Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) từ năm 1975 đến năm...

Tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố đà lạt (tỉnh lâm đồng) từ năm 1975 đến năm 2010

.PDF
190
808
125

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THÀNH VINH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT (TỈNH LÂM ĐỒNG) TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS PHAN AN 2. PGS. TS NGUYỄN VĂN NHẬT HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình sưu tầm, khảo sát, tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin, số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực. Các ý kiến khoa học, các số liệu nêu trong luận án được tác giả kế thừa và trích nguồn theo đúng quy định. Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận án NCS.NGÔ THÀNH VINH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 8 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 8 1.2. Những nội dung luận án kế thừa ............................................................. 20 1.3. Những vấn đề luận án cần giải quyết ...................................................... 21 Chương 2: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986 ............................................. 22 2.1. Khái quát về thành phố Đà Lạt và tình hình kinh tế, xã hội trước năm 1975 ................................................................................................................. 22 2.2. Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt giai đoạn 1975 – 1986 ... 32 Chương 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 .......................................................................... 65 3.1. Bối cảnh mới và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước và của địa phương ................................................................ 65 3.2. Chuyển biến về kinh tế............................................................................. 73 3.3. Chuyển biến xã hội................................................................................. 102 Chương 4: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ........................................................................ 129 4.1. Thành tựu ............................................................................................... 129 4.2. Hạn chế và một số vấn đề đặt ra ............................................................ 140 KẾT LUẬN ................................................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 154 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 168 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình ........................................................................ 25 Bảng 2.2: Bảng so sánh khí hậu của Đà Lạt ................................................... 26 Bảng 3.1: Số cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ............................... 82 Bảng 3.2: Số lượng du khách (2000 – 2005) .................................................. 86 Bảng 3.3: Doanh thu thương mại dịch vụ (2000 – 2006) ............................... 90 Bảng 3.4: Tình hình thu ngân sách qua các năm ............................................ 93 Bảng 3.5: Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản qua các giai đoạn .......................... 99 Bảng 3.6: Cơ cấu thành phần kinh tế ............................................................ 100 Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng bình quân các giai đoạn ............... 101 Bảng 3.8: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi ..................................................... 105 Bảng 3.9: Lao động của Thành phố theo thành phần kinh tế ....................... 107 Bảng 3.10: Số lượng việc làm mới qua các giai đoạn ................................. 109 Bảng 3.11: Tỷ lệ hộ đói nghèo qua các năm ................................................. 110 Bảng 3.12: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm .............................. 111 Bảng 3.13: Giáo dục thành phố Đà Lạt qua các năm học ............................. 116 Bảng 3.14: Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ....................................................... 121 Bảng 3.15: Tỉ lệ gia tăng dân số qua các năm .............................................. 124 Bảng 3.16: Tỉ lệ dân số tử vong qua các năm ............................................... 125 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .............................. 83 Biểu đồ 2: Số lượng du khách (2000 – 2005) ................................................. 87 Biểu đồ 3: Doanh thu thương mại dịch vụ (2000 – 2006) .............................. 90 Biểu đồ 4: Tình hình thu ngân sách qua các năm ........................................... 94 Biểu đồ 5: Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản qua các giai đoạn ......................... 99 Biểu đồ 6: Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng bình quân các giai đoạn .............. 102 Biểu đồ 7: Tỉ lệ dân số theo giới tính ............................................................ 103 Biểu đồ 8: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi .................................................... 106 Biểu đồ 9: Lao động của Thành phố theo thành phần kinh tế ...................... 107 Biểu đồ 10: Số lượng việc làm mới qua các giai đoạn ................................ 110 Biểu đồ 11: Tỷ lệ hộ đói nghèo qua các năm ................................................ 111 Biểu đồ 12: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm............................. 111 Biểu đồ 13: Giáo dục thành phố Đà Lạt qua các năm học............................ 117 Biểu đồ 14: Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng...................................................... 121 Biểu đồ 15: Tỉ lệ gia tăng dân số qua các năm ............................................. 124 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế xã hội là bộ mặt của mỗi địa phương, là lĩnh vực rất rộng và rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Từ trước đến nay, lĩnh vực kinh tế - xã hội đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đây cũng là vấn đề được chính quyền các cấp chú trọng. Ở Việt Nam, sau ngày thống nhất đất nước và đặc biệt là từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986, đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, chúng ta đã tranh thủ những thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và toàn cầu, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Thành phố Đà Lạt là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Lâm Đồng. Sự phát triển của Đà Lạt không chỉ phụ thuộc vào đường lối phát triển chung của đất nước, mà còn phụ thuộc vào chính sách, kế hoạch phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Ngay sau ngày miền Nam được giải phóng năm 1975, Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ rõ: Lâm Đồng muốn xây dựng một nền kinh tế toàn diện, vững chắc thì phải biết khai thác những thuận lợi về tài nguyên và điều kiện thiên nhiên ưu ái, biết phát huy thế mạnh sẵn có về cây công nghiệp đặc sản, về chăn nuôi và lâm nghiệp, lấy đó làm phương hướng trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh sản xuất lương thực, kinh doanh du lịch, kết hợp các lĩnh vực đó với nhau để tạo tiền đề cho mục tiêu tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa [10,tr.34]. 1 Trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng, Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ nhất sau khi đánh giá kết quả hoạt động từ sau ngày giải phóng đến giữa năm 1977 đã đề ra nhiệm vụ: Trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ra sức xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản ngày càng vững mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội cả bên trong và bên ngoài thành phố ngày càng ổn định. Ra sức xây dựng phát triển kinh tế và văn hóa theo hướng vừa giữ vững sản xuất, vừa nhanh chóng phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, từng bước xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Đồng thời, khẩn trương đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng hoàn thành công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, giao thông vận tải, nhà đất, đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp, kết chặt tổ chức sản xuất, phân bổ lại lực lượng lao động, chuyển một phần lớn tiểu thương sang sản xuất, nhằm xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố lao động sản xuất, trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng[9,tr.37]. Đến nay, trải qua hơn 40 năm xây dựng trong hòa bình, đổi mới và hội nhập, cũng như cả nước và tỉnh Lâm Đồng nói chung, quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội cuả thành phố Đà Lạt diễn ra từng bước với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Tuy vậy, với những thế mạnh của Thành phố có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và du lịch, Đà Lạt đã tự vươn lên, khắc phụ khó khăn, khai thác thế mạnh, đưa Thành phố đi lên với những bứt phá đáng ghi nhận. Thành phố đã có bước chuyển mình ngày càng rõ rệt từ cơ sở hạ tầng đến đời sống kinh tế - xã hội. Từ sau khi Thành phố được giải phóng đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết từ nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau về thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, tất cả những công trình nghiên cứu này chưa quy tụ, đánh giá một cách hoàn chỉnh có hệ thống vấn đề kinh tế - xã hội của thành 2 phố Đà Lạt, đa số các công trình này mới tập hợp các bài viết giới thiệu, mô tả khái quát về các lĩnh vực thiên nhiên, con người, các ngành nghề kinh tế cụ thể… Nhằm khắc phục những thiếu sót và bổ sung, hoàn chỉnh việc nghiên cứu các lĩnh vực về kinh tế, xã hội của Thành phố để từ đó có những đánh giá khách quan, khoa học về bức tranh kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt qua các giai đoạn; đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét về những mặt thành công và hạn chế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; bước đầu nêu lên những vấn đề mà Thành phố cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội phù hợp trong những năm tiếp theo, chúng tôi chọn “Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ năm 1975 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sỹ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt từ năm 1975-2010 qua hai giai đoạn: 1975-1986 và 1986-2010; Đưa ra những nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt, nêu được những thành tựu và hạn chế, phân tích nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó; Nêu lên một số vấn đề thành phố Đà Lạt cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai để đưa Thành phố phát triển toàn diện và bền vững trong những năm tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, hệ thống và xử lý toàn bộ các tài liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt. - Khái quát về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt. 3 - Trình bày và đánh giá quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân của quá trình đó. - Làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt từ năm 1975 đến năm 2010 qua hai giai đoạn: 1975-1986 và 1986-2010. - Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra những vấn đề Thành phố cần nghiên cứu và triển khai để tiếp tục đưa Thành phố phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. - Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội và việc vận dụng các chủ trương chính sách đó vào địa phương của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. - Về lĩnh vực kinh tế: Luận án tập trung nghiên cứu các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ, tài chính - ngân hàng, giao thông - vận tải và xây dựng cơ bản. - Về xã hội: Luận án tìm hiểu những chuyển biến quan trọng về cơ cấu dân cư, giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống, xóa đói giảm nghèo, văn hóa giáo dục, y tế môi trường, thông tin thể thao, việc thực hiện các chính sách xã hội, vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Luận án nghiên cứu về thành phố Đà Lạt với tổ chức hành chính hiện nay bao gồm: các phường 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và các xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung. 4 Tuy vậy, từ năm 1975 đến nay, Thành phố nhiều lần mở rộng địa giới hành chính, do vậy, luận án sẽ nghiên cứu phạm vị không gian theo từng giai đoạn lịch sử của thành phố. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Luận án nghiên cứu trong thời gian từ khi thành phố Đà Lạt được giải phóng (03/4/1975) đến năm 2010. Tuy nhiên, để thấy rõ những chuyển biến về kinh tế, xã hội của Thành phố qua từng thời kỳ, chúng tôi sẽ phân chia thời gian nghiên cứu thành 2 giai đoạn: Giai đoạn từ sau giải phóng miền Nam 1975 đến năm 1986 (trước Đổi mới) và giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010. 4. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kinh tế - xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận án, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic; đồng thời kết hợp với các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp liên ngành... để làm rõ thêm quá trình phát triển, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những tác động của nó đối với xã hội qua các thời kỳ phát triển của thành phố Đà Lạt. 4.3. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Các văn kiện của Đảng, nhà nước các bộ ngành liên quan đến kinh tế xã hội Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt. Văn kiện, báo cáo, chủ trương của Đảng và chính quyền, các ban ngành tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt về phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình nghiên cứu về Tây Nguyên. 5 - Đồng thời để làm rõ quá trình chuyển biến về kinh tế - xã hội của Đà Lạt chúng tôi còn sử dụng các số liệu thống kê, số liệu điều tra của cục thống kê Lâm Đồng và chi cục thống kê Đà Lạt. - Ngoài ra, đề tài còn kế thừa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nhà nghiên cứu đi trước, các luận án, luận văn, các bài báo…có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến luận án và phỏng vấn một số nhà khoa học, nhà quản lý của tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. - Để có những so sánh, đối chiếu tình hình kinh tế, xã hội dưới chế độ cũ và tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đề tài có tham khảo một số tạp chí, sách, báo của chính quyền Việt Nam cộng hòa có liên quan đến đề tài luận án đang được lưu giữ tại thư viện tỉnh Lâm Đồng. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối toàn diện về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt trong thời gian từ sau ngày giải phóng 1975 đến năm 2010, nhất là từ khi cả nước tiến hành công cuộc đổi mới 1986. - Luận án nêu bật những thành tựu hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội; đề xuất một số vấn đề mang tính tham khảo cho Đảng bộ, chính quyền thành phố trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục đưa Đà Lạt phát triển bền vững trong những năm tiếp theo. - Luận án còn là nguồn tư liệu góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: 6 Luận án sẽ tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt trong thời gian 35 năm, từ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975 đến năm 2010; nêu bật những thành tựu, hạn chế, phân tích nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. Kết quả luận án góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử thành phố Đà Lạt, lịch sử tỉnh Lâm Đồng cũng như lịch sử Việt Nam đương đại. - Ý nghĩa thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu, luận án bước đầu đưa ra những vấn đề mà Thành phố cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội phù hợp trong những năm tiếp theo. Kết quả luận án có thể làm tài liệu cho việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Thành phố và tỉnh Lâm Đồng hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được chia thành 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt từ năm 1975 đến năm 1986 Chương 3: Chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt từ năm 1986 đến năm 2010 Chương 4: Nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội thành phố Đà Lạt DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Để có những đánh giá, nhận xét, một cách khách quan, khoa học những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt, chúng tôi sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu công bố. 1.1.1.Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội và chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam - Cuốn sách“ Kinh tế xã hội Việt Nam: thực trạng, xu thế và giải pháp” (1996) do Lê Mạnh Hùng (chủ biên), đã phân tích đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội, thực trạng, xu thế kinh tế xã hội Việt Nam những năm đầu sau đổi mới (1986 – 1995) và đưa ra những giải pháp, xu hướng phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo. - Công trình “Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam” (1996) của tác giả Chu Hữu Quý đã đưa ra cái nhìn tổng thể về kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam những năm đầu sau đổi mới. - Cuốn sách“Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (2003) của tác giả Vũ Hồng Tiến đã nêu lên một số vấn đề về kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Công trình“Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam: học hỏi và sáng tạo” (2003) của tác giả Ngô Doãn Vịnh đã nghiên cứu đến nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về nghiên cứu chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; lý giải những vấn đề về tăng trưởng 8 phát triển, về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bàn luận việc vận dụng chúng vào Việt Nam. - Cuốn sách “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam” (2006) của tác giả Nguyễn Thành Công và Tô Xuân Dân đã đưa ra những lý luận chung về hội nhập quốc tế, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam đồng thời đưa ra một số giải pháp tiếp tục đổi mới tư duy và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chủ động tích cực và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. - Các luận án tiến sỹ “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” của tiến sỹ Nguyễn Văn Hiệp bảo vệ thành công năm 2007 tại Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa từ 1975 đến 2005” của tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Hoa bảo vệ thành công năm 2010 tại Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ “Chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010” của tiến sỹ Hoàng Thị Mỹ Hạnh bảo vệ thành công năm 2014 tại Học viện khoa học xã hội. Các đề tài, luận án tiến sỹ nghiên cứu về đề tài kinh tế xã hội và Chuyển biến kinh tế - xã hội nêu trên tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài luận án nhưng đây là những tài liệu quan trọng, là cơ sở khoa học, là những phân tích, đánh giá, nhận xét về vấn đề kinh tế - xã hội người nghiên cứu có thể tham khảo, đối chiếu rút kinh nghiệm khi nghiên cứu đề tài. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Tây Nguyên Tây Nguyên là địa bàn chiến lược có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Vì vậy, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đối với khu vực này. 9 - Các chương trình Tây Nguyên 1 (1976 – 1980), Tây Nguyên 2 (1984 – 1988) và Tây Nguyên 3 (2011 – 2015) do Ban chỉ đạo Tây Nguyên chủ trì. + Chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên (Chương trình Tây Nguyên I, từ 1976 - 1980) do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì, với mục đích điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên của Tây Nguyên nhằm xây dựng định hướng phát triển của vùng trong đó có Đà Lạt. + Chương trình xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên (Chương trình Tây Nguyên II, từ năm 1984 – 1988) do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì với sự phối hợp của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, nhằm đánh giá toàn diện nhu cầu và điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng. + Chương trình Tây nguyên III, “Chương trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên – môi trường, kinh tế - xã hội và đề xuất luận cứ khoa học công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030” Đánh giá thực trạng tài nguyên môi trường tự nhiên và kinh tế, văn hoá, xã hội của Tây Nguyên sau hơn 20 năm khai thác (kể từ sau chương trình Tây Nguyên II, năm 1988) nhằm đề xuất và xây dựng luận cứ KHCN phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn 2030. Với những mục tiêu cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên và các địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm trước mắt và tiếp theo; Nghiên cứu đề xuất chuyển giao công nghệ tạo ra các sản phẩm hàng hoá và công nghệ xử lý môi trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ Tây Nguyên. Nghiên cứu cảnh báo thiên tai nguy hiểm thường xảy ra trên Tây Nguyên; đồng thời xây dựng các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. 10 Các chương trình Tây Nguyên 1, Tây Nguyên 2 và Tây Nguyên 3 không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vị trí chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, mà còn là định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng cũng như cho từng địa phương ở Tây Nguyên. - Công trình“Tây Nguyên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên” (1985) của nhiều tác giả do Nguyễn Văn Chiển chủ biên là công trình đánh giá khá chi tiết về các điều kiện tự nhiên và các tài nguyên thiên nhiên của các tỉnh Tây Nguyên trong đó có tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. - Cuốn sách “Địa chất và khoáng sản Tây Nguyên” (1986) của Nguyễn Xuân Bao đã nghiên cứu một cách chi tiết về địa chất và việc phân bố khoáng sản ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có đề cập đến Đà Lạt, Lâm Đồng. - Cuốn sách “Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên” (1986) của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, nghiên cứu những vấn đề về kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói chung, trong đó có nghiên cứu đến tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng và một vài nét sơ lược về thành phố Đà Lạt. - Cuốn sách “Tây Nguyên trên đường phát triển” (1989) của Nguyễn Tấn Đắc đã phản ánh tình kinh tế, xã hội những năm đầu sau khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên. - Công trình“Tây Nguyên tiềm năng và triển vọng” (1992) của Ngô Văn Lý và Nguyễn Văn Diệu, đã đánh giá những tiềm năng, triển vọng trong xây dựng và phát triển kinh tế ở Tây Nguyên, tác phẩm có ý nghĩa khoa học và thực tế trong việc hoạch định chính sách, biện pháp phát triển cho các tỉnh Tây Nguyên. - Đề tài “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho định hướng phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh Tây Nguyên” (1996) của Trần An Phong là công 11 trình khoa học quan trọng giúp cho các tỉnh Tây Nguyên có căn cứ khoa học để xây dựng phát triển kinh tế, xã hội. - Cuốn sách “Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên” (2003) của các tác giả Phạm Hảo - Trương Minh Dục. Cuốn sách ra đời trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội ở một số địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên có những bất ổn do sự kích động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, tác giả đã đề ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh nhằm bảo đảm ổn định tình hình chính trị ở Tây Nguyên. Các công trình nghiên cứu, các bài viết về Tây Nguyên tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài, song các công trình cũng có những vấn đề, nội dung có thể làm cơ sở cho người nghiên cứu đưa ra những đánh giá, nhận xét về tình hình xã hội ở Tây Nguyên nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng. - Đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội Bắc Tây Nguyên (1945 – 1995)” (2008) của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân, là một công trình nghiên cứu toàn diện về kinh tế, xã hội của hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum). Tác phẩm đã làm rõ một số vấn đề về lịch sử vùng đất Tây Nguyên, đưa ra các đánh giá nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội ở Bắc Tây Nguyên và cung cấp một hệ thống tư liệu phong phú. Tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, nhưng đây là những cơ sở, tư liệu quý để đề tài tham khảo so sánh cũng như vận dụng. - Luận án tiến sỹ “Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Đắc Lắc từ 1975 đến 2003” của tác giả Nguyễn Duy Thụy bảo vệ thành công năm 2010 là công trình khoa học đã phản ánh quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Đắc Lắk, trong đó có nhiều lĩnh vực tương quan với những nội dung nghiên cứu của luận án. - Luận án tiến sỹ “Chuyển biến kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 1975 đến năm 2010” của tác giả Lương Thy Cân bảo vệ thành 12 công năm 2014, là công trình khoa học nghiên cứu về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội về thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tương đồng với đề tài nghiên cứu. Vì vậy, đây là một công trình rất quan trọng để người nghiên cứu tham khảo, so sánh trong quá trình nghiên cứu. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Lâm Đồng - Cuốn sách “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng” (1983) do Mạc Đường chủ biên, là công trình nghiên cứu khá chi tiết về các dân tộc ở Lâm Đồng, trong đó có Đà Lạt. - Công trình “Kinh tế - xã hội Lâm Đồng” (1989) do Ủy ban Khoa học xã hội và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xuất bản, là tập hợp các bài viết về điều kiện tự nhiên và xã hội. Các bài viết đánh giá sơ lược về tình hình kinh tế, xã hội của các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng từ sau giải phóng miền Nam đến những năm đầu của thời kỳ đổi mới trong đó có đánh giá về kinh tế, xã hội của một số đơn vị thuộc địa bàn thành phố Đà Lạt. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Dân số lao động và việc làm ở Lâm Đồng thời kỳ 1991 – 1995 và những năm sau” (1991) do sở Lao động thương binh – xã hội chủ trì gồm 3 phần: phần thứ nhất là khái quát hiện trạng về nguồn lực phát triển kinh tế và dân số, lao động, việc làm; phần thứ hai đưa ra quan điểm, dự báo dân số lao động và việc làm; phần thứ ba nhóm tác giả đưa ra mục tiêu chương trình việc làm và những biện pháp thực hiện các mục tiêu. Nội dung đề tài nghiên cứu đến dân số lao động, việc làm toàn tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. - Đề tài “Một số vấn đề về Dân số Lâm Đồng” (1992) do Trần Sĩ Thứ chủ biên đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu về động thái dân số, những đặc trưng cơ bản của một số dân tộc thiểu số; số liệu thống kê dân số và dự báo dân số của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng đến năm 2000. 13 - Đề tài nghiên cứu “Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông tỉnh Lâm Đồng” (1997) do Sở giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng chủ trì đã đưa ra quy hoạch mạng lưới giao thông toàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó có thành phố Đà Lạt. Đề tài là cơ sở khoa học cho Thành phố sắp xếp bố trí xây dựng các công trình xây dựng, khu dân cư, khu vui chơi giải trí… - Đề tài nghiên cứu “Quy hoạch vùng nguyên liệu chè Lâm Đồng” (1998) do Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng chủ trì đã xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu chè của tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt là một trong vùng nguyên liệu được quy hoạch. Đây là cơ sở để thành phố Đà Lạt quy hoạch các vùng đất canh tác của địa phương. - Đề tài “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng hàng năm (1992 – 1998)” (1999) do Sở kế hoạch đầu tư công bố, những số liệu công bố làm cơ sở cho tỉnh Lâm Đồng cũng như thành phố Đà Lạt có những xem xét điều chỉnh trong xây dựng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. - Số liệu “Báo cáo rà soát bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010” (2001) do Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cung cấp, là cơ sở để thành phố Đà Lạt điều chỉnh, quy hoạch việc phát triển nông nghiệp nông thôn của Thành phố. - Cuốn sách “Địa chí Lâm Đồng” (2001) do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chủ trì. Sách đã giới thiệu đến độc giả về quá trình hình thành phát triển của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực từ điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, con người, kinh tế - xã hội, văn hóa… - Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng1930 - 1975” (2008) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu biên soạn, ngoài những nội dung khái quát về truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, cuốn sách còn dành một chương để giới thiệu về 14 vùng đất và con người Lâm Đồng, quá trình xây dựng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. - Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng 1975 - 2005” (2010) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu biên soạn, là công trình có giá trị lớn đối với luận án, tác phẩm không chỉ phản ánh 30 năm Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng đã từng bước khắc phục những tàn dư của chiến tranh, xây dựng Tỉnh vượt qua mọi khó khăn để xây dựng Lâm Đồng ngày càng giàu mạnh. Đồng thời, cuốn sách còn phản ánh các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh một cách tương đối đầy đủ qua các giai đoạn 1975 - 1979, 1979 – 1985, 1985 - 2005. - Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm mối quan hệ cộng đồng các dân tộc tỉnh Lâm Đồng” (2004) do tác giả Nguyễn Văn Hương và các cộng sự thực hiện đã đưa ra những đặc điểm về các cộng đồng dân tộc trong Tỉnh; đặc điểm mối quan hệ cộng đồng giữa các dân tộc. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho người nghiên cứu có những tư liệu để đánh giá nhận xét cho nội dung về dân cư thành phố Đà Lạt. - Đề tài “Nghiên cứu cơ chế quản lý và đa dạng hoá sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng” (2002) do các tác giả Phan Thiên, Trương Trổ và các cộng sự thực hiện đã đưa ra được hiện trạng; đa dạng hoá sản phẩm và cơ chế quản lý du lịch; đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt. Và ngày nay du lịch là một dịch vụ đem lại nguồn đóng góp không nhỏ trong tổng thu nhập của tỉnh Lâm Đồng. - Đề tài “Đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chính sách đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng” (2004) do Trương Ngọc Lý và các cộng sự thực hiện. Đề tài đã đánh giá những mặt đã làm được và những hạn chế, tồn tại; đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chính sách đầu tư vào vùng dân 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan