Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hộ...

Tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh bình phước

.PDF
92
311
76

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIẾT XUÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƢỚC Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ HOÀI THU HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN VIẾT XUÂN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI ..................................................................................................8 1.1. Khái quát chung người cao tuổi ...........................................................................8 1.2. Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi ....................................................16 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm .........................................28 1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến người cao tuổi.......................................................35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI BÌNH PHƢỚC ....................................................................................................................38 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Tỉnh Bình Phước; vấn đề người cao tuổi tại Bình Phước và trung tâm BTXH tỉnh Bình Phước ............................................................38 2.2 Thực trạng công tác xã hội nhóm với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Phước ..........................................................................................................47 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm ............................52 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm ............................54 2.5. Đánh giá chung việc áp dụng công tác xã hội nhóm trong trợ giúp người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước .................................................58 Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI NÓI CHUNG VÀ TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƢỚC NÓI RIÊNG .............................................................................................70 3.1. Định hướng.........................................................................................................70 3.2. Một số giải pháp .................................................................................................70 KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP BẢNG Bảng 2.1 Công tác vận động các nguồn lực xã hội tại Trung tâm ............................50 Bảng 2.2: Các nguyên tắc Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi đang thực hiện tại Trung tâm .....................................................................................................53 Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Trung tâm .....................................................................55 HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức trung tâm .............................................................................48 HỘP Hộp 2.1. Đánh giá của người nhà người cao tuổi về công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm ...............................................................................................51 Hộp 2.2. Đánh giá của lãnh đạo Trung tâm về nghề công tác xã hội và năng lực của cán bộ nhân viên tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Bình Phước ............................56 Hộp 2.3. Nhận xét của cán bộ Trung tâm về vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Bình Phước .............................................................56 Hộp 3.1. Một số hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước về công tác xã hội nhóm với người cao tuổi ..........................72 Hộp 3.2. Nội dung cần được tập huấn nâng cao năng lực công tác xã hội với người cao tuổi ......................................................................................................................74 Hộp 3.4. Những biện pháp đổi mới nội dung và phương thức thực hiện công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm ..................................................................75 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán về việc chăm sóc người cao tuổi và coi đây là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, được thể hiện thông qua các Văn kiện đại hội đảng và các Chỉ thị như: Chỉ thị 59/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương “Về chăm sóc người cao tuổi”, quy định: “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội... Trước hết cần quan tâm chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh”; Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu: “Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hoá, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc…. giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”. Dân số Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa với tốc độ nhanh trong thời gian tới. Tỷ lệ người cao tuổi hiện chiếm khoảng 10,9% tổng dân số, với hơn 10 triệu người. Việt Nam có 10 % dân số là người cao tuổi. Trong đó, khoảng 10.000 cụ đang được nuôi dưỡng tại các trung tâm chăm sóc. Tính đến tháng 8-2016, toàn tỉnh Bình Phước có 59.921 người cao tuổi. Trong đó, 54.992 người cao tuổi là hội viên người cao tuổi tỉnh (chiếm 91,7%). Làm sao để phát huy được truyền thống hiếu nghĩa, kính lão đắc thọ là điều trân quý mà mỗi người đều phải luôn nhớ và khắc ghi. Các nhà chuyên môn đều có cùng nhận định là mọi cố gắng loại bỏ đối xử khác biệt và kỳ thị với người già là công việc khó khăn và cần thời gian lâu dài, nhưng phải bắt tay vào việc ngay. Nếu trì hoãn, thì một thế hệ người cao tuổi khác sẽ rơi vào tình trạng không ý thức được nhu cầu của mình, không tiếp nhận, tìm kiếm được giúp đỡ và sẽ không sống đời sống có ích như họ mong muốn. Một trong những định hướng của Nhà nước hiện nay là đa dạng hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi, phát triển các trung tâm tư nhân, trong đó kết hợp cả chăm sóc theo hình thức dịch vụ có thu phí và cả chăm sóc đối tượng khó khăn dựa vào nguồn xã hội hóa. Trung tâm BTXH tỉnh Bình Phước hiện là cơ sở chuyên biệt của Tỉnh đang quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng 38 đối tượng người cao tuổi (trong đó 18 cụ nam, 20 cụ nữ). Các hoạt động của nghề CTXH chuyên nghiệp mới đang được bắt đầu áp dụng tại Trung tâm. 1 CTXH là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững. Nghề CTXH có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội thông qua việc hỗ trợ các đối tượng tự giải quyết vấn đề gặp phải, góp phần đảm bảo công tác ASXH và phát triển bền vững. Phương pháp CTXH nhóm là phương pháp rất có hiệu quả trong việc trợ giúp các đối tượng có vấn đề xã hội, tuy nhiên hiện nay ở nước ta phương pháp này còn rất hạn chế. Người già thường ngại giao tiếp vì thế sử dụng phương pháp CTXH nhóm để trước tiên họ giao tiếp với nhau, tăng cường kỹ năng giao tiếp. Từ những đặc điểm trên, với kiến thức được trang bị từ khoá đào tạo cao học ngành CTXH và trải nghiệm thực tế nhiều năm công tác trong lĩnh vực nuôi dưỡng chăm sóc NCT tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Bình Phước”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn những năm 2000-2005, khi công tác xã hội chính thức được đưa vào giảng dạy tại một số trường cao đẳng, đại học ở nước ta với tư cách là một chuyên ngành độc lập cũng chính là thời điểm bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu về CTXH với người cao tuổi tại Việt Nam. Tuy nhiên những đề tài về CTXH với người cao tuổi trong giai đoạn này chủ yếu là các nghiên cứu về mặt lý thuyết để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập về CTXH. Kể từ năm 2010, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 về phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH, ở nước ta đã có thêm nhiều nghiên cứu mới dưới dạng các đề tài, các bài báo khoa học về lĩnh vực CTXH nói chung, trong đó có các nghiên cứu về dịch vụ CTXH, tiêu biểu là: - Theo Bùi Thế Cường trong cuốn sách “Trong miền an sinh xã hội – những nghiên cứu về NCT Việt Nam” xuất bản năm 2005, nghiên cứu NCT trong nghiên cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, các nhà y khoa là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về NCT. Năm 1970, thành lập chương trình Nghiên cứu Y học Tuổi già và mười năm sau trở thành đơn vị nghiên cứu Y học Tuổi già của Bộ Y tế. 2 - Năm 1996-1997 có hai cuộc điều tra được thực hiện tại hai khu vực với 930 người từ 60 tuổi trở lên ở Hà Nội và 4 tỉnh lân cận vào năm 1996 (Bùi Thế Cường,1996) và ở miền Nam với 840 NCT tại thành phố Hồ Chí Minh cùng 6 tỉnh thành lân cận năm 1997. Cuộc điều tra thu thập các thông tin về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, cách sắp xếp cuộc sống hộ gia đình... (Trương Sĩ Ánh và cộng sự 1997) - Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về NCT được tiến hành, có thể kể đến công trình nghiên cứu: Năm 2001 Tổ chức Hỗ trợ quốc tế NCT (HAI) đã có cuộc nghiên cứu về “Hoàn cảnh của NCT nghèo Việt Nam” tại 5 điểm là khu ổ chuột TP Hồ Chí Minh, một làng người H’mong tại tỉnh Lào Cai, một làng người Kh’me ở tỉnh Sóc Trăng, một làng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và một làng người Kinh ở tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu trình bày về những thông tin về hoàn cảnh của NCT nghèo, về những đóng góp chưa được biết đến của họ và những mối quan tâm cũng như kinh nghiệm về nghèo khổ và bị phân biệt của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp có sự tham gia để khuyến khích người dân nông thôn nghèo, học vấn thấp có thể trao đổi cởi mở bằng ngôn ngữ và nhận thức của chính họ. - Tác giả Man Khánh Quỳnh có đề tài: “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” năm 2014 đề tài nghiên cứu về hoạt động CTXH với người cao tuổi tại địa bàn cụ thể. Từ việc nghiên cứu thực tiễn tại một huyện tác giả cũng đưa ra những đề xuất và giải pháp phù hợp nhưng cũng chưa nhân rộng được mô hình. Năm 2015 có đề tài: "Công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" của tác giả Lê Thị Mai Hương. Trong các đề tài nói trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn trong hoạt động CTXH với người cao tuổi ở các địa phương, tập trung vào các nội dung như: Đặc điểm của người cao tuổi; các vấn đề người cao tuổi thường gặp phải; vai trò của nhân viên CTXH trong trợ giúp người cao tuổi... Năm 2004 TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành điều tra ở 7 tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên được phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quan đến NCT trong cộng đồng .Cuộc nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình tiến hành tại 3 tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Đắk Lắk của Viện nghiên cứu NCT do Tiến sĩ Nguyễn Thế Huệ chủ biên .Điều 3 tra năm 2007 của Ủy ban Quốc gia Khảo sát đời sống NCT tại 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố với 2.878 NCT, các thông tin thu thập về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, việc làm, phát huy vai trò NCT tại địa phương. Trong cuốn " Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc NCT ở Việt Nam" một công trình nghiên cứu phối hợp giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em với Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển năm 2008 – 2009. Đây là tập hợp nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT, người sử dụng dịch vụ chăm sóc NCT, cán bộ địa phương và cộng đồng. Bên cạnh đó Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển còn tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu hơn thông qua quá trình khảo sát các mô hình chăm sóc NCT tại Huế và Hà Nội, trong đó đặc biệt đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi và tọa đàm với đại diện các nhóm xã hội khác nhau, nhằm hoàn thành tốt nhất cho cuộc nghiên cứu. Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, NCT không còn là một vấn đề mới, tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu văn hóa thì quan tâm và nghiên cứu NCT là một nhu cầu không thể thiếu. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều loại hình Dịch vụ chăm sóc NCT được hình thành và hoạt động, đặc biệt là các mô hình tư nhân, liên kết...đang phát triển khá mạnh tuy nhiên còn chưa có đầu tư hoặc chưa có sự quan tâm của các cấp. Trong Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam (2009) cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của NCT Việt Nam là rất lớn trong khi những điều kiện tự thân của NCT Việt Nam có những đặc trưng rất hạn chế. Ví dụ như: Tỷ lệ người cao tuổi sống độc thân tương đối cao ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam - 14,2% dẫn đến hạn chế cả về hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phía gia đình, người thân và không có người trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày. Về tình trạng kinh tế, thu nhập của NCT còn rất thấp, hầu như không có nguồn tiết kiệm tích lũy từ lúc còn trẻ khỏe hơn. Tình hình đặc biệt khó khăn ở các vùng nông thôn và miền núi. NCT được gia đình và xã hội tôn trọng và có đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, các thống kê và nghiên cứu gần đây cho thấy NCT vẫn thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và nghèo nhất. Việc xây dựng hệ thống số dữ liệu, số liệu có tính đại diện quốc gia hết sức quan trọng đối 4 với những nghiên cứu sâu tình hình đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của NCT để từ đó đề xuất và thực hiện các chính sách thích hợp với quá trình già hóa dân số và cải thiện cuộc sống cho NCT. Các nghiên cứu về CTXH đối với NCT còn chưa phổ biến, nhất là CTXH nhóm đối với NCT, nhất là trong giai đoạn Việt Nam sắp bước vào thời kỳ dân số già, vì vậy việc trợ giúp xã hội cho NCT cần được chú trọng 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về CTXH, CTXH nhóm, NCT và thực trạng về phương pháp CTXH nhóm đối với NCT từ thực tiễn ....cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm đối với NCT tại Trung tâm. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTXH nhóm đối với NCT nói chung và CTXH đối NCT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Bình Phước nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu a) Hệ thống hóa lý thuyết được áp dụng cho phương pháp CTXH nhóm đối với NCT, tìm hiểu cứu các chính sách của Nhà nước đối với NCT ở Việt Nam c) Đánh giá thực trạng CTXH đối với NCT từ thực tiễn Trung tâm BTXH tinh Bình Phước. d) Áp dụng thử nghiệm phương pháp CTXH nhóm vào hỗ trợ NCT trung tâm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội nhóm với người cao tuổi 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: NCT đang sinh sống tại Trung tâm, cán bộ làm việc trực tiếp, cán bộ quản lý. Phạm vi không gian: tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước. Phạm vi thời gian: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về NCT, thực trạng của CTXH đối với NCT trong Trung tâm BTXH tỉnh Bình Phước, 5 rút ra được những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp để nâng cao hiệu quả CTXH nhóm đối với NCT trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ hỗ trợ của CTXH đối với NCT, hệ thống chính sách đối với NCT. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập môn CTXH, Lý thuyết CTXH, CTXH nhóm, CTXH với NCT… Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với NCT. Đọc và phân tích các tài liệu như: Luật người cao tuổi, các đề án. Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với NCT. - Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thông qua các tri giác như nghe, nhìn, …để thu thập các thông tin từ thực tế XH nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng NCT đang được nuôi dưỡng trong trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước. - Phương pháp phỏng vấn sâu (Ban giám đốc, cán bộ trực tiếp chăm sóc, NCT, thân nhân người cao tuổi) Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn đề liên quan. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phỏng vấn sâu để tìm hiểu về đời sống, tâm tư nguyện vọng cũng như nhu cầu của NCT trong Trung tâm BTXH Tỉnh Bình 6 Phước. Thuận lợi và khó khăn gặp phải của đội ngũ cán bộ khi thực hiện chính sách trợ giúp NCT tại Trung tâm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa về lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm khía cạnh lý luận của CTXH nhóm với NCT bởi đây là một nội dung mới chưa có nhiều công trình nghiên cứu. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở cho việc phát triển dịch vụ CTXH nhóm cho NCT, đổi mới cách thức phục hồi chức năng cho NCT, cung cấp dịch vụ, đổi mới tổ chức hoạt động đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu của đề án 32 về phát triển nghề CTXH tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, phụ lục, luận văn có các chương sau đây: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi. Chƣơng 2: Thực trạng công tác xã hội đối nhóm với người cao tuổi từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước Chƣơng 3: Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi nói chung và trong Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Phước nói riêng. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI 1.1. Khái quát chung ngƣời cao tuổi 1.1.1 Khái niệm người cao tuổi Người cao tuổi là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người đã có nhiều tuổi trong xã hội. Dưới góc nhìn của công tác xã hội, NCT là người bước vào thời kỳ có “Những thay đổi về tâm, sinh lý, lao động-thu nhập, quan hệ xã hội và sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống" [7, tr.8] Về mặt pháp luật, ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ khác nhau tùy theo các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mà có sự xác định khái niệm khác nhau về NCT. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định trong Luật NCT ngày 23/11/2009 thì: “ Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [5, tr.3]. “NCT có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Trong cộng đồng, NCT là người được phụng dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần, tôn trọng nguyện vọng chính đáng và họ là những người có tâm sinh lý đặc trưng - thích sum họp gia đình, con cháu, bạn bè. Tìm hiểu NCT và sự lão hoá, phải tiếp cận nghiên cứu sự phát triển của người, vòng đời người. Sự hiểu biết về vòng đời người, về những thách thức của từng giai đoạn sống và sự tác động của các sự kiện trong đời sống lên sức khoẻ thể chất và tâm lý. Theo một vài nghiên cứu của các tác giả, đời sống của con người được chia ra các giai đoạn như sau: 22-29 tuổi: trưởng thành sớm 30-39 tuổi: ổn định 40-45 tuổi: khủng hoảng giữa cuộc đời 45-60 tuổi: trung niên 58-68 tuổi: người già còn trẻ “những năm vàng”. Trên 75 tuổi: người già cao tuổi Người già được qui định tuổi 65 hoặc già hơn, nhóm ít tuổi: 65-74 tuổi, trung bình: 74-84 tuổi, cao tuổi nhất là trên 85 tuổi [29]. Ngoài ra, các tác giả còn chia ra vòng đời cá thể và vòng đời gia đình: 8 Vòng đời cá thể: Cuối tuổi vị thành niên, đầu tuổi người lớn 30 tuổi là tuổi chuyển tiếp. Tuổi trung niên, tuổi 50 là chuyển tiếp Tuổi 60 trở đi là người cao tuổi Trên 60 tuổi là tuổi già cao tuổi Vòng đời gia đình: 18-21 tuổi: giữa các gia đình, người lớn và trẻ em không bị ràng buộc 22-27 tuổi: đôi vợ chồng mới (gắn bó các gia đình qua hôn nhân). 28-39 tuổi: gia đình có trẻ nhỏ 34-49 tuổi: gia đình có vị thành niên 50-60 tuổi: con cái trưởng thành và hoạt động Trên 60 tuổi: gia đình và tuổi già. Nghiên cứu vòng đời người, các giai đoạn của vòng đời gia đình và vòng đời cá thể cho chúng ta thấy và nhận biết được đâu là sự phát triển bình thường và đâu là sự phát triển bất thường, tiên lượng được những vấn đề tiềm ẩn trong đời sống cá nhân để có thể có những biện pháp tác động thích hợp. Theo đó, các tác giả đã đưa ra cấu trúc một gia đình truyền thống hay còn gọi là gia đình hạt nhân nhằm cho thấy quan hệ của NCT (người già) trong cấu trúc gia đình đó, cấu trúc đó gồm chồng, vợ và các con cái cùng chung sống một nhà, với những quan hệ khăng khít họ hàng (những người ngoài gia đình hạt nhân có quan hệ huyết thống hay hôn nhân). Như vậy, khi nói đến NCT (người già), về khía cạnh y sinh học và tâm lý học, NCT phải trải qua các giai đoạn phát triển và biến thoái đến giai đoạn cuối của vòng đời người, vòng đời cá thể, và trong đó diễn ra những biến động tâm, sinh lý qua các vòng đời gia đình. Lão hóa (tiếng Anh: Senescence, xuất phát từ senex nghĩa là “người già”, “tuổi già”) là trạng thái hay quá trình tạo nên sự già nua. Khái niệm người già và sự lão hóa, xét trong giới hạn qui luật tâm – sinh học về sự phát sinh diễn biến của đời người, có thể coi đây là giai đoạn hóa già (thoái hóa) của cơ thể con người, đặc biệt về hiện tượng sinh lý, tâm lý và xã hội. Về sinh học, có hiện tượng tự phá hũy các gen (chết theo chương trình), hiện tượng mất gen kết thúc, hiện tượng tổn thương các gốc tự do, tổn thương trong ty lạp thể, ... [31], (sẽ được trình bày trong phần đặc điểm sinh lý và sự lão hóa). Về khía cạnh tâm lý, vòng đời cá thể và vòng đời gia đình đã 9 cho thấy sự biến đổi tất yếu như một qui luật tiến triển của đời sống tâm sinh lý con người trong từng giai đoạn theo cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. Trong đó, xét đến sự tác động của yếu tố trãi nghiệm trong thời kỳ trẻ tuổi, sự đầm ấm của gia đình, sự nâng đỡ hiện tại trong mối quan hệ của vợ chồng, gia đình, bạn bè, sự đảm bảo về tài chính, kể cả sự hài lòng hay không về tình trạng công việc, sinh hoạt của cá nhân. Các thành tố đó liên quan rất chặt chẽ đến người già, và có thể đo lường được qua kỷ năng ứng xử. Sự phát triển của con người bắt đầu từ thơ ấu, đến tuổi vị thành niên, đến tuổi trưởng thành sớm và trung niên, và cuối cùng là giai đoạn cao tuổi. Quan điểm về sự phát triển của người bao gồm các nhân tố sinh lý học và tâm lý xã hội. Thường sự thay đổi của cơ thể và sự biến đổi tâm lý xã hội đi cùng với nhau. Mặt khác, người ta cũng thấy thường những “biến động” có tính chất stress đánh dấu sự chuyển đổi cần thiết từ một giai đoạn này sang một giai đoạn khác của đời sống con người. Nhiều NCT trở thành người khuyết tật khi về già. Do cơ thể lão hóa hoặc tổn thương do bệnh lý sẽ làm yếu thậm chí mất hẳn chức năng của tai, mắt, chức năng vận động. Trong chu kỳ của cuộc sống, NCT thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như tuổi ấu thơ được gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của NCT giảm bớt do cơ thể lão hóa, lại nẩy sinh những bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến NCT mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết. Địa vị của NCT phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của bản thân họ và gia đình. Bên cạnh một bộ phận nhỏ NCT có các điều điều kiện kinh tế, họ có thể thuê mướn những người phục vụ chăm sóc tại gia đình hoặc lựa chọn cách sống trong các cơ sở dịch vụ chăm sóc NCT với đầy đủ tiện nghi y tế, vật chất. Trong khi đó phần lớn NCT còn lại với sự hạn hẹp về tài chính phải dựa vào sự quan tâm của gia đình, người thân và cộng đồng nơi cư trú. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NCT thuộc nhóm nghèo nhất trong các nhóm nghèo. Nghèo là một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống của người lớn tuổi. Tình trạng nghèo mà NCT phải đối mặt có tác động lớn đến chế độ ăn uống, bệnh tật, nhà ở cũng như việc tiếp cận với các dịch vụ của xã hội. Một số lượng không nhỏ NCT phải tiếp tục tham gia lao động. Đây là cách thức quan trọng để nâng cao điều kiện sống của nhiều NCT. 10 1.1.2. Đặc điêm tâm sinh lý người cao tuổi Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của NCT, cho thấy tuổi già có những biểu hiện tâm lý liên quan đến quá trình lão hóa. - Sự chậm chạp về tâm lý vận động: một động tác nhưng mất nhiều thời gian, sự lẫn lộn về thời gian, rối loạn trí nhớ: khó khăn trong việc tái hiện, có thể nhớ được khi có sự gợi ý, có khi lú lẫn, do liên quan đến sự suy giảm ý thức và tập trung chú ý. - Về tư duy: suy nghỉ chậm chạp, liên tưởng chậm, ý tưởng tự ti, tự cho mình là thấp kém, nặng hơn có thể có hoang tưởng bị tội, bị hại, nghi bệnh… - Về tri giác: giảm tốc độ xử lý thông tin, có sự suy giảm về tri giác giác quan (thao tác cấp cao) nên nhận thông tin chậm, đôi khi bị nhiễu. - Khó tập trung chú ý hoặc chú ý giảm, cảm xúc dao động liên quan đến sự lão hóa hệ viền, cấu tạo lưới. Những biến đổi tâm lý nặng có thể có lo âu, trầm cảm, những biểu hiện của lo âu rất đa dạng, phức tạp: cảm giác sợ hãi, lo lắng thái quá về sức khoẻ của mình, lo lắng về tương lai, khó tập trung tư tưởng, dễ cáu, khó tính, căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau đầu, khô miệng, đánh trống ngực. Những biểu hiện của trầm cảm ở người già thường thấy là cảm giác buồn phiền, chán nản, bi quan, mất hứng thú với những ham thích trước đây, mất niềm tin vào tương lai, giảm nghị lực, giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng, và họ có thể trở nên suy kiệt. Như vậy, trong quá trình lão hóa, cùng với những thay đổi chức năng sinh lý các hệ thống cơ quan trong cơ thể, các nghiên cứu cũng nhận thấy có những biến đổi về tâm lý ở NCT. Bởi vậy, có thể nói ngoài các bệnh cơ thể mà người già dễ bị mắc, thì các rối loạn tâm lý cũng là “bạn đồng hành” của họ. Các rối loạn tâm lý ở NCT rất phong phú và đa dạng. Những biểu hiện thường thấy là từ cảm giác khó chịu, lo lắng, đến các rối loạn thần kinh chức năng, như mệt mỏi, uể oải, đau nhức, rối loạn giấc ngủ, lo âu, ám ảnh, nặng hơn có thể có các rối loạn loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn trí nhớ, rối loạn ý thức, rối loạn các năng lực phán đoán suy luận,… như đã trình bày ở trên. Có thể nói, đây là giai đoạn có nhiều biến đổi tâm lý đặc biệt ở NCT; và các rối loạn tâm lý đó có liên quan trước hết đến các stresss của việc thích nghi với hoàn cảnh sống mới, khi phải chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu. Bởi vì, sau khi nghỉ hưu những NCT phải trải qua hàng loạt các biến đổi tâm lý quan trọng do thay đổi nếp sinh hoạt, cũng như sự thu hẹp các mối quan hệ 11 xã hội. Lúc này, ở họ xuất hiện tình trạng khó thích nghi với giai đoạn nghỉ hưu, và dễ mắc “hội chứng về hưu”, với tâm trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ nổi giận, cáu gắt. Do đó, họ trở nên sống cô độc và cách ly xã hội. Theo các nghiên cứu khác nhau năm 2004 [29], [30], cho thấy có tới 40-50% người già có rối loạn tâm thần phải nhập viện điều trị, 70% người già phải nằm trong các nhà điều dưỡng. Các rối loạn tâm thần quan trọng nhất ở người già là lo âu (5,5%), trầm cảm (10-15%) và sa sút trí tuệ (4%). Rối loạn trầm cảm và lo âu là thường gặp trong cộng đồng, trong đó 20% bệnh nhân nằm trong thực hành đa khoa, 30 - 40% bệnh nhân điều trị nội trú nội khoa, 40% bệnh nhân nằm ở nhà điều dưỡng. Trong các dưới nhóm của sa sút trí tuệ, thường gặp bệnh Alzheimer (60-70%), và một tần suất thấp hơn sa sút trí tuệ do mạch máu (20%), sa sút trí tuệ thể Lewy (20%), sa sút trí tuệ trán thái dương (8%). Những biểu hiện đặc trưng của sa sút trí tuệ thường gặp ở NCT là rối loạn nhiều chức năng nhận thức, trong đó rối loạn trí nhớ là cơ bản nhất, và một trong các biểu hiện vong ngôn, vong tri, vong hành, rối loạn chức năng điều hành. Các rối loạn này gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng XH và nghề nghiệp, làm suy giảm đáng kể mức độ các hoạt động chức năng trong sinh hoạt trước đó. Trong bệnh Alzheimer, rối loạn trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên của suy giảm nhận thức, người bệnh có thể đặt nhầm chổ đồ vật, quên hay tự lặp lại, hoặc rối loạn biểu đạt và tiếp nhận ngôn ngữ, hỏi đi hỏi lại một câu hỏi, bị lạc ở những chổ quen thuộc, không thể nhận ra người thân và bạn bè. Các rối loạn trong hoạt động cho sinh hoạt (nấu ăn, mua sắm, quản lý tiền nong, sử dụng các đồ gia dụng…), các rối loạn hành vi (lục lọi, xáo trộn đồ đạc, mắng chửi, đánh đá, đi lang thang, hoặc mất ức chế tình dục…), rối loạn cảm xúc (trầm cảm, vô cảm, lo âu…), và loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) cũng thường thấy ở người già bị bệnh Alzheimer. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy một số rối loạn loạn thần giống tâm thần phân liệt, như các hoang tưởng “bị cô lập, bị truy hại”, “các ảo thanh, ảo khứu, ảo giác xúc giác”. Từ những nghiên cứu trên cho chúng ta thấy được đặc điểm tâm -sinh lý, và những thay đổi của cơ thể, cũng như những biến đổi của tâm lý rất phong phú và đa dạng ở NCT gắn liền với quá trình lão hoá, quá trình tạo nên tuổi già. Trong quá trình lão hóa, ngoài phát hiện những thay đổi chức năng sinh lý các hệ thống cơ quan trong 12 cơ thể, người ta cũng nhận thấy những biến đổi về tâm lý nhiều mức độ khác nhau ở NCT. Nghĩa là, ở người già thường xuất hiện những rối loạn tâm thần đặc trưng (như trình bày ở trên), cũng như các bệnh lý cơ thể thường gặp ở lứa tuổi này. Từ đó, giúp cho người thầy thuốc có cách nhìn tổng quan trong việc tiếp cận khám và điều trị các rối loạn tâm – sinh lý NCT, nhằm đưa lại hiệu quả trong việc chăm sóc sức khoẻ thể chất và tâm thần cho NCT trong cộng đồng. 1.1.3.Nhu cầu của người cao tuổi Ở tuổi này, có người tỏ ra sức yếu lực tàn, song có người vẫn còn nhanh nhẹn, khoẻ mạnh về thể chất và minh mẫn về trí tuệ. Tuy nhiên, cũng như ở những lứa tuổi khác, phần lớn người già cũng cần có một số nhu cầu cơ bản, phù hợp với lứa tuổi cụ thể là: Nhu cầu về ăn, ở; nhu cầu an toàn; nhu cầu tình cảm; nhu cầu được tôn trọng, được chấp nhận, được thấy mình có ích và nhu cầu có việc làm phù hợp. Nhu cầu về dưỡng chất ở NCT Khi người ta về già, thể chất bắt đầu thay đổi, nó gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm giảm tính ngon miệng, ăn ít hơn. Trong khi đó, việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể lại giảm nên dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc phải nhiều căn bệnh nan y như: ung thư, tim mạch, béo phì, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường... Cũng qua nghiên cứu cho thấy, có tới trên 70% NCT không sản xuất đủ nước bọt, đây là hiện tượng được xem là bình thường và do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như: thuốc trầm cảm, huyết áp, lợi tiểu và thuốc an thần... Và khi thiếu nước bọt làm cho người ta ăn mất ngon, tiêu hóa chậm và phát sinh bệnh răng lợi. Hiện tượng suy dinh dưỡng ở NCT còn gây ra căn bệnh có tên là Hypochlorhydria hay còn gọi là hiện tượng thiếu acid của dạ dày, làm cho dạ dày tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất kém hơn, nhất là khi thiếu hụt vitamin B12. Khi về già, sức khỏe hệ thống miễn dịch suy giảm, làm cho cơ thể dễ mắc bệnh viêm nhiễm virus, cơ bắp bị tổn thương và thay vào đó là việc tích mỡ nên cơ thể suy yếu, dễ bị mắc bệnh loãng, giòn và gãy xương, bởi vậy, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất ở NCT là vô cùng quan trọng. Theo nghiên cứu thì nhu cầu về calo, protein, mỡ và chất xơ ở người 70 tuổi không khác gì nhóm người trẻ tuổi. Riêng những người dư thừa trọng lượng nên giảm lượng calo đầu vào, đa dạng hóa nguồn đầu vào để đảm bảo đủ protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất các loại. Nhu cầu protein đầu vào được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể, trung bình tiêu thụ từ 0,8 13 - 1g protein/1kg trọng lượng hoặc xấp xỉ 70g/ngày cho người nặng 67kg. Về chất xơ nên ăn tối thiểu 25g/ngày và tăng lên nếu mắc bệnh táo bón. Để phòng ngừa bệnh loãng xương, giòn xương nên bổ sung canxi, vitamin D, K trong đó canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tỷ trọng và sức khỏe cho xương. Nhu cầu tiêu thụ canxi ở nhóm trên 70 tuổi, bất kể giới tính là 1.200mg. Nếu phụ nữ mãn kinh không sử dụng liệu pháp thay thế hormone thì bổ sung thêm nhiều canxi, ít nhất 1.500mg/ngày. Ngoài ra, tăng cường thêm vitamin D vì nó giúp cho việc hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể được tốt.Để bảo vệ xương cần bổ sung thêm vitamin K như trong rau bina, bông cải, xúp lơ, cà rốt và măng tây.Vitamin E, C và caroten có tác dụng bảo vệ tế bào trước nguy cơ phá hủy của các gốc tự do, hạn chế bệnh thoái hóa điểm vàng, bệnh tim mạch và ung thư.Crom là dưỡng chất rất cần thiết đối với nhóm NCT để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Acid folic, vitamin B6 và vitamin B12 có tác dụng rất tốt làm giảm homocysteine, đây là một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, thủ phạm gây phá hủy thành mạch, gây chứng xơ vữa động mạch, làm gia tăng bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ). Ngoài ra, NCT cũng nên bổ sung thêm 3 khoáng chất quan trọng là kẽm, magiê và kali, trong đó kẽm có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tăng cường tính ngon miệng giúp cho vết thương nhanh lành. Ngoài các dưỡng chất kể trên, NCT nên bổ sung thêm nước, vì khát nước có thể gây nhiều bệnh về thể chất, trong đó có hai loại bệnh thường gặp là táo bón và sỏi thận. Nhu cầu giải trí Đây là một phần trong các hoạt động của đời sống, đặc biệt là với các bác cao tuổi. Lý do là ở tuổi này các bác đã nghỉ hưu, sau một thời gian dài gây dựng gia đình, phục vụ cộng đồng, xã hội, các bác sẽ có nhiều thì giờ rảnh rỗi. Các bác cần tham dự vào một thú tiêu khiển nào đó để khỏi rơi vào cảnh “ngồi buồn mà trách ông Xanh” hoặc “nhàn cư vi bất thiện” cũng như để duy trì tình trạng sức khoẻ tinh thần và thể chất lành mạnh. Con cháu nên đặc biệt lưu tâm tới vấn đề này, vì cha mẹ già thường hay trở lại tâm trạng của một đứa bé, hành động bất thường, vui đấy buồn đấy, đôi khi hơi cứng đầu, không chịu nghe ý kiến người khác. Con cháu cũng nên để ý rằng không phải già là không còn các thú tiêu khiển lành mạnh. Trước đấy các cụ ta vẫn nói về hưu là thời kỳ quy ẩn, vui thú điền viên. Các cụ thư giãn với công việc trồng hoa, nuôi chim, làm cây cảnh hoặc “ngao du sơn thuỷ” 14 thăm viếng bạn bè, quyến thuộc gần xa. Các cụ gặp nhau đánh cờ giao lưu, trà dư tửu hậu, bàn chuyện năm châu bốn bể. Ngày nay lại còn nhiều thú tiêu khiển khác mà NCT có thể tham gia, như : – Tiểu công nghệ tạo ra các sản phẩm nhỏ bé nhờ bàn tay khéo léo kinh nghiệm của các NCT, như đồ chơi trẻ em, đồ gốm, vật dụng bằng gỗ… Các đồ chơi này có thể là nguồn lợi tức thêm cho ngân sách gia đình hoặc mang bán để gây quỹ từ thiện, giúp người nghèo khó. Hiện nay, có nhiều lớp hướng dẫn để NCT làm công việc này. – Học vẽ, sử dụng máy vi tính, học chơi một nhạc khí nào đó hoặc tham gia nhóm ca hát tại cơ sở tôn giáo, tổ chức nhân dân. Ở tuổi cao, sử dụng máy vi tính giúp ta tìm đọc nhiều loại sách quý mà không cần tới thư viện, hiểu biết diễn biến nhiều sự việc xảy ra khắp nơi trên thế giới, giúp ta liên lạc với bạn bè qua những lá thư điện tử. – Tập luyện dưỡng sinh với nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có chung mục đích là thư giãn tâm hồn, tập trung tư tưởng, giữ tâm thân an lạc, loại bỏ nhiễu ý đồng thời cũng áp dụng các cử động để tăng cường sức mạnh cơ bắp, uyển chuyển trơn tru xương khớp. – Khiêu vũ, múa đôi cũng đang được nhiều bác ưa thích, vừa để thư giãn tâm hồn trong điệu nhạc và cũng dẻo dai đôi chân, uyển chuyển thân hình, giảm béo, hạ huyết áp, đường huyết, cholesterol. – Tham gia các công tác từ thiện giúp đỡ người có nhu cầu, thăm viếng bệnh nhân tại bệnh viện hoặc các vị lão niên khác chẳng may kém sức khoẻ đang sống tại nhà người già. – Tổ chức tham quan di tích lịch sử, phong cảnh quê hương hoặc du lịch xứ lạ để biết thêm phong tục tập quán đất nước quê người. – Tình nguyện tại trường học để truyền đạt kinh nghiệm đời sống, việc làm cho con cháu cũng như kể lại nguồn gốc lịch sử tiền nhân, duy trì văn hoá, truyền thống hào hùng dân tộc. – Làm vườn, trồng cây cảnh, vun tưới mấy luống rau thơm cũng là thú tiêu khiển thanh nhã, thoải mái mà lại tạo thêm cảnh quang đẹp mắt cho ngôi nhà mà đôi vợ chồng già đang ở. 15 – Người có tâm hồn văn học nghệ sĩ thì làm thơ, viết sách, học đàn học hát ca vui ngày tháng với bạn bè, quyến thuộc. Phát minh karaoke vào cuối thế kỷ vừa qua đã giúp con người giao lưu với con người một cách cởi mở, vui nhộn qua việc vô tư “hát cho nhau nghe” dù hay dù dở, miễn là cùng vui. – Rồi lại còn đi câu cá, đánh cờ, chơi domino, ô chữ và nhiều thú vui nhẹ nhàng bổ ích khác. Tuổi già trí óc thường cũng hay xáo trộn, nhớ trước quên sau, ù lì trì trệ. Nếu không năng dùng tới các chức năng cơ thể thì e rằng sẽ rơi vào tình trạng “thối lui”, cô lập rồi buồn phiền, gắt gỏng, biếng ăn mất ngủ, sức khoẻ suy dần. Cho nên, nếu lấp đầy khoảng trống thời gian với các sinh hoạt trò chơi hữu ích để tránh nhàm chán mà lại có lợi cho sức khoẻ. 1.2. Công tác xã hội nhóm đối với ngƣời cao tuổi 1.2.1. Khái niệm công tác xã hội nhóm Trong đời sống của mình, mỗi cá nhân không thể tách mình khỏi các hoạt động xã hội. Những hoạt động mà cá nhân tham gia rất đa dạng, đó có thể là các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động học tập, hoạt động kinh tế, chính trị. Sự phân công lao động buộc cá nhân muốn thực hiện nhiệm vụ của mình phải hợp tác với các cá nhân khác. Sự hợp tác ấy hình thành nên các nhóm và được thể hiện qua các dấu hiệu sau: - Số lượng thành viên nhóm phải có từ 03 thành viên trở lên. Thông thường trong CTXH nhóm, muốn đạt hiệu quả cao thì số lượng nhóm viên nên ở mức vừa phải (nhóm từ 7-11 thành viên). Tuy nhiên, không cứng nhắc hay có một khuôn mẫu đóng về số lượng nhóm viên. - Các thành viên trong nhóm phải có mối liên hệ tương tác với nhau, thống nhất trong mọi hành động. - Khi tham gia vào nhóm, mọi thành viên bao giờ cũng có một mục đích riêng song mục đích đó thường phù hợp với mục tiêu chung của nhóm. Khi mục đích cá nhân phù hợp với mục đích nhóm, các thành viên sẽ có ý thức chung về nhóm và nhận thức được vai trò của mình trong nhóm. Lúc đó, các thành viên sẽ trở thành một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn mà họ tham gia - Nhóm thường được thành lập dựa trên một kiểu cấu trúc nhất định. Có thể là một cơ cấu chính thức với sự phân định vị thế và vai trò cụ thể gắn với từng thành viên, có thể là là một cơ cấu không chính thức, tồn tại trong một thời gian ngắn song 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan