Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế đầu tư trực tiếp của trung quốc tại việt nam tác động và một số vấn đề đặt ra...

Tài liệu đầu tư trực tiếp của trung quốc tại việt nam tác động và một số vấn đề đặt ra

.PDF
22
423
124

Mô tả:

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: tác động và một số vấn đề đặt ra Nguyễn Thu Hằng Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS. Chu Đức Dũng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc. Phân tích thực trạng tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam. Nghiên cứu tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Trung Quốc vào Việt Nam, cả tác động tích cực và tiêu cực. Dự báo triển vọng đầu tư của trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới (đến 2020). Đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới. Keywords. Kinh tế thế giới; Kinh tế quốc tế; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Trung Quốc; Việt Nam Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam chính thức ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài từ năm 1987. Trong 25 năm qua, có thể nói hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của nước ta. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn chiếm gần 30%. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước, tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, hiện chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (kể cả dầu thô), tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế mới, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng hiện đại hoá, thúc đẩy tính cạnh tranh trong nước… Vì vậy, chính sách nước ta cần đưa ra những thông điệp rõ ràng về định hướng thu hút FDI từ các nước trên thế giới. Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Đức, đứng thứ 2 thế giới về ngoại thương. Năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới về đầu tư ra nước ngoài. Đến 2020, Trung Quốc có nhiều khả năng trở thành nhà đầu tư dẫn đầu thế giới. Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới và là một nước có ảnh hưởng quan trong ở châu Á. Trung Quốc và Việt Nam lại là những nước láng giềng, không những gần gũi về địa lý, lại đã từng có mối quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài. Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng như: cùng là những nước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp cũ sang cơ chế thị trường, cùng là những nước kiên trì định hướng XHCN, và có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội. Trong điều kiện đó, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khả năng thuận lợi để trở thành những đối tác chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam cho đến nay chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng FDI vào Việt Nam. Xét từ lợi ích của Việt Nam, FDI từ Trung Quốc cũng đang nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục. Trước tình hình đó, để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình trong thời kỳ mới, Việt Nam cần tận dụng cơ hội thu hút FDI của Trung Quốc, đồng thời có đối sách thích hợp nhằm hạn chế các tác động bất lợi từ FDI của Trung Quốc. Đó chính là lý do tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: Tác động và một số vấn đề đặt ra”. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, mặc dù luồng ra của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng và trở thành hiện tượng gây chú ý với giới học giả, nhưng số lượng các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn chưa nhiều. Càng có ít nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chủ đề “ Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: Tác động và một số vấn đề đặt ra”. Các nghiên cứu ở nước ngoài: Vấn đề đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã dành đươc sự quan tâm đáng kể ở các tổ chức quốc tế như WB, ADB và được thực hiện ở nhiều Viện nghiên cứu lớn của các quốc gia như: Viện nghiên cứu Chiến lược Luân Đôn, Viện nghiên cứu kinh tế thế giới Kiel (CHLB Đức), Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới Trung Quốc... Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình của các học giả nổi tiếng nghiên cứu về đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc như Robert Taylor, Antkiewicz, Whalley, Yevgeniya Korniyenko, Toshiaki Sakatsume, Caihua Zhu, Lina Lian, Dylan Sutherland, Jian Chen, Edward M. Graham... Lina Lian, năm 2011, trong công trình nghiên cứu của mình Overview of Outward FDI Flows of China (Tổng quan về dòng FDI ra nước ngoài của Trung Quốc), đã nghiên cứu khá sâu sắc về các động lực của hoạt động FDI ra nước ngoài của Trung Quốc. Các động lực đó là: sự chiếm lĩnh tài nguyên thiên nhiên và một số tài sản chiến lược khác như công nghệ, thương hiệu, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá quan hệ đầu tư, bành trướng và gây ảnh hưởng về mặt ngoại giao và chính trị… Robert Taylor (2007), với công trình nghiên cứu Globalization Strategies of Chinese Companies (Các chiến lược toàn cầu hóa của các công ty Trung Quốc), đã nghiên cứu về các hình thức mà các công ty Trung Quốc thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Đó là các hình thức như: công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh và công ty cổ phần hay hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tác giả cũng phân tích xu hướng tiến triển của các hình thức này: từ công ty liên doanh là chủ yếu đến công ty 100% vốn nước ngoài là chủ yếu. Về tác động của hoạt động FDI từ các doanh nghiệp Trung Quốc, nghiên cứu nổi bật nhất là của hai tác giả Yevgeniya Korniyenko và Toshiaki Sakatsume, trong tác phẩm Chinese investment in the transition countries (Đầu tư của Trung Quốc vào các nền kinh tế quá độ), công bố năm 2009. Nghiên cứu này nêu bật những tác động tích cực cũng như tiêu cực của FDI Trung Quốc đến các nước chuyển đổi. Nghiên cứu này cũng thảo luận ba vấn đề chính sách nảy sinh từ hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp này. Nó bao gồm (i) hỗ trợ tài chính của chính phủ cho các thương vụ M&A; (ii) tính minh bạch trong hoạt động thu mua lại; và (iii) các lo ngại về chính sách của chính phủ các nước sở tại đối với hoạt động mua lại và sát nhập. Shujie Yaoa, Dylan Sutherlanda và Jian Chen, trong bài báo China’s Outward FDI and Resource-Seeking Strategy (FDI ra nước ngoài của Trung Quốc và chiến lược tìm kiếm nguồn lực), công bố năm 2010, đã đi sâu phân tích cơn khát năng lượng của Trung Quốc và việc đẩy mạnh chính sách săn lùng nguồn tài nguyên thiên nhiên củaTrung Quốc ở bên ngoài trong hiện tại và cả trong tương lai. Tác giả cho rằng cơ sở của chính sách săn lùng nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc là do sự phát triển kinh tế quá nóng của Trung Quốc trong những năm gần đây, và sự nghèo nàn cũng như thiếu hụt trầm trọng trong cơ cấu tài nguyên chiến lược của Trung Quốc. Các nghiên cứu trong nước: Trong khi số lượng các nghiên cứu về luồng FDI đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là tương đối nhiều và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục gia tăng cùng với thực tế bùng nổ luồng vốn FDI từ Trung Quốc đổ ra thế giới, thì còn khá ít các nghiên cứu hệ thống về luồng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Bảo “Đại hội 16 với vấn đề kiên trì thực hiện mục tiêu “thu hút nguồn vào” và “mở rộng nguồn ra”. Nâng cao toàn diên mức độ mở cửa đối ngoại” (2003) đã trình bày sự phát triển của chính sách “đi ra ngoài” của Trung Quốc” từ ý tưởng đến một chính sách hoàn chỉnh. Đặc biệt, tác giả đã luận giải những điều kiện để thực hiện chính sách “đi ra ngoài”: đó là xây dựng qui hoạch, thay đổi cơ chế chính sách, phải tạo lập được những doanh nghiệp đầu tầu trong nước và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Tác giả Lê Tuấn Thanh, trong bài viết “Đặc điểm của đầu tư Trung Quốc vào Việt nam từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay” (2006) đã trình bày một cách khái quát các mặt của FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ 1991-2007 như: tốc độ tăng vốn, qui mô tăng vốn, số dự án, hình thức đầu tư, địa bàn đầu tư, ngành đầu tư… Trong đó, tác giả có đưa ra những nhận xét về tác động tích cực cũng như những mặt còn tồn tại của FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra triển vọng tốt đẹp của quan hệ đầu tư giữa hai nước trong những năm sắp tới. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thái Quốc, "Thực trạng và chính sách đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và Ấn Độ - Nghiên cứu so sánh", năm 2007, đã trình bày rất rõ chính sách đầu tư nước ngoài của Trung Quốc những năm gần đây cũng như cơ sở của chính sách này. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Hoa “Đầu tư trực tiếpnước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua”, năm 2010, tác giả đã trình bày những động thái mới trong đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn mới 2001- 2010, trong đó nêu bật những thay đổi quan trọng về tốc độ và qui mô vốn, cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng… Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích những cơ sở chính trị - pháp lý của quan hệ đầu tư giữa hai nước, đó là các Hiệp định kinh tế, Hiệp định thương mại, Hiệp định đầu tư được ký kết giữa hai nước từ trước đến nay. Nghiên cứu của hai tác giả Hoàng Xuân Hoà và Trần thị Thanh Nga “Đầu tư ra nước ngoài - chính sách phát triển mới của Trung Quốc” (2006) đã phân tích khá sâu sắc về chiến lược “đi ra ngoài” của Trung Quốc với sự đi sâu làm rõ những cơ sở khách quan và chủ quan của chiến lược này: đó là khát vọng mở rộng thị trường của các nhà đầu tư Trung Quốc, ý đồ chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới nhằm phục vụ nền kinh tế phát triển nóng ở trong nước, mong muốn chuyển dịch một số ngành và cơ sở sản xuất đã bão hoà ra bên ngoài, trốn thuế và tránh một số rào cản thương mại đầu tư ở trong nước… Đồng thời, các tác giả này cũng nêu bật một số đặc điểm của FDI Trung Quốc ra bên ngoài như: địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, ngành đầu tư… Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về FDI của Trung Quốc ra nước ngoài là những tài liệu đáng quí. Những nghiên cứu này tương đối phong phú và đã đạt được những kết quả nhất định. Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã nêu rõ được bối cảnh và sự cần thiết khách quan của chính sách “đi ra ngoài” của Trung Quốc” nói chung cũng như vào Việt Nam nói riêng. Thứ hai, các công trình trước đây cũng đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong nội dung thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam như: mục đích thu hút FDI, tốc độ thu hút FDI, qui mô thu hút FDI, lĩnh vực thu hút FDI, địa bàn thu hút FDI, hình thức thu hút FDI... Thứ ba, các công trình nói trên cũng đã đề cập chủ yếu tới những tác động tích cực và một số mặt tiêu cực của việc thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam. Thứ tư, một số giải pháp nhằm thúc đẩy FDI của Trung Quốc cũng đã được đưa ra và phân tích. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên vẫn còn thiếu vắng các vấn đề như: thứ nhất, các công trình nói trên chưa đi sâu nghiên cứu những đặc điểm đặc biệt của quan hệ đầu tư giữa hai nước Việt - Trung, những tác động của quan hệ chính trị, nhân tố chính phủ chi phối trong đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam. Thứ hai, các công trình trước đây chưa đề cập sâu đến những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc nói chung trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thứ ba, về triển vọng của quan hệ đầu tư giữa hai nước trong những năm sắp tới, các công trình nghiên cứu trước đây cũng chỉ đưa ra những dự báo màu hồng, mà ít chú ý đến tính chất hai mặt của quan hệ đầu tư giữa hai nước. Thứ tư, trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả chủ yếu chỉ phân tích FDI của Trung Quốc vào Việt Nam, trong khi đó ít so sánh với FDI của Trung Quốc vào các nước khác, nhất là những nước ASEAN. Có thể nói, đây là khoảng trống trong nghiên cứu về hoạt động FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng khắc phục những nhược điểm của các công trình nghiên cứu đi trước, đưa ra một nghiên cứu tương đối khái quát và hệ thống về vấn đề này.. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn a. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn này là tìm hiểu động thái, đặc điểm của dòng FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính chất gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục tiêu, luận văn đã đặt ra cần hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc. - Phân tích thực trạng tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam - Nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam, cả tác động tích cực và tiêu cực - Dự báo triển vọng đầu tư của trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới (đến 2020) - Đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa Trung Quôc và Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận văn a. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Phạm vi không gian: tại các tỉnh thành thuộc lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ sau giai đoạn những năm 1990 của thế kỷ 20 đến nay, nghiên cứu triển vọng trong tầm nhìn đến 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, logích-lịch sử, phương pháp phân tích kinh tế quốc tế … - Đề tài cố gắng sử dụng những nguồn số liệu đáng tin cậy như: những số liệu công bố chính thức của Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Bộ thương mại Trung Quốc, số liệu của các Viện nghiên cứu lớn như Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới Trung Quốc, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới Việt nam. Đề tài cũng cố gắng sử dụng các sách báo cũng như các tài liệu của các tác giả nghiên cứu có tên tuổi trong và ngoài nước. 6. Dự kiến đóng góp mới - Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và đánh giá nghiêm túc về thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam từ 1991 đến nay. - Tổng hợp, phân tích và đưa ra các quan điểm về một vấn đề đang nổi lên là những mặt tồn tại và hạn chế của dòng FDI Trung Quốc vào Việt Nam. Lý giải các nguyên nhân. - Dự báo triển vọng hai mặt của FDI Trung Quốc vào Việt Nam - Đưa ra một số giải pháp tính chất khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu và nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 4 chương: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu dòng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng, đặc điểm dòng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Chƣơng 3: Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam Chƣơng 4: Triển vọng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới và một số giải pháp gợi ý. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 1.1.1. Khái niệm FDI Hiện nay, có nhiều định nghĩa về FDI. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản từ một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là tiêu chí để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, các nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, tổ chức đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản ở nước ngoài nói trên được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) lại có một định nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó, người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI. Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lại đưa ra khái niệm: Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Trong đó, nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết và điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty. Tại Việt Nam, theo Khoản 3, điều 2, chương 11 Luật Đầu tư năm 2005 đưa ra khái niệm: Đầu tư trực tiếp là hình thực đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Tuy các định nghĩa có khác nhau về câu chữ nhưng tựu chung đều nói về một quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài, là hình thức đầu tư của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được phân biệt với đầu tư gián tiếp nước ngoài, hay FPI (Foreign Portfolio Investment). FPI chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp như trong hình thức đầu tư trực tiếp FDI. Trong hai hình thức đầu tư nêu trên thì đầu tư trực tiếp FDI được các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn ưa thích hơn đầu tư gián tiếp FPI. Bởi lẽ, FDI bảo đảm sự ổn định hơn về dòng đầu tư, kèm theo đó là các tác động đến chuyển giao công nghệ, tri thức quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của nước nhận đầu tư,... 1.1.2. Phân loại FDI + Phân loại theo bản chất đầu tư: Đầu tư phương tiện hoạt động hay đầu tư mới; Mua lại và sáp nhập (M&A) + Phân theo tính chất dòng vốn: Vốn chứng khoán; Vốn tái đầu tư + Phân theo động cơ của nhà đầu tư: Đầu tư tìm kiếm thị trường; Đầu tư tìm kiếm hiệm quả; Đầu tư tìm kiếm nguồn lực 1.1.3. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Lý luận về ưu thế độc quyền + Lý thuyết chung về vòng đời sản phẩm: + Thuyết cầu thành hữu cơ của sản phẩm + Lý thuyết về phân tán rủi ro: Lý luận này gồm hai thuyết là đầu tư ra nước ngoài để phân tán rủi ro và thuyết đa dạng hóa sản phẩm để phân tán rủi ro. + Lý thuyết về lợi thế so sánh 1.1.4. Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư Các tác động tích cực. + Bổ sung cho nguồn vốn trong nước + Chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý + Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu + Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công + Tăng nguồn thu ngân sách Những tác động tiêu cực + Nguồn FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia chi phối. Vì vậy các nước nhận đầu tư phải phụ thuộc vào vốn, công nghệ, thị trường và hệ thống mạng lưới tiêu thụ của các nước xuất khẩu tư bản. + Mục tiêu của bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều mong muốn thu hồi vốn nhanh và có được nhiều lợi nhuận. Có hai khuynh hướng thường xảy ra: (1) Đưa các thiết bị công nghệ hiện đại vào nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh mà không tính đến chất lượng và số lượng lao động hiện có của nước sở tại. Kết quả là mặc dù tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, có thêm nhiều ngành nghề mới nhưng người lao động vẫn thiếu việc làm. Số lượng lao động dư thừa vẫn không được giải quyết. (2) Tận dụng các thiết bị công nghệ đã cũ và lạc hậu chuyển giao các nước tiếp nhận đầu tư. + Tình trạng chuyển giá thông qua thủ thuật nâng giá chi phí đầu vào + Tác động tiêu cực lên cán cân thanh toán + Tác động tiêu cực và thôn tính lên các công ty nội địa + Ngoài ra nước tiếp nhận nguồn vốn FDI có thể gặp một số bất lợi, hạn chế khác. (1) Chi phí cho việc thu hút ĐTTTNN khá cao. (2) Sản xuất hàng hóa không thích hợp. (3) Ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thu hút FDI 1.2.1. Xu hướng hội nhập quốc tế thúc đẩy FDI Toàn cầu hoá và hội nhập KTQT đã trở thành một xu thế tất yếu và là con đường phát triển tốt nhất của các quốc gia. Theo tinh thần đó, Trung Quốc đã tích cực hội nhập KTQT từ nhiều năm nay, đặc biệt sau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Chính phủ Trung Quốc đã đàm phán hơn 100 Hiệp định thương mại và đầu tư song phương hoặc đa phương. Nếu như trước đây đó là cơ sở cho hoạt động thu hút FDI của trung Quốc, thì nay đó là cơ sở cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. 1.2.2. Vị thế mới của Trung Quốc trong bản đồ dòng FDI ra nước ngoài của thế giới a. Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến lược “đi ra ngoài” Cùng với trào lưu của các nước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất tích cực trong hoạt động đầu tư ở bên ngoài. Cơ sở của chiến lược “đi ra ngoài” của Trung Quốc. Thứ nhất, hiện Trung Quốc là nước có nguồn ngoại tệ lớn nhất thế giới, và cũng là nhà đầu tư có lượng vốn lớn nhất thế giới. Thứ hai, rrong những năm gần đây, tiềm lực của các doanh nghiệp Trung quốc đã mạnh lên một cách đáng kể. Thứ ba, việc đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc trước hết nhằm đạt được nhiều mục đích: mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tài nguyên cố hữu từ trước đến nay, cũng như phục vụ nền kinh tế "quá nóng" của Trung Quốc hiện nay; nhằm điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đẩy những ngành sản xuất mà Trung Quốc đã bão hoà ra nước ngoài; khắc phục sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD. .. b. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang tăng lên mạnh mẽ, nhất là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 Xu hướng này hiện nay vẫn tiếp tục, do nguồn dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc ngày càng tăng và là chìa khóa cho các chính sách của chính phủ. Nguồn thu từ các khoản đầu tư ra nước ngoài hiện nay Trung Quốc cộng với các khoản thặng dư thương mại giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Sự phát triển nhanh chóng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc phản ánh không chỉ sự trưởng thành và hội nhập của nền kinh tế Trung Quốc mà nó còn cho thấy nhu cầu mở rộng nguồn cung ra nước ngoài của Trung Quốc với việc tăng thị trường mới, và cả việc xuất khẩu các tiến bộ công nghệ. c. Động lực của FDI ra nước ngoài của Trung Quốc. + Tiếp cận với nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng: + Thu mua công nghệ, thương hiệu, và bí quyết kinh doanh + Thu mua thương hiệu. + Giảm sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa. + Giao dịch “Khứ hồi” – hoạt động chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc rồi sau đó đầu tư trở lại như một khoản đầu tư mới để đáp ứng tiêu chuẩn nhằm hưởng các khoản ưu đãi thuế đặc biệt dành cho đầu tư nước ngoài. + Tránh các rào cản thương mại Quốc tế. d. Đặc điểm của dòng FDI Trung Quốc ra nước ngoài + Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc được phân tán rộng rãi, dàn trải và với quy mô nhỏ. + Hoạt động đầu tư nước ngoài của Trung Quốc thường được điều tiết bởi Chính phủ + Phân bố địa lý: Định hướng FDI Trung Quốc thường vào các mục tiêu như: tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn tài sản chiến lược (cả công nghệ và thương hiệu), tìm kiếm và mở rộng thị trường. Do vậy, FDI của Trung Quốc thường hướng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ giàu có về những tài nguyên này. Châu Á, châu Phi, và châu Mỹ LaTinh là những địa bàn quan trọng và truyền thống của Trung Quốc. + Phân bố theo ngành: Luồng vốn ODI của Trung Quốc nhắm tới một loạt các lĩnh vực kinh doanh, thể hiện đặc điểm đa dạng hóa của các ngành công nghiệp nội địa và các hàm ý của chính phủ Trung Quốc. + Phân bố theo hình thức sở hữu: Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc luôn đi đầu trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay, trong số các công ty trung Quốc có mặt ở nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ 43%, công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần chiếm 33%, xí nghiệp tư nhân chiếm khoảng 10%. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM DÒNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM 2.1. Giai đoạn 1991-2000 2.1.1. Tốc độ vốn đầu tư có tăng dần lên, nhưng không có chuyển biến lớn 2.1.2. Qui mô dự án nhỏ và tăng chậm Trong thời gian 9 năm đầu, vốn đầu tư trung bình của một dự án khá nhỏ, khoảng 1,5 triệu USD, nhỏ hơn rất nhiều so với qui mô trung bình của các dự án khác. Đặc biệt có khá nhiều dự án nhỏ với số vốn đầu tư theo giấy phép chỉ trên dưới 100.000 USD. Tốc độ vốn đầu tư có tăng, nhưng không đột biến, qui mô dự án nhỏ và tăng chậm. Những đặc điểm này chứng tỏ các nhà đầu tư Trung Quốc đang trong giai đoạn thăm dò thị trường Việt Nam, chưa có ý định làm ăn lớn và lâu dài. 2.1.3. Cơ cấu đầu tư theo ngành Về cơ cấu đầu tư, trong những năm 1990, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, và công nghiệp tiêu dùng. Những lĩnh vực kỹ thuật cao, hoặc những lĩnh vực Trung Quốc có ưu thế chưa xuất hiện tại Việt Nam. 2.1.4. Về hình thức đầu tư Trong giai đoạn 1991-1999, đại đa số các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam là thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty 100% vốn nước ngoài còn rất hạn chế. 2.1.5. Về địa bàn đầu tư Trong những năm đầu tiên, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn và tương đối phát triển (thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá nguyên vật liệu), hoặc những khu vực có người Hoa cư trú. 2.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay 2.2.1. Tốc độ đầu tư và số lượng dự án tăng đều đặn Trong giai đoạn 11 năm từ 2000 đến 2011, đặc biệt từ 2001 sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và triển khai chiến lược "đi ra ngoài", hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự tiến triển mạnh mẽ. Nếu tính luỹ kế từ 1991 đến 2011, Trung Quốc đã có 836 dự án đầu tư tại Việt nam, với tổng số vốn đầu tư là 4.342.426.793 USD, và tổng số vốn điều lệ là 2.190.453.297 USD, đứng thứ 14 trong tổng số 94 nước đầu tư vào Việt Nam Đầu tư của Trung Quốc tăng khá đều đặn qua các năm. Vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng liên tục từ 2001 đến 2004. 2.2.2. Qui mô trung bình một dự án tăng đáng kể Vốn đầu tư trung bình của một dự án đã tăng liên tục qua các năm kể từ năm 2000. Hiện nay, vốn đầu tư trung bình của một dự án khoảng 4,3 triệu USD, gần gấp 3 lần giai đoạn 1991-1999. Có nhiều dự án trên 1 triệu USD đến 10 triệu USD. Các dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD đến 100 triệu USD chủ yếu xuất hiện từ năm 2007 trở lại đây. 2.2.3. Có chuyển hướng mạnh trong lĩnh vực đầu tư Nếu như trước đây đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khách sạn, dịch vụ, công nghiệp nhẹ thì đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian gần đây có sự chuyển hướng mạnh sang lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế tạo, chế biến. 2.2.4. Cơ cấu FDI theo vùng được mở rộng đáng kể Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng trong đó chủ yếu tập trung tại các thành phố đông dân cư, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đứng đầu trong các địa phương thu hút đầu tư của Trung Quốc tính đến cuối năm 2010 là Hà Nội (122 dự án), thành phố Hồ Chí Minh (64 dự án), Bình Dương (57 dự án), Hải Phòng (38 dự án), Quảng Ninh (37 dự án) . Các dự án đầu tư ở những địa phương này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, bất động sản, xây dựng . 2.2.5. Hình thức đầu tư có sự thay đổi nhất định FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ có 4 hình thức đầu tư đó là : hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và công ty cổ phần. Trước đây đại đa số các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam là thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng trong 10 năm trở lại đây đó có sự thay đổi rõ rệt, các dự án mà Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài là chính. 2.3. Đánh giá FDI của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2000-2011 Có một số nhân tố qui định quá trình tăng tiến của quan hệ đầu tư giãu hai bên giai đoạn 2000-2011: 2.3.1. Về phía Trung Quốc a. Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược đầu tư ra nước ngoài Có nhiều nhân tố qui định sự chuyển hướng chiến lược này của Trung Quốc. Thứ nhất, việc đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc trước hết nhằm mục đích giành lấy thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, thu lợi nhuận siêu ngạch ở bên ngoài, trong điều kiện thị trường Trung Quốc ngày càng tỏ ra bão hoà với một số sản phẩm. Thứ hai, chiến lược "đi ra ngoài" của Trung Quốc nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tài nguyên cố hữu từ trước đến nay, cũng như phục vụ nền kinh tế "quá nóng" của Trung Quốc hiện nay. Thứ ba, chiến lược đẩy mạnh đầu tư ở nước ngoài cũng nhằm điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đẩy những ngành sản xuất mà Trung Quốc đã bão hoà ra nước ngoài, vừa mở rộng thị trường, vừa tranh thủ các nguồn lực giá rẻ. Những ngành mà đã bão hoà ở Trung Quốc như: sắt thép, xi măng, sản xuất xe máy và linh kiện xe máy, đồ điện gia đình, máy móc nông nghiệp... Thứ tư, sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD. Do nền kinh tế trong nước phát triển quá nóng, ngoại tệ lại dư thừa, tất cả gây sức ép tăng giá đồng NDT. Sự tăng giá đồng NDT, đến lượt nó lại làm mất ưu thế của thị trường Trung Quốc với tư cchs là một thị trường giá rẻ, từ đó sẽ làm giảm thu hút FDI Trung Quốc. b. Cũng trong giai đoạn 2000-2011, tiềm lực của các doanh nghiệp Trung quốc đã mạnh lên một cách đáng kể. Các doanh nghiệp này không những đã có nguồn vốn lớn hơn, có khả năng công nghệ cao hơn, mà còn có những kinh nghiệm nhất định trong đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển mới 2000-2011, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, trong đó có đầu tư vào Việt Nam. 2.3.2. Về phía Việt nam Trong giai đoạn 2000-2011, đứng trước tình hình tiềm lực kinh tế và kỹ thuật của các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng mạnh lên, phía Việt Nam cũng quan tâm hơn đến việc thu hút FDI từ Trung Quốc. Tất cả những thay đổi đó đã làm cho Việt nam trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài nói chung và FDI của Trung Quốc nói riêng. 2.3.3. Đặc điểm của FDI Trung Quốc vào Việt Nam Tuy nhiên, trong việc đầu tư thực sự vào thị trường Việt nam, các doanh nghiệp Trung Quốc về cơ bản vẫn còn chậm chễ, họ chỉ mới thực sự quan tâm đến thị trường Việt nam trong vài năm gần đây. So sánh với các luồng đầu tư của Trung Quốc vào các khu vực khác trên thế giới: + Trong so sánh với các luồng đầu tư của Trung Quốc vào các khu vực khác trên thế giới, thì đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn hạn chế. + FDI của Trung Quốc còn khiêm tốn trong so sánh với các nước khác tại Việt Nam. CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM 3.1. Những tác động tích cực 3.1.1. Bổ sung nguồn vốn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế về mọi mặt do đó nhu cầu về vốn trở nên rất cấp thiết. Đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhu cầu về vốn để khôi phục khủng hoảng và phát triển bền vững càng có ý nghĩa cấp thiết. Mặc dù về dài hạn, vốn trong nước có ý nghĩa quyết định nhưng vốn nước ngoài (bao gồm vốn ODA, vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp) vẫn là nguồn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta. Trong so sánh với các nguồn vốn nước ngoài khác, FDI có nhiều lợi thế. 3.1.2. Tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế. Xuất khẩu thông qua FDI với Trung Quốc là cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn mở cửa đầu tiên. Có một số lý do nhất định. Thứ nhất, hàng hoá của Việt Nam nhìn chung chưa có danh tiếng trên thị trường Châu Á và thế giới. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam còn rất yếu kém trong so sánh với các công ty đầy kinh nghiệm của ấcc nước khỏc, xuất khẩu qua FDI của Trung Quốc là một con đường thuận lợi. Nói tóm lại, FDI là một hình thức có hiệu quả giúp hàng hoá Việt nam tiếp cận các thị trường xuất khẩu ở Trung Quốc cũng như một số nước châu Á . Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI đã góp phần mở rộng thị trường nội địa của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ khách sạn, du lịch, các dịch vụ ngoại tệ, dịch vụ kinh doanh, và tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với thị trường quốc tế. 3.1.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong đóng góp đó của các doanh nghiệp FDI nói chung voà việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, có đóng góp của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc. Cụ thể, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong những năm qua có sự chuyển hướng từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ và công nghiệp hàng tiêu dùng sang các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo. Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (27 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (8 dự án), Lai Châu (2 dự án) Lào Cai (, Lạng Sơn , Cao Bằng (7 dự án), Lai Châu (2 dự án). Điều này đã đặc biệt góp phần vào đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá và hiện đại hoá các vùng lạc hậu, thu hẹp sự chênh lệch phát triển giữa các tỉnh nghèo và lạc hậu phía Bắc với các vùng khác của Việt Nam. 3.1.4. Bổ sung nguồn cho Ngân sách nhà nước. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. 3.1.5. Cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán. Khi luồng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt nam ngày một tăng, thì tác động của các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc đối với cán cân thanh toán của Việt nam là hoàn toàn tích cực. Tuy nhiên, tác động tích cực chỉ thực sự xảy ra khi: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI của Tung Quốc tại Việt nam ngày càng tăng, nhưng các doanh nghiệp này không tăng mạnh hơn về kim ngạch nhập khẩu; hoặc giá trị các giao dịch thanh toán lãi suất và cổ tức không tăng mạnh; hoặc FDI của Trung Quốc cần tập trung vào những ngành mà Việt nam có lợi thế so sánh, những ngành hướng về xuất khẩu, chứ không phải vào những ngành thay thế nhập khẩu được bảo hộ; hoặc các nhà đầu tư Trung Quốc không tìm cách chuyển nhiều lợi nhuận về nước và chuyển vốn ra nước ngoài. 3.1.6. Tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực Các công ty FDI của Trung Quốc cũng đã góp phần nhất định vào việc tạo việc làm, nâng cao mức sống nhân dân. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề FDI Trung Quốc tạo ra việc làm đến mức độ nào thường phụ thuộc vào các nhân tố sau: chính sách đầu tư và chính sách di dân của Trung Quốc; FDI của Trung Quốc góp phần tăng truởng xuất khẩu hàng hoá trung gian và tư liệu sản xuất đến mức độ nào?; FDI của Trung Quốc có xây dựng thêm nhà máy mới hay chỉ cải tạo nhà máy hiện có... ? 3.2. Một số vấn đề tồn tại Bên cạnh rất nhiều ưu điểm đạt được, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam cũng còn một số tồn tại, cụ thể như sau: 3.2.1. Lượng FPI chưa thực sự tương xứng với tiềm năng Có những nhân tố, cả khách quan lẫn chủ quan, cả bên ngoài và bên trong qui định qui mô đầu tư còn hạn chế của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua. Thứ nhất, tình hình kinh tế thế giới những năm gần đây, nhất là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã biến động theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Thứ hai, định hướng đầu tư truyền thống Trung Quốc từ trước đến nay vẫn là các nước châu Á, châu Phi, Châu Mỹ-Latinh. Gần đây, nhất là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc đang đẩy mạnh mua lại và sát nhập cũng như là đầu tư vào Mỹ và châu Âu. Thứ ba, Trong "chính sách mới đối với châu Á" của Trung Quốc, Việt Nam giữ một vị trí quan trọng. Thứ tư, những nguyên nhân bên trong, những nguyên nhân nội tại của Việt Nam. 3.2.2. Dòng FDI chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế. FDI của Trung Quốc rất ít chú ý đến các ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta. Gần đây các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc chú ý nhiều đến khai thác tài nguyên của Việt Nam. Đây là cơ cấu đầu tư không mong đợi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì ít có tác động lan toả. 3.2.3. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ Mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và công nghệ không cao ra nước ngoài. Những công nghệ mà các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển vào Việt nam thường là những công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp và gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ở Việt nam. Đây chính là hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc tại Việt nam. 3.2.4. Tranh chấp lao động trong một số doanh nghiệp FDI của Trung Quốc. Các doanh nghiệp FDI Trung Quốc thường không thành lập công đoàn, điều đó là vi phạm Luật đầu tư của Việt Nam. Trong khi đó, các công đoàn chính là tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động. 3.2.5. Vấn đề việc làm của lao động trong nước. FDI của Trung Quốc đi đến đâu là kéo theo người lao động Trung Quốc di dân đến đó luôn. Người Trung Quốc ồ ạt đến cùng với FDI của Trung Quốc, làm ăn, buôn bán, nhiều khi trái phép, vi phạm pháp luật, lợi dụng những sơ hở luật pháp của nước chủ nhà. người lao động trung Quốc còn gây ra các vấn đề tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự địa phương... 3.2.6. Vấn đề liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp Các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc thường mang theo máy móc thiết bị, kể cả những thứ Việt Nam đáp ứng được. Nhiều máy móc Trung Quốc mang sang Việt nam là những máy móc mà Việt nam có thể sản xuất được. Cùng với FDI, Trung Quốc nhiều khi còn nhập ồ ạt hàng hoá tiêu dùng rẻ mạt, bóp chết một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng của nước sở tại nhất là những ngành mới phôi thai. 3.2.7. Vấn đề chuyển giá Gần đây, việc “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI Trung Quốc đã gây ra tình trạng “lỗ giả lãi thật”. Những vấn đề này cũng đang nổi lên như vấn đề thời sự. 3.2.8. Vấn đề chính trị, an ninh Ở Việt nam cũng như ở một số nước khác, một số doanh nghiệp FDI Trung Quốc không chỉ hoạt động kinh tế, mà nhiều khi còn hoạt động chính trị, gây mất an ninh, thậm chí bất ổn định xã hội. CHƢƠNG 4 TRIỂN VỌNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GỢI Ý 4.1. Cơ hội và thách thức của quan hệ đầu tƣ giũa hai nƣớc Trung-Việt 4.1.1. Cơ hội a. Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ được tăng cường với tốc độ và mức độ cao trong những năm tới Trong những năm tới, từ 2011-2020, Trung Quốc chủ trương tăng cường đầu tư ra bên ngoài với tốc độ và mức độ cao hơn. Những cơ sở của chiến lược này là: (i) Nỗ lực đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc nhằm mục đích trước hết săn lùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trường, tăng các tài sản chiến lược (cả công nghệ và thương hiêụ). (ii) Chiến lược đẩy mạnh đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc cũng nhằm điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đẩy những ngành sản xuất mà Trung Quốc đã bão hoà ra nước ngoài, vừa mở rộng thị trường, vừa tranh thủ các nguồn lực giá rẻ. Sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD, gây sức ép tăng giá đồng NDT, làm mất ưu thế cạnh tranh giá rẻ của thị trường Trung Quốc, từ đó sẽ làm giảm thu hút FDI Trung Quốc. b. Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc đã lớn mạnh rất nhiều sau khủng hoảng. Về GDP, năm 2010 tổng GDP của Trung Quốc là 5879 tỷ USD, vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ. Về thương mại, bùng nổ thương mại của Trung Quốc từ đầu thập kỷ 21, đặc biệt với chính sách duy trì tỷ giá thấp của đồng NDT từ tháng 7/2005, đã làm thay đổi cơ bản cán cân thương mại của Trung Quốc. Chính thặng dư thương mại lớn và tăng nhanh đã làm cho Trung Quốc từ đầu thập niên 21 trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, năm 2010 đạt 2847,3 tỷ USD (Chương Âu Văn, Hoàng Nhân Vỹ, 2010). Về FDI, từ giữa những năm 1990 của thế kỷ 20 đặc biệt là từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã trở thành trung tâm thu hút FDI đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Mỹ). Đến 2020, Trung Quốc có nhiều khả năng trở thành nhà đầu tư dẫn đầu thế giới. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý-kinh doanh. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phát triển đa dạng về hình thức, đã xuất hiện công ty lớn, tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia. Những công ty, tập đoàn lớn này đã tích luỹ khá đủ về vốn và kinh nghiệm để có thể vươn ra thị trường nước ngoài, và cạnh tranh trên một không gian rộng lớn hơn. c. Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng quan tâm đến thị trường Việt nam Trong thời gian gần đây, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp trung Quốc ngày càng quan tâm đến thị trường Việt nam. Có một số nguyên nhân như sau: Thứ nhất, giữa hai nước có sự gần gũi về mặt địa lý. Hai nước lại cùng là những nước châu Á, có nhiều điểm tương đồng về mặt lịch sử, truyền thống văn hoá, xã hội cũng như một số tập quán. Thứ hai, các doanh nghiệp Trung Quốc từ lâu đã làm ăn với Việt Nam, do đó có những kinh nghiệm và hiều biết nhất định về thị trường Việt Nam. Thứ ba, trình độ công nghệ của Trung Quốc phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thứ tư, các doanh nghiệp Trung Quốc tìm thấy ở Việt Nam nhiều lợi ích: Các doanh nghiệp Trung Quốc tìm thấy ở Việt Nam một thị trường có dung lượng tiêu thụ to lớn với gần 86 trỉệu dân, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 trong ASEAN và đứng thứ 13 trên thế giới. Thứ năm, Chính phủ Trung Quốc đang muốn gia tăng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị ở châu Á. d, Khu vực châu Á, nhất là Đông Á, đang phục hồi kinh tế khá nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. và vẫn là điểm đến hấp dẫn của FDI. Đầu tư quốc tế thế giới trong những năm tới sẽ tiếp tục ảm đạm và khó khăn. Sự suy giảm được nhìn thấy ở hầu hết các nước trên thế giới, song các nước mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông Á vẫn sẽ là những điểm sáng trong bức tranh đầu tư toàn cầu. e., Việt nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội lớn Việt Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong các nền kinh tế châu Á trước sự biến động của kinh tế thế giới, vì tình trạng lạm phát cao, doanh nghiệp chưa đủ mạnh, thâm hụt ngân sách lớn và hoạt động của hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong những năm tới, nền kinh tế nước ta vừa phải khắc phục hậu quả của những năm trước, vừa bắt đầu tái cơ cấu kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới. Tuy nhiên, Việt Nam đồng thời đứng trước thời cơ lớn khi quan hệ đối ngoại với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ được nâng cấp. 4.1.2. Thách thức a. Quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ đầu tư nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc chịu ảnh huởng đáng kể của quan hệ chính trị giữa hai nước. Quan hệ đầu tư giứa hai nước sẽ tăng, giảm, trồi, sụt tuỳ theo quan hệ chính trị tốt đẹp hay căng thẳng giữa hai bên. Trong những năm tới, sự căng thẳng trong vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục tồn tại. b. Cạnh tranh đầu tư trong khu vực rất lớn. Việt Nam đã chậm chuyển đổi định hướng chính sách FDI từ đầu thế kỷ XXI. Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn. Đối với Việt Nam, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư càng gay gắt hơn khi theo xếp hạng năm 2011, trong số 5 nước mới nổi BRICS, thì 4 nước đã lọt vào danh sách 10 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, là Trung Quốc (thứ 2), Brazil (thứ 6), Nga (thứ 9) và Ấn Độ (thứ 10). Với dân số gần 3 tỷ người, 4 nước này là những thị trường hấp dẫn FDI nhất thế giới. c. Môi trường đầu tư của Việt Nam còn chậm đổi mới và kém cạnh tranh hơn trong so sánh với khu vực. - Môi trường kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay và trong vài năm tới còn nhiều bất ổn. - Môi trường đầu tư của Việt Nam còn chậm đổi mới và kém cạnh tranh hơn trong so sánh với khu vực. Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn tồn tại một số bất cập. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu tính ổn định, tính minh bạch và tính khả thi của luật pháp. Lại có tình trạng thay đổi quá nhanh và đôi khi khá tuỳ tiện về một số quy định như thuế, thời hạn áp dụng, mức xử phạt... 4.2. Triển vọng của nguồn vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam Quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ đầu tư nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc chịu ảnh huởng đáng kể của quan hệ chính trị giữa hai nước. Quan hệ đầu tư giứa hai nước sẽ tăng, giảm, trồi, sụt tuỳ theo quan hệ chính trị tốt đẹp hay căng thẳng giữa hai bên. Triển vọng quan hệ đầu tư giữa hai nước sẽ là sáng sủa, nếu như những vấn đề biên giới cũng như biển Đông được giải quyết thoả đáng. Quan hệ đầu tư giữa hai nước sẽ giảm sút, tiến triển chậm chạp, nếu như tồn tại những căng thẳng chính trị giữa hai nước, nếu như các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc không thực sự khắc phục các mặt hạn chế của họ, tiếp tục gây tổn hại cho phía Việt Nam về nhiều mặt…Triển vọng quan hệ đầu tư giữa hai nước sẽ là tốt đẹp, nếu như cả hai bên đều có những điều chỉnh nhất định trong chính sách., nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. 4.3. Định hƣớng thu hút dòng vốn FDI của Trung Quốc + Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng: Cố gắng thu hút đầu tư của Trung Quốc vào các khu KCN-KCX-KCNC, khu kinh tế đặc biệt (khu kinh tế tự do) đã được Chính phủ phê duyệt góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. + Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành: Việc thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam cần hình thành theo các hướng ưu tiên dự án công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ hiện đại, + Định hướng thu hút vốn đầu tư theo đối tác: Thiết lập mối liên kết giữa các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) và các công ty lớn của Trung Quốc với doanh nghiệp trong nước nhằm làm cho các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi nhờ vào hợp tác, phân công về công nghệ và thị trường với TNCs; khuyến khích TNCs hợp tác với các cơ sở đào tạo bậc đại học và dạy nghề trình độ cao, các tổ chức nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ và năng lực của các đơn vị đó. 4.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thu hút FDI của Trung Quốc . Trên cơ sở định hướng FDI mới, cần đổi mới đồng bộ về môi trường kinh doanh cũng như môi trường đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI của Trung Quốc váo Việt Nam trong thời gian tới. a. Nhóm giải pháp chung: Về cơ bản các giải pháp này bao gồm: hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh; tăng cường tự do hoá nền kinh tế; xây dựng đồng bộ các loại thị trường; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tích cực hội nhập kinh tế quôc tế như hội nhập WTO, ASEAN, APEC…; thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh; tích cực thực hiện cải cách các DNNN và phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tiếp tục cải thiện và hiện hoá cơ sở hạ tầng. b. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:gồm việc thay đổi, chỉnh sửa, ban hành các luật như Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai; đảm bảo tính thống nhất, tính minh bạch cũng như tính thực thi của doanh nghiệp, xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành; nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mối nước đầu tư.., chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. c. Nhóm giải pháp về quy hoạch: chuyển trọng tâm quản lý nhà nước đối với FDI sang hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp khi đưa dự án đầu tư vào hoạt động theo đúng quy định luật pháp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án, quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. d. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: xây dựng một tầm nhìn chiến lược dài hạn cho công tác XTĐT; kiện toàn năng lực XTĐT ở cả cấp trung ương cũng như địa phương; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2010-2015 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN; tăng cường vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn; Chính phủ và chính quyền các cấp cần tiếp cận, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. e. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ; tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng... g. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương : Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40%-50% vào những năm sắp tới ; nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động. h. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính: Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN... ; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý FDI, tránh tối đa bệnh quan liêu, cửa quyền và sự áp dụng các qui định pháp luật một cách tuỳ tiện; đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện triệt để cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư; tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan. g. Một số giải pháp khác: Trong các giải pháp nêu trên cần phải tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù.. phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung; tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư, nhằm làm trong sạch môi trường đầu tư ở Việt Nam. KẾT LUẬN Việt Nam đang tích cực tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế hội nhập đó, FDI là một câu chuyện đáng quan tâm, FDI đã, đang và sẽ còn là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, chúng ta cần và có thể thu hút FDI của Trung Quốc, một nước lớn trên thế giới và đang là nước có ảnh hưởng nhất ở khu vực châu Á. Luận văn này đã đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu quá trình FDI của Trung vào Việt Nam từ trước đến nay. Bên cạnh việc hệ thống hoá những kiên thức cơ bản về FDI, Luận văn đã cố gắng phân tích thực trạng của FDI Trung Quốc vào Việt nam từ 1991 đến nay, đánh giá những mặt tich cực và tiêu cực, thành công và hạn chế cũng như những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hạn chế này. Có thể nói, dóng góp lớn nhất của Luận văn là, trên cơ sở phân tích thực tế, Luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả cũng hy vọng rằng, những giải pháp này có thể là những gợi ý chính sách cho đường lối nhằm nâng cấp môi trường thu hút FDI của Việt Nam của các cơ quan hữu quan trong thời gian tới. Những giải pháp đó là: các giải pháp về luật pháp- chính sách, các giải pháp về quy hoạch, các giải pháp về xúc tiến đầu tư, các giải pháp về hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, các giải pháp về lao độngtiền lương, các giải pháp về cải cách hành chính... References Tài liệu tiếng Việt 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. Nguyễn Kim Bảo (2003), "Đại hội 16 với vấn đề kiên trì thực hiện mục tiêu “thu hút nguồn vào” và “mở rộng nguồn ra”, nâng cao toàn diện mức độ mở cửa đối ngoại", Nghiên cứu Trung Quốc (2), tr. 15. Nguyễn Kim Bảo (2003), "60 năm cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc, lý luận và thực tiễn", Nghiên cứu Trung Quốc (2), tr. 47. Nguyễn Kim Bảo (2005), "Từ Hội nghị cấp cao thương mại và đầu tư ASEAN-Trung Quốc lần thứ nhất, suy nghĩ về khả năng hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc",Nghiên cứu Trung Quốc (2), tr. 64. Đỗ Minh Cao (2005), "Chiến lược năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 21", Nghiên cứu Trung Quốc (4), tr. 57. Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình hợp tác và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngày 15/3/2010, Hà Nội. Thế Đàm (2007), "Quan hệ thương mại-đầu tư Việt nam- Trung Quốc hứa hẹn đơm hoa kết trái", Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (3). Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt - Trung: Lịch sử - hiện trạng triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Đặng Phương Hoa (2006), "Sự nổi lên của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam - ASEAN", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (11), tr. 127, Nguyễn Phương Hoa (2006), "Bước phát triển mới của quan hệ Việt- trung qua các chuyến thăm cấp cao", Nghiên cứu Trung Quốc (6), tr.56. Nguyễn Phương Hoa (2010), "Đầu tư trực tiếpnước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua", Nghiên cứu Trung Quốc (1), tr. 43. Hoàng Xuân Hoà và Trần thị Thanh Nga (2006), "Đầu tư ra nước ngoài-chính sách phát triển mới của Trung Quốc", Nghiên cứu Trung Quốc, (3), tr. 27. Cù Ngọc Hường (2001), "Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam", Nghiên cứu Trung Quốc (6), tr. 30. Đỗ Tuyết Khanh (2007), "Quyền tự chủ quốc gia và chuẩn quốc tế trong kinh tế", Tạp chí Thời đại mới (9), tr. 18. Đỗ Tuyết Khanh (2011), "Chính sách khai thác tài nguyên mới của Trung Quốc", Tạp chí Thời đại mới (23), tháng 11. Trần Khánh - Phạm Hồng Tiến (2006), "ASEAN trong cục diện chính trị thế giới mới", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (7), tr. 123. Lê Quang Lân (2005), Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. Phan Ngọc Mai Phương (2009), “Tác động từ chiến lược Một trục hai cánh của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020”, đề tài khoa học cấp Bộ năm 2009, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Vũ Phương (1999), "Tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam", Nghiên cứu Trung Quốc (1), tr.129. Đặng Xuân Quang (2005),"Mấy vấn đề đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam", Nghiên cứu Trung Quốc (3), tr.35. Phạm Thái Quốc (2002), "Trung Quốc- chiến lược năng lượng cho thế kỷ", Nghiên cứu Trung Quốc (1), tr.48. Phạm Thái Quốc (2006), "Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc: Hiện tại và tương lai", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (6), tr. 110. Phạm Thái Quốc (2006), "Sự nổi lên của Trung Quốc và quan hệ Việt Nam - Đài Loan", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (12), tr.116. Phạm Thái Quốc (2007), "Thực trạng và chính sách đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và ấn Độ - Nghiên cứu so sánh", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (1), tr. 129. Phạm Thái Quốc (2008), "Điều chỉnh chính sách thu hút FDI trong quá trình hội nhập quốc tế ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay", Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới (7), tr. 51. Lê Văn Sang (2008), Báo cáo khảo sát thực tế triển khai chiến lược “Một trục hai cánh” của Trung Quốc, Hà Nội. Lê Tuấn Thanh (2006), "Đặc điểm của đầu tư Trung Quốc vào Việt nam từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay", Nghiên cứu Trung Quốc (7), tr. 32. Lê Tuấn Thanh (2007), "Tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc tới quan hệ Việt- Trung", Nghiên cứu Trung Quốc (4), tr. 45. Trần Đình Thiên (2006), "Giá trị chiến lược của hai hành lang một vành đai kinh tế Việt -Trung", Nghiên cứu Trung Quốc (2), tr. 22. Nguyễn Hồng Thu (2007), "Chiến lược của Trung Quốc trong việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (1), tr. 129. Đỗ Ngọc Toàn (2009), "Chiến lược "đi ra ngoài" của Trung Quốc", Nghiên cứu Trung Quốc (10), tr. 56. Trung Quốc sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam ngày 26/8/2006. Phạm Quốc Trụ (2009),"Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc", Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (79). Viện KHXH Việt Nam (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác, cùng nhau phát triển, hướng tới tương lai”, ngày 15/1/2005, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 34. 35. Ali, S. and Wei, G. (2005), "Determinants of OF FDI in China", Journal of Global Business and Technology, Volume 1, Number 2. Boone, J. and Dyer, G.(2007), “Chinese Group Wins $3bn Rights to Afghan Copper”, Financial Times, November 21, 2007. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. Deng, Y. and Moore, T. (2004), “China Views Globalization: Toward a New GreatPower Politics?”, The Washington Quarterly, Summer. Ding, Q. (2010), “U.S. Urged to Reduce Barriers,” China Daily, November 2, 2010. Economist (2010), “Being Eaten by the Dragon,” November 11, 2010. Emerging Powers in their Regions: China’ Impacts on its neighbours’ Political Systems, German Development Institute, 1/2010 Gao, P., Woetzel, J. and Wu, Y. (2003), “Can Chinese Brands Make It Abroad?” McKinsey Quarterly, (Special Edition: Global Directions). Goldstein, L. (2011), "Chinese Naval Strategy in the South China Sea: An Abundance of Noise and Smoke, but Little Fire", Contemporary Southeast Asia, Vol. 33, No. 3. Graham, M. E., and Wada, E. (2001), Foreign Direct Investment in China: Effects on Growth and Economic Performance, Institute for International Economics, Working Paper No 4. Ibraimov, S. (2009), “China Central Asia Trade relations: Economic and Social Patterns”, The China and Eurasia Forum Quarterly, Vo. 7, No 1, February 2009. Kang, D. (2007), China Rising: Peace, Power, and Order in East Asia, Columbia University Press, New York. Khodzhaev, A. (2009), “The central Asia Policy of the People’s Republic of China”, The China and Eurasia Forum Quarterly, Vo. 7, No 1, February. Lian, L. (2011), "Overview of Outward FDI Flows of China", International Business Research (Center of Science and Education), Vol. 4, No. 3, July. MOFCOM (2009), Statistical Bulletin of China’s Outward Foreign Direct Investment, (Beijing: 2010). O’Neill, D. C. (2009), “China’s Support for Investment in Kazakhstan: Good Neighbour, Good Economics or Good Geopolitics?”, Washington University, October. Pangestu, M. and Gooptu, S. (2002), New Regionalism: Options for China and East Asia, CSIS, Jakarta. Shieh, B. L. and Wub, T. C. (2012), "Equity-based entry modes of the Greater Chinese Economic Area’s foreign direct investments in Vietnam", International Business Review, no. 21, pp. 508–517 Shirouzu, N. (2010), “Geely’s Volvo Plans Take Shape,” Wall Street Journal, August 27 Taylor, R. (2002), "Globalization Strategies of Chinese Companies: Current Developments and Future Prospects",Asian Business & Management, Nr.1. Thayer, C. (2008), “The Structure of Vietnam-China Relations, 1991-2008”, paper by the 3rd International Conference on Vietnamese Studies, Hanoi, Vietnam, 4-7/12/2008. The Two Asian Giants: A Comparative Perspective on the Economic Performance of India and China in Recent Years, Massey University, Palmerston North, New Zealand. Báo cáo tại Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội 8, 2008. UNCTAD, World Investment Report 2010: Investing in a Low Carbon Economy (New York and Geneva: United Nations, 2010), p. xvii; MOFCOM, 2009, Statistical Bulletin of Chinese Outward Foreign Direct Investment, (Beijing: 2010). Wang, L. (2007), “The good neighbor: why China cooperates", Harvard International Review, Fall.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan