Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc ...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an

.DOC
88
660
102

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤẤT THẢI RẮẤN CÔNG NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BẮẤC VINH, THÀNH PHÔẤ VINH, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã sôố: 60.44.03.01 Người hướng dẫẫn khoa học: TS. Nguyêẫn Thanh Lẫm NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dung i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Lâm, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết để truyền đạt những kiến thức qúy báu về chuyên ngành khoa học môi trường cho chúng tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, chuyên viên Phòng Tài nguyên và môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở TNMT tỉnh Nghệ An, BQL Khu kinh tế Đông Nam thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, cán bộ công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng, ban quản lý KCN Nghệ An chủ đầu tư KCN Bắc Vinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin và tài liệu liên quan để xây dựng luận văn. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dung ii MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................................iii Danh mục từ viết tắt..........................................................................................................v Danh mục bảng.................................................................................................................vi Danh mục hình................................................................................................................vii Trích yếu luận văn..........................................................................................................viii Thesis abstract.................................................................................................................. x Phần 1. Mở đầu................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2 1.3. Yêu cầu của đề tài................................................................................................2 Phần 2. Tổng quan tài liệu..............................................................................................3 2.1. Khu công nghiệp và chất thải rắn công nghiệp...................................................3 2.1.1. Khái quát về khu công nghiệp.............................................................................3 2.1.2. Chất thải rắn công nghiệp..................................................................................13 2.2. Chất thải rắn và môi trường...............................................................................23 2.2.1. Tác động đến môi trường không khí.................................................................23 2.2.2. Tác động đến môi trường nước.........................................................................23 2.2.3. Tác động đến môi trường đất............................................................................24 2.2.4. Tác động đến sức khỏe con người.....................................................................24 2.3. Quản lý chất thải rắn, những vấn đề tồn tại trên thế giới và Việt Nam.............25 2.3.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn, Phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển và các phương pháp xử lý chất thải rắn................................................25 2.3.2. Phân loại, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam..........................29 2.3.3. Chính sách và các quy định pháp lý về quản lý chất thải rắn công nghiệp của Việt Nam hiện nay.......................................................................................30 2.3.4. Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay của Việt Nam và một số nước trên thế giới...................................................................................32 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...........................................................37 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................37 iii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................37 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................37 3.2. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................37 3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................37 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp...............................................................37 3.3.2. Khảo sát thực địa...............................................................................................37 3.3.3. Phương pháp phỏng vấn....................................................................................38 3.3.4. Phương pháp chọn điểm, tần suất lấy mẫu........................................................38 3.3.5. Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................39 Phần 4. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................40 4.1. Đặc điểm về khu công nghiệp bắc vinh.............................................................40 4.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................40 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của khu công nghiệp Bắc Vinh.................................................40 4.1.3. Cơ cấu sử dụng đất KCN Bắc Vinh...................................................................41 4.1.4. Cơ sở hạ tầng.....................................................................................................41 4.1.5. Cơ cấu ngành nghề sản xuất tại KCN Bắc Vinh................................................43 4.2. Hiện trạng chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp Bắc Vinh................46 4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn ở KCN Bắc Vinh..............................................48 4.2.2. Khối lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại KCN.................................48 4.2.3. Thành phần chất thải rắn công nghiệp...............................................................48 4.2.4. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp KCN Bắc Vinh..........51 4.2.5. Biện pháp lưu trữ.............................................................................................53 4.2.6. Hình thức xử lý chất thải rắn tại công ty thu gom..........................................54 4.3. Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại KCN Bắc Vinh........................56 4.3.1. Đánh giá hiê êu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp của KCN........................56 4.3.2. Tình hình thực hiện công tác BVMT tại KCN Bắc Vinh..................................59 4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp tại KCN Bắc Vinh ...........................................................................................................................66 4.4.1. Quản lý chất thải công nghiệp nguy hại..........................................................66 4.4.2. Quản lý CTRCN trong KCN...........................................................................67 4.4.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm..............................................69 Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................71 5.1. Kết luận.............................................................................................................71 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................72 Tài liệu tham khảo...........................................................................................................73 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BTNMT CHXHCN CT- UB CTR CTRCN CTRNH ĐTM HTMT KCN KKT KCX NĐ- CP ÔNMT PTBV QCVN QĐ- TTg TCVN TT TNHH UBND Nghĩa tiếng Việt : Bộ tài nguyên và Môi trường : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Chỉ thị- Ủy ban : Chất thải rắn : Chất thải rắn công nghiê êp : Chất thải rắn nguy hại : Đánh giá tác động môi trường : Hiện trạng môi trường : Khu công nghiệp : Khu kinh tế : Khu chế xuất : Nghị định- Chính phủ : Ô nhiễm môi trường : Phát triển bền vững : Quy chuẩn Việt Nam : Quyết định của Thủ tướng : Tiêu chuẩn Việt Nam : Thông tư : Trách nhiệm hữu hạn : Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Ước tính CTR phát sinh tại các KCN vùng KTTĐ phía Nam năm 2013 ......................................................................................................................15 Bảng 2.2. Ước tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020........................16 Bảng 2.3. Tỷ lệ lượng CTRCN so với các loại chất thải khác trong đô thị..................17 Bảng 2.4. Lượng CTRCN phát sinh và tỷ lệ chất thải rắn nguy hại từ các ngành công nghiệp..................................................................................................17 Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất.......................................................................................41 Bảng 4.2. Danh sách các công ty đầu tư trong KCN Bắc Vinh....................................42 Bảng 4.3. Cơ cấu ngành nghề sản xuất và phát thải chính tại KCN Bắc Vinh.............44 Bảng 4.4. Hiện trạng chất thải rắn tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Vinh...........47 Bảng 4.5. Thành phần các chất trong chất thải rắn công nghiệp..................................49 Bảng 4.6. Khối lượng thành phần chất thải rắn công nghiệp vô cơ.............................49 Bảng 4.7. Khối lượng thành phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại........................50 Bảng 4.8. Ý kiến nhận xét của cán bộ và người dân về các tác động mà quá trình thu gom vận chuyển chất thải rắn KCN gây ra............................................57 Bảng 4.9. Ý kiến nhận xét của cán bộ và người dân xung quanh KCN.......................58 vi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý KCN Bắc Vinh.................................................40 Hình 4.2. Sơ đồ quản lý chất thải của công ty...............................................................55 Hình 4.3. Khối lượng rác thải công nghiệp tại KCN Bắc Vinh trong năm 2014.................56 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: NGUYỄN THỊ DUNG Tên Luận văn: “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiêpê Bắc Vinh, Thành phố Vinh, tỉnh Nghê ê An”. Ngành: Khoa Học Môi Trường Mã số: 60.44.03.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp Bắc Vinh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu tình hình phát thải cũng như quản lý chất thải phù hợp. Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: - Tìm hiểu đặc điểm KCN Bắc Vinh. - Đánh giá hiê ên trạng phát sinh CTRCN tại khu công nghiê êp Bắc Vinh. - Đánh giá thực trạng quản lý CTRCN tại khu công nghiê êp Bắc Vinh. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiê êu quả của công tác quản lý. Vật liệu nghiên cứu: Khu công nghiê êp Bắc Vinh, thành phố Vinh tỉnh Nghê ê An. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp từ lãnh đạo và các phòng ban của các nhà máy trực thuộc KCN Bắc Vinh, Thông qua internet và sách báo, giáo trình, bài giảng: để có các tư liệu về . - Khảo sát thực địa: Điều tra khảo sát khu công nghiệp, thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, Kết hợp với cán bộ Ban quản lý KCN Bắc Vinh tiến hành khảo sát toàn bộ địa bàn quản lý của khu công nghiệp, tìm hiểu hiện trạng chất thải do công ty chịu trách nhiệm thu gom và xử lý. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành điều tra người dân xung quanh khu công nghiệp về các tác động mà chất thải rắn ở đây gây ra như bụi, mùi, đối với cảnh quan, ảnh hưởng tới sức khỏe… viii - Phương pháp chọn điểm, tần suất lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu CTRCN tại 4 địa điểm là 4 nhà máy đại diện cho những nguồn phát thải lớn khác nhau: nhà máy may, nhà máy phân bón, nhà máy bao bì lon nhôm, nhà máy thức ăn chăn nuôi, nằm trên địa bàn KCN Bắc Vinh từ đó đưa ra được thành phần CTRCN và tốc độ phát sinh tại KCN Bắc Vinh. - Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu điều tra được thống kê và xử lý trên máy tính bằng phần mềm Ecel dựa trên các phương pháp thông kê đơn giản như Average, Count,… Kết quả chính và kết luận Luận văn đã đưa ra được thành phần, khối lượng, hiện trạng thu gom, lưu giữ, tập kết vận chuyển chất thải rắn công nghiệp trong khu công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình lưu giữ và tập kết để công t y môi trường vận chuyển vẫn gây ra ô nhiễm môi môi trường xung quanh. Các doanh nghiê êp đang hoạt động trong khu công nghiệp Bắc Vinh đã cơ bản chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn công nghiê êp như lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, đã bố trí khu vực lưu giữ chất thải và hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển và xử lý chất thải rắn cụ thể có 18/22 doanh nghiệp đã lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và đã có hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, đạt 81,8%...Bên cạnh đó vẫn còn một số ít doanh nghiệp vẫn tồn tại trong vấn đề phân loại chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại chưa đúng quy định, chưa chuyển giao toàn bộ chất thải nguy hại cho đơn vị có đủ chức năng hành nghề vần chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Các đề xuất giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp tại KCN Bắc Vinh bao gồm: Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện bảo vệ môi trường, tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong từng phan xưởng, Áp dụng giám sát môi trường định kỳ và báo cáo cam kết bảo vệ môi trường, các hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chặt chẽ và thường xuyên cùng với đó là thanh tra, kiểm tra từ các Phòng TNMT, Chi cục bảo vệ Môi trường, Phòng Quy hoạch Môi Trường KCN, cảnh sát Môi trường. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: NGUYEN THI DUNG Thesis title: "Evaluation of the solid waste management industry in Bac Vinh Industrial Zone, Vinh City, Nghe An Province". Major: Environmental Sciences Code: 60.44.03.01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives: "Review of the management of industrial solid waste in Bac Vinh Industrial Zone, Vinh City, Nghe An Province" Materials and Methods Research Contents: - Understand the Bac Vinh Industrial Park - Assess the situation arising CTRCN Bac Vinh Industrial Park. - Assessment of the status management CTRCN Bac Vinh Industrial Park. - Propose solutions to improve the efficiency of the management Materials research: North Industrial Park Vinh, Vinh City, Nghe An Province Research Methods: - Method of collecting secondary data: Secondary data collection from leaders and departments of the affiliated factories Bac Vinh Industrial Zone, through the internet and books, textbooks, lecture: to have the materials on. - Field Visit: Survey of industrial parks, collecting the data necessary to serve the research, combined with staff Bac Vinh Industrial Zones Authority surveyed the entire management area of the industrial zone, learn waste status quo by the company responsible for collecting and handling. - Method Interview: Conduct a survey of people around the industrial zone of solid waste impact here caused as dust, odor, for landscape, affecting the health .. - Selection method, sampling frequency: The samples were collected at four locations CTRCN 4 plants represent the largest source of emissions for different garment factories, fertilizer plants, aluminum packaging plant, feed mill, located in Bac Vinh Industrial Zone desk thereby making the composition and speed CTRCN incurred in Bac Vinh Industrial Park. x - The method of data analysis: The survey data were statistically processed on computer and software Excel 'based on simple statistical methods such as Average, Count, ... Main findings and conclusions Thesis has given composition, volume, status of collection, storage, transport regrouping industrial solid waste in an industrial zone. However in the process of storing and gathering to environmental transport company still cause pollution surroundings. Businesses are operating in an industrial zone north Vinh has basically abide by the regulations on solid waste management industry as registration dossier waste generators of hazardous waste, has arranged material storage area and contracts with waste units with full functionality for transportation and solid waste treatment business 18/22 specific registry established waste generators of hazardous waste and has been contracted for shipping and handling hazardous waste, 81.8% ... Besides there are still a few businesses still exist in the problem of hazardous waste classification, storage areas for hazardous waste is not properly regulated, not the entire transfer of hazardous waste to units with full functionality transportation practice and hazardous waste treatment The proposed reducing industrial solid waste in Bac Vinh Industrial Zone include: Upgrading equipment and means of protecting the environment, enhancing education environmental protection awareness in each workshop, Application Director environmental monitoring and periodic reporting of environmental protection commitment, the registration dossier waste generators of hazardous wastes closely and regularly along with the inspection, examination from the Natural resources and environment Department, Department of protection environment, environmental planning Bureau Industrial Park, environmental police. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống các khu công nghiệp ở nước ta cũng đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân tại nhiều địa phương. Mặt khác, công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom chỉ mới đạt khoảng 70%, ở khu công nghiệp chất thải nguy hại không đợc phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt, phần lớn các khu công nghiệp cha có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình nên ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Việc lựa chọn địa điểm chôn lấp hoặc khu xử lý chất thải rắn gặp nhiều khó khăn do không được sự ủng hộ của ngời dân địa phương, công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện, các công trình xử lý chất thải rắn hiện còn manh mún, phân tán, khép kín theo địa giới hành chính nên việc đầu tư, quản lý kém hiệu quả, lãng phí đất đai, công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn ở các cấp còn thiếu và yếu. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên trước hết là do nhận thức tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường của một số cơ quan quản lý các cấp, các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa quan tâm đúng mức, thiếu biện pháp thiết thực để khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thống nhất trên quy mô toàn quốc và các chương trình, kế hoạch ưu tiên đầu tư, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, thiếu cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý nhà nước về chất thải rắn chưa rõ ràng và chưa đề cao trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn chưa được chú trọng, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm không nghiêm. Công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp nước ta cũng đang 1 đứng trước những thách thức to lớn là công nghiệp hóa phát triển mạnh sẽ làm phát sinh càng nhiều chất thải rắn, tính chất độc hại của chất thải rắn, tỷ lệ các chất vô cơ khó phân hủy cũng tăng theo, từ đó làm ô nhiễm môi trường nước, không khí... nhu cầu chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn sẽ ngày càng lớn, trong khi đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn còn thấp. Do đó, việc quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp hiện đang rất được quan tâm ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. KCN Bắc Vinh, là KCN lâu đời nhất của Nghệ An, được xây dựng từ năm 1998, diện tích quy hoạch 143.17 ha; giai đoạn I 60.16 ha, tổng mức vốn đầu tư 78.507 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm. Với mục đích di chuyển các cụm các xí nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp trong khu vực nội thành phố Vinh để giảm thiểu áp lực về ô nhiễm môi trường cho thành phố Vinh. Tuy nhiên đến nay KCN Bắc Vinh không thực hiện xây dựng giai đoạn II, nên đã phá vỡ tổng thể quy hoạch của KCN. Chính vì vậy chất thải rắn của KCN được thuê công ty môi trường bên ngoài thu gom và xử lý. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn KCN bị chi phối bởi kinh phí trả cho bên công ty môi trường đô thị là khá cao, nên vẫn có một số doanh nghiệp vẫn chưa tuân thủ các quy định về việc thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, tình trạng trộn lẫn chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xử lý và ảnh hưởng đến môi trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiê pê Bắc Vinh, Thành phố Vinh, tỉnh Nghê An”. ê 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp Bắc Vinh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu tình hình phát thải cũng như quản lý chất thải phù hợp. 1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp của khu công nghiệp Bắc Vinh, phân tích các mặt đạt và chưa đạt trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp phù hợp để quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Bắc Vinh. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Khái quát về khu công nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm a. Trên thế giới Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mặc dù thuật ngữ KCN được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều hình thức tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau. Theo nghĩa thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau. Do vậy, ở các nước khác nhau có những quan niệm khác nhau về KCN và mô hình phát triển KCN khác nhau. Ở một số nước, KCN được hiểu là các công viên công nghiệp (Industrial Park) hoặc là các cụm công nghiệp (Industrial Clusters). Có những KCN hoạt động chuyên về sản xuất hàng xuất khẩu với quy chế miễn thuế nhập khẩu được gọi là Khu chế xuất (KCX) (Export Processing Zones) hoặc có những KCN là Khu công nghệ cao (Hight tech centres) hoặc khu công nghệ cao là một bộ phận của KCN. Ngoài ra, KCN còn có những hình thái biến tướng như khu công nghệ sinh học (Bio Technology Park), khu công nghệ sinh thái (Eco Industrial Park)… ( Berrin Tansel, 2008). Tuy nhiên, hiện nay, trên thế giới về cơ bản tồn tại hai mô hình phát triển KCN: Mô hình thứ nhất: KCN là khu vực lãnh thổ rộng tập trung nhiều hoạt động kinh tế: sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở... KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như KCN thương mại Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan, Philippin và một số nước Tây Âu. Ở Thái Lan và Philippin, KCN được quan niệm như một thành phố công nghiệp và thực tế nó là một cộng đồng tự túc và độc lập. Ngoài việc cung cấp kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCN cũng bao 3 gồm khu thương mại, dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, khu nhà ở cho công nhân… Các KCN ở Thái Lan và Indonesia thường có 3 bộ phận chủ yếu: Khu sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khu sản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại dịch vụ. Mô hình thứ hai: “KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống”. Theo quan điểm này, ở một số nước như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau (Berrin Tansel, 2008). Hai mô hình trên, dẫn đến hai định nghĩa khác nhau về KCN. Tuy nhiên, ngoài định nghĩa trên, cũng có quan niệm lại cho rằng, KCN là một khu vực phụ, không nhất thiết phải có sự ngăn cách, biệt lập bởi trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn. Việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhất thiết phải có quy mô đặc thù. Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trong tài liệu KCX ở các nước đang phát triển công bố năm 1990, thì KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCX (WEPZA) thì KCX là tất cả các khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động như Cảng tự do, Khu mậu dịch tự do, KCN tự do hay bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ chức này công nhận. Thực tế cho thấy, do nhu cầu phát triển của thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển nên khái niệm trên đã được bổ sung thành những quan niệm mới như Khu kinh tế mở, Đặc khu kinh tế, Thành phố mở…. Tuy những quan niệm trên có một số khác nhau về nội hàm KCN song về cơ bản đều thống nhất ở những đặc trưng sau: Một là, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục 4 tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. Chúng là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ đầu tư trên cơ sở chính sách ưu đãi về kết cấu hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính tiền tệ, môi trường đầu tư… Hai là, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó thường là những khu vực có vị trí địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào xung quanh, giới hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại và được chính phủ nước đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển. Ba là, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách KT - XH mở cửa của một nước. b. Ở Việt Nam Khu công nghiệp (KCN) là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định (Chính Phủ, số: 36/1997/NĐ-CP). Điều 2 tại nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về KCN, KCX và khu kinh tế cũng đưa ra khái niệm KCN như sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này” Với khái niệm như vậy, KCN của Việt Nam được hiểu là KCN tập trung, không có dân cư sinh sống nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề hạ tầng và ô nhiễm môi trường, có phân biệt với các vùng công nghiệp (bao gồm nhiều KCN), với các khu kinh tế (có bộ máy quản lý hành chính độc lập). Theo quan niệm của Việt Nam, các KCX (chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu), khu công nghệ cao (tập trung các doanh nghiệp có công nghệ cao hoặc doanh nghiệp dịch vụ cho các doanh nghiệp có công nghệ cao) chỉ là hình thái đặc thù của KCN. KCN có thể được thành lập bởi cơ quan 5 nhà nước ở Trung ương (theo quyết định của thủ tướng Chính phủ) hoặc các KCN, cụm công nghiệp do chính quyền địa phương (UBND tỉnh) thành lập. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả chỉ đề cập tới vấn đề ưu đãi đầu tư của các KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.. Nói cách khác có thể hiểu KCN là một quần thể các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng thuận lợi về các yếu tố địa lý tự nhiên, kết cấu hạ tầng, xã hội....để thu hút vốn đầu tư và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh. 2.1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp Các KCN nói chung có thể có sự khác nhau về quy mô, địa điểm, thẩm quyền thành lập và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là doanh nghiệp KCN). KCN được thành lập theo quy hoạch và có ranh giới riêng tách biệt với các khu vực lân cận khác. Đó là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị doanh nghiệp dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp (Chính Phủ, số: 36/1997/NĐ-CP). - Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá; hệ thống điện, nước, điện thoại... đạt các tiêu chuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Ở Việt Nam, thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng và sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại đất đã có cơ sở hạ tầng để phát triển dự án đầu tư (Chính Phủ, số: 36/1997/NĐ-CP). - Về tổ chức quản lý: Các Khu Công nghiệp thường được đặt dưới sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt. Ví dụ như Trung Quốc: Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Law of the People’s Republic of China on Foreign-Capital Enterprise) đã phân cấp thẩm quyền quản lý các dự án đầu tư vào KCN cho Ban quản lý KCN. Chính phủ Trung Quốc còn cho phép thành lập các Ban quản lý riêng cho những KCN có diện tích lớn (trên 500 ha). Ở Việt Nam, hầu hết các KCN đều thành lập hệ thống 6 Ban quản lý KCN cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhiều cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng... (Chính Phủ, số: 36/1997/NĐ-CP). 2.1.1.3. Nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển KCN a. Vị trí địa lý Trong 10 yếu tố thành công của KCN do Hiệp hội KCN thế giới đã tổng kết, có hai yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, đó là: Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển. Có nguồn cung cấp nguyên liệu và lao động. Rõ ràng việc xây dựng các KCN ở các khu vực này sẽ tận dụng được đầu vào có sẵn, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện mở rộng trong điều kiện KCN thành công. b. Vị trí kinh tế xã hội Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị. Do đó sẽ tập trung nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ lao động có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Do vậy, hiện nay các KCN chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng điều kiện sẵn có, giảm rủi ro và tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư. c. Kết cấu hạ tầng Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư vào KCN. Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mối quan tâm là vị trí thì với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tấng. Kết cấu hạ tầng: điện, nước, công trình công cộng khác như đường xá, cầu cống... tác động trực tiếp đến giá thuế đất, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư. d. Thị trường Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN là tận dụng thị trường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn và hoạt động sinh lợi tránh tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhân công rẻ cộng với thị trường rộng lớn. Nghiên cứu thị trường là một trong các hạng mục phải xem xét trong quá trình lập dự án nghiên cứu khả thi. e. Vốn đầu tư nước ngoài Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi trường 7 đầu tư có lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư. h. Yếu tố chính trị Quan hệ chính trị tốt đẹp là dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Thông thường những tác động này thể hiện ở việc dành cho các nước kém phát triển điều kiện ưu đãi về vốn đặc biệt là vốn ODA, các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi. Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị công nghệ. Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các chính phủ cho phép các tổ chức kinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia. 2.1.1.4. Sự phân bố của KCN phải đảm bảo những điều kiện sau - Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi có hiệu quả, có đất để mở rộng và nếu có thể liên kết thành các cụm công nghiệp. Quy mô KCN và quy mô xí nghiệp phải phù hợp với công nghệ chính gắn kết với kết cấu hạ tầng. - Thủ tục đơn giản nhanh chóng thu hút các nhà đầu tư, quản lý và điều hành nhanh nhạy, ít đầu mối. -Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận lợi, có cự ly vận tải thích hợp. -Có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cả số lượng và chất lượng với chi phí tiền lương thích hợp (Chính Phủ, số: 36/1997/NĐ-CP). 2.1.1.5. Lịch sử và xu hướng phát triển KCN trên thế giới và Việt Nam a. Trên thế giới Từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta đã phát triển loại hình KCN để tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp vào trong một khu vực. KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành phố Manchester (Anh) với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân. Sau đó vào năm 1899 vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do điều kiện địa lý, môi trường và một số yếu tố khách quan cho thấy lợi thế giữa KCN tập trung và KCN riêng lẻ chưa có sự chênh lệch đáng kể nên số lượng KCN tập trung chưa được các doanh nghiệp công nghiệp chú trọng, cho đến những năm 1950 - 1960. Do điều kiện công nghiệp phát triển mạnh nên ngoài điều kiện môi trường sinh thái và các điều kiện xã hội đã có sự bùng nổ về phát triển các vùng công nghiệp và KCN 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan