Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đặc trưng của chính thể cộng hòa và nhưng biến dạng của nó trong mỗi chế độ nhà ...

Tài liệu đặc trưng của chính thể cộng hòa và nhưng biến dạng của nó trong mỗi chế độ nhà nước

.DOC
11
1121
125

Mô tả:

I.ĐẶT VẤN ĐỀ Chính thể cộng hòa là hình thức nhà nước phổ biến trên thế giới tuy nhiên tuy thuộc vào đặc diểm của mỗi quốc gia mà đã làm xuất hiện các biến dạng của chính thể cộng hòa, đó là chính thể cộng hòa dân chủ và chính thể cộng hòa quý tộc. Trong các biến dạng lại có các hình thưc tồn tại khác nhau như chính thể cộng hòa dân chủ có 3 hình thức cơ bản đó là: cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn hợp. Để hiểu được chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó ta cần gắn với điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử trong mỗi chế độ nhà nước. Sau đây em sẽ trình bày đặc trưng của chính thể cộng hòa và nhưng biến dạng của nó trong mỗi chế độ nhà nước. II. NỘI DUNG 1. Các khái niệm Hình thức chính thể là cách thức, trình tự xác lập hệ thống cơ quan tối cao của nhà nước,xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với nhân dân trong quá trình tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Chính thể cộng hòa là hình thức nhà nước trong đó nguyên thủ quốc gia và cơ quan lập pháp được lâp ra do bầu cử. Cộng hòa dân chủ là hình thức mà quyền lực tối cao của nhà nươc tâp trung ở cơ quan đại diện đại biểu của nhân dân đươc hình thành bằng con đường bầu cử Cộng hòa quý tộc là hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nha nước tâp trung vào cơ quan đại diện cho giới quý tộc được hình thành bằng con đường bầu cử Chính thể cộng hòa tổng thống là hình thức nhà nươc mà trong đó nguyên thủ quôc gia do nhân dân bầu ra la người đứng đầu chính quyền hành pháp và có quyền lực nhà nước rất lớn vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu chính phủ Chính thế cộng hòa đại nghị là hình thức nhà nước trong đó cơ quan lập pháp bầu ra tổng thống chính phủ do tổng thống và thủ tướng thành lập với sự tín nhiệm của nghị viện. Cộng hòa hỗn hợp ( cộng hòa lưỡng tính) là hình thức chính thể vưa có nhưng đặc trưng của chính thể cộng tổng thống và những chính thể cộng hòa đại nghị. 2. Chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó trong mỗi biến dạng nhà nước. 2.1. Trong nhà nước chủ nô. 2.1.1. Chính thể cộng hòa Chính thể cộng hòa trong nhà nước chủ nô tập trung chủ yếu ở phương Tây. Đó là do sự phát triển kinh tế với lực lượng sản xuất có trình độ tương đối cao dẫn đến sự phong phú trong qquan hệ chính trị và sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nhà nước. Thương nhân, kiều dân trong các thành thhij khá phát triển ảnh hưởng rất lớn đến địa vị sẵn có của tầng lớp quí tộc cũ. Mặt khác sự đấu tranh và đi đến thỏa hiệp giữa các thế lực chính trị sớm tạo ra xu hướng đối trọng trongcow chế quyền lực để chống lại sụ chuyên quyền trong bộ máy nhà nước. Ở trong chính thể này nhân dân bầu ra cơ quan đại diện cho lợi ích của mình đó là đại hôi nhân dân. Tuy nhiên, vai trò của đại hội nhân dân trong từng biến dạng cộng hòa là khác nhau. Bên cạnh đó có các cơ quan được bầu ra làm nhiệm vụ điều hành đất nước và quản lý xã hội và kiểm soát của cơ quan tối cao như: Hội đồng giám sát, Hội đồng chấp chính. Trong quá trình phát triển quan hệ giai cấp rất gay gắt giữa chủ nô với nô lệ, giữa các dân tộc bị áp bức với người đi cai trị đã buộc các nhà cầm quyền phải có những cải cách quan trọng dẫn đến những biến dạng của chính thể cộng hòa. Để nắm bắt được những biến dạng trong chính thể cộng hòa chủ nô ta cần gắn với các nhà nước cụ thể điển hình. 2.1.2. Chính thể cộng hòa dân chủ. Điển hình cho chính thể này là nhà nước Athen. Mặc dù chỉ là dân chủ chủ nô nhưng đây là mô hình chính thể rất tiến bộ mà các nhà nước sau kế thừa rất nhiều và là niềm tự hào của ngươi Hi Lạp cổ đại. Trong chính thể này đều được hình thành qua con đường bầu cử mà những người tham gia bầu cử là những nam công dân đã trưởng thành có nguồn gốc tự do và không phải là kiều dân. Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội nhân dân có quyền lực rất lớn trong việc thảo và quyết định các vấn đề các vấn đề hệ trọng của đất nước: ban hành, bãi bỏ luật, xây dựng bộ máy nhà nước…Trong nhà nước Aten, đại hội nhân dân thường họp từ 2-3 lần trong một tháng là cơ quan ban hành pháp luật. Chính thể này đã mang lại rất nhiều quyền lợi chính trị cho đa số người dân tự do. Cùng chính thể này là một chế độ chính trị dân chủ khá cao tạo cho con người quyền tham gia vào quyên lực và cũng tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, tạo ra tính tích cực chính trị của xã hội để thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước: “ Mỗi công dân đều có quyền bầy tỏ quan điểm của mình về các vân đề mà họ quan râm, có quyền sáng kiến pháp luật, yêu cầu đại hội hủy bỏ các đạo luật làm tổn hại tới nền dân chủ. Cơ quan quản lý nhà nước là hội đồng 500 do đại hội nhân dân bầu ra theo phương thức rút thăm. Người được bầu ra phải từ 30 tuổi trở lên và phải trải qua kì thi sát hạch về chính trị. 2.1.3. Chính thể cộng hòa quí tộc Tìm hiểu chính thể này ta cần tìm hiểu 2 nhà nước đó là nhà nước La Mã (Từ thế kỉ IV đến thế kỉ I TCN) và nhà nước Spac(Từ thế kỉ VII đến thế kirIV TCN). ở 2 nhà nước này nói riêng và ở chính thể cộng hòa quí tộc nói chung thì tuy có đại hội nhân dân nhưng vai trò của nó rất hạn chế vì nhân dân không mang tính thực quyền mà chỉ mang tính hình thức trong việc quyết định các vấn đề quan trọng. trên thực tế quyề lực thuộc về hội dồng trưởng lão gồm 28 thành viên đại diện cho 28 bộ lạc do giói quí tộc bầu ra từ hàng ngũ quí tộc (nhà nước Spac) còn ở nhà nước La Mã thì thực quyền nằm trong tay viện nguyên lão bao gồm những quí tộc trên 60 tuổi được bầu và giữ chức vụ suốt đời.trong thể chế này hội dồng trưởng lão hay viện trưởng lão có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và có quyền ban hành pháp luật trước khi đưa ra dai hội nhân dân . Ngoài ra ở nhà nước Spac giới quý tộc quân sư bâu ra 2 vua co quyền lực ngang nhau và ngang quyền với hội đồng bộ trưởng . Có hội đồng giám sát gồm 5 người là đại diện cho tầng lớp quý tộc giàu có lớp trên được giới quý tộc bầu ra và có quyền lưc rất lớn, có thể kiểm soát hoạt động của ca hội đồng trưởng lão và cả 2 vua . Còn o nhà nước La Mã 1 hội đồng chấp chính được bầu ra từ hàng ngũ đại quý tộc làm nhiệm vụ điều hành đất nước và quản lý xã hội theo nhiệm kỳ 1 năm. Chính thẻ cộng hòa chủ nô và những biến dạng của nó là những hình thức của nền cộng hòa cổ điển sơ khai ,tuy chỉ là nền dan chủ chủ nô nhưng nó cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử loài người và nhiều đặc điểm mà các nhà nước hiện đại ngày nay còn phải học tập. tuy nhiên trong quá trình phát triển do ảnh hưởng của nhiều yếu tố đậc biệt là sự phát triển của nhanh chóng của quan hệ sản xuất ở phương Tây đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các thế lực thế lực chính trị … đã làm cho chính thể cộng hòa đã đần thế chỗ bởi chính thể quân chủ trong giai đoạn sau. 2.2. Trong nhà nước phong kiến Trong chế độ phong kiến hình thức chính thể chủ yếu là chính thể quân chủ chuyên chế tuy nhiên bên cạnh chính thể này còn có sự xuất hiện của chính thể cộng hòa phong kiến ở một số thành phố. Ở các thành phố này với sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp các thành phố này đã lớn mạnh cả về qui mô và tiềm lực. Với sự phát triển đó các thành phố đã từng bước đáu tranh với vua chúa phong kiến đò quyền tự quyết trong một số vấn đề : bầu ra cơ quan đại diện để quản lí thành phố, thành lập lực lượng vũ trang , tổ chức tòa án riêng thậm chí có cả đồng tiền rieengvaf thu một số loại thuế…Qú trình phát triển đó đã dần hình thành nên chính thể cộng hòa phong kiến tự trị ở các nhà nước phong kiến . Ở chính thể này quyền quản lí các công việc chung cua thành phố thuộc về hội đồng thành phố do dân cư thành phố bầu lên , hội đồng sẽ giao quyền quản lí các lĩnh vực cụ thể cho các thành viên của hội đồng. Tuy nhiên các thành phố này thực chất các thành phố này vẫn thuộc bộ phận của lãnh địa , lãnh thổ phong kiến và bên cạnh đó chính thể cộng hòa ở đây chỉ mang tính cá biệt ở một số thành phố phát triển còn nói đến chế đọ phong kiến là nói đến chính thể quân chủ chuyên chế. Tuy nhiên sự phát triển của cá thành phố này đả tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của quan hệ sản xuất tư bản và từ sự phát triể của của kinh tế mà chính thể cộng hòa ở nhà nước tư bản phát triển khá mạnh. 2.3.Trong nhà nước tư sản 2.3.1. Chính thể cộng hòa Trong nhà nước tư sản chính thể cộng hòa là hính thức nhà nước phổ biến nhất hiện nay,chính thể cộng hòa tư sản không chỉ là sự kế thừa của các nhà nước trước mà nó còn phát triển tới một trình độ cao hơn rất nhiều . sự tiến bộ này dựa trên sự phát triển kinh tế vượt bậc và sự xuất hiện của các trào lưu tư tưởng mới. đó chính là tư tưởng phân chia quyền lực của các nhà tư tưởng lớn trên thế giới như Montesquieu, J. linbergh, J.locke… Theo đó bộ máy nhà nước được chia thành các cơ quan khác nhau theo chức năng đó là các cơ quan : lập pháp , hành pháp , tư pháp. Tuy nhiên tùy vào từng biến dạng của chính thể cộng hòa trong mỗi nước mà tương ứng với nó là tổng thống, nghị viện, chính phủ. Các cơ quan này có quyền lực ngang nhau có thể kiềm chế và đối trọng và kiểm soát lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Vai trò của các cơ quan này cũng khác nhau trong từng biến dạng. Con đường hình thành các cơ quan này thể hiện sự tiến bộ hơn hẳn so với chính thể quân chủ chuyên chế: nếu trong hình thức chính thể quân chủ chuyên chế quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua được truyền theo nguyên tắc thế tập thi nhân dan trừ giai cấp quí tộc không có quyền tham gia vào công việc nhà nước thì chính thể cộng hòa được tổ chức theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp ,quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân . Từ đó có thể khẳng định chính thể cộng hòa là một mô hình nhà nước tư sản tương đối tiến bộ, nó từ bỏ hoàn toàn với mọi dấu ấn của nhà nước phong kiến chuyên chế. Hiện nay, chính thể cộng hòa ở các nhà nước tư sàn chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ, cộng hòa quý tộc đã không còn tồn tại với 3 hình thức cơ bản đó là: cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống và cộng hòa hỗn hợp. Đặc trưng của từng chính thể này như sau: 2.3.2 Cộng hòa đại nghị (hay cộng hòa nghị viện) Cộng hòa đại nghị là chính thể được tổ chức ở các nhà nước mà trong bộ máy nhà nước vùa có chức vụ tổng thống vừa có chức vụ thủ tướng tổng thống là người đứng đầu quốc gia và thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống do nghị viện bầu, được hiến pháp quy định khá nhiều quyền song trên thực tế không có thực quyền, không trực tiếp tham gia giải quyết công việc của nhà nước (trong điều 87 Hiến pháp Italia qui định rất rõ). Tổng thống không có vị trí vai trò đích thực , nó chỉ được đánh giá cao trong trường hợp đất nước bị khủng hoảng. Tổng thống bổ nhiệm thành viên của chính phủ không theo ý mình mà từ đại diện của các đảng hoặc liên minh của các đảng có đa số ghế trong nghị viện. Tổng thống có quyền giải tán nghị viện. Quyền hành pháp do 2 bộ phận nắm giữ là tổng thống và chính phủ ( chủ yếu là nội các ) ,mọi hoạt động của tổng thổng điều có sự đề nghị từ phía hành pháp. Tổng thống không có quyền đích thực trong việc ban hành các văn bản qui phạm phạm pháp luật và không có quyền hạn nào đặc biệt. Về cơ bản các nước theo thể chế này đều tuyên bố nguyên tắc : tổng thống có thể “vô trách nhiệm” về chính trị , tức là không phải tường trình trước quốc hội về những việc mình làm và trả lời chất vấn trước quốc hội ( điều này khác với chính thể cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam trong các kì họp Quốc hội chủ tịch nước và các bộ trưởng phải trả lời chất vấn trước quốc hội). Ví dụ như điều 90 Hiế pháp Italia qui định tổng thống cộng hòa không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ trừ trường hợp phản bội Tổ quốc và xâm phạm tới Hiến pháp”. Tuy nhiên cũng cí nước qui định nguyên thủ quốc gia phải chịu trách nhiệm trước quốc hội như điều 42 Hiến pháp qui định : tổng thống liên bang chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng của mình trước quốc hội liên bang”. Cơ quan quyền lực tối cao của chính thể này là nghị viện, nghị viện lập ra và giám sát hoạt động của chính phủ. Chính thể cộng hòa tuyên bố quyền lực tối cao của nghị viện thành chế độ đại nghị, nghị viện có thể ban hành Hiến pháp và luật, bầu và phế truất tổng thống, nghị viện có thể ủy quyền lập pháp cho chính phủ trong một số lĩnh vực. Các bộ trưởng phải chịnh trách nhiệm trước nghị viện kể cả trách nhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân. Cơ quan hành pháp thực sự là chính phủ, đứng đầu chính phủ là thủ tướng, thủ tướng cũng là người đứng đầu nội các – nội các là trụ cột và là trung tâm quốc sách của toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước nên chính thể này còn được gọi là chế độ nội các. Các nhân viên nội các thường là những nhân vật trọng yếu của đảng cầm quyền và các bộ trưởng quan trọng – Thủ tướng là lãnh tụ của đảng cầm quyền, người chủ trì các cuộc họp nội các, định ra các chính sách, lựa chọn nhân viên nội các toàn quyền chỉ huy quân sự. Phần lớn quyền hạn của nguyên thủ quốc gia đều thông qua chính phủ, kể cả quyền giải tán nghị viện trước thời hạn. Mọi hoạt động của tổng thống chỉ là sự phê chuẩn các hoạt động đã rồi của chính phủ. Hiện nay, hình thức này tồn tại ở một số quốc gia điển hình đó là Italia từ Hiến pháp năm 1947 và Cộng hòa liên bang Đức. 2.3.3 Cộng hòa tổng thống Hình thức chính thể này được hình thành đầu tiên ở Mỹ theo hiến pháp năm 1987 sau đó được áp dụng ở Philippin và một số nước ở Trung và Nam Mỹ. Đây là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lựa một cách cứng rắn, rõ rệt nhất. điều này thể hiện rõ trong Hiến pháp của các quốc gia đặc biệt là Hiến pháp của Mỹ năm 1987 gồm 7 điều thì 3 điều đầu tiên là cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước. Điều 34 Hiến pháp Ruanda ghi nhận: “ Sự phân chia và hợp tác giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thiêng liêng và được điều chỉnh trong hiến pháp”. Ở những nhà nước theo chính thể này, Hiến pháp quy định quyền lập pháp thược về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về tổng thồng và quyền tư pháp thuộc về tòa án. Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia vừa là người đứng đầu chình phủ, trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có quyền lực rất lớn vừa là trung tâm của bộ máy nhà nước vủa là trung tâm quyết sách của chính phủ. Tổng thống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau, tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Về mặt pháp lý, tổng thống không có quyền nêu sáng kiến xây dựng luật (Hiến pháp Mỹ) tuy nhiên trên thực tế không phải vậy tổng thống cũng không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn, động thời nghị viện cũng không có quyền lật đổ chính phủ. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua, ngược lại nghị viện có quyền khởi tố và xét xử tổng thống và các thành viên của chính phủ theo thủ tục “đàn hạch” khi những người nay vi phạm công quyền. Ví dụ ở Mỹ đã có 3 lần tổng thống bị xét xử theo thủ tục “đàn hạch” đó là tổng thống Andrew Johnson (1868), tổng thống Nixon trong vụ Watergate (1974) và gần đây nhất là tổng thống Bill Clinton. Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp, tổng thống thành lập nội các từ số các chính khách không phải là nghị sĩ để bảo đảm sự độc lập giữa nghị viện và chính phủ. Tổng thống tự mình lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng và nghị viện sẽ phê chuẩn sự lựa chọn sự bổ nhiệm và miễn nhiệm đó. Về nguyên tắc, các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bàn bạc chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện mà chịu trách nhiệm trước tổng thống. Các bộ trưởng là người giúp việc cho tổng thống, không được đi trái với đường lối chính sách của tổng thống. 2.3.4. Chính thể cộng hòa hỗn hợp (hay cộng hòa lưỡng tính) Hình thức chính thể này có nhiều nét tương tự như chính thể quân chủ đại nghị và tiêu biểu cho hình thức nay là cộng hòa Pháp . Đây là hình thức hỗn hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị . Đặc trưng của chính thể này đó là: Tổng thống do cử tri hoặc đại cử tri bầu ra nên quyền lực rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện trước thời hạn và là nhân vật trung tâm của hệ thống các cơ quan cao nhất của nhà nước. Tổng thống có tác động khá mạnh mẽ và nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với việc ban hành luật ví dụ như điều 10 Hiến pháp của cộng hòa Pháp qui định “tổng thổng ban hành các đạo luật trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo do nghị viện đã thông qua và có quyền buộc nghi viện phải xem xet lại các dự luật mà nghị viện không có thể khước từ” . có nước còn cho phép tổng thống ban hành các văn bản qui phạm có giá trị như luật trong những lĩn vực không thuộc thẩm quyền ban hành luật của nghị viện , hoặc nghi viện có thể ủy quyền cho tổng thống ban hành luật trong những trường hợp nhất định. Chính phủ do tổng thống bổ nhiệm. về mặt pháp lý, tổng thống không đứng đầu chính phủ mà người đứng đầu chính phủ là thủ tướng , song tonngr thống có quyền điều hành hoạt động của chính phủ. Mặc dù pháp luật qui định chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện , song khả năng của nghị viện trong việc kiểm tra các hoat đọng của chính phủ rất hạn chế. Ngoài các dạng chính thể cơ bản trên, nhiều nước có tổ chức bộ máy khá đặc biệt . như Thụy Sĩ ,chức vụ của người đứng đầu nhà nước và người đứng đầu chính phủ do Hội đồng liên bang gồm 7 người đảm nhiệm . Hội đồng này do nghị viện bầu ra trên cơ sở liên minh giữa các đảng phái. Lãnh đạo hội đồng là chủ tịch hội đồng được bầu luân phiên trong số 7 người với nhiệm kì 1 năm. Chính phủ không chịu trách nhiệm trước nghị viện. 2.4. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa Hiện nay tất cả các nước XHCN đều có chính thể cộng hòa dân chủ không có các biến dạng như ở nhà nước tư sản , điều này xuất phát từ nguồn gốc, bản chất quyền lực của nhà nước là của dân do nhân dân quyết định. Ở các nước này, Quốc hội được quy định là cơ quan cao nhất của nhân dân , cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân trực tiêp bầu ra một cách dân chủ, phổ thông, bình đẳng. Ví dụ như ở Việt Nam Quốc hội được thành lập bằng cách bỏ phiếu, tất cả những công dân từ 18 tuổi trở lên sẽ được cầm phiếu cử tri đi bầu cử những người xứng đáng. Quốc hội chịu sự giám sát của nhân dân ,phải báo cáo công tác trước nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân.Mọi việc đều phải “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” . Nếu trong chính thể cộng hòa tư sản nguyên thủ quốc gia có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn thì ở chính thể cộng hòa dân chủ XHCN điều đó không bao giờ xảy ra. Quốc hội lập ra cơ quan tối cao khác của nhà nước như Chủ tịch nước, chính phủ. Nguyên thủ quốc gia là mắt xích quan trọng, là cơ chế phối hợp liên kết hoạt đọng giữa các cơ quan nhà nước tối cao tong bộ máy nhà nước. Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội thực hiện chức năng hành pháp. Ở các nước XHCN qui định Chủ tịch nước và chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Quốc hội không có quyền bất tín nhiệm với cả tập thể chính phủ mà chỉ từng thành viên trong chính phủ. Đặc trưng quan trọng nhất của chính thể này là Đảng cộng sản là chính đảng duy nhất nắm giữ quyền lực nhà nước khác hoàn toàn với chế độ đa nguyên đa đảng ở các nước tư bản. 3. Chính thể quân chủ Song song tồn tại và gần như đối lập với chính thể cộng hòa và các biến dạng của nó là chính thể quân chủ và các biến dạng của nó. Dây là dạng nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc 1 phần trong tay người đứng đàu. Nguyên tắc cơ bản trong việc xác lập quyền lực tối cao của nhà nước là truyền ngôi kế vị hoặc tôn quyền. Chính thể quân chủ có hai biến dạng là quân chủ chuyên chế và quân chủ hạn chế. Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức mà về mặt pháp lý quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ trong tay nhà vua. Do đó xác lập các quan hệ cơ bản, hệ thống cơ quan nhà nước tối cao hoàn toàn do vua quyêt định. Loại hình này chủ yếu tồn tại ở nhà nước chủ nô và phong kiến. Chính thể quân chủ hạn chế, vua chỉ nắm giữ 1 phần quyền lực tối cao của nhà nước bên cạnh vua có các phương thức để kiểm soát và chia sẻ quyền lực với vua như : cơ quan đai diện đẳng cấp ở nhà nước phong kiến, hoặc qua Hiến pháp ở nhà nước tư sản. Loại hình chính thể này ở nhà nước tư sản vua chỉ mnang tính hình thức không có thực quyền. trong nhà nước tư sản chính thể quân chủ hạn chế tồn tại dưới 2 dạng đó là : quân chủ đại nghị và quân chủ nhị nguyên. Tuy nhiên đến nhà nước XHCN thì chính thể quân chủ và các biến dạng của nó không còn tồn tại. III. TỔNG KẾT , ĐÁNH GIÁ Qua sự trình bày về chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó có thể nói chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó là sự phát triển khách quan từ lịch sử loài người đến nay. Sự phát triển của chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó có thể nhận thấy qua từng giai đoạn từng nhà nước : từ sơ khai ở nhà nước chủ nô đến phân hóa sâu sắc trong nhà nước tư sản và đạt đến đỉnh cao là nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN là sự phát triển hoàn thiện và đúng với bản chất của chính thể cộng hòa nó thực sự là nhà nước của dân do dân và vì dân. So với chính thể quân chủ chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó có những điểm tiến bộ : Điểm tiến bộ đầu tiên của chính thể cộng hòa đó là hình thức nhà nước Hiến định, nghĩa là hình thức chính quyền tổ chức căn bản và các bộ phận của nó được pháp luật xác lập. Đó là chính quyền của pháp luật hơn là của con người cụ thể nào đó. Thứ 2, trong chính thể này quyền con người được tôn trọng và được tham gia vào tổ chức bộ máy của nhà nước, nó thể hiện tính dân chủ toàn dân. Tuy nhiên tính dân chủ ở mỗi nhà nước không giống nhau. Thứ 3, sự phân chia quyền lực rõ ràng và cơ chế kiềm chế thể hiện rõ nét trong từng dạng cụ thể. IV . KẾT BÀI Tóm lại , dù ở nhà nước nào thì chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó vẫn là hình thức tiến bộ . Đó chính là minh chứng cho sự phát triển của loài người về mọi mặt từ kinh tế chính trị tư tưởng văn hóa .Việc lựa chọn hình thức chính thể nào cũng chính là chiến lược để phát đất nước.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan