Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp ...

Tài liệu Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở Tp.HCM

.PDF
108
594
137

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trần Khánh Lâm đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn . Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học Lạc Hồng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình viết luận văn mà còn là kiến thức quí báu để phục vụ công việc của tôi sau này. Tôi xin cám ơn quý công ty, các bạn cùng lớp đã cùng nhau thảo luận giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát của luận văn. Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô, Quý công ty, các bạn cùng lớp dồi dào sức khỏe và thành công. Học viên thực hiện luận văn Vũ Thanh Long LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp t hư ơ ng m ạ i nhỏ và vừa ở Tp.HCM” công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Vũ Thanh Long TÓM TẮT NỘI DUNG Thông tin kế toán là rất cần thiết cho nhà quản trị đề ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy, một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin kế toán tại doanh nghiệp, đây là một phần trong công tác tổ chức kế toán tại đơn vị. Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ chưa được đề cập tới. Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài “Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở Tp.HCM” đã hoàn thành mục tiêu là khái quát các khái niệm, lý thuyết liên quan đến tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, tiến hành khảo sát, phân tích, xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố tác động: đặc điểm ngành thương mại; các hướng dẫn có tính pháp lý; phương tiện, cơ sở vật chất tổ chức kế toán; quan tâm đến công tác kế toán của chủ DN; trình độ chuyên môn nhân viên kế toán. Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ban đầu tác động đến chất lượng công tác kế toán vẫn không thay đổi và có 2 nhân tố tác động mạnh nhất đến chất lượng tổ chức công tác kế toán, đó là quan tâm đến công tác kế toán của chủ doanh nghiệp và đặc điểm ngành thương mại.Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với các nhân tố liên quan, nhằm nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa. Do hạn chế về phạm vi mẫu thực hiện khảo sát còn ít và nhỏ hẹp, chỉ giới hạn tại khu vực Tp.HCM nên đề tài chỉ nghiên cứu một số nhân tố cơ bản và có thể chưa phát hiện đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng. Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài nên tham khảo thêm nhiều mô hình, lý thuyết để phân tích đầy đủ các nhân tố và mở rộng phạm vi khảo sát trên phạm vi trên cả nước. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lới cảm ơn Lời cam đoan Tóm tắt luận văn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................. 3 6. Kết cấu luận văn ........................................................................... 4 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................ 5 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................... 5 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................... 8 1.3. Nhận xét.................................................................................... 11 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA ................................................................................................. 13 2.1. Đặc điểm doanh nghiệp thƣơng mại nhỏ và vừa ở Việt Nam ảnh hƣởng đến công tác kế toán ................................................... 13 2.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ................... 13 2.1.2. Đặc trƣng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 14 2.2. Công tác tổ chức kế toán tại DNNVV trong ngành thƣơng mại ......................................................................................................... 14 2.2.1. Đặc điểm hoạt động thƣơng mại ...................................... 14 2.2.2. Khái quát về mô hình tổ chức công tác kế toán ............. 15 2.2.3. Các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán ....... 17 2.2.3.1. Hệ thống pháp lý ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác tổ chức kế toán ............................................................................... 17 2.2.3.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong ngành thƣơng mại tác động đến công tác tổ chức kế toán ................................. 23 2.2.3.3. Nguồn nhân lực kế toán ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác tổ chức kế toán ................................................................ 24 2.2.3.4. Quan tâm của chủ doanh nghiệp ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác tổ chức kế toán ..................................................... 25 2.2.3.5. Phƣơng tiện cơ sở vật chất tác động đến chất lƣợng công tác tổ chức kế toán ................................................................ 26 2.3. Các lý thuyết nền ................................................................. 27 2.3.1. Lý thuyết bất đối xứng ..................................................... 27 2.3.2. Lý thuyết đại diện ............................................................. 28 2.3.3. Lý thuyết về tâm lý xã hội ............................................... 29 2.3.4. Lý thuyết về mối liên hệ con ngƣời ................................. 30 2.3.2. Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật ................................... 30 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 33 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................. 33 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................. 35 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 36 3.3.1 Thiết kế định tính .............................................................. 36 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................... 37 3.3.3. Nghiên cứu định lƣợng ..................................................... 40 3.3.3.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................... 40 3.3.3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ................................... 41 3.3.3.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................. 41 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 44 4.1. Giới thiệu .................................................................................. 44 4.2. Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................... 44 4.3. Đánh giá sơ bộ thang đo ......................................................... 44 4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha47 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................... 48 4.3.2.1. Phân tích EFA của thang đo chất lƣợng tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp thƣơng mại vừa và nhỏ ................ 48 4.3.2.2. Phân tích EFA của thang đo chất lƣợng công tác tổ chức kế toán tại doanh nghiệp ...................................................... 50 4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính .................................................. 52 4.4.1. Xem xét ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình .......................................................................................................... 52 4.4.2. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình ............ 53 4.4.3. Xây dựng phƣơng trình hồi quy tuyến tính .................... 55 4.4.4. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ................................................................................................... 57 4.4.4.1. Giả định liên hệ tuyến tính ............................................ 57 4.4.4.2. Giả định phƣơng sai của sai số không đổi ................... 58 4.4.4.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ.................. 59 4.4.4.4. Giả định về tính độc lập của sai số ............................... 59 4.4.4.5. Giả định không có mối tƣơng quan giữa các biến độc lập .......................................................................................................... 60 4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................... 61 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................... 63 5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu ................................................. 63 5.2. Kiến nghị ................................................................................. 66 5.3. Hạn chế của đề tài .................................................................. 70 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT CM: Chuẩn mực CNTT: Công nghệ thông tin DN: Doanh nghiệp DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN: Doanh nghiệp tư nhân FASB NGHĨA TIẾNG ANH Financial Accounting Standard Boar International Accounting Standards Board International Financial Report Standards IASB IFRS NĐT: Nhà đầu tư NVV nhỏ và vừa Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ: Tài sản cố định TTCK: Thị trường chứng khoán TTKT Thông tin kế toán WTO: Tổ chức thương mại thế giới XD: Xây dựng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ 12 Bảng 3.1: Tóm lược tiến độ thực hiện các nghiên cứu 29 Bảng 4.1 : Đặc điểm mẫu khảo sát 41 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha trước khi phân tích EFA 43 Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA cho thang đo các nhân tố tác động đến 45 công tác tổ chức kế toán tại các DNTM NVV Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha sau khi phân tích EFA 47 Bảng 4.5 Kết quả EFA cho thang đo chất lượng công tác tổ chức kế toán 47 tại các DNTM NVV Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo 48 Bảng 4.7 Ma trận hệ số tương quan 49 Bảng 4.8 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 50 Bảng 4.9 Kết quả phân tích phương sai 51 Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp Enter 52 Bảng 4.11: Quy tắc ra quyết định 56 Bảng 4.12 58 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thiết DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 : Mô hình yếu tố chất lượng kế toán 5 Hình 1.2 : Mô hình hệ thống thông tin thành công của Mc lean & Delon (1992) 6 Hình 1.3 : Mô hình hệ thống thông tin thành công của Mc lean & Delon (2003) 7 Hình 1.4 : Mô hình các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các 8 DNNVV trong ngành xây dựng của Huỳnh Nguyên Thanh Trúc (2015) Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức kế toán tập trung 15 Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức kế toán phân tán 16 Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu 30 Hình 3.2 : Mô hình nghiên cứu đề xuất 32 Hình 4.1 : Giá trị dự toán và phần dư 54 Hình 4.2: Tần số Histogram 55 Hình 4.3: Mô hình kết quả nghiên cứu 57 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, các DNNVV Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế với đặc thù năng động, linh hoạt và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khu vực DNNVV chiếm trên 97% tổng số DN cả nước, là động lực quan trọng trong tạo việc làm, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Thương mại tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được sản phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và như vậy các hàng hóa sẽ lưu thông, được thông suốt. Có thể nói, nếu không có thương mại thì sản xuất hàng hóa khó có thể phát triển được. Trong xu thế hội nhập quốc tế, thị trường trong nước sẽ liên hệ chặt chẽ với thị trường nước ngoài thông qua hoạt động ngoại thương, nếu thương mại phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng chắc chắn sẽ mở rộng được thị trường. Chính vì điều này, thương mại thực sự là cầu nối gắn kết giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, phù hợp với xu thế hội nhập và mở cửa ở nước ta hiện nay. Tổ chức công tác kế toán là nội dung quan trọng trong tổ chức quản lý ở DN. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với quy định pháp lý, quy mô hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của DN, đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin hữu ích cho các đối tượng khác ở bên ngoài DN. Cùng với xu thế hội nhập, DNNVV không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà gay gắt, quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Do vậy, để cạnh tranh được, các DNNVV phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý… mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. 2 Chính vì vậy, các DNNVV muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng từ thực tiễn trên nên tác giả quyết định chọn đề tài “Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp thƣơng mại nhỏ và vừa ở Tp.HCM” nhằm xem xét các yếu tố nào sẻ ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán và đưa ra các kiến nghị, nhằm giúp nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DN thương mại NVV ở Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán trong các DN thương mại NVV, nhằm đưa ra các kiến nghị, để giúp xây dựng tổ chức công tác kế toán tại các DN này.  Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về công tác tổ chức kế toán tại các DN thương mại NVV. - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán tại các DN thương mại NVV. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng công tác tổ chức kế toán tại các DN thương mại NVV. - Đưa ra các kiến nghị để giúp các DN thương mại NVV có thể tổ chức xây dựng công tác kế toán phù hợp tại DN mình. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để công tác nghiên cứu đề tài được thực hiện hiệu quả, ta cần nghiên cứu và phân tích một số câu hỏi sau: - Các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán tại các DN thương mại NVV? - Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đố đến chất lượng công tác tổ chức kế toán tại các DN thương mại NVV? 4. Đối tƣợng nghiên cứu 3 Đề tài nghiên cứu tập trung vào công tác tổ chức kế toán tại các DN thương mại NVV. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng công tác tổ chức kế toán tại các DN thương mại NVV và các nhân tố tác động đến chất lượng của công tác tổ chức kế toán tại các DN này. Đề tài nghiên cứu này giải quyết một số vấn đề sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về đặc điểm của DNNVV nói chung, ngành thương mại nói riêng và tổ chức công tác kế toán của loại hình DN này. - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các DN thương mại NVV. - Đề xuất những kiến nghị nhằm x ây dựng, tổ chức công tác kế toán tại các DN này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng - Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp hệ thống để hệ thống các vấn đề lý luận có liên quan, phương pháp tổng hợp, so sánh để tìm hiểu về cơ sở lý luận cho công tác tổ chức kế toán trong DNNVV nói chung và ngành thương mại nói riêng. Nội dung và kết quả của nghiên cứu sơ bộ được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng bảng thảo luận tay đôi, sau đó sẽ tiến hành hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán ở các DN thương mại NVV. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu định lượng sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu được tiến hành khảo sát mẫu lựa chọn thông qua bảng câu hỏi. Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua khảo sát sẽ sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích hồi qui bội, t-test, ANOVA. Bản câu hỏi do đối tượng tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu với phần mềm SPSS 22.0. 6. Kết cấu luận văn Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 5 chương 4 Chƣơng 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa. Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Naomi S. Soderstrom & Kevin Jialin Sun (2007). “IFRS Adoption and Accounting Quality: A Review”. Nghiên cứu cho rằng các yếu tố quyết định đến chất lượng thông tin kế toán khi áp dụng IFRS bao gồm: hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực kế toán và việc trình bày báo cáo tài chính. Trong đó, hệ thống pháp luật và chính trị là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kế toán theo nhiều hướng khác nhau. Nó có thể tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin hoặc tác động gián tiếp đến chất lượng thông tin kế toán thông qua các chuẩn mực kế toán và việc trình bày báo cáo tài chính. Hế thống pháp luật và chính trị 2 3 5 Chuẩn mực kế toán 11 7 Trình bày BCTC 9 Phát triển thị trường tài chính Cấu trúc vốn Chủ sở hữu Hệ thuế 1 4 6 8 10 Chất lượng thông tin kế toán (Nguồn: Naomi S. Soderstrom & Kevin Jialin Sun (2007)) Hình 1.1: Mô hình yếu tố quyết định chất lượng kế toán Mc Lean & Delon (2003). “Model of information systems success”: Mô hình hệ thống thông tin thành công. Nghiên cứu đo lường sự thành công của hệ thống thông tin bằng các nhân tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, sử dụng, sự hài lòng của người sử dụng, lợi ích ròng, mô hình nghiên cứu mới được phát triển dựa trên mô hình nghiên cứu đã được thực hiện trước đây của 6 chính tác giả. Theo mô hình nghiên cứu trước đây, Mc Lean & Delon (1992) thì có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ chức thông tin kế toán: - Chất lượng hệ thống : là các đặc tính mong muốn của một quy trình hệ thống. ví dụ: dễ sử dụng, tính linh hoạt, độ tin cậy, thời gian đáp ứng… - Chất lượng thông tin : là những đặc tính kết quả đầu ra mong muốn của hệ thống thông tin, như là các báo cáo quản trị và trang web. Ví dụ: sự phù hợp, dễ hiểu, chính xác, súc tích, đầy đủ, phổ biến, kịp thời, khả năng sử dụng… - Việc sử dụng hệ thống thông tin: là mức độ và cách thức mà nhân viên và khách hàng sử dụng các tính năng của một hệ thống thông tin. Ví dụ : số lượng truy cập, tần suất sử dụng, tính chất sử dụng, quy mô sử dụng, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng… - Sự hài lòng của người sử dụng: là mức độ người sử dụng hài lòng với các kết quả đầu ra của hệ thống thông tin (các báo cáo, dịch vụ hỗ trợ) - Nhân tố tác động liên quan đến cá nhân : là sự ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến các cá nhân người nhận. Ví dụ: năng suất cá nhân, hiệu quả công việc, chất lượng của quyết định, thời gian đi đến quyết định, độ chính xác của dự báo… - Nhân tố tác động liên quan đến tổ chức: là sự ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến tổ chức. Ví dụ: hiệu quả hoạt động, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, năng suất sản xuất, giá cổ phiếu, khả năng sinh lợi…  - Mối quan hệ của các yếu tố trong mô hình năm 1992 “Chất lượng hệ thống” và “chất lượng thông tin” ảnh hưởng riêng lẻ và ảnh hưởng kết hợp đến cả “việc sử dụng hệ thống thông tin” và “sự hài lòng của người sử dụng”. - Ngoài ra, “việc sử dụng hệ thống thông tin” có thể ảnh hưởng đến “sự hài lòng của người sử dụng” (tích cực hay tiêu cực và ngược lại) - “Việc sử dụng hệ thống thông tin” và “sự hài lòng của người sử dụng” là tiền thân trực tiếp của “nhân tố tác động liên quan cá nhân” và tác động này trên thành tích cá nhân cuối cùng sẽ đẫn đến một số “tác động tổ chức”. 7 hệ thống Việc sử dụng hệ thống thông tin thông tin Sự hài lòng của người sử dụng Nhân tố tác động liên quan đến cá nhân Nhân tố tác động liên quan đến tổ chức (Nguồn: Mc Lean & Delon (1992)) Hình 1.2: Mô hình hệ thống thông tin thành công của Mc Lean & Delon (1992).  - Môi quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình năm 2003 Cả 3 yếu tố “chất lượng thông tin”, Chất lượng hệ thống” và “chất lượng dịch vụ” ảnh hưởng đơn lẻ hay kết hợp đến “sử dụng” và “sự hài lòng của người sử dụng” - “Sử dụng” và “sự hài lòng của người sử dụng” có mối liên hệ chặt chẽ. “Sử dụng “ phải đi trước “Sự hài lòng của người sử dụng” trong một quá trình, nhưng với “sử dụng” tích cực sẽ dẫn đến “sự hài lòng của người sử dụng” cao hơn trong ý nghĩa mối quan hệ nhân quả. Tương tự, tăng “sự hài lòng của người sử dụng” sẽ dẫn đến tăng “ý định sử dụng” và đo đó tăng “sử dụng” - Kết quả của “sử dụng” và “sự hài lòng của người sử dụng”, tạo ra “lợi ích ròng” 8 - Khi “lợi ích ròng” là tích cực sẽ ảnh hưởng và cũng cố kết quả “sử dụng” và “sự hài lòng của người sử dụng”. Ngược lại, khi “lợi ích ròng” là tiêu cực có khả năng dẫn đến giảm sử dụng và không tiếp tục hệ thống. thông tin Ý định sử dụng Người sử dụng Lợi ích ròng hệ thống Sử dụng hài lòng của người sử dụng dịch vụ (Nguồn: Mc Lean & Delon (2003)) Hình 1.3: Mô hình hệ thống thông tin thành công của Mc Lean & Delon (2003) 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Huỳnh Nguyên Thanh Trúc, luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM (2015) “Đánh giá các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành xây dựng trên địa bàn Tp.HCM”. Nghiên cứu đưa ra các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các DN xây dựng trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó đưa ra mô hình các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại DN xây dựng nhỏ và vừa, Nghiên cứu hướng đến mục tiêu là tìm hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng. Từ cơ sở lý luận, tác giả xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng là: đặc điểm ngành, các hướng dẫn có tính pháp lý, phương tiện, cơ sở vật chất tổ chức kế toán, quan tâm đến công tác kế toán của chủ DN, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán . Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính và định lượng. Mẫu nghiên cứu lập bảng câu hỏi để điều tra khảo sát, khảo sát 176 đối tượng làm trong ngành xây dựng. Thu thập, phân tích xử lý dữ liệu khảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan