Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2011...

Tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2011 2015

.DOCX
96
567
59

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ---------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015 Người thực hiện : THĂNG VĂN LÂM Lớp : MTD Khóa : 57 Chuyên ngành : Môi trường Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. NGÔ THẾ ÂN Hà Nội - 2016 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ---------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015 Người thực hiện : Thăng Văn Lâm Lớp : MTD Khóa : 57 Chuyên ngành : Môi trường Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Ngô Thế Ân Địa điểm thực tập : Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu được thu thập sơ cấp. Nghiên cứu và kết luận nghiên cứu trình bày trong khóa luận chưa từng được công bố ở các nghiên cứu và tài liệu khác. Các đoạn trích dẫn và số liệu thứ cấp sử dụng trong khóa luận đều được dẫn nguồn. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội,ngày tháng năm 2016 Sinh viên Thăng Văn Lâm LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Môi trường, các thầy cô giáo trong khoa và trong bộ môn sinh thái môi trường, trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Các cán bộ, công nhân viên Sở TNMT tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang, gia đình và cùng toàn thể bạn bè của tôi. Để có được kết quả này tôi xin được đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo – PGS.TS. Ngô Thế Ân người đã luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và toàn thể bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng Sinh Viên năm 2016 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................v DANH MỤC BẢNG........................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................vii DANH MỤC HÌNH.......................................................................................viii MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................1 3. Yêu cầu..........................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3 1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản..............................................................................3 1.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước...................................................4 1.1.3. Các thông số đánh giá chất lượng nước mặt...........................................5 2.1.4. Một số phương pháp đánh giá chất lượng nước......................................9 1.2. Cơ sở pháp lý............................................................................................11 1.2.1 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước......................................11 1.3. Cơ sở thực tiễn về môi trường nước mặt ở Việt Nam và trên thế giới .............................................................................................................15 1.3.2. Tình hình quản lý môi trường nước trên thế giới và Việt Nam.............26 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU..........................................................................30 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................30 2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................30 2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................30 2.3.1. Phương pháp điều tra và thu thập tài liệu thứ cấp.................................30 2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp......................................................31 2.3.3. Phương pháp đánh giá kết quả..............................................................31 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................32 3.1 Điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang...........................32 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.................................................................32 3.1.2 Điều kiện KTXH (tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, dân số, thu nhập bình quân, trình độ dân cư,…)...................35 3.2 Hiện trạng khai thác và các áp lực tới chất lượng nước hồ.......................45 3.3 Diễn biến chất lượng nước tại các hồ giai đoạn 2011 - 2015....................53 3.3.1. Độ pH....................................................................................................55 3.3.2. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)................................................................56 4.3.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)...........58 3.3.4. Hàm lượng TSS.....................................................................................62 3.3.5. Hàm lượng Colifrom.............................................................................64 3.3.6. Hàm lượng N tổng số và P tổng số........................................................67 3.4. Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng nước các hồ .............................................................................................................71 3.4.1 Giải pháp về quản lý, thể chế.................................................................71 3.4.2 Nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm......................................................71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................73 1. Kết luận.......................................................................................................73 2 Kiến nghị.....................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................75 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BĐKH BOD BVMT CCN CHXHCNVN COD CTQTMT DO ĐTM FDI GRDP KT-XH NN&PTNT NTSH PTBV QCCP QCKTQG QCVN QTMT SXNN TCMT TNMT TNN UBND UNCED VSV Diễn giải : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Biến đổi khí hậu Nhu cầu oxi sinh hóa Bảo vệ môi trường Cụm công nghiệp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhu cầu oxi sinh hóa học Chương trình quan trắc môi trường Lượng oxi hòa tan Đánh giá tác động môi trường Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm Kinh tế - xã hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nước thải sinh hoạt Phát triển bền vững Quy chuẩn cho phép Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy chuẩn việt nam Quan trắc môi trường Sản xuất nông nghiệp Tiêu chuẩn môi trường Tài nguyên môi trường Tài nguyên nước Ủy ban nhân dân Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển Vi sinh vật DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mối liên quan giữa chất lượng nước và chỉ số EPT........................10 Bảng 1.2. Mức độ đánh giá chất lượng nước..................................................11 Bảng 1.3. Danh sách các quy chuẩn tiêu chuẩn về nước................................12 Bảng 1.4. Chất lượng môi trường nước Việt Nam năm 2006.........................17 Bảng 1.5. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư...................................18 Bảng 1.6. Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong NTSH đô thị giai đoạn 2006 - 2009 tại Việt Nam..........................................19 Bảng 1.7. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN vùng Đông Nam Bộ năm 2009.......................21 Bảng 1.8. Hàm lượng BOD5 và COD tại 3 con sông lớn trên địa bàn tỉnh .............................................................................................................23 Bắc Giang giai đoạn 2012-2014......................................................................23 Bảng 1.9. Phân bố và dạng của nước trên trái đất...........................................23 Bảng 1.10. Các tác nhân gây ONMT nước.....................................................24 Bảng 3.1. Trữ lượng nước 3 con sông lớn của tỉnh Bắc Giang.......................33 Bảng 3.2. Định hướng cơ cấu kinh tế Bắc giang đến năm 2015 và chỉ tiêu thực tế đạt được...................................................................................36 Bảng 3.3. Danh sách các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang...........................38 Bảng 3.4. Số lượng làng nghề được công nhận ở Bắc Giang.........................40 Bảng 3.5. Sản phẩm và sản lượng nông nghiệp chủ yếu kỳ 2011-2015.........41 Bảng 3.6. Tổng số đàn gia súc, gia cầm tỉnh Bắc Giang kỳ 2011-2015..........42 Bảng 3.7. Thống kê các hồ có dung tích lớn hơn 500,000 m3 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.....................................................................................45 Bảng 3.8: Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo WHO........................51 Bảng 3.9 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi tại 1 số hồ....................52 Bảng 3.10. Kết quả phân tích thông số chất lượng môi trường nước mặt tại hồ Cửa Nam giai đoạn 2011 - 2015....................................................53 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu KT-XH tỉnh Bắc Giang kỳ 20112015.....................................................................................................36 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 2011-2015..................37 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung....................................................................................................38 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung....................................................................................................39 Biểu đồ 4.5 Phân bố số lượng các hồ (dung tích nhỏ hơn 500,000 m 3) tại các huyện........................................................................................45 Biểu đồ 4.6. Phân bố số lượng các hồ (dung tích lớn hơn 500,000 m 3) tại các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang................................................47 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tỷ lệ sử dụng nước một số ngành ở Việt Nam năm 2010...............20 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Cục quản lý TNN...............................................28 Biểu đồ 4.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu KT-XH tỉnh Bắc Giang kỳ 20112015.....................................................................................................36 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 2011-2015..................37 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung....................................................................................................38 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung....................................................................................................39 Biểu đồ 4.5 Phân bố số lượng các hồ (dung tích nhỏ hơn 500,000 m 3) tại các huyện........................................................................................45 Biểu đồ 4.6. Phân bố số lượng các hồ (dung tích lớn hơn 500,000 m 3) tại các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang................................................47 Hình 4.1: Hồ Cấm Sơn – Huyện Lục Ngạn....................................................48 Hình 4.2: Hồ Cầu Rễ.......................................................................................48 Hình 4.3: Hồ Suối Nứa....................................................................................49 Hình 4.4: Hồ Bầu Lầy.....................................................................................49 Hình 4.5: Diễn biến nồng độ pH tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................55 Hình 4.6: Biến động nồng độ pH tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................56 Hình 4.7 : Biến động hàm lượng DO tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................57 Hình 4.8: Diễn biến hàm lượng DO tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015........58 Hình 4.9 : Biến động hàm lượng COD tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................59 Hình 4.10: Biến động hàm lượng BOD5 tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................60 Hình 4.11: Diễn biến hàm lượng BOD5 tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................60 Hình 4.12: Diễn biến hàm lượng COD tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................61 Hình 4.13: Biến động hàm lượng TSS tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................63 Hình 4.14: Diến biến hàm lượng TSS tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................63 Hình 4.15: Biến động hàm lượng Coliforms tại các hồ trong giai đoạn 2011 - 2015.........................................................................................65 Hình 4.16: Diến biến hàm lượng Colifrom tại các hồ giai đoạn 2011–2015..........66 Hình 4.17: Biến động hàm lượng N tổng số tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015.........................................................................................67 Hình 4.18: Diến biến hàm lượng N tổng số tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015.........................................................................................68 Hình 4.19: Biến động hàm lượng P tổng số tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015.........................................................................................69 Hình 4.20: Diến biến hàm lượng P tổng số tại các hồ trong giai đoạn 2011 – 2015.........................................................................................69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện có gần 7.000 hồ tự nhiên và hồ chứa, trong đó có gần 300 hồ thủy điện. Các hồ thực hiện chức năng đa mục tiêu như: phát điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (SXNN), cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, du lịch… (Viện Khoa học và Thủy lợi Việt Nam, 2014).Tuy nhiên, với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), chế độ thủy văn dòng chảy phức tạp, sự phân bố dòng chảy không đồng đều giữa các mùa. Ngoài ra, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH)thì kèm theo đó là các vấn đề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp; nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt tại các hồ ngày càng tăng, môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa. Trong đó, các hồ ở khu vực thành phố đang có dấu hiệu đi xuống về chất lượng nước rõ rệt dophải chịu nhiều tác động từ các khu công nghiệp (KCN)và dân cư. Không nằm ngoài tình trạng nêu trên, các hồ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng đang phải chịu tác động của các hoạt động phát triển KT-XH và đời sống sinh hoạt của người dân. Với ý thức của người dân chưa cao, cùng với đó là sự quản lý của cơ quan chức năng còn kém đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt tại các hồ. Theo các số liệu quan trắc gần đây cho thấy, các hồ trong phạm vi nghiên cứu có nguy cơ bị ô nhiễm, một số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN08:2008/BTNMT). Trong tương lai gần,chất lượng môi trường nước tại các hồ có khả năng biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đó cũng là lý do em chọn đề tài “ Đánh giá diễn biến chất lượng nước hồ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015”.Nhằm đánh giá diễn biến các thông số về chất lượng nước mặt các hồ để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý môi trường (MT) tốt hơn cho địa bàn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá diễn biến các thông số chất lượng nước tại một số hồ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015. - Xác định các áp lực chính ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ . - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng nước các hồ trong các năm tới. 3. Yêu cầu - Đánh giá diễn biến chất lượng nước tại 1 số hồ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dựa trên bộ số liệu quan trắc có tính hệ thống và liên tục từ 2011 – 2015. - Đề xuất giải pháp có tính thực thi cho nhiệm vụ bảo vệ nước hồ trên địa bàn nghiên cứu. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, hồ đầm, hồ chứa, sông suối. Do kết hợp từ dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy, chứa nhiều chất rắn lơ lửng, có hàm lượng chất hữu cơ cao, có sự hiện diện của nhiều loại tảo và chứa nhiều vi sinh vật (Trịnh Xuân Lai, 2004). Theo Luật Tài nguyên nước (2012): “Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động đều cần nước ngọt”. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường (TCMT) gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2014). Ô nhiêm môi trường nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của môi trường nước không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Quốc hội nướcCHXHCNVN, 2012). Một nguồn nước bị ô nhiễm thường đặc trưng bởi 5 dấu hiệu chính có thể kể đến sau đây: (i) Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt và cặn lắng chìm xuống dưới đáy. (ii) Thay đổi tính chất lý học của nước như các đặc tính độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,… bị biến đổi. (iii) Thay đổi tính chất hóa học như là pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại trong nước,… (iv) Lượng oxi hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxi hóa các chất bẩn hữu cơ từ các nguồn thải. (v) Số lượng và chủng loại các vi sinh vật thay đổi, có sự xuất hiện của các vi trùng gây bệnh… (Hà Thị Thu Trang, 2013). Quản lý nguồn nước là sự xác định phương thức quản lý nguồn tài nguyên nước trên một khu vực, một vùng lãnh thổ hoặc một hệ thống sông một cách hiệu quả và đảm bảo yêu cầu về sự phát triển bền vững cho vùng hoặc lưu vực sông; nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn nước và những hoạt động dân sinh kinh tế có tác động tích cực và tiêu cực đến cân bằng sinh thái và suy thoái nguồn nước trên một vùng lãnh thổ hoặc lưu vực sông (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003). 1.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi. Tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Khái quát lại có 5 nguồn gây ô nhiễm chính:  Nước thải sinh hoạt (NTSH) là nước thải sản sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người. Con người sử dụng nước với nhiều mục đích khác nhau do đó tạo nên các loại nước thải khác nhau hoặc hỗn hợp nước thải với các nồng độ khác nhau (Lý Thị Thu Hà, 2012).  Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với NTSH hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.  Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát nước của một thành phố. Đây là hỗn hợp của các loại NTSH, nước thải công nghiệp, nước thấm qua, nước thải tự nhiên.  Nước chảy tràn là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước chảy tràn qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp, có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng (Lý Thị Thu Hà, 2012).  Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên: Nước sông vùng ven biển và có thể ở các vùng khác sâu hơn trong nội địa cũng có thể bị nhiễm mặn. Nước sông bị nhiễm mặn theo các kênh rạch đưa nước mặn vào các hồ chứa gây nhiễm mặn các vùng xa bờ biển. Nước sông, kênh rạch bị nhiễm phèn có thể chuyển axit, sắt, nhôm… đến các vùng khác gây suy giảm chất lượng nước vùng bị tác động (Đặng Đình Bạch và Nguyễn Văn Hải, 2004). 1.1.3. Các thông số đánh giá chất lượng nước mặt Để đánh giá chất lượng môi trường nước người ta phải căn cứ vào một số chỉ tiêu như chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học (lý hóa, hóa sinh). Qua các thông số trong nước sẽ giúp chúng ta đánh giá mức độ ô nhiễm hoặc hiệu quả của phương pháp xử lý. 1.1.3.1. Các chỉ tiêu lý hóa Các chỉ tiêu lý hóa là nhưng chỉ tiêu không thể thiếu giúp chúng ta đánh giá chất lượng nguồn nước. Các chỉ tiêu có thể kể đến ở đây độ đục, độ màu, pH, COD, DO, BOD, Cl-,… a. Độ đục Độ đục trong nước là do sự hiện của các chất huyền phù như đất sét, bùn, các chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục càng cao chứng tỏ có chứa nhiều tạp chất và khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm, làm giảm thẩm mĩ và làm giảm chất lượng nước khi sử dụng. Vi sinh vật có thể bị hấp phụ bới các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn (Lê Thị Mỹ Nhung và cs,2012). b. Độ màu Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã bị phân hủy dưới nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim khí như sắt, mamgan. Có nhiều phương pháp để xác định độ màu của nước, nhưng thường dùng ở đây là phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là clorophantinat coban (Lê Thị Mỹ Nhung và cs, 2012). c. Giá trị pH pH là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống thủy sinh vật: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và sinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật. Giá trị pH của nguồn nước thải có thể gây ra sự thay đổi pH trong môi trường nước tự nhiên. Giá trị pH của nguồn thải bị thay đổi trực tiếp do sử dụng dư thừa các hợp chất axit hoặc bazơ trong quá trình sản xuất (Trần Thị Thu Hà, 2014). d. Chất rắn lơ lửng Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn lơ lửng trong nước có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao gây cảm quan không tốt cho nhiều mục đích sử dụng, làm giảm khả năng truyền ánh sang trong nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn kiệt oxy ảnh hưởng tới đời sống của thủy sinh vật,…(Đào Duy Tân, 2013). e. DO (Oxy hòa tan trong nước) Là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (các lưỡng thể, thủy sinh, côn trùng…) thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm. Trong điều kiện nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ không bền (từ NTSH, công nghiệp thực phẩm, phân hủy sinh khối…), giá trị DO đo được thường gần bằng giá trị oxy hòa tan ở mức bão hòa. Do vậy DO thường được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ (Trần Thị Thu Hà, 2014). f. COD (nhu cấu oxy hóa học) Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD và BOD là các thông số định lượng chất hữu cơ trong nước có khả năng bị oxy hóa, nhưng hai chỉ số này khác nhau về ý nghĩa. COD cho thấy toàn bộ chất hữu cơ (và cả nhóm vô cơ có tính khử) có trong nước bằng các tác nhân hóa học. BOD chỉ thể hiện các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, nghĩa là các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng VSV ở trong nước. Do vậy COD luôn lớn hơn BOD và tỉ số BOD/COD bao giờ cũng nhỏ hơn 1. Tỉ số càng thấp có thể là trong nước bị ô nhiễm các chất có độc tính kìm hãm VSV phát triển và hoạt động, cũng có khi VSV bị chết (Võ Thị Ngọc Huyền, 2014) g. BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) BOD là lượng oxy cần thiết (thể hiện bằng gam hoặc miligam O 2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi b sinh vật oxy hóa sinh các chất hưu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước. Quy trình náy đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước. Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu tiên thường phân tích là BOD5, 20% trong 5 ngày tiếp theo, đạt 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21 (Trần Thị Thu Hà, 2014). h. Sắt Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo nên hồng cầu. Vì thế, sắt với hàm lượng 0,3 mg/L là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt, vượt quá giới hạn trên sắt có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydrat hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng. Do đó mà nước có sắt không dùng cho một số ngành công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,… Ngoài ra kết tủa sắt lắng đọng còn thu hẹp tiết diện hữu dụng của ống dẫn mạng lưới phân phối nước (Lê Thị Mỹ Nhung và cs, 2012). i. Kim loại nặng Kim loại nặng (Asen, Chì, Crôm(VI), Cadimi, Thủy ngân,…) có mặt trong nước nhiều là do trong quá trình hòa tan khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trọng tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp. Ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tùy thuộc theo nồng độ của chúng. Ở nồng độ thấp chúng có thể có ích, nhưng trở nên rất độc khi vượt quá giới hạn cho phép. Mỗi loại kim loại nặng khác nhau sẽ có một giới hạn cho phép riêng (Đào Duy Tân, 2013). j. Nitrat (NO3-) Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường < 5mg/L. Ở những vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của tảo, rong, gây ảnh hưởng của chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản. Trẻ em uống nước có nồng độ nitrat cao có ảnh hưởng đến máu gây bệnh xanh xao, do đó trong nguồn nước cấp cho sinh hoạt giới hạn Nitrat không vượt quá 6 mg/l (Lê Thị Mỹ Nhung và cs, 2012). k. Nitrit (NO2-) Nitrit là một giai đoạn trung gian trong trong chu kỳ đạm hóa do sự phân hủy các chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa của các dạng khác nhau của Nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có Nitrit do những hoạt động của vi sinh vật. Trong nước uống nitrit không được vượt quá 0,1 mg/L (Đào Duy Tân, 2013). 2.1.3.2. Các chỉ tiêu vi sinh Các chỉ tiêu vi sinh thường được sử dụng đề đánh giá nguồn nước có nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân người và gia súc như nước thải sinh hoạt, y tế, chăn nuôi,… Hai chỉ tiêu vi sinh thường được áp dụng đó là Colifrom phân và E.coli. a. Coliform phân Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy 35 – 37 0 C với sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h (Lê Thị Mỹ Nhung và cs, 2012). b. Escherichia.Coli (E.Coli) Escherichia.Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiêu cho nguồn gốc phân, luôn hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng lớn. Sự có mặt của E.Coli vượt quá giới hạn chó phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm về chỉ tiêu này. Đây được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột như tiêu chảy, lị,… (Lê Thị Mỹ Nhung và cs, 2012). Mỗi nhóm chỉ tiêu sẽ có vai trò riêng của nó. Nhóm chỉ tiêu vi sinh sẽ đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm phân như nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải vùng du lịch, dịch vụ, khu vực chăn nuôi,… Còn đối với nhóm chỉ tiêu hóa lý được áp dụng đánh giá trong hầu hết các loại nước thải, đó là nhưng chỉ tiêu cần thiết giúp chúng ta đánh giá chất lượng và mức độ ô nhiễm của nguồn nước. 2.1.4. Một số phương pháp đánh giá chất lượng nước 1.1.4.1. Đánh giá chất lượng nước dựa trên tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường (TCMT) là một trong các yếu tố cần thiết để tiến hành chương trình quan trắc, mục đích chính của việc sử dụng tiêu chuẩn môi trường là: giảm số lượng các trạm đo, các thông số cần đo bằng cách tập trung vào các thông số có trong tiêu chuẩn kiểm soát ảnh hưởng ô nhiễm. Cho phép so sánh các số liệu về kiểm soát ô nhiễm và đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu vực nghiên cứu cụ thể (Phạm Ngọc Hồ, 2010). Để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt của khu vực nghiên cứu đề tài đã so sánh với Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng môi trường nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. 1.1.4.2. Phương pháp sử dụng chỉ số EPT Chỉ số EPT được sử dụng dựa vào hệ thống tính điểm quan trắc của tổng điểm số các họ côn trùng thuộc ba bộ: Bộ phù du (Ephemeroptera), Bộ cánh úp (plecoptera), Bộ cánh long (Trichoptera). Hệ thống tính điểm này sử dụng số liệu ở mức độ họ, mỗi họ được quy cho một điểm số phù hợp với tính nhạy cảm của nó với sự ô nhiễm hữu cơ. Những điểm số riêng của mỗi họ được cộng lại để cho điểm chống chịu tổng của mẫu. Điểm tổng cộng này có thể chia cho tổng số cá thể trong mẫu tạo thành điểm số trung bình của mỗi đơn vị phân loại EPT. Chỉ số EPT nằm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan