Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã ngọc xá, huyện...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã ngọc xá, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

.DOC
96
691
125

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ---------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC XÁ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ Người thực hiện : NGUYỄN THỊ MINH Lớp : MTB Khóa : K57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn :ThS. HỒ THỊ THÚY HẰNG HÀ NỘI- 2016 i HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ---------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC XÁ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ Người thực hiện Lớp Khóa Chuyên ngành Giáo viên hướng dẫn Địa điểm thực tập : NGUYỄN THỊ MINH : MTB : K57 : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG :ThS. HỒ THỊ THÚY HẰNG : PHÒNG TNMT HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH HÀ NỘI- 2016 ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và cơ quan thực tập tốt nghiệp em đã hoàn thành khóa luận với đề tài: “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả”. Để hoàn thành tốt đề tài này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.S Hồ Thị Thúy Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được đi khảo sát thực tế, có cơ hội tiếp cận sát với nội dung nghiên cứu, giúp em thực hiện tốt những mục tiêu của đề tài. Em xin chân thành cám ơn các anh chị ở phòng tài nguyên môi trường huyện Quế Võ đã tạo điều kiện cho em thu thập tài liệu và các thông tin liên quan tới đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Môi Trường đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập để trang bị những kiến thức cơ bản áp dụng vào trong quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn. Em xin gửi tới quý thầy cô và quý cơ quan lời chúc tốt đẹp nhất! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Minh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................2 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................3 2.1. Các hợp phần quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam.......................3 2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam..........................10 2.2.1. Hiện trạng phát sinh và công tác phân loại CTRSH tại nguồn.............10 2.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại Việt Nam..............18 2.3. Một số mô hình quản lý CTRSH trên thế giới và Việt Nam....................22 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................27 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................27 3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................27 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................27 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................27 3.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp........................................................................27 3.4.2. Thu thập tài liệu sơ cấp.........................................................................28 3.4.3. Tính toán, dự báo lượng chất thải phát sinh..........................................29 3.4.4. Phương pháp đánh giá...........................................................................31 3.4.5. Xử lý số liệu..........................................................................................31 Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................32 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Ngọc Xá.................32 iv 4.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của xã Ngọc Xá.....................35 4.2.1. Quá trình phát sinh rác thải sinh hoạt của xã Ngọc Xá.........................35 4.2.2. Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của xã Ngọc Xá.......41 4.3. Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ngọc xá..................................................................................58 4.3.1. Biện pháp quản lý..................................................................................58 4.3.2. Biện pháp kĩ thuật.................................................................................60 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................71 5.1. Kết luận....................................................................................................71 5.2. Kiến nghị..................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Chất thải CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt QLCTRSH Quản lý chất thải rắn sinh hoạt BVMT Bảo vệ môi trường VSMT Vệ sinh môi trường URENCO Công ty môi trường đô thị UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam..............11 Bảng 2.2: Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2009- 2025...............................12 Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị Việt Nam năm 2007.........13 Bảng 2.4: Bảng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn............................16 Bảng 3.1: Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom tới năm 2025.................................................................................................................30 Bảng 4.1: Dân số hiện tại của xã Ngọc Xá năm 2015.....................................34 Bảng 4.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ngọc Xá................37 Bảng 4.3: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở từng thôn...............38 Bảng 4.4: Phần trăm mục đích phân loại trên 86 hộ có phân loại...................40 Bảng 4.5: Bảng tính lợi ích thu được từ việc bán một số loại rác thải............40 Bảng 4.6: Nhân lực và vật lực tại 5 thôn của xã Ngọc Xá..............................42 Bảng 4.7: Mô tả tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt của xã Ngọc Xá........49 Bảng 4.8: Đặc điểm vị trí các điểm trung chuyển rác tại xã Ngọc Xá............54 Bảng 4.9. Bảng đánh giá về công tác thu gom CTRSH..................................55 Bảng 4.10: Tính chi phí, lợi ích của việc phân loại tại nguồn để tái chế, tái sử dụng rác thải....................................................................................................60 Bảng 4.11: Bảng dự báo số lượng xe đẩy tay cần thiết trong tương lai..........64 Bảng 4.12: So sánh sự thay đổi tần suất thu gom............................................64 Bảng 4.13: Giải pháp cho các tuyến thu gom CTRSH....................................65 Bảng 4.14: Giải pháp cho các điểm trung chuyển rác thải..............................69 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR............4 Hình 2.2: Hệ thống quản lý chất thải ở một số đô thị lớn tại Việt Nam............8 Hình 2.3: Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và xử lý chất thải..........................9 Hình 2.4: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..........................................11 Hình 4.1: Sơ đồ vị trí địa lý của xã Ngọc Xá..................................................33 Hình 4.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ngọc Xá.................36 Hình 4.3: Thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Ngọc Xá................................39 Hình 4.4: Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Ngọc Xá............................42 Hình 4.5: Quá trình thu gom rác thải tại thôn Hữu Bằng................................44 Hình 4.6: Hình ảnh về xe thu gom CTRSH tại một số điểm trung chuyển.....45 Hình 4.7: Đánh giá về tần suất thu gom của người dân..................................46 Hình 4.8: Mong muốn về tần suất thu gom của hộ dân không đồng ý với tần suất thu gom hiện tại...............................................................................47 Hình 4.9: Sơ đồ tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt của xã Ngọc Xá........48 Hình 4.10: Điểm tập kết rác tại thôn Cựu Tự..................................................52 Hình 4.11: Điểm trung chuyển rác tại thôn Cựu Tự trước ngày thu gom.......53 Hình 4.12: Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn................................................62 viii Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nan giải trong xã hội khi mà công tác quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ nhân lực, công nghệ không phát triển tương ứng so với tốc độ gia tăng của rác thải. Những hệ quả từ sự quá tải tại các bãi chôn lấp, ô nhiễm tại các điểm thu gom, tập kết, các bãi đổ thải không hợp vệ sinh đã làm gia tăng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và gia tăng các mầm bệnh. Đặc biệt, tại các khu đô thị, khu đông dân cư bài toán quản lý và xử lý lượng rác thải khổng lồ phát sinh hàng ngày vẫn đang tìm lời giải. Theo số liệu Cục thống kê trong Báo cáo hiện trang môi trường quốc gia năm 2011 cho thấy, hiện nay trên cả nước, tại các khu đô thị hàng ngày có khoảng 27 triệu tấn chất thải rắn phát sinh, trong đó có hơn 60% là chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, hiệu quả thu gom mới đạt từ 60 – 80% tùy thuộc vào mức độ phát triển của mỗi đô thị. Tại các khu vực nông thôn, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều. Ngọc Xá là một trong các xã có nền kinh tế khá phát triển của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm gần đây, gia tăng trong tiêu dùng cùng với xu hướng chuyển dịch hoạt động kinh tế sang mô hình sản xuất công nghiệp dẫn tới sự tập trung đông dân cư lao động là những nguyên nhân làm lượng chất thải rắn của địa bàn tăng lên nhanh chóng và thành phần ngày càng phức tạp hơn. Mặc dù hoạt động thu gom, xử lý rác thải đã được tiến hành từ năm 2013 tuy nhiên trong quá trình thực thi vẫn còn nhiều bất cập như tình trạng rơi vãi trong thu gom, ứ đọng tại các điểm tập kết hay phàn nàn của người dân về các điểm tập kết rác không đúng quy định,....là những vẫn đề còn tồn tại trong công tác quản lý rác thải của địa phương. Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả”. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả. 2 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Các hợp phần quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam Theo NĐ 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn (CTR) phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Lượng và thành phần thay đổi tùy thuộc vào các hoạt động phát sinh khác nhau. Hiện nay, áp lực từ gia tăng dân số, những thay đổi trong điều kiện sống và thói quen sử dụng làm cho lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều và thành phần ngày càng phức tạp, do đó khi phát sinh ra ngoài môi trường nếu không được quản lý đúng cách CTRSH có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người. Theo luật BVMT năm 2014, quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Và để quản lý chất thải đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện tốt tất cả các khâu trong quy trình quản lý chất thải. Ở một số nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Singapo, Mỹ... thì vấn đề quản lý chất thải rắn được thực hiện khá tốt ngay từ khâu phát sinh, phân loại chất thải đến thu gom, xử lý. Tại Việt Nam công tác quản lý CTRSH hiện nay mới dừng lại ở việc thu gom, đổ thải hoặc và xử lý một phần. Trong đó, công tác phân loại tại nguồn cũng như phân loại trước khi xử lý; công tác thu gom trung chuyển và các điểm tập kết vẫn còn nhiều bất cập. Sơ đồ tổng thể của hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nước cũng như tại Việt Nam được trình bày ở hình 2.1. Trong sơ đồ này, nguồn phát sinh chất thải chính là các hoạt động của con người trong đó có làm phát sinh chất thải rắn, các hoạt động này rất đa dạng bao gồm từ các khu dân cư, khu hành chính, khu sản xuất, chợ và các khu thương mại lớn,... 3 Nguồn phát sinh chất thải Phân loại, tách và lưu giữ tại nguồn Thu gom Tách, xử lý và tái chế Trung chuyển và vận chuyển Tiêu hủy Hình 2.1: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR Trong sơ đồ này, chất thải sau khi phát sinh được phân loại tại nguồn, lưu giữ lại các thành phần theo mục đích sử dụng rồi mới được thu gom và mang đến nơi tiêu hủy, hoặc tập kết tại các điểm trung chuyển và tiếp tục vận chuyển tới nơi tiêu hủy. Công tác phân loại không chỉ được thực hiện tại nguồn mà còn có thể thực hiện tại các điểm tập kết, thậm chí trước khi tiêu hủy, nhằm thu hồi được các thành phần có ích trong chất thải để có thể tái chế, tái sử dụng, làm giảm tối đa lượng chất thải cần xử lý đồng thời thu hồi được nguồn nguyên nhiên liệu từ rác thải, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. Ở nước ta, khi nền kinh tế còn chưa phát triển, các nguồn phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt tại hộ gia đình, lượng phát thải nhỏ và thành phần tương đối đơn giản; mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt( QLCTRSH) gần như chỉ có hai khâu là phát sinh sau đó được người dân tự xử lý bằng cách tái sử dụng 4 trực tiếp hoặc làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt, chỉ một lượng nhỏ thải bỏ và gần như không làm ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, CTRSH được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: hộ gia đình, chợ, khu hành chính,… với khối lượng lớn và không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây, đồng thời, thành phần chất thải cũng phức tạp hơn với nhiều thành phần khó phân hủy như nilon. Các đồ dùng như quần áo, giày dép, giường tủ, tivi, xe máy cũng được thay thế với tần suất cao. Mặc dù, các loại rác này thường được tái sử dụng, song lượng rác thải vẫn gia tăng và tích lũy ngày càng nhiều. Do vậy, quy trình quản lý với hai khâu phát sinh và thải bỏ không còn phù hợp, đòi hỏi phải thực hiện tốt quy trình quản lý với các khâu như hình 2.1 để phù hợp với tình hình phát thải như hiện nay. Thêm vào đó, đối với từng địa phương cụ thể để nâng cao được hiệu quả quản lý rác thải cần thực hiện đánh giá hiện trạng thực thi trong mỗi hợp phần (hình 2.1), từ đó đề xuất giải pháp tương ứng cho từng khâu phù hợp với điều kiện thực hiện thực tế của địa phương. Ngoài ra, nhận thức của người dân, hệ thống văn bản pháp luật quy định, các hương ước làng xã, tôn giáo ở từng vùng và sự quan tâm của chính quyền địa phương nơi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề phát sinh và công tác quản lý chất thải rắn; chính vì vậy khi nghiên cứu cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn cũng cần xem xét đến những yếu tố này. Khi xem xét từng hợp phần trong hệ thống QLCTR nhận thấy việc giảm phát thải tại nguồn giúp giảm áp lực lên môi trường sống, giảm chi phí xử lý và các chi phí trung gian. Với mức độ phát thải như hiện nay, phân loại chất thải rắn tại nguồn là việc làm hết sức quan trọng. Theo trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ và quản lý môi trường- centema, phân loại chất thải rắn tại nguồn là quá trình tách các thành phần chất thải khác nhau trước khi thu gom, vận chuyển, xử lý. Một lượng chất thải sau quá trình chọn lọc và 5 tách các thành phần có thể tái sử dụng, tái chế như nhựa, kim loại, giấy bìa, cao su, thủy tinh,...; các thành phần dễ phân hủy như rau quả, đồ ăn thừa,…và các loại chất thải còn lại sẽ được để vào một thùng riêng. Quá trình này giúp giảm thời gian và chi phí cho các quá trình tiếp theo, đồng thời làm giảm áp lực lên môi trường. Để thực hiện tốt bước phân loại tại nguồn cần có quy định và hướng dẫn cụ thể để người dân có thể thực hiện theo; đồng thời nên chú trọng tới việc công tác giáo dục ý thức cộng đồng về BVMT. Hiện nay, tại Việt Nam đã có quy định về phân loại CTRSH tại nguồn, tuy nhiên việc áp dụng mới được thực hiện tại một số địa phương, việc phân loại CTRSH cũng chưa có tính bắt buộc đối với người dân. Trong khi đó, ở một số nước phát triển trên thế giới việc phân loại CTRSH tại nguồn được thực hiện rất nghiêm ngặt điển hình là Nhật Bản. Theo thông tin từ Japan Info, The New York Times, ở nước Nhật nếu rác chưa được phân loại theo đúng quy định thì rác sẽ bị trả về và kèm theo một chiếc vé xấu hổ để nhắc nhở người chủ của nó. Sau khi đã phân loại CTRSH tại nguồn, chất thải được tổ vệ sinh môi trường( VSMT) thu gom và vận chuyển tới nơi xử lý. Theo NĐ 59/2007/NĐCP về quản lý chất thải rắn, thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Sau khi được thu gom rác sẽ được tập kết tại các điểm trung chuyển, tại đây rác sẽ được trải qua quá trình phân loại lần 2, trước khi vận chuyển tới nơi xử lý. Nếu thực hiện tốt khâu phân loại tại nguồn thì có thể bỏ khâu phân loại lần 2, rút ngắn được thời gian vận chuyển rác tới nơi tái chế, xử lý hay tới bãi chôn lấp. Quá trình thu gom, vận chuyển chịu tác động bởi các chính sách của chính quyền địa phương và ý thức của người dân. Cơ sở hạ 6 tầng, trang thiết bị, dụng cụ thu gom, tuyến thu gom, các chế độ đãi ngộ dành cho người thu gom phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của địa phương. Đồng thời, ý thức và sự tự giác của người dân trong việc để rác đúng địa điểm và thời gian quy định cũng ảnh hưởng tới hiệu quả thu gom và vận chuyển rác thải. Theo các báo cáo môi trường quốc gia những năm gần đây cho thấy lượng rác thải tăng lên ngày càng nhiều nên nếu tự xử lý hay đổ trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì vậy cần có các nhà máy xử lý rác tập chung để đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như giảm áp lực lên môi trường sống. Theo NĐ59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn. Hiện nay, nước ta chủ yếu xử lý CTRSH bằng một số cách như chôn lấp, đốt, ủ phân compost. Tuy nhiên thực tế việc áp dụng các phương pháp xử lý này vẫn còn nhiều nhược điểm. Ở nhiều địa phương trên cả nước sử dụng phương pháp chôn lấp CTRSH, tuy nhiên các địa phương có bãi chôn lấp hợp vệ sinh thì rất ít, đa số các BCL đều gây ô nhiễm môi trường. Phương pháp chôn lấp hiện nay còn rất hạn chế, do tốn nhiều diện tích, đồng thời chất thải sinh ra trong quá trình phân hủy nếu không được thu lại để xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số địa phương sử dụng phương pháp xử lý rác tiên tiến hơn đó là công nghệ đốt rác, công nghệ này có những ưu điểm hơn phương pháp đốt, tuy nhiên chi phí đầu tư hệ thống đốt khá lớn, cần đầu tư các hệ thống xử lý khí sau đốt để hạn chế ô nhiễm môi trường. Phương pháp thứ 3 là phương pháp ủ phân compost, Việt Nam là một nước có tỷ lệ chất hữu cơ rất cao( hơn 50%) trong chất thải rắn đô thị, đây là nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho việc tái chế rác thải hữu cơ thành sản phẩm hữu ích, điều này không những giảm được áp lực lên môi trường mà còn giảm được chi phí phân bón cho đồng ruộng từ loại sản phẩm tái chế này. 7 Ở nước ta, đã ban hành các văn bản liên quan tới công tác QLCTRSH như NĐ59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn hay NĐ38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu. Các văn bản này quy định khá chặt chẽ công tác QLCTRSH từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và nghị định đã nêu rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh CTRSH và trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển CTRSH. Tuy nhiên, việc áp dụng các văn bản luật về QLCTRSH vào thực tế hiện nay còn rất hạn chế, chưa có các chính sách bắt buộc nào liên quan tới công tác phân loại, thu gom, xử lý đối với các hộ dân. Chính vì vậy để nâng cao công tác quản lý chất thải rắn nói chung và QLCTRSH nói riêng ngoài thực hiện tốt các hợp phần (hình 2.1) cần có sự phối kết hợp của nhiều đơn vị trong hệ thống quản lý (hình 2.2); đồng thời dần chuyển đổi phương thức quản lý từ việc coi chất thải là đối tượng cần xử lý, loại bỏ sang việc đánh giá tiềm năng chất thải, coi chất thải là tài nguyên, tận thu chất thải và áp dụng đồng bộ ở tất cả các địa phương. Bộ khoa học công nghệ và môi trường Bộ xây dựng Sở GTCC UBND thành phố Sở KHCN và MT Công ty môi trường đô thị UBND cấp dưới Chất thải rắn Hình 2.2: Hệ thống quản lý chất thải ở một số đô thị lớn tại Việt Nam 8 Khung pháp lý liên quan tới quản lý chất thải rắn bao gồm hệ thống các cơ quan quản lý chất thải và các hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới chất thải rắn, đây là một yếu tố rất quan trọng để quản lý chất thải rắn hiệu quả, đó là cơ sở để các hộ gia đình, cơ quan, trường học,... thực hiện theo nhằm đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về thải bỏ chất thải rắn. Một số nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Singapo,... đã ban hành các văn bản liên quan tới quản lý chất thải rắn khá chặt chẽ và nghiêm ngặt ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý từ phát sinh, thu gom tới khâu xử lý. Ở nước ta, nhà nước đã có các văn bản về quản lý chất thải rắn, tuy nhiên, các văn bản này còn chưa chặt chẽ, các văn bản chủ yếu là trên giấy tờ, tính áp dụng thực tế còn chưa cao. Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt trong việc bảo vệ môi trường sống của con người. Vì vậy, cần có kế hoạch tổng thể trong việc quản lý chất thải rắn tổng hợp thì mới có thể xử lý kịp thời và hiệu quả. Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Quyết định số 2149/QĐTTg năm 2009 đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong thực tế, quản lý chất thải ở các nước trên thế giới có các hướng tiếp cận được áp dụng như sau: Khuyến khích Không khuyến khích Hình 2.3: Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và xử lý chất thải 9 Quản lý tổng hợp chất thải xem xét một cách tổng thể các khía cạnh cần thiết nhất liên quan tới quản lý chất thải là môi trường, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các thành phần của hệ thống quản lý chất thải (phòng ngừa, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp). Phối kết hợp các chiến lược quản lý CT bao gồm các giải pháp mang tính chiến lược giảm thiểu nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng và chôn lấp. Quản lý tổng hợp chất thải được tiếp cận ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, tiêu dùng tới khâu thải bỏ chất thải. Ưu tiên đầu tiên là hạn chế, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu từ khâu sản xuất hay tiêu dùng để hạn chế vấn đề phát sinh chất thải ra môi trường, không khuyến khích việc thải bỏ chất thải, đặc biệt là các chất thải còn giá trị sử dụng. Để nâng cao hiệu quả QLCTRSH, đặc biệt với lượng và thành phần CTRSH nhiều và phức tạp như hiện nay thì cần tiếp cận theo phương pháp quản lý tổng hợp CTR, nhằm giảm thiểu tối đa lượng CTR phát sinh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các văn bản pháp luật của nhà nước, nhận thức của người dân về môi trường và sự quan tâm, khuyến khích của cán bộ địa phương. 2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 2.2.1. Hiện trạng phát sinh và công tác phân loại CTRSH tại nguồn Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải phát sinh từ nhiều hoạt động khác nhau của các hộ gia đình, khu thương mại, chợ, nhà máy, xí nghiệp… với lượng và thành phần rác thải phát sinh ở từng vùng là khác nhau. 10 Các hoạt động KT- XH của con người Quá trình sản xuất Quá trình phi sản xuất Hoạt động sống Hoạt động quản lý Hoạt động giao tiếp đối ngoại CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Hình 2.4: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Hầu hết tất cả các hoạt động sống đều phát sinh CTRSH, với mỗi nguồn thì có lượng và thành phần CTRSH đặc trưng khác nhau. Bảng 2.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam Nguồn Hộ gia đình Các vị trí phát sinh chất thải Căn hộ riêng, chung cư, khu nhà thấp tầng và cao tầng Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn thương phòng, khách sạn, cửa hiệu in, Cơ quan Khu sản xuất rác thải vườn, xác động vật,… - Chất thải vô cơ: giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, cao su… - Các thành phần chất thải nguy hại Khu mại Các loại chất thải - Chất thải hữu cơ: thực phẩm thừa, … như pin, ắc quy, bóng đèn hỏng,… - Chất thải hữu cơ: thực phẩm thừa, thực phẩm hỏng,… - Chất thải vô cơ: giấy, bìa cứng, nhựa, kim loại, thủy tinh, gỗ… Trường học, bệnh viện, nhà tù, - Chất thải hữu cơ: thực phẩm thừa - Chất thải vô cơ: giấy, nhựa, gỗ trung tâm chính phủ,… - Chất thải hữu cơ: thực phẩm thừa - Chất thải vô cơ: giấy, nhựa, gỗ Nhà máy, khu công nghiệp (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, năm 2001) Mỗi nguồn phát sinh CTRSH đều có những đặc trưng riêng và cụ thể cho từng hoạt động. Trong đó, nguồn phát sinh từ hộ gia đình chiếm số lượng 11 lớn nhất và thành phần chất thải rất đa dạng nhất. Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường năm 2009, tổng lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong cả nước khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH chiếm khoảng 19 triệu tấn/năm. Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn kéo theo nhu cầu tiêu dùng gia tăng lượng theo đó lượng CTRSH ra tăng nhiều hơn. Với lượng CTRSH thải ra môi trường như hiện nay, nếu không có kế hoạch quản lý chất thải rắn cụ thể sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, nhiều bệnh tật phát sinh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân. Lượng CTRSH có sự khác nhau giữa các vùng miền, nó phụ thuộc vào dân số và điều kiện sống ở từng địa phương. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm 2007, chỉ số CTRSH bình quân trên đầu người tại các đô thị là 0,75 kg/người/ngày( bảng 2.2). Đến năm 2010, lượng CTR tăng lên 1 kg/người/ngày, ước tính lượng CTR đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 tăng gấp 3,2 lần so với năm 2010. Lượng CTR gia tăng như vậy sẽ tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý CTRSH trong thời gian tới. Bảng 2.2: Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2009- 2025 Năm Dân số đô thị (triệu người) % dân số đô thị so với cả nước Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025 23,8 27,7 25,5 26,22 35 44 52 28,20 28,99 29,74 30,2 38 45 50 0,75 0,85 0,95 1,0 1,2 1,4 1,6 17,682 20,849 24,225 26,224 42,000 61,600 83,200 (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011) Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, lượng chất thải rắn chủ yếu phát sinh ở hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan