Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông mã đoạn chảy qua tỉnh thanh hóa ...

Tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông mã đoạn chảy qua tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2014

.DOC
98
748
134

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHAN ĐĂNG LINH ĐÁNH GIÁ DIỄỄN BIỄẾN CHẤẾT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÃ ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2014 Chuyên ngành: Mã sôố: Người hướng dẫẫn khoa học: Khoa học môi trường 60.44.03.01 TS. Trịnh Quang Huy NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Phan Đăng Linh, học viên cao học lớp CH22KHMTC khoá K22 (2013-2015). Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2014” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Phan Đăng Linh i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian tôi học tập tại Học viện. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Thầy giáo, Tiến sĩ Trịnh Quang Huy, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Phan Đăng Linh ii MỤC LỤC Lời cam đoan....................................................................................................................i Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tẳt.....................................................................................................v Danh mục bảng...............................................................................................................vi Danh mục hình..............................................................................................................vii Trích yếu luận văn........................................................................................................viii Thesis abstract................................................................................................................ix Phần 1. Mở đầu................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2 1.5. Những đóng góp mớý, ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................2 Phần 2. Tổng quan tài liệu..............................................................................................4 2.1. Tồng quan về tài nguyên nước lưu vực sông..................................................4 2.2. Vấn đề môi trường tại một số lưu vực sông tại việt nam...............................5 2.2.1. Hiện trạng chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy.....................................................5 2.2.2. Lưu vực sông Cầu................................................................................................9 2.2.3. Lưu vực sông Đồng Nai.....................................................................................11 2.2.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt.................................................................14 2.3. Quản lý tài nguyên nước lưu vực sông..........................................................17 2.3.1. Quá trình phát triển...........................................................................................17 2.3.2. Pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng nước lưu vực sông.......................19 2.3.3. Tổ chức quản lý môi trường lưu vực sông.........................................................20 2.3.4. Thực hiện quy hoạch lưu vực sông....................................................................20 2.3.5. Xây dựng nguồn lực..........................................................................................21 2.3.6. Sự tham gia của cộng đồng...............................................................................23 2.4. Phương pháp phân tích thống kê đa biến..........................................................23 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................27 3.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................27 iii 3.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................27 3.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................27 3.4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................27 3.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................27 3.5.1. Thu thập và xử lý số liệu thứ cấp......................................................................27 3.5.2. Phương pháp kế thừa........................................................................................28 3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................31 3.5.4. Phương pháp thống kê đa biến......................................................................31 Phần 4. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................32 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của lưu vực sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa........................................................................................32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................32 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................36 4.2. Phân tích các áp lực tác động tới chất lượng nước lưu vực sông Mã.........40 4.2.1. Gia tăng dân số và đô thị hóa...........................................................................42 4.2.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp......................................................................42 4.2.3. Hiện trạng sản xuất công nghiệp, làng nghề....................................................44 4.2.4. Hiện trạng phát triển thương mại, dịch vụ........................................................45 4.3. Diễn biến chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa ...........................................................................................................................45 4.4. Đánh giá chỉ số chất lượng nước mặt (WQI)................................................54 4.5. Kết quả phân tich nhóm (CA)........................................................................59 4.6. Kết quả phân tích thanh phân chinh (PCA).................................................61 4.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước Sông Mã............................................................................................................62 4.6.1. Các giải pháp chung..........................................................................................62 4.6.2. Các giải pháp cụ thể..........................................................................................65 Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................67 5.1. Kết luận.............................................................................................................67 5.2. Kiến nghị..........................................................................................................68 Tài liệu tham khảo.........................................................................................................69 Phụ lục ...........................................................................................................................71 iv v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BVMT Bảo vệ môi trường CA Phân tích nhóm CCN Cụm công nghiệp HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật KCN Khu công nghiệp LVS Lưu vực sông PCA Phân tích thành phần chính PTN Phòng thí nghiệm QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia TN&MT Tài nguyên và Môi trường TNN Tài nguyên nước WQI Chỉ số chất lượng nước vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam ......................................................................................................................5 Bảng 2.1. Các vị trí lấy mẫu quan trắc nước lưu vực sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hoá.................................................................................28 Bảng 2.2. Phương pháp quan trắc hiện trường......................................................30 Bảng 2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm...................................30 Bảng 2.4. Các mức đánh giá chất lượng nước........................................................31 Bảng 4.1. Các nhánh sông suối thuộc hệ thống sông Mã tại Thanh Hoá.............33 Bảng 4.2. Đặc điểm thời tiết của lưu vực.................................................................34 Bảng 4.3. Diễn biến tổng dân số và phân bố ở các khu vực từ năm 2011 2014............................................................................................................36 Bảng 4.4. Giá trị sản xuất qua các năm...................................................................37 Bảng 4.5. Các nguồn thải chính trên lưu vực sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hoá.............................................................................................................41 Bảng 4.6. Kết quả tính toán chất lượng nước sông Mã năm 2011 – 2014..................53 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Diễn biến giá trị DO trung bình trên sông Nhuệ giai đoạn 20122014..............................................................................................................7 Hình 2.2. Diễn biến giá trị NH4+ trên sông Nhuệ....................................................7 Hình 2.3. Diễn biến giá trị DO trên sông Đáy...........................................................8 Hình 2.4. Diễn biến giá trị BOD5 trên sông Đáy......................................................9 Hình 2.5. Diễn biến giá trị COD trên sông Đáy........................................................9 Hình 2.6. Diễn biến DO trên sông Cầu từ năm 2011 đến năm 2014.....................10 Hình 2.7. Diễn biến BOD5 trên sông Cầu từ năm 2011 đến năm 2014................10 Hình 2.8. Diễn biến COD trên sông Cầu từ năm 2011 đến năm 2014..................11 Hình 2.9. Giá trị DO trên sông Sài Gòn năm 2014.................................................12 Hình 2.10. Giá trị BOD5 trên sông Sài Gòn năm 2014............................................13 Hình 2.11. Giá trị COD trên sông Sài Gòn năm 2014..............................................13 Hình 3.1. Bản đồ các vị trí lấy mẫu quan trắc nước sông Mã...............................29 Hình 4.1. Diễn biến hàm lượng DO trên sông Mã giai đoạn năm 2011- 2014 ....................................................................................................................46 Hình 4.2. Diễn biến hàm lượng TSS trên sông Mã giai đoạn năm 20112014............................................................................................................47 Hình 4.3. Diễn biến hàm lượng COD trên sông Mã giai đoạn năm 2011 – 2014............................................................................................................48 Hình 4.4. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Mã giai đoạn năm 2011 – 2014 ....................................................................................................................49 Hình 4.5. Diễn biến hàm lượng Fe trên sông Mã giai đoạn năm 2011 – 2014 ....................................................................................................................50 Hình 4.6. Diễn biến hàm lượng NO3- trên sông Mã giai đoạn năm 2011 – 2014............................................................................................................51 Hình 4.7. Diễn biến hàm lượng NH4+ trên sông Mã giai đoạn năm 2011 – 2014 ....................................................................................................................52 Hình 4.8. Diễn biến hàm lượng Coliform trên sông Mã giai đoạn năm 2011 – 2014............................................................................................................53 viii Hình 4.9. Biểu đồ Boxplot diễn biến WQI trên sông Mã giai đoạn năm 2011 2014............................................................................................................56 Hình 4.10. Phân tích nhóm (CA) chất lượng nước tại các điểm lấy mẫu trên lưu..............................................................................................................60 Hình 4.11. Phân tích thành phần chính (PCA) chất lượng nước tại các điểm lấy mẫu trên lưu........................................................................................62 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước lưu vực sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2014; đánh giá diễn biến chất lượng nước và từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước. Luận án đã xử lý số liệu và tính toán chỉ số WQI và sử dụng phương pháp thống kê đa biến là Phân tích nhóm cluster (CA) và Phân tích thành phần chính (FA/PCA) để đánh giá chất lượng nước. Kết quả tính toán WQI đã cho thấy chất lượng nước lưu vực sông Mã đã dần dần được cải thiện qua từng năm. Kết quả phân tích nhóm CA đã xác lập và phân chia các điểm quan trắc thành 2 nhóm: nhóm 1 có đặc trưng chất lượng nước trung bình bắt đầu từ Cầu Na Sài đến Phà Hoành, nhóm 2 đặc trưng chất lượng nước có dấu hiệu bị ô nhiễm tại 2 điểm cuối là Cửa Hới và Ngã ba Bông. Kết quả phân tích thành phần chính PCA đã chỉ ra 9 thông số làm thay đổi chất lượng nước là DO, TSS, EC, TDS, COD, NH4+, NO3-, Coliform và Fe. x THESIS ABSTRACT The purposes of research of the thesis are to determine the factors affect to water quality for a segment of Ma river basin’s flowing through Thanh Hoa province in 2011 to 2014; assessment on the changes of water quality and thus can propose solutions in order to reduce pollution of water quality. The thesis has processed the data and calculated the water quality index (WQI) and using multivariate statistical method are Cluster Analysis (CA) and Principal Component Analysis (PCA) to assess water quality. The result of calculate WQI has shown that water quality of Ma River basin has gradually improved over the years. CA has established and splited monitoring points into 2 groups: group 1 with average water quality from Na Sai Bridge to Hoanh Ferry terminal, group 2 has signs of contamination from Bong Turning point to Hoi Estuary. PCA has showed 9 parameters has affected to water quality are: Dissolved Oxygen (DO), Total Suspended Solid (TSS), Electric Conductivity (EC), Total Dissolved Solid (TDS), Chemical Oxygen Demand (COD), Amoni (NH4+), Nitrat (NO3-), Coliform and Iron (Fe). Keys. Ma river basin, water quality, WQI, CA, PCA, Thanh Hoa province. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quản lý lưu vực sông là hoạt động đã được diễn ra ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 20 và phát triển mạnh trong vài thập kỷ gần đây, nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 256/2003/QĐTTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Một trong những nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường của Chiến lược là bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước của các lưu vực sông. Theo Quyết định 1989/QĐ-TTg ban hành ngày 1/11/2010 về việc ban hành danh mục các LVS liên tỉnh, LVS Mã là LVS có diện tích lớn thứ 4 với diện tích toàn lưu vực là 28.400 km 2, lưu lượng nước trung bình năm là 52,6 m 3/s. LVS Mã là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường phong phú và đa dạng, có vị thế địa lý kéo dài theo nhiều tỉnh Điện biên, Sơn La, Thanh Hóa. Trong đó một số tỉnh sử dụng trực tiếp nguồn nước sông trong lưu vực làm nước cung cấp sinh hoạt. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, môi trường nước lưu vực sông Mã đã và đang có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, nhiều vấn đề môi trường đã và đang diễn ra rất phức tạp. Chất lượng nước ở LVS Mã chịu tác động nhiều từ các hoạt động của con người. Những tác động này phân bố không đồng đều tùy từng vùng miền và tùy từng thời điểm. Do vậy, chất lượng nước LVS cũng biến động nhiều theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng, xu thế diễn biến môi trường nước lưu vực sông Mã nói chung và trên sông Mã đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa nói riêng nhằm giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách có cái nhìn tổng thể và đưa ra các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Mã một cách tối ưu là vấn đề rất cần thiết. Để làm rõ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 2014” được thực hiện với mục đích đưa ra các giải pháp tổng thể bảo nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước lưu vực sông Mã. 1 1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá về chất lượng nước lưu vực sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa ta có thể thấy rằng: - Dưới ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt, chế biến, sản xuất, chất lượng môi trường nước sông Mã đang có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt là hạ lưu tỉnh Thanh Hóa, chất lượng nước sông Mã biến động phức tạp theo không gian và thời gian. Chất lượng nước đoạn hạ lưu tại Ngã ba Bông tại Cửa Hới đã bị ô nhiễm cục bộ bởi các thông số Fe và Colifrom, chủ yếu vào đợt quan trắc mùa mưa vào tháng 5 và tháng 9, đặc biệt là thông số Fe tại các điểm quan trắc có giá trị tương đối cao do khu vực này có khá nhiều các mỏ khai thác quặng săt nằm ở dọc lưu vực sông. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước lưu vực sông Mã. - Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước lưu vực sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2014. - Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước lưu vực sông Mã. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về không gian: Đề tào thực hiện nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Mã đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa, cụ thể qua địa phận các huyện Quan Hóa, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc và đoạn hạ lưu tại Ngã ba Bông và Cửa Hới. - Phạm vi về thời gian: Trong 4 năm, từ năm 2011 đến năm 2014. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚİ, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê đa biến phân tích nhóm (Cluster Analysis) và phân tích yếu tố/thành phần chính (Factor Analysis/Principal Component Analysis) là phương pháp tương đối mới trong việc đánh giá diễn biến chất lượng nước. Phương pháp này giúp cho đề tài chỉ ra được các vị trí quan trắc có chất lượng nước tương đồng với nhau, từ đó có thể đề xuất giảm bớt kích cỡ điểm quan trắc và phương pháp cũng chỉ ra được những thông số có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nước sông Mã. 2 Ý nghĩa thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra những thông tin phục vụ cho việc cải thiện chất lượng thu thập thông tin của chương trình quan trắc hiện tại và làm cơ sở cho các nhà quản lý tại địa phương có những chính sách phù hợp trong quản lý và khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Mã đi kèm với các quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỒNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2012 - Báo cáo về nước mặt, Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Toàn quốc có 16 lưu vực sông (LVS) với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km 2. Tổng diện tích các LVS trên cả nước lên đến trên 1.167.000 km 2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%. Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta khoảng 753,9 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 460,940 km3 chiếm 61,14% và dòng chảy nội địa là 262,600 km3, chiếm 38,86%. Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 475 km 3, sau đó đến hệ thống sông Hồng - Thái Bình 135 km 3, hệ thống sông Đồng Nai 37 km 3, sông Mã, Cả - La, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km 3, các hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9,5 km3, các sông còn lại là 94,5 km 3. Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất. Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng - Thái Bình có tổng lượng dòng chảy lớn nhất 83,2 km 3, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông 75 km 3, hệ thống sông Đồng Nai 33,5 km 3. 4 Bảng 1.1. Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam Diện tích lưu vực (km2) TT 1 Hệ thống sông Bằng Giang – Ngoài Trong nước nước Tổng Tổng lượng dòng chảy năm Ngoài (tỷ m3) Trong nước nước Tổng 1.980 11.280 13.260 1,7 7,7 9,4 2 Kỳ Cùng Hồng - Thái Bình 86.660 82.340 169.000 51,8 83,2 135 3 Mã 10.680 17.720 28.400 3,9 14,1 18 4 Cả - La 9.470 17.730 27.200 4 19,5 23,5 5 Thu Bồn - 10.350 10.350 - 20,1 20,1 6 Ba - 13.900 13.900 - 9,5 9,5 7 Sê San - - 11.620 - - 12,9 8 Srê Pôk - - 18.265 - - 13,5 9 Đồng Nai 6.700 33.300 40.000 3,5 33,5 37 10 Mê Kông 756.000 39.000 795.000 75 475 Cả nước 871.490 225.620 1.119.995 400 460,94 262,600 753,900 0 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (2012) 2.2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ LƯU VỰC SÔNG TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Hiện trạng chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy LVS Nhuệ - Đáy đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. LV sông Nhuệ - sông Đáy có diện tích 7.665 km2, chiếm 10% diện tích toàn LVS Hồng, thuộc địa phận của 5 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Hiện tại, nước của trục sông chính thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nước sông Nhuệ. Tình trạng ô nhiễm sông Nhuệ đã được đoàn công tác của Cục Thuỷ lợi báo cáo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo ngày 30/11 nêu rõ: "Hiện tại do nguồn nước xuống thấp, dòng chảy cơ bản nhỏ không đủ đảm bảo môi trường cho sông. Các sông khác có chất lượng nước ở mức giới hạn cho phép đối với nước loại B. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô nhiễm kịp thời thì tương lai không xa nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không thể sử dụng cho sản xuất được. Từ đoạn sông chảy qua quận Hà Đông, nước bắt đầu bị ô nhiễm nặng. Các tiêu chí ô 5 nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3-4 lần. Bằng mắt thường, người ta cũng nhận thấy nước sông màu đen, đầy váng bẩn, có mùi tanh. Theo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương, hiện nay, trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có các nguồn thải chính gồm 8 khu công nghiệp và cụm công nghiệp (KCN và CCN) với trên 157 dự án và cơ sở đang hoạt động, 266 cơ sở ngoài KCN và CCN, 358 làng nghề và các nguồn nước thải phát sinh từ sinh hoạt của các đô thị, khu dân cư, du lịch, thương mại, khách sạn, nhà hàng; nước thải của các cơ sở y tế; nước thải của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ; nước thải từ nông nghiệp; nước thải từ các hoạt động giao thông thủy... chưa được thu gom và xử lý. Theo Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy năm 2014 của Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường, LVS Nhuệ - Đáy trong một số năm gần đây có một số đặc điểm khá khác biệt so với một số lưu vực sông khác: - Vào mùa khô nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy rất ít, tại một số nơi có mầu đen, mùi hôi, thối, có nhiều nơi hầu như không có dòng chảy, mặt nước bị thu hẹp (ví dụ như điểm quan trắc tại cầu Mai Lĩnh; đoạn từ Phúc La cho đến điểm quan trắc Đồng Quan); - Vào mùa mưa nước LVS Nhuệ - Đáy nhiều hơn, lưu vực sông Nhuệ Đáy lại là nơi xả lũ cho khu vực thượng lưu (chủ yếu là Hà Nội), đồng thời nước lũ cũng cuốn theo rất nhiều rác thải cũng như chất ô nhiễm. Diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ: Tại khu vực đầu nguồn (sau khi nhận nước sông Hồng), nước sông hầu như không bị ô nhiễm. Từ đoạn sông chảy qua khu vực quận Nam Từ Liêm cho tới trước khi nhận nước sông Tô Lịch, nước đã bắt đầu bị ô nhiễm: Giá trị các thông số BOD5, COD, tại các điểm đo đều vượt QCVN 08:2008 loại A1 nhiều lần, riêng thông số Coliform, N-NH 4+ vượt QCVN 08:2008 loại B1. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt của quận Hà Đông và nước thải sản xuất của Cụm công nghiệp Từ Liêm, làng bún Phú Đô, làng nghề Cát Quế, Dương Liêu đổ vào sông... Sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ bị ô nhiễm cao hơn. Nước thải sông Tô Lịch là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho sông Nhuệ, đặc biệt tại điểm cầu Tó trở đi. Ngoài ra, sông Nhuệ còn là nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề chưa qua xử lý; tình trạng đổ rác thải xuống sông còn phổ biến; tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép hai bên bờ sông vẫn diễn ra 6 (Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy năm 2014, Trung tâm Quan trắc môi trường). Hình 2.1. Diễn biến giá trị DO trung bình trên sông Nhuệ giai đoạn 2012-2014 Giá trị DO trung bình trên sông Nhuệ năm 2014 có diễn biến giảm nhẹ so với năm 2013 và tăng nhẹ so với 2012 có duy nhất giá trị trung bình năm 2014 tại điểm Cống Liên Mạc đạt QCVN loại A2, trong đó các điểm còn lại có giá trị trung bình đều không đạt QCVN loại B1. Giá trị trung bình Amoni trên sông Nhuệ năm 2014 không đạt QCVN loại B1 tại 10/10 điểm quan trắc trong đó có 5/10 điểm quan trắc có giá trị trung bình năm 2014 cao hơn giá trị trung bình năm 2013 và 2012. Hình 2.2. Diễn biến giá trị NH4+ trên sông Nhuệ 7 Diễn biến chất lượng nước sông Đáy: Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước các kênh, mương, sông nhánh dồn vào trên suốt chiều dài của sông. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm nguồn nước sông Đáy và từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng môi trường sống trên toàn lưu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng chính sông Đáy phải tiếp nhận rất nhiều nguồn nước thải, từ nước thải sản xuất đến nước thải sinh hoạt trên phạm vi rộng. Môi trường nước tại sông Đáy đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Các giá trị COD hầu hết vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1. Tại hầu hết các điểm quan trắc giá trị N- NH4+ và Coliform đều đạt và vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1. Nước sông Đáy bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn sông Nhuệ và ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ. Sông Đáy chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ ở từng đoạn sông với các mức độ khác nhau. Càng về hạ lưu mức ô nhiễm trên sông Đáy có xu hướng giảm. Hình 2.3. Diễn biến giá trị DO trên sông Đáy Hạ lưu sông Đáy (từ Kim Sơn - Ninh Bình ra cửa Đáy): Nguồn thải thượng nguồn dồn về đã được pha loãng cộng với quá trình tự làm sạch của dòng sông nên chất lượng nước ở hạ lưu sông Đáy được cải thiện so với các đoạn trên. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan