Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá công tác quản lý môi trường xưởng khai thác và chế biến than đá tại cẩm...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý môi trường xưởng khai thác và chế biến than đá tại cẩm phả theo tiêu chuẩn iso 14001

.DOC
89
559
70

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ TRÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG XƯỞNG KHAI THÁC VÀ CHẾẾ BIẾẾN THAN ĐÁ TẠI CẨM PHẢ THEO TIẾU CHUẨN ISO 14001 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60 44 03 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Lâm NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kì học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Thị Trà i LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dã cũng như chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS.Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt qua trình học tập và thực hiện đề tài. Nếu không có sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy, em nghĩ luận văn này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn quản lý môi trường, khoa môi trường – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường cùng với sự tư vấn của nhóm tư vấn công ty BSI đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Trân trọng! Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Hoàng Thị Trà ii năm 2016 MỤC LỤC Lời cam đoan.....................................................................................................................i Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................vi Danh mục bảng..............................................................................................................vii Danh mục hình.............................................................................................................viii Trích yếu luận văn..........................................................................................................ix Thesis abstract................................................................................................................xi Phần 1. Mở đầu................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1 1.3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................2 Phần 2. Tổng quan tài liệu..............................................................................................3 2.1. Cơ sở lí luận.........................................................................................................3 2.1.1. Quản lý môi trường.............................................................................................3 2.1.2. Hệ thống quản lý môi trường..............................................................................7 2.1.3. Cơ sở khoa học....................................................................................................8 2.2. Tổng quan về ISO..............................................................................................10 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ISO.......................................................10 2.2.2. Chương trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001.............12 2.3. Kinh nghiệm áp dụng iso 14001 trên thế giới và việt nam................................15 2.3.1. Tình hình áp dụng ISO 14001 trên Thế Giới.....................................................15 2.3.2. Nhu cầu áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam..........................................................16 2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam..............17 2.3.4. Kinh nghiệm đánh giá hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 trong ngành than................................................................................................22 2.4. Các công nghệ khai thác và chế biến than.........................................................23 iii 2.4.1. Khai thác mỏ lộ thiên........................................................................................23 2.4.2. Khai thác mỏ hầm..............................................................................................25 Phần 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu........................................................26 3.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................26 3.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................26 3.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................26 3.4. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................26 3.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................26 3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp...............................................................26 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................27 3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................27 3.5.4. Phương pháp so sánh.........................................................................................27 3.5.5. Phương pháp thảo luận nhóm............................................................................27 Phần 4. Kết quả và thảo luận......................................................................................28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu............................28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................29 4.2. Tình hình sản xuất của công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường trong lĩnh vực khai thác than.................................................................30 4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty........................................................30 4.2.2. Tổ chức quản lý của công ty..............................................................................30 4.2.3. Tình hình sản xuất của công ty..........................................................................30 4.3. Hiện trạng môi trường tại khu vực khai thác và chế biến than trực thuộc công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường.......................................31 4.3.1. Môi trường không khí........................................................................................31 4.3.2. Môi trường nước................................................................................................33 4.3.3. Chất thải.............................................................................................................34 4.4. Công tác quản lý môi trường tại khu vực khai thác và chế biến than trực thuộc công ty tnhh quan trắc và mô hình hóa môi trường trong lĩnh vực khai thác than.....................................................................................35 4.4.1. Các quy định về quản lý môi trường.................................................................35 4.4.2. Tổ chức quản lý môi trường..............................................................................35 iv 4.4.3. Các hoạt động môi trường công ty đã thực hiện tại khu vực khai thác và chế biến than......................................................................................................36 4.5. Đề xuất mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.....................37 4.5.1. Phân tích, đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường...................................................37 4.5.2. Đề xuất mô hình................................................................................................40 4.5.3. Tiến trình áp dụng và giải pháp để hoàn thiện mô hình....................................69 Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................71 5.1. Kết luận.............................................................................................................71 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................72 Tài liệu tham khảo.........................................................................................................73 Phụ lục ...........................................................................................................................75 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng việt BOD Nhu cầu oxy sinh học (Bio oxygen demand) COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand) Co., Ltd. Công ty trách nhiệm hữu hạn (Company, Limitted) ĐTM Đánh giá tác động môi trường EMS Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System) EST Nhóm môi trường (Environment steering team) EU Liên minh Châu Âu HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế KCMT Khía cạnh môi trường KPPN Khắc phụ phòng ngừa KSĐH Kiểm soát điều hành KSMT Kiểm soát môi trường MT Môi trường P-D-C-A Kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Hành động (Plan – Do – Check – Action) QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định SAGE Nhóm tư vấn chiến lược (Strategic advisory group of experts TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNMT Tài nguyên môi trường TSS Tổng rắn lơ lửng (Total suspended solid) UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả hàm lượng bụi của công ty từ năm 2010 đến 2014.......................32 Bảng 4.2. Thống kê phiếu điều tra về hiện trạng môi trường không khí....................32 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước ngày 21/7/2015.....................................................33 Bảng 4.4. Thống kê phiếu điều tra về hiện trạng môi trường nước............................33 Bảng 4.5. Bảng thống kê lương chất thải 3 tháng đầu năm 2016...............................34 Bảng 4.6. Thống kê phiếu điều tra về chất thải..........................................................34 Bảng 4.7. Danh sách phân công nhiệm vụ của phòng môi trường.............................35 Bảng 4.8. Thống kê phiếu điều tra về công tác quản lý môi trường...........................37 Báng 4.9. Đánh giá HTQLMT hiện có tại công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001..........38 Bảng 4.10. Chính sách môi trường của công ty............................................................42 Bảng 4.11. Tiêu chí đánh giá khía cạnh môi trường.....................................................45 Bảng 4.12. Các khía cạnh môi trường của công ty.......................................................46 Bảng 4.13. Diễn giải thực hiện quy trình kiểm soát các KCMT...................................48 Bảng 4.14. Diễn giải thực hiện quy trình đáp ứng yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác......................................................................................................50 Bảng 4.15. Mục tiêu và chỉ tiêu quản lý môi trường của công ty.................................51 Bảng 4.16. Chương trình quản lý môi trường để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu trong bảng trên.....................................................................................52 Bảng 4.17. Quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong ban ISO....................55 Bảng 4.18. Nội dung cần đào tạo của công ty..............................................................58 Bảng 4.19. Hệ thống tài liệu về HTQLMT của công ty................................................60 Bảng 4.20. Diễn giải thực hiện quy trình kiểm soát điều hành.....................................62 Bảng 4.21. Các loại hồ sơ.............................................................................................66 Bảng 4.22. Tiến trình đưa mô hình HTQLMT của công ty vào thực tiễn....................69 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình P – D – C – A...............................................................................13 Hình 2.2. Số lượng chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam...............................................22 Hình 2.3. Quy trình khai thác và chế biến than..........................................................24 Hình 2.4. Đầu vào và đầu ra của quy trình khai thác và chế biến than......................24 Hình 4.1. Sự phân bố diện tích đất tại Cẩm Phả.........................................................28 Hình 4.2. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty........................................................................................................41 Hình 4.3. Quy trình kiểm soát các khía cạnh môi trường...........................................47 Hình 4.4. Quy trình đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác..................49 Hình 4.5. Cơ cấu quản lý của ban ISO.......................................................................54 Hình 4.6. Quy trình đào tạo, nhận thức, năng lực tại công ty....................................57 Hình 4.7. Quy trình kiểm soát điều hành....................................................................61 Hình 4.8. Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa...........................65 Hình 4.9. Quy trình hành động khắc phục phòng ngừa..............................................65 Hình 4.10. Quy trình đánh giá nội bộ HTQLMT của công ty......................................68 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Các tổ chức thuộc mọi loại hình ngày càng quan tâm đến việc đạt được và chứng minh kết quả hoạt động môi trường hợp lý thông qua kiểm soát các tác động đến môi trường của các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của mình, phù hợp với chính sách và mục tiêu của tổ chức. Các tổ chức phải hành động như vậy trong một xu thế pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự triển khai của các chính sách kinh tế và các biện pháp khác đều thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, các bên hữu quan cũng ngày càng bày tỏ mối quan tâm của mình đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 quy định các yêu cầu của một hệ thống quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho tổ chức triển khai và thực hiện chính sách cùng các mục tiêu có tính đến các yêu cầu pháp luật và thông tin về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của tất cả các cấp và các bộ phận chức năng, đặc biệt là của cấp quản lý cao nhất. Mục đích của đề tài là đánh giá công tác quản lý môi trường xưởng khai thác và chế biến than đá tại Cẩm Phả, từ đó đề xuất mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 dựa trên hệ thống quản lý môi trường có sẵn thông qua các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp hình thức điều tra phỏng vấn, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực khai thác than trực thuộc công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường: Được thiên nhiên ưu ái, nơi đây có những mỏ than tự nhiên nên kinh tế khá phát triển. Việc khai thác than để phát triển kinh tế gây nên những áp lực về môi trường do khói bụi, chất thải, nước thải từ các hoạt động giao thông, khai thác than. Công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường với quá trình 10 năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác than đã không ngừng phát triển và sản lượng hiện tại của công ty đã đạt 15.000 tấn/năm. Môi trường tại khu vực khai thác than trực thuộc công ty đang có dấu hiệu xuống cấp trong khi công tác quản lý môi trường của công ty mới chỉ dừng lại ở các quy định, quyết định, còn bộ tiêu chuẩn ISO 14001 chưa được áp dụng. ix Hệ thống quản lý môi trường hiện tại của công ty cũng đã có một số điểm đã đạt được theo tiêu chuẩn ISO 14001 như: đã có sự quan tâm của ban giám đốc về vấn đề môi trường, đã xây dựng được quy chế bảo vệ môi trường, đã có phòng chức năng đảm nhiệm việc quản lý bảo vệ môi trường, đã đề ra được các mục tiêu trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì hệ thống quản lý môi trường của công ty vẫn còn những hạn chế như: chưa có một chính sách riêng cho vấn đề bảo vệ môi trường và cũng chưa có cam kết lãnh đạo về xây dựng hệ thống quản lý môi trường, chưa có sự xem xét đến các khía cạnh môi trường khi xây dựng mục đích, mục tiêu, sự nhận thức về vấn đề môi trường của công nhân viên chưa cao, hầu hết các thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO đều chưa có, nhân lực dành cho việc đánh giá hệ thống quản lý nội bộ hệ thống chưa được trang bị đầy đủ về chuyên môn quản lý môi trường. Như vậy, muốn xây dựng được hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 thì công ty phải khắc phục được những hạn chế đó. x THESIS ABSTRACT Organizations of all kinds are increasingly concerned with achieving and demonstrating sound environmental performance by controlling the impacts of their activeties, products and service on the environment, consistent with their environmental policy and objectives. Thay do so in the context of increasingly stringent legislation, the development of economic policies and other measures that foster environmental protection, and increased concern expressed by intersted parties about environmental matters and sustainable development. The ISO 14001 standard specifies requirements for an environmental management system to enable an organization to develop and implement a policy and objectives which take into account legal requirements and information about signigicant environmental aspects. The success of the system depend on commitment from all levels and function of the organization, and especially from top management. The objectives of this study is to validate existing environmental management system (EMS) of the coal mining company in Cam Pha in order to propose ISO 14001 standards. The research methods are secondary search for collecting all evidences to support environmental management at the mining company, field visit inventory, interview workers and managers, and group discussion, ISO 14001 EMS’s manual guideline. The study results showed that: Natural conditions, economic - social in the coal mining area under observation limited company and modeling environment: Be loving nature, where there are coal mines naturally quite developed economy. The coal mining to economic development caused by environmental pressures dust, waste, waste water from the traffic operations, coal mining. Environmental Monitoring and Modelling Co., Ltd. has developed quickly for 10 years of operation in the field of coal mining. The current output of the company has reached 15,000 tons/year. Environment appears degraded, meanwhile environmental management of the company still has a number of limitation and the ISO 14001 standards have not been applied. xi The environmental management system of this company has some criteria gained for ISO 14001 as: the attention of the Director’s Board on environmental issues, build environmental protection regulations, assumed the function room management of environmental protection, has set out the goals of protecting the environment. Besides, to compare with the ISO 14001, the environmental management system of the company is still limited such as no special policies for environmental protection issues and there is no commitment to leadership in building environmental management systems, not consideration to environmental aspects when developing goals, objectives and an awareness of environmental issues of employees are stii limitted. Most procedures have not yet met ISO standards and human resources for the evaluation of internal control systems are systems not equipped professional environmental management. Finally, this study suggests that the company should have more attetion to overcome limitations in order to build EMS ISO 14001. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chiến lược bảo vệ môi trường là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để phát triển đất nước bền vững. Theo xu hướng hội nhập và phát triển, vấn đề quản lý môi trường đang ngày được quan tâm. Hiện nay, công tác quản lý môi trường ở nước ta ở tầm vi mô cũng như vĩ mô còn hạn chế do Luật bảo vệ môi trường, các công cụ hỗ trợ quản lý mới được đưa vào áp dụng. Bản thân Luật và các công cụ hỗ trợ cũng như việc thực hiện trong thực tế còn nhiều bất cập. Hệ thống quản lý môi trường tiên tiến như ISO 14001 còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp, tổ chức của nước ta, trong khi đó trên thế giới tiêu chuẩn này đã áp dụng từ lâu và trên diện rộng. Trong những năm tới, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các sản phẩm nếu muốn được buôn bán trên thị trường thế giới thì ngoài đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm, còn phải đạt cả yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001 là bộ công cụ được áp dụng nhằm tạo lập một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) quan trắc và mô hình hóa môi trường bắt đầu xây dựng xưởng khai thác và chế biến than đá tại Cẩm Phả từ năm 2005, hiện tại xưởng vẫn đang hoạt động với sản lượng khoảng 15.000 tấn/năm. Môi trường xung quanh khu vực khai thác đang có dấu hiệu xuống cấp trong khi công tác quản lý môi trường của công ty còn nhiều hạn chế và tiêu chuẩn ISO 14001 chưa được áp dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý môi trường xưởng khai thác và chế biến than đá tại Cẩm Phả theo tiêu chuẩn ISO 14001” là cần thiết để đảm bảo vấn đề môi trường, đồng thời đem lại giá trị kinh tế. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá công tác quản lý môi trường xưởng khai thác và chế biến than đá tại Cẩm Phả và đề xuất mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường trong lĩnh vực khai thác than. 1 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Lĩnh vực khai thác than của công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường tại Cẩm Phả, Quảng Ninh. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần: - Xây dựng luận cứ khoa học và trình tự các bước áp dụng hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001 vào điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp nước ta. - Nâng cao nhận thức phương thức quản lý môi trường của tiêu chuẩn ISO 14001 và góp phần bổ sung, hoàn hiện phương pháp luận của quản lý môi trường ở nước ta. Ý nghĩa thực tiễn: Mô hình quản lý môi trường (mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001) đã thiết lập cho công ty TNHH quan trắc và mô hình hóa môi trường có giá trị tham khảo cho ban lãnh đạo công ty và các doanh nghiệp trong ngành than. Đồng thời, qua đó cho thấy khả năng có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào các doanh nghiệp ngành than nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung ở nước ta. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1. Quản lý môi trường 2.1.1.1. Quản lý môi trường “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấ đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. Việc thực hiện quản lý môi trường ở mỗi nước là khác nhau nhưng đều sử dụng một số loại công cụ quản lý như: Luật pháp, kinh tế, kỹ thuật. Đó là sự đan xen, phối hợp, tích hợp giữa các biện pháp: pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi phạm vi, mọi cấp: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình và từng cá nhân. 2.1.1.2. Công tác quản lý môi trường Công tác quản lý môi trường của Việt Nam Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể hiện trong Ðiều 37, Luật Bảo vệ Môi trường (2014) gồm các điểm: - Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. - Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. - Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. 3 - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Công tác quản lý môi trường của ngành than: Những thuận lợi: - Công tác bảo vệ môi trường trong ngành than có được sự quan tâm của nhiều ban ngành. Các điều kiện cơ sở vật chất cho việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường trong toàn ngành than được xây dựng có trọng tâm và đúng hướng. - Có sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo cho vấn đề môi trường: Ngay từ đầu đã xây dựng, ban hành các quy định nội bộ về bảo vệ môi trường và triển khai nghiên cứu các đề tài trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đặc biệt trên cơ sở báo cáo “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành than Việt Nam tại các vùng than Quảng Ninh (Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả)”. Ngành than đã có đánh giá ban đầu về thực trạng ô nhiễm môi trường do khai thác than và đề ra những định hướng quan trọng về giải pháp và công cụ cho công tác bảo vệ môi trường. - Một thuận lợi đóng vai trò rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường than Việt Nam đó là được thành lập Quỹ môi trường than Việt nam với nguồn kinh phí chủ yếu trích bằng 1% giá thành kinh doanh sản phẩm than và các sản phẩm liên quan. - Ngoài ra than Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế tài trợ thực hiện một số dự án bảo vệ môi trường trong khai thác như: + Dự án VOE 95/003 “Bảo vệ môi trường trong khai thác than các mỏ lộ thiên cùng Quảng Ninh” do UNDP tài trợ. + Dự án “Tăng cường năng lực bảo vệ môi trường trong ngành mỏ và các hoạt động có liên quan ở Việt Nam”. + Và một số dự án khác do Nhật bản và các tổ chức khác tài trợ. 4 Những tồn tại: - Hệ thống quản lý trong ngành than vẫn chưa được xây dựng một cách tích cực và hoàn thiện dù đã có sự phân cấp trong quản lý: + Các cán bộ làm công tác môi trường ở các đơn vị thành viên hầu hết là kiêm nhiệm. Do vậy, độ ngũ này không ổn định do thường xuyên thay đổi vị trí công tác khiến cho công tác quản lý còn hạn chế. + Tại các đơn vị hầu hết chưa có phòng chuyên trách về bảo vệ môi trường. + Các cán bộ làm về bảo vệ môi trrường trong các đơn vị còn thiếu kiến thức về công nghệ và kỹ thuật môi trường. - Thực hiện quản lý, bảo vệ môi trường còn chưa sát sao, chặt chẽ: + Công tác quan trắc môi trường đã thực hiện nhưng số liệu quan trắc của các đơn vị chưa được tổng kết lập thành cơ sở dữ liệu để có thể sử dụng đánh giá sự biến đổng tổng thế môi trường do hoạt động sản xuất kinh doanh than. + Công tác lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, các giải pháp dề xuất để giảm thiểu ô nhiễm và rủi ro về môi trường chưa được thực hiện đầy đủ, vẫn còn thụ động trong việc tiến hành lập báo cáo ĐTM khi mở rộng sản xuất. + Tiến độ thực hiện các công trình cải tạo môi trường đã và đang thực hiện nhưng còn chậm do kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ xử lý ô nhiễm còn non yếu và thiếu thốn. + Nguồn lực của các đơn vị tư vấn chưa đồng đều và chưa hiện đại. + Thiếu sự trao đổi kinh nghiệm, thông tin giữa các đơn vị tư vấn về môi trường. 2.1.1.3. Mục đích, mục tiêu quản lý môi trường Mục đích, mục tiêu quản lý môi trường của Việt Nam Mục đích của quản lý môi trường chính là đảm bảo sự phát triển bền vững, giữ được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống phát lý, mục tiêu phát triên ưu tiên của từng quốc gia, mục đích quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng với mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội của từng quốc gia. Ở nước ta, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bảo vệ 5 môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững và phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, của từng địa phương. Mục tiêu tổng quát của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta tới năm 2020 là “Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển bền vững đất nước, đảm bảo cho người dân được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên đạt chuẩn mực của nhà nước quy định”. Mục đích, mục tiêu quản lý môi trường của ngành than Mục đích quản của các hoạt động bảo vệ môi trường và phòng chống, khắc phục sự cố môi trường của ngành than chủ yếu là của Tổng công ty Than Việt Nam nhằm: - Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên. - Tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo điều kiện sản xuất, sinh hoạt của công nhân viên chức trong môi trường ngày một tốt hơn để có năng suất và có hiệu quả cao hơn. - Thực hiện luật bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt nam, đảm bảo sự phát triển bền vứng của ngành than. Mục tiêu cụ thể của ngành than - Xây dựng phương hướng, chiến lược, kế hoạch hóa về công tác bảo vệ môi trường và phát triển lâu bền của toàn ngành than. - Giám sát các yếu tố môi trường tự nhiên cơ bản, chú trọng đến các môi trường: đất, nước, không khí, rừng. - Xây dựng các công trình để bảo vệ môi trường, phòng ngừa sự cố môi trường. - Phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục triệt tiêu các hiệu quả xấu do sự cố môi trường gây ra và chuẩn bị đầy đủ khả năng nhanh chóng khắc phục hậu quả do xảy ra sự cố môi trường. - Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sử dụng các thiết bị hiện đại trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu độ ô nhiễm môi trường. 6 - Đầu tư thích đáng cho công tác hoàn nguyên đất, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện cảnh quan môi trường trong phạm vi quản lý của đơn vị, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. - Tham gia đóng góp cùng địa phương và các cơ quan hữu quan khác trong việc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do khai thác nhiều năm để lại, bảo vệ môi trường cảnh quan, tôn tạo các di tích lịch sử có liên quan hoặc nằm lân cận ranh giới quản lý của các mỏ. Hiện nay mục đích quản lý môi trưởng của ngành than Việt Nam là: Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp với các mục tiêu: - Đến năm 2020 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm. - Đến năm 2020 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực khác và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường tại các mỏ và vùng mỏ. 2.1.2. Hệ thống quản lý môi trường Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) là một công cụ mà các tổ chức sử dụng để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách môi trường. Theo định nghĩa của Roome (1992), HTQLMT là những thay đổi theo chương trình và kế hoạch để hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường. Theo định nghĩa của Viện tiêu chuẩn Anh một hệ thống quản lý môi trường bao gồm: “Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, các hoạt động thực tế, các phương thức, các quy trình và các nguồn lực để xác lập và thực hiện chính sách môi trường” (Công ty cổ phẩn công nghệ giải pháp xanh, 2007). Hệ thống kiểm tra và quản lý môi trường của EU, ISO 14000 cũng định nghĩa tương tự về hệ thống quản lý môi trường. Và định nghĩa này cũng tương tự trong các nguyên tắc chỉ đạo cũng như các tiêu chuẩn quản lý môi trường của Cộng hòa Ireland va Canada. Hiện nay, các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Anh BS 7750, tiêu chuẩn kiểm tra và quản lý của EU và tiêu chuẩn quản lý ISO 14000 (2004 - phiên bản mới 2008) đã và đang tiếp tục được hoàn thiện để cung cấp cho các tổ chức một khuôn khổ nhất định nhằm thực hiện HTQLMT theo tổ chức. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan