Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng hệ thống thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện gi...

Tài liệu đánh giá hiện trạng hệ thống thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện giao thủy tỉnh nam định

.DOC
82
644
59

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG --------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Người thực hiện : MAI THỊ PHƯƠNG Lớp : MTB Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGÔ THỊ DUNG Hà Nội – 2016 0 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG --------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY NÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Người thực hiện : MAI THỊ PHƯƠNG Lớp : MTB Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGÔ THỊ DUNG Địa điểm thực tập : Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy Tỉnh Nam Định Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là ThS. Ngô Thị Dung. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Mai Thị Phương i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, điều tra và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các cán bộ nhân viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy nơi tôi thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn là Th.S Ngô Thị Dung - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để Khóa luận tốt nghiệp này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiên Mai Thị Phương i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................iv DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3 1.1 Hiện trạng tài nguyên nước Việt Nam.........................................................3 1.1.1 Môi trường nước Việt Nam......................................................................3 1.1.2 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp..................................11 1.1.3 Các hệ thống cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.................................13 1.2 Tình hình quản lí môi trường nước...........................................................16 1.2.1 Tình hình quản lí tài nguyên nước trên thế giới.....................................16 1.2.2 Tình hình quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam.....................................20 1.2.3 Công tác quản lý tài nguyên nước tại tỉnh Nam Định............................25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................28 2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................28 2.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................28 2.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................28 2.4 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................28 2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.....................................................28 2.4.2 Khảo sát thực đia....................................................................................28 2.4.3 Phương pháp điều tra và thu thập tài liệu thứ cấp..................................29 2.4.4 Xử lí số liệu............................................................................................29 ii Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................30 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu..........................30 3.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................30 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.........................................................................33 3.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới hệ thống thủy nông huyện Giao Thủy.............................................................................................55 3.3 Hiện trạng hệ thống công trình thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện GiaoThủy..........................................................................56 3.3.1. Hiện trạng hệ thống thủy nông huyện Giao Thủy.................................56 3.3.2 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu...................................................................................................................75 3.4 Các yếu tố tác động tới chất lượng nước sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện...............................................................................................................75 3.4.1 Nguồn sinh hoạt.....................................................................................75 3.4.2 Nguồn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.............................................76 3.4.3 Các nguồn khác......................................................................................77 3.5 Đánh giá chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện...............................................................................................................78 3.5.1 Chất lượng nước mặt tại trạm bơm cấp nước của huyện.......................78 3.5.2 Chất lượng nước vào nội đồng...............................................................78 3.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước và nâng cao hệ thống thủy nông trên địa bàn huyện Giao Thủy..............................................78 3.6.1 Giải pháp về mặt quản lí........................................................................78 3.6.2 Giải pháp về mặt công nghệ...................................................................80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................83 PHỤ LỤC........................................................................................................86 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LVS : Lưu vực sông ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long BVMT : Bảo vệ môi trường ÔNMT : Ô nhiễm môi trường VSMT : Vệ sinh môi trường TN&MT : Tài nguyên và môi trường RBO : Ban quản lý lưu vực sông FAO : Tổ chức Nông lương Thế giới WHO : Tổ chức Y tế Thế giới UBBVMTLVS : Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông UBND : Ủy ban nhân dân GTSX : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TNHHMTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên KTCTTL : Khai thác công trình thủy lợi iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Trữ lượng nước mặt của các sông.....................................................6 Bảng 3.1: Dân số phân theo giới tính và khu vực...........................................33 Bảng 3.2: Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và cơ cấu lao động.................................................................................................................34 Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất trong huyện................................................47 Bảng 3.4: Tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp.....................................48 Bảng 3.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thuỷ sản......................................52 Bảng 3.6: GTSX công nghiệp trong huyện phân theo khu vực kinh tế..........54 Bảng 3.7: Hệ thống tưới của huyện Giao Thủy...............................................63 Bảng 3.8: Hệ thống tiêu của huyện Giao Thủy...............................................65 Bảng 3.9: Các cống qua sông, đê biển và đê bối.............................................69 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo lưu vực sông (%).....................4 Hình 1.2: Trữ lượng nước dưới đất có khả năng khai thác ( tỷ m3)..................9 Hình 1.3: Sơ đồ quản lý lưu vực sông từ Trung ương đến địa phương...........24 Hình 1.4: Mô hình Nhà nước quản lý công trình thuỷ lợi lớn.........................27 Hình 3.1: Sơ đồ mạng lưới công trình thuỷ nông của huyện..........................62 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc và nhiều lưu vực sông lớn. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sinh vực, nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người đặc biệt là cư dân nơi ven sông. Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm phía Nam đồng bằng sông Hồng có diện tích đất tự nhiên là 1651,42 km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 936,33 km2 chiếm hơn 50% so với diện tích đất của tỉnh. Nơi đây tập trung nhiều con sông chảy qua như sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Địa hình tuy đa dạng vừa có vùng đồng bằng, vừa có vùng đồi núi bán sơn địa, song khá bằng phẳng. Chính nhờ điều kiện tự nhiên và vị trí như vậy đã tạo điệu kiện rất thuận lợi cho Nam Định phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sản xuất nông nghiệp, làm muối và nuôi trồng khai thác thuỷ hải sản. Mức độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh thuộc loại trung bình so với cả nước, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 10,2%, tăng hơn giai đoạn 2001 – 2005 là 2,6%, cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế ngày một tăng. Những năm qua mặc dù đã được quan tâm đầu tư, song do nhiều yếu tố tác động làm hệ thống công trình thuỷ nông xuất hiện những vấn đề tồn tại, ảnh hưởng rất lớn tới các lĩnh vực phát triển sản xuất và sự tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương. Hệ số tưới, tiêu hiện nay còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Hệ thống tưới mới đạt từ 0,86 - 1,0 l/s/ha (trong đó yêu cầu là 1,25l/s/ha -1,3l/s/ha); hệ số tiêu mới đạt khoảng 4 - 5 l/s/ha (yêu cầu là 7,0 – 7,2l/s/ha). Do biến động thời tiết khí tượng thủy văn, hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng, mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đất liền, gây ảnh hưởng cho việc lấy nước, làm tăng nhu cầu rửa mặn. Bên cạnh đó hiện nay việc thâm canh tăng vụ, đòi hỏi thời vụ gieo trồng khắt khe hơn nên việc 1 làm ải đồng loạt được áp dụng hầu hết diện tích, các giống lúa cao sản hầu hết là loại thấp cây khả năng chịu úng, hạn rất kém. Về mùa mưa diện tích bị ngập úng (bình quân 15.000 ha - 20.000 ha) đặc biệt nếu mưa vào thời kỳ lúa mới cấy, diện tích khoảng trên 35.000 ha, trong đó lúa bị chết gần 10.000 ha. Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu sản xuất cần phải nâng cao hệ số tưới, tiêu cho phù hợp. Hệ thống thủy nông huyện Giao Thủy là một trong những hệ thống thủy nông ven biển, không những phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho thủy sản, phòng chống bão lụt, phục vụ cho sinh hoạt và tiềm năng du lịch và còn có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nược ven biển. Hệ thống công trình thủy nông nhiều năm sử dụng đến nay nhiều công trình đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu của sản xuất, ảnh hưởng tới tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế của địa phương. Vì vậy, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng hệ thống thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Huyện Giao Thủy Tỉnh Nam Định”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài + Đánh giá hiện trạng hệ thống thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Giao Thủy. + Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống thủy nông . 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hiện trạng tài nguyên nước Việt Nam 1.1.1 Môi trường nước Việt Nam 1.1.1.1 Tài nguyên nước mặt Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1800 - 2000 mm) và có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo nên nguồn nước rất phong phú. Hệ thống sông ngòi Việt Nam dày đặc với 2360 sông với chiều dài trên 10km với tổng chiều dài lên tới 52000 km. Trong đó hai hệ thống sông lớn nhất của cả nước là sông Hồng và sông Cửu Long đã tạo nên hai vùng đất trù phú nhất cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi ở miền Trung cũng rất phong phú, tạo nên các đồng bằng ven biển, tuy nhỏ hẹp nhưng rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở miền Trung. Hệ thống nông nghiệp này không những cung cấp nước cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước mà còn là nguồn thủy sản khá phong phú và hệ thống giao thông đường thủy quan trọng của cả nước. Theo báo cáo môi trường quốc gia 2012 - Môi trường nước mặt, khoảng 60% lượng nước của cả nước tập trung ở khu vực sông Mê Công, 16% tập trung ở lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, khoảng 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, các lưu vực sông khác tổng lượng nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại. 3 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2012 – Môi trường nước mặt Hình 1.1: Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo lưu vực sông (%) Tổng lượng nước mặt nước ta phân bố không đều giữa các mùa, một phần do lượng mưa phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. Lượng mưa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Mùa khô của nước ta kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng 20% - 30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm này, một nửa trong số các lưu vực sông chính bị thiếu nước. Tổng lượng nước mặt trên lưu vực sông Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m3 (37%) là nước nội đồng sinh, còn lại là nước chảy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ nước ta. Chẳng hạn, ở khu vực sông Hồng nước ngoại lai chiếm 50% tổng số khối lượng nước bề 4 mặt, còn ở lưu vực sông Mê Công có tới 90% tổng khối lượng nước bề mặt có nguồn gốc ngoại lai. Nếu chỉ xem xét tổng lượng nước cả năm sẽ thấy tài nguyên nước của Việt Nam rất dồi dào. Xét trên từng lưu vực, theo tiêu chuẩn quốc tế, trong mùa khô chỉ có 4 lưu vực có đủ nước là: sông Mê Công, Sê San, Vu Gia - Thu Bồn và sông Gianh; hai lưu vực khác là LVS Hương và LVS Ba ở ngưỡng xấp xỉ đủ nước; LVS Đông Nam Bộ và Đồng Nai thì việc thiếu nước có thể thường xuyên hơn; LVS Ba gần tiến tới mức này; các lưu vực sông khác có khả năng thiếu nước không thường xuyên hoặc cục bộ. Nếu xét trên cơ sở tổng lượng nước trung bình năm, hai LVS Đồng Nai và Đông Nam Bộ với dân số hiện tại đều có nguy cơ thiếu nước không thường xuyên hoặc thiếu nước cục bộ, LVS Mã và LVS Kôn đang gần mức này. Tổng lượng dòng chảy hằng năm hơn tất cả các sông suối chảy qua Việt Nam khoảng 853 km3/năm tương đương với 27.100 m3/s. Tổng lượng dòng chảy thuộc phần phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm, chiếm 37% tổng lượng dòng chảy, phần còn lại sản sinh từ các nước láng giềng là 536 km3/năm chiếm 63% tổng lượng dòng chảy năm, lượng nước của năm được phân chia theo bảng 1.1. Nhóm 1: Nhóm hệ thống sông mà thượng nguồn của lưu vực nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam gồm các sông Sêsan, Nậm Rốm, hệ thống sông Bắc Giang - Kỳ Cùng, sông thuộc tây Thừa Thiên Huế. Tổng lượng dòng chảy của các nhóm các hệ thống sông này là 38,85km3/năm chiếm 4,6% tổng lượng toàn bộ dòng chảy trong đó 1,68km3/năm phát sinh từ Trung Quốc thuộc thượng nguồn sông Quang Sơn chảy qua địa phận Việt Nam rồi lại đổ về Trung Quốc. 5 Bảng 1.1: Trữ lượng nước mặt của các sông Nhóm sông Sông Các sông có liên quan Nhóm hệ Bắc thống Giang- Kỳ sông có Cùng thượng Nậm Rốm nguồn lưu Sêsan vực nằm Srepok trong lãnh Sông tây Công Sêthổ Việt Thừa Băng hiêng Nam Thiên Huế Tổng Hệ thống có sông trung và hạ lưu nằm trong lãnh thổ Việt Nam Diện tích lưu vực (km2) Trong nước Ngoài nước Tổng lượng nước sông (km3/năm) Toàn Trong Ngoài bộ nước nước Nhóm 1 13.180 11.200 1980 9,15 7,47 1,10 11,40 15,70 1,50 1,10 11,40 15,70 1,50 Toàn bộ 1.650 11.620 18.480 7.750 1650 11.650 18.480 7.750 45.705 43.725 Nhóm 2 168.700 86.500 1980 38,85 37,17 1,68 82.200 137,0 93,00 44,00 Mã Cả Đồng nai 28.400 27.200 41.100 17.600 17.730 37.400 10.800 9.470 3.700 20,1 24,2 30,6 15,76 19,46 29,20 4,34 4,74 1,40 Mêkông 795.00 40.000 765.00 505 25,2 497,8 1.060.000 199.230 861.170 716,9 189,62 543,28 Hồng và thái bình Toàn bộ lưu vực 2 sông Tổng Nhóm 3 Hệ thống sông có lưu vực nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Việt Nam 1,68 s. Quảng Ninh 4.720 4.720 8,9 8,9 Gianh Nhật Lệ Thạch Hãn 4.680 26.500 2.660 4.680 26.500 2.660 4,9 2,6 2,6 4,9 2,6 2,6 3.700 3.700 6,4 6,4 13.900 10.350 13.900 10,350 10,03 18,9 10,03 18,9 Hương Ba Thu Bồn Bồ, Ôlâu,Trồi 6 Trà Khúc Kôn Cái Ninh Hòa Cái Nha Trang Cái Phan Rang Cái Phan Thiết 3.240 2.900 852 3.240 2.900 852 3,3 2,6 0,8 3,3 2,6 0,8 1.900 1.900 2,3 2,3 3.000 3.000 2,4 2,4 1.050 1.050 0,5 0,5 Tổng 55.602 55.602 66,5 66,5 000 Tổng cộng 297.557 822,1 293,29 535,96 Tổng cả nước 330.000 853,8 317,90 535,96 (Nguồn: Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, 2005) Nhóm 2: Nhóm hệ thống sông ngòi mà phần trung lưu và phần hạ lưu của khu vực mà nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong nhóm này gồm 4 khu vực sông chính là sông Mêkong, sông Hồng, sông Mã, sông Cả với tổng lượng dòng chảy toàn bộ là 716,9 km3/năm chiếm 84% tổng lượng chảy toàn quốc. Trong đó 716,9 km3/năm phần sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam là 189,62 km3/năm chiếm 25,4% và phần sinh ra ở nước ngoài là 534,28 km3/năm chiếm 74,6%. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sử dụng nước ở Việt Nam khi các nước ở thượng nguồn khai thác triệt để nguồn nước sinh ra trên lãnh thổ nước mình. Như sông Mêkông với lượng nước hằng năm là 505,0 km3/năm nhưng phần sinh ra ở đồng bằng Sông Cửu Long chỉ có 25,2 km3/năm chiếm 5% tổng lượng dòng chảy. Còn sông Hồng và sông Thái Bình với tổng lượng dòng chảy là 137,0 km3/năm trong đó lượng dòng chảy sinh ra ở Việt Nam là 93,0 km3/năm chiếm 68% tổng lượng dòng chảy của sông Hồng. Đối với sông Mã và sông Cả tổng lượng dòng chảy sinh ra ở Việt Nam là tương đối lớn cho nên việc điều tiết dòng chảy bằng các biện pháp công trình có thể thực hiện. 7 Nhóm 3: Nhóm hệ thống sông mà lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Các sông thuộc nhóm này bao gồm toàn bộ các sông còn lại ở Việt Nam với tổng lượng dòng chảy tương ứng với 92,7 km3/năm chiếm 11,4% tổng lượng dòng chảy toàn bộ. Lượng nước này chúng ta hoàn toàn chủ động khai thác không ảnh hưởng tới các quốc gia khác. 1.1.1.2 Tài nguyên nước ngầm Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm để khai thác và phục vụ cho sinh hoạt đã có từ lâu đời nay, tuy nhiên việc điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên này một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng mấy chục năm trước đây. Trước kia phong trào đào giếng khoan để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nhất là vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi. Tiềm năng khai thác nước dưới đất trên cả nước của các tầng cỡ gần 60 tỷ m3 mỗi năm. Trữ lượng nước dao động từ mức rất nhiều ở vùng ĐBSCL đến mức khan hiếm ở vùng Bắc Trung Bộ. Hình 1.2. (Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam 2013. Môi trường Nước. WorldBank) 8 Hình 1.2: Trữ lượng nước dưới đất có khả năng khai thác ( tỷ m3) Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Hiện nay nước ngầm chiếm 35-50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc, nhưng đang suy giảm trữ lượng và ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều nơi nước ngầm đang đối diện với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước. Theo báo cáo của Tổng cục môi trường (Bộ tài nguyên Môi trường) nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều. Hiện tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47 m3/ngày. Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác khoảng 60 - 70% so với công suất thiết kế. Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ hàng trăm tới hàng nghìn lần. Tình trạng ô nhiễm Photphat (P-PO4) cũng có xu hướng tăng theo thời gian. Tại Hà Nội số giếng khoan có hàm lượng P- 9 PO4 cao hơn mức cho phép 0,4 (mg/l) chiếm tới 71%. Còn tại khu vực Hà Giang - Tuyên Quang, hàm lượng sắt vượt quá mức cho phép 1mg/l, có nơi trên 15 - 20 mg/l tập trung quanh các mỏ khai thác sunfua. Ngoài ra, việc khai thác quá mức ở tầng holocen cũng làm cho hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức cho phép 10mg/l. Đặc biệt, vùng ô nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao, tập trung ở vùng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả quan trắc của trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên môi trường) cũng cho thấy mực nước ngầm đang sụt giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn. Ở đồng bằng Bắc Bộ mực nước ngầm hạ sâu đặc biệt là ở khu vực Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội). Vào mùa khô cả 7/7 mẫu đều có hàm lượng amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Riêng ở Tân Lập (Đan Phượng, Hà Nội) hàm lượng amoni lên tới 23,30 mg/l (gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép). Ngoài ra có 17/32 mẫu có hàm lượng mangan vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn, 4/32 mẫu có hàm lượng asen vượt tiêu chuẩn…. Tại đồng bằng Nam Bộ, tại một số điểm quan trắc mực nước đã hạ thấp sâu, đặc biệt là khu quận 12, quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh) hàm lượng mangan cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hiện nay, theo đánh giá của các nhà khoa học chỉ có Tây Nguyên là vùng có tâng nước ngầm khá an toàn. Nguồn nước ngầm ô nhiễm chủ yếu do tác động của phát triển công nghiệp, làng nghề, cũng như sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Riêng đối với ngành công nghệ dệt may, công nghiệp giấy, bột giấy hàm lượng xyanua (CN-) và hàm lượng NH3 vượt lên 84 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường cho rằng, việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngày càng khó khăn khi nhà máy vẫn mọc lên 10 với mật độ dày đặc trong khi việc xử lí nguồn nước thải không được chú trọng. 1.1.2 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp Dân số ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu sống của con người ngày càng cao, đòi hỏi nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngày càng tăng. Việt Nam là quốc gia với khoảng 73% dân số làm nông nghiệp thì nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Đối với nông nghiệp, nước là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dân gian ta có câu “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vì vậy, việc đảm bảo nước tưới có tác dụng quyết định tới năng suất cây trồng. Theo Nguyễn Phương Loan (2005) tưới nước cho nông nghiệp tạo ra hàng loạt các hiệu quả trực tiếp như: Cải tạo đất và vi khí hậu, giảm thiệt hại do thiên tai, tăng thời vụ và tăng hệ số sử dụng đất, thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, sản lượng của cây trồng… Theo thống kê, lượng nước sử dụng hàng năm cho sản xuất nông nghiệp vào khoảng 93 tỷ m3, cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3 và cho ngành dịch vụ là 2,0 tỷ m3. Trong tương lai đến năm 2030, cơ cấu sử dụng nước giữa các ngành sẽ thay đổi theo xu hướng: nông nghiệp chiếm 75%, công nghiệp chiếm 16% và dịch vụ tiêu dùng là 9%. Trong nông nghiệp, nước dùng cho canh tác là chủ yếu, tập quán canh tác lúa nước truyền thống của người dân hiện nay thường sử dụng rất nhiều nước. Lượng nước tưới mặt ruộng hàng vụ tiêu tốn từ 4500 - 5500 m3/ha trong vụ Hè Thu và 5500 - 6500m3/ha trong vụ Đông Xuân. Theo thống kê năm 2014 tổng diện tích lúa được tưới trên 7,8 triệu ha, lượng nước tiêu tốn làng năm ít nhất cũng đạt khoảng 46,8 triệu tỷ m3, một con số không hề nhỏ. (Lê Xuân Quang 2014. Báo cáo tổng hợp tháng 12/2014 về dự án hỗ trợ nông nghiệp Cacbon thấp. NXB Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường). 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan