Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh việ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa thủy nguyên, thành phố hải phòng

.DOCX
69
660
51

Mô tả:

HỌC VIÊỆN NÔNG NGHIÊỆP VIÊỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG  KHÓA LUÂÂN TỐT NGHIÊÂP TÊN ĐỀ TÀI: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG” Người thực hiê n  :Là THỊ LỆ THU Lớp : MTA Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn :PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH HÀ NÔÂI – 2016 HỌC VIÊỆN NÔNG NGHIÊỆP VIÊỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG  KHÓA LUÂÂN TỐT NGHIÊÂP TÊN ĐỀ TÀI: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG” Người thực hiê n  : Là THỊ LỆ THU. Lớp : MTA Khóa : 57 Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH Địa điểm thực tâ p  : Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên Thành phố Hải Phòng HÀ NÔÂI – 2016 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Môi trường, Học Viện NôngNghiệp Việt Nam. Và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Xuân Thành, em đã thực hiện đề tài : “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ” Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và luyện tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Xuân Thành đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tế, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm cho nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp, ý kiến của Quý thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Lã Thị Lệ Thu 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn.....................................................................................................i Mục lục.........................................................................................................ii Danh mục bảng..............................................................................................v Danh mục hình.............................................................................................vi Danh mục viết tắt........................................................................................vii MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1 Tính cấp thiết của đề tài....................................................................1 2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu.......................................................2 2.1 Mục đích nghiên cứu.........................................................................2 2.2 Yêu cầu nghiên cứu...........................................................................2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................4 1.1 Cơ sở khoa học quản lý chất thải rắn y tế.........................................4 1.1.1 Khái niệm chung...............................................................................4 1.1.2 Một số khái niệm về chất thải rắn y tế..............................................4 1.2 Thành phần, phân loại và nguồn gốc chất thải y tế...........................6 1.2.1 Thành phần và phân loại chất thải y tế..............................................6 1.2.2 Nguồn gốc chất thải rắn y tế.............................................................9 1.3 Tác hại và nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trên thế giới......................................................9 1.3.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với sức khỏe cộng đồng.........9 1.3.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường.................................10 1.4 Phương pháp quản lý và xử lý chất thải y tế...................................12 1.4.1 Phương pháp quản lý chất thải y tế.................................................12 1.4.2 Phương pháp xử lý chất thải y tế....................................................14 1.5 Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên Thế Giới...............................15 2 1.5.1 Khối lượng chất thải y tế phát sinh.................................................15 1.5.2 Thực trạng quản lý chất thải trên thế giới.......................................17 1.6 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam..........................17 1.6.1 Khối lượng chất thải y tế phát sinh.................................................18 1.6.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam.........................20 1.6.3 Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện.................21 1.7 Thực trạng tình hình vệ sinh môi trường ngành y tế thành phố Hải Phòng........................................................................................23 1.8 Cơ sở luật pháp về quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam...............23 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................25 2.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................25 2.2 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................25 2.3 Nội dung nghiên cứu.......................................................................25 2.3.1 Khái quát vê Bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng..............................................................................................25 2.3.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, TP Hải Phòng....................................................................25 2.3.3 Dự báo khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên cho đến năm 2020....................................................26 2.3.4 Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng........................26 2.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................26 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................26 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................27 2.4.3 Phương pháp dự báo dự tính...........................................................27 2.4.4 Phương pháp thống kê....................................................................27 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................28 3 3.1 Khái quát về bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, TP Hải Phòng .........................................................................................................28 3.1.1 Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, TP Hải Phòng .........................................................................................................28 3.1.2 Quy mô và cơ cấu tổ chức của bệnh viện.......................................29 3.2 Hiện trạng phát sinh chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên............................................................................................32 3.2.1 Nguồn gốc phát sinh.......................................................................32 3.2.2 Tính chất chất thải...........................................................................33 3.2.3 Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện............................35 3.3 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế...............................................40 3.3.1 Phân loại..........................................................................................40 3.3.2 Thu gom..........................................................................................42 3.3.3 Vận chuyển.....................................................................................43 3.3.4 Lưu giữ chất thải.............................................................................44 3.3.5 Xử lý chất thải.................................................................................46 3.4 Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng........................48 3.5 Dự báo khối lượng chất thải y tế từng loại của bệnh viện đến năm 2020.........................................................................................51 3.6 Đề xuất biện pháp quản lý...............................................................52 3.6.1 Biện pháp cơ chế chính sách và đầu tư...........................................52 3.6.2 Biện pháp khoa học kĩ thuật............................................................53 3.6.3 Biện pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng..................................53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................54 1 Kết luận...........................................................................................54 2 Kiến nghị.........................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHÁO........................................................................56 4 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Yêu cầu mầu sắc, đánh dấu nhãn thùng và túi đựng chất thải y tế....................................................................................13 Bảng 1.2: Lượng phát sinh chất thải y tế tại một số khu vực và quốc gia trên thế giới.......................................................................16 Bảng 1.3: Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại ở các bệnh viện của một số tỉnh thành phố.......................................................18 Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện.........19 Bảng 1.5: Sự biến động về khối lượng chất thải rắn y tế nguy tại các loại cơ sở y tế khác nhau.........................................................20 Bảng 3.1: Thông tin chung của bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên.........31 Bảng 3.2. Số liệu cơ bản về hoạt động của bênh viện đa khoa Thủy Nguyên năm 2015..................................................................32 Bảng 3.3: Tổng kết các chất độc hại liên quan đến chất thải bệnh viện........34 Bảng 3.4: Lượng chất thải rắn y tế thông thường phát sinh tại bệnh viện trong năm 2013 - 2015....................................................35 Bảng 3.5: Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại bệnh viện năm 2013 - 2015....................................................................36 Bảng 3.6: Lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện năm 2013- 2015 .................................................................................................37 Bảng 3.7: Lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện quý I năm 2016 .................................................................................................38 Bảng 3.8: Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên...........................................49 Bảng 3.9: Đánh giá của người bệnh về công tác quản lý chất thải y tế.........50 Bảng 3.10: Đánh giá hiện trạng môi trường chung của bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên..................................................................50 Bảng 3.11: Dự báo lượng chất thải rắn y tế phát sinh đến năm 2020 tại Bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên......................................52 6 7 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Cảnh quan Bệnh viên Đa khoa Thủy Nguyên Hải Phòng .................................................................................................29 Hình 3.2: Lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện năm 2013 – 2015 .................................................................................................38 Hình 3.3: Lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện quý I năm 2016.........39 Hình 3.4: Hộp đựng chất thải y tế trong bệnh viện.................................42 Hình 3.5: Xe đẩy chuyên dụng tại bệnh viện..........................................44 Hình 3.6: Kho lưu giữ chất thải rắn y tế chung với phế thải thông thường .................................................................................................45 Hình 3.7: Nồi hấp tiệt trùng dụng cụ y tế................................................47 Hình 3.8: Tủ sấy thiết bị y tế...................................................................48 Hình 3.9: Cảnh quan trong bệnh viện....................................................50 Hình 3.10: Hành lang bệnh viện...............................................................50 8 9 DANH MỤC VIẾT TẮT BYT CTRYT GB HĐND HL NVYT QCVN TNMT UBND : Bộ Y Tế : Chất thải y tế : Giường bệnh : Hội đồng nhân dân : Hộ lý : Nhân viên y tế : Quy chuẩn Việt Nam : Tài nguyên môi trường : Ủy ban nhân dân 10 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng đã tạo ra một lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, và nguy hiểm hơn cả là chất thải y tế. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến tháng 10 năm 2007, cả nước có 1087 bệnh viện, trong đó có 1023 bệnh viện công, 64 bệnh viện tư với tổng số 140.000 giường bệnh. Bên cạnh đó, có 14 Viện thuộc hệ dự phòng, 189 trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, 680 trung tâm y tế huyện, 100 cơ sở nghiên cứu đào tạo y dược và 181 công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc, 10.999 trạm y tế xã, phường. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại. Đến năm 2006, tính chung tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải là 37% và chỉ có 30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho phép; có 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom chất thải y tế (CTRYT) hàng ngày, nhưng chỉ có 50% bệnh viện trong số này phân loại và thu gom CTRYT đạt yêu cầu. Hiện nay chỉ có 1/3 lượng chất thải y tế ở Việt Nam được đốt bằng lò đốt hiện đại với hai trung tâm xử lý chất thải y tế quy mô đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội, lượng rác còn lại được đem đi chôn lấp. Tuy nhiên thì việc xử lý rác thải hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể là một số bệnh viện vẫn còn tình trạng mang rác thải y tế như ống truyền dịch, bơm kim tiêm,…vẫn còn dính máu bán ra ngoài thị trường để tái chế một số đồ gia dụng. Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, là con đường phát tán vi khuẩn, làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. 1 Huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng là một trong những huyện có mật độ dân số cao,. Nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe là rất lớn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện và dân cư vùng lân cận khác. Huyện có một bệnh viện Đa khoa và 34 trạm y tế xã thị trấn nên việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế. Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên, TP Hải Phòng là một trong những nơi tiếp nhận và điều trị bệnh. Sau nhiều lần nâng cấp, xây dựng mới, mỗi ngày bệnh viện tiếp đón hàng trăm lượt người đến khám chữa bệnh. Theo dự báo, chất thải y tế sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.Vì vậy, việc phát sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.Hiện nay, công tác quản lý chất thải y tế ở bệnh viện tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập khi thực hiện. Đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” được thực hiện nhằm tìm ra những mặt hạn chế giúp công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện được tốt hơn. 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên, TP Hải Phòng (chủng loại, khối lượng, thành phần, biện pháp thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế); - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải rắn y tế góp phần bảo về môi trường tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 2.2. Yêu cầu nghiên cứu - Điều tra thực tế và sử dụng bộ phiếu điều tra về chất thải rắn bệnh 2 viện Đa khoa Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, chỉ ra được khối lượng và thành phần của từng loại chất thải rắn. - Chỉ ra được những tồn tại trong công tác quản lý, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên, TP Hải Phòng 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học quản lý chất thải rắn y tế 1.1.1. Khái niệm chung  Môi trường: “ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiện và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Theo điều 3, chương I, Luật Bảo vệ Môi trường 2015)  Chất thải - Chất thải là vật được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (theo khoản 12 điều 3 luật Bảo vệ Môi trường 2015). - Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (theo khoản 13 điều 3 luật Bảo vệ Môi trường 2015).  Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. ( Theo khoản 15, điều 3, chương I, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2015) 1.1.2. Một số khái niệm về chất thải rắn y tế  Chất thải y tế là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu lên sức khỏe con người. Khi nhu cầu khám chữa bệnh của con người càng tăng thì rác thải y tế cũng không ngừng phát triển. Theo Quy chế Quản lý CTRYT của Bộ Y tế (BYT) ban hành tại Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, quy định: - Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. 4 - Chất thải y tế nguy hại là CTRYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu huỷ an toàn.  Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác. - Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới. - Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới. - Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế. - Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy. - Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy. - Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường. 5 1.2. Thành phần, phân loại và nguồn gốc chất thải y tế 1.2.1. Thành phần và phân loại chất thải y tế  Phân loại theo hệ thống WHO - Chất thải thông thường: Đó là chất thải không độc hại, về bản chất tương tự như rác thải sinh hoạt. - Chất thải là bệnh phẩm: Mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác động vật thí nghiệm, máu, dịch thể. - Chất thải chứa phóng xạ: Chất thải từ quá trình chiếu chụp X quang, phân tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trị khối u… - Chất thải hóa học: Có tác dụng độc hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm độc gen hoặc không độc. - Chất thải nhiễm khuẩn: Gồm các chất thải chứa các tác nhân gây bệnh như: vi sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm khuẩn… - Các vật sắc nhọn: Kim tiêm, lưỡi dao, kéo mổ, chai lọ vỡ… có thể gây thương tích cho người và vật. - Dược liệu: Dư thừa và quá hạn sử dụng.  Phân loại chất thải y tế theo hệ thống phân loại ở Việt Nam Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm dựa theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BYT ngày 30/11/ 2007 của Bộ Y tế về quản lý CTRYT - Chất thải lâm sang - Chất thải phóng xạ - Chất thải có chứa khí áp suất - Bình chứa hóa học 6 - Chất thải sinh học  Chất thải lâm sàng Nhóm A: Chất thải lây nhiễm(nhiễm khuẩn) là những chất thải chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ gây bệnh, bị bệnh khuẩn bởi vi khuẩn, virut, kí sinh trùng, nấm...: bao gồm các vật liệu thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, băng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây chuyền máu, ống, dây, túi dẫn... Nhóm B : Nhóm các chất thải sắc nhọn có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng , có thể nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, bao gồm : bơm tiêm, kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyền, lưỡi dao mổ, định mổ, cưa, các ống tiêm hay mảnh thủy tinh vỡ. Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, túi đựng máu, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/ xét nghiệm/ nuôi cấy… Nhóm D: là chất thải dược phẩm bao gồm: Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng. Thuốc gây độc tế bào là các thuốc chống ung thư hoặc các thuốc hóa trị liệu ung thư. Thuốc có khả năng phá hủy hoặc ngừng sự tăng trưởng của các tế bào sống Nhóm E : các chất thải giải phẫu bao gồm các mô, cơ quan người bệnh, động vật, mô cơ thể nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn, nhau thai, bào thai...  Chất thải phóng xạ. Nhóm chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm, gạc sát khuẩn có sử dụng hoặc bị nhiễm các đồng vị phóng xạ. Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét 7 nghiệm, chẩn đoán điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc vi khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ  Các bình chứa khí có áp suất. Các bình chứa khí có áp suất như bình đựng oxy, CO 2, bình ga, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy nổ khi thiêu đốt vì vậy cần thu gom riêng.  Chất thải hóa học. Chất thải hóa học phát sinh từ các nguồn khác nhau trong các hoạt động của các cơ sở y tế nhưng chủ yếu là từ các phòng xét nghiệm và các hoạt động liên quan như xét nghiệm, vệ sinh, khử khuẩn.Chất thải hóa học có thể ở dạng rắn, lỏng, khí. Các chất thải hóa học có thể gây ra hàng loạt các nguy hại trong quá trình tiêu hủy dưới dạng đơn chất hoặc kết hợp với các chất hóa học khác, vì vậy chúng được phân loại thành hai loại là: chất thải hóa học nguy hại và chất thải hóa học không nguy hại. Chất thải hóa học không gây nguy hại như đường, axit béo, một số muối vô cơ và hữu cơ. Chất thải hóa học nguy hại bao gồm: formaldehyde, các hóa chất quang hóa, các dung môi, oxit ethylene, các chất hóa học hỗn hợp.  Chất thải sinh hoạt. Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn…bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa và chất thải quét dọn từ các sàn nhà. Chất thải ngoại cảnh: lá cây, và chất thải từ các khu vực ngoại cảnh 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan