Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá tác động môi trường trần văn quang, 28 trang...

Tài liệu đánh giá tác động môi trường trần văn quang, 28 trang

.PDF
28
1311
73

Mô tả:

Bài 1. Các vấn đề chung Các khái niệm cơ bản - Khái niệm môi trường: 4 - Khái niệm về ô nhiễm Ô nhiễm môi trường không khí - Khái niệm - Các nguồn gây ô nhiễm - Các chất gây ô nhiễm Môi trường nước Chất thải rắn Phát triển, dẫn đến TĐ xấu đến MT. Nhu cầu phát triển. Tầm quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Chương 1. Các khái niệm cơ bản về (ĐTM)(EIA) Các khái niệm cơ bản, vai trò của ĐTM trong công tác quản lý môi trường 1. Khái niệm về ĐTM Sự phân tích một cách có khoa học, những tác động có lợi hoặc có hại mà các hoạt động phát triển có thể mang lại cho TNTN & Các điều kiện môi trường. Đề xuất các phương án giải quyết (hợp lý) những mâu thuẫn giữa hoạt động phát triển và BVMT. Hoạt động phát triển: Dự án xây dựng một nhà máy, chương trình, loại hình dịch vụ. Ví dụ: Dự án mở rộng đường, Bệnh viện, quy hoạch khu du cư. Các phương án xử lý giải quyết mâu thuẫn: các giải pháp KH-KT, công nghệ, quản lý, các chính sách, các công cụ pháp luật, kinh tế... 2. Định nghiã ĐTM Các định nghiã tiêu biểu: - 1979, Munn, R.E DTM là hoạt động, được đặt ra để xác định - 1980, Clark, Brian D., ĐTM là sự đánh giá chính thức các tác động môi trường có thể có của một hoạt động, chính sách, chương trình hay một dự án, một sản phẩm hoặc một loại hình dịch vụ...Các giải pháp thay thế được đề xuất, các biện pháp cần được thực hiện để bảo vệ môi trường. Khái niệm này được sử dụng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án. Đánh giá tác động 1. Xác định tác động (Nguồn gốc phát sinh tác động) (Hoạt động). 2. Phân tích: theo không gian và thời gian. 3. Đánh giá: mức độ (cường độ), tốt hay không tốt, đáng kể hay không đáng kể. 4. Dự báo Đề xuất các giải pháp 1. Phòng tránh 2. Kiểm soát 3. Khắc phục 1.3. Mục đích 1. Góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định đối với hoạt động phát triển. 2. Giúp cho cơ quan xét duyệt và triển khai thực hiện hoạt động có đầy đủ cơ sở để ra một quyết định đứng đắn và toàn diện hơn về vấn đề cần xem xét, đánh giá. 1.4. Ý nghĩa 1. Rất quan trọng trong việc xét duyệt và ra quyết định đối với hoạt động phát triển. Thời điểm hiện tại nhân tố MT tương đương với các nhân tố Kỹ thuật, công nghệ & Kinh tế, Xã Hội. 2. Không có ý nghĩa phủ quyết đối với hoạt động phát triển. Người xây dựng báo cáo và người chủ dự án cũng như người ra quyết định (cơ quan quản lý nhà nước) không nên nhìn nhận sự đối lập của môi trường và phát triển. 1.5. NỘI DUNG & YÊU CẦU Tuỳ thuộc vào nội dung của hoạt động phát triển. Vấn đề càng lớn, phạm vi không gian rộng và thời gian càng dài thì vấn đề đánh giá càng phức tạp và đòi hỏi sự đánh giá dưới nhiều góc độ chuyên môn khác nhau. 1.5.1. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐTM 1. Mô tả địa bàn, nơi tiến hành hoạt động phát triển dự kiến sẽ triển khai. Phạm vi rộng: Lưu vực. Vùng lãnh thổ. Phạm vi hẹp: Một khu phố, Cụm dân cư, phân xưởng sản xuất... 2. Xác định các điều kiện đánh giá: Biên không gian và thời gian. 3. Mô tả hiện trạng môi trường trong phạm vi đánh giá (MT được hiểu theo nghiã rộng). - Môi trường tự nhiên: + Môi trường không khí: các điều kiện về KH-TT, Chất lượng môi trường không khí... + MT nước: nước mặt, nước ngầm. + MT đất + Các HST tự nhiên. - Môi trường xã hội: Y tế, giáo dục, mức sống, điều kiện sống... Nếu không đủ điều kiện, số liệu thì cần giới hạn điều kiện biên không gian và thời gian. Giới hạn vẫn phải thể hiện đủ mức độ tác động của dự án đối với MT. Phải đủ rộng ( Các tác động chính, trực tiếp của dự án). 4. Xác định các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án. Lần lượt các đối tượng chịu tác động: - Môi trường không khí. - Môi trường nước. - Môi trường đất. - Chất thải rắn. - Môi trường xã hội 5. Dự báo các tác động có thể xảy ra khi hoạt động được triển khai. 6. Xem xét khả năng hoàn nguyên khi hoạt động phát triển chấm dứt hoặc khi đi vào hoạt động ổn định. 7. Các biện pháp phòng tránh, kiểm soát và khắc phục: các chính sách, các biện pháp kỹ thuật & Công nghệ, các chương trình & chính sách. 8. So sánh các phương án hoạt động khác nhau của dự án & trong trường hợp dự án không triển khai. 9. Kết luận và kiến nghị Phương pháp luận: phát huy tính độc lập trong tư duy để đánh giá, tránh việc dựa vào các tài liệu mẫu, rập khuôn một cách máy móc. 1.5.2. KIẾN THỨC KHOA HỌC CẦN THIẾT Kiến thức đa ngành, rộng. Nhóm chuyên gia. ISO 14000 về trình độ chuyên gia. 2 nhóm chuyên ngành: 1. Kiến thức về hoạt động phát triển. Tuỳ thuộc vào dự án. 2. Kiến thức về khoa học kỹ thuật TNTN & Môi trường. Ô nhiễm môi trường, Kỹ thuật & công nghệ môi trường. Sinh thái, hệ sinh thái và các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái... Cần một nhóm chuyên gia đánh giá. 5.3. YÊU CẦU Các yêu cầu cần thoả mãn 1. Là công cụ thiết thực, giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đối với dự án (người ra quyết định). - Các phương án kỹ thuật, công nghệ, các hình thức thương mại và dịch vụ. - Các tư liệu cần được cân nhắc, đánh giá một cách khoa học về các lợi ích đạt được cũng như các tổn hại đến MT, TN để cơ quan ra quyết định có điều kiện lựa chọn các phương án hoạt động khác nhau. 2. Đề xuất được phương án: phòng, tránh, kiểm soát, giảm bớt được các tác động tiêu cực mà vẫn đạt được các mục tiêu và yêu cầu đề ra của các hoạt động phát triển. 3. Công cụ có hiệu lực trong việc khắc phục các hậu quả, các tác động tiêu cực đến môi trường. Các biện pháp khắc phục đòi hỏi phải có tính khả thi về mặt kỹ thuật, công nghệ, kinh tế cũng như là xã hội (cần được cân nhắc, xem xét và đánh giá cụ thể). 4. Bố cục phải rõ ràng, dễ hiểu. Các thuật ngữ cần sử dụng đơn giản và phổ thông. 5. Chặt chẽ về tính pháp lý, phải có đầy đủ cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý vì nó liên quan đến quyền lợi & nghĩa vụ cũng như là tinh thần của các cộng đồng dân cư ở khu vực hoặc các tầng lớp dân cư ở địa phương. 1.6. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN • Thế giới - 1969, Mỹ ban hành: Luật và các chính sách môi trường (NEPA). Bao gồm: + Yêu cầu phải đánh giá các hoạt động lớn của liên bang có gây những tác động đáng kể đến chất lượng môi trường. + Bản hướng dẫn thực hiện. Mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể về việc thực hiện. - Thập kỷ 70-80 Các quốc gia Canada, Australia, Anh...ban hành luật pháp hoặc những quy định ở các mức độ khác nhau về ĐTM. - Thập kỷ 80-90 Các nước đang phát triển khu vực châu á Thái bình dương.. • Việt nam - 1984, Báo cáo mang tính thông tin sơ lược về ĐGTĐMT về Hồ Trị An. - 1985, Triển khai công tác điều tra về việc sử dụng TNTN. - 30/12/1993 Luật Bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua. 4/1994 chính thức có hiệu lực. - Công tác ĐTM triển khai cho phần lớn tất cả các hoạt động phát triển theo điều 18, chương III. 1.7. Vai trò của ĐTM trong hệ thống tổ chức và quản lý môi trường • Vị trí ĐTM trong quản lý môi trường • Mối quan hệ giữa ĐTM và các công cụ quản lý môi trường khác CÁC THUẬT NGỮ Đánh giá tác động môi trường Là sự đánh giá chính thức các tác động đối với môi trường có thể có của một chính sách, chương trình hay dự án. Các giải pháp thay thế cho đề xuất và các biện pháp cần được chấp nhận để BVMT. Khái niệm này được áp dụng từ khi bắt đầu, vận hành cho tới khi chấm dứt. Tác động Là hiệu ứng của một sự vật, một hoạt động lên một vật thể hoặc một hoạt động khác. Tác động có thể thay đổi theo không gian và thời gian trong phạm vi của hiệu ứng. Có thể dùng từ "ảnh hưởng " thay thế. Đáng kể Hình thành từ năm 1985 trong các ĐTM xuyên biên giới. Có ý nghĩa tương đương với các từ " có ý nghĩa, đáng chú ý...". Tác động nằm ngoài giới hạn chịu đựng, ngoài giới hạn chấp nhận được. (ngưỡng trong KHXH thường là 5%. Sự đáng kể là sự biến động vượt quá (khoảng 5%). Tuy nhiên sự đáng kể khó được chấp nhận đối với cảnh quan, các sinh vật quý hiếm...mà chủ yếu phụ thuộc vào người đánh giá... Chương2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT ĐTM 2.1. Các bước thực hiện ĐTM đối với dự án phát triển. ĐGTĐMT là việc làm hữu ích, có ý nghĩa thiết thực đối với các hoạt động phát triển. Tuy nhiên do ĐTM là một quá trình nghiên cứu, phân tích tổng hợp phức tạp, đòi hỏi chuyên gia có kinh nghiệm, tốn kém về thời gian, kinh phí, vì vậy đối với các dự án phát triển việc ĐGTĐMT đầy đủ chỉ tiến hành đối với các dự án phát triển quan trọng. Việc xem xét vấn đề này đã được các tổ chức, các quốc gia có các quy định cụ thể đối với việc thực hiện ĐTM. Sau khi xem xét dự án, việc ĐTM được chia thành các bước sau: - Lược duyệt (Screening) các TĐMT. - Đánh giá sơ bộ (Preliminary Assessment) các TĐMT. - Đánh giá đầy đủ (Full Assessment) các TĐMT. 2.2. Lược duyệt (Screening) các TĐMT. Lược duyệt TĐMT được thực hiện với tất cả các dự án nằm trong diện quy định phải thông qua các thủ tục về mặt môi trường. • Tiến hành trong giai đoạn đầu tiên, ngay từ lúc mới có những ý tưởng về mục tiêu, độ lớn, nguyên tắc công nghệ và địa điểm của dự án. (Khái niệm) • Lược duyệt giúp cho việc hình thành một khái niệm đầy đủ hơn về dự án. • Nội dung: + Điểm lại các dự án tương tự đã thực hiện trong quá khứ, tại địa phương hoặc ở các địa phương khác trong và ngoài nước. + Phán đoán một cách định tính xem dự án đang xét có khả năng tác động như thế nào. + Điều chỉnh lại khái niệm về dự án theo hướng phòng tránh các tác động tiêu cực đến môi trường. • Phương pháp đánh giá: + So sánh dự án đang xét với các dự án đã thực hiện thông qua các chỉ tiêu sơ bộ như quy mô, địa điểm. + So sánh dự án với các dự án có hay không cần ĐTM (trường học, trạm xá...) hoặc với các dự án phải có ĐTM (hầm mỏ, bến cảng...) từ đó xác định nhu cầu ĐTM của dự án. + ước đoán các tác động chung của dự án và so sánh với khả năng chịu đựng của môi trường (phương pháp nội suy). + Phân tích toàn diện và chi tiết nhưng chỉ sử dụng các dữ liệu sẵn có. • Do người chủ dự án thực hiện với sự tư vấn của chuyên gia, cơ quan quản lý môi trường thầm định. Kết quả + Dự án không có các tác động đến môi trường đáng kể, không cần tiếp tục thực hiện ĐGTĐMT. + Cần thiết thực hiện ĐGTĐMT tiếp tục. 2.3. Đánh giá sơ bộ các tác động đến môi trường • ĐG TĐMT sơ bộ còn gọi là ĐGTĐMT ban đầu (Initial Environnmental Examination, IEE) hoặc ĐGTĐMT nhanh (Rapid EIA) đòi hỏi sự phân tích, xem xét với trình độ chuyên môn cao hơn. • Nội dung của ĐG TĐMT sơ bộ + Xác định các tác động chính của dự án đối với môi trường tại địa bàn dự kiến thực hiện. + Mô tả chung và dự báo phạm vi của các TĐMT. + Trình bày với người ra quyết định về tầm quan trọng của các tác động. ĐG TĐMT cần được tiến hành ngay trong giai đoạn lập luận chứng KTKT sơ bộ (nghiên cứu tiền khả thi). Đánh giá này giúp cho chúng ta thu hẹp được sự tranh cãi về một số vấn đề quan trọng như vị trí, quy mô của dự án. Nếu làm tốt có thể kịp thời điều chỉnh khái niệm về dự án để không cần thiết thực hiện ĐTM đầy đủ nữa. ĐG TĐMT sơ bộ do cơ quan chủ trì dự án thực hiện theo các hướng dẫn của quy định của ĐG TĐMT của các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế. Các phương pháp thường sử dụng: phương pháp danh mục và ma trận TĐMT. Việc thẩm tra báo cáo đánh giá do các cơ quan quản lý thực hiện với kết quả đạt được: + Không cần thiết thực hiện tiếp tục làm báo cáo ĐTM đầy đủ. + Cần thiết tiếp tục ĐG TĐMT đầy đủ. 2.4. Đánh giá tác động môi trường đầy đủ. 2.4.1. Chuẩn bị 1. Thành lập nhóm ĐG TĐMT + Tư cách độc lập (Independent Assessment Team) đối với nhóm đề xuất dự án. + Nhóm bao gồm các chuyên gia am hiểu về ĐG TĐMT, lĩnh vực hoạt động của dự án. + Nhóm trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều phối các hoạt động của dự án ĐG TĐM. + Chuyên viên liên lạc có trách nhiệm quan hệ đối với các cơ quan có liên quan đến dự án. 2. Xác định phạm vi không gian và thời gian của việc đánh giá. + Xác định vấn đề trọng điểm, làm rõ các vấn đề gay cấn nhất, đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý. + Phạm vi không gian, thời gian phải dựa trên cơ sở các lập luận có cơ sở khoa học. 3. Xác định các cơ quan có thẩm quyền quyết định về tài chính, kế hoạch, cấp giấy phép và kiểm tra việc thực hiện dự án (ĐTM). Thiết lập các mối quan hệ cần thiết giữa nhóm đánh giá với cơ quan quản lý. 4. Thu thập các luật, quy định có liên quan đến ĐG TĐMT và lĩnh vực hoạt động của dự án. 5. Xây dựng đề cương ĐG TĐMT, trong đề cương cần làm rõ các nội dung sau: + Tên văn bản ĐG TĐMT của dự án (tên dự án), mục đích cụ thể của đánh giá (giải quyết vấn đề gì). + Các phương pháp, các hướng dẫn được sử dụng trong quá trình đánh giá. + Các tư liệu tham khảo (số liệu, báo cáo, bài báo...) sử dụng trong quá trình đánh giá. + Dự kiến kế hoạch quan trắc môi trường. + Kế hoạch và chương trình làm việc của nhóm. + Kế hoạch hội thảo, trao đổi ý kiến về kết quả đánh giá. + Kế hoạch in ấn công bố văn bản đánh giá (nộp hồ sơ, bảo vệ báo cáo). + Thời gian biểu. + Kinh phí thực hiện đánh giá. + Viện trợ cần xin. + Các yêu cầu khác... Đề cương ĐG TĐMT của các dự án quan trọng cần được cơ quan quản lý môi trường cấp trung ương, cấp địa phương tương ứng với mức độ, phạm vi của dự án, xét duyệt và nhất trí trước khi chính thức tiến hành. Hạn chế, tránh bất đồng về nội dung, mức độ, phạm vi, phương pháp đánh giá... 2.4.2. Đánh giá tác động môi trường 2.4.2.1. Xác định các khả năng tác động đến môi trường của dự án. Bước1. Xác định các hoạt động quan trọng của dự án - Xem xét nội dung của dự án. - Xác định các hoạt động (action) quan trọng nhất sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện. Ví dụ: ĐTM nâng cấp TTDVYT thành BV đa khoa 500 giường. Hoạt động 1. Giải toả mặt bằng. 1. Đập phá. Bụi, tiếng ồn 2. San lấp Bụi, nước cấp, nước ngầm 2. Thi công xây dựng. 2.1. Tập trung nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị thi công. 2.2. Thi công xây dựng 2.3. Lắp đặt thiết bị 3. Đi vào hoạt động 1. Khám bệnh 2. Chữa bệnh Công trình thuỷ điện: Sản xuất xi măng: Bước 2. Xác định các biến đổi môi trường (tự nhiên, xã hội) do các hoạt động. - Mỗi một hoạt động có thể gây ra những biến đổi môi trường (Environmental Change) vật lý, hoá học, sinh học trên địa bàn hoạt động diễn ra. - Xem xét, xác định được các biến đổi quan trọng nhất. Các biến đổi trực tiếp và gián tiếp... Bước 3. Xác định các tác động (mức độ tác động) tới tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người. Các biến đổi môi trường sẽ có tác động (Impact) với tài nguyên thiên nhiên, các HST, sức khoẻ và các điều kiện sống của con người. Mục tiêu của ĐG TĐMT là xác định một cách đúng đắn. Tránh thiếu sót: - Liệt kê danh mục các tác động quan trọng của dự án. - Liệt kê các nguồn tác động tiềm tàng của dự án (nguồn gây o nhiễm). Ví dụ: khói, bụi, nước thải, rác thải, sự phá rừng, mất đất canh tác... - Sử dụng các phương pháp để đánh giá mức độ tác động. Bước 4. Dự báo diễn biến của các tác động môi trường. - Xác định và dự báo các diễn biến về môi trường trong phạm vi không gian và thời gian đã xác định. Các dữ liệu dự báo là các dữ liệu đã dùng trong việc xác định các tác động hoặc từ kinh nghiệm hoặc từ các dự án tương tự. - Phương pháp có thể sử dụng trong dự báo xu thế biến đổi là phương pháp mô hình, so sánh hoặc phương pháp chuyên gia. - Cần đánh giá độ tin cậy của kết quả dự báo. Bước 5. Đánh giá tầm quan trọng của các tác động - Khi có kết quả xác định các tác động, dự báo cần làm rõ tác động nào là quan trọng nhất, cần có biện pháp kiểm soát nhất. - Lập các danh mục theo thứ tự ưu tiên cần phải kiểm soát tác động nào, hành động nào theo thời gian triển khai của dự án trong không gian xem xét. - Đối chiếu với các yêu cầu của luật pháp, quy định và các tiêu chuẩn. - Tham khảo ý kiến các nhà quản lý, cộng đồng dân cư. Như vậy với trình tự kể trên, việc ĐGTĐMT đã làm rõ: • Việc thực hiện dự án sẽ gây nên các động gì đến môi trường (tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, chất lượng môi trường sống của con người...) • Những tác động nào là có những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến chất lượng môi trường cũng như các tác động nào cần có những biện pháp thích hợp kiểm soát. 2.4.2. Đề xuất các phương pháp giảm thiểu các tác động đến MT Sau khi xác định được các tác động, mức độ tác động, dựa trên cơ sở các hiểu biết về khoa học, công nghệ và quản lý môi trường đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Các biện pháp bao gồm: 1. Thay đổi các yếu tố công nghệ hoặc công trình của dự án. Thay đổi địa điểm, tuyến đường vận chuyển, nhiên liệu, nguyên liệu, quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất.. Ví dụ: 2. Sử dụng các phương pháp kỹ thuật và công nghệ môi trường Các phương pháp, các quá trình công nghệ kiểm soát ô nhiễm, xử lý các chất thải, sản xuất sạch hơn... 3. Đền bù thiệt hại Đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc các dự án phát triển khác mà lợi ích của nó có thể đền bù lại các thiệt hại mà dự án gây ra. Thực tế cho thấy không có một biện pháp nào có thể giảm thiểu được tất cả các tác động. Cần thiết xem xét một kế hoạch đồng bộ các biện pháp, người ĐG cần đề xuất nhiều phương án khác nhau, trong các phương án đề xuất cần phân tích đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng phương án để người ra quyết định có thể lựa chọn được phương án thích hợp đối với điều kiện của địa phương. Các phương pháp sử dụng trong việc lựa chọn 1. Phân tích chi phí-lợi ích. 2. Phương pháp ma trận: thiết lập ma trận so sánh. 3. Đối chiếu các phương án: so sánh hiệu quả của các phương án. 2.4.3. Đề xuất các nội dung quan trắc diễn biến chất lượng MT - Các kết quả đánh giá luôn luôn có sai số, để đạt độ tin cậy, hiệu chỉnh và đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời, giúp ích cho cơ quan quản lý cần phải thường xuyên quan trắc các xu thế biến đổi của môi trường. - Nội dung quan trắc, tần suất quan trắc tuỳ thuộc vào mức độ tác động của dự án phát triển. 2.4.4. Trình bày và thông báo kết quả ĐTM Các nội dung chính cần thông báo, làm rõ bao gồm: - Tóm tắt kết quả đánh giá. - Mô tả khái quát dự án. - Các tác động chính của dự án phát triển. - Các biến đổi tài nguyên, môi trường do hoạt động của dự án gây nên. - Các phương án, các biện pháp kỹ thuật kiểm soát, giảm thiểu tác động. - Nhận xét về độ tin cậy của kết quả đánh giá. - Các yêu cầu về nội dung quan trắc. - Ý kiến của cộng đồng dân cư trên địa bàn dự án. - Kết luận và kiến nghị. 2.4.5. Sử dụng kết quả ĐTM Báo cáo ĐG TĐMT được sử dụng như sau: - Gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt, qua chuyên viên hoặc hội đồng thầm định tuỳ theo quy mô, phạm vi ảnh hưởng của dự án. - Sau khi phê duyệt sẽ là tư liệu chính thức của hồ sơ dự án. - Gửi đến các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân khi có các yêu cầu chính thức. Việc xét duyệt có thể đưa đến các kết quả sau: 1. Đạt yêu cầu: - Đạt yêu cầu, thực hiện dự án theo các dự án như đã trình bày trong ĐTM, hoặc thực hiện với các điều chỉnh bổ sung cần thiết. - Thực hiện nhưng cần tiếp tục quan trắc, đánh gia chất lượng môi trường. - Kiến nghị cơ quan chịu trách nhiệm quan trắc, đánh giá. 2. Chưa đạt yêu cầu so với các tác động, rủi ro tiềm tàng mà khi thực hiện dự án gây nên. Việc xem xét, đánh giá lại các dự án, các tác động thường sau khoảng thời gian từ 5-10 năm tuỳ theo quy mô và loại hình của dự án. 1 Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. Khái quát về các phương pháp ĐTM (EIA Methodologies) Phân loại • Theo thời gian được chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn đầu 1970 và thập kỷ 70: kỹ thuật đơn giản. Các phương pháp sử dụng phổ biến bao gồm: phương pháp liẹt kê các số liệu môi trường, phương pháp danh mục các điều kiện môi trường, ma trận môi trường và chập bản đồ môi trường... Giai đoạn thập kỷ 80 đến nay: kỹ thuật phức tạp hơn với sự hỗ trợ của các lợi công cụ máy tính điện tử và các loại mô hình toán học. Các phương pháp như phương pháp mô hình, phương pháp chập bản đồ môi trường. Sau này di sâu về khía cạnh kinh tê như các phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng gắn kết ĐTM với các dự án phát triển. • Theo mức độ phức tạp của kỹ thuật đánh giá: chia làm hai loại đơn giản và phức tạp. • Theo đối tượng đánh giá: phân loại nhóm dự án phát triển: xây dựng cơ sở hạ tầng, nông lâm ngư nghiệp và giao thông thuỷ lợi... • Theo quan điểm và mối quan hệ qua lại giữ con người và môi trường: xem xét đến mối quan hệ ngược trở lại của các vấn đề môi trường đến con người. 3.2. Phương pháp liệt kê số lượng Phương pháp liệt kê số lượng về thông số môi trường. Theo phương pháp này, khi phân tích đánh giá ĐTM của một hoạt động phát triển, người đánh giá chọn ra một số các thông số có liên quan đến môi trường, liệt kê ra và cho các số liệu có liên quan đến các thông số đó, chuyển đến người ra quyết định xem xét. Bản thân người đánh giá không có các ý kiến, nhận xét và đánh giá gì cả. Người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án mà theo cảm tính sau khi đọc bản liệt kê các số liệu này. Ví dụ : 2 Hệ thống công trình khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông có thể được thực hiện theo các phương án khác nhau. Các phương án bao gồm A,B và C. Phương án C là phương án không thực hiện dự án. Theo kinh nghiệm và cảm tính, người thực hiện ĐGTĐMT đưa ra 11 thông số mà theo họ đó là các thông số thực sự có liên quan đến tài nguyên môi trường trên lưu vực. Liệt kê các số liệu trong bảng 1. Bảng 1. Liệt kê các số liệu về thông số môi trường của hệ thống thuỷ lợi TT Thông số Phương án A B C 4 1 0 8500 1300 0 Đường ven hồ 190 65 0 4 Diện tích tưới 40000 12000 0 5 Diện tích đất bị thu hẹp 10000 2000 0 6 Di tích bị ngập 11 13 0 7 Hạn chế sự xói mòn 4cấp 1cấp 0 8 Tăng mức khai thác thuỷ sản 4 cấp 1cấp 0 9 Chống lũ tốt tốt vừa 0 10 Tạo nên các ổ dịch bệnh cấp 4 1 cấp 0 11 Biên chế quản lý cần thiết 1000 200 0 1 Số hồ chứa nước trong hệ thống 2 Diện tích mặt nước 3 Ưu điểm : - Đơn giản, sơ lược và rất có ích trong các đánh giá mang tính chất sơ bộ ban đầu hoặc không có đủ các điều kiện về chuyên gia, số liệu hoặc kinh phí thực hiện việc ĐGTĐMT một cách đầy đủ. Hạn chế: - Các số liệu vẫn còn mang tính chất rất sơ lược, chung chung. Chưa phản ánh được bản chất của sự tác động. 3.3. Phương pháp danh mục các điều kiện MT (Checklist Method) Được sử dụng rất phổ biến vào các năm 70 thế kỷ 20. (phổ biến) 1. Nguyên tắc chung là liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường có liên quan đến hoạt động phát triển được đưa ra đánh giá. 3 2. Danh mục này sẽ được gởi đến tất cả các chuyên gia đánh giá để từng người cho ý kiến riêng của mình. Ý kiến có thể là của một nhóm chuyên gia, tập thể liên ngành thảo luận để đi đến đánh giá chung. 3. Thu thập và xử lý số liệu. Các loại danh mục: • Danh mục dạng đơn giản: chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét, tương ứng với một hoạt động phát triển. • Danh mục có mô tả: cùng với việc liệt kê các nhân tố môi trường có thuyết minh thêm về sự lựa chọn các nhân tố môi trường đó, phương pháp thu thập số liệu, đo đạc các số liệu đã ghi vào trong danh mục. • Danh mục có ghi rõ các mức độ tác động tới từng nhân tố của môi trường (Scaling checklist) bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức độ tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố. • Danh mục có xét đến độ đo của tác động (weighting Checklist): bên cạnh phần mô tả có ghi thêm độ đo của của các tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố môi trường. • Danh mục dạng câu hỏi (Quetionait Checklist) bao gồm những câu hỏi liên quan đến từng khía cạnh môi trường cần đánh giá. Các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã biên soạn các mẫu danh mục cho từng loại hình hoạt động phát triển. Ví dụ: Danh mục tác động đến moi trường của một dự án giao thông TT Đối tượng chịu tác động Tác động tích cực Tác động tiêu cực 4 NH DH L BT NH DH DK DF RL * * * * 1 Hệ sinh thái nước ngọt 2 Nghề cá * * * 3 Rừng * * * 4 Động vật trên cạn * * * 5 Sinh vật quý hiếm * * * 6 Nước mặt * * * 7 Chất lượng nước mặt * 8 Độ phì của đất * 9 Nước ngầm * 10 Chất lượng không khí 11 Vận tải đường thuỷ 12 Vận tải đường bộ * 13 Nông nghiệp * 14 Xã hội * 15 Mỹ quan, phong cảnh * Ghi chú: NH- Ngắn hạn BT- * DH- Dài hạn Bình thường ĐP- * L- Địa phương RL- * Lớn rộng lớn Việc tổng hợp các ý kiến chuyên gia thường được thực hiện theo các phương pháp thống kê, xử lý các số liệu điều tra thông thường. Ưu điểm: - Rõ ràng, dễ hiểu nếu người đánh gía am hiểu về nội dung của hoạt động phát triển, về điều kiện tự nhiên và các điều kiện xã hội tại nơi thực hiện dự án. - Đưa ra kết quả tốt cho việc quyết định. Hạn chế: - Chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá. - Phụ thuộc nhiều vào những quy ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, các cấp bậc và các điểm số của từng thông số. - Hạn chế trong việc tổng hợp các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau. Kết quả đạt được: 5 - Quá chung chung, hoặc không đầy đủ. Một số tác động dễ bị lặp đi lặp lại nhiều lần. - Khi sử dụng cần lưu ý loại bỏ hoặc giảm bớt thành phần chủ quan trong kết quả đánh giá chung. • 3.4. Phương pháp ma trận MT (Matrix Method) Phương pháp ma trận môi trường là sự phối hợp liệt kê các hành động (action) của hoạt động phát triển với liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận (bảng). Trong ma trận, các nhân tố chịu tác động được liệt kê vào trục tung và các hoạt động phát triển được liệt kê vào hoành hoặc ngược lại. Cách làm này có thể cho chúng ta thấy được mối quan hệ nhân-quả giữ các tác động khác nhau đén một nhân tố môi trường một cách đồng thời. Các dạng ma trận môi trường thường được sử dụng bao gồm các loại sau: Phương pháp ma trận tương tác đơn giản: Simple Interaction Matrix -Trục hoành được ghi các hành động của hoạt động phát triển. -Trục tung ghi các các nhân tố môi trường. -Hành động nào có tác động đến nhân tố môi trường nào thì được đánh dấu X, biểu thị có tác động, nếu không có tác động thì được để trống. Phương pháp này là một dạng danh mục các điều kiện môi trường cải tiến. Tuy nhiên nó có ưu điểm hơn là có thể cho chúng ta xem xét đồng thời nhiều tác động lên một nhân tố và ngược lại. Ví dụ: Phương pháp ma trận có định lượng (Quantified Matrix) hoặc định cấp (Graded Matrix). Trên các ô của ma trận có ghi rõ thêm mức độ tác động của các hoạt động phát triển và tầm quan trọng của các nhân tố môi trường chịu các tác động đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan