Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm văn xuôi nguyễn quang thiều qua truyện ngắn và ký...

Tài liệu đặc điểm văn xuôi nguyễn quang thiều qua truyện ngắn và ký

.PDF
85
551
56

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THẢO ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU (QUA TRUYỆN NGẮN VÀ KÝ) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hải Ninh Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình. TÊN TÁC GIẢ PHẠM THỊ THẢO MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ VỊ TRÍ CỦA VĂN XUÔI NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG DÒNG MẠCH VĂN XUÔI TRỮ TÌNH THỜI KỲ ĐỔI MỚI .................................................................................................9 1.1. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.......................................9 1.2. Văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trong dòng mạch văn xuôi trữ tình thời kỳ đổi mới.............................................................................................................................17 CHƯƠNG 2: CẢM QUAN VỀ ĐỜI SỐNG TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN QUANG THIỀU ......................................................................................................24 2.1. Hình ảnh làng quê và nông thôn trong văn xuôi Nguyễn Quang Thiều ............24 2.2. Cảm thức về đô thị trong văn xuôi Nguyễn Quang Thiều .................................39 2.3. Vấn đề hậu chiến trong văn xuôi Nguyễn Quang Thiều ....................................44 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA VĂN XUÔI NGUYỄN QUANG THIỀU ..............................................................56 3.1. Ngôn ngữ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều .........................................................56 3.2. Giọng điệu văn xuôi Nguyễn Quang Thiều .......................................................63 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...........................................................................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................79 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn học Việt Nam sau 1975 có sự nở rộ và phát triển mạnh mẽ ở loại hình văn xuôi nghệ thuật. Có thể nói, đây là “thời kì vàng” của văn xuôi Việt Nam. Xu hướng dân chủ hóa trong văn học đã mở ra cho các nhà văn những chân trời khám phá và những thể nghiệm mới về hiện thực cuộc sống. Hàng loạt các tác phẩm văn xuôi với những cách tân vượt trội cùng với sự xuất hiện của một lực lượng đông đảo các nhà văn trẻ đã làm nên diện mạo đặc biệt cho văn học giai đoạn này. Thực tế đời sống văn học cho thấy, văn học Việt Nam từ 1975 đến nay, nhất là sau 1986 được nghiên cứu khá nhiều với ý nghĩa là văn học thời k ỳ đổi mới . Người ta gọi văn học Việt Nam sau 1986 là giai đoạn “văn học trong thời kì đổi mới”, “văn học đổi mới”. Và để làm nổi bật sự đổi mới đó, bên cạnh việc nghiên cứu tổng quát về những đặc điểm văn học, thành tựu văn học, thì việc tìm hiểu phong cách của từng nhà văn sẽ góp phàn nhận diện bức tranh trong thể đa sắc của văn học thời kỳ đổi mới. Nguyễn Quang Thiều không chỉ là một trong những nhà thơ cách tân hàng đầu trong đổi mới mà còn là cây bút văn xuôi giàu cảm xúc. Ông là một gương mặt nổi bật trong nền văn học Việt Nam đương đại, thành công ở nhiều loại hình nghệ thuật như: Thơ, truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, dịch thuật, tiểu luận và tản văn. Hiện nay, ông đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch. Nói đến Nguyễn Quang Thiều người ta vẫn thường nói nhiều đến thơ của ông mà chưa chú ý đúng mức đến các sáng tác văn xuôi. Không được chú ý nhiều như thơ nhưng văn xuôi Nguyễn Quang Thiều có nhiều nét đặc sắc và có phong cách riêng, tiêu biểu cho lối viết văn đậm chất trữ tình, tạo được những dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc và giành được nhiều giải thưởng có uy tín. Một số truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được chuyển thể thành phim và gây được hiệu ứng rộng rãi đối với công chúng như: Người đàn bà tóc trắng, Mùa hoa cải ven sông, Hai người đàn bà xóm Trại. Và không chỉ tạo được sự chú ý của độc giả ở Việt Nam, một số truyện của ông còn được dịch và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Nauy,Nhật, Thụy Điển, Australia, Thái Lan, Inđônêxia... Hai tập truyện ngắn của 1 nhà văn đã được dịch và xuất bản tại Pháp: La Fille Du Fleuve (1997), La Petite Marchande De Vermaicelles (1998). Có thể thấy văn xuôi Nguyễn Quang Thiều thể hiện rất rõ ý thức tìm tòi, đổi mới về mặt thể loại với một phong cách riêng đậm chất trữ tình. Chọn đề tài Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Thiều qua truyện ngắn và ký, luận văn muốn tìm hiểu một cách hệ thống những sáng tác thuộc thể loại văn xuôi, khái quát những đặc điểm cơ bản văn xuôi của nhà văn này cả về phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Qua đó, góp phần khẳng định sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam đương đại và ít nhiều đóng góp cho công tác giảng dạy, học tập văn xuôi Việt Nam hiện đại thêm hiệu quả. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều từ khi ra đời đã tạo được nhiều ấn tượng, dư vang trong lòng bạn đọc nói chung và nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình nói riêng. Tuy nhiên, phần lớn là các bài viết ngắn, thiên về cảm nhận, nhận xét và đánh giá. Những bài viết có tính chất nghiên cứu vẫn còn rất hạn chế và thường chỉ quan tâm đến một tác phẩm nào đó hoặc một khía cạnh nào đó mà chưa có những bài nghiên cứu mang tính khái quát, tổng hợp. Hầu hết các bài viết được đăng rải rác trên các trang báo, tạp chí, từ nguồn internet, hoặc từ trang cá nhân của một số bạn bè văn chương của nhà văn. 2.1. Những nhận xét, đánh giá về văn xuôi Nguyễn Quang Thiều nói chung Trong bài Ra mắt tuyển thơ Nguyễn Quang Thiều in trong Tác phẩm và dư luận ngày 26 - 1 - 2011, tác giả Hoài Khánh đã khẳng định: “Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén”. Trong bài Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975, PGS.TS. Đinh Trí Dũng đã chú ý đến truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều như là một trong những cây bút văn xuôi trữ tình tiêu biểu: “Nguyễn Quang Thiều cùng với các nhà văn khác như Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên Hương, Quế Hương,... đã tiếp nối và làm phong phú thêm mạch ngầm trữ tình trong văn 2 xuôi hiện đại, làm cho bức tranh truyện ngắn thêm khởi sắc”... Tác giả Trần Thị Trường trong bài Nguyễn Quang Thiều: Kẻ đa tài in trên báo Vietnamnet.vn (26 - 12 - 2015) cũng nhận định: “ Văn xuôi của Thiều kích thích các nhà sản xuất điện ảnh”. Trên báo Văn nghệ số 17 +18 (24 - 8 - 2012), trong bài: Hộp đen Nguyễn Quang Thiều tác giả Thiên Sơn cũng nhấn mạnh đến những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều: “Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều hấp dẫn bởi chất thơ, bởi những chi tiết độc đáo và cả sắc màu kỳ ảo, chiều sâu nhân văn và triết lý. Anh thường tạo ra những chi tiết đầy bất ngờ cuối mỗi truyện, gây được ấn tượng sau mỗi cái kết”. N hà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu trong bài Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 (TCVH số 9, 1996), cũng khẳng định “Nguyễn Quang Thiều cùng với nhiều nhà văn khác như Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị Thu Huệ… đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn thời kì đổi mới” Đặc biệt, trong lời giới thiệu Cùng bạn đọc đầu tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - Người nhìn thấy trăng thật, tác giả Nguyễn Chí Hoan khẳng định: “Truyện của anh giàu chất thơ, hơi thở huyền tích, thấm đẫm nhân văn, lại không lạm dụng kỹ thuật nên đi vào tâm hồn thật tự nhiên, thật đầy đặn” [56,6]. Trong những năm gần đây, một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu và tìm hiểu những khía cạnh khác nhau trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều như: Trương Thị Thường (2006) với đề tài Chất thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thị Liên (2007) với đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, Trịnh Thị Thảo (2010) với đề tài Cấu trúc truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, Tăng Thị Hoàn (2012) với đề tài Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại... Nhìn chung, các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu đều cho thấy vị trí của văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trong văn học đương đại, đồng thời chú ý nhiều đến những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn và ký của ông. 2.2. Các bài phê bình về các tập truyện, ký của Nguyễn Quang Thiều 3 Bên cạnh những đánh giá nhận xét chung về Nguyễn Quang Thiều trong văn xuôi Việt Nam đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra ý kiến đánh giá của mình với một số tác phẩm trên những phương diện cụ thể. Bùi Việt Thắng trong bài Một số gương mặt truyện ngắn 1993 viết: “Nguyễn Quang Thiều là cây bút có hạng hiện nay. Mùa hoa cải bên sông, Cái chết của bầy mối, Bầu trời của người cha là những truyện ngắn đẫm chất thơ. Bút pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều từ thơ mà ra...tinh tế, bay bổng, giàu chất liên tưởng”. Còn trong bài bình luận tập truyện Người đàn bà tóc trắng ông cũng cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều kén chọn bạn đọc - dường như họ phải sành điệu... Tuy vào nghề chưa lâu nhưng Nguyễn Quang Thiều là cây bút có nghề. Anh có một lối văn tự nhiên, linh động nên người đọc ít có cảm giác dùng kỹ xảo” [49, 306 - 310]. Khi nghiên cứu Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay (TCVH số 4 1995), Lê Thị Hường cũng đã khảo sát và đánh giá kết thúc của truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều: “cách kết thúc của Nguyễn Quang Thiều tiêu biểu cho kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay và là mô hình kết thúc phổ biến”. Nguyễn Khắc Viện cũng đã đọc và phân tích rất kỹ truyện ngắn Gió dại trong tập truyện Người đàn bà tóc trắng của Nguyễn Quang Thiều và ông đưa ra kết luận: “Chỉ qua một truyện ngắn mà tác giả đã nêu lên bao nhiêu vấn đề tâm lý đi sâu vào những manh mối thầm kín nhất của tâm tư con người. Nguyễn Quang Thiều quả là nhà tâm lý học xuất sắc” (Báo Văn nghệ, số 19, ra ngày 12.5.2007). Đặc biệt, các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều khi được dịch và xuất bản ở nước ngoài cũng tạo được sự chú ý và nhận được những đánh giá cao. “Những truyện ngắn bình dị nhưng đẹp và xót xa. Mỗi trang viết ngừng lại trước một hình ảnh, hiện ra giữa vùng sáng một Việt Nam của hôm nay, một mảng ghép hài hòa một cách lạ lùng giữa truyền thống và hiện đại…” (Alexia Lorca - Lire) [32]. Hay: “Thế mạnh của nhà văn trẻ Việt Nam này (Nguyễn Quang Thiều) tập trung trong sự giản dị nhưng đẹp ngời ngợi của câu chữ và vấn đề được đặt ra! Đẹp và thống thiết!” (Jean-Luc Douin - Le Monde) [32]. Và: 4 “Với phong cách viết nhẹ nhàng, trong sáng chảy xuyên yên ả như sông Đáy chở ta đi giữa dòng yêu thương, tươi mát và tràn đầy xúc cảm, tác giả tìm kiếm một nơi ẩn ngụ thanh bình. Nhưng tôi không thể cưỡng lại được ý nghĩ rằng sự yên tĩnh này chỉ là mặt sau của một cuộc sống đầy chấn động mà tác giả đã thấm trải suốt một thời thơ ấu trong cuộc chiến tranh thảm khốc của Việt Nam giành tự do và độc lập. Vẻ thanh bình, giản dị và tươi mát kia chỉ là một phần hiển hiện từ một tảng băng giấu che những vết thương chưa lành hẳn, những kỷ niệm nặng nề, những nỗi đau còn sót lại của một cuộc chiến. Nhưng, như con phượng hoàng, dân tộc Việt Nam hôm nay đang gắng làm sống lại từ tro bụi một kỷ nguyên mới thanh bình”. (Denis Billaboz) [32]. Điều này cho thấy tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều không chỉ tạo được ấn tượng với độc giả trong nước mà còn tạo được dấu ấn với độc giả nước ngoài. Với thể loại tiểu luận và ký của Nguyễn Quang Thiều, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết quan tâm, đề cập đến. Về tập Có một kẻ rời bỏ thành phố, trong bài: Vấn đề sinh thái - đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời đổi mới, tác giả Đặng Thái Hà đã nhận định: “ Tập truyện là cách nhà văn trực tiếp nêu lên một tư thế, một thái độ sống, hay, có thể nói, một phản ứng khá quyết liệt trước cuộc sống nhiễu nhương xô bồ tù ngục nơi đô thị phồn hoa”. Nhân dịp ra mắt tập ký Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng cũng có một số ý kiến đánh giá về tập ký này. PGS TS, Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp khi đọc “Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng” đã đúc kết ra rằng: “Khi đọc sách, tôi nghĩ về giấc mộng, không nghĩ về Nguyên Quang Thiều mà nghĩ về sách, Nguyễn Quang Thiều đã đi giữa hoang tưởng và phân liệt, trang viết của anh xuống tận đáy, nó là điểm khởi đầu và điểm đến, neo giữ Nguyễn Quang Thiều. Tôi nghĩ những giấc mộng này là như thế nào đối với Nguyễn Quang Thiều. Nguyễn Quang Thiều không hẳn viết cho vợ và con, viết cho người thân thuộc mà viết cho cả người ở bên kia chiến tuyến. Tất cả nằm trong điểm quy tụ là nhân tính, tôi tin đây là khởi đầu của những thành công”. TS. Đỗ Hải Ninh cho rằng: “Tiểu luận có chất thơ trong văn xuôi bởi cuối mỗi bài tiểu luận là có một bài thơ. Đây là một sự hô ứng thơ và văn xuôi và chính những bài tiểu luận trong cuốn sách này cũng như một bài thơ”( T.Lê, Người kể chuyện lúc 5 nửa đêm: Ám ảnh số phận con người!, http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/nguyenquang-thieu-ra-sach-nguoi-ke-chuyen-luc-nua-dem-300576.html) Họa sĩ Lê Thiết Cương lại cho rằng “vì là nhà thơ viết văn xuôi nên văn xuôi Nguyễn Quang Thiều càng độc đáo. 25 bài thơ như văn bản thứ hai của 25 câu chuyện. Ở đây có sự tương tác, xâm nhập, giao thoa, mở rộng đường biên thể loại”. PGS, TS Lưu Khánh Thơ phát biểu: “những văn bản thơ đính kèm văn bản văn xuôi trong cuốn sách của Nguyễn Quang Thiều tạo ra hiện tượng đọc liên văn bản rất thú vị” (Hoàng Hoàng Phố, Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng, http://vannghequandoi.com.vn/Su-kien/nguoi-ke-chuyen-luc-nua-dem-va-nhunggiac-mong-8856.html) Như vậy có thể thấy những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều mà đặc biệt là truyện ngắn từ khi ra đời đã tạo được nhiều ấn tượng, dư vang trong lòng bạn đọc nói chung và nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình nói riêng. Những công trình, bài viết trên, những ý kiến đánh giá về truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đã nói lên phần nào phong cách của nhà văn nhưng chỉ thể hiện ở một phương diện nào đó và do dung lượng của các bài viết ngắn nên chưa thực sự đi sâu vào nội dung cũng như nghệ thuật trong văn xuôi của ông. Đồng thời, những bài nghiên cứu, phê bình, những ý kiến đánh giá về văn xuôi Nguyễn Quang Thiều còn chưa mang tính hệ thống. Đó là những gợi dẫn cho chúng tôi lựa chọn văn xuôi Nguyễn Quang Thiều làm đối tượng nghiên cứu. Trên tinh thần tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình đi trước, với đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ những đặc điểm nổi bật trong phong cách văn xuôi Nguyễn Quang Thiều qua truyện ngắn và ký. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ tình hình nghiên cứu đã nêu trên, trong điều kiện tư liệu và khả năng cho phép, chúng tôi xác định mục đích của đề tài là: Tìm hiểu những đặc điểm cụ thể về nội dung và nghệ thuật ở những tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và ký của Nguyễn Quang Thiều. Từ đó thấy được ý thức cách tân thể loại và những thành công của cây bút này trong lĩnh vực văn xuôi, qua đó góp một tiếng nói khách quan trong việc đánh giá vai trò, vị trí của Nguyễn Quang Thiều trong nền 6 văn chương đương đại. Đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ có ý nghĩa như một tư liệu tham khảo để những độc giả quan tâm đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Quang Thiều có thể sử dụng để hiểu rõ hơn những nét đặc sắc trong mảng sáng tác văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết và lịch sử văn học thời kỳ đổi mới, luận văn đặt ra mục tiêu: Nghiên cứu các phương diện nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi của nhà văn Nguyễn Quang Thiều qua truyện ngắn và ký. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Thiều qua truyện ngắn và ký cụ thể trên các phương diện nội dung và nghệ thuật. Sự nghiệp văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều khá phong phú nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ chọn khảo sát truyện ngắn và ký là hai mảng văn xuôi ấn tượng hơn của Nguyễn Quang Thiều và mang nhiều dấu ấn với tư duy nghệ thuật thơ của tác giả. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để nghiên cứu về đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Thiều, người viết tìm hiểu và khảo sát các thể loại truyện ngắn và ký với: 30 truyện ngắn trong tập Nguyễn Quang Thiều tác phẩm chọn lọc (Nxb Phụ nữ, 2011), Có một kẻ rời bỏ thành phố (Nxb Hội nhà văn, 2012), Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giác mộng (Nxb Trẻ, 2016), và một số tác phẩm được tham khảo từ trang cá nhân của nhà văn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống giúp xác định vị trí văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói chung. - Phương pháp loại hình được sử dụng nhằm khảo sát, phân loại và xác định đặc điểm thể loại văn xuôi trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều. - Phương pháp lịch sử được vận dụng để miêu tả, phân tích những đặc điểm văn xuôi của một nhà văn được đặt trong sự vận động chung của một giai đoạn văn học (cụ thể là giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam sau 1975). 7 Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thao tác nghiên cứu hỗ trợ như thống kê, phân tích, tổng hợp, giảng bình, đánh giá… để lý giải một số vấn đề, hiện tượng được đặt ra trong tác phẩm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Trước hết, đây là đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua đó, đề tài có ý nghĩa tích cực trong việc khẳng định vị trí của văn xuôi Nguyễn Quang Thiều nói riêng và vị trí của nhà văn nói chung, góp phần làm nên diện mạo đa dạng về tác giả, tác phẩm cũng như phong cách nhà văn ở thời kì văn học hiện đại giai đoạn sau 1975. - Bên cạnh những nghiên cứu đánh giá về vai trò và tầm vóc của Nguyễn Quang Thiều với tư cách là nhà thơ cách tân hàng đầu của văn học Đổi mới, với việc tìm hiểu văn xuôi của nhà văn, đề tài sẽ góp phần nhận diện tác giả Nguyễn Quan Thiều trong toàn bộ hành trình sáng tạo và phong phú của ông. - Từ việc tìm hiểu nhận diện đặc điểm văn xuôi của trường hợp là Nguyễn Quang Thiều sẽ góp phần lý giải những xu hướng của văn xuôi đương đại nói chung. 7. Cơ cấu của luận văn Cơ cấu luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, phần trọng tâm là Nội dung chính gồm ba chương. Chương 1. Quá trình sáng tác và vị trí của văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trong dòng mạch văn xuôi trữ tình thời kỳ đổi mới Chương 2. Cảm quan về đời sống trong văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu của văn xuôi Nguyễn Quang Thiều 8 CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC VÀ VỊ TRÍ CỦA VĂN XUÔI NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG DÒNG MẠCH VĂN XUÔI TRỮ TÌNH THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều 1.1.1. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều và quá trình sáng tác Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 tại làng Chùa ven sông bờ Đáy thuộc xã Sơn Công – Huyện Ứng Hòa – Tỉnh Hà Tây cũ (Nay thuộc Hà Nội). Hiện giờ ông sống ở Hà Đông – Hà Nội. Nguyễn Quang Thiều xuất thân trong một gia đình viên chức, thủa nhỏ sống ở quê. Chính những ký ức về làng quê nghèo, nơi có dòng sông Đáy hiền hòa thơ mộng gắn liền với những huyền thoại, lễ nghi, với những hủ tục, lề thói của người làng quê và cả nhữn con người nồng hậu, chân chất... đã trở thành ngồn cảm hứng sáng tạo vô tận, là điểm tựa tinh thần để nhà văn tìm về sau bao bươn trải gian nan. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Cu Ba, ông về nước công tác ở ngành an ninh một thời gian. Ông công tác tại Bộ công an và bắt đầu với sự nghiệp báo chí. Khi thì ông phụ trách báo Văn nghệ, khi thì ở An ninh thế giới do chính ông sáng lập, đặc biệt việc ông thực hiện tờ báo Cảnh sát toàn cầu đã được đông đảo bạn đọc quan tâm. Tiếp sau đó, Nguyễn Quang Thiều còn tham gia sáng lập tờ Nghệ thuật mới, một tờ báo ngay từ buổi đầu đã có lượng ấn bản ấn tượng hơn bất kỳ một tờ báo văn học nào khác. Nguyễn Quang Thiều bắt đầu làm thơ vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi mới ngoài 20 tuổi. Bằng tình yêu đối với thơ, ông đã sớm thành công và cho ra đời những bài thơ với những cảm xúc đẹp đẽ, trong sáng. Năm 1983 - 1984, ông đạt giải ba cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ quân đội, năm 1989, đạt giải thưởng thơ hay. Tập thơ Ngôi nhà 17 tuổi xuất bản năm 1990, sau đó một năm được bình chọn là tác phẩm hay nhất của năm. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Quang Thiều luôn trăn trở ngày đêm trên từng trang viết của mình, từ thẳm sâu réo gọi đã thôi thúc ông cầm bút và tập thơ Sự mất ngủ của lửa ra đời năm 1992. Năm 1993 tập thơ này đã được trao giải thưởng Hội nhà văn. Với tập thơ này, Nguyễn Quang Thiều lần đầu tiên 9 mang đến một thứ thơ khác, một thứ thơ khởi phát từ nội lực mạnh mẽ chất chứa những trầm tích bí mật, những huyền thoại, những gấp khúc của tư duy... Tựa như một cảnh giới kỳ dị, vừa ảo huyền, sương khói, vừa mộng mị lại vừa trần trụi, bộn bừa, không màu mè; vừa đơn sơ, vừa quen thuộc lại vừa ẩn chứa vẻ xa lạ… Với ông, làm thơ lúc ấy thật hồn nhiên và nó như một nhu cầu tự thân nhằm giải thoát chính mình. Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Quang Thiều, đánh dấu bước ngoặt đổi mới trong tư duy thơ của ông. Bên cạnh đó, Nguyễn Quang Thiều còn là người nghệ sĩ có tâm hồn Á Đông đa cảm, mơ mộng, nhân hậu và đẹp đẽ kết hợp với óc phân tích sắc sảo của phương Tây. Có được điều đó là do ông đã từng có thời gian học tập ở nước ngoài, vốn ngôn ngữ thông thạo giúp ông có cơ hội tiếp xúc với văn hóa, văn học nhiều nước trên thế giới. Vốn sống phong phú, học vấn uyên thâm, giao lưu văn hóa rộng, bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ giúp Nguyễn Quang Thiều tìm đến một hướng cách tân truyện ngắn đáng chú ý. Có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là một người nghệ sĩ đa tài, ở ông có sự tổng hòa các lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, kịch, họa. Những năm qua trên báo chí đã xuất hiện khoảng trên 300 bài ký, phóng sự, nghị luận, tản văn của Nguyễn Quang Thiều. Ngoài ra ông còn viết nhiều kịch bản phim, vẽ tranh và tiểu thuyết, truyện ngắn… Cho đến nay, ông đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 10 cuốn sách dịch, sách thiếu nhi và hơn 300 bút ký, tiểu luận, phê bình, tản văn. Ngoài giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều còn dành được rất nhiều giải thưởng văn học trong nước ở mọi thể loại: thơ, kịch bản phim, truyện ngắn, sách thiếu nhi. Truyện ngắn Mùa hoa cải ven sông đã được dựng thành phim Lời nguyền của dòng sông do Khái Hưng làm đạo diễn, từng đạt giải Vàng Liên hoan phim truyền hình quốc tế tại Bỉ năm 1993. Truyện ngắn Hai người đàn bà xóm Trại được giải tạp chí Văn nghệ quân đội năm (1993 - 1994) sau được chuyển thể thành phim truyền hình Thời gian của dòng sông. Lúc đương thời cả hai bộ phim được chuyển thể từ hai truyện ngắn này đều gây được tiếng vang trong 10 dư luận và công chúng. Ngoài ra có thể kể đến những tập truyện ngắn khác của Nguyễn Quang Thiều như: Người đàn bà tóc trắng (1996), Đứa con của hai dòng họ (1997), Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều (1998), Người cha (truyện thiếu nhi) (1998), Người nhìn thấy trăng thật (2003). Năm 2012, ông xuất bản một cuốn tiểu luận, tản văn mang tên Có một kẻ rời bỏ thành phố. Gần đây nhất, năm 2016, ông xuất bản tập tiểu luận, ghi chép mang tên Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng. Những tác phẩm thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được xuất bản ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Na -Uy, Thụy Điển, Nhật... Tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều được các nhà xuất bản ở Mỹ chọn dịch cả thơ và văn xuôi và đã được đăng tải hầu hết các báo, tạp chí uy tín ở nước Mỹ. Truyện ngắn được dịch nhiều thứ tiếng, đặc biệt tác phẩm Bầy chim chìa vôi được chọn làm một chuyên đề trong một trường đại học ở Nhật. Ở Pháp, hai tập truyện ngắn được dịch, xuất bản: La Fille Du Fleuve (1997), và La Petite Marchande De Vermaicelles (1998). Có thể thấy, Nguyễn Quang Thiều là một cây bút sung sức, đa tài. Và ở bất cứ một lĩnh vực nghệ thuật nào ông cũng gặt hái được những thành công nhất định và tạo được những dấu ấn sâu đậm đối với bạn đọc. Có sức viết dồi dào ở nhiều loại hình nghệ thuật nhưng Nguyễn Quang Thiều chủ yếu được biết đến là nhà thơ cách tân gây nhiều tranh luận đa chiều. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vị trí đáng kể của văn xuôi trong sự nghiệp sáng tác của ông với 16 tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 10 cuốn sách dịch, sách thiếu nhi và hơn 300 bút ký, tiểu luận, phê bình, tản văn. Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều và văn xuôi của ông nói chung không thuộc dòng cách tân mà tiếp nối dòng mạch văn xuôi truyền thống. Các tác phẩm của ông quan tâm đến bi kịch hậu chiến, quan tâm đến nông thôn và đô thị hóa, quan tâm đến số phận, những cung bậc khác nhau của đời sống tinh thần con người. Viết về chiến tranh, nhà văn đã không nhìn lên những ánh hào quang của chiến công và sự chiến thắng mà ông cúi xuống để thấy, để cảm nhận và phản 11 ánh những sự thật đau lòng mà chiến tranh gây ra cho con người, đó là những bi kịch thời hậu chiến, bi kịch của những người lính sau chiến tranh, bi kịch của những người phụ nữ... Viết về con người, nhà văn quan tâm đến số phận của cá nhân. Nổi bật lên trong đó là những chuyện đời tư, những số phận riêng, những bi kịch của con người, những mâu thuẫn trong đời sống tình cảm con người. Nhà văn xoáy sâu vào những sự thật nghiệt ngã, những tình cảnh trớ trêu, phũ phàng của cuộc đời, dù là trong chiến tranh hay trong cuộc sống thường nhật, để từ đó khắc họa nên những số phận khác nhau của con người. Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường không có độ dày về sự kiện, nhân vật, mà chỉ là một lát cắt, có khi rất nhỏ về cuộc đời. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Quang Thiều có khả năng trong việc tạo nên độ sâu của suy nghĩ, sự lắng đọng của cảm xúc. Các tác phẩm truyện ngắn của ông thường không có những kịch tính, những cao trào do cốt truyện thường giản dị, được xây dựng từ những chất liệu đời thường nhưng luôn được điểm vào đó những mạch cảm xúc, suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật làm cho câu chuyện trở nên sâu lắng. Với thể loại truyện ngắn, cách viết của nhà văn không quá cách tân (như trong thơ) mà thiên về cốt truyện tâm lý, đậm chất chữ tình. Yếu tố trữ tình trong văn xuôi của ông đã góp phần tạo nên những trang văn giàu chất thơ đan xen với nội dung phản ánh hiện thực, tạo được ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc. Đúng như nhận định của PGS.TS. Đinh Trí Dũng trong bài Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975: “ Người đọc cũng khó quên một mùa hoa cải bên sông, một làng Chùa với những bến sông, cổng làng, bờ đê, ruộng lúa... trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều”. Đối với thể loại tản văn, Nguyễn Quang Thiều cũng chọn cho mình một lối viết riêng. Đề tài trong tản văn của ông là những câu chuyện đời thường, chuyện hàng ngày được viết lại từ những điều tai nghe mắt thấy và từ kí ức của chính nhà văn. Đó là những chuyện kí ức về tuổi thơ, về quê hương và những người bạn của nhà văn. Có chuyện có thật, nhưng cũng có chuyện được bịa như thật. Nội dung trong tản văn được truyền tải bằng giọng văn triết lý, chiêm nghiệm. 12 Qua tản văn, nhà văn trực tiếp nêu lên thái độ sống, một phản ứng quyết liệt trước sự đổi thay của hiện thực cuộc sống. Tóm lại, Nguyễn Quang Thiều là nhà văn trưởng thành ở chặng đường sau của văn học hiện đại sau 1975. Ông có sức viết dồi dào ở nhiều loại hình nghệ thuật và chủ yếu được biết đến là nhà thơ cách tân gây nhiều tranh luận. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vị trí đáng kể của văn xuôi trong sự nghiệp sáng tác của ông. Với các tác phẩm văn xuôi của mình, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã góp phần tiếp nối dòng mạch trữ tình trong văn xuôi thời kỳ đổi mới và mang đến cho văn xuôi đương đại một chất giọng văn xuôi giàu chất thơ. 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều Nguyễn Quang Thiều là một trong những cây bút cách tân táo bạo của thơ Việt Nam đương đại. Với thể loại văn xuôi, ông cũng được nhiều nhà phê bình đánh giá là cây bút “có nghề”. Mặc dù hành trình sáng tác truyện ngắn không dài nhưng những tác phẩm của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc như nhận định của nhà biên tập trong cuốn Mùa hoa cải bên sông Nguyễn Quang Thiều, H. Kim Đồng, 2003: “Nguyễn Quang Thiều là một cây bút truyện ngắn tài hoa. Anh có lối kể chuyện hư hư thực thực, ẩn hiện, mê hoặc…văn chương và con người anh như một thứ rượu để lâu, uống vào rất dễ say” [55, tr. 4]. Ở mỗi một loại hình nghệ thuật mà ông tham gia, ông đều tạo được những dấu ấn và thành công nhất định. Để tạo được những thành công đó, ngoài sự nỗ lực và quá trình làm việc nghiêm túc, sự say mê và tài năng của bản thân còn bởi nhà văn có quan niệm nghệ thuật đề cao sự sáng tạo trong cách viết. Quan niệm nghệ thuật đó không chỉ được nhà văn phát biểu trực tiếp trong những bài trả lời phỏng vấn mà còn được thể hiện qua chính những sáng tác của ông. Trả lời phỏng vấn trên internet, nhà văn nói: “ Tôi yêu tất cả những gì thuộc về vẻ đẹp sáng tạo. Tôi quan niệm sự sáng tạo là “chất xúc tác” giải phóng mình bởi ở đó những ý tưởng riêng, cá tính được chắp cánh bay cao” [46]. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Quang Thiều đã bộc lộ khá rõ nét quan niệm của ông về nghệ thuật, về văn chương, cái đẹp, tình yêu, nỗi tuyệt vọng, niềm hy vọng, sự sống, cái chết, nỗi ám ảnh, sự hối hận…tất cả trở 13 thành khát vọng sáng tạo in dấu trong các sáng tác của ông. Trong đó, vấn đề có tính khái quát trong văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều chính là nỗi yêu thương thống thiết đối với cái đẹp bị lâm nguy. Bởi lẽ, trong cuộc sống đô thị hóa, đồng hành với cuộc sống hiện đại cũng là sự suy tàn của môi trường thiên nhiên, bên cạnh đó là nỗi lo âu về sự xuống cấp đạo đức, sự đánh mất những giá trị tinh thần cao quý của con người. Nói về quan niệm thi ca Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh: “Quan điểm thơ ca của tôi là làm sống lại những cái đã chết và làm mới lại những cái đã cũ. Tôi không xây dựng lên một thế giới mới mà tôi chỉ làm sống lại tất cả những vẻ đẹp của đời sống này” [60, tr. 31]. Với ông, sứ mệnh của nhà thơ là: “Phải mang đến những tiếng khèn mới, những giai điệu mới đầy sức sống” và “ Khai mở - là sứ mệnh lớn nhất của nhà thơ”. Đây có thể được coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ, nó cho người đọc thấy được vai trò cũng như nhiệm vụ quan trọng của người nghệ sĩ đó là phải mang đến cái mới cho thi ca nói riêng và cho nghệ thuật nói chung. Điều này còn được Nguyễn Quang Thiều phát biểu trực tiếp trong tản văn Những con chim đập cánh vào ô cửa: “Trong cuộc đời, mỗi chúng ta ít nhất có một lần sững sờ trước một khung cảnh, một đồ vật hay một con người mà chúng ta từng gặp trước đó nhưng chúng ta lại không hề để ý. Nhưng đến một ngày, một nhà văn hay một họa sỹ cho chúng ta đọc hay nhìn những tác phẩm của họ viết và vẽ những cảnh vật hay những con người mà chúng ta từng biết đến, chúng ta bỗng rung động lạ kỳ (…). Sự sáng tạo của nhà văn hay họa sỹ đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới với những gì đã quá quen thuộc và trở thành sáo mòn trong cảm xúc chúng ta”[62, tr. 161]. Như vậy, theo ông, thế giới này vốn đã tồn tại như vậy, không có điều gì là mới, chỉ có cách nhìn mới về con người, về thế giới này mà thôi. Và sứ mệnh của nhà thơ là phải kết nối tất cả vật thể trên thế giới này: Cỏ cây, mây trời, thú vật, côn trùng... Với ông, vẻ đẹp, sự kỳ diệu nằm ở những điều bình dị nhất. Nhà thơ phải bằng sự nhạy cảm và tinh tế của người nghệ sĩ để phát hiện và làm sống dậy vẻ đẹp ấy. Đó cũng có thể được xem chính là sứ mệnh lớn nhất của nhà thơ. 14 Cuộc sống thực tại với những nỗi nhọc nhằn, với những lo toan của cơm áo gạo tiền đôi khi đã làm con người mất đi sự nhạy cảm với cái đẹp. Thực chất, cái đẹp không xa lạ, không bí ẩn với chúng ta, nó ở ngay cạnh chúng ta nhưng chúng ta lại không cảm nhận nó. Khát vọng khám phá cái đẹp là cảm hứng bao trùm không chỉ xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều mà còn cả trong văn xuôi của ông. Người nghệ sĩ luôn khát khao khám phá cái đẹp, cái kỳ vĩ trong một khoảnh khắc đặc biệt. Chính khoảnh khắc ấy làm đời sống thăng hoa. Cái đẹp được khám phá từ một khoảnh khắc kì diệu của đời sống. Nếu như trong thơ cái đẹp hiện lên qua sự chuyển động của ốc sên (Như đêm vũ hội) thì trong truyện ngắn có thể là khoảnh khắc trong một đêm trăng, hoạt động bay lên của bầy chim, hay khoảnh khắc hạnh phúc khi được nhìn thấy mái tóc như từ vầng trăng chảy xuống... Trong Chạy trốn khỏi vầng trăng nhà văn bày tỏ quan niệm về cái đẹp trực tiếp qua đoạn trữ tình ngoại đề: “Bạn ơi! Bạn hãy thử một đêm nào đó khuya khoắt đứng dưới trăng mười sáu một mình. Bạn hãy ngửa mặt hứng lấy từng dòng trăng chảy xuống… chỉ một lát sau thôi bạn không thể bình tĩnh được. Bạn sẽ hoảng hốt, rồi lăn lộn, rồi như mê sảng. Và đâu đấy trong không gian mênh mang kỳ ảo ánh trăng có ai đó dịu dàng gọi bạn. Bạn sẽ thấy hai cánh tay mình biến thành hai vây cá mỏng. Bạn khẽ khàng khỏa đôi vây. Bạn sẽ bồng bềnh trôi đi, trôi mãi theo tiếng gọi dịu dàng như tiếng nước kia” [61, tr. 362]. Cái đẹp ở đây là cái đẹp không lời. Cái đẹp của sự tưởng tượng, thức nhận về cuộc sống. Với Nguyễn Quang Thiều, vẻ đẹp, sự kỳ diệu nằm ở những điều bình dị nhất. Khát khao đi tìm cái đẹp, bám lấy cuộc sống, tìm kiếm vẻ đẹp diệu kỳ trong những gì thân thuộc nhất. Cái đẹp có khi nằm ở một trạng thái giản dị nhất hay ở một chuyển động thô sơ nhất. Với ông thiên đường không phải là cái gì cao siêu, huyền bí mà là một đời sống tinh thần kỳ diệu ở ngay thế gian này... Đó có thể chỉ là một chiều chân trần trên cánh đồng rực vàng của lúa chín với cõi lòng thanh sạch vô cùng, được đắm chìm trong hương lúa. Từ những con đường đất đỏ với bước chân trần mẹ đi về sau mỗi chiều vất vả đến những mái ngói, bờ tre của những thôn quê nghèo khó... Có thể là một đêm 15 khuya tĩnh lặng được ngồi ngắm trăng hay một buổi chiều ngồi trên triền đê ngắm hoa tầm xuân. Khi chúng ta nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sống thì nghĩa là chúng ta biết được thiên đường. Với người nghệ sĩ, để tạo ra được một tác phẩm lớn thì cần phải có sự sáng tạo, có tình yêu đối với cuộc sống, có trách nhiệm với bản thân và đồng loại. Vì vậy, Nguyễn Quang Thiều cũng từng nói: Chính đời sống không trung thực, một đời sống thiếu sự sáng tạo, thiếu cảm hứng, thiếu trách nhiệm với bản thân và đồng loại sẽ vô cùng khó khăn để sinh ra những tác phẩm lớn. “Không thể nào trên một mảnh đất hoang hóa, khô cằn lại có thể sinh ra những mùa màng trù phú” (Trần Thị Trường: Nguyễn Quang Thiều: Kẻ đa tài). Tranh bàn thế nào là tác phẩm lớn, nhà văn cho rằng: “Đó là một tác phẩm khi người ta đọc xong, người đọc thay đổi. Tác phẩm mang đến cho người đọc một thế giới mới hơn, rộng lớn và sâu sắc hơn. Trong một khía cạnh nào đó, con người đó đã được khai sáng, và họ thầm cúi đầu tôn kính cuốn sách ấy”. Không chỉ nêu ra quan niệm của mình về thơ ca, về văn chương, nhà văn cũng đã bày tỏ rõ quan niệm của mình về vẻ đẹp của con người mà đặc biệt là người phụ nữ. Ông đã từng nói trong nhiều cuộc phỏng vấn rằng: “điều thu hút tạo cảm hứng cho tôi là tâm hồn và số phận của người phụ nữ chứ không phải nhan sắc của họ. Trong đời thường, một phụ nữ không nhan sắc thì tôi không có cách nào làm cho người phụ nữ đó có nhan sắc. Nhưng trong tác phẩm, tôi có quyền tạo ra một phụ nữ nhan sắc” [4, tr.22]. Như vậy có thể thấy nhà văn luôn luôn trân trọng và đề cao vẻ đẹp phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Có lẽ cái nhan sắc mà nhà văn muốn nói ở đây chính là vẻ đẹp của sự thành thực, hồn nhiên, mộc mạc, vẻ đẹp tâm hồn tự nó toát ra một cách tự nhiên nhất. Chính vì vậy, trong các sáng tác của mình khi viết về những người phụ nữ nhà văn không chú trong đến việc miêu tả ngoại hình của nhân vật mà ông tập trung làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là vẻ đẹp của sự tần tảo, lam lũ, vẻ đẹp của sự thủy chung, và của đức hi sinh cao cả. Khát vọng kiếm tìm trong Nguyễn Quang Thiều là những ý nghĩ bay lên để cứu rỗi sự nghèo nàn tâm hồn nhất là trong cái xã hội con người dần 16 cô đơn không tìm thấy tri ân. Cái xã hội nghèo nàn đang dần mất đi sự thơ mộng. Sự lo âu của Nguyễn Quang Thiều là sự lo âu xuống cấp đạo đức, đánh mất giá trị tinh thần của con người trong xã hội hiện đại. Nguyễn Quang Thiều cũng luôn suy nghĩ về lẽ sinh tử trong cõi đời. Trong một bài trả lời phỏng vấn nhà văn có nói rằng: “Để cái chết trở nên giản dị và mang những bí ẩn khám phá đối với tôi thì chỉ có đời sống của chúng ta đang sống và suy nghĩ về đời sống ấy. Khi ấy, cái chết không phải là chết nữa mà nó là một đời sống với hình thức mới. Tôi quan niệm đời sống là hiện tại (hôm nay) và cái chết là tương lai (ngày mai). Và chúng ta nhìn nhận cái chết như là một ban mai đến với thế gian này”. Thực chất Nguyễn Quang Thiều không chịu ảnh hưởng cụ thể của một tôn giáo nào. Với nhà thơ, khi đức tin đã được thiêng liêng hóa nó sẽ mang lại sự bí ẩn của những điều thiêng. Cụ thể đức tin của nhà thơ là: Sự sống bất diệt, sự sống mang vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp hoàn hảo của thế gian. Đó cũng là cảm hứng thống nhất làm nổi bật khát vọng sáng tạo không chỉ trong thơ mà còn xuyên suốt trong các sáng tác văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều. Với một quá trình sáng tác không ngừng nghỉ, từ thơ ca, báo chí, kịch bản, hội họa đến văn xuôi, với khao khát sáng tạo, chủ động đổi mới Nguyễn Quang Thiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Xuất phát từ quan niệm như một tuyên ngôn trong văn chương: “làm mới lại những gì đã cũ, làm sống lại những gì đã chết”, Nguyễn Quang Thiều đã đem đến những cách tân nghệ thuật đáng chú ý cho văn học nước nhà. Có thể khẳng định rằng cùng với một đội ngũ nhà văn hùng hậu thời kì đổi mới, Nguyễn Quang Thiều với những truyện ngắn và ký của mình đã góp phần làm mới thể loại văn xuôi đương đại đồng thời đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của thời đại và công chúng. 1.2. Văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trong dòng mạch văn xuôi trữ tình thời kỳ đổi mới 1.2.1. Văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trong dòng mạch văn xuôi trữ tình Trong đời sống phức tạp, sôi động và sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi Việt Nam đương đại có một dòng chảy lặng thầm, nhỏ nhẹ. Dòng chảy này đã 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan