Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 11 Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn ngữ văn chủ đề một số thể lo...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn ngữ văn chủ đề một số thể loại văn học thơ, truyện (chương trình ngữ văn cơ bản lớp 11 2 tiết )

.DOC
101
1821
55

Mô tả:

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH -------------- HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN NGỮ VĂN - CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NÔÔI - LỊCH SỬ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN Chủ đề : MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN (Chương trình Ngữ Văn cơ bản lớp 11 - 2 tiết ) Giáo viên thực hiện : 1. Nguyễn Thị Hương Tổ: Ngữ văn 2. Nguyễn Hồng Lê (Nhóm trưởng) Tổ : Ngữ văn Trường: THPT Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 04.38387717; Email: [email protected] HÀ NỘI, NĂM HỌC 2014 - 2015 MỤC LỤC NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 1 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 I. Tên hồ sơ dạy học............................................................................................ 1 II. Mục tiêu dạy học .................................................................................... …...1 III. Đối tượng dạy học .........................................................................................5 IV. Ý nghĩa, vai trò của bài học ..........................................................................5 V. Thiết bị dạy học, học liệu ...............................................................................6 VI. Nguyên tắc dạy học tích hợp…….................................................................9 VII. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học ....................................................9 VIII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ............................................................43 IX. Các sản phẩm của học sinh .........................................................................43 Phụ lục 1: Giáo án word..................................................................................45 Phụ lục 2: Giáo án điện tử...............................................................................68 Phụ lục 3: Mô Ôt số hình ảnh hoạt đô Ông dạy học .............................................72 Phụ lục 4: Hướng dẫn soạn bài.......................................................................74 Phụ lục 5: Hướng dẫn nội dung video clip.....................................................77 Phụ lục 6: Các video clip của học sinh ...........................................................78 Phụ lục 7: Kịch bản tiểu phẩm của học sinh..................................................79 Phụ lục 8: Bài soạn và vở ghi của học sinh....................................................81 Phụ lục 9: Phiếu học tập của học sinh...........................................................83 Phụ lục 10: Phiếu đánh giá video clip ...........................................................86 Phụ lục 11: Đề, đáp án; một số bài kiểm tra và kết quả học của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .................................................................88 Phụ lục 12: Phiếu dự giờ của giáo viên..........................................................92 Phụ lục 13: Phiếu ý kiến của học sinh ……...................................................95 PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 2 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố: Hà Nội. - Trường: THPT Xuân Đỉnh. - Địa chỉ: 178 - Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm - Hà Nội. Điện thoại: 04.38387717; Email: [email protected] - Thông tin về nhóm giáo viên: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hương. Ngày sinh: 08 - 03 - 1979. Môn: Ngữ văn Điện thoại: 0989832538; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Nguyễn Hồng Lê (Nhóm trưởng) Ngày sinh: 25 - 09 - 1978. Môn: Ngữ văn. Điện thoại: 01278993453; Email: [email protected] NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 3 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA NHÓM GIÁO VIÊN I. Tên hồ sơ dạy học: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN (Chương trình Ngữ Văn cơ bản lớp 11 - 2 tiết) Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn: Ngữ văn - Chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội- Lịch sử Giáo dục công dân. II. Mục tiêu dạy học: 1. Kiến thức Học sinh sẽ nắm được kiến thức của bài học «Một số thể loại văn học: thơ, truyện» và củng cố kiến thức của một số môn học được vận dụng trong việc dạy tích hợp liên môn. 1.1. Bài học Mô ôt số thể loại văn học: thơ, truyênô - Nắm được những kiến thức khái lược về thơ, truyện. - Nắm vững yêu cầu đọc thơ, truyện. 1.2. Liên môn: * Môn Ngữ văn: - Đọc văn: củng cố kiến thức ở một số văn bản được lấy làm ngữ liệu: + Truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân (trang 107-115) trong SGK Ngữ văn 11 Chương trình cơ bản tập 1 - Phan Trọng Luâ ân (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. + Truyê ân ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam (trang 94-102) trong SGK Ngữ văn 11 Chương trình cơ bản tập 1 - Phan Trọng Luâ ân (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. - Lí luận văn học: củng cố kiến thức về cấu trúc, nội dung, hình thức của văn bản văn học khi tìm hiểu nội dung, cấu trúc các tầng nghĩa của văn bản: + Phần I và II của bài Văn bản văn học trong SGK Ngữ văn 10 Chương trình cơ bản tập 2 - Phan Trọng Luâ nâ (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. Phần I: Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học (trang 117-118). Phần II: Cấu trúc của văn bản văn học (trang 118-120). + Phần I của bài Nô Ôi dung và hình thức của văn bản văn học trong SGK Ngữ văn 10 Chương trình cơ bản tập 2 - Phan Trọng Luâ ân (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. - Văn học sử: củng cố kiến thức khái quát về văn học Việt Nam khi tìm hiểu về tiến trình phát triển của thơ; phân loại thơ, truyện. Bài Tổng quan văn học Viê Ôt Nam trong SGK Ngữ văn 10 Chương trình cơ bản tập 1 - Phan Trọng Luâ nâ (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013: NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 1 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 + Phần I: Các bô ô phâ ôn hợp thành của văn học Viêtô Nam (trang 5-6) + Phần II: Quá trình phát triển của văn học viết Viêtô Nam (trang 6-10). - Làm văn: củng cố kiến thức về các thao tác lập luận phân tích, so sánh qua việc phân tích ngữ liệu. + Phần II: Cách phân tích (trang 26-27) của bài Thao tác lâ Ôp luâ Ôn phân tích trong SGK Ngữ văn 11 Chương trình cơ bản tập 1- Phan Trọng Luâ nâ (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. + Phần II: Cách so sánh (trang 80) của bài Thao tác lâ Ôp luâ Ôn so sánhtrong SGK Ngữ văn 11 Chương trình cơ bản tập 1- Phan Trọng Luâ ân (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. - Tiếng Việt: củng cố kiến thức về các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối; phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khi phân tích ngữ liệu. + Bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (trang 135-137) trong SGK Ngữ văn 10 Chương trình cơ bản tập 1 - Phan Trọng Luâ ân (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. + Bài Thực hành phép tu từ phép điê Ôp và phép đối (trang 124-126) trong SGK Ngữ văn 10 Chương trình cơ bản tập 2 - Phan Trọng Luâ ân (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. + Phần I: Ngôn ngữ nghê ô thuâ ôt (trang 97-98) của bài Phong cách ngôn ngữ nghê Ô thuâ Ôttrong SGK Ngữ văn 10 Chương trình cơ bản tập 2 - Phan Trọng Luâ nâ (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2013. * Chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh: Thông qua việc phân tích và tìm hiểu các ngữ liệu khắc sâu những nhận thức về nếp sống thanh lịch, văn minh: những hành động đẹp, lối sống đẹp, nhân cách đẹp… - Mục 2: Nếp sống văn hóa người Hà Nô ôi, phần I: Văn hóa Thăng Long - Hà Nô ôi (trang 6-8) của bài 1- Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh - Chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội lớp 10, NXB Hà Nô âi, 2011. - Phần I và phần II của bài 2 - Phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội - Chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội lớp 10, NXB Hà Nô âi, 2011. + Phần I: Phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nô ôi (trang 14-19). + Phần II: Nhân cách tốt là cơ sở của phong cách thanh lịch, văn minh (trang 19-22). - Phần II và phần III của bài 3- Người Hà Nội giao tiếp thanh lịch văn minh (trang 6-38) - Chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội lớp 10, NXB Hà Nô âi, 2011. NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 2 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 + Phần II: Giao tiếp thanh lịch, văn minh trong gia đình (trang 28-31). + Phần III: Giao tiếp thanh lịch, văn minh ở nhà trường (trang 32-33). * Môn Lịch sử: củng cố kiến thức về lịch sử khi tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, hay bối cảnh xã hội của tác phẩm. - Bối cảnh chính trị, văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Phần II: Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục (trang 57) Bài 14 Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong SGK Lịch sử 9 - Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2014. - Nhận thức về cách mạng và kháng chiến ở các tầng lớp nhân dân những năm đầu chống Pháp. Mục 2: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta (trang 104), phần I: Cuô ôc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nô (19 - 12 - 1946) của bài 25 - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946-1954 trong SGK Lịch sử 9 - Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2014. - Những mất mát đau thương trong 12 ngày đêm đế quốc Mĩ trút bom xuống Hà Nội từ ngày 18/12/1972 - 29/12/1972. Mục 2: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hâ ôu phương (trang 152-153), phần IV: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1969 – 1973) của bài 29 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước (1965-1973) trong SGK Lịch sử 9 - Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXBGDVN, 2014. * Môn Giáo dục công dân: Củng cố những nhận thức đúng đắn về đạo đức: nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc; lòng yêu nước… - Mục 3: nhân phẩm, danh dự (trang 71-72); mục 4: hạnh phúc (trang 73-74) bài 11 - Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học trong SGK GDCD 10 Mai Văn Bính (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), NXBGDVN, 2010. - Mục 1: lòng yêu nước (trang 95-97) bài 11 - Công dân với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong SGK GDCD 10 - Mai Văn Bính (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), NXBGDVN, 2010. 2. Kĩ năng: * Môn Ngữ văn: - Có kỹ năng phân loại thơ, truyện. - Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ, truyện. - Rèn kĩ năng trình bày một vấn đề. * Chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh : NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 3 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đình, nhà trường và xã hội để thể hiện phong cách thanh lịch, văn minh người Hà Nội. * Môn Lịch sử: Trình bày cơ bản được một số kiến thức lịch sử: - Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Nhận thức về cách mạng và kháng chiến ở những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. - Những mất mát đau thương trong 12 ngày đêm đế quốc Mĩ trút bom xuống Hà Nội từ ngày 18/12/1972 – 29/12/1972. * Môn Giáo dục công dân: - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân. - Biết tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năng của bản thân. * Kỹ năng liên môn đạt được thông qua viê Ôc dạy học theo chủ đề tích hợp: - Rèn kĩ năng tự nhận thức, tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác, giao tiếp, tư duy sáng tạo; kỹ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lý thông tin… - Biết ứng dụng công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả học tập tích cực: kĩ năng tìm hình ảnh, thông tin trên mạng internet… 3. Thái độ: * Môn Ngữ văn: - Có hứng thú đọc sách văn học và cảm nhận về văn bản thơ, truyện. - Bồi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về văn học của dân tộc. - Bồi đắp những nhâ ân thức đúng đắn về văn học và văn hóa đọc. * Chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh : - Bồi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống và con người Hà Nội. - Có ý thức bảo tồn những nét đẹp truyền thống của văn hóa Hà Nội. - Bồi đắp ý thức tự rèn luyện nếp sống thanh lịch, văn minh ở học sinh Thủ đô. * Môn Lịch sử: - Bồi đắp tình yêu và niềm tự hào về lịch sử của dân tộc. - Thấy được mối quan hệ giữa lịch sử với văn học . * Môn Giáo dục công dân: - Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về lịch sử và văn hóa của dân tộc. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. * Thái đô Ô giáo dục thông qua viê Ôc dạy học theo chủ đề tích hợp: - Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kỹ năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kỹ năng sống đó. NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 4 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 - Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh. - Có ý thức khai thác hiệu quả các thông tin trên internet để phục vụ hiệu quả cho việc học tập. 4. Năng lực học sinh đạt được sau bài học: Có năng lực vâ ân dụng kiến thức liên môn: Ngữ văn - Chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội - Lịch sử - Giáo dục công dân - Tin học - Giáo dục kỹ năng sống... để giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tâ pâ và thực tiễn cuô âc sống. III. Đối tượng dạy học - Học sinh: THPT - Số lượng : 34 (30/34 nữ) - Lớp: 11D1 ban cơ bản (tự chọn môn Ngữ văn). - Khối lớp: 11 - Những đặc điểm nổi bật : + Nhiệt tình, tích cực khi được phân công, giao nhiệm vụ. + Có hứng thú khi tham gia học tập. + Chưa thường xuyên được học theo phương pháp dạy - học tích hợp kiến thức liên môn. + Kĩ năng thuyết trình, hoạt động học tập theo nhóm chưa thành thục. IV. Ý nghĩa, vai trò của bài học 1. Đối với học sinh: - Bồi dưỡng tình yêu và niềm tự hào về người Hà Nội, văn hóa Hà Nội; có ý thức bảo tồn những nét đẹp truyền thống của văn hóa Hà Nội. - Khơi dậy chất thơ trong tâm hồn, giúp người đọc thấy được mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, nhắc nhớ mỗi người về lối sống đẹp. - Nhận thức đúng đắn về vai trò của văn học trong học tập và cuộc sống, từ đó nâng cao ý thức trong việc đọc sách để mở rộng kiến thức, rèn luyện nhân cách. - Vận dụng phương pháp dạy tích hợp để hình thành và phát triển năng lực của học sinh: tích cực trong học tập, tư duy độc lập, sáng tạo, xử lí tốt những tình huống khi phát biểu trước tập thể… - Giúp học sinh thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các môn học, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống thực tiễn. 2. Đối với giáo viên: - Giúp giáo viên có nhận thức đúng về phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn: NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 5 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 + Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn không phải là vấn đề quá mới mẻ hay hoàn toàn xa lạ với giáo viên Ngữ văn, có điều trước đó mới chỉ được vận dụng một cách tự phát, ngẫu nhiên chứ chưa trở thành một phương pháp dạy học khoa học, tích cực. + Phương pháp dạy học vận dụng kiến thức tích hợp liên môn không khó thực hiện, hay quá cầu kì mà có thể vận dụng phổ biến ở nhiều tiết học của chương trình. + Có thể vận dụng kiến thức liên môn để xây dựng nên những chuyên đề hay những dự án dạy học lớn. Nhưng quan trọng hơn, giáo viên phải biết vận dụng phương pháp dạy học này ngay trong những giờ học bình thường thì việc ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp mới đem lại hiệu quả. + Có không ít ý kiến cho rằng việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn ở môn Ngữ văn làm loãng kiến thức, gây áp lực học tập, làm mất đặc trưng bộ môn. Vì thực tế một số giáo viên đã vận dụng kiến thức liên môn một cách cứng nhắc, áp đặt và gây nên những hiệu quả ngược. Nhưng cái “lỗi” ấy không thuộc về phương pháp mà thuộc về người thực hiện. Nếu giáo viên có “nghệ thuật” tích hợp, bài giảng sẽ phong phú, sâu sắc, thuyết phục hơn so với phương pháp dạy học không sử dụng tích hợp. Phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn thực sự là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả. - Muốn vận dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn một cách hiệu quả, giáo viên cần tích cực, chủ động tích lũy kiến thức ở các môn học khác để giải quyết các tình huống đặt ra trong môn Ngữ văn và trong thực tiễn cuộc sống. V. Thiết bị dạy học, học liệu 1. Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học 1.1. Đối với giáo viên: * Các thiết bị dạy học: Máy chiếu projecter, máy tính, máy chiếu vật thể, hệ thống loa âm thanh… * Đồ dùng dạy học: - Giáo án word (Phụ lục 1). - Giáo án điện tử (Phụ lục 2). - Một số hình ảnh trên Powerpoint liên quan tới kiến thức dạy trong bài học. - Hướng dẫn soạn bài (Phụ lục 4). - Hướng dẫn nội dung video clip (Phụ lục 5). - Phiếu học tập (Phụ lục 9). - Đề kiểm tra (Phụ lục 11). * Học liệu sử dụng trong dạy học: NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 6 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 - Môn Ngữ văn: + SGK Ngữ văn 11 Chương trình cơ bản tập 1, NXBGDVN, 2013. + SGV Ngữ văn 11 Chương trình cơ bản tập 1, NXBGDVN, 2013. + Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11, NXBGDVN, 2010. + Từ điển văn học - NXB Khoa học xã hội, 1984. + Từ điển văn học - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2000. + Lí luận văn học - NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, 2008. + Thiết kế bài học Ngữ văn 11 tập 1 - NXBGD, 2008. + Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 11- NXBGD, 2008. + Tuyển tập thơ Tố Hữu - NXB Văn học, 2005. + Văn học 12 tập 1- NXBGD, 1992. + Ôn tập và kiểm tra văn học - NXB ĐH Quốc gia TPHCM, 2003. - Chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh: + Tài liệu chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội (dùng cho học sinh lớp 10) - NXB Hà Nội, 2011. + Hướng dẫn giảng dạy Tài liệu chuyên đề giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội (dùng cho giáo viên lớp 10) - NXB Hà Nội, 2011. - Môn Lịch sử: + SGK Lịch sử 9 - NXBGDVN, 2014. + SGK Lịch sử 12 Chương trình cơ bản - NXBGDVN, 2013. + Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 11- NXBGDVN, 2010. - Môn GDCD: + SGK GDCD 10 - NXBGDVN, 2013. + Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD - NXBGDVN, 2010. 1.2. Đối với học sinh: - SGK Ngữ văn 11 Chương trình cơ bản tập 1. - Vở ghi bài. - Vở soạn theo hướng dẫn của giáo viên. - Các video clip trong bài học do học sinh chuẩn bị. - Tiểu phẩm Vua Hùng kén rể. 2. Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học 2.1. Sưu tầm hình ảnh: NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 7 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 Giáo viên sưu tầm hình ảnh từ nguồn internet phù hợp với nội dung bài học: - Hình ảnh minh họa cho hoạt động giới thiệu bài mới: + Chơi game, lướt web, tán gẫu trên mạng xã hội, đọc sách. + Món ăn ngon, vé xem phim, vé xem ca nhạc, tập thơ. - Hình ảnh hoa nhài biểu tượng cho nét đẹp Hà Nội, minh họa cho nhan đề bài học. - Hình ảnh các cuốn Từ điển thuật ngữ văn học minh họa cho nguồn kiến thức được trích dẫn trong bài học. 2.2. Chuẩn bị một số đoạn video clip: Lớp được chia thành 4 tổ, mỗi tổ có từ 8 đến 9 học sinh. Tổ trưởng phân công các bạn, trao đổi thảo luận để thực hiện nhiệm vụ thiết kế các video clip theo hướng dẫn của giáo viên (Phụ lục 5). Nhiệm vụ cụ thể của từng tổ: - Tổ 1: Video clip Văn học và cuộc sống Thiết kế nội dung video clip theo ý tưởng của giáo viên phục vụ cho mục đích dạy học: + Giáo viên hướng dẫn nội dung của video clip. + Học sinh tìm hình ảnh minh họa từ nguồn internet và thiết kế video clip. - Tổ 2: Video clip Tiến trình thơ + Thiết kế video clip dựa trên nội dung kiến thức về tiến trình phát triển của thơ trong sách giáo khoa trang 134 và dựa trên kiến thức các bài khái quát văn học Việt Nam. + Học sinh tìm hình ảnh các nhà thơ Việt Nam tiêu biểu từ nguồn internet theo các giai đoạn trung đại,cận đại, hiện đại. + Chọn nhạc lồng tiếng là những bản nhạc không lời đặc sắc về Hà Nội. - Tổ 3: Video clip Hà Nội 12 ngày đêm + Thiết kế video clip từ phim tư liệu lịch sử có sẵn từ nguồn internet. + Học sinh cắt đoạn phim tư liệu phù hợp với mục đích dạy học. - Tổ 4: Video clip bài hát Em ơi, Hà Nội phố + Thiết kế video clip bài hát Em ơi, Hà Nội phố (Thơ: Phan Vũ, sáng tác và biểu diễn: Phú Quang). + Học sinh ghép nhạc với clip ảnh về những nét đẹp đặc trưng của Hà Nội. 2.3. Thiết kế các khung sơ đồ kiến thức trên powerpoint: - Sơ đồ kiến thức cụ thể: hình thức tổ chức của tác phẩm văn học, phân loại thơ, phân loại truyện… NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 8 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 - Sơ đồ phân tích: đặc trưng của thơ, chất thơ trong cuộc đời, đặc trưng của truyện… - Sơ đồ giới thiệu ngữ liệu: chương 1 “Em ơi, Hà Nội phố” (Phan Vũ), đặc trưng của thơ về nội dung, đặc trưng ngôn ngữ truyện... - Sơ đồ tổng hợp kiến thức: yêu cầu về đọc thơ, yêu cầu về đọc truyện, tổng kết kiến thức bài học. 2.4. Thiết kế các bài tập trên powerpoint: - Bài tập phân loại thơ. - Các phiếu bài tập vận dụng đọc hiểu văn bản thơ, truyện: chương 1 “Em ơi, Hà Nội phố” (Phan Vũ), truyện ngắn “Đôi mắt” (Nam Cao). VI. Nguyên tắc tích hợp: Trong thực tế, không ít trường hợp dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn đã không đem lại hiệu quả như mong muốn. Trái lại, hoạt động dạy học còn làm loãng kiến thức, nội dung bài giảng trở nên nặng nề; thậm chí gây phản cảm, đánh mất đặc trưng của môn Ngữ văn. Giờ Ngữ văn có khi biến thành giờ dạy lịch sử, giáo huấn đạo đức, uốn nắn hành vi một cách cứng nhắc... Chính vì thế, khi vận dụng dạy học tích hợp kiến thức liên môn cần chú ý những nguyên tắc sau: 1. Tích hợp kiến thức liên môn không lộ liễu, không gượng ép. 2. Không biến kiến thức tích hợp thành nội dung bài giảng. 3. Kiến thức tích hợp phải phù hợp. 4. Cách tích hợp phải tự nhiên. 5. Tích hợp phải có chất lượng và mức độ. VII. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 1. Hướng dẫn chuẩn bị bài: Thời gian: 15 phút cuối của tiết học Trả bài làm văn số 3 (trước bài học Một số thể loại văn học: thơ, truyện khoảng một tuần). Mục tiêu: hướng dẫn HS soạn bài theo chủ đề Một số thể loại văn học: thơ, truyện, phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm, … Tổ chức hoạt động: * Hướng dẫn soạn bài: - GV hướng dẫn soạn bài: HS soạn bài theo câu hỏi trong SGK và tìm hiểu hai ngữ liệu: chương 1 Trường ca Em ơi, Hà Nội phố - Phan Vũ, truyện ngắn Đôi mắt -Nam Cao (Phụ lục 4). - Lớp trưởng: phát nội dung hướng dẫn soạn bài cho từng HS. * Hướng dẫn nội dung của các video clip được sử dụng trong bài học. - GV giao nhiệm vụ thiết kế video clip của từng tổ như sau: NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 9 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 + Tổ 1: video clip Văn học và cuộc sống. + Tổ 2: video clip Tiến trình thơ. + Tổ 3: video clip Hà Nội 12 ngày đêm. + Tổ 4: video clip bài hát Em ơi, Hà Nội phố (Thơ: Phan Vũ, sáng tác và biểu diễn: Phú Quang). - GV hướng dẫn nội dung các video clip (Phụ lục 5). - GV hướng dẫn triển khai phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm: + Theo trình độ học sinh: Học sinh có năng lực học tập khá: tham gia tìm kiếm thông tin và hình ảnh trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được, nhập các nội dung văn bản cần trình bày trên video. Học sinh có năng lực học tập giỏi: tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được; nhập các thông tin cần trình bày trên video. + Theo năng lực sử dụng CNTT của học sinh: Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: tìm kiếm các thông tin trên mạng. Học sinh có năng lực thiết kế video clip: chuyển các nội dung lên bản trình bày trên video clip. - HS lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu. 2. Triển khai hoạt động chuẩn bị bài: Thời gian: 1 tuần (trước khi dạy bài học Một số thể loại văn học: thơ, truyện). Mục tiêu: các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được giao; rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thu thập thông tin, trình bày vấn đề. Tổ chức hoạt động: - GV: giúp đỡ, định hướng cho HS và các nhóm trong quá trình làm việc. - HS các nhóm: phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - GV: giải đáp thắc mắc cho HS, giúp đỡ HS khi HS yêu cầu. - HS: nộp sản phẩm video clip đúng thời gian quy định. - GV: kiểm tra, đánh giá các video clip; yêu cầu chỉnh sửa các video clip (nếu có). 3. Tiến trình dạy học: - Thời lượng là 2 tiết. - Ngoài thời gian HS chuẩn bị bài học, hoạt động dạy và học trên lớp gồm các hoạt động và tiến trình sau: (Xem giáo án Phụ lục 1) 3.1. TIẾT 1: NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 10 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 3.1.1. Hoạt động 1 (1 phút): Ổn định tổ chức - GV: Kiểm tra sĩ số. - HS: Lớp trưởng báo cáo. - GV: Ổn định lớp, tập trung sự chú ý của học sinh. 3.1.2. Hoạt động 2 (3 phút): Giới thiệu bài mới Mục tiêu: giúp HS nhận thức về thực trạng văn hóa đọc Phương pháp dạy học: nêu tình huống có vấn đề. Tổ chức hoạt động: - GV hỏi: Trước khi vào bài mới, các em hãy trả lời nhanh hai câu hỏi sau (chiếu slide câu hỏi có minh họa hình ảnh): Câu hỏi 1: Khi rảnh rỗi, em sẽ làm gì? a. Chơi game, lướt web, tán gẫu trên mạng xã hội. b. Đọc sách, đọc truyện, đọc thơ. Em chọn phương án (a) hay (b). - HS lựa chọn đáp án bằng cách giơ tay. - GV hỏi câu hỏi 2: Nếu được chọn một món quà, em sẽ chọn? a. Một món ăn ngon, một vé xem phim, một vé xem ca nhạc. b. Một cuốn sách, một quyển truyện, một tập thơ. - HS lựa chọn đáp án bằng cách giơ tay. - GV nêu vấn đề: Qua sự lựa chọn của các em có thể thấy nhiều người trong chúng ta chưa quan tâm tới văn học và văn hoá đọc. Vậy phải chăng văn học và văn hoá đọc đang mất chỗ đứng, đang bị văn hóa nghe nhìn lấn át. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng xem video clip do tổ 1 thực hiện. - GV chiếu video clip Văn học và cuộc sống của tổ 1: NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 11 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 - HS theo dõi. - GV chốt ý và giới thiệu bài mới: Qua clip vừa xem, các em thấy văn học luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong cuô âc sống và học tập, văn học luôn được yêu thích và tôn vinh. Vì thế, hiểu về văn học, biết cách đọc thơ, đọc truyê nâ là điều cần thiết. Đó cũng chính là lí do vì sao hôm nay chúng ta học bài Mô ôt số thể loại văn học: thơ, truyện. (Tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh: tầm quan trọng của văn hóa đọc - một nét đẹp của nếp sống thanh lịch, văn minh) 3.1.3. Hoạt động 3 (2 phút): Tìm hiểu hình thức tổ chức tác phẩm văn học Mục tiêu: giúp HS hiểu hình thức tổ chức tác phẩm văn học . Phương pháp dạy học: phát vấn. Tổ chức hoạt động: - GV hỏi: Loại, thể trong văn học được xác định như thế nào? - HS dựa vào sgk trả lời. - GV giảng và chiếu sơ đồ phân loại hình thức tổ chức tác phẩm: Loại và thể trong văn học được xác định dựa trên hình thức tổ chức tác phẩm. Tác phẩm văn học chia làm 3 loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch. Mỗi loại lại chia thành các thể. Trữ tình có các thể: thơ ca, ngâm khúc,..; tự sự có các thể: truyện, kí,...; kịch có các thể: bi kịch, hài kịch, chính kịch,..Trong tiết học này, chúng ta tập trung tìm hiểu về thơ. NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 12 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 (Tích hợp kiến thức Lí luận văn học: tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học) 3.1.4. Hoạt động 4 (16 phút): Tìm hiểu khái lược về thơ (khái niệm, đặc trưng, phân loại, tiến trình) Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức khái lược nhưng cũng rất cơ bản về thơ. Phương pháp: phát vấn, phân tích, diễn giảng, bình giảng... Tổ chức hoạt động: * Tìm hiểu khái niệm thơ (phần này không có trong SGK, GV bổ sung khái niệm thơ để HS có cái nhìn tổng thể và khoa học). - GV dẫn, giảng: Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ phổ biến khắp thế giới và đến với tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ đến người già; người nghèo đến người giàu, bậc đại trí thức hay thậm chí những người không biết chữ ai cũng có thể yêu thơ, thưởng thức thơ. Thơ gắn với nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống: giáo dục, nghệ thuật, lao động sản xuất và cả thế giới tâm linh. Vậy thơ là gì mà có sức sống, sức lan toả mạnh mẽ như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm thơ. Phần này không có trong sách giáo khoa, mời các em hướng lên màn hình. - GV bổ sung khái niệm thơ (chiếu slide khái niệm thơ được trích ở Từ điển văn học trang 375, NXB KHXH, 1984). NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 13 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 - HS đọc khái niệm. - GV giảng khắc sâu kiến thức: Cũng giống như truyện và kịch, thơ cũng phản ánh cuộc sống nhưng phản ánh qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào và bằng những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; bằng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu. * Tìm hiểu đặc trưng của thơ về nội dung: - GV đưa thêm các ngữ liệu ngoài văn bản bài học để HS tìm hiểu đặc trưng của thơ. - GV chiếu slide ngữ liệu (ngữ liệu là những đoạn ca dao, những đoạn thơ hay về vẻ đẹp của Hà Nội, về tình yêu, nỗi nhớ...). - HS đọc ngữ liệu. - GV hỏi: Cảm nhận của em về nội dung của từng đoạn thơ trên? - HS nêu cảm nhận. - GV chiếu slide chốt ý và giảng bình : NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 14 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 - Ngữ liệu 1: sử dụng biện pháp liệt kê, kể tên nhiều con phố của Hà Nội: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay… gợi tả những con phố san sát, nối tiếp nhau tấp nập, đông vui. Bài ca dao toát lên tình yêu và niềm tự hào về sự giàu đẹp, sầm uất của phố phường Hà Nội. - Ngữ liệu 2: mở đầu bằng một tiếng gọi, một lời than, một tiếng thở dài: “Em ơi, Hà Nội phố”. Ở đây ta nhận ra sự tương phản đối lập giữa quá khứ và thực tại: quá khứ tươi đẹp, lộng lẫy, vàng son; thực tại tàn phai, tan tác, chia lìa. Điệp từ “không” tạo nên giọng đọc nghẹn ngào. Lời thơ bộc lộ nỗi buồn, xót xa, tiếc nuối khôn nguôi trước sự tàn phai của những nét đẹp văn hóa Hà Nội. - Ngữ liệu 3: Là những thổn thức nhớ nhung trong tình yêu. Chắc hẳn nỗi nhớ đang đầy ắp trong trái tim khiến chàng trai nhìn đâu cũng thấy buồn, thấy nhớ, thấy kỉ niệm và bóng dáng người yêu. - HS theo dõi và chú ý lắng nghe. - GV hỏi: Qua việc phân tích những ngữ liệu trên, các em thấy thơ vừa phản ánh cuộc sống, vừa thể hiện tình cảm, cảm xúc nhưng đâu là nội dung cốt lõi của thơ? - HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và chốt ý đặc trưng nội dung của thơ: + Cốt lõi của thơ là trữ tình, là tình cảm, cảm xúc. Trữ là chất chứa, tình là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng. + Chính vì thế thơ ca bao giờ cũng là tấm gương tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm, là những rung động của trái tim trước cuộc đời. Như nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định: “Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”, hay nhà triết NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 15 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 học Hê ghen đã từng viết: “Đối tượng của thơ không phải là núi sông hay mặt trời mà là những hứng thú về tinh thần”. + Thơ cũng phản ánh cuộc sống nhưng cuộc sống trong thơ chỉ là cơ sở, là cái cớ cho cảm xúc được bộc lộ; là sợi dây nối liền mặt đất để cánh diều cảm xúc được bay lên. + Tuy nhiên, tình cảm cảm xúc trong bài thơ - không chỉ là của riêng tác giả mà còn là tâm sự của cả mô ât thế hê ,â mô ât thời đại, mô ât dân tô âc hay cả nhân loại. Bởi một bài thơ chỉ thực sự có ý nghĩa khi tiếng nói, tình cảm của nhà thơ đồng vọng với mơ ước khát vọng của một thời đại, của cả dân tộc. (Tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh Hà Nội qua các đoạn thơ viết về Hà Nội: ca dao, Trường ca Em ơi, Hà nội phố - Phan Vũ, Chia tay người Hà Nội - Bùi Thanh Tuấn) * Tìm hiểu đặc trưng của thơ về hình thức - ngôn ngữ thơ: - GV chuyển ý: Như vậy, các em vừa tìm hiểu đặc trưng về nội dung của thơ. Tuy nhiên làm nên vẻ đẹp của một bài thơ còn phải kể đến vai trò của yếu tố hình thức, đặc biệt là ngôn ngữ. Chúng ta cùng tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ thơ. - GV chiếu silde ngữ liệu: - HS đọc ngữ liệu. - GV hỏi: Đoạn thơ trên sử dụng những từ láy nào, gợi tả hình ảnh chú bé ra sao? - HS trả lời. - GV giảng: từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, gợi tả hình ảnh chú bé bé nhỏ, xinh xắn, nhanh nhẹn, hoạt bát, vô tư, hồn nhiên, đáng yêu… NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 16 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN 2014 - GV hỏi: Đoạn thơ trên gieo vần gì, tạo giọng đọc như thế nào, có tác dụng ra sao trong việc thể hiện tình cảm của nhà thơ? - HS trả lời. - GV giảng: gieo vần: oắt, inh, ênh vừa tạo giọng đọc vui tươi, vừa gợi tả hình ảnh chú bé, vừa thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả. - HS nghe giảng. - GV hỏi: Qua việc phân tích ngữ liệu trên, em có nhận xét gì về đặc trưng của ngôn ngữ thơ? - HS trả lời. - GV giảng và chiếu chốt ý: Ngôn ngữ thơ vừa giàu hình ảnh, vừa giàu nhạc điệu; cô đọng, hàm súc, lời ít, ý nhiều. (Tích hợp Đọc văn: củng cố kiến thức đọc hiểu bài thơ Lượm - Tố Hữu) - GV lưu ý: Nhạc điệu chính là giọng đọc của câu thơ, được tạo nên từ cách gieo vần, ngắt nhịp, phối hợp thanh bằng trắc. Ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc điệu. Đó là giọng buồn, tiếc nuối: “Em ơi, Hà Nội, phố Ta còn em một Hàng Đào Không bán đào Một Hàng Bạc không còn những người thợ bạc Đường Trường Thi không chõng không lều Không ông nghè bái tô vinh quy”. Giọng vui tươi, tự hào; “Rủ nhau đi khắp Long Thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay”. NGUYỄN THỊ HƯƠNG – NGUYỄN HỒNG LÊ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan