Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đăk hà, ...

Tài liệu Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện đăk hà, tỉnh kon tum

.PDF
116
395
68

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ TẤN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn cao học về đề tài “Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” là trung thực và được trích dẫn tài liệu đã công bố và cập nhật chính xác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Tấn Khoa LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy chương trình Thạc sĩ Công tác xã hội, đặc biệt là các thầy, cô giáo của Khoa Công tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội và các thầy, cô giáo của Học viện Xã hội Châu á đã đào tạo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội và Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho tôi tham gia và hoàn thành khóa học một cách tốt nhất. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Khoa công tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đăk Hà đã trợ giúp tôi thu thập thông tin để thực hiện Luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. HỌC VIÊN Ngô Tấn Khoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU:............................................................................................................ 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ .................................................................. 10 1.1. Người nghèo dân tộc thiểu số: khái niệm, đặc điểm, nhu cầu ................. 10 1.2. Khái niệm, mục tiêu, vai trò, các nguyên tắc của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ......................................................................... 15 1.3. Nội dung, phương pháp và kỹ năng của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số.................................................................................... 19 1.4. Thể chế về công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ........... 25 1.5. Các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ........................................................................................................... 30 Chương 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM .......................................................... 344 2.1. Thực trạng và nhu cầu của người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum ........................................................................................... 34 2.2. Thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum .................................................................................... 38 2.3. Đánh giá kết quả của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum ............................................................. 477 2.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.......................................... 48 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM........................................................................................ 57 3.1. Định hướng tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số ............................................................................................................ 57 3.2. Giải pháp tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số..59 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 80 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTXH Công tác xã hội DTTS Dân tộc thiểu số ĐA Đề án KHKT Khoa học kỹ thuật LĐTB&XH Lao động- thương binh và xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội NVXH Nhân viên xã hội TDTT Thể dục thể thao TGXH Trợ giúp xã hội TTCP Thủ tướng Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân VHVN Văn hóa – văn nghệ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, nhất là những thành tựu của khoa học công nghệ đã khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, thu hẹp khoảng cách vùng miền, khoảng cách giữa các quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, những vấn đề như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, thảm họa, nghèo đói, ô nhiễm môi trường… đã không còn là riêng của quốc gia nào mà trở thành vấn đề toàn cầu. Bên cạnh những thành quả tích cực thì quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đã nảy sinh những tác động tiêu cực, những hệ lụy cho xã hội và người dân như: sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội, tội phạm xuyên quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, ô nhiễm môi trường, thiên tai dịch bệnh, tha hóa về phẩm chất đạo đức lối sống…, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói. Đặc biệt là người nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Để giải quyết được những thách thức trên cần có sự chung tay của toàn xã hội, trong đó công tác xã hội (CTXH) đóng vai trò rất quan trọng. Ở các nước phát triển trên thế giới, CTXH đã có hàng trăm năm hình thành và phát triển với sứ mệnh hỗ trợ những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, giúp họ tiếp cận được các cơ hội, nguồn lực trong xã hội, phòng ngừa những rủi ro có thể đến với họ khi có biến cố xảy ra. Ở Việt Nam, nghề CTXH mới chỉ chính thức hình thành và phát triển từ khi Thủ tướng Chính phủ (TTCP) ký quyết định ban hành Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là Đề án 32. Chỉ từ khi Đề án được ban hành, Công tác xã hội mới được chính thức coi như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Sau hơn 5 năm thực hiện quyết định của TTCP, công tác xã hội đã đạt nhiều 1 kết quả và phát triển ở những vùng thuận lợi, đô thị. Tuy nhiên, hiện nay các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ở nước ta chủ yếu đang được sự bảo trợ của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong đó có người nghèo DTTS. Có thể thấy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên phát triển toàn diện kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội đối với người nghèo DTTS. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo DTTS còn nhiều bất cập, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách, giảm mức độ tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, các dịch vụ xã hội của người nghèo DTTS. Đăk Hà là huyện miền núi, vùng cao nằm ở phía bắc Kon Tum, được thành lập vào ngày 24 tháng 3 năm 1994; là huyện giáp thành phố Kon Tum có vị trí chiến lược quan trọng về giao thông và hợp tác phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên là 84.572 ha. Dân số năm 2016 ước đạt 69.500 người, DTTS chiếm trên 49% với hơn 15 dân tộc sinh sống, trong đó có 03 tộc người tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai và các dân tộc phía bắc: Thái, Nùng, Tày, Mường, Giao.... Toàn huyện hiện có 10 xã, 01 thị trấn, 103 thôn, tổ dân phố; có 04 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; 23 thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2016. Công tác xã hội đã được qua tâm và đã phát triển bước đầu về tổ chức và một số đối tượng yếu thế đã được thu hưởng như: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồi côi, trẻ bị bỏ rơi... song công tác xã hội đối với người nghèo DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế. Công tác xã hội đối với người nghèo nói chung, công tác xã hội đối với người nghèo DTTS nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết trong quá trình đất nước hội nhập và phát triển, nó góp phần bảo đảm công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và là nền tảng để đất nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” để làm luận văn thạc sỹ ngành 2 Công tác xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm qua, vấn đề giảm nghèo và công tác xã hội vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, nhiều luận văn, các đề tài khoa học và các công trình dưới dạng tài liệu tham khảo như: - Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển “Chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum” của Nguyễn Minh Định (2011): Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo; phân tích kết quả thực hiện và đánh giá các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân của từng chính sách; đề ra được một số giải pháp để hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh Kon Tum đến năm 2015. - Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành quản lý nguồn nhân lực “Nghề công tác xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Hà (2010): Đã nghiên cứu một số lý luận và thực tiễn về nghề công tác xã hội; đánh giá về pháp luật, cơ chế chính sách về công tác xã hội, thực trạng nghề công tác xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam như: Hoàn thiện thể chế, chính sách; xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở bảo trợ ở Việt Nam; đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội và phát triển, nâng cấp mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội. - Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của Đỗ Thị Dung (2011): Đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo; thực trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; nghiên cứu kết quả đạt được của từng chính sách, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác xóa đói giảm nghèo; đưa ra được phương hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Trong sách chuyên khảo “Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp” của PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên, xuất bản năm 2012 đã nêu một số lý luận về 3 xóa đói, giảm nghèo; những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo; Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010; một số chương trình xóa đói giảm nghèo điển hình của Việt Nam thời gian qua; đánh giá tổng quát thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; định hướng và mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới; một số cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam; giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới. Đây là cuốn sách bổ sung luận cứ cho công tác hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo, bổ sung tư liệu cho công tác đào tào, nghiên cứu về chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam. Song, các công trình, đề tài nghiên cứu nêu trên chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh về Chính sách giảm nghèo, hoặc là công tác xã hội nói chung, chưa thấy có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về Công tác xã hội đối với người nghèo DTTS. Đề tài “Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” là vấn đề thuộc lĩnh vực còn mới mẻ trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung xây dựng và phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp, tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, phấn đấu đưa đất nước đến năm 2020 phát triển thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác xã hội đối với người nghèo DTTS huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum và những yếu tố tác động đến hoạt động này. Từ đó đề xuất, khiến nghị các định hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo DTTS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 - Xây dựng cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với người nghèo DTTS trong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này. - Phân tích thực trạng công tác xã hội trong việc cung cấp các chính sách, các dịch vụ cho người nghèo DTTS tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum và những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ của người nghèo DTTS . - Đề xuất một số định hướng và giải pháp giúp nhóm người nghèo DTTS huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum trong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ tốt nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo DTTS tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. Vì lý do đặc thù ở địa bàn huyện Đăk Hà nên tác giả phân tích sâu phần nội dung thực hiện các chính sách, dịch vụ xã hội cơ bản. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Khảo sát được tiến hành tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu liên quan đến thực tiễn: Từ năm 2011 đến năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, giáo trình, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn 5 thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề công tác xã hội đối với người nghèo nói chung và người nghèo DTTS nói riêng. Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài trong thời gian qua. Đồng thời, Luận văn còn sử dụng một số thuyết để phục vụ cho việc nghiên cứu. Các thuyết đó là: Thuyết nhu cầu của Maslow và một số lý thuyết khác sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Việc sử dụng các thuyết trên vào trong nghiên cứu nhằm giúp chúng ta có cơ sở hiểu sâu hơn về điều kiện tâm, sinh lý của con người nói chung, đặc điểm nhu cầu của người nghèo DTTS nói riêng, cũng như những yếu tố có thể ảnh hưởng, tác động tích cực, tiêu cực tới quá trình phát triển của người nghèo DTTS. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác xã hội đối với người nghèo nói chung và người nghèo DTTS nói riêng; Các quy định, chính sách của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý công tác xã hội… Ngoài ra luận văn còn phân tích một số báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp có liên quan. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy. Trong luận văn này, phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp chính nhằm thu thập những thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp về nội dung CTXH đối với người nghèo DTTS. Trong đó: 6 + Nghiên cứu sẽ tập trung phỏng vấn 16 cán bộ là lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã đối với người nghèo DTTS để đánh giá về: - Các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người nghèo DTTS đang được triển khai như thế nào? - Những khó khăn nào mà cán bộ quản lý đang phải đối mặt trong việc thực hiện quản lý CTXH đối với người nghèo DTTS? - Những yếu tố nào tác động, ảnh hưởng tới hoạt động này và hiệu quả của những hoạt động này? - Những đề xuất và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTXH đối với người nghèo DTTS? + Nghiên cứu cũng sẽ phỏng vấn 12 cán bộ phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã để tìm hiểu về: - Tác động, hiệu quả của hoạt động quản lý tới công việc của họ; - Những bất cập, thuận lợi ở khía cạnh quản lý ảnh hưởng tới công việc của họ như thế nào; - Những đề xuất khuyến nghị của họ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý từ đó giúp cho công việc của họ được thực hiện tốt hơn. + Nghiên cứu cũng sẽ phỏng vấn 100 hộ nghèo DTTS để tìm hiểu về: - Thực trạng tình hình quản lý CTXH đối với người nghèo DTTS tại địa phương - Những mong muốn, nhu cầu và kiến nghị của người nghèo DTTS tại địa phương. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 100 hộ nghèo DTTS ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum và 28 cán bộ công chức cấp huyện, xã gồm lãnh đạo huyện, xã và cán bộ làm công tác Lao động – Thương binh và xã hội huyện và các xã, thị trấn. Kết hợp cùng với các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phương pháp phân tích định tính, suy luận logic, diễn giải trong quá trình phân tích, đánh giá công tác xã hội đối với người nghèo DTTS. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn xác định khung lý thuyết nghiên cứu công tác xã hội đối với người nghèo DTTS trong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ cho người nghèo như: các khái niệm, nhu cầu, quan niệm, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, kỹ năng cơ bản của công tác xã hội đối với người nghèo DTTS trong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ dành cho người nghèo, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội đối với người nghèo DTTS trong việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ. Luận văn sẽ bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội với nhóm người nghèo nói chung và người nghèo DTTS nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn sẽ chỉ ra thực trạng tiếp cận các chính sách, các dịch vụ dành cho người nghèo DTTS tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, luận văn cũng đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với người nghèo DTTS tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum trong tiếp cận các chính sách, các dịch vụ cho người nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này. Luận văn sẽ đề xuất các định hướng, các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận các chính sách, các dịch vụ dành cho người nghèo DTTS nhằm giúp họ nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận các chính sách, các dịch vụ dành cho người nghèo một cách tốt nhất. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan (trong đó có ngành Lao động TB & XH – cơ quan thường trực thực hiện DA 32/CP) thực hiện chính sách, cung cấp các dịch vụ cho người nghèo nói chung và người nghèo DTTS nói riêng, các nhân viên công tác xã hội, các cơ quan đoàn thể liên quan tới cung cấp các chính sách, các dịch vụ cho người nghèo DTTS, cộng đồng và đặc biệt là chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong việc thực hiện, cung cấp các chính sách, các dịch vụ cho người nghèo nói chung và cho người nghèo DTTS nói riêng. 8 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng người nghèo dân tộc thiểu số và thực trạng thực hiện công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Người nghèo dân tộc thiểu số: khái niệm, đặc điểm, nhu cầu 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của người nghèo dân tộc thiểu số - Khái niệm nghèo, người nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số. Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”. Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận". Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế): để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn. Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổ chức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/ không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. 10 Ở Việt Nam, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, trong đó nêu: Hộ nghèo, là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Được chia làm 3 nhóm: - Hộ nghèo nhóm 1: là nhóm hộ nghèo cùng cực, vừa thiếu hụt thu nhập vừa thiếu hụt đa chiều, bao gồm các hộ có thu nhập bình quân đầu người từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội trở lên. - Hộ nghèo nhóm 2: là những hộ nghèo về thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm các hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo chính sách và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở xuống. - Hộ nghèo nhóm 3: là nhóm hộ không nghèo về thu nhập nhưng thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu, và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Người nghèo DTTS là người có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/sổ theo dõi quản lý hộ nghèo ở cấp xã, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của Chính phủ, nghĩa là: người nghèo DTTS có thu nhập bình quân từ 700.000đ/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000đ/tháng ở khu vực thành thị. Hoặc có thu nhập bình quân cao hơn 700.000đ/tháng ở khu vực nông thôn và cao hơn 900.000đ/tháng ở khu vực đô thị nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc. - Đặc điểm của người nghèo DTTS. 11 Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc. Trong 54 dân tộc, có tới 53 DTTS. Các thành phần DTTS có số dân gần 11 triệu người, chiếm hơn 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ với nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết, có bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các thành phần DTTS cư trú phân tán, ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước; cư trú xen kẽ. Trong 1 đơn vị hành chính, có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống. Địa bàn có đông DTTS cư trú là vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích cả nước; đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng quan trọng. Vùng Tây Nguyên: Tỷ lệ dân số DTTS chiếm trên 33% dân số của vùng và khoảng 13% dân số DTTS của cả nước. Người nghèo DTTS chiếm số đa trong các DTTS, họ có trình độ dân trí thấp, sinh sống trong vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Ở một số khu vực thuộc vùng Tây Nguyên với địa hình chia cắt, phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn, đời sống các DTTS càng khó khăn hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, kinh tế chậm phát triển hơn. Người nghèo DTTS sinh sống trong cộng đồng có những sinh hoạt, di sản văn hoá đa dạng, bản sắc riêng, trong đó có những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia, quốc tế. Tuy vậy, trong sinh hoạt, vẫn còn những ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Người DTTS, trong đó có người nghèo, có truyền thống đoàn kết, gắn bó với nhau trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như công cuộc đổi mới đất nước, thủy chung son sắt với nhau, với Nhà nước; có nền văn hóa cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn. Xuất phát điểm thấp nên đời sống của đồng bào DTTS ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng hiện vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa còn nghèo, lạc hậu. Tình trạng đồng bào DTTS do thiếu kinh nghiệm sản xuất, trình độ canh tác còn lạc hậu nên hiệu quả kinh tế 12 thấp, làm cho mức sống so với đồng bào người Kinh còn nhiều chênh lệch. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: Đa số người nghèo DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi nên có sự hạn chế về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng bởi tính biệt lập về địa bàn cư trú. Do nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người DTTS còn hạn chế, một số có tính tự ti mặc cảm, một số khác còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Người đồng bào dân tộc thuộc diện nghèo ở các khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ đang thiếu thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực cho sản xuất như: đất, vốn, lao động có kỹ thuật. Mặt khác, do tập quán sản xuất mang tính tự cung tự cấp, ít giao thương buôn bán với bên ngoài nên thu nhập thấp, thêm vào đó người nghèo DTTS ở các khu vực này thường đông con, đa phần có từ 5 đến 6 con; lao động chính của hộ gia đình có học vấn rất thấp, rất khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Việc sản xuất và canh tác phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Công tác giảm nghèo trong người DTTS diễn ra với tốc độ chậm. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của họ vẫn còn ở mức thấp. Cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào nói rõ về đặc điểm đời sống tâm lý - xã hội của người nghèo DTTS, thông thường người ta dựa trên tâm lý của người yếu thế nói chung và những nét biểu hiện thực tế của người nghèo DTTS để phác họa một số nét tâm lý - xã hội cơ bản của người nghèo DTTS. Về đời sống tâm lý: Nhìn chung người nghèo DTTS thường mặt cảm, tự ti do hoàn cảnh, số phận của mình, sống thụ động trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo, trong đó có chính sách cho không của Nhà nước, điều kiện sống của người nghèo DTTS luôn thấp hơn mặt bằng chung của cộng đồng nơi họ sinh sống. Đối với người nghèo DTTS họ luôn trong tình trạng thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản, các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, do đó họ gặp rất nhiều nguy cơ trong cuộc sống, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống do phải bảo đảm chi phí đắt đỏ cho các dịch vụ y tế, nhà ở, giáo dục, đi lại và sinh hoạt tối thiểu. Do mặt cảm với cuộc sống nên một số người nghèo DTTS ngại giao tiếp và tham gia vào các 13 hoạt động tập thể của cộng đồng, không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến, cho rằng lời nói của mình không có trọng lượng, không được cộng đồng chấp nhận, không dám đấu tranh, không dám bộc lộ bản thân. Bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ người nghèo DTTS vẫn còn tư tưởng trông chờ - ỷ lại, buông xuôi, ngại thay đổi, phó mặc cho số phận và chưa thực sự quyết tâm vươn lên để thoát nghèo bền vững. Về đặc điểm kinh tế: Đa số người nghèo DTTS có những đặc điểm như thiếu phương tiện sản xuất, đặc biệt là đất đai. Đại bộ phận người nghèo DTTS sống ở nông thôn và chủ yếu tham gia vào hoạt động nông nghiệp; Không có vốn hay rất ít vốn, thu nhập mà họ nhận được là từ lao động tự tạo việc làm. Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp; Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao; Thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ học vấn thấp; Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của người nghèo thấp, đặc biệt là người nghèo là DTTS. 1.1.2. Nhu cầu của người nghèo dân tộc thiểu số Hộ nghèo DTTS thường là những hộ khó khăn, thiếu nguồn lực cho việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của các thành viên trong gia đình, họ không đáp ứng được nhu cầu cho cuộc sống tối thiểu như thiếu ăn, mặc, chỗ ở, không có điều kiện chữa bệnh, con cái không được đi học... Tình trạng nghèo làm cho người lớn gặp căng thẳng triền miên, sự thiếu thốn liên tục, những nhu cầu không thỏa mãn được, nó trở thành những trở ngại, những đe dọa đến phúc lợi của họ. Hộ người nghèo DTTS có vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận và sử dụng các nguồn lực cũng như quan hệ hôn nhân, đó là: Thiếu thốn về vật chất như không có nhà ở, không có việc làm, thu nhập không ổn định, không đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; Thiếu cơ hội tiếp cận với giáo dục, dạy nghề và học tập các kỹ năng sống; Chưa đủ khả năng đảm đương vai trò xã hội; Có vấn đề về sức khỏe. Thiếu kiến thức, kỹ năng quản lý gia đình và nuôi dạy con cái; Sống trong tình trạng bất hòa, mâu thuẫn, bạo lực; Không có sự hỗ trợ từ người thân, họ hàng, các tổ chức cộng đồng và các hệ thống khác. 14 Mặt khác, lại có một bộ phận người nghèo DTTS do những nguyên nhân như trên mà còn thụ động, chấp nhận số phận, họ cảm thấy tuyệt vọng, họ tự cô lập mình đối với người khác (sự co rút vai trò) dẫn đến tình trạng không muốn tìm việc làm, không muốn đi học, không muốn giao tiếp, không muốn hợp tác... Tóm lại, người nghèo DTTS có rất nhiều nhu cầu cần đáp ứng, đặc biệt là các nhu cầu cơ bản như: giáo dục, y tế, nhà ở, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc và các điều kiện sống. 1.2. Khái niệm, mục tiêu, vai trò, các nguyên tắc của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số 1.2.1. Khái niệm công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số Công tác xã hội đối với người nghèo DTTS là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp người nghèo DTTS nâng cao năng lực, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về sức khỏe, tinh thần, vật chất và những nhu cầu xã hội cơ bản khác. Đồng thời, công tác xã hội cũng có vai trò thúc đẩy môi trường xã hội, kết nối nguồn lực nhằm giúp người nghèo DTTS có khả năng tiếp cận các chính sách giảm nghèo và các dịch vụ xã hội cần thiết, từ đó vươn lên, chủ động thoát nghèo bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 1.2.2. Mục tiêu, vai trò của công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số 1.2.2.1. Mục tiêu công tác xã hội đối với người nghèo dân tộc thiểu số Mục tiêu cuối cùng của CTXH đối với nghèo DTTS là giúp họ học cách thực hiện chức năng của mình để đáp ứng các nhu cầu phát triển cả về mặt tâm lý, tình cảm và xã hội cho tất cả các thành viên trong gia đình. Đó là: Tăng cường sức mạnh của cá nhân và gia đình để mọi người sẵn sàng cho những thay đổi tốt hơn; Cung cấp thêm những dịch vụ can thiệp cá nhân, gia đình và cộng đồng để duy trì thực hiện chức năng một cách hiệu quả; Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực hiện chức năng của gia đình nhằm duy trì hoạt động để đảm bảo cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình được tốt hơn. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan