Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đảng bộ công an trung ƣơng lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, tr...

Tài liệu đảng bộ công an trung ƣơng lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học công an nhân dân từ năm 2001 đến năm 2010

.PDF
185
951
77

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU TRANG §¶NG Bé C¤NG AN TRUNG ¦¥NG L·NH §¹O X¢Y DùNG §éI NGò GI¶NG VI£N C¸C HäC VIÖN, TR¦êNG §¹I HäC C¤NG AN NH¢N D¢N Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU TRANG §¶NG Bé C¤NG AN TRUNG ¦¥NG L·NH §¹O X¢Y DùNG §éI NGò GI¶NG VI£N C¸C HäC VIÖN, TR¦êNG §¹I HäC C¤NG AN NH¢N D¢N Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mà SỐ: 62 22 03 15 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS NGUYỄN BÌNH BAN 2. PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................. 7 1.1. Những công trình khoa học liên quan đến luận án .................................... 7 1.2. Kết quả nghiên cứu các công trình đã công bố và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu .......................................................................................19 Chƣơng 2: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ..........................................................22 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng đội ngũ giảng viên của Đảng bộ Công an Trung ƣơng ........................................................................22 2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ƣơng về xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2001 đến năm 2005 ..............................................45 Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 .............................75 3.1. Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ mới .... 75 3.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ƣơng về xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2006 đến năm 2010 ..............................................80 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ................................. 116 4.1. Nhận xét .................................................................................................116 4.2. Một số kinh nghiệm ...............................................................................130 KẾT LUẬN .......................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ..............................................151 PHỤ LỤC ..........................................................................................................164 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CATW Công an Trung ƣơng CAND Công an nhân dân ANND An ninh nhân dân CSND Cảnh sát nhân dân PCCC Phòng cháy, chữa cháy ĐNGV Đội ngũ giảng viên NCKH Nghiên cứu khoa học XDLL Xây dựng lực lƣợng XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Công tác giáo dục đào tạo bồi dƣỡng cán bộ và xây dựng các trƣờng trong Công an nhân dân (CAND) đƣợc hình thành từ rất sớm (năm 1946). Hệ thống các trƣờng CAND đƣợc quan tâm xây dựng, phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay và tƣơng đối hoàn thiện gồm: 4 học viện, 4 trƣờng đại học, 4 trƣờng cao đẳng, 6 trƣờng trung cấp. Đi liền với quá trình đó là công tác xây dựng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ giảng viên là đội ngũ trí thức của ngành Công an hoạt động trong các trƣờng Công an nhân dân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công an, góp phần vào công tác xây dựng lực lƣợng CAND trong sạch, vững mạnh, đủ sức đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển, ĐNGV luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Công an Trung ƣơng (CATW), lãnh đạo Bộ Công an, mà trực tiếp là Tổng cục Xây dựng lực lƣợng (XDLL) CAND (nay là Tổng cục Chính trị CAND), Đảng ủy, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND trên tất cả các mặt từ công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện chế độ, chính sách cho ĐNGV… Nhờ vậy, ĐNGV đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo của lực lƣợng CAND, từng bƣớc bắt nhịp đƣợc với ĐNGV các học viện, trƣờng đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của sự phát triển trong thời gian qua, công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND bộc lộ những một số hạn chế, nhất là về cơ cấu thiếu đồng bộ, hợp lý cả về số lƣợng và chất lƣợng; chỉ đạo xây dựng ĐNGV còn thể hiện sự thiếu nhất quán, đồng bộ, có hệ thống. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ giáo dục, sự mở rộng và phát triển về quy mô, loại hình, chuyên ngành đào tạo của các học viện, 2 trƣờng đại học CAND, đòi hỏi ĐNGV phải không ngừng lớn mạnh, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo ngày càng cao của lực lƣợng CAND trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) đã khẳng định: “Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội” [75; tr 145-146] và xác định rõ mục tiêu xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, “vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lƣợng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân” [75; tr.149], việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ toàn lực lƣợng CAND đang đặt ra yêu cầu cao đối với công tác giáo dục - đào tạo CAND nói chung và xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc đánh giá thực trạng, làm rõ những thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Những kinh nghiệm đƣợc rút ra sẽ là những luận cứ quan trọng góp phần để Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Chính trị CAND và Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học CAND vận dụng, đề ra những chƣơng trình mang tính chiến lƣợc, toàn diện và xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ Công an Trung ƣơng lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học Công an nhân dân từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ CATW để rút ra nhận xét và một số kinh nghiệm chủ yếu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Khảo sát thực trạng, làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ CATW và thực trạng đội ngũ giảng viên trƣớc năm 2001. - Trình bày một cách có hệ thống quan điểm, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an về lãnh đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. - Phân tích, làm rõ chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ CATW (bao gồm Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục XDLL CAND, Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học) về công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ CATW về xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. - Đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ CATW trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ Công an Trung ƣơng từ năm 2001 đến năm 2010. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: đề tài tập trung làm rõ chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ CATW về xây dựng ĐNGV các học viện, các trƣờng đại học trên các mặt: công tác tuyển chọn, công tác đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với ĐNGV. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010. - Phạm vi không gian: Đội ngũ giảng viên cơ hữu các học viện, trƣờng đại học CAND trong toàn quốc; tập trung nghiên cứu, khảo sát tại 02 học viện , 03 trƣờng đại học CAND gồm: Học viện An ninh nhân dân (ANND), Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND), Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) khu vực phía Bắc, Trƣờng Đại học An ninh nhân dân (ANND), Trƣờng đại học Cảnh sát nhân dân (CSND) khu vực phía Nam. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đƣờng lối, quan điểm của Đảng về giáo dục - đào tạo, về xây dựng lực lƣợng CAND nói chung và về xây dựng ĐNGV nói riêng. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp chủ yếu là: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic; kết hợp nhuần nhuyễn hai phƣơng pháp đó trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng, vận dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: làm rõ những chuyển biến của công tác xây dựng ĐNGV trong 10 năm, qua phân tích 2 giai đoạn, từ năm 2001 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến năm 2010; đặc biệt là khi đánh giá thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm rút ra. Phƣơng pháp thống kê: nghiên cứu sinh sử dụng số liệu đƣợc khảo sát, xử lý chọn lọc khi xây dựng các bảng biểu thống kê về số lƣợng, chất lƣợng, kết quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của ĐNGV từ năm 2001 đến năm 2010. Phƣơng pháp khảo sát: tiến hành khảo sát về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng ĐNGV tại các học viện, trƣờng 5 đại học CAND. Phƣơng pháp so sánh: so sánh nội dung, kết quả xây dựng ĐNGV ở hai thời kỳ: từ năm 2001 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến 2010; so sánh một số nội dung xây dựng ĐNGV với các học viện, trƣờng đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phƣơng pháp chuyên gia: tọa đàm, lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học, quản lý công tác giáo dục đào tạo trong CAND… 4.3. Nguồn tài liệu Luận án chủ yếu sử dụng nguồn tƣ liệu, bao gồm: - Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục. - đào tạo nói chung và xây dựng ĐNGV nói riêng. - Văn kiện của Đảng ủy CATW, Nghị quyết Hội nghị công an toàn quốc, Nghị quyết của Đảng bộ Tổng cục XDLL CAND, Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học CAND về công tác giáo dục - đào tạo trong lực lƣợng CAND nói chung và xây dựng ĐNGV nói riêng. - Các chƣơng trình, đề án, kế hoạch của Bộ Công an liên quan đến nội dung đề tài; các báo cáo tổng kết công tác năm học của Cục Đào tạo – Bộ Công an từ năm 1997 đến năm 2010. - Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học CAND; các nghị quyết chuyên đề và các báo cáo tổng kết năm học của các nhà trƣờng từ năm 2001 đến năm 2010. - Các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các học giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Trên cơ sở nghiên cứu quá trình Đảng bộ CATW lãnh đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010), luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn nhiệm vụ quan 6 trọng trong xây dựng ĐNGV đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế. - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ phục vụ công tác tham mƣu của các đơn vị chức năng trong việc đề xuất quan điểm, chủ trƣơng, chính sách, xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, biện pháp tiếp tục hoàn thiện xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trong tình hình mới. 6. Ý nghĩa của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng ủy CATW và các Đảng ủy thuộc Đảng bộ CATW trong xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trong tình hình mới. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo chỉ huy các cấp của Đảng bộ CATW trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNGV trong các trƣờng CAND nói chung và trong các học viện, trƣờng đại học CAND nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của Luận án gồm 4 chƣơng, 8 tiết: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chƣơng 2: Xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học Công an nhân dân trong Đảng bộ Công an Trung ƣơng từ năm 2001 đến năm 2005 Chƣơng 3: Đảng bộ Công an Trung ƣơng lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2006 đến năm 2010 Chƣơng 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình khoa học của nƣớc ngoài Các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài đề cập về vai trò, nhiệm vụ của giảng viên và những phẩm chất của giáo viên. Trong cuốn “The Joy of teaching” [122] (Niềm vui dạy học) của Peter Filence đã cung cấp một cách nhìn hoàn toàn mới về vai trò của giảng viên. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích mối quan hệ ba chiều giữa giảng viên, sinh viên và môn học. Theo Peter Filence, một giảng viên giỏi phải hội tụ đủ 5 phẩm chất đó là: lòng nhiệt tình, sự rõ ràng, biết cách tổ chức, biết cách khơi dậy và giỏi quan tâm. Trong đó, giảng viên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trƣờng học tập đầy hứng khởi cho sinh viên. Theo đó, tác giả đã hƣớng dẫn giảng viên cách thức, phƣơng pháp để tạo hứng khởi cho sinh viên trong học tập, trong xây dựng định hƣớng nghề nghiệp. giảng viên cần chú ý đến tất cả yếu tố của quá trình, từ cách xây dựng đề cƣơng khóa học, tổ chức giảng bài, hƣớng dẫn thảo luận, mở rộng môi trƣờng học tập đến đánh giá sinh viên. Công trình nghiên cứu “Effective college teaching”[124] (Dạy đại học hiệu quả) của Wilbert J.McKeachie and James A. Kulik đã đề cập yêu cầu, đặc điểm của giảng viên đại học ngày nay, trong đó nhấn mạnh yêu cầu về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Tác giả đã giới thiệu một số phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả một số môn học khoa học nhân văn, môn khoa học, môn toán đại học, môn tâm lý… , cung cấp cho giảng viên những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức giảng dạy. Công trình “Qualities of effective teacher” [126] (Phẩm chất ngƣời giáo viên tốt) của James H.Stronge đã cung cấp cho ngƣời đọc về một hệ thống các yếu tố hình thành một ngƣời giảng viên tốt đó là: việc quan tâm học viên, lắng nghe, sự thấu hiểu về học viên; sự công bằng và tôn trọng; tƣơng tác xã hội với 8 học viên; đẩy mạnh sự nhiệt tình và động lực cho việc học tập; thái độ với công việc giảng dạy và tự đánh giá. Trong những phẩm chất đó, tác giả đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa thái độ, tình cảm của giảng viên với môn học và với học viên. Cuốn sách “Teacher’Professional Development” [125] (Sự phát triển của giáo viên) của Jaap Scheerens đã nhấn mạnh đến những yếu tố tạo nên sự phát triển của giảng viên đó là phong cách, năng lực giảng dạy và kết quả của việc giảng dạy. Ba yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, phong cách, năng lực giảng dạy của giảng viên là điều kiện để giảng viên thực hiện có hiệu quả việc giảng dạy; ngƣợc lại, hiệu quả việc giảng dạy là thƣớc đo chính xác năng lực của giảng viên. Qua 10 chƣơng trong cuốn sách “The Art and science of teaching” [123] (Tính nghệ thuật và tính khoa học của việc giảng dạy), tác giả Robert J. Mazano đã giúp giảng viên nhận biết đƣợc ý nghĩa, vai trò của phƣơng pháp giảng dạy. Tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích một số phƣơng pháp giúp giảng viên tổ chức hiệu quả giờ giảng, nhƣ: lập mục tiêu giảng dạy, kỹ năng tƣơng tác với học viên, cách tổ chức lớp học… Theo quan niệm của ông, giảng dạy trở thành hoạt động mang tính nghệ thuật và tính khoa học khi giảng viên vận dụng nhuần nhuyễn các phƣơng pháp trên trong quá trình dạy học. Trong cuốn “Peut-on former les enseignants” [121] (Một số vấn đề về đào tạo giảng viên) của tác giả Michel Develay đã khẳng định tầm quan trọng của việc đào tạo giảng viên. Tác giả đề cập có hệ thống những vấn đề liên quan đến công tác đào tạo giảng viên từ nguyên tắc, nội dung, các phƣơng thức, cách thức đào tạo giảng viên. Hiệu quả của việc đào tạo giảng viên là yếu tố quyết định đến chất lƣợng của giảng viên. Ken Bain là tác giả cuốn sách “What the best college teachers do” [120] (Phẩm chất của những nhà giáo ƣu tú). Khi viết cuốn sách này, Ken Bain đã là giáo sƣ sử học 15 năm ở trƣờng đại học và nghiên cứu của ông tập trung bàn đến vai trò, phẩm chất, năng lực của ngƣời giảng viên khi tiến hành các hoạt động giảng dạy để có kết quả xuất sắc. Với mỗi giảng viên, nghiên cứu tài liệu giúp 9 giảng viên có định hƣớng quan trọng trong xác định những việc nên làm và cần làm khi tổ chức dạy học để có kết quả tốt. Đặc biệt, ngay thời điểm đó, tác giả đã tìm hiểu hoạt động đánh giá của giảng viên với sinh viên và hoạt động giảng viên tự đánh giá. Quan điểm về hoạt động đánh giá giảng viên của ông có nhiều điểm phù hợp với lý luận giáo dục ngày nay, đặc biệt là hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục. 1.1.2. Những công trình khoa học ở Việt Nam 1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về giảng viên và việc xây dựng đội ngũ giảng viên trong các học viện, trường đại học ở Việt Nam - Các nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của giảng viên; về phẩm chất của ngƣời giảng viên, về chất lƣợng của ĐNGV chuyên ngành giảng dạy đặc thù nhƣ chuyên ngành triết học, quản lý giáo dục, sƣ phạm, kinh tế… Cuốn sách “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” [84] của tác giả Ngô Văn Hà đã tập trung nghiên cứu, phân tích hệ thống quan điểm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy, bao gồm vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và phƣơng pháp giảng dạy của ngƣời thầy giáo. Hơn nữa, tác giả đã đánh giá thực trạng và đi sâu phân tích sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy trong việc xây dựng ĐNGV đại học hiện nay. Sách chuyên khảo“Tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học” [115] của tác giả Nguyễn Thị Tình, đã cung cấp cho ngƣời đọc một cách nhìn tổng quan về hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học. Tác giả đã nghiên cứu rất chi tiết về các nội dung liên quan nhƣ khái niệm giảng viên, yêu cầu đối với giảng viên đại học và nhấn mạnh đến tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học. Tính tích cực của giảng viên thể hiện ở tất cả các nội dung của quy trình giảng dạy: từ chuẩn bị bài giảng, tổ chức thực hiện trên lớp và quá trình đánh giá sau giờ học. Trọng tâm của cuốn sách là kết quả nghiên cứu về thực trạng tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học thông qua tổ chức, thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý kết quả. 10 Với công trình “Những đặc điểm nhân cách tạo thành uy tín của nữ giảng viên đại học đối với sinh viên” [101] của tác giả Hoàng Mộc Lan đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ nữ giảng viên của 3 trƣờng đại học là: Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Sƣ phạm Hà Nội, từ đó xác định hệ thống đặc điểm nhân cách tạo thành uy tín của nữ giảng viên đối với sinh viên, nghiên cứu cũng phác thảo mô hình đặc điểm nhân cách của nữ giảng viên có uy tín cao đối với sinh viên hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao uy tín của đội ngũ nữ giảng viên trƣờng đại học. - Những công trình nghiên cứu về thực trạng việc xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện, trƣờng đại học ở Việt Nam hiện nay Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” [47] của Đỗ Minh Cƣơng và Nguyễn Thị Doan đã trình bày có hệ thống về nguồn nhân lực của giáo dục đại học Việt Nam. Khái niệm nguồn nhân lực trong cuốn sách bao hàm toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục và các cơ sở giáo dục đại học và việc xây dựng lực lƣợng, phát triển nguồn tài nguyên nhân lực cho sự phát triển của giáo dục đại học. Cuốn sách đã đƣa ra cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cùng các giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nƣớc ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc (2000-2020). Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của đội ngũ giảng viên đại học – nòng cốt của nguồn nhân lực giáo dục đại học, tác giả đã đề cập đến những nhiệm vụ và mục tiêu chiến lƣợc của công tác phát triển nguồn nhân lực đó là: tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và phát triển đƣợc một nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên, cán bộ ngành) đủ về số lƣợng, có chất lƣợng và hiệu suất lao động cao, cơ cấu hợp lý, có sự tiếp nối liên tục giữa các thế hệ để làm chủ thể của sự nghiệp giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Từ đó, các tác giả đƣa ra một hệ thống giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học trong những năm tiếp theo. 11 Cuốn sách “Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp” [107] của tác giả Lê Đức Ngọc đã tập hợp các bài tham luận tuyển chọn từ các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, đã tập trung trình bày các quan điểm và giải pháp về giáo dục đại học cho giai đoạn 1995-2010. Đồng thời, đề cập đến toàn bộ các nội dung liên quan đến công tác giáo dục đại học: quan điểm về giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; yêu cầu về đổi mới tƣ duy trong giáo dục đại học; tổ chức tuyển sinh đại học; xây dựng chƣơng trình đại học; tổ chức thi, kiểm tra đánh giá sinh viên… Cuốn sách còn đề cập nhiều đến phƣơng pháp dạy và học đại học nhƣ các bài “Tổng quan về phƣơng pháp dạy học đại học” “Năm nguyên tắc chính để học tốt đại học”, “Dạy cách học - Một trong những giải pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo”… Ngoài ra còn có bài viết “Đổi mới công tác giảng viên để nâng cao chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học và cao đẳng”. Tác giả khẳng định, trƣớc bối cảnh, xu thế mới dẫn đến sự thay đổi nhiệm vụ và cấu trúc đội ngũ của giảng viên, mỗi giảng viên phải đảm nhiệm ba nhiệm vụ: giảng dạy, NCKH và dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến những bất cập của công tác giảng viên trong tình hình hiện tại nhƣ cơ cấu chƣa hợp lý, sự “lão hóa” của ĐNGV, chế độ chính sách với giảng viên… Từ đó, đề ra một số giải pháp quan trọng trong công tác giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng nhƣ: giải pháp về số lƣợng giảng viên, chất lƣợng giảng viên và về tổ chức quản lý giảng viên. Cuốn sách “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trƣờng đào tạo sỹ quan quân đội” [113] của Nguyễn Văn Tháp đã đánh giá việc xây dựng ĐNGV khoa học xã hội nhân văn trong các trƣờng sỹ quan quân đội đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả, để lại nhiều kinh nghiệm quý. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng ĐNGV còn một số hạn chế, bất cập về số lƣợng và chất lƣợng so với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong các trƣờng đào tạo sỹ quan quân đội. Tác giả đề ra những giải pháp nhằm xây dựng ĐNGV, nhƣ: làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn và tuyển chọn đội ngũ; 12 nâng cao công tác đào tạo, bồi dƣỡng; đổi mới công tác quản lý, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với ĐNGV khoa học xã hội nhân văn. Phan Thủy Chi với công trình “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trƣờng đại học khối kinh tế Việt Nam thông qua các chƣơng trình hợp tác quốc tế” [45] đề ra quan điểm ĐNGV cần đƣợc đào tạo phát triển một cách toàn diện, hƣớng tới chuẩn mực quốc tế. Tác giả cho rằng, trƣớc xu thế hội nhập kinh tế nói chung và trong đào tạo nói riêng, ĐNGV các trƣờng đại học khối kinh tế phải thay đổi để hƣớng tới chuẩn mực khu vực và quốc tế để bắt nhịp với thời đại. Vì vậy, giảng viên cần có đủ năng lực giảng dạy nghiên cứu và tƣ vấn trong các chƣơng trình đào tạo quốc tế nhƣ: có trình độ tiếng Anh, có năng lực chuyên môn, khả năng thực hành, khả năng liên hệ giữa lý thuyết và thực hành, khả năng NCKH, tác phong làm việc khoa học, chính xác, có phẩm chất và đạo đức của ngƣời giảng viên. Với công trình “Phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [83], Nguyễn Văn Đệ đã nhấn mạnh yêu cầu đối với giảng viên, về phát triển ĐNGV trong thời kỳ mới, phát triển kinh tế tri thức và đổi mới giáo dục đại học. Tác giả tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV, hoạt động phát triển ĐNGV và ảnh hƣởng của đội ngũ đến tình hình giáo dục đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, gồm 5 nhóm giải pháp nhƣ: liên kết ĐNGV giữa các trƣờng đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo thành mạng lƣới; phát triển số lƣợng ĐNGV; nâng cao phẩm chất và năng lực ĐNGV; điều chỉnh cơ cấu ĐNGV; tạo động lực làm việc cho giảng viên. “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” [86] là công trình của Lƣơng Thanh Hân, nghiên cứu đã đề cập vấn đề phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đã đề 13 xuất các giải pháp nhƣ nâng cao chất lƣợng đào tạo, tuyển dụng; xây dựng môi trƣờng giáo dục; thực hiện tích cực hóa ĐNGV…. để phát triển hài hòa bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của các ĐNGV trẻ khoa học xã hội nhân văn trong các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân. Trần Văn Khởi đã đánh giá thực trạng chất lƣợng quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trƣờng cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực trình độ này trong công trình nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trƣờng cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay” [98]. Công trình “Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội” [114] của Phạm Văn Thuần đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giảng viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội, gồm: thực trạng về cơ cấu, chất lƣợng; quản lý tuyển dụng, sử dụng; quản lý đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên; quản lý về chế độ, chính sách và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội. - Các công trình nghiên cứu về biện pháp phát triển ĐNGV ở các học viện, trƣờng đại học Công trình “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trƣờng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [89] của Nguyễn Văn Hòa tập trung trình bày quá trình và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tính tích cực xã hội của ĐNGV các trƣờng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong công trình “Đánh giá giảng viên đại học theo hƣớng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay” [5], Trần Xuân Bách đã làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động đánh giá trong giáo dục, triết lý và nguyên tắc đánh giá giảng viên; đồng thời, phân tích thực trạng công tác đánh giá giảng viên theo hƣớng chuẩn hóa ở các nƣớc trên trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất phƣơng pháp và quy trình đánh giá giảng viên đại học theo hƣớng chuẩn hóa về 14 các cơ sở giáo dục đại học, áp dụng vào việc đánh giá giảng viên của đơn vị mình góp phần nâng cao chất lƣợng ĐNGV đại học trong giai đoạn hiện nay. Việc đánh giá giảng viên bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng các thông tin mang tính khoa học về giảng viên nhằm mục tiêu phát triển ĐNGV. “Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [102] là công trình của Nguyễn Văn Lƣợng đã tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ đáp ứng về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, kiến thức, năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm, NCKH, hoạt động thực tiễn, phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân của ĐNGV Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó biện pháp xây dựng khung năng lực giảng viên Học viện là đóng góp có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. Liên quan đến biện pháp phát triển ĐNGV ở các trƣờng đại học còn có một nghiên cứu chuyên ngành quản lý giáo dục đã đề cập đến các biện pháp đổi mới công tác quản lý giảng dạy của ĐNGV; đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV và tổ chức kiểm tra hoạt động của ĐNGV trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các công trình trên đây đã cung cấp cho nghiên cứu sinh phƣơng pháp nghiên cứu; cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và những tƣ liệu bổ ích, thiết thực để nhận thức đầy đủ và toàn diện về bức tranh xây dựng ĐNGV. Các nghiên cứu tập trung đề cập đến vai trò, nhiệm vụ, phẩm chất của ngƣời giảng viên; thực trạng ĐNGV; nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV ở các học viện, trƣờng đại học …. Sự quan tâm của nhiều tác giả đến vấn đề giảng viên đã khẳng định tầm quan trọng của giảng viên và việc xây dựng ĐNGV đối với công tác giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có những nhận thức cơ bản về yêu cầu, nhiệm vụ về xây dựng, phát triển ĐNGV trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung. 15 1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trường đại học trong lực lượng Công an nhân dân - Các công trình liên quan đến thực trạng và giải pháp xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo các trƣờng CAND nói chung, ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND nói riêng. Các cuốn sách nhƣ: “Lịch sử Học viện An ninh nhân dân (1946-2006)” [91], “Lịch sử biên niên Học viện An ninh nhân dân” (1996-2016) [92]; “Lịch sử biên niên Học viện Cảnh sát nhân dân (1968-2002)” [93]; “Lịch sử biên niên Học viện Cảnh sát nhân dân (1968-2008)” [94]; “Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân 30 năm xây dựng và phát triển (24-4-1976 * 24-4-2006)” [50]; “Lịch sử trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân (24/4/1976-24/4/2016)” [51]; “Lịch sử Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (1976-2006)” [52]; “Lịch sử biên niên Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (2006-2011)” [53]; “Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy 40 năm xây dựng và phát triển (1976-2016)” [54] đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của các học viện, trƣờng đại học CAND. Cùng với sự phát triển của nhà trƣờng, ĐNGV của các học viện, trƣờng đại học CAND ngày càng lớn mạnh. Những cuốn sách lịch sử trên đã ghi lại những chặng đƣờng lịch sử, nhấn mạnh đến những nội dung cụ thể về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng ĐNGV của Đảng bộ, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. Công trình “Quản lý chất lƣợng đào tạo đại học trong các học viện, trƣờng Công an nhân dân” [103] của Nguyễn Văn Ly đã nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý chất lƣợng đào tạo; khả năng vận dụng vào quản lý chất lƣợng đào tạo trong các học viện, trƣờng đại học CAND với những yêu cầu mới về trình độ, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp đặc trƣng của ngƣời cán bộ CAND trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kinh nghiệm đào tạo cán bộ công an ở một số nƣớc trên thế giới, đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo đại học trên các nội dung nhƣ: quản lý sơ tuyển ở Công an các địa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan