là phổ biến và được quan tâm, lí giải như là một mối quan hệ chính yếu của gia đình tư hữu, trong truyện cổ tích, thực tế này không chỉ ứng với truyện cổ tích các dân tộc trên thế giới” [85, tr.94]. Tác giả cũng đã chỉ ra được đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng nhóm truyện. Từ đó, l giải các vấn đề từ góc độ văn hoá t n ngưỡng, sử học, dân tộc học. Năm 2003, tác giả Nguyễn Việt Hùng với đề tài luận văn Thạc sĩ Sự tích Vọng phu và tín ngƣỡng thờ đá ở Việt Nam, đã đi sâu tìm hiểu một số motif trong dạng truyện này. Tác giả chỉ ra một trong số những motif quan trọng của kiểu truyện là motif “hôn nhân anh em ruột” Motif này đã phản ánh phong tục “hôn nhân anh em ruột” và là sự mượn lại motif thần thoại để lí giải sự thay đổi của xã hội lúc đó, đồng th i chỉ ra hôn nhân anh em ruột trong cổ t ch được nhân dân lí giải là do “sự vô tình”, “sự nhầm lẫn” Đây là một cách thức nghệ thuật để tác giả dân gian bảo vệ nhân vật của mình. Năm 2004, trong cuốn Mấy vấn đề văn hoá và văn học dân gian Việt Nam, tác giả Chu Xuân Diên trong phần viết về Đề tài và motif - Những dạng thức lịch sử - tộc ngƣời của đề tài và motif trong văn học dân gian các dân tộc Việt Nam đã nói đến đề tài hôn nhân và gia đình Bên cạnh các motif như “hôn nhân loạn luân”, “ngư i con riêng bị ngược đãi”, “ngư i xấu x mà có tài” thì motif “hôn nhân giữa ngư i và động vật” cũng được tác giả nhắc tới như là một motif của đề tài hôn nhân và gia đình Năm 2005, tác giả Đặng Thị Thu Hà đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với đề tài Kiểu truyện Ngƣời lấy vật và sự phản ánh chủ đề phong tục trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam Trên c s tập hợp được 100 bản kể từ kho tàng cổ tích của h n 20 dân tộc anh em, tác giả khẳng định, kiểu truyện ngư i lấy vật là kiểu truyện độc đáo, có nguồn gốc cổ xưa và phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Tác giả cho rằng, có sự vận động và biến đổi rất lớn và hết 12 sức phức tạp trong bản thân kiểu truyện, sự vận động ấy thể hiện sự thay đổi trong quan niệm của tác giả dân gian về vấn đề hôn nhân Khi chưa phân biệt được ranh giới giữa ngư i và vật, việc hôn phối “ngư i - vật” là điều hoàn toàn có thể, nhưng khi nhận thức thay đổi, ngư i ta chỉ chấp nhận "vật" tham gia kết hôn với con ngư i là do con ngư i đội lốt, những trư ng hợp ngư i lấy vật khác đều phải bị loại bỏ hoàn toàn Như vậy, đây là một dạng hôn nhân đặc biệt - hôn nhân khác loại. Cuộc hôn phối kiểu đó là một điều hoàn toàn không thể có trong thực tế đ i sống, song nó lại được lưu lại trong truyện cổ tích thần kì, như là một l i gửi gắm từ quá khứ về một ước m hạnh phúc. Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà với đề tài luận văn Thạc sĩ Kiểu truyện hôn nhân anh em ruột trong kho tàng truyện kể dân gian các dân tộc Việt Nam đã tiếp tục nghiên cứu sâu motif hôn nhân anh em ruột mà tác giả Nguyễn Việt Hùng mới chỉ dừng lại nghiên cứu trong một truyện Trong đề tài của mình, tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa m rộng nghiên cứu motif này trên phạm vi toàn bộ truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt Nam. Từ sự phân tích kiểu truyện này, tác giả đi đến lí giải nguyên nhân của sự diễn hoá motif hôn nhân anh em ruột từ thần thoại sang cổ t ch, để thấy rằng, hôn nhân huyết tộc trong thần thoại không bị cấm đoán, nhưng đến th i kì cổ t ch đây lại là hình thức hôn nhân bị cộng đồng cấm kị. Năm 2005, tác giả Hoàng Thị Thanh Trọng đã nghiên cứu đề tài Kiểu truyện về đề tài hôn nhân “giàu - nghèo” trong kho tàng truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam trong luận văn Thạc sĩ của mình. Qua mô tả nội dung và kết cấu kiểu truyện về đề tài hôn nhân “giàu - nghèo”, tác giả đã chỉ ra bảy motif chính của kiểu truyện: motif thử thách đối với nhân vật nghèo, motif “tài năng thần kì” của nhân vật nghèo, motif kết hôn, motif tai họa và kẻ gây tai họa, motif “biến hoá”, motif đoàn viên, motif hóa thân (hóa kiếp). Tác giả khẳng định, hôn nhân “giàu - nghèo” là một kiểu đề tài hấp dẫn và độc đáo trong kho tàng truyện cổ tích thần kì các dân tộc Việt Nam. Các kiểu hôn nhân trong truyện cổ tích luôn phản ánh thực tại xã hội trong từng th i kì lịch sử nhất định của loài ngư i Hôn nhân “giàu - nghèo” phản ánh xã hội phong kiến đã phát triển, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa tầng lớp phong kiến và nhân dân. Thực hiện được hôn nhân “giàu - nghèo” 13 trong truyện cổ tích là cách hoá giải sự phân biệt sang - hèn, những định kiến và thói tục bất công ăn sâu vào ý thức hệ phong kiến Và điều đặc biệt của công trình này là tác giả đã chỉ ra được ý nghĩa nhân văn và truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua kiểu truyện. Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu kể trên, chúng tôi thấy rằng, việc nhận diện và giải mã chủ đề hôn nhân và phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích của các nhà folklore Việt Nam đã tập trung một số xu hướng tiếp cận sau đây: Trước hết, là xu hướng tiếp cận chủ đề hôn nhân từ góc độ thể loại. Ở xu hướng này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự chuyển hóa từ thần thoại đến truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Tiếp đến, là xu hướng tiếp cận chủ đề hôn nhân trên c s dân tộc học. Ở xu hướng này, các quan điểm dân tộc học và các phư ng pháp nghiên cứu của các nhà folklore thế giới như: Nhân vật truyện cổ tích thần kì - xuất xứ của hình tƣợng của nhà folklore Nga E.M.Mêlêtinxki, Truyền thuyết và cổ tích Đun gan của Riptin và Xakhannốp, Những căn rễ của truyện cổ tích thần kì của V.Ia.Propp… đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam ứng dụng hiệu quả vào thực tế của văn học dân gian Việt Nam. Các nhà folklore Việt Nam đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyện cổ tích và phong tục hôn nhân; chỉ ra các hình thức hôn nhân trong quá khứ; sự xung đột xã hội các giai đoạn lịch sử dân tộc qua hình thức hôn nhân mà tàn dư của nó còn tồn tại trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, việc đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống về chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích và sự phản ánh phong tục hôn nhân của loại truyện này đến nay vẫn chưa có một công trình nào đề cập đến. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi chọn đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam cho luận án của mình. Với đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích trên diện rộng để có cái nhìn bao quát và toàn diện. Mặt khác, chúng tôi đặt truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân trong môi trư ng văn hóa sống động mà nó đã từng tồn tại để lí giải mối quan hệ giữa truyện cổ t ch và đ i sống văn hóa đ ch thực mà truyện phản ánh. Hi vọng, với cách tiếp cận này, chúng tôi sẽ có đóng góp mới trong việc nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam. 14 1.2. Cơ ở lí thuyết của đề tài 1.2.1. Một số vấn đề về truyện cổ tích 1.2.1.1. Khái niệm truyện cổ tích và thời kì ra đời truyện cổ tích Trước khi khoa nghiên cứu văn học dân gian nước ta ra đ i, cách hiểu truyện cổ t ch (hay truyện đ i xưa) thư ng được dùng theo nghĩa rộng, để chỉ chung toàn bộ truyện kể dân gian Từ h n nửa thế kỉ nay, trên c s tiếp thu l luận và kinh nghiệm nghiên cứu truyện dân gian nước ngoài, kết hợp với hoạt động sưu tầm, nghiên cứu truyện dân gian trong nước, các nhà nghiên cứu đã phân chia kho tàng truyện kể dân gian nước ta thành năm loại ch nh: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ t ch, truyện cư i, truyện ngụ ngôn Nh vậy mà phạm vi các hiện tượng được gọi là “cổ t ch” đã được giảm bớt, khái niệm truyện cổ t ch đã được thu hẹp h n Trong giáo trình Văn học dân gian của Hoàng Tiến Tựu, tác giả lí giải: “Ở nước ta, quá trình nghiên cứu truyện cổ tích gắn khá chặt với quá trình nhận thức, khu biệt các loại truyện dân gian khác (như thần thoại, truyền thuyết, truyện cư i, truyện ngụ ngôn, giai thoại…) Trước đây (khoảng từ Cách mạng tháng Tám 1945 tr về trước), danh từ truyện cổ t ch (còn được gọi là “truyện đ i xưa”) thư ng được dùng để chỉ chung hầu như toàn bộ lĩnh vực truyện dân gian truyền miệng kể xuôi (tư ng tự như “truyện cổ dân gian” hay “truyện kể dân gian” sau này) Về sau, phạm vi của truyện cổ t ch được thu hẹp dần, song song với quá trình nhận thức các loại truyện dân gian khác và tách chúng ra khỏi cổ tích” [180, tr.41]. Tuy nhiên, so với bốn loại truyện còn lại thì truyện cổ t ch vẫn là bộ phận lớn nhất, phức tạp nhất Như vậy, theo cách phân chia này, khái niệm truyện cổ t ch vẫn còn rất rộng và rất khó xác định Trên c s khảo sát những tài liệu ghi chép về truyện cổ dân gian, nhà nghiên cứu của Chu Xuân Diên cho rằng: Thuật ngữ “truyện cổ t ch” được dùng Việt Nam có lẽ muộn nhất cũng là từ thế kỷ XIX. Từ đầu thế kỷ XX tr đi, thuật ngữ này đã được dùng phổ biến Thư ng thì khái niệm “truyện cổ t ch” được hiểu với nghĩa rộng, chỉ các loại truyện dân gian nói chung, do đó, không có sự phân biệt với các khái niệm “truyện đ i xưa”, “truyện cổ”, “truyện cổ dân gian” Song, những năm gần đây, trong giới folklore học ngày càng có xu hướng cố gắng phân biệt “truyện 15 cổ t ch” với truyện dân gian nói chung và với các loại truyện dân gian khác nhau nói riêng như thần thoại, truyền thuyết” [67]. Một xu hướng phổ biến trong việc xác định nội hàm khái niệm truyện cổ tích là việc các nhà nghiên cứu đã nêu lên khá nhiều đặc điểm khác nhau của truyện cổ t ch như: tính phiếm chỉ, t nh tư ng tượng và hư cấu, tính thần kì, tính có hậu, chức năng giáo huấn… Tiêu biểu cho xu hướng này phải kể đến nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, trong bộ giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian, ông đã không đưa ra một công thức định nghĩa nào về truyện cổ t ch, nhưng những đặc điểm thể loại của truyện cổ t ch được ông phân biệt khi so sánh truyện cổ tích với thần thoại Trong khi đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi đã dựa vào định nghĩa truyện cổ tích của anh em nhà Grimm được phổ biến rộng rãi châu Âu để nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam. Trong chuyên khảo về truyện cổ tích bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi đã xác định ba đặc điểm của cổ t ch như sau: Một là tính chất cố sự; hai là trong sự việc được kể, đừng có yếu tố gì quá xa lạ với bản sắc dân tộc; ba là truyện cổ tích phải thể hiện tư tư ng và tính nghệ thuật, nghĩa là “nó là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặc tư ng đối hoàn chỉnh. Nó là một thể loại đã đạt đến cấp độ cao trong nghệ thuật tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh của văn xuôi tự sự trong nền văn học viết” [29]. Kế thừa rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyện cổ tích của các nhà nghiên cứu, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm truyện cổ tích gồm mấy vấn đề như sau: Thứ nhất, truyện cổ tích xuất hiện và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến; thứ hai, về nội dung truyện cổ t ch hướng đến mối quan hệ giữa con ngư i trong gia đình và ngoài xã hội, phản ánh những mâu thuẫn của xã hội, đề cao những con ngư i nhỏ bé tầm thư ng nhất trong xã hội, ca ngợi tình cảm đạo đức của con ngư i trong t nh nhân văn cao nhất, thể hiện những m ước, khát vọng của ngư i dân; thứ ba, về nghệ thuật, truyện cổ t ch được đan dệt b i các motif, nó có kết cấu cốt truyện, yếu tố thần kì, th i gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật đặc trưng; thứ tư, về sự tiếp nhận, truyện cổ tích là loại truyện được ngư i dân yêu thích nhất so với các thể loại tự sự dân gian khác, nó ăn sâu trong tâm thức ngư i dân từ bao đ i nay. 16 Trên c s xác định nội hàm khái niệm truyện cổ tích như trên, đã gợi m cho chúng tôi về th i kì lịch sử ra đ i của thể loại này Đó là th i kì chế độ công xã nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp, có nhà nước bắt đầu hình thành, nên trong lòng xã hội xuất hiện những giai cấp mới, tầng lớp mới và đi kèm với đó là những mâu thuẫn, xung đột. Sự chuyển biến của đ i sống xã hội với mô hình xã hội đ n lẻ đã dẫn đến sự xuất hiện những nạn nhân mới như: Ngư i mồ côi, ngư i đi , ngư i con riêng… kèm theo đó là những mâu thuẫn, xung đột trong lòng xã hội, trong từng gia tộc, gia đình, vì bỡ ngỡ trước những hình thái xã hội mới, lạ lẫm với những luật lệ và ràng buộc. Họ phân vân giữa cái cũ và cái mới, cuộc đấu tranh của cái cũ trong lòng xã hội mới lại đưa đến những bi kịch mới (bi kịch hôn nhân gia đình: Tạp hôn và hôn nhân vợ một chồng, quyền thừa kế…) Khi đó, truyện cổ t ch ra đ i như một hình thức nghệ thuật nhằm lí giải các vấn đề xã hội theo xu hướng bảo vệ, bênh vực cho những nạn nhân của xã hội trước những sự thay đổi lớn lao của đ i sống mà con ngư i rất dễ bị đẩy vào những hoàn cảnh bi kịch. Khác với thần thoại, ngư i kể cổ t ch không tin vào điều được kể ra và cũng không nhằm tác động vào lòng tin của ngư i nghe Tuy nhiên, ngư i kể truyện cổ tích đã khéo léo tạo ra một thế giới không có trong thực tại nhưng lại tư ng đồng với thế giới thực tại, nhằm tạo ra một trục liên tư ng cho ngư i nghe, để họ cảm xúc trước những điều xảy ra trong cổ tích làm cho họ yêu cái tốt, ghét cái xấu và ra sức đấu tranh chống lại cái xấu. Cổ tích thật sự là những sáng tạo nghệ thuật và đó là nghệ thuật có chủ tâm. Việc xác định được nội hàm khái niệm và th i điểm ra đ i của truyện cổ tích sẽ là c s khoa học để chúng tôi thực hiện đề tài luận án này. Nó giúp cho việc phân biệt giữa các thể loại truyện kể dân gian, đặc biệt là việc xác định này về th i điểm ra đ i sẽ giúp cho việc lí giải sự chuyển di từ lịch sử loài ngư i vào trong truyện cổ tích, góp phần lí giải được các mã văn hóa truyền thống còn lưu lại dấu vết chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. 1.2.1.2. Vấn đề phân loại truyện cổ tích Nhìn chung, giới folklore Việt Nam có ba cách phân loại truyện cổ tích. Cách thứ nhất chia cổ tích thành hai tiểu loại: truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan