Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chương trình nông thôn mới và vấn đề văn hóa phát triển ở việt nam đương đại (...

Tài liệu Chương trình nông thôn mới và vấn đề văn hóa phát triển ở việt nam đương đại (nghiên cứu trường hợp xã kênh giang chí linh hải dương

.PDF
94
701
56

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG CHƢƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI VÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA – PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI (Nghiên cứu trường hợp xã Kênh Giang – Chí Linh – Hải Dương) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG CHƢƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI VÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA – PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI (Nghiên cứu trường hợp xã Kênh Giang – Chí Linh – Hải Dương) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 60 31 06 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG CẦM HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn nguồn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2017 Tác giả luận văn Đào Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Văn hóa học, Học viện Khoa Học Xã hội (Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam) những người đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích nhất, để giúp tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài của mình. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Đảng Ủy, Ủy ban nhân dân xã Kênh Giang, đồng nghiệp cơ quan, người dân trong xã Kênh Giang đã giúp đỡ tôi có nguồn tư liệu thực địa hoàn thành đề tài. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Cầm, người đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn cao học. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn cao học. Xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2017 Tác giả luận văn Đào Thị Hồng Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ KÊNH GIANG ...................................... 9 1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................... 9 1.2. Đặc điểm cư dân ....................................................................................... 10 1.3. Hoạt động kinh tế ..................................................................................... 11 1.4. Vấn đề văn hóa – xã hội truyền thống ..................................................... 14 Chƣơng 2: CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở KÊNH GIANG: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC VẤN ĐỀ VĂN HÓA ...................................................................................... 24 2.1. Vài nét về chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ... 24 2.2. Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện ở Kênh Giang, Chí Linh .................................................................................. 26 Chƣơng 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƢỢC THÔNG QUA CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở KÊNH GIANG ....................................................... 48 3.1. Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới và triết lý phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay.................................................................. 48 3.2. Sự thay đổi quan niệm, thực hành văn hóa, kinh tế, xã hội ở Kênh Giang thông qua chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới ........... 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ/cụm từ viết tắt Từ/cụm từ viết đầy đủ 1 BNNPT&NT Bộ Nông nghiệp Phát triển và Nông thôn 2 BLĐTB&XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 3 BVH, TT &DL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 4 CP Chính phủ 5 ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam 6 GTVT Giao thông vận tải 7 HTX Hợp tác xã 8 NĐ Nghị định 9 NTM Nông thôn mới 10 QĐ Quyết định 11 TT Thông tư 12 TTg Thủ tướng 13 TW Trung ương 14 UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 70% người dân sống ở vùng nông thôn, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Ngay từ khi giành độc lập, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội của quốc gia. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển vùng nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi. Các chương trình xây dựng, phát triển nông thôn tiến hành trong nhiều năm qua được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm thay đổi diện mạo nông thôn đang được diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Xét ở khía cạnh quy mô, các chương trình phát triển nông thôn được chính phủ thực hiện trong các thập kỉ qua là rất đa diện. Ở thời điểm hiện tại, một trong những chương trình phát triển có tính bao trùm nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu xây dựng của chương trình là xây dựng mới các cơ sở vật chất, các vấn đề xã hội như trung tâm văn hóa cấp xã và thôn, bưu điện văn hóa, hay trạm y tế v.v…Để hoàn thành mục tiêu đó, các vấn đề phải được nằm trong quyết định của các bộ, ngành có liên quan. Ví dụ, ở khía cạnh văn hoá, theo “Quy định tổng thể phát triển hệ thống vấn đề văn hóa”, theo đó đến năm 2020, tỷ lệ văn hóa, thể thao cấp thôn phải đạt 70% (đối với khu vực miền núi là 50%), 80% ở cấp xã (khu vực miền núi là 60%) có trung tâm văn hóa thể thao. Chính sách chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đang được diễn ra mạnh mẽ trong phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng. Tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh phong trào đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở các đơn vị xã, phường, thị trấn… Riêng tại thị xã Chí 1 Linh, phong trào Xây dựng nông thôn mới đang diễn ra một cách đồng bộ và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp tại xã, phường trên địa bàn, người dân phấn khởi chung sức tham gia cùng chính quyền để thu được kết quả cao. Kênh Giang là một trong 12 xã của thị xã Chí Linh đang thực hiện công cuộc Xây dựng nông thôn mới, người dân ở các thôn ra sức cùng nhau thực hiện các mục tiêu đề ra để hoàn thành đạt chỉ tiêu mà các bộ tiêu chí đặt ra. Nhìn chung, đây là chương trình mục tiêu quốc gia được áp dụng tại một đơn vị cơ sở đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương này, người dân trực tiếp thụ hưởng các sản phẩm vật chất và tinh thần của chính họ mà nhà nước mang lại trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình Xây dựng nông thôn mới ở xã Kênh Giang nói riêng và ở thị xã Chí Linh nói chung còn gặp phải nhiều vấn đề tồn tại cần được khắc phục để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Đặc biệt là sự thay đổi diện mạo của đời sống văn hóa người dân Kênh Giang dưới tác động của chương trình Xây dựng nông thôn mới. Nhận thấy sự cần thiết của việc tìm hiểu về chương trình nông thôn mới, đặc biệt là các tác động của chương trình này đối với các thực hành văn hoá và xã hội của người dân nông thôn, tôi chọn “Chương trình nông thôn mới và vấn đề văn hóa - phát triển ở Việt Nam đương đại (nghiên cứu trường hợp xã Kênh Giang - Chí Linh - Hải Dương) làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Văn hóa học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chương trình Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn của quốc gia, nó có tác động đến toàn bộ đời sống của người dân nông thôn. Vì vậy, ngay từ khi được triển khai, chương trình Xây dựng nông thôn mới đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đề cập và bàn luận thông qua các công trình, bài viết. Những tập hợp và thống kê dưới đây của tác giả luận văn 2 cho thấy, đến nay đã có những tác phẩm viết về chương trình Xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Trước hết, có thể kể đến nghiên cứu của nhóm các tác giả thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên “Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20122015” hay “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - những vấn đề đặt ra” của tác giả Đàm Quang Tuấn. Hai công trình nêu lên những vấn đề cấp thiết trong việc xây dựng, hoạch định phát triển các không gian trên địa bàn nông thôn xã một cách toàn diện đáp ứng các yêu cầu của Đảng và Chính phủ về xây dựng tam nông. Nội dung của công tác lập quy hoạch xây dựng NTM liên quan chủ yếu đến xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất. Tập trung xây dựng trên địa bàn nông thôn hợp lý, đúng với chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước về văn hóa và phát triển của người dân. Tác giả Nguyễn Minh Tiến với bài viết “Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Dương” viết ngày 17/1//2013. Bài viết nêu rõ, Hải Dương là một tỉnh có nền nông nghiệp gần như thuần túy, gắn liền với đời sống kinh tế của người dân. Việc xây dựng đời sống người dân nông thôn phải đảm bảo phát huy lợi ích chương trình với lợi ích của người dân. Tác giả Nguyễn Thu Hiền với bài viết “Khắc phục yếu kém của hệ thống vấn đề văn hóa, thể thao cơ sở” xuất bản năm 2013 và tác giả Minh Anh với bài viết “Nhà văn hóa - xây xong cửa đóng then cài” xuất bản năm 2013. Hai bài viết trên đã nêu ra những tồn tại quanh tiêu chí văn hóa đối với mức độ sử dụng của người dân. Các tác giả cho rằng, đầu tư cho văn hóa không bao giờ thừa, song để những công trình thật sự hiệu quả thì các cơ quan chức năng cần rà soát lại hệ thống vấn đề văn hóa cơ sở để có mô hình đầu tư thích đáng và điều quan trọng là phải được xây dựng xuất phát từ nguyện vọng và nhu cầu của người dân, chứ không thể từ nhu cầu quy hoạch của cơ 3 quan quản lý, phải thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân về sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa. Tác giả Nguyễn Văn Hy với bài viết “Mấy vấn đề về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay” xuất bản năm 1985 và tác giả Trần Độ với bài viết “Văn hóa ở cơ sở và văn hóa ở huyện” xuất bản năm 1987. Hai bài viết đều khẳng định, để có một chỉnh thế các vấn đề văn hóa cần có: Cơ sở vật chất; bộ máy tổ chức, cán bộ, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động của vấn đề đó. Tác giả Trần Hữu Sơn trong “Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng cao” xuất bản năm 1985 đã đề cập đến vấn đề qui hoạch chợ không phù hợp với sinh hoạt văn hóa của người dân ở vùng cao, do đó người dân gặp nhiều khó khăn trong việc mua lẫn việc bán. Tác giả Đoàn Quang Thiệu với bài viết “Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí về nông thôn mới ở tỉnh Bắc Kạn” xuất bản năm 2010. Tác giả mô tả các hoạt động của địa phương, đặc biệt là chương trình 135 và các chương trình, dự án giảm nghèo đều huy động các nguồn lực trong Xây dựng nông thôn mới. Tác giả cũng chỉ rõ những khó khăn thách thức, mục tiêu xây dựng chương trình cho sự phát triển chung đời sống người dân từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn khu vực miền núi có những thay đổi tích cực. Trong nghiên cứu của Philip Taylor “Những vấn đề của phát triển nông thôn Việt Nam” xuất bản năm 2012 đã nhận ra rằng, chính sách phát triển nông thôn hiện nay không thích hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của con người. Khi người dân nông thôn Việt Nam sử dụng tôn giáo, kiến thức bên cạnh sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong đời sống. Ngoài ra, còn có các tài liệu tập huấn cho các cán bộ văn hoá để triển khai thực hiện các mục tiêu về văn hoá trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. 4 Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến nội dung chương trình Xây dựng nông thôn mới nói chung, tuy nhiên ở một địa phương như ở xã Kênh Giang, thị xã Chí Linh khi thực hiện phong trào này chưa có công trình bài viết nào đề cập đến trong thời gian qua. Do vậy, tác giả luận văn đã lựa chọn đối tượng này làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu về các tiêu chí và hoạt động của chương trình NTM ở một xã thuộc thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương, luận văn hướng tới cung cấp một sự hiểu biết về quan điểm, cách nhìn nhận về văn hoá cũng như triết lý phát triển của Việt Nam đương đại cũng như tác động của chương trình này đối với thực hành văn hoá và xã hội của người dân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là đi sâu tìm hiểu các tiêu chí, việc triển khai thực hiện các tiêu chí cũng như quan điểm của các bên hữu quan về mục tiêu và hoạt động của chương trình này tại địa bàn nghiên cứu. Luận văn cũng xem xét các tiêu chí và hoạt động của chương trình đến thực hành văn hóa, xã hội cũng như quan điểm của người dân về sự thay đổi và phát triển ở địa phương này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối trượng nghiên cứu của luận văn là nội dung và các hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Kênh Giang, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi địa bàn xã Kênh Giang, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là một xã đặc biệt 5 khó khăn và nằm ở vị trí xa nhất của của thị xã Chí Linh, là một trong 12 xã đang thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Vì vậy, lựa chọn địa bàn xã kênh Giang để thấy được những thay đổi về văn hóa, kinh tế, xã hội và sự biến đổi của chúng tới đời sống người dân nơi đây. - Phạm vi thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay. Đây là khoảng thời gian địa phương triển khai xây dựng các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới với nhiều nội dung, dự án, công trình đầu tư phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu dùng để trình bày và phân tích trong luận văn cơ bản sử dụng phương pháp định tính, dựa trên khảo khát thực địa, quan sát tham gia và phỏng vấn sâu, đồng thời tham khảo, phân tích nguồn tư liệu thứ cấp. Phân tích tư liệu thứ cấp trong quá trình thực hiện các văn bản, kế hoạch, báo cáo của địa phương; các bài viết về hệ thống văn hoá cơ sở. Đây là những phân tích cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa xã hội tại địa phương, thực trạng các vấn đề văn hóa cơ sở hiện nay. Song các tư liệu thứ cấp chủ yếu nhấn mạnh các kết quả đạt được, nêu ra các mặt tích cực và hạn chế chưa được chuyên sâu mà chưa có đề cập đến cách hưởng ứng và tiếp cận của người dân. Vì vậy, tác giả luận văn đã thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu quan điểm và phản ứng của người dân đối với chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới trong cuộc sống văn hóa người dân địa phương. Quá trình phỏng vấn sâu được thực hiện đối với một số lãnh đạo địa phương, các cán bộ phụ trách quản lý văn hóa cơ sở nhằm lấy thông tin về hoạt động quản lý và sử dụng văn hóa cơ sở, những thuận lợi, khó khăn và kế hoạch xây dựng văn hoá mới trong thời gian tới. Phỏng vấn sâu còn được tiến 6 hành đối với cán bộ và người dân, những người trực tiếp sử dụng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa mới. Cuộc phỏng vấn được phân loại thành các nhóm nhỏ hơn với sự khác nhau về nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính và về tôn giáo. Các cuộc phỏng vấn sâu được hỏi xoay quanh các vấn đề liên quan tới sự tham gia, quan điểm, nhu cầu của người dân đối với những thay đổi trên địa bàn sinh sống từ khi chưa có chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đến khi chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới diễn ra. Quan sát tham gia được thực hiện cùng với hoạt động của người dân liên quan sử dụng các vấn đề văn hóa mới, cũ có trên địa bàn. Trong đó là được quan sát, tham gia lễ hội truyền thống (đền, chùa, nhà thờ họ) tham gia buổi sinh hoạt nhà văn hóa thôn, đường làng, ngõ xóm, tham gia quan sát trường học, trạm y tế, để thu thập thông tin thực tế về sự biến đổi của người dân đối với các vấn đề của chương trình nông thôn mới với cuộc sống mới và cũ. Khi được phỏng vấn sâu nội dung của các cuộc phỏng vấn thường được tập trung xoay quanh các vấn đề về trải nghiệm của mỗi cá nhân về suy nghĩ của mình trên mỗi phương diện hoạt động của chính sách. Phỏng vấn sâu được hỏi bởi các câu hỏi mở, trọng tâm một vấn đề. Hỏi một đối tượng nhiều câu hỏi khác nhau về vấn đề liên quan. Trong quá trình tham gia phỏng vấn tôi được sự giúp đỡ rất nhiều người dân địa phương, chính vì vậy có được nhiều thông tin phong phú, đa chiều xác thực phục vụ cho nghiên cứu đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua nghiên cứu trường hợp chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới ở một địa bàn cụ thể, luận văn cung cấp một sự hiểu biết mới về triết lý, định hướng phát triển nông thôn trong xã hội Việt Nam đương đại, từ đó góp thêm một nghiên cứu trường hợp cho bức tranh nghiên cứu của ngành nhân học, nghiên cứu văn hóa về chủ đề văn hóa và phát triển. 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định các chính sách xây dựng, hoạt động quản lí văn hóa của trung ương đến địa phương. Đặc biệt là chương trình Xây dựng nông thôn mới đi vào đời sống người dân trong văn hóa và phát triển. Bên cạnh đó là người công tác trong khối chính quyền xã, tác giả luận văn có thể tìm hiểu, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc tham gia của người dân, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy chất lượng đời sống văn hóa cơ sở. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung của luận văn bao gồm 03 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về xã Kênh Giang Chƣơng 2: Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Kênh Giang: Quá trình thực hiện các vấn đề văn hóa Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra và hiệu quả đạt được thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Kênh Giang. 8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ KÊNH GIANG 1.1. Lịch sử hình thành Người dân xã Kênh Giang có cội nguồn là nghề sông nước hay còn gọi là nghề “thuyền chài” theo như lời nói vui của các cụ từ thời xưa. Người dân có đời sống sinh hoạt trên các con thuyền, dân cư nơi đây có nguồn gốc từ vùng Nam Sách, Thượng Đạt, Chí Linh tỉnh Hải Dương. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên họ đã chọn con sông Kinh Thày để mưu sinh. Người dân đi thuyền, thả bè, bám trụ với nghề sông nước rồi đến vùng đất là xã Kênh Giang ngày nay để làm ăn. Thời kì cách mạng tháng 8 năm 1945 người dân đậu thuyên tại vùng đất Kênh Giang này làm nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng, kháng chiến bằng việc chở bộ đội qua sông và chở lương thực. Từ năm 1928 đến năm 1945 một số người dân tham gia giành chính quyền, lập lên một chính quyền chủ yếu hoạt động ở dưới thuyền. Xã Kênh Giang lúc đó chưa là một xã, chỉ là một vùng đất hoang cây cỏ, cây sậy mọc lên um tùm không có người ở. Xã Kênh Giang được thành lập năm 1946, tên ban đầu của xã khi đó là Bình Giang, xã chỉ có một thôn là Nam Giàng. Đến năm 1951 xã được đổi tên là xã Kênh Giang, sở dĩ có việc đổi tên gọi như vậy là do tên xã Bình Giàng trùng với huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Việc đổi tên Kênh Giang cũng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong xã, phù hợp với nghề truyền thống là đánh bắt cá gắn liền với đời sống sông nước của người dân. Đến năm 1950 thấy rằng đây là một vùng đất phù hợp với nghề đánh bắt cá, là nơi cư trú ổn định lâu dài cho người dân từ sống ở dưới thuyền lên bờ ổn định an cư lạc nghiệp, làm ăn kinh tế lâu dài, một số dòng họ đã xác định lên bờ. Dòng họ đặt chân lên mảnh đất xã Kênh Giang ngày nay đầu tiên là hai họ Nguyễn và Trần. Với mục đích khai hoang tìm đất ở và làm ăn ổn định. Sau khi đất nước đã hòa bình một số dòng họ sống ở dưới thuyền cũng đã lên bờ khai hoang lập nghiệp gồm có dòng họ Đào, họ Phùng, họ Đỗ, họ Hoàng. 9 Khi dân số xã đã phát triển, để thuận tiện điều hành cho từng khu vực dân cư dễ cho việc chỉ đạo sản xuất. Năm 1952 thống nhất tách làng Nam Giàng thành hai làng Đông Giàng và Thượng liệt. Năm 1955 xã có sự phân chia lại địa giới hành chính đổi tên làng Đông Giàng là làng Tân Lập, làng Thượng Liệt là làng Nam Hải. Sau nhiều lần thay đổi tên gọi, địa giới hành chính xã Kênh Giang ngày nay đã được Ủy ban dân tộc quốc hội khóa XII công nhận là xã vùng 3 và làng Tân Lập là làng thuộc diện đặc biệt khó khăn theo quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06/09/2007 căn cứ dựa trên trình độ phát triển. Xã cách trung tâm thị xã Chí Linh khoảng 20 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Hải Dương 45 km về phía Đông. Ngày nay khi đất nước hòa bình, dần dần đi vào đổi mới, làng xóm phát triển hội nhập với nền văn hóa kinh tế mới của đất nước. Làng Nam Hải là một làng có lịch sử hình thành ngay từ thuở khai sơn lập địa, giá trị lịch sử văn hóa gắn liền với đời sống người dân. Trên địa bàn làng Nam Hải có trụ sở ủy ban nhân dân xã, có đền nằm trên địa bàn làng, là làng lớn nhất trong xã và tách rời với làng còn lại trong xã. Làng Nam Hải được hình thành từ khi xã được thành lập cho đến ngày nay mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống . 1.2. Đặc điểm cƣ dân Xã kênh Giang hiện nay có tổng số nhân khẩu là 910 khẩu 256 hộ. Tổng diện tích của xã là 5.72km2, trong đó làng Tân Lập nằm tách rời là một cồn đảo một mặt giáp sông Kinh Thày, một mặt giáp với xã Lê Ninh của huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Làng Nam Hải nằm gọn trong diện tích xâm cư có phần địa giới hành chính xen với xã Nguyễn Huệ, xã Thủy An của huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh và nằm ngay bên cạnh sông Kinh Thày. Là một xã có vị trí địa lí đặc biệt, trải dài với địa thế quan trọng về mặt quân sự, trước mặt là dòng sông Kinh Thày nên giao thông đường sông thuận 10 tiện phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ vận tải. Nghề truyền thống nông nghiệp,đánh bắt cá, vận tải thủy. Do đặc điểm nghề nghiệp như vậy nên đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề văn hóa của người dân. Nền văn hóa nông nghiệp, văn hóa ngư nghiệp phát triển và tồn tại với người dân xã Kênh Giang đặc biệt gắn với đời sống người dân Nam Hải. Người dân có những đặc điểm văn hóa riêng, gắn với đời sống sinh hoạt của bản thân, gia đình và trong làng, xã mình, họ tham gia truyền thống văn hóa của làng của xã . Làng Nam Hải có cơ cấu cư dân đông mật độ người dân ở cao, người dân sống ở làng chiếm 80 % dân số trong xã. Trung bình nam giới chiếm tỷ lệ 60% còn nữ giới chiếm tỷ lệ 40%. Người già chiếm tỷ lệ thấp 15%, người trung niên, thanh niên chiếm cao 70 % còn lại là trẻ nhỏ. Mức thu nhập, điều kiện kinh tế người dân làng Nam Hải cao hơn làng Tân Lập vì do nghề nghiệp chính của người dân trong làng là làm thương mại vận tải tàu thủy và đi lao động nước ngoài. 1.3. Hoạt động kinh tế Theo lịch sử hình thành của xã Kênh Giang, xã có vị trí địa lý nằm bên dòng sông Kinh Thày. Người dân có nghề chính là đánh bắt cá, chở hàng trên sông. Sau khi lên bờ mới phát hoang trồng lúa và các loại cây hoa màu, bên cạnh đó họ làm thêm nghề đan thuyền, đan lưới… Trước đây đời sống sản xuất của người dân còn nhiều khó khăn, lạc hậu. Người dân lo làm ăn, lo cơm áo gạo tiền nên chưa có ý thức lo cho đời sống văn hóa. Cho đến ngày nay, xã Kênh Giang đã xây dựng cơ cấu kinh tế ngư nghiệp - nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Xã có tổng diện tích đất nông nghiệp là 62,312 ha trong đó đất nông nghiệp 16,44 ha. Đất phi nông nghiệp 43,98 ha, đất chưa sử dụng là 1,90 ha. Hộ có thuyền vận tải thủy là 100 hộ. Người dân là nguồn nhân lực chính với nhiều nghề nghiệp và sinh kế khác nhau với số lượng lao động chiếm khoảng 55% dân số trong đó 11 lao động nông nghiệp chiếm 30% dân số, lao động ngư nghiệp 25%, lao động công nghiệp 40%, thương mại dịch vụ 4%, lao động thiếu việc làm 1%. Nghề đánh bắt cá đã nhường ngôi cho nghề vận tải tàu thủy phát triển và là ngành nghề chính người dân xã Kênh Giang. Bên cạnh đó là ngành nông nghiệp với hình thức hợp tác xã nông nghiệp làm cơ sở ổn định đời sống xã hội và phát triển các ngành kinh tế khác. Người dân làm thêm các nghề như lái tàu, phụ xây, đóng tàu, đóng gạch, đánh bắt cá, làm công nhân tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn xã. Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong xã, trong làng có nhiều hộ dân mở hàng, mở quán, kinh doanh dịch vụ bán lẻ hàng hóa, tiêu dùng với qui mô nhỏ, cho thuê xe dịch vụ, phông bạt cưới hỏi chủ yếu là phục vụ người dân trong xã mỗi khi nhà có công có việc hoặc ai đó đi đâu xa. Từ việc thay đổi cơ cấu từ ngư nghiệp sang các ngành nghề khác có sự ảnh hưởng đến sự tham gia và sử dụng các vấn đề văn hóa của người dân. Điều kiện của người làm vận tải tàu thủy ít có thời gian sống trên địa bàn nên không thể tham gia đầy đủ các vấn đề văn hóa hàng ngày, người làm nông nghiệp sống trên địa bàn có điều kiện tham gia đầy đủ các vấn đề văn hóa. Những người đi làm thuê tại các công ty nhà máy, thời gian gò bó, lao động về mệt khó có thể tham gia vào các vấn đề văn hóa, lễ hội làng. Trong đó đối tượng dich vụ hàng hóa còn lo kinh doanh trao đổi, buôn bán, nên nhiều khi không tham gia . Hiện nay, trên địa bàn xã có 5 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh dầu diezen, 1 doanh nghiệp đóng tàu, 1 doanh nghiệp bán vật liệu xây dựng và 1 doanh nghiệp sản xuất gạch. Các doanh nghiệp là các gia đình tự mở công ty làm ăn, góp phần giải quyết việc làm cho người dân và người trong gia đình đa số người dân trong xã làm việc thuê tại các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp trong xã làm việc dựa vào điều kiện địa lí thuận lợi từ dòng sông Kinh Thày bám trụ với đất với làng. Hàng năm 12 các doanh nghiệp cũng có những ủng hộ, đóng góp, gây quỹ đầu tư cho đời sống văn hóa, cơ sở hạ tầng trong xã. Trong toàn xã người dân tích cực tham gia lao động, tham gia hoạt động văn nghệ, quan hệ làng xóm thân thiết, các vấn đề văn hóa được sử dụng và được người dân tham gia sử dụng là cơ sở văn hóa hàng ngày của người dân. * Nghề nghiệp mƣu sinh và cƣ trú Nghề nghiệp mưu sinh chính của người dân chủ yếu là nghề nông nghiệp, ngư nghiệp. Một thời gian dài cái nghề thuyền chài gắn với cả con người cán bộ ở đây. Một lão thành cán bộ có nói “Đi họp cũng gọi là anh khăn tõm, anh thuyền chài, ngày đó còn khổ lắm, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc mọi người vẫn rỉ tai nhau câu nói rằng: “Buôn thuyền bán bè Không bằng ăn dè hà tiện”. Rồi đến việc ăn uống, cũng gắn với đời sống sống trên thuyền ăn con tôm con cá ở vùng đất này, mà cách nấu, cách chế biến cũng được dặn: “Con tôm kho mặn thì bùi Con cá kho mặn cái mùi mất ngon”.Hay còn có câu; “Ruốc tháng ba, cà ra tháng 10”. Hay những câu thơ dân gian được người dân ứng dụng trong đời sống ẩm thực của mình là: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”1. Người dân sống trên thuyền ăn uống sinh hoạt ngay trên thuyền họ chỉ quan tâm đến làm ăn mưu sinh, lo kinh tế gia đinh chưa có định hình về đời sống văn hóa. Khi lên bờ ổn định “an cư lạc nghiệp” họ bắt đầu cuộc sống mới ổn định, hòa nhập cuộc sống trên bờ giao lưu văn hóa vùng lân cận. Phát 1 Phỏng vấn Ông Đào Văn Hưởng, sinh năm 1930, ngày 21/01/2016 tại Kênh Giang, xã Kênh Giang, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương 13 triển văn hóa lịch sử con người địa phương, trao dồi kiến thức, tư tưởng trong sự phát triển văn hóa đương đại. 1.4. Vấn đề văn hóa – xã hội truyền thống * Đền Làng Nam Hải có một ngôi đền chính được gọi tên là Đền Kênh Giang. Đền thờ một vị tướng thủy quân vào bậc nhất thời nhà Trần, danh tướng Yết Kiêu. Một nhân vật lịch sử đã có công phò trợ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thống lĩnh quân và dân Đại Việt 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông ở thế kỉ thứ 13. Ngôi đền cùng các nhân vật được thờ phụng được bao bọc trong muôn vàn truyền thuyết và sự tích. Kênh Giang là xã đảo duy nhất của thị xã Chí Linh, đa phần người dân đều làm nghề chài lưới, nên lập đền thờ Yết Kiêu. Là danh tướng thời Trần có biệt tài về sông nước là phúc thần. Mặc dù ngôi đền được xây dựng chưa lâu, song những cổ vật được thờ tự trong đền lại có niên đại nhiều thế kỷ. Tương truyền rằng: Trong trận cuối cùng ở Vạn Kiếp, tướng giặc là Phạm Nhan có tài thần thông biến hóa, Hưng Đạo Đại Vương chưa có kế sách gì để bắt được tướng giặc, tướng Yết Kiêu đã lặn sâu vào giữa dưới thuyền của giặc để nghe ngóng, nắm bắt tình hình. Biết được kế sách bắt sống tướng giặc, người đã lặn tìm đến đúng chiến thuyền tướng Phạm Nhan đục thuyền của tướng giặc rồi nổi lên bắt Phạm Nhan chói bằng chỉ ngũ sắc để không còn biến hóa được và mang nộp cho Trần Hưng Đạo. Thiên hạ thái bình ông được vua triệu về trao thưởng. Thuyền xuôi đến lục đầu giang, trời đất bỗng nổi cuồng phong, mưa to sóng lớn dồn dập, đạo quân gặp cây gỗ lớn xoay quanh dòng sông, với tài chí cao ông đã xoay được cây gỗ lớn cho xuôi dòng nước, để đoàn quân tiến về Thăng Long. Ông hóa tại đây, theo cây gồ về đến trang Thượng Đạt, nhân dân lập bài vị và thờ cúng từ đó và sửa lễ biểu 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan