Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía nam...

Tài liệu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía nam (tóm tắt)

.DOC
27
653
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------BÙI THỊ LAN HƯƠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường Mã số: 62 85 15 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh, 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Trần Hợp, 2. GS.TS Bùi Cách Tuyến Phản biện 1: ...................................................................................... Phản biện 2: .............................................................................. Phản biện 3: ...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại ................................................................................................................. vào hồi giờ ngày tháng năm Phản biện độc lập 1: ........................................................................... Phản biện độc lập 2: ........................................................................... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Du lịch nông thôn (Rural Tourism) là xu hướng phát triển của du lịch hiê ên đại và được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển, du lịch nông thôn còn được xem như công cụ hữu hiê êu để góp phần phát triển nông thôn thông qua các nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên môi trường, giải quyết sinh kế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường năng lực cô êng đồng nông thôn. Muốn được như vậy, du lịch nông thôn cần phải có sự tham gia của cô êng đồng và hướng tới trao quyền cho cô êng đồng trong quản lý, khai thác tài nguyên nông thôn phục vụ du lịch. Do đó, khi nói đến viê cê xem xét, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của mô êt địa phương, bên cạnh các khía cạnh tài nguyên, thị trường, còn phải xem xét khía cạnh sẵn sàng tham gia hoạt đô êng tổ chức kinh doanh du lịch của cô êng đồng và người dân nơi đó. Tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng và phong phú, phần lớn nằm ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, viê êc khai thác du lịch thời gian qua chi mới chủ yếu đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Viê êc xem du lịch nông thôn như mô êt công cụ hữu hiê êu để góp phần phát triển nông thôn chưa được địa phương và các ngành chú trọng quan tâm. Do đó, viê êc xem xét sự sẵn sàng tham gia hoạt đô êng tổ chức kinh doanh du lịch nông thôn của cô êng đồng và người dân địa phương là mô êt thành phần quan trọng của tiềm năng phát triển du lịch nông 2 thôn vẫn còn là điều mới mẻ. Để thử đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của mô êt vùng, địa phương cụ thể theo hướng tiếp câ ên mới này, đề tài đã chọn địa bàn nghiên cứu thí điểm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bởi nơi đây có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm phát sinh nguồn du khách, vùng nông thôn giàu tính truyền thống, cảnh quan đa dạng, phong phú nhưng đang trong quá trình đô thị khá mạnh. Đó là lý do của đề tài nghiên cứu với tên gọi : Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục tiêu : Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nhiê êm vụ nghiên cứu : (1) Hệ thống hóa lý luận phát triển du lịch nông thôn theo hướng tiếp câ ên của đề tài ; (2) Xây dựng mô hình và phương pháp đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo quan điểm lý luâ ên của đề tài; (3) Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo mô hình vừa xây ; (4) Từ kết quả đánh giá trên, đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khảo sát các không gian sản xuất nông nghiê êp và không gian cư trú do người dân, cô êng đồng là chủ thể quản lý. LUẬN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Luận điểm 1. Du lịch nông thôn là xu hướng phát triển tất yếu của du lịch hiện đại. Phát triển du lịch nông thôn như công cụ góp phần phát triển nông thôn theo định hướng bền vững là hướng tiếp cận khá mới ở nước ta. Luận điểm 2. Sự tham gia của người dân và cộng đồng giữ vai trò then chốt cho phát triển du lịch nông thôn theo hướng tiếp cận này. Luận điểm 3. Vai trò chi đạo điều hành của nhà nước là một trong những tác nhân thúc đẩy có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của du lịch nông thôn theo hướng tiếp cận này. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Điểm mới 1. Đề tài đã đề cập đến cơ hội phát triển nông thôn bằng con đường du lịch và nhấn mạnh cộng đồng là nhân tố chính của phát triển du lịch nông thôn. Điểm mới 2. Đề tài đã hệ thống khung lý thuyết phát triển du lịch nông thôn theo định hướng bền vững và đề xuất mô hình và phương pháp đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn. 4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú nô êi dung nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn ở nước ta nói chung và mở đường cho các nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liê êu khoa học cho các nhà quản lý nông nghiê êp nông thôn trong vùng nghiên cứu làm căn cứ đề xuất các mô hình phát triển du lịch nông thôn. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN Đề tài thàm khảo 90 tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn trong nước và quốc tế. Trong đó có 35 tài liệu trong nước liên quan đến phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án dài 205 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 5 chương. Chương Mô êt. Cơ sở lý luâ ên. Chương Hai Phương pháp nghiên cứu và Thiết kế nghiên cứu. Chương Ba. Phương pháp đánh giá và Mô hình và phương pháp tiến hành đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chương Bốn. Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chương Năm. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn vùng KTTĐPN CHƯƠNG 1 5 CƠ SỞ LÝ LUÂÂN 1.1 Du lịch nông thôn 1.1.1 Các quan niệm về du lịch nông thôn Du lịch nông thôn nước ta theo quan điểm của đề tài : Du lịch nông thôn là các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng nông thôn, sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có của nông thôn phục vụ cho mục đích du lịch và có liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của vùng nông thôn đó. 1.1.2 Lịch sử phát triển du lịch nông thôn Du lịch nông thôn xuất hiện phổ biến bắt đầu từ những năm thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Chính nền đại công nghiệp và mức sống đô thị đã phát sinh số người sống ở thành phố ngày càng nhiều và nhu cầu nghi ngơi, giải trí của số dân này ngày một tăng ở khu vực nông thôn. Mặt khác, sự thoái trào của du lịch đại chúng và sự xuất hiện của du lịch đại chúng đã đa dạng hóa nhu cầu du lịch của du khách, nhiều vùng nông thôn truyền thống đã trở thành điểm đến du lịch của nhiều người du lịch, hình thành một xu hướng du lịch mới, đó chính là du lịch nông thôn 1.1.3 Phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia Kinh nghiệm phát triển nông thôn bằng con đường du lịch ở một số quốc gia. Đặc biệt các quốc gia đang phát triển châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh 1.1.4 Hình thức du lịch nông thôn : Du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên, du lịch văn hoá, du lịch làng xã, du lịch nông nghiệp 1.2 Phát triển du lịch ở khu vực nông thôn 6 1.2.1 Khái niệm nông thôn Du lịch nông thôn nước ta theo quan điểm của đề tài : Du lịch nông thôn là các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng nông thôn, sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có của nông thôn phục vụ cho mục đích du lịch và có liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của vùng nông thôn đó. 1.2.2 Đặc điểm nông thôn Nông thôn gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển Không riêng gì ở nước ta mà ở nhiều quốc gia khác, khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển như (1) diễn biến thời tiết cực đoan, thiên tai, biến đổi khí hậu ; (2) tác động của tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ; (3) đặc điểm nội tại của nền kinh tế nông thôn. Phần lớn tài nguyên du lịch ở vùng nông thôn Không riêng gì nước ta, trên thế giới phần lớn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ cho phát triển du lịch đều nằm ở vùng nông thôn 1.2.3 Phát triển nông thôn bằng con đường du lịch Hướng tiếp cận phát triển nông thôn bằng con đường du lịch là một hướng tiếp cận mới. Khai thác tổng hợp tài nguyên nông thôn nhằm đáp ứng các mục tiêu của các hướng tiếp cận nói trên : (1) phát triển nông nghiệp đa chức năng ; (2) xoá đói giảm nghèo ; (3) phát triển đời sống kinh tế, văn hoá và bảo tồn môi trường, cảnh quan nông 7 thôn 1.3 Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng 1.3.1 Vai trò cộng đồng trong phát triển du lịch Sự tham gia của cộng đồng tthường được công nhận là một ví dụ hoàn hảo của sự phát triển du lịch bền vững. Lý do chủ yếu là sự tham gia của cộng đồng địa phương và sự được hưởng lợi trong việc tổ chức kinh doanh du lịch ở nông thôn 1.3.2 Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng Tiến trình tham gia và vị thế của cộng đồng nâng dần qua từ vai trò tham gia, kiểm soát, quyết định nguồn lực cho đến vai trò tổ chức, quản lý và làm chủ. Từ vị thế chủ tài nguyên lên vị thế chủ tài nguyên và chủ khai thác tài nguyên. Cách tiếp cận du lịch vì người nghèo (PPT) mang lại lợi ích kinh tế- xã hội cho nhiều người hơn, mang tính xã hội hơn, đặc biệt phù hợp với các quốc gia đông dân, kinh tế người dân còn ở mức thấp. Chính mục đích hướng đến giảm nghèo đói ở nông thôn mà du lịch nông thôn được quan tâm phát triển như một công cụ phát triển nông thôn theo định hướng bền vững và được nhiều quốc gia áp dụng. 1.4 Các nhân tố phát triển du lịch nông thôn 1.4.1 Thành phần tiềm năng du lịch nông thôn Gồm (1) Nguồn khách du lịch nông thôn và quan niệm hành vi du lịch của họ ; (2) Cơ hội tham gia du lịch của các không gian du lịch nông thôn ; (3) Sự sẵn sàng tham gia du lịch của các chủ thể trong các không gian du lịch nông thôn 8 1.4.2 Điều kiện phát triển du lịch nông thôn Gồm (1) Điều kiện tiếp cận điểm đến du lịch nông thôn ; (2) Điều kiện môi trường vận hành du lịch nông thôn 1.5 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn 1.5.1 Khái niệm chung 1.5.2 Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn 1.5.2.1 Nghiên cứu trong nước Ở nước ta, các nghiên cứu cơ bản về phát triển du lịch nông thôn, hơn nữa, các nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn không nhiều, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy vậy, cũng có một số đề tài nghiên cứu du lịch có liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như năm 2005, PGS.TS Phạm Trung Lương đã cùng các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng và định hướng phát triển du lịch vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” . Tuy đây là đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung, chưa đề cập nhiều đến du lịch nông thôn nhưng kết quả của nghiên cứu là nền tảng khá quan trọng trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quát về vùng nghiên cứu. Có một số đề tài nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn nhưng địa bàn lại ở Ninh Bình, Thái Bình, Lâm Đồng, Yên Bái, Bát Tràng… của nhiều tác giả. Tuy chi mới là những nghiên cứu ban đầu nhưng các đề tài đã “cày vỡ” một vùng đất mới cho các nghiên cứu liên quan đến du lịch và nông thôn của nước ta. 1.5.2.2 Nghiên cứu ngoài nước 9 Năm 2000, Julianna Priskin, nghiên cứu đánh giá tài nguyên thiên nhiên cho du lịch dựa vào thiên nhiên ở vùng biển trung tâm Tây Úc. Kết quả nghiên cứu đưa ra 4 tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên là: (1) điểm tham quan; (2) khả năng truy cập; (3) cơ sở hạ tầng và (4) mức độ suy thoái môi trường. Tiềm năng của tài nguyên là việc cụ thể các tiêu chí kế trên như điểm tham quan là như mức độ đa dạng của điểm đến, khả năng truy cập là mức độ trở ngại sự truy cập, sơ sở hầng là hạng mục các nội dung hỗ trợ du lịch của hạ tầng và mức độ suy thoái là khả năng phục hồi của môi trường tự nhiên vùng nghiên cứu. Năm 2008, Jingjing Jiang, nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái nông thôn ở làng Tengtou, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về vai trò của cộng đồng và nhìn nhận cộng đồng là một trong những yếu tố tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch sinh thái nông thôn ở làng Tengtou, Trung Quốc. Năm 2012, Niranjan Das và Sujata Deori, thực hiện nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái ở công viên quốc gia Nameri, Ấn độ. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra 6 tiêu chí đánh giá gồm: (1) Tầm quan trọng; (2) Khả năng tiếp cận; (3) Tính mùa vụ; (4) tính mong manh, (5) tính giá trị Popularity; (6) khả năng cho phép. Nghiên cứu đã đề xuất thang đo 4 bậc, đánh giá dựa trên cung và cầu. Tiềm năng du lịch là tổng số bình quân của bình quân điểm số giữa cung và cầu cho tất cả các tiêu chí đó. 10 1.6 Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cúu Đề tài tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành. Phương pháp chính được sử dụng là các phương pháp lý thuyết định tính. Phương pháp thực nghiệm định lượng điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để hỗ trợ 2.2 Thiết kế nghiên cứu a. Nghiên cứu thăm dò xu hướng thị trường du lịch nông thôn được thiết kế cho địa bàn khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh; đối tượng khảo sát gồm 3 đối tượng học sinh, sinh viên, công chức. b. Nghiên cứu thăm dò sự sẵn sàng tham gia du lịch của các chủ thể nông thôn được thiết kế cho địa bàn tại các địa phương của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đối tượng khảo sát gồm (1) chủ trang trại ; (2) chủ nhà vườn ; (3) cộng đồng dân cư nơi cư trú thôn, ấp ; (4) chính quyền địa phương (cấp xã). CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 3.1 Phương pháp đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng KTTĐPN 11 Các bước tiến hành gồm 2 bước chính : (1) Đánh giá nội nghiệp gồm (a) đánh giá sơ bộ các điều kiện chung phát triển du lịch nông thôn ; (b) tình hình du lịch, nguồn phát sinh du khách ; (c) khả năng đáp ứng, thích nghi của tài nguyên du lịch chung và không gian điểm đến du lịch nông thôn ;(d) môi trường hoạt động cua du lịch nông thôn thông qua quan sát vai trò tác động thúc đẩy của các bên có liên quan đến sự phát triển của du lịch nông thôn. Dữ liệu đánh giá nội nghiệp chủ yếu là thông tin thứ cấp thu thập từ các nguồn nhằm đáp ưng mục tiêu đánh gía trên ; (2) Đánh giá ngoại nghiệp gồm (a) đánh giá kiểm tra thực tế các nội dung đánh giá nội nghiệp ; (b) đánh giá sự sẵn sàng tham gia du lịch của các chủ thể không gian điêm đến du lịch nông thôn ; (c) đánh giá xu hướng thị trường du lịch thông qua quan sát thăm dò quan niệ, hành vi của các đối tượng khảo sát. Dữ liệu phân tích đánh giá ngoại nghiệp chủ yếu là các số liệu sơ cấp thu được trong quá trình đánh giá. 3.2 Mô hình đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng KTTĐPN 3.2.1 Khung nhân tố phát triển du lịch nông thôn 3.2.2 Bộ tiêu chí đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn 3.2.3 Bộ chỉ báo đánh giá thành phần tiềm năng du lịch nông thôn 3.2.4 Bộ chỉ báo đánh giá điều kiện phát triển du lịch nông thôn 3.2.5 Bộ tiêu chuẩn đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn CHƯƠNG 4 12 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHUNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Kết quả đánh giá thành phần tiểm năng du lịch nông thôn 4.1.1 Nguồn khách du lịch nông thôn và quan niệm, hành vi của du khách nông thôn Đề tài khảo sát 3 đối tượng học sinh, sinh viên, viên chức sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh về quan niệm và hành vi du lịch nông thôn. Kết quả cho thấy quan niệm và hành vi của du khách về du lịch nông thôn khá phù hợp 4.1.2 Cơ hội tham gia du lịch của các không gian du lịch nông thôn Đề tài khảo sát hai không gian nông thôn có chủ thể quản lý là người dân và cộng đồng là không gian sản xuất nông nghiệp và không gian cư trú nông thôn. Vùng KTTĐPN được chia thành hai địa bàn quan sát là vùng Đông Nam Bộ và hai tinh LongAn, Tiền Giang của vùng KTTĐPN. Kết quả cho thấy cơ hội tham gia du lịch của không gian nông thôn có chủ thể quản lý là người dân và cộng đồng chi ở mức trung bình 4.1.3 Sự sẵn sàng của các chủ thể không gian du lịch nông thôn Đề tài đã khảo sát sự sẵn sàng tham gia du lịch nông thôn của người dân và cô êng đồng dân cư thông qua phỏng vấn bán cấu trúc 360 người đại diê ên cho các giới trong cô êng đồng 72 thôn, ấp tiêu biểu của 72 xã thuộc diện khảo sát. Các đại diện cộng đồng dân cư đều là người địa phương, độ tuổi 18 - 79 , nam giới chiếm tỷ lê ê 61,11%, nữ giới 38,89%., trình đô ê học vấn 76,77% tốt nghiê êp trung học phổ 13 thông trở lên. Các nội dung khảo sát lần lượt là (1) nhận thức về lợi ích của du lịch nông thôn ; (2) sự sẵn sàng lựa chọn du lịch nông thôn ;(3) năng lực tham gia. Kết quả đánh giá của đề tài, sự sẵn sàng của chủ nhà vườn và chính quyền cấp xã ở mức trung bình ; sự sẵn sàng của chủ trang trại và cộng đồng dân cư thôn ấp ở mức thấp. Đánh giá chung, sự sẵn sàng của chủ thể không gian điểm đến du lịch nông thôn ở mức thấp. Kết quả sự sẵn sàng của cộng đồng thôn, ấp ở mức thấp ; sự sẵn sàng của chính quyền địa phương ở mức trung bình. Đánh giá thành phần tiềm năng phát triển du lịch nông thôn Điều kiện tiếp cận điểm đến du lịch nông thôn Điều kiện hạ tầng giao thông, hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của vùng KTTĐPN ở mức khá thuận lợi cho phát triển du lich nông thôn Môi trường vận hành du lịch nông thôn Môi trường thể chế và vận hành cho du lịch nông thôn phát triên của vùng KTTĐPN ở mức rất thấp. Vai trò chi đạo của nhà nước, các Bộ ngành và địa phương trong phát triển du lịch nông thôn vùng KTTĐPN chưa rõ nét Kết quả đánh giá của đề tài cho thấy tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở mức trung bình, hạn chế ở sự tham gia của người dân địa phương và môi trường hoạt động thúc đẩy cho sự phát triển của du lịch nông thôn. 14 CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Cơ sở xây dựng định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phân tích SWOT hệ thống lãnh thổ du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 3 điểm mạnh, 9 điểm yếu, 7 cơ hội, 4 nguy cơ. Điểm mạnh cơ bản là tài nguyên du lịch, cơ sở hình thành điểm đến du lịch, loại hình và hoạt đô êng du lịch đa dạng, hấp dẫn. Điểm yếu cơ bản là sự sẵn sàng tham gia du lịch của người dân và cô êng đồng địa phương về nhâ ên thức và năng lực tổ chức hoạt đô êng kinh doanh du lịch còn ở mức thấp. Cơ hội chủ yếu để phát triển du lịch nông thôn ở các địa phương là chủ trương của Đảng và nhà nước về tiến hành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thách thức chủ yếu của du lịch nông thôn là những tác động tiêu cực biến đổi khí hâ êu, tiến trình hô êi nhâ pê nông nghiê êp với kinh tế thế giới, sự phát triển của các loại hình du lịch giải trí khác mang tính cạnh tranh cao. Trên cơ sở phân tích trên, đề tài đã đề xuất 13 giải pháp chiến lược cho phát triển du lịch nông thôn vùng nghiên cứu thuộc các nhóm S-O; W-O; S-T như : (1)Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ; (2) Tăng cường đối tác công tư và hợp tác quốc tế để đề xuất các mô hình tăng cường năng lực du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ; (3) Tăng cường đối tác công tư và hợp tác quốc tế để đề xuất các mô hình tăng cường năng lực du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng. Định hướng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 15 Định hướng không gian lãnh thổ du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Không gian cảnh quan sông Bé : Điểm nhấn cảnh quan thiên nhiên là sông Bé, cù lao Bạch Đằng, núi Bà Rá, hồ Thác Mơ, VQG Bù Gia Mập, VQG Nam Cát Tiên, sóc Bom Bo. Điểm nhấn cảnh quan nông nghiệp là các trang trại đồn điền sản vật tiêu Lộc Ninh, cao su, điều, cà phê, sầu riêng. Sản vật địa phương: Tiêu Lộc Ninh. Điểm nhấn cảnh quan làng quê các thôn ấp, phum sóc của dân cư thuộc các xã Bình Minh, Hòa Bình. Điểm nhấn văn hóa: văn hóa dân tộc người Stiêng, căn cứ địa kháng chiến, chiến khu D, khu tưởng niệm Phú Riềng Đỏ, chùa Quang Minh, hồ Suối Giai...khu vực Sóc Bom Bo...Căn cứ Bộ chi huy Miền, Sân bay Lộc Ninh, Nhà Giao tế, cửa khẩu Hoa Lư...Khu du lịch Suối Cam, Khu vực núi Bà Rá, Khu vực Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Khu vực hồ Thác Mơ, Khu vực Thác Đăk Mai, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Sông Đồng Nai, Trảng cỏ Bù Lạch Không gian cảnh quan sông Sài Gòn gồm một phần không gian các tinh thành phố là Tây Ninh, Bình Dương và TPHCM . Điểm nhấn cảnh quan thiên nhiên sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng, núi Bà Đen. Điểm nhân cảnh quan nông nghiệp tập quán nông nghiệp, ẩm thực truyền thống, sản vật mãng cầu bà Đen. Điểm nhân cảnh quan văn hóa di sản : di tích căn cứ địa cách mạng,Khu du lịch thắng cảnh Núi Bà, Tòa thánh Tây Ninh. Văn hóa lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, làng nghề và sản vật làng nghề: lễ hội vía Bà rằm tháng giêng núi Bà Đen. Loại hình dựa cộng đồng: Du lịch thiên nhiên, du 16 lịch văn hóa cộng đồng . Sản phẩm du lịch: du lịch giải trí, thám hiểm, nghi dưỡng, du lịch tâm linh Không gian cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông gồm một phần không gian tinh Tây Ninh và Long An. Điểm cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông: Tây Ninh lưu vực sông Vàm cỏ Đông với điểm nhấn sông Vàm cỏ Đông, VQG Lògò Xa mát, căn cứ TW cục miền Nam, tín ngưỡng tôn giáo Cao Đài, tập quán nông nghiệp, ẩm thực truyền thống, sản vật Tây Ninh, cửa khẩu xa Mát, cửa khẩu Mộc Bài, đường Xuyên Á, văn hóa Óc Eo. Không gian cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây – vùng Đồng Tháp Mười gồm một phần không gian tinh Long An và Tiền Giang. Điểm cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây: Long An lưu vực sông Vàm cỏ Tây, điểm nhấn sông vàm cỏ Tây, vùng đồng tháp mười, sản vật đồng tháp mười, hiện tượng thiên nhiên mùa nước nổi, Trung tâm dược liệu Đồng Tháp Mười, đất ngập nước Láng Sen, cửa khẩu Bình Hiệp, tập quán dân cư vùng ngập lũ. Du lịch sinh thái : Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Du lịch thiên nhiên sông Vàm Cỏ Tây- Du lịch nông nghiệp : Các rừng tràm và trang trại ở Long An Không gian cảnh quan sông Vàm Cỏ gồm một phần không gian tinh Long An và Tiền giang. Điểm cảnh quan sông Vàm Cỏ, cù lao Long Hựu, vàm Nhật Tảo. Du lịch Văn hóa – Lịch sử : Vàm Nhật Tảo 17 Không gian cảnh quan sông Tiền phần thượng lưu Điểm cảnh quan sông Tiền,: Tiền Giang lưu vực sông tiền Giang, phần thượng lưu, điểm nhấn sông Mê Kông, văn hóa Óc Eo, tập quán nông nghiệp, vùng chuyên canh cây ăn trái, sản vật cây ăn trái các loại. Không gian cảnh quan sông Tiền phần hạ lưu tiếp giáp Biển Đông. Tập quán nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt, thủy hải sản, ẩm thực truyền thống, huyện cù lao Tân Phú Đông. Một số điểm đến du lịch tiêu biểu hiện có: Du lịch thiên nhiên: Du lịch sông Tiền, du lịch cửa đại, cửa tiểu, du lịch biển Tân Thành. Du lịch nông nghiệp: các vườn cây trái ở Tân Phú Đông Không gian cảnh quan Cần Giờ - Biển Đông Điểm cảnh quan Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh: điểm nhấn rừng ngập mặn Cần Giờ Không gian cảnh quan Bà Rịa – Xuyên Mộc Điểm cảnh quan Bà Rịa – Xuyên Mộc tiếp giáp biển Đông: Vũng Tàu, tiếp giáp biển Đông tập quán nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt, thủy hải sản, tập quán nông nghiệp, ẩm thực truyền thống, trang trại, đồn điền, KBT Bình Châu - Phước Bửu, cảnh quan biển Bình Châu – Hồ Cốc, Lộc An, Khu di tích lịch sử núi Minh Đạm, Khu tưởng niệm Võ Thị Sáu Không gian cảnh quan thượng lưu Đồng Nai Điểm nhấn tài nguyên thiên nhiên; sông Đồng Nai, Đá chồng, Thác Mai, Suối Mơ, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Hệ thống các trang trại lớn là một trong những tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp trên nền trang trại ở Đồng Nai. Địa hình đồi dốc thoai thoải, quang cảnh bạt ngàn 18 của các diện tích cây công nghiệp dài ngày dễ giúp Đồng Nai hình thành những con đường du lịch nông nghiệp điển hình. Khu du lịch lân cận: Khu du lịch Thác Giang Điền ( Trảng Bom) Không gian cảnh quan hạ lưu Đồng Nai Điểm nhấn tài nguyên thiên nhiên là sông Đồng Nai, sông La Ngà, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai - Vĩnh Cửu, Khu bảo tồn thiên nhiên – di tích lịch sử Mã Đà, hồ Trị An, hồ Song Mây, , làng bưởi Tân Triều, lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm. Cảnh quan trang trại, nhà vườn hồ tiêu, điều, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt. Điểm nhấn tài nguyên nhân văn là Trung ương cục Miền Nam, Khu di tích mộ cổ Hàng Gòn , làng cổ Bến Gỗ, Cù Lao Phố, làng gốm mỹ nghệ Bửu Hòa, cảnh quan làng quê ven sông, đồi núi thấp. Du lịch thiên nhiên ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng; du lịch nông nghiệp trên các trang trại cây ăn trái như chôm chôm, bưởi…Điểm du lịch lân cận: khu du lịch Bửu Long - hồ Long Ẩn, sân golf sông Mây 5.2.2 Định hướng liên kết khai thác không gian lãnh thổ du lịch a. Tuyến du lịch nông thôn Tuyến du lịch nông thôn gắn với các tài nguyên văn hóa: tuyến du lịch tâm linh, tuyến du lịch lịch sử , tuyến chùa chiềng , tuyến du lịch văn hóa lịch sử , tuyến du lịch văn hóa kiến trúc, tuyến khảo cổ… Tuyến du lịch nông nghiệp như: Tuyến du lịch “con đường vàng đen” qua các địa phương trồng hồ tiêu nổi tiếng như Phước Long -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan