Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đạo làm người trong thơ văn nguyễn đình chiểu ...

Tài liệu đạo làm người trong thơ văn nguyễn đình chiểu

.PDF
76
722
64

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT  ĐẠO LÀM NGƯỜI TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm đạo làm người 1.2 Bối cảnh xã hội và cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu 1.2.1 Bối cảnh xã hội 1.2.2 Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu 1.3 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu Chương 2: ĐẠO LÀM NGƯỜI TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 2.1 Qua đề tài, chủ đề 2.1.1 Khắc họa hiện thực bi hùng trên vùng đất Phương Nam 2.1.2 Vấn đề vận mệnh dân tộc 2.1.3 Niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai của dân tộc 2.2 Qua hình tượng người anh hùng 2.2.1 Người anh hùng đánh Tây 2.2.2 Ví trí, tầm vốc người anh hùng đánh Tây 2.2.3 Khí tiết, nhân cách người anh hùng 2.3 Các mối quan hệ được phản ánh trong thơ 2.3.1 Đối với vua – người làm chủ đất nước 2.3.2 Đối với nhân dân 2.3.3 Đối với chữ hiếu – nghĩa 2 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐẠO LÀM NGƯỜI TRONG THƠ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 3.1 Ngôn ngữ 3.1.1 Từ ngữ địa phương 3.1.2 Từ hán việt 3.1.3 Điển tích, điển cố 3.2 Giọng điệu 3.2.1 Giọng bi thương, thống thiết 3.2.2 Giọng hào hùng, trang trọng 3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.3.1 Ngoại hình nhân vật 3.3.2 Nội tâm nhân vật PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Đình Chiểu được biết đến là một nhà thơ lớn của dân tộc ta, đời sống và sự nghiệp văn chương của ông là một tấm gương sáng, nêu cao được địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đồng thời cũng nêu cao sứ mệnh của người chiến sĩ trên bình diện văn hóa và tư tưởng, thơ văn ông luôn ẩn chứa một quan niệm sống mà người dân Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều cố gắng thực hiện và hoàn thiện quan niệm đó. Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có niềm tin vững chắc vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu của dòng văn học yêu nước chống Pháp. Ngay từ ngày đầu tiên Pháp nổ tiếng súng đầu tiên vào Đà Nẵng, chính thức xâm lược nước ta nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã có những tác phẩm thể hiện bao quát được hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ ở nhiều phương diện. Lòng yêu nước thương dân của ông có thể nói là không gì sánh bằng, lòng căm thù giặt tột độ và dứt khoát, luôn giữ tấm lòng trong sạch và ý chí kiên cường, dứt khoát của một nhà nho yêu nước. Thơ văn ông là những trang sử hào hùng của dân tộc trong giai đoạn khó khăn gian khổ, không những là bằng chứng lịch sử sống mà nó còn là vũ khí cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân và dân tộc. Tuy không trực tiếp cầm súng giết giặc nhưng thơ văn ông đã nun nấu lòng căm thù giặc của lớp lớp người dân yêu nước Việt Nam lên cao độ. Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương của một người sống quên mình, sống và cống hiến cho quê hương dân tộc, cuộc đời của ông có thể nói rằng luôn sống cho dân và chết cũng vì dân, ông luôn ở bên cạnh họ để thấu hiểu và kịp thời giúp đỡ. Cái nhìn của ông về người nông dân sớm tối bên ruộng cày đã có tiến bộ vượt bậc hơn rất nhiều vị tiền bối trước đó, cái nhìn của ông về người nông dân ở giai đoạn này là cái nhìn đồng cảm sâu sắc, là tấm lòng yêu thương dân của người trí thức yêu nước, cùng chung số phận và cảnh ngộ và tấm lòng yêu nước, căm thù gót giày của bọn thực dân xâm lược. Từng trang thơ, trang văn của ông đã ghi nhận lại một thời kì quân dân ta đã hào hùng chống giặc ngoại xâm, ở đó cũng đã thể hiện được quan điểm của nhà nho về cuộc chiến tranh phi nghĩa, những người dân chân lắm tay bùn, chỉ quen với ruộng cày sống bình dị trên quê hương mình nhưng khi có giặc ngoại xâm họ sẵn sàng đem mạng sống của mình để bảo vệ gia đình, quê hương. Cũng như họ, một nhà nho, Nguyễn Đình Chiểu vẫn sẵn sàng đứng vào hàng ngũ của nhân dân để kêu gọi,cổ vũ và chiến đấu hết mình. 4 Có thể nói, nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu là nhắc đến những trang lịch sử hào hùng chiến đấu chống giặc Pháp của dân ta, ở đó không chỉ thể hiện tấm lòng yêu nước mà còn là quan điểm sống, làm người của ông và nhân dân ta trong lúc nước nhà có binh biến. Nhận thấy được giá trị của vấn đề, người viết muốn tìm hiểu và phân tích rõ hơn về vấn đề “ Đạo làm người qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” và chọn vấn đề trên làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 1. Lịch sử vấn đề Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là tác giả của vùng đất Nam Bộ mà còn là nhà thơ nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Dù cuộc đời riêng gặp nhiều bất hạnh nhưng không vì thế mà buông xuôi. Nguyễn Đình Chiểu đã khiến mọi người khâm phục cả về tài năng và ý chí vươn lên của bản thân ông. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn càng sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.[4;36] một số quan điểm của các nhà phê bình, nghiên cứu như: Nguyễn Phong Nam, Trần Thanh Mai…, nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau qua một số công trình tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, kỉ niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ; Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình; Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm,… cụ thể: Quyển “Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, kỉ niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ (1822 – 1972)”[14] có: Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ về việc kỉ niệm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu; tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu; diễn văn của Hà Huy Giáp “bài học sống, chiến đấu và lao động nghệ thuật của nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu” đọc trong lễ kỉ niệm lần thứ 150 ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu. Bài viết của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và các bài nghiên cứu, phê bình thơ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu xoay quanh vấn đề Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và laoi động nghệ thuật. Trần Thanh Mại có nhận định: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu khi thì hào hùng cảm khái, khi thì tha thiết, lâm li, nhiều đoạn uyển chuyển, du dương, nhiều đoạnn lại sôi nổi, mạnh mẽ. So với giai đoạn trước xâm lăng, rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu có một bước tiến về nghệ thuật, điều này thể hiện bước tiến mới của nhà thơ về tư tưởng.”[14;Tr289]. Cũng trong quyển này tác giả Trần Văn Giàu cũng đã đề cặp đến đạo làm người trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu cũng như trong chính con người ông. 5 Quyển “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của người trí thức Việt Nam”[5] đã nghiên cứu về truyền thống của người tri thức Việt Nam, thái độ của Nguyễn Đình Chiểu trước nạn ngoại xâm, khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc sống và thơ văn của ông: “…Trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã luôn tỏa sáng một tinh thần lạc quan, lòng yêu quý nhân dân, niềm tin sâu sắc ở thắng lợi của chính nghĩa, ở tài năng và đạo đức con người”[5;Tr35]. Quyển “Lịch sử văn học tập 4A. Giai đoạn I:1858 – đầu thế kỉ XX”[12], Phan Côn và Lê Chí Viễn có viết: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giúp ta thấy rõ quan thêm quá trình đấu tranh anh dũng của dân tộc trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó nung nấu chí căm thù giặc và tay sai đến cao độ. Nó kích thích và động viên tinh thần chiến đấu tiêu diệt quân thù. Nó nuôi dưỡng nhiệt huyết xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc. Đúng như Hoài Thanh đã nói: “Cách mạng càng ngày càng tiến lên, vai trò của quần chúng ngày càng nổi bật thì lại càng đưa ta về gần với Nguyễn Đình Chiểu và qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta càng gắn bó với những con người đã sáng tạo ra non nước này, đã chiến đấu và bảo vệ nó và giờ đây vẫn không ngừng phấn đấu hy sinh để xây dựng cuộc sống tự do, hạnh phúc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngọn lửa yêu nước, ngọn lửa chính nghĩa hừng hực trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giờ đây vẫn còn là một cỗ vũ lớn cho sự nghiệp cách mạng nước ta”[12;Tr68]. Quyển Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [11] Trần Thanh Mại trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu, lá cờ đầu của thơ văn yêu nước của thời kì cận đại viết: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mang nhiều giá trị hiện thực, tràn đầy tính nhân dân và dân tộc. Nó phản ánh khá chân thực khí thế quật cường bất khuất của dân tộc ta khoảng nửa sau thế kỉ XX. Cả một thời đại đau thương và oanh liệt đã truyền hơi thở nóng hổi của nó vào lịch sử, các bài văn tế và thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, tiếp cho những áng thơ văn này một sức sống sôi sục, nhờ đó có một tác dụng động viên, tuyên truyền mạnh liệt [11;Tr210]. Quyển “Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình” [11], đã giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu, và trích dẫn một số bài phê bình về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở các khía cạnh khác nhau. Bài viết của Đặng Thai Mai có nhận định: “Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là một khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn 6 xâm lược Pháp” ngay từ ngày đầu chúng mới đặt chân lên xâm lược đất Việt Nam” [11;Tr177] Nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu, nhìn chung đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết phản ánh ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và nội dung nghệ thuật qua thơ văn ông, nhưng cũng có thể thấy rằng vấn đề Đạo làm người trong thơ văn ông là một vấn đề bao trùm trong các bài nghiên cứu, nó hầu hết đều được nhắc đến nhưng chỉ ở góc độ kèm theo khi phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề khác chứ chưa phải là vấn đề trọng tâm mà tác giả các bài viết muốn làm sáng tỏ. Tuy nhiên các công trình trên sẽ là những cứ liệu vô cùng quý giá cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này, với phần kiến thức học được còn nhiều hạn chế, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu thực hiện đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm khảo sát rõ hơn về lẽ sống ở đời, đạo làm người qua tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, cũng như lòng yêu nước của ông và của cả một dân tộc ở cuối thế kỉ XIX. Tìm hiểu đề tài không những giúp chúng tôi tích lũy thêm kiến thức rõ hơn và toàn diện hơn về Nguyễn Đình Chiểu, mà còn được góp một phần nhỏ của mình vào việc nghiên cứu giá trị thơ văn của ông. Đồng thời việc nghiên cứu một tác gia ở thế kỉ XIX, một giai đoạn đau thương và oanh liệt của dân tộc là cách để thế hệ trẻ chúng tôi nhắc nhở nhau sống xứng đáng với các bậc cha anh đã giữ nước bằng xương máu như thế nào. Và đây cũng là một cách để lưu giữ tên tuổi và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu theo cùng năm tháng. Trong giai đoạn nước ta đang trên đà phát triển và gia nhập vào nền công nghiệp khó tránh khỏi những hạn chế, nhất là khi sự phát triển nhanh sẽ khiến con người quên đi nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp nhất là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, qua bài viết này chúng tôi rất mong đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình bảo tồn các nét đẹp về giá trị đạo đức của con người Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ khảo sát “Đạo làm người trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu” ở phương diện đề tài, chủ đề và qua hình tượng tính cách nhân vật để làm sáng tỏ vấn đề đạo làm người trong thơ văn ông. 7 Thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ dựa trên một số tài liệu tham khảo liên quan đến đời sống và sự nghiệp sáng tác của ông. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt đề tài, chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu các cứ liệu của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đạo làm người trong văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu và các vấn đề có liên quan. Bài viết này chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với chứng minh để nghiên cứu, một số biện pháp khác cũng được sử dụng để làm nổi bật đề tài như so sánh, đối chiếu. 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 . Khái niệm đạo làm người Dân tộc ta tuy không có những triết gia nổi tiếng để lại những tác phẩm kinh điển như Khổng Tử, Lão nhưng dân tộc Việt Nam cũng là một dân tộc có lịch sử lâu đời với ngàn năm văn hiến, cũng có những bài học lâu đời về đạo lý làm người được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ kia qua hệ thống truyện kể dân gian, ca dao, tục ngữ. Không là tác phẩm thành văn cũng không có người duy nhất tạo ra nên đạo lý sống ở đời chủ yếu được truyền miệng để hướng đến việc rèn luyện đạo đức, hoàn thiện tính cách nhân phẩm con người. Đạo lý truyền thống dân tộc Việt Nam chủ yếu được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của hàng ngàn năm lịch sử và phù hợp với tâm hồn, tính cách, hoàn cảnh sống của con người Việt Nam. Đạo là những nguyên tắc, tiêu chí xuất phát từ tâm hồn, điều chỉnh nhân cách cũng như cách hành xử của mỗi cá nhân trong đời sống cũng như trong tất cả các mối quan hệ với xã hội và quan hệ với tự nhiên, chính vì thế nên đạo lý truyền thống của dân tộc ta cũng biến đổi theo từng hoàn cảnh sống, tùy theo hoàn cảnh và con người cụ thể mà có những cách ứng xử khác nhau cho phù hợp. Đạo lý và truyền thống sẽ biến đổi khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước đã trải qua rất nhiều biến cố trong lịch sử từ nội chiến đến giặc ngoại xâm, cũng chính vì vậy ,mà một trong những đạo lý truyền thống của dân tộc ta chính là đạo yêu nước, cái đạo trước tiên mà con người Việt Nam nào cũng có sẵn trong tâm, yêu nước là yêu vua người thủ lĩnh của dân tộc, lãnh đạo nhân dân trong mọi hoàn cảnh. Vua là cánh chim đầu đàn của nước là hiện thân của lẽ phải, niềm tin và quyền lợi của cả cộng động thế nên yêu vua, trung với vua là trách nhiệm và quyền lợi. Mỗi một cá nhân tham gia vào công cuộc bảo vệ đất nước, trung thành giúp vua dựng nước và giữ nước tạo nên sức mạnh cộng đồng, bảo vệ quyền lợi của tập thể và cho cả cá nhân tham gia. Người làm vua cũng phải biết thực hiện trách nhiệm của người đại diện cho quyền lợi của nhân dân, biết và hiểu được mong ước của dân, tạo nên cuộc sống thanh bình và ấm no cho dân tộc mình. Mối quan hệ vua với dân là mối quan hệ không thể tách rời, vua muốn giữ được nước duy trì quyền lực cũng phải dựa vào sức dân, trong việc hành xử phải giữ đúng đạo quân thần, phải lấy việc nhân nghĩa 9 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi làm trên hết. Vua mà có nhân có nghĩa dân mới theo và trung thành. Các triều đại hưng thịnh trong lịch sử cũng là các triều đại biết dựa và sức dân, khoan dân, người trên kẻ dưới đồng lòng đã tạo ra nhiều kì tích vẻ vang trong lịch sử dân tộc. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (Nguyễn Trãi) Minh chứng là Nguyễn Trãi và Lê Lợi cũng đã phát huy tư tưởng nhân nghĩa của truyền thống dân tộc lên mức cao hơn, đánh tan quân xâm lược, đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân. Như Nguyễn Du đã từng nói “chữ tâm kia bằng ba chữ tài”, đạo lý truyền thống của dân tộc ta cũng vậy cái tâm là cái cốt lõi quan trọng nhất của con người sống ở đời, là nguồn gốc của những lẽ sống khác. Cái tâm là cái lòng mà người có cái lòng thì là người có quan hệ với xã hội và thiên nhiên theo đạo làm người, người có lòng là người có ý thức về đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, là người có giá trị tồn tại trong xã hội với các mối quan hệ tốt đẹp. Phẩm chất, giá trị của con người được tôn vinh khi biến cố xảy đến với cuộc đời như đất nước có giặc ngoại xâm, gạt qua những mất mác mà đứng vào hàng ngũ yêu nước chống lại giặc xâm lược bảo vệ bờ cõi quê hương. Để có một ý thức cá nhân hoàn thiện thì mỗi cá nhân đều phải có một nền tảng vững chắc, mà nền tảng vững chắc của mỗi cá nhân là gia đình, gia đình cũng chính là nền tảng của xã hội, là nơi sản sinh nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. cho nên việc giáo dục từ truyền thống gia đình là vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Đạo làm người trong mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình và giữa gia đình với xã hội là vô cùng quan trọng, các mối quan hệ này được đề cập rất nhiều trong đời sống của con người Việt Nam. Người Việt Nam ta trong cuộc sống hằng ngày họ trân trọng tình nghĩa không màn tiền tài, họ rất ít bị chi phối bởi tiền tài và danh vọng: “Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo Nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo. (Ca dao) 10 Đạo làm người trong mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm mà nó xuất phát từ trái tim, tình cảm dành cho nhau không toan tính thiệt hơn giữa những người thân. Thể hiện đạo làm người một cách trọn vẹn trong mối quan hệ gia đình là đạo hiếu, hiếu với ông bà cha mẹ, đấng sinh thành dạy dỗ cũng là một trong những đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” (Ca dao) Ơn sinh thành là cái ơn phải trả trọn kiếp mà không kêu nài hay than trách, mỗi cá nhân trong gia đình phải có nghĩa vụ và bổn phận hiếu với cha mẹ, ông bà. Mỗi cá nhân chúng ta đều có tổ có tông, đều có cội nguồn dân tộc, đều đó hết sức thiêng liêng và cao quí. Mỗi cá nhân không chỉ hiếu với đấng sinh thành mà còn hiếu cả với các bậc có ơn tái tạo, là cha ông ta với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước: “Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (Tục ngữ) Nhân dân ta thờ cúng các vị khai thiên lập địa như ông bà cha mẹ để tỏ lòng biết ơn cũng như lòng thành kính đối với các bậc, đó là một trong những phẩm chất đẹp của người Việt Nam. Con cái đối đãi với cha mẹ là vậy, sự kì vọng về con cái mình của các bậc làm cha làm mẹ luôn quan tâm đến con của mình, họ truyền dạy tư tưởng cũng như đạo đức tốt đẹp mà họ lĩnh hội được từ cuộc sống, họ mong ước con mình có thể “ Quan tông diệu tổ” làm rạng danh gia tộc, là người thành danh có đạo đức cao. Họ truyền dại cách ứng xử với tất cả các mối quan hệ cho con mình từ quan hệ gia đình đến quan hệ xã hội, đối với ông bà cha mẹ là hiếu thảo, đối với anh em phải đối đãi bằng tình nghĩa và đối với xã hội là tình thương đồng loại, các bậc cha mẹ luôn tạo cho con mình một hành trang vững chắc bước vào xã hội. Đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam đặt đạo đức làm đầu, người Việt Nam cũng đánh giá con người qua đạo đức của họ, đức mà không có thì cái tài cũng bằng không. 11 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Tuy không khuôn sáo hay gò bó nhưng đạo lý truyền thống Việt Nam cũng có những quy chuẩn nhất định để đánh giá một con người qua lối hành xử của người đó, không những phải trung với thủ lĩnh, hiếu với ông bà cha mà còn phải có tình nghĩa với anh em, tình thương với đồng loại. Và cũng trong các mối quan hệ thường ngày trong xã hội con người phải khẳng đỉnh phẩm giá của mình bằng chữ tín, tấm lòng trung thực với các mối quan hệ xã hội. Đối đãi với con người bằng tấm lòng nhân hậu, khoan dung. “Nghèo cho sạch rách cho thơm”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Tất cả những phẩm chất đó từ lâu đợi đã trở thành thước để đo giá trị của một con người, không thành văn nhưng mỗi một phẩm chất đã đi vào trong xương cốt suy nghĩ của người dân Việt Nam trong việc nhìn nhận một con người. Con người được đánh giá qua tiêu chuẩn của cộng đồng, cộng đồng đó là cộng đồng nhiều thế hệ duy trì từ thế hệ này qua thế hệ kia. Việt Nam là một nước Phương Đông, từ ngàn xưa con người đã tin vào thần thánh, tin có thượng đế, có các vị phật tồn tại ở cõi tiên mà người thường không tiếp xúc được. Và trong tâm thức của người Việt Nam đều có một lòng tin nhất định vào “Ông trời”. Họ tin rằng ông trời có mắt, ông ở trên cao có thể thấy tất cả mọi việc làm của con người, ông sẽ giúp đỡ khi con người cần hay trừng phạt con người khi họ phạm sai lầm. Các bậc thần linh đi vào tâm thức của con người Việt Nam như một lẽ thường, họ đặt niềm tin một cách chân thành và trong sáng, cũng chính vì có niềm tin vững chắc vào lực lượng siêu nhiên như ông trời có thể làm được tất cả mọi người mà con người mới hướng đến những điều tốt lành để được ban thưởng chứ không phạm sai lầm để bị chừng trị. Đó là mục tiêu đểcon người tiếp tục cuộc sống, trở thành hữu ích. Đạo lý truyền thống dân tộc Việt Nam không thiếu mảng nào về tư tưởng, đạo đức và cả trong lối sống, khoát họa nên một nước Việt Nam giàu truyền thống dân tộc được dựng nên từ những đạo lý hết sức bình thường mà cao quý được đúc kết từ cuộc sống. Tuy không phải là người đặt nền mống cho tư tư tưởng nhân nghĩa nhưng Nguyễn Đình Chiểu là người đã có công khoác họa một cách rõ nét về tâm hồn cũng như tính cách của người Việt Nam, ông không phải nhà triết học không đưa vào tác phẩm của mình quá nhiều những đạo lý khuôn sáo, nhưng trong mỗi một tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là một tính cách của con người việt nam, trung, hiếu, tín nghĩa 12 không thiếu một đức tính nào, giản dị mà cao quí làm sao cái con người mù lòa xứ Đồng Nai. Ở tác phẩm đầu tay Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng lối tự thuật để xây dựng nên một nhân vật Lục Vân Tiên nổi trội vể lòng hiếu và cách ứng xử của một đấng nam nhi trong các mối quan hệ khác, Lục Vân Tiên khóc mẹ mà mù cả hai mắt, bỏ cả công danh trước mắt để về chịu ttang mẹ, tấm lòng chung thủy và nghĩa tình với Kiều Nguyệt Nga, đối với đầy tớ như Kim Đồng không hề khinh miệt hay xem nhẹ, lại đối với Hớn Minh, Tử Trực một lòng huynh đệ đối với người ơn lại càng trân trọng. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên một cách đầy lí tưởng như mơ ước của mọi người về một người quân tử. Trong mối quan hệ với gia đình Lục Vân Tiên là người con hiếu thảo, luôn để cha mẹ lên trên hết, đối với xã hội chàng là người thanh niên nao nức được cống hiến. Mong muốn của Nguyễn Đình Chiểu khi xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên phải chăng là để thực hiện nguyện vọng của cá nhân ông, khi phần lớn những biến cố trong cuộc đời ông đều xuất hiện ở nhân vật, nhân vật là người mang đầy lý tưởng nhân nghĩa, một anh hùng đích thực. Lục Vân Tiên đã đi vào lòng nhân dân như một anh hùng thực thụ khi cứu Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi bọn côn đồ dưới diện mạo của một thư sinh thấy chuyện bất bình ra tay tương trợ, chứ không phải là một anh hùng hiên ngang từ trước, chính vì lẽ đó mà chàng thanh niên này đã tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân và đặt hết kì vọng của mình vào chàng. Cũng chính vì thế mà lý tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu cũng được đánh giá cao khi việc nhân nghĩa ở đây không quá xa vời mà nó bình thường và giản dị. Nhân Sư trong tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp cũng là con người mang tư tưởng nhân nghĩa. Là một nhà nho có tài đức nhưng gặp lúc đất nước gặp nạn ngoại xâm, xã hội suy thoái, lòng dân bắn loạn, ông phải rời xa chốn thị phi mà lánh mình. Đến đây thì nhiệt huyết sức trẻ trong Lục Vân Tiên hay Hớn Minh không còn xuất hiện nữa, vì Nhân sư giờ là một lão nhân không còn sức để hô hoán trên chuyến tuyến chống giặc nữa, mỗi người đều có gánh nặng trên vai không đủ sức để gồng gánh trên cả hai con đường như những thanh niên không vướn bận như trước kia. Dù cho sự hùng dũng không còn nơi ông thầy thuốc già như ngày trước nữa nhưng tư tưởng nhân nghĩa của ông vẫn sáng ngời. Không thể chống đối bằng sức mạnh, Nhân Sư chỉ có thể bất hợp tác với giặc, chỉ vì lực bất tòng tâm nên mới chịu bó tay, nhưng không hề buông xuôi mà than thở, 13 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi nhịp thở căm hận quân thù vẫn đập đều đặn, không đủ sức mạnh về thể lực để đương đầu với bọn giặc hung tàn, thế nhưng về tinh thần vẫn đủ là những cuộc đối đầu mãnh liệt với những âm mưu lôi kéo của phe đối nghịch. Nhân Sư xông mù cả hai mắt trước hết là không phải đem sức của mình giúp đỡ cho bọn cướp nước, thái độ phản kháng bất hợp tác của Nhân Sư đã tỏ rõ thái độ căm thù và lòng yêu nước sâu sắc, một lòng vì nghĩa lớn. Dù mang danh là một nhà nho ẩn dật, xông mù mắt để yên thân nhưng những điều ông thầy thuốc này còn làm nhiều hơn thế nữa, Nhân Sư mượn chuyện y thuật chữa bệnh cứu người để nói đến chuyện nước chuyện thế sự, ông không hô hào mà âm thầm một phương tìm kiếm và bàn luận về việc cứu nước, cứu dân. Có thể thấy Nhân Sư là một người có nhân cách cao quý, mang trong người lý tưởng nhân nghĩa cứu nước cứu dân. Qua các nhân vật được xây dựng trong tác phẩm của ông, phần nào ta đã thấy được cái chất trong con người của nhà thơ mù xứ Đồng Nai – Nguyễn Đình Chiểu, cho dù là cuộc đời có bao nhiêu bi kịch đau thương thì mục đích sống của ông vẫn là sống vì dân, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì đối tượng mà Nguyễn Đình Chiểu hướng đến phục vụ đều là nhân dân. Dù là một nhà nho thuộc giai cấp phong kiến nhưng ở ông chúng ta thấy được sự tiến bộ về tư tưởng, mặc dù chưa thoát khỏi hoàn toàn giai cấp nhưng những đều mà một nhà nho như ông đã làm trong giai đoạn đó đã mang màu sắc của nhân dân. Ở Nguyễn Đình Chiểu ta thấy xuất phát lý tưởng nhân nghĩa vời vợi như vậy đều từ một tấm lòng yêu thương quê hương đất nước mình, yêu dân tộc, ông được biết đến là một người con có hiếu, ông hiếu với cha với mẹ mình là đều hiển nhiên khi ông đã có bậc sinh thành quá đổi yêu thương ông, mẹ ông là người đã trực tiếp truyền dạy cho ông những lẽ sống ở đời, cái đạo của một đấng nam nhi. Cuộc đời có nhiều biến cố dạy ông lẽ sống ở đời, và ông đã truyền cái tinh thần đó vào thơ văn của mình. Truyện thơ văn không phải là nơi để ông giải trí mà là nơi ông bày tỏ nổi lòng, bày tỏ tâm tư của một người dân mất nước, rõ ràng không một phút giây nào ông xao lãng việc nước, và kể từ khi đất nước có giặc ngoại xâm không đủ điều kiện để đứng lên chống giặc như bao nghĩa sĩ, ông vẫn là hậu phương vững chắc cho các bậc anh hùng xông pha nơi trận tuyến, thơ văn ông mang đầy lý tưởng. Những lời dạy từ người mẹ hiền cùng những kiến thức ông ông học được từ cửa khổng sân trình và trong chính cuộc đời mình, không phải là triết gia nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã làm cho dân tộc phải ghi tên mình bởi phẩm chất tốt đẹp của một nhà nho yêu nước, cách sống, cách làm, cách nghĩ của ông đã làm cho cả thế hệ phải 14 nghiêng đầu bái phục, ông có một trái tim dành trọn cho dân, cho nước, ông thở cùng nhịp thở của dân tộc, nhịp thở ấy đã đi cùng ông suốt những giây phút cuối cùng. Dù là ở khía cạnh nào của đạo lý truyền thống dân tộc – cái đạo làm người thì Nguyễn Đình Chiểu đều để lại những dấu ấn sâu sắc. 1.2. Bối cảnh xã hội và cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu 1.2.1 Bối cảnh xã hội Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam, sự kiện này đã ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến mọi tầng lớp người trong xã hội nước ta lúc bấy giờ. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp đã có rất nhiều cuộc đấu tranh nổ ra chống lại bọn xâm lược tàn bạo. Lúc đầu giai cấp phong kiến còn tỏ ra kháng cự càng về sau thì lộ rõ bộ mặt nhúc nhác, cắt hết phần đất này đấn phần đất khác chia cho giặc. Vào thời điểm này nhân dân bùn nổ vừa để chống lại giặc xâm lược vừa chống lại triều đình giai cấp phong kiến yếu kém. Đã có rất nhiều vị lãnh tụ nghĩa quân đứng lên tập hợp nhân dân kháng chiến tuy thất bại nhưng đã để lại tinh thần kháng chiến không khuất phục trước một thế lực hung tàn nào, và cũng để lại nhiều bài học cho các cuộc khởi nghĩa thắng lợi về sau. Càng chứng tỏ được sức mạnh của lực lượng quần chúng nhân dân, tinh thần yêu nước đã ghi vào lịch sử một giai đoạn đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Trước biến cố xã hội nhiều tầng lớp trong xã hội nước ta đã bị phân hóa một cách rõ rệch, đã có nhiều tầng lớp mới xuất hiện nổi bật nhất là giai cấp vô sản chủ yếu là nông dân. Sự xuất hiện cũng như mất đi của các giai cấp đã tạo ra không ít sự thay đổi trong xã hội. Đối với văn học giai đoạn này mang cho mình một diện mạo mới, trong giai đoạn đất nước lâm nguy văn học đã gắn liền với chính trị và trở thành công cụ phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị. Đòi hỏi văn học phải phản ánh kịp thời những vấn đề trọng tâm và nóng hổi nhất. Văn học giai đoạn này mang tính thời sự. Bên cạnh đó nhiều tác phẩm yêu nước ra đời, ghi lại những năm tháng đau thương mà hào hùng oanh liệt của dân tộc ta, đó là những bằng chứng tố cáo tội ác của bọn xâm lược, kêu gọi cỗ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước đặc biệt là nhân dân Nam kỳ, tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước chống Pháp không thể không nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu, ông là ngọn cờ tiên phong của dòng văn học này đã có rất nhiều tác phẩm của ông ra đời làm sống lại những năm tháng oanh liệt và mất mác của dân tộc trong suốt bề dày lịch sử. 15 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 1.2.2 Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Đình Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ra tại Gia Định, Sài Gòn. Thân sinh cụ đồ chiểu là Nguyễn Đình Huy người tỉnh Thừa Thiên là thơ lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là bà Trương Thị Thiệt người Gia Định. Tuổi niên thiếu Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ, những cuộc nỗi dậy của đồng bào dân tộc bị triều đình Huế đàn áp, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã gây ra những bão táp kinh hoàng đến gia đình Nguyễn Đình Chiểu, cha ông phải bỏ trốn ra Huế, bị cách chức, sau này mới trở vào Nam đón Nguyễn Đình Chiểu và đem gửi ông ở nhờ nhà một người bạn để ăn học. Cuộc sống tám năm ở Huế đã giúp ông nhận rõ sự thối nác và phức tạp của triều đình và đồng thời vùng đất này cũng đã dạy cho ông nhiều truyền thống văn hóa của vùng đất đế đô. Năm 1843 ông thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định, năm 25 tuổi ông trở ra Huế tiếp tục học tập để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì hay tin mẹ mất. Trên đường trở về chịu tang mẹ vì khóc thương quá độ, ông lâm bệnh và mù cả hai mắt. Sau khi hết tang mẹ, ông mở trường dạy học ở Gia Định, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn yêu nước. Khoảng thời gian này ông sống gắn bó với nhân dân và càng hiểu về người nông dân hơn. Trong thời gian này tác phẩm Lục Vân Tiên ra đời, một tác phẩm tự truyện mang ý nghĩa sâu sắc về đạo sống ở đời, mang lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân. Ở đây ông cũng đã cưới bà Lê Thị Điền là em gái một học trọ mộ nghĩa của ông. Năm 1858 Pháp chính thức xâm lược Việt Nam và đã chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình về quê ở huyện Cần Giuộc, và tại nơi đây ông cũng đã mộ nghĩa các nghĩa quân tấn công đồn Đông Dương ông đã viết nên bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, một tác phẩm bất hủ ngợi ca những người “dân ấp dân lân” đã anh dũng hy sinh chống phá đồn địch, tạo nên sĩ khí ngất trời trong lòng dân tộc. Tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu, một tác phẩm công kích kẻ địch lợi dụng tôn giáo gây tổn hại cho nhân dân, và cũng phê phán những con người thờ ơ vô trách nhiệm với dân với nước. Khi ba tỉnh miền Đông rơi vào tay giặc, không khuất phục sống trong vòng vây của địch ông cùng gia đình xuôi về huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre ngày nay, tại vùng đất hào hùng này ông tiếp tục công việc bốc thuốc chữa bệnh cho dân và giữ mối quan hệ 16 chặt chẽ với các bậc sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông,…Năm 1864, Trương Định hy sinh, xót thương cho một tướng quân yêu nước thương dân, xuôi theo bụng dân phải mang tiếng nghịch thần Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế với mười hai bài thơ liên hoàn để đưa tiễn và ghi nhận công lao của vị tướng quân này, và tiếp đó ông cũng đã viết mười bài thơ điếu để ghi nhận một người bạn hương sư của ông khi xưa là Phan Tòng khi ông hy sinh trong trận Giồng Gạch, cả hai vị đều là những bậc anh hùng, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng những tình cảm cao đẹp nhất cho hai vị anh hùng. Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác rất nhiều thơ văn bi tráng, tiếc thương những kẻ sĩ, đồng bào cùng những người bạn đồng liêu của ông đã hy sinh oanh liệt trong trận chiến chống lại thực dân xâm lược và triều đình phong kiến. Lòng yêu nước thương dân vô độ của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nhất trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, tất cả tình yêu thương nhân dân đã được ông bày tỏ nỗi xót thương và lòng khăm phục những con người giản dị làm việc thanh cao. Tỏ rõ ông là một con người biết nhân biết nghĩa, yêu quý những con người giản dị bên ruồng cày kia. Nếu tác phẩm này là tác phẩm thể hiện lòng yêu nước thương dân một cách sâu sắc thì tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp, là đỉnh cao trong sáng tác của ông, tác phẩm này ông đã dồn tất cả tâm huyết vào lúc cuối đời, thể hiện rõ quan điểm của nhà thơ về vận mệnh dân tộc, thể hiện một tấm lòng yêu nước thương dân vô hạn, không một phút giây nào ông xao lãng việc nước việc dân, đến đây ông đã có cái nhìn hoàn thiện về người nông dân cũng như nhận rõ bộ mặt của triều đình phong kiến. Vùng đất Ba Tri không phải là nơi sinh ra ông nhưng là nơi tái sinh tâm hồn tư tưởng của ông đưa nó lên một tầm nhận thức mới về xã hội và con người cũng như thời thế. Ông xứng đáng được ghi tên mình vào lòng dân tộc Việt Nam. 1.2 Sự nghiệp văn chương Văn chương chưa phải là toàn bộ sự nghiệp của ông, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu còn lớn hơn nhiều. Ông không chỉ là một nhà văn mà còn là một thầy giáo, một thầy thuốc, một nhà tư tưởng, nhưng văn chương của ông đồ sộ đủ trở thành một sự nghiệp riêng. Sự nghiệp thơ văn của ông đã đưa ông lên địa vị của một người mở đầu cho dòng văn học yêu nước và là ngôi sao sáng trong bầu trời văn học nghệ thuật dân tộc trong thời cận đại. Gía trị tư tưởng trong các tác phẩm của ông là những bài học vô 17 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi cùng quý giá, đó là đạo đức nhân nghĩa yêu nước của ông kết tinh của những nguyện vọng và ý chí của những người nông dân đã hy sinh xương máu để dựng nước và giữ nước. Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu sáng tác sau khi mù, hầu hết các tác phẩm đều viết bằng chữ nôm. Căn cứ vào nội dung có thể chia sáng tác của ông thành hai giai đoạn: trước khi Pháp xâm lược Nam kỳ ông viết Lục Vân Tiên, một tác phẩm đầu tay mang tính tự truyện, truyền bá đạo lý truyền thống của dân tộc ta. Đỉnh cao trong sáng tác của ông phải kể đến sau khi Pháp xâm lược Nam kỳ, ông là ngọn cờ tiên phong cho dòng văn học yêu nước ở giai đoạn này, ông viết nhiều hơn với nhiều thể loại phong phú, tác phẩm đánh dấu cho dòng văn học yêu nước là bài thơ Chạy giặc. Tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp được viết với nội dung xoay quanh việc chữa bệnh nhưng mang một tư tưởng lớn về lòng yêu nước. Các bài thơ đường luật, các bài Hịch, Văn tế,… tiêu biểu như Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh, các bài thơ điếu và văn tế Trương Định, Phan Tòng,…Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh tây hay Hịch đánh chuột,… Trong toàn bộ các tác phẩm của ông không một tác phẩm nào mang tính du hí, vui chơi thanh nhàn mà đều mang một nỗi lòng của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu từ thời bình đến thời chiến. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông là một bài học lớn về lòng yêu nước, về việc sử dụng văn chương là vũ khí chiến đấu không ngừng nghĩ, ông là tấm gương cho lớp lớp người dân tộc Việt Nam phấn đấu trở thành nhất là trong giai đoạn hiện nay. 18 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG ĐẠO LÀM NGƯỜI TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 2.1 Qua đề tài, chủ đề Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn đau thương của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Nhà thơ mù xứ Đồng Nai đã có những áng văn thể hiện cụ thể tình hình đất nước lúc bấy giờ, mỗi một tác phẩm của ông đều mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc cùng tính khích lệ, cỗ vũ nghĩa quân và nhân dân chống lại gót giày của bọn xâm lược. Cho dù là trước khi Pháp xâm lược hay đang trong giai đoạn Pháp dầy xéo lên tất đất ngọn rau của dân tộc thì Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn ông đều hướng về nông dân, hướng đến cuộc sống ấm êm bên đồng ruộng. Hình tượng thơ mang tính cách dáng vóc của con người Nam Bộ chất phác, thật thà. Họ sống hết lòng hết với những con người biết ân biết nghĩa, họ những người nông dân chỉ quen với cuộc sống bên đồng ruộng vậy mà khi đất nước lâm nguy họ sẵn sàng đứng lên chống lại bọn cướp nước để giữ gìn chén cơm, manh áo và sự thanh bình cho quê hương đất nước. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã ghi nhận vào thơ văn những con người mang khí phách của những bậc anh hùng và cả những con người bình dị. 2.1.1 Khắc họa hiện thực bi hùng trên vùng đất phương Nam Có thể nói rằng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là kết tinh cao nhất của nền văn học yêu nước sục sôi ở Miền Nam vào thời kì bấy giờ. Tính hiện thực trong thơ văn của ông rất sâu sắc, không chỉ tái hiện lại hiện thực lúc bấy giờ mà Nguyễn Đình Chiểu đã không quên ghi nhận lại tính cách, ý chí bất khuất, chân thành và yêu nước của những người dân ấp, dân lân sớm hôm bên ruộng đồng. Với lòng yêu nước thương dân sâu sắc Nguyễn Đình Chiểu một nhà nho đã sẵn sàng bước vào hàng ngũ của những người nông dân tay lắm chân bùn, chất phác thật thà để cùng họ đấu tranh chống lại quân cướp nước. Bằng ngòi bút của mình Nguyễn Đình Chiểu đã vạch trần tất cả âm mưu và sự tàn độc của thực dân Pháp khi đánh chiếm nước ta, và giai cấp phong kiến thì hèn nhác, nhu nhược đẩy dân ta vào vòng cơ 19 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi cực. Nguyễn Đình Chiểu đã kháng chiến bằng chính ngòi bút của mình, ông chiến đấu bằng tâm của một người dân yêu nước, đưa văn học trở thành vũ khí chiến đấu. Chạy giặc là một bài thơ đánh dấu nhiều bước ngoặc của Nguyễn Đình Chiểu, khi mà tác phẩm này đã đánh dấu lại sự kiện Pháp chính thức đánh chiếm nước ta, gieo đau thương lên thân xác của những người dân lương thiện,…và bài thơ “chạy giặc” cũng đã đánh dấu cách nhìn mới của Nguyễn Đình Chiểu về thời cuộc và giai cấp thống trị để đồng cảm với người dân sâu sắc, ông đã cảm nhận bằng tâm của một nhà nho để có những vần thơ sau: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây Một bàn cờ thế phút sa tay!” (Chạy giặc) Hiện thực đang diễn ra, làng quê yên bình với những buổi chợ, rôm rả tiếng người mua bán giờ đây là tiếng súng, hơi thở của bọn cướp nước đang tiến gần vào đời sống của nhân dân. Triều đình thất thủ, nhu nhược đứng nhìn quân xâm lược làm xáo trộn đời sống của người dân, cướp đi sự bình dị của họ và thay vào đó là sự chết chóc, tan thương. Nguyễn Đình Chiểu đã ghi nhận lại buổi tan chợ bình yên bị náo động bởi tiếng súng,báo hiệu thời thế đã khác, tiếng súng báo hiệu quân ta thất thủ, báo hiệu bọn cướp nước đang ngan nhiên tung hoành trên bờ cõi của đất nước, báo hiệu sự bình yên đã mất đi, báo hiệu cho đau thương và mất mác. Chỉ gọn trong hai câu thơ, mà tác giả đã gửi đến cho người đọc rất nhiều thông tin, thôi rồi “bàn cờ thế” đã sa tay, đau đớn biết bao khi phải kết câu bằng hai tiếng sa tay, thôi rồi tất cả xem như hết, cơ đồ đất nước lung lay, đời sống yên bình của người dân cũng mất bởi tiếng súng tây, bởi bàn cờ thế đã không còn. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay Bến nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” (Chạy giặc) Ôi đau đớn biết bao nhiêu khi diễn cảnh đau thương đang diễn ra trước mắt, lũ trẻ lơ xơ chạy mất nhà, bầy chim mất tổ bay dáo dác không chốn về, hiện thực đau đớn cho những sinh linh bé nhỏ cần được che chở, vậy mà chúng đang chịu cảnh chia lìa, mất mác do hai từ “chiến tranh” mang lại, hai từ chiến tranh sao mà xa vời quá, sao mà 20 đau đớn quá những bước chân hoản loạn trước cảnh khói lửa mà chẳng biết đi về đâu, nhà của chúng đâu chúng đang phải chạy lơ xơ với sự kinh sợ ghê gớm, những cánh chim non giữa bầu trời mịt mù khói lửa chẳng biết bay về đâu. Với những từ ngữ giản dị mà đã vẽ lại khung cảnh tan tác, khốc liệt mà chiến tranh tạo ra cho vùng đất thanh bình,…nhà thơ mù đã cô động lại nỗi đau bằng những cụm từ “lơ xơ chạy”, “dáo dác bay”, “mất ổ” lại làm tăng thêm hàm xúc cho sự hoản loạn và kinh hoàng cực độ, nhà thơ mù đã cảm nhận bằng tâm những nổi đau của cảnh chạy giặc đau thương của người dân. Nguyễn Đình Chiểu đã và đang cảm nhận sự mất mác của xứ sở, của quê hương giàu có, trù phú một vùng nay của cải tiêu tan, nhuốm màu chiến tranh tàn phá, để lên án bọn cướp nước đang vơ vét của cải, chà đạp nhân dân ta. Thương dân ta bao nhiêu thì lòng căm thù giặc của ông tăng lên bấy nhiêu, chúng giết chóc, cướp phá đất đai nhà cửa làm cho một vùng đất yên bình trù phú này “tan bọt nước”, “nhuốm màu mây” trong phút chốc. Cảm thương dân bằng cái tâm của một người chí sĩ yêu nước ông đau trước nỗi đau của nhân dân, ông thương cho số phận những con người gắn liền với hai tiếng “dân đen” vậy mà giờ đây những con người gánh lấy hậu quả của hai từ chiến tranh không ai khác chính là họ “dân đen” những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Cũng kể từ đây những người dân thân mang manh áo vải đi vào thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu hay nói cách khác đi vào con người ông một cách thấm thía và sâu sắc. Nguyễn Đình Chiểu kể từ giây phút này đã đứng vào hàng ngủ của nhân dân, cùng nổi đau và cùng chuyến tuyến với dân tộc, cùng đau những nổi đau mà dân ta đang hứng chịu từ sự cướp phá tàn độc của bọn thực dân, chúng đã thẳng tay tàn sát dân ta. Chính những đều đó lại nung nấu sự phẫn uất và căm thù lên tột độ, họ những con người yêu nước phải rời quê cha đất tổ, xa lánh bọn gian ác, man rợ kia. Bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn là một nỗi đau không gì thấu được nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã cùng nhân dân rời bỏ xứ sở khi quê hương đã rơi vào tay giặc: “Vì câu danh nghĩa phải đi xa Day muỗi thuyền Nam dạ xót xa” (Từ biệt cố nhân) Nguyễn Đình Chiểu vì câu danh nghĩa nên phải quay muỗi thuyền đi xa mà lòng dạ vẫn xót xa không yên như thế, thì có thể thấy rằng cụ và biết bao nhiêu con người phải rời bỏ quê hương của mình trong phút chóc như vậy thì nổi đau đó còn lớn và xé 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan