Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm ngôn ngữ của người lính cụ hồ thời kỳ chống pháp, từ góc độ vai giao ti...

Tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của người lính cụ hồ thời kỳ chống pháp, từ góc độ vai giao tiếp (trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại) tóm tắt

.DOCX
28
692
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ THỜI KỲ CHỐNG PHÁP, TỪ GÓC ĐỘ VAI GIAO TIẾP (Trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 62 22 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang Phản biện 1:……………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………… Phản biện 3:………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi…giờ…ngày…tháng… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2016), “Xưng hô trong giao tiếp của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp nhìn từ góc độ vai giao tiếp”, tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, (4), tr.30-36. 2. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2016), “Vai giao tiếp - vấn đề nhiều tranh luận”, tạp chí Thiết bị Giáo dục (7), tr. 152-154. 3. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2016), “Chủ đề giao tiếp của các vai giao tiếp người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức, tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, (9), tr.79-86. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong rất nhiều nội dung nghiên cứu ngôn ngữ theo chức năng giao tiếp thì vai giao tiếp trở thành một nội dung quan trọng khi xem xét các quan hệ giao tiếp. 1.2. Cuối năm 1946 trước những biến động xã hội, người lính Cụ Hồ mang trên mình trách nhiệm mới/ vị thế mới - chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc. Người lính Cụ Hồ đã trở thành một hình tượng đẹp trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Việc xem xét đặc điểm ngôn ngữ của nhóm đối tượng người lính từ góc độ vai giao tiếp trong phạm vi tương tác nhóm nói riêng và tương tác với ngôn ngữ xã hội nói chung sẽ góp phần làm rõ vẻ đẹp hình tượng người lính và người lính thời đại Cụ Hồ. 1.3. Nâng cao tinh thần dân tộc, ý chí sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm, nhiệm vụ không chỉ của người lính mà còn của toàn dân tộc. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp, từ góc độ vai giao tiếp sẽ góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc của người dân Việt Nam. Từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp, từ góc độ vai giao tiếp (trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại). Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ của người lính cụ Hồ thời kỳ chống Pháp, từ góc độ vai giao tiếp (trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại)”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận án là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp từ góc độ vai giao tiếp trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại. Từ đó, luận án góp phần nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp tiếng Việt theo sự phân tầng xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói riêng; khẳng định mối quan hệ liên ngành khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học viết về người lính nói riêng và tác phẩm văn học nói chung từ góc độ ngôn ngữ học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Giới thiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ liên quan đến ngữ dụng học và liên quan đến ngôn ngữ học xã hội; 2) Nghiên cứu, khảo sát chủ đề và hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong giao tiếp; 3) Nghiên cứu, khảo sát, các đặc điểm về xưng hô của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 1) Chủ đề giao tiếp và các hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong giao tiếp; 2) Khảo sát sâu trường hợp: hành động cầu khiến của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp; 3) Xưng hô của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp. 3.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp từ góc độ vai giao tiếp. Chúng tôi chọn phạm vi nghiên cứu này bởi: Thời kỳ chống Pháp (1945- 1954) là giai đoạn tuy ngắn nhưng chứa đựng nhiều biến cố lịch sử - thời kỳ có sự chuyển giao, thay đổi ý thức cá nhân (giữa cái tôi và cái ta chung) trước vận mệnh của dân tộc và đây là thời kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu xây dựng theo hướng chính quy. Nguồn tư liệu: chúng tôi sử dụng một số tác phẩm văn xuôi hiện đại viết về người lính thời kỳ chống Pháp làm tư liệu khảo sát. Phần giao tiếp phi lời tạm gác chưa nghiên cứu, khảo sát vì dung lượng luận án không cho phép. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Phạm vi tư liệu được giới hạn ở: 3 tiểu thuyết (“Xung kích” của Nguyễn Đình Thi; “Sống mãi với thủ đô”mcủa Nguyễn Huy Tưởng và “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc); 8 truyện ngắn và truyện vừa (khảo sát 6 truyện ngắn của tác giả Nguyễn Đình Thi, 1 truyện ngắn của Trần Đăng, 1 truyện vừa của Vũ Tú Nam), 5 ký sự (“Ký sự Cao Lạng” của Nguyển Huy Tưởng, “Đánh lấn-Tập hồi ký Điện Biên phủ” của nhiều tác giả, “Đường tới Điện Biên Phủ” của Võ Nguyên Giáp kể Hữu Mai thể hiện, “Điện Biên Phủ - Điển hẹn lịch sử” của Võ Nguyên Giáp kể - Hữu Mai thể hiện và “Điện Biên Phủ - Tuyển tập hồi ký trong nước” của nhiều tác giả. 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng các phương pháp như: phân tích, miêu tả; phân tích diễn ngôn; liên ngành. Các thủ pháp nghiên cứu như: thống kê toán học, phân loại và hệ thống hóa, mô hình hóa; so so sánh, đối chiếu. 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lý luận: Luận án góp phần giải quyết những vấn đề về giao tiếp tiếng Việt nói chung và giao tiếp của một người lính Cụ Hồ nói riêng dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. Tách nhân tố vai giao tiếp ra thành một biến xã hội để nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ (chủ đề, hành động ngôn ngữ và xưng hô trong giao tiếp) của người lính Cụ Hồ, luận án góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhóm đối tượng, một hướng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần vào việc nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của quan hệ giao tiếp. Thông qua việc tìm 3 hiểu vai giao tiếp trong giao tiếp trên các phương diện chủ đề, hành động ngôn ngữ, xưng hô để thấy được sự biến đổi trong lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ và làm nên đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ; Góp phần phục vụ công tác học tập, giảng dạy những tác phẩm về người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong các nhà trường và đặt nền móng cho việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của người lính ở giai đoạn sau; Góp phần bồi dưỡng tinh thần tự tôn, tình yêu quê hương đất nước, ý chí sẵn sàng cống hiến xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc cho thế hệ trẻ hiện nay và sau này. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết; Chương 2: Đặc điểm chủ đề và hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong giao tiếp;Chương 3: Đặc điểm về xưng hô của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong giao tiếp. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về vai giao tiếp trong giao tiếp ngôn ngữ Trên cơ sở tìm hiểu, chúng tôi trình bày một số hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và vai giao tiếp trên thế giới như: thứ nhất, nghiên cứu về mức độ thể hiện vai quyền lực và vai thân hữu trong giao tiếp như: Lakoff R. (1973), Wolfson (1983), Hofsede G.H (1991)…; Thứ hai, nghiên cứu về xưng hô của các vai giao tiếp như: Brown R. và Gilman A. (1976); T. Holmes…;Thứ ba, nghiên cứu về hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp như: J. L. Austin (1962), J. Searle (1971), Lakoff R. (1973), G.N.Leech, Brown R. và Levinson S…. Ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có một số hướng nghiên cứu sau: 1/ Nghiên cứu về xưng hô của các vai giao tiếp như: Nguyễn Văn Khang (1996)(1999), Vũ Tiến Dũng (2003), Lê Thanh Kim (2002), Bùi Minh Yến (1996) (2001), Lương Thị Hiền (2009), Phạm Thị Hà (2013)…; 2/ Nghiên cứu hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp như: Chu Thị Thanh Tâm (1995), Đào Thanh Lan (2004) (2011), Phạm Thị Hà (2013),… Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc xem xét các đặc điểm xưng hô, hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ chưa được quan tâm tìm hiểu. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ 4 Nghiên cứu ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học như: Vũ Quang Hào (1994), Bộ Quốc Phòng (1996), Nguyễn Văn Khánh (2013); Sơn Hà (2010), Nguyễn Thị Dung (2011),…; Nghiên cứu ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ dưới góc độ văn học có: Mã Giang Lân (1997), Nguyễn Xuân Nam (2003),…; Nghiên cứu ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ dưới góc độ tâm lí học như: Nhữ Văn Thao (2012), Hoàng Đình Châu (1998), Nguyễn Thị Thanh Hà (1999),… 1.2 Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Một số vấn đề về lý thuyết giao tiếp và vai giao tiếp 1.2.1.1. Một số vấn đề chung về giao tiếp ngôn ngữ: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm truyền đạt hay thông báo một số nội dung trong tư duy”[46, tr.12]. Trong một cuộc giao tiếp có rất nhiều nhân tố khác nhau như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp… Mỗi nhân tố có vị trí và vai trò khác nhau trong hoạt động giao tiếp. Tùy theo mục đích, chiến lược giao tiếp, các đối tượng tham gia lựa chọn một phong cách ngôn ngữ phù hợp. 1.2.1.2. Sự kiện giao tiếp: “Sự kiện giao tiếp (Specch event) là đơn vị miêu tả cơ bản trong nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ” [56, tr.353]. Dell Hymes được xem là người có công trong việc xây dựng một “khung” chung về sự kiện giao tiếp gồm 8 thành tố: 1/ Chu cảnh/ thoại trường; 2/ Người tham dự; 3/ Mục đích; 4/ Chuỗi hành vi; 5/ Phương thức; 6/ Phương tiện; 7/ Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích; 8/ Loại thể. Trong các cuộc giao tiếp không nhất thiết cả 8 nhân tố trên cùng xuất hiện. Vì vậy, việc xác định các nhân tố nào xuất hiện, nhân tố nào là chính, nhân tố nào là phụ là vô cùng quan trọng. 1.2.1.3. Một số vấn đề về xưng hô và hành động ngôn ngữ - Tiếng Việt là ngôn ngữ có hệ thống từ xưng hô khá phức tạp. Việc đưa ra một kiểu xưng hô chung là vấn đề khó. Tuy nhiên qua thực tiễn nghiên cứu, tác giả Nguyễn Văn Khang đã quy thành 6 nhóm với 13 kiểu xưng hô. Trên cơ sở các khuôn mẫu xưng hô, tác giả Lê Thanh Kim khi đối chiếu với cách xưng hô trong tiếng Việt đã chỉ ra 5 mức độ sử dụng các khuôn mẫu xưng hô. - Trong lịch sử nghiên cứu hành động ngôn ngữ có hai hướng phân loại: hướng phân loại từ vựng (đại diện là Austin) và hướng phân loại theo hành động ngôn ngữ (đại diện là Searle). Hướng phân loại của Searle có nhiều ưu điểm. Chúng tôi thấy cách phân loại của Sarle đưa ra là xác đáng và trong những trường hợp cụ thể có thể sử dụng những tiêu chí chưa dùng để tiếp tục phân chia hành động ra làm các nhóm nhỏ hơn. 5 Một số khái niệm liên quan được đề cập: Phát ngôn ngữ vi; Biểu thức ngữ; Động từ ngữ vi; Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp. 1.2.1.4. Vấn đề vai giao tiếp 1/ Phương ngữ xã hội và phương ngữ nhóm xã hội: “Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp. Mỗi thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa… Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng” [Nguyễn Văn Khang]. Phương ngữ nhóm xã hội là ngôn ngữ riêng của một nhóm đối tượng trong xã hội sử dụng ngôn ngữ tự nhiên có sự chọn lọc và làm biến đổi nhằm tạo ra khác biệt ngôn ngữ với các nhóm đối tượng khác. 2/ Vai giao tiếp: “là cương vị xã hội của một cá nhân nào đó giữa trong một hệ thống các quan hệ xã hội. Vai được hình thành trong quá trình xã hội hóa cá nhân”[Lê Thanh Kim]. Trong quan hệ vai mỗi thành viên của nhóm xác định cho mình một bộ vai thích hợp. “ Khi xem xét các quan hệ hợp thành quan hệ liên nhân. Thông qua tìm hiểu các quan niệm của các tác giả, chúng tôi nhận thấy: 1. Các tác giả đồng nhất quan điểm khi nói về quan hệ thân hữu (quan hệ ngang/ quan hệ kết liên); 2. Các tác giả chưa đồng nhất quan điểm khi nói về quan hệ quyền thế (quan hệ dọc/ quan hệ vị thế). Trong xã hội, có rất nhiều các mối quan hệ quyền lực khác nhau. Trong phạm vi luận án, chúng tôi xác định vai giao tiếp gồm: vai trên, vai dưới và ngang vai. Mức độ thân cận và không thân cận được biểu hiện trong từng vai giao tiếp nhất định. Khả năng thay đổi quan hệ vị thế liên quan đến ứng xử vai giao tiếp. Ứng xử vai giao tiếp xuất hiện trong tình huống giao tiếp mà ở đó chủ thể và đối tượng giao tiếp muốn thay đổi mục đích, nội dung giao tiếp dẫn đến sự chuyển vai. “Vị thế xã hội là địa vị xã hội của các cá nhân được xác lập trong quan hệ với các thành viên khác trong một nhóm, một cộng đồng và một xã hội”[Phạm Ngọc Thưởng]. Vị thế giao tiếp có một số đặc điểm như: 1. Cá nhân dựa trên quan hệ với các thành viên khác mà xác lập và tạo lập vị thế; 2. Vị thế giao tiếp cũng có mạnh, yếu; 3. Thông qua thương lượng và chuyển giao giữa các đối tượng giao tiếp mà vị thế giao tiếp có sự thay đổi; 4. Khi vị thế giao tiếp thay đổi tức là có sự thay đổi của một hoặc một số điều kiện như: hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, chủ đề giao tiếp, nhân vật giao tiếp… 1.2.2. Người lính Cụ Hồ và nhân vật người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong văn xuôi hiện đại. Theo Từ điển Bách khoa toàn 6 thư mở, “Người lính hay còn gọi bằng nhiều tên khác là binh sĩ, binh lính, quân lính, lính, lính tráng, sĩ tốt, quân nhân, chiến sĩ... là một thành viên phục vụ trong thành phần của lực lượng vũ trang quốc gia, hoặc một đơn vị quân đội”[Từ điển Bách khoa quân sự]. Ở phạm vi nghiên cứu, chúng tôi thống nhất với cách gọi đối tượng là người lính Cụ Hồ. Các bộ phận của lực lượng vũ trang Việt Nam chia thành ba bộ phận: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Trong Kháng chiến chống Pháp, ba thứ quân hình thành và phát triển ngày càng hùng mạnh. Các mối quan hệ trong tập thể quân nhân: Quan hệ chính thức và quan hệ không chính thức. Sự phân chia các mối quan hệ nêu trên chỉ là tương đối. 1.2.3. Cách tiếp cận của luận án: 1) Coi ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ của thời kỳ chống Pháp là một biến thể xã hội của ngôn ngữ để tìm hiểu; 2) Hai hoàn cảnh giao tiếp chính của người lính Cụ Hồ được xác định là: giao tiếp chính thức và giao tiếp phi chính thức; 3) Đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ được nhìn nhận trong sự tương tác giữa người lính với người lính; 4) Quan hệ/ vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ được xác lập là: quan hệ/ vai quyền lực và quan hệ/ vai thân hữu và gắn với từng hoàn cảnh giao tiếp: chính thức và phi chính thức. Do đặc trưng môi trường hai quan hệ/ vai này có sự xâm nhập và tương tác lẫn nhau. 1.3. Tiểu kết: Trong chương này, chúng tôi trình bày hai vấn đề lớn: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. Chúng tôi tập trung giới thiệu những vấn đề lí thuyết cơ bản của đề tài, đó là: Những lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ được nhìn nhận từ góc độ ngôn ngữ học xã hội và ngữ dụng học; Lý thuyết về vai giao tiếp và đôi nét về tác phẩm văn xuối viết về thời kỳ chống Pháp; Người lính Cụ Hồ và nhân vật người lính Cụ Hồ trong tác phẩm văn xuôi viết về thời kỳ chống Pháp là những cơ sở để chúng tôi nhận định, thống kê, phân loại các cặp giao tiếp trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại. 7 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CHỦ ĐỀ VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ THỜI KỲ CHỐNG PHÁP TRONG GIAO TIẾP 2.1. Đặc điểm chủ đề và hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức 2.1.1. Giới hạn vấn đề 1/ Trong chương này chúng tôi chọn: chủ đề giao tiếp, hành động ngôn ngữ và xưng hô của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức làm đối tượng nghiên cứu; 2/ Khu biệt trong giao tiếp chính thức, chúng tôi lần lượt khảo sát, phân tích đối tượng; 3/ Khảo sát 8 tập truyện và kí, chúng tôi xác định 328/ 720 cuộc thoại thuộc giao tiếp chính thức; 4/ Một số đặc điểm chung về giao tiếp chính thức của người lính Cụ Hồ: Giao tiếp chính thức được xác định: các cuộc họp; các cuộc hành quân, tiến công, truy kích… Một số đặc điểm: giao tiếp chính thức tuân theo các nguyên tắc của giao tiếp hành chính; yếu tố quyền lực thể hiện rõ. 2.1.2. Các vai giao tiếp trong giao tiếp chính thức Trong 338 cuộc thoại chính thức, chúng tôi xác định: Thứ nhất, các cặp vai trên - vai dưới, gồm: cặp vai cán bộ chỉ huy - chiến sĩ (CBCH - CS) gồm: cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ (CBCH1 - CS), cán bộ chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ (CBCH 2 - CS); 2/ Cặp vai cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp - cán bộ chỉ huy trực tiếp (CBCH1 - CBCH2); Thứ hai, các cặp vai ngang, gồm: 1/ Cặp vai đồng cấp cán bộ chỉ huy (CBCH - CBCH) (gồm: đồng cấp cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp (CBCH 1 - CBCH1) và đồng cấp cán bộ chỉ huy trực tiếp (CBCH2 - CBCH2), 2/ Cặp vai đồng cấp chiến sĩ (CS - CS). 2.1.3. Các chủ đề giao tiếp và hành động ngôn ngữ tương ứng trong giao tiếp chính thức 2.1.3.1.Chủ đề giao tiếp Chủ đề giao tiếp của cặp vai trên - vai dưới: Trong giao tiếp chính thức, cặp vai trên - vai dưới được cụ thể hóa bằng 3 cặp vai chính: cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ (CBCH 1 - CS), cán bộ chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ (CBCH2 - CS), cán bộ tham mưu không chỉ huy trực tiếp - can bộ chỉ huy trực tiếp (CBCH1 - CBCH2). Các cặp vai này đề cập đến 9 nhóm chủ đề theo 2 hướng với tần xuất khác nhau: 1/ Các chủ đề có thiên hướng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu xuất hiện với tần suất cao; 2/ các chủ đề có thiên hướng sinh hoạt đời thường xuất hiện với tần suất thấp. Cặp vai CBCH 1 - CS nhắc đến 5/9 nhóm chủ đề với tần số khác nhau: Chủ đề động viên, khích lệ tinh thần trước, trong 8 và sau trận chiến xuất hiện nhiều nhất. Cặp vai CBCH2 - CS đề cập đến 9/9 chủ đề, trong đó: chủ đề thực thi chức trách, nhiệm vụ chiến đấu được quan tâm nhiều nhất. Chủ đề trao đổi, bàn bạc kế hoạch tác chiến trên chiến trường ít được quan tâm nhất. Cặp vai CBCH 1 - CBCH2 nhắc đến 7/9 chủ đề với tần suất khác nhau. Chủ đề về thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao xuất hiện với tần suất cao nhất. Chủ đề ít được nhắc đến nhất là chủ đề thực hiện nhiệm vụ hậu chiến. Một số chủ đề không được nhắc đến. Chủ đề giao tiếp của các cặp vai ngang (đồng cấp): Trong giao tiếp chính thức, các cặp vai ngang (cặp vai đồng cấp) gồm 3 cặp vai chính: đồng cấp cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp (CBCH 1 CBCH1), đồng cấp cán bộ chỉ huy trực tiếp CBCH 2 - CBCH2), đồng cấp chiến sĩ (CS - CS). Cặp vai CBCH 1 - CBCH1 tập trung vào 5/8 chủ đề và giữa các chủ đề có sự chênh lệch nhau về tần suất xuất hiện. Các chủ đề tập trung theo hướng thực hiện hoạt động quân sự xuất hiện với tần suất cao. Cặp vai đồng cấp cán bộ chỉ huy trực tiếp (CBCH2 - CBCH2) đề cập 7/8 nhóm chủ đề và tần số xuất hiện các nhóm chủ đề không đồng nhất. Chủ đề được quan tâm nhiều là chủ đề thực thi chức trách, nhiệm vụ chiến đấu. Cặp vai đồng cấp chiến sĩ (CS - CS): Theo kết quả khảo sát, cặp vai CS - CS đề cập đến 6/8 nhóm chủ đề và giữa các chủ đề có sự chênh lệch về tần số xuất hiện. Chủ đề xuất hiện với tần suất cao nhất là chủ đề thực thi chức trách, nhiệm vụ chiến đấu. Chủ để ít xuất hiện với tân suất thấp nhất là thực hiện nhiệm vụ hậu chiến. Ví dụ 4: Kha ngoái cổ về phía Độ. Bây ấy cũng thưa tiếng súng. “Lũy đâu?” - Có! - Sang anh Độ xem thế nào về báo cáo. Chạy nhanh lên.[5, tr. 91] Như vậy, trong giao tiếp chính thức, các nhóm chủ đề có tính quân sự xuất hiện với tần suất cao ở tất cả các cặp vai. Các chủ đề có thiên hướng về tình cảm hóa xuất hiện với tần suất thấp. Ở từng cặp vai, dưới tác động của các lí do vừa nêu, các cặp vai giao tiếp có sự tương tác với nhau và ứng với từng nhóm chủ đề nhất định. Các cặp vai trên vai dưới, chủ yếu là các chủ đề có thiên hướng thể hiện quyền lực tuyệt đối. Các cặp vai ngang (đồng cấp) do chi phối của nhân tố hoàn cảnh cụ thể và tâm lý tình cảm nên các chủ đề có thiên hướng về gia đình, tình bạn, tình yêu,… xuất hiện với tần suất trung bình. 2.1.3.2. Các hành động ngôn ngữ tương ứng với chủ đề giao tiếp - Người lính Cụ Hồ sử dụng 5 nhóm hành động ngôn ngữ với mức độ sử dụng có sự chênh lệch: Nhóm cầu khiến 2608/4080 lượt, chiếm 63.9%. Nhóm biểu hiện 545/4080 lượt, chiếm 13.4%. Các nhóm như: 9 tuyên bố, bày tỏ và hứa hẹn lần lượt: 339/4080 lượt, chiếm 8.3%; 310/4080 lượt, chiếm 7.6%; 287/4080 lượt, chiếm 7.0%. - Khảo sát trường hợp: Nhóm hành động câu khiến: Hành động cầu khiến là nhóm thể hiện bản chất hành động tương tác rõ hơn so với các hành động nói năng khác. Dựa vào quan điểm của Đào Thanh Lan và Nguyễn Thị Thanh Ngân, chúng tôi xác định và phân tích các hành động có mức độ khiến và mức độ cầu để chỉ ra hiệu lực và ý nghĩa của hành động. Nhóm hành động cầu khiến ở các cặp vai trên - vai dưới cao hơn các cặp vai ngang/ đồng cấp (1841/2608 lượt, chiếm 70.6% -767/2608 lượt, chiếm 29.4%). Trong các cặp vai, mức độ sử dụng các hành động câu khiến khác nhau. Trong cặp vai trên - vai dưới, các hành động cầu khiến thiên lý trí chiếm tỉ lệ cao. Các hành động cầu khiến thiên tình cảm và cầu khiến trung hòa chiếm tỉ lệ thấp Ví dụ 19: CBCH1 ra lệnh cho CS: “Tôi tiếp lấy máy hạ lệnh cho các đơn vị: - Xung phong!” [1, tr.979] 2.2. Đặc điểm chủ đề và hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp phi chính thức 2.2.1. Giới hạn vấn đề: 1/ Chúng tôi khu biệt trong giao tiếp phi chính thức và tập trung vào: chủ đề giao tiếp, hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ; 2/ Dựa theo khảo sát 8 tập truyện và kí, chúng tôi thu được 382/ 720 cuộc thoại thuộc giao tiếp phi chính thức; 3/Một số đặc điểm chung về giao tiếp phi chính thức của người lính Cụ Hồ: Thứ nhất, người lính Cụ Hồ sinh hoạt theo tập quán cá nhân; Thứ hai, hoàn cảnh phi chính thức có tính tương đối và mang tính động; Thứ ba, đặc điểm tôn trọng, ngưỡng mộ cán bộ chỉ huy (CBCH) ăn sâu trong tâm lí của các chiến sĩ (CS); Thứ tư, quan hệ thân hữu là quan hệ phổ quát của người lính Cụ Hồ. 2.2.2. Các vai giao tiếp trong giao tiếp phi chính thức: Cặp vai trên - vai dưới gồm: 1/ Cặp vai cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ (CBCH - CS); 2/Cặp vai anh - em; Cặp vai ngang (đồng cấp) gồm: 1/ Cặp vai đồng cấp cán bộ chỉ huy (CBCH CBCH); 2/ Cặp vai đồng cấp chiến sĩ (CS - CS). 2.2.3 Các chủ đề giao tiếp và hành động ngôn ngữ tương ứng trong giao tiếp phi chính thức 2.2.3.1 Các chủ đề giao tiếp 1/ Chủ đề giao tiếp của cặp vai trên - vai dưới: cặp vai cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ (CBCH - CS) đề cập đến 6 chủ đề. Trong đó, chủ đề được nói đến nhiều nhất là chủ đề cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các chủ đề không theo hướng hành 10 chính hóa mà mang tính khen ngợi. Điều này phản ánh đặc trưng nghề nghiệp ăn sâu vào hành vi của người cán bộ chỉ huy. Cặp vai anh - em nhắc đến cả 6 chủ đề với mức độ khác nhau. Các chủ đề được đề cập nhiều nhất là chủ đề cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ 29: - Báo cáo ban chỉ huy ăn cháo đường. Kha quay lại: - Đường kia à? Cậu này khá nhỉ. Kiếm đâu ra thế? [5, tr.49] 2/ Chủ đề giao tiếp của các cặp vai ngang (đồng cấp): Cặp vai bạn bè nhắc đến 4 nhóm chủ đề tập trung vào đời sống tình cảm, sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, nhóm chủ đề được quan tâm nhất là chủ đề tình yêu, tình bạn, tình đồng chí. Cặp vai đồng chí - đồng chí là cặp vai ngang thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của người lính và đặc trưng sống tập trung của môi trường quân đội. Chủ đề được cặp vai nhắc đến nhiều nhất là tình yêu, tình bạn và tình đồng chí. Chủ đề ít được nhắc đến nhất là động viên, khích lệ tinh thần trước, trong và sau trận chiến. 2.2.3.2. Các hành động ngôn ngữ tương ứng với chủ đề giao tiếp 1/ Tần số xuất hiện các nhóm hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp: Trong giao tiếp phi chính thức, 5 nhóm hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ đã sử dụng. Tuy nhiên, mức độ xuất hiện các nhóm hành động ngôn ngữ chênh lệch nhau. Nhóm hành động ngôn ngữ xuất hiện cao nhất là nhóm hành động biểu hiện chiếm 42.6%). Nhóm cầu khiến chiếm 27.3%. Các nhóm còn lại xuất hiện với tần suất trung bình hoặc thấp. Lý do của hiện tượng: trong hoàn cảnh giao tiếp phi chính thức, người lính trở về với sinh hoạt đời thường, không chịu sự chi phối bởi các quy định, quy tắc trong tập thể; trong giao tiếp phi chính thức, các quan hệ quyền lực không bị ràng buộc bởi các nhân tố có tính khoảng cách hoặc ràng buộc ở mức độ thấp. 2/ Khảo sát trường hợp: Nhóm hành động câu khiến. Khảo sát 382 cuộc thoại phi chính thức, chúng tôi phân loại được 10 tiểu nhóm và thuộc nhóm hành động cầu khiến có 1292 hành động. Kết quả như sau: - Theo kết quả khảo sát, các vai dưới sử dụng các hành động thuộc nhóm cầu khiến nhiều hơn các vai trên và vai ngang (vai dưới: 366/1292 lượt, chiếm 28.3%; vai dưới: 414/1292 lượt, chiếm 32.1%; cặp vai ngang: 512/1292 lượt, chiếm 39,6%). Các hành động cầu khiến thiên lý trí (ra lệnh, đề nghị, báo cáo, yêu cầu) xuất hiện với tần suất trung bình trong các vai. Các hành động cầu khiến thiên tình 11 cảm và cầu khiến trung hòa (chúc, nhờ, nhắc nhở) được sử dụng với tần suất cao. Các hành động cầu khiến trung hòa (hỏi, hồi đáp hỏi) xuất hiện với tần suất trung bình. Từ khảo sát, chúng tôi nhận thấy: cặp vai anh - em được xác lập theo tiêu chí tuổi tác và các hành động cầu khiến thiên tình cảm vẫn được sử dụng ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, sự áp đặt đe dọa thể diện không cao như trong giao tiếp chính thức. Hành động ra lệnh chỉ xuất hiện ở vai trên, không xuất hiện ở vai dưới. Mức độ áp đặt của hành động cũng không tuyệt đối cao. Các vai trên sử dụng nhiều hành động cầu khiến thiên tình cảm và cầu khiến trung hòa. Các hành động như: nhắc nhở, hứa hẹn, chúc… thể hiện sự quan tâm của cán bộ chỉ huy với chiến sĩ.. Các vai dưới sử dụng các hành động cầu khiến thiên tình cảm và cầu khiến trung hòa (chúc, nhờ, nhắc nhở) với tần suất cao. Trong hoàn cảnh phi chính thức, các vai dưới thể hiện quan điểm, quyết tâm của mình với vai trên. Hành động chúc, nhắc nhở thể hiện sự quyết tâm của các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ. Cặp vai anh - em là cặp vai sử dụng rất nhiều các hành động cầu khiến. Tuy nhiên không xuất hiện hành động cầu khiến thiên tình cảm mạnh nhất: hành động ra lệnh. Các hành động cầu khiến thiên lý trí (yêu cầu, đề nghị, giao,…) cũng xuất hiện với tần suất thấp. Các cặp vai bạn bè không sử dụng hành động ra lệnh và hành động báo cáo. Các hành động cầu khiến thiên tình cảm và cầu khiến trung hòa được sử dụng với tần suất trung bình. Mức độ xuất hiện của các hành động cầu khiến thiên tình cảm và cấu khiến trung hòa là tương đương nhau. Điều này phản ánh mối quan hệ thân hữu sâu. 2.3. So sánh đặc điểm chủ đề và hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức và phi chính thức 2.3.1 Những đặc điểm chung: Trong giao tiếp chính thức và phi chính thức, người lính Cụ Hồ đề cập đến 6 chủ đề. T Trong giao tiếp chính thức và phi chính thức, người lính Cụ Hồ sử dụng cả 5 nhóm hành động ngôn ngữ, trong đó: hành động cầu khiến và hành động biểu hiện là hai nhóm có tần số xuất hiện lớn nhất. Khảo sát sâu trường hợp nhóm hành động cầu khiến của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức và phi chính thức, chúng tôi nhận thấy 10 hành động được các vai sử dụng với tần suất cao: hỏi, hồi đáp hỏi, ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, báo cáo, giao, chúc, nhắc nhở, nhờ. Trong số các hành động nêu trên, hành động hỏi và hồi đáp hỏi xuất hiện với tần suất cao nhất. 12 Sở dĩ có sự tương đồng này theo chúng tôi xuất phát từ nhiều lí do. Song có thể kể ra những lí do chủ yếu sau: do đặc trưng của môi trường sống và chiến đấu của người lính Cụ Hồ, do nhiệm vụ quy định, do đặc điểm tính cách và tình cảm cá nhân,... 2.3.2 Những đặc điểm riêng - Trong giao tiếp chính thức, người lính Cụ Hồ nói nhiều đến các chủ đề có tính quân sự cao. Các chủ đề có thiên hướng về tình cảm hóa ít được nhắc đến. Sự xuất hiện tất cả các chủ đề phản ánh suy nghĩ, hành động và tâm tư tình cảm của người lính trong hoạt động quân sự. Nhóm hành động cầu khiến xuất hiện với tần suất rất cao. Các vai trên trong quan hệ vai trên - vai dưới sử dụng chủ yếu là các hành động có lực khiến. Trong hoàn cảnh giao tiếp chính thức, quy thức cao tất cả các vai trên của các cặp vai đều sử dụng chủ yếu là hành động cầu khiến (hành động ra lệnh). Vai dưới phản hổi nhận lệnh hoặc tự giác thực thi mệnh lệnh. Các hành động có thiên hướng biểu cảm, tuyên bố, bày tỏ, hứa hẹn được sử dụng khi các cặp vai xác lập quyền lực tương đối, vai thân hữu. - Trong giao tiếp phi chính thức, người lính Cụ Hồ thường nhắc đến các chủ đề có thiên hướng cuộc sống đời thường. Do chi phối bởi các vai giao tiếp và chủ đề, hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp phi chính thức có thiên hướng biểu hiện,… Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy trong việc thể hiện vai, các hành động cầu khiến thể hiện đặc trưng vai rõ nhất. Với từng cặp vai các hành động cầu khiến xuất hiện với mức độ khác nhau. Trong cặp vai trên - vai dưới, vai trên có thiên hướng sử dụng chủ yếu các hành động cầu khiến thiên tình cảm (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị…). Vai dưới có thiên hướng sử dụng các hành động cầu khiến thiên tình cảm và cầu khiến trung hòa. Các vai bạn bè, đồng cấp sử dụng chủ yếu các hành động cầu khiến thiên tình cảm (nhờ, nhắc nhở, hứa hẹn…). 2.4. Tiểu kết 1. Trong giao tiếp chính thức, người lính Cụ Hồ đề cập đến 9 chủ đề với mức độ khác nhau ứng với 5 nhóm HĐNN. Úng với các cặp vai, chủ đề và hành động ngôn ngữ được sử dụng với tần suất khác nhau. Các cặp vai trên - vai dưới thường nói đến các chủ đề có thiên hướng hoạt động quân sự được nói đến nhiều nhất. Chủ đề có thiên hướng đời thường ít được nói tới. Các cặp vai đồng cấp quan tâm các chủ đề có thiên hướng quân sự. Các chủ đề có thiên hướng đời sống đề cập ít và thậm chí không xuất hiện trong một số cặp vai. Ứng với các chủ đề giao tiếp, nhóm hành động cầu khiến với 10 hành động ngôn ngữ theo thống kê được sử dụng với tần suất rất cao (chiếm 63.9%) so với các nhóm khác. Mức độ sử dụng của hành động cầu 13 khiến trong từng cặp vai có sự chênh lệch. Các vai trên có thiên hướng sử dụng các hành động cầu khiến thiên lý trí cao như (ra lệnh, đề nghị, yêu cầu...). Các vai dưới có thiên hướng sử dụng các hành động cầu khiến thiên tình cảm cao. Hành động ra lệnh chỉ xuất hiện duy nhất được vai dưới (chiến sĩ) sử dụng trong hoàn cảnh nguy hiểm cao độ. 2. Trong giao giao tiếp phi chính thức, người lính Cụ Hồ đề cập đến 6 chủ đề có thiên hướng cuộc sống đời thường và ứng với 5 nhóm HĐNN. Về chủ đề, các cặp vai trên - vai dưới nhắc đến 6/6 chủ đề. Chủ đề cuộc sống sinh hoạt hàng ngày được đề cập nhiều nhất và phản ánh sự quan tâm, động viên cũng như sự yên bình, tĩnh lặng nhưng rất đời thường trong tâm hồn người lính Cụ Hồ. Các cặp vai ngang quan tâm đến 4/6 chủ đề, trong đó chủ đề tình yêu, tình bạn, tình đồng chí xuất hiện nhiều nhất. Các cặp vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ sử dụng 5 nhóm HĐNN, trong đó nhóm hành động cầu khiến tuy xuất hiện với tần suất thứ hai nhưng lại góp phần thể hiện đặc trưng ngôn ngữ. Các cặp vai trên - vai dưới, thường sử dụng các hành động cầu khiến thiên lý trí nhưng không xuất hiện hành động có lực khiến thuần nhất (ra lệnh). Các vai ngang thường sử dụng các hành động cầu khiến thiên tình cảm. Sở dĩ có sự khác nhau về chủ đề và HĐNN của các cặp vai giao tiếp của người lính Cụ Hô trong giao tiếp chính thức và phi chính thức theo chúng tôi có một số lí do: 1/ do đặc trưng môi trường quân đội - tính kỷ luật, quy tắc và tính nguy hiểm cao; 2/ do đặc trưng giới tính và tâm lí tác động; 3/ do đặc điểm truyền thống văn hóa quy định; thứ tư, do đặc trưng “gia đình quân nhân” mà chỉ riêng người lính Cụ Hồ mới có... Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VỀ XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ THỜI KỲ CHỐNG PHÁP TRONG GIAO TIẾP 3.1. Đặc điểm về xưng hô Hồ trong giao tiếp chính thức 3.1.1. Những đặc điểm chung về xưng hô trong giao tiếp chính thức 1/ Xưng hô trong giao tiếp của người lính có tính pháp quy; 2/ Xưng hô của người lính chịu sự chi phối của hoàn cảnh cụ thể (hẹp) và chủ đề giao tiếp; 3/ Ngoài cốt lõi thể hiện vai giao tiếp, xưng hô 14 của người lính Cụ Hồ thể hiện chiến lược của người nói với người tham gia giao tiếp. 3.1.2.Tần số xuất hiện các các từ ngữ xưng hô - Số lượng các từ ngữ dùng để xưng và hô/ gọi của cặp vai trên vai dưới không tương đương nhau. Lí do, trong giao tiếp đương diện các vai trên thường “nói” nhiều hơn các vai dưới. - Xưng hô của cặp vai trên - vai dưới: các vai sử dụng các nhóm nhóm đại từ nhân xưng nhiều nhất nhưng không đều - chênh lệch nhau trong xưng và hô. Vai trên, trên khi xưng sử dụng 259/316 lượt, chiếm 82.0% ; khi hô/ gọi sử dụng 5/292 lượt, chiếm 1.7%. Một số đại từ nhân xưng được sử dụng với tần suất cao như: tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình… Các nhóm xưng hô còn lại sử dụng ở mức độ trung bình và thấp. Thậm chí, nhóm sự kết hợp khác không xuất hiện ở trong cả xưng và hô. Vai dưới sử dụng các từ ngữ xưng hô chênh lệch nhau. Nhóm đại từ nhân xưng sử dụng với tần suất rất cao khi xưng (156/215 lượt, chiếm 71.6%) nhưng không xuất hiện trong hô/ gọi của vai dưới với vai trên. - Trong tất cả các từ ngữ dùng để xưng hô thì “tôi”, “chúng tôi”, “đồng chí” được sử dụng để “xưng” với tần suất cao cả ở vai trên và vai dưới. Cặp từ xưng hô “tôi” - “đồng chí” trở thành trục chính và xoay quanh là các kết hợp khác tùy vào hoản cảnh giao tiếp cụ thể. - Số lượng các từ ngữ xưng hô trong từng cặp vai đồng cấp CBCH chênh lệch nhau. Đặc biệt, nhóm từ chỉ chức danh không xuất hiện trong cả xưng và hô. Các đại từ nhân xưng “ta” và “chúng ta” xuất hiện với tần suất cao trong xưng 41/61 lượt và có khả năng xác lập quyền uy của người nói, định ra vị thế xã hội và vị thế giao tiếp 3.1.3. Cách xưng hô trong giao tiếp chính thức 3.1.3.1. Cặp vai cán bộ chỉ huy - chiến sĩ (CBCH - CS): Trong hoàn cảnh giao tiếp chính thức quy thức cao, tuyệt đối, xưng hô của cặp vai trên thường có đặc điểm thường khuyết xưng - hô/ gọi vai dưới bằng từ chuyên dụng (Ø - đồng chí/ bộ đội…). Biểu thức xưng hô của vai dưới: Báo cáo + hô/ gọi (từ thân tộc/ chức danh) + xưng (đại từ nhận xưng/ kết hợp khác). Trong hoàn cảnh nhân vật không giao tiếp đương diện và nội dung thông tin mang tính chất thông báo, nhắc nhở quy định bảo mật, các vai trên - vai dưới sử dụng kiểu xưng hô có tính suồng sã như: “thằng nào”, “đứa nào”, “cả lũ” - Mậu đây. Trong hoàn cảnh kiểm tra tình hình chuẩn bị của đơn vị, động viên tình thần chiến sĩ,… Xưng hô của cặp vai cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ (CBCH1 - CS) có đặc điểm: Vai trên xưng: “tôi”, “mình”,… hoặc khuyết xưng - hô/ gọi vai dưới bằng từ chuyên hoặc các kết hợp khác. Vai dưới xưng: “tôi”, “chúng tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh em”, “chúng em” - hô/ gọi vai trên bằng: từ chuyên dụng hoặc từ chỉ 15 chức danh. Biểu thức xưng hô của vai dưới với vai trên: Báo cáo! + từ chỉ chức danh/ từ chuyên dụng (hô/ gọi vai trên) + tôi/ chúng tôi/ ta/ chúng ta/ em/ chúng em/ anh em…(xưng). 2/ Cặp vai cán bộ chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ: Trong hoàn cảnh chính thức có tính quy thức cao như chiến đấu trực diện với kẻ thù, truy kích địch,… cặp vai CBCH2 - CS sử dụng các từ ngữ xưng hô đa dạng, phong phú. Vai trên xưng bằng đại từ nhân xưng “tôi/ mình/ chúng mình/ ta/ chúng ta” và hô/ gọi vai dưới bằng tên riêng (Lũy, Ruộng, Cầu…) hoặc từ chuyên dụng (đồng chí/ các đồng chí…). Đại từ nhân xưng: chúng mình, chúng ta được sử dụng khá nhiều (26 lượt). Các vai dưới khi xưng sử dụng đại từ nhân xưng: tôi, chúng tôi, ta, chúng ta…. hoặc các danh từ thân tộc: em, chúng em… Khi hô/ gọi sử dụng: từ chỉ chức danh (chính ủy, tiểu đoàn trưởng,…); danh từ thân tộc: anh, các anh…; Các vai dưới khi xưng hô sử dụng biểu thức: Báo cáo/ đề nghị + từ chuyên dụng/ từ chỉ chức danh/ danh từ thân tộc (hô/ gọi) + đại từ nhân xưng/ danh từ thân tộc (xưng). Trong trường hợp hoàn cảnh chiến đấu trực diện, cặp vai CBCH 2 CS không sử dụng từ xưng hô (khuyết vắng từ xưng hô). Nói cách khác, cặp vai chỉ thông tin lõi nội dung cuộc thoại. Các cặp từ xưng hô như: tôi - đồng chí; tôi - chính ủy, tôi - tiểu đoàn trưởng… thể hiện khoảng cách giữa các vai dựa trên các yếu tố chức vụ, cấp bậc, chức trách của cặp vai CBCH 2 - CS. Đây là cách xưng hô đúng vai và phản ánh mối quan hệ một chiều với các yếu tố quyền lực chi phối mạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các danh từ thân tộc của cặp vai CBCH2 - CS trong hoàn cảnh giao tiếp chiến đấu trực diện… ghi nhận sự chi phối của các nhân tố tình cảm (mức độ quen biết) đến việc định và duy trì vai của cặp vai trên. Trong hoàn cảnh chính thức có tính quy thức thấp như trong cuộc họp phổ biến nhiệm vụ/ rút kinh nghiệm, tải thương sau trận đánh, cuộc họp tuyên dương,… cặp vai CBCH 2 - CS sử dụng kết hợp đa dạng các kiểu từ ngữ xưng hô. Đặc biệt, cặp từ xưng hô “anh - em/ chúng em” được sử dụng nhiều 49 lượt. Lý do: 1/ giữa các vai có sự hiểu biết nhất định về nhau; 2/ trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp chính thức do ảnh hưởng của phong tục tập quán, tình cảm chi phối tác động đến cách xưng hô của các vai; 3/ hiện tượng “gia đình quân nhân hóa” làm cho quan hệ giữa CBCH2 và CS mềm hóa. Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới mang tính chất hành chính lồng với mối quan hệ có tính chất gia đình. Trong mối quan hệ của cặp vai CBCH 2 - CS, quyền lực thể hiện trong các kết hợp: tôi - đồng chí, tôi - chức danh. Yếu tố khoảng cách được duy trì bởi nhân tố chức danh, địa vị, chức trách của CBCH và 16 CS trong tập thể. Hiện tượng các vai dưới sử dụng xưng hô có tính chất trung tính “tôi - đồng chí + chức danh” kèm thái độ nghiêm trang trong thực thi mệnh lệnh trước vai trên không vi phạm nguyên tắc xác lập quyền lực. Ví dụ 53: - Báo cáo đồng chí cho tôi bắn. - Không được. - Tôi xin đảm bảo bắn trúng đầu chúng nó… Tiếng Cầu run lên cuống quýt. - Chúng ta không được phép làm lộ lực lượng khi chiến dịch chưa bắt đầu… [4, tr.49-50] 3.1.3.2. Cặp vai đồng cấp cán bộ chỉ huy (CBCH - CBCH) 1/ Cặp vai CBCH1 - CBCH2 có cách xưng hô khá phong phú và chủ yếu thể hiện theo hướng: Quyền lực tuyệt đối gắn với sự xuất hiện chủ yếu của các từ xưng hô chuyên dụng, từ chỉ chức danh, các kết hợp khác. Các danh từ chỉ tên tổ chức sử dụng nhiều. Đặc biệt, cách xưng hô kết hợp danh từ chung + đại từ nhân xưng (dân tộc ta, quân đội ta,…) sử dụng với tần suất cao. 2/ Cặp vai CBCH1 - CBCH1: Xưng hô của cặp vai CBCH 1 CBCH1 có sự kết hợp của các nhóm từ ngữ xưng hô: Khi xưng sử dụng kết hợp nhiều kiểu xưng hô. Các CBCH1 có chức năng nhiệm vụ thấp hơn khi xưng hô thường sử dụng biểu thức: Báo cáo + Hô (các kiểu xưng hô đã nêu) + Xưng (các kiểu xưng hô đã nêu). Tùy mức độ quen hay thân mà các cặp từ ngữ xưng hô tương ứng. Đặc biệt, xuất hiện biểu thức: Thưa! + Bác/ Cụ. Đây là biểu thức đặc biệt của người lính Cụ Hồ và theo tìm hiểu chỉ thấy trong xưng hô của người lính Việt Nam, không xuất hiện trong xưng hô của người lính chế độ khác. 3/ Cặp vai đồng cấp cán bộ chỉ huy trực tiếp (CBCH 2 - CBCH2): Trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất bảo mật, nguy hiểm tính mạng chiến sĩ và vận mệnh dân tộc cao, cặp vai CBCH 2 - CBCH2 sử dụng các cặp xưng hô: tôi - các anh, tôi - cụ Phúc già, tao - mày, … Trong hoàn cảnh bàn bạc trao đổi thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đơn vị… Các vai CBCH2 sử dụng linh hoạt các nhóm từ ngữ xưng hô. Khi xưng: Đại từ nhân xưng (ta, chúng ta…); Họ tên (Sản, Độ,…). Khi hô/gọi, vai CBCH2 sử dụng các kiểu: Danh từ thân tộc/ Từ xưng hô chuyên dụng/ Các kết hợp khác. Điểm đặc biệt trong xưng hô của cặp vai này là xuất hiện cặp từ xưng hô “mày - tao” trong giao tiếp chính thức, quy thức cao, phản ánh tính động và nguy hiểm cao trong thực thi nhiệm vụ. 3.1.3.3. Cặp vai đồng cấp chiến sĩ (CS - CS): Cách xưng hô của chiến sĩ ngoài mang các đặc điểm chung của người lính trong quân đội còn mang những đặc điểm cá nhân vùng miền riêng khác, bởi: 1/ 17 trong hoàn cảnh chính thức có tính quy thức cao đặc trưng xưng hô của cặp vai trong hoàn cảnh này là cách xưng hô không đúng vai. Cặp xưng hô “tôi” - “đồng chí” được thể hiện nguyên dạng ở tần suất cao - phản ánh mối quan hệ chung nhất giữa tất cả người lính. 2/ đặc trưng nổi bật là cách xưng hô đúng vai xuất hiện nhiều và kết hợp nhiều nhóm từ ngữ xưng hô khác nhau trong cả xưng và hô; 3/ trong nhiều hoàn cảnh hành quân, chuẩn bị tấn công… hiện tượng chuyển vai xuất hiện. Điều này thể hiện sự kéo gần khoảng cách của người chiến sĩ và trong xưng hô biểu hiện ở sự chuyển đổi cặp xưng hô: tôi - đồng chí/ tôi - anh sang cặp xưng hô anh - em/ mày - tao… 3.2. Đặc điểm xưng hô của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp phi chính thức 3.2.1. Những đặc điểm chung: 1/ Xưng hô trong giao tiếp phi chính thức của người lính Cụ Hồ không có tính pháp quy. 2/ Người lính Cụ Hồ hình thành các quan hệ không chính thức trên cơ sở các nhân tố: tuổi tác, thói quen, sở thích,… ; 3/ Xưng hô của người lính trong giao tiếp phi chính thức vừa mang đặc trưng của mệnh lệnh trong quân đội, vừa mang đặc trưng của xưng hô xã hội. 3.2.2.Tần số xuất hiện các các từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phi chính thức - Số lượng các từ ngữ được sử dụng để xưng và hô/ gọi của các cặp vai trên - vai dưới và các vai ngang/ đồng cấp có sự chênh lệch nhau. Các cặp vai trên - vai dưới sử dụng từ ngữ xưng hô lớn hơn các cặp vai ngang (1243 - 413, chênh nhau hơn 3 lần). - Các cặp vai trên - vai dưới sử dụng kết hợp các nhóm từ ngữ xưng hô đa dạng với mức độ khác nhau trên cơ sở xác lập vai quyền lực tương đối. Đặc biệt, một số nhóm từ xưng hô sử dụng với tần suất chênh lệch nhau trong xưng và hô như: họ tên, danh từ thân tộc… phản ánh đặc điểm xưng hô không đúng vai của cặp vai trên - vai dưới hay các vai có sự hạ vai hoặc nâng vai. - Trong hoàn cảnh giao tiếp phi chính thức, các vai thân hữu sử dụng các từ ngữ mang tính chất trung hòa, thân mật, thậm chí là suồng sã, thô tục như: tớ, tao, mày, anh, chị, em,… Các nhân vật giao tiếp có thể xác lập vai thân hữu và chịu sự chi phối, tác động của nhiều nhân tố như: mục đích, chủ đề, đối tượng… - Từ góc độ vai thân hữu hiện tượng khuyết vắng từ xưng hô xuất hiện ít hơn so với ở vai quyền lực. 3.2.3. Cách xưng hô trong giao tiếp phi chính thức 3.2.3.1.Cặp vai cán bộ chỉ huy - chiến sĩ (CBCH - CS) 1/ Xưng hô của cặp vai cán bộ tham mưu, không chỉ huy trực tiếp - chiến sĩ (CBCH1 - CS): Khi xưng hô, cặp vai CBCH1 - CS kết hợp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan