Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Dạy học theo chủ đề tích hợp môn tiếng anh 11 unit 10 nature in danger part b ...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp môn tiếng anh 11 unit 10 nature in danger part b speaking (period 63)

.DOC
25
2694
86

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TIẾNG ANH- ĐỊA LÝ- GDCD VÀO DẠY CHUYÊN ĐỀ: “NÓI VỀ CÁC LÝ DO THIÊN NHIÊN BỊ ĐE DỌA VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” TOPIC: Talking about the reasons why nature is threaten and suggesting measures to protect the environment Unit 10: NATURE IN DANGER - Part B: SPEAKING (Period 63) Tiếng Anh 11 (Ban cơ bản)- NXB Giáo dục Thông tin về nhóm giáo viên dự thi 1. Đặng Hồng Hạnh Ngày sinh: 13/05/1974 Môn: Tiếng Anh Điện thoại: 01644424868 Email: [email protected] 2. Nguyễn Thị Chúc Ngày sinh: 13/05/1971 Môn: Tiếng Anh Điện thoại: 0982567286 Email: [email protected] 3. Trần Thị Liên Ngày sinh: 12/10/1988 Môn: Tiếng Anh Điện thoại: 0913037019 Email: [email protected] Đơn vị công tác: Trường THPT Đan Phượng – Thành phố Hà Nội. 1 1. Tên chuyên đề : TOPIC: Talking about the reasons why nature is threaten and suggesting measures to protect the environment (NÓI VỀ CÁC LÝ DO THIÊN NHIÊN BỊ ĐE DỌA VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG) Vận dụng kiến thức tích hợp giữa môn Tiếng Anh- Địa lýGiáo dục công dân - Tiết 63- Bài 10: Nature in danger- B. Speaking - Tiếng Anh 11 (Ban cơ bản)NXB Giáo dục). - Tiết 50 - Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững (Địa lý 10- NXB Giáo dục). - Tiết 3 - Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Địa lý 11- NXB Giáo dục). - Tiết 25 - Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (Địa lý 12- NXB Giáo dục). - Tiết 31- Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (Giáo dục công dân lớp 10- NXB Giáo dục). - Tiết 25- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (Giáo dục công dân lớp 11- NXB Giáo dục). - Tiết 29 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (Giáo dục công dân lớp 12- NXB Giáo dục). 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức: 2.1.1. Môn Tiếng Anh : Qua chuyên đề này, học sinh hiểu được và nói về các nguyên nhân mà thiên nhiên bị đe dọa là do sự tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên, tới môi trường và học sinh cũng đưa ra được các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên. 2 2.1.2. Môn Địa lý - Tiết 50 - Bài 42: Môi trường và sự phát trển bền vững (Địa lý 10- NXB Giáo dục). Học sinh hiểu được: - Mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng. - Những mâu thuẫn, khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển. - Tiết 3 - Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (Địa lý 11- NXB Giáo dục). Học sinh hiểu được: - Một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm của từng loại môi trường và hậu quả, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Tiết 25 - Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (Địa lý 12- NXB Giáo dục). Học sinh hiểu được: - Một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường nước ta, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất). - Sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống và kinh tế ở nước ta. - Nội dung Chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. 2.1.3. Môn Giáo dục công dân - Tiết 31- Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (Giáo dục công dân lớp 10- NXB Giáo dục). Học sinh hiểu được: - Một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như ô nhiễm môi trường, và các căn bệnh hiểm nghèo. - Thấy được trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc tham gia vào giải quyết vấn đề bức xúc này của nhân loại. - Tiết 25 - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (Giáo dục công dân lớp 11- NXB Giáo dục). Học sinh hiểu được: 3 - Thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. - Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Tiết 29 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (Giáo dục công dân lớp 12- NXB Giáo dục). Học sinh hiểu được: - Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và ANQP. - Quyền và nghĩa vụ công dân trong các bảo vệ môi trường và AN-QP. 2.2. Kỹ năng: 2.2.1. Môn Tiếng Anh Sau chuyên đề này học sinh có thể: - Luyện nói về những nguyên nhân vì sao thiên nhiên bị đe dọa là do sự tác động tiêu cực của con người tới thế giới tự nhiên, tới môi trường và học sinh cũng nói được các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên. - Hiểu và sử dụng được một số từ về chủ đề của bài từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm về vấn đề bảo vệ thế giới tự nhiên và môi trường. 2.2.2. Môn Địa lý - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng liên hệ thực tế ở địa phương. - Liên hệ thực tế về những sự tác đô nô g tiêu cực của con người tới thế giới tự nhiên: đốt phá rừng, săn bắt và giết hại đô ông vâ ôt hoang dã và đô ông vâ ôt bị nguy hiểm, xả các chất hóa học đô ôc hại và gây ô nhiễm ra môi trường, ... . - Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. 2.2.3. Môn Giáo dục công dân - Học sinh biết và có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường, tham gia tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân như: phân phát tờ rơi, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ, diễn thuyết... 4 - Tham gia vào các hoạt động phù hợp với khả năng để giải quyết một số vấn đề của nhân loại hiện nay. - Học sinh biết đưa ra nhận định về thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 2.3. Thái độ: 2.3.1. Môn Tiếng Anh Có thái độ tích cực nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, hợp tác trong các hoạt động từ đó có ý thức bảo vệ thế giới tự nhiên và môi trường. Vận động, khuyến khích những người xung quanh mình cùng có trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường. 2.3.2. Môn Địa lý Có thái độ và hành vi đúng đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 2.3.3. Môn Giáo dục công dân - Học sinh tin, đồng tình với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước; chống lại các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường và đặc biệt là thế giới tự nhiên. - Tích cực ủng hộ những chủ trương của Đảng và Nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại do Trường, địa phương tổ chức. - Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về môi trường và ANQP. 3. Đối tượng dạy học của bài học - Học sinh khối 11 (45 học sinh/ lớp), trường THPT Đan Phượng – Thành phố Hà Nội trong thời gian là 45 phút. 4. Ý nghĩa của chuyên đề 4. 1. Ý nghĩa của chuyên đề đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học tích hợp thì học sinh không những hiểu sâu và ghi nhớ kiến thức được học, mà còn có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học 5 khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. Từ những kiến thức của chuyên đề và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau đề giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 4. 2. Ý nghĩa của chuyên đề đối với thực tiễn đời sống - Biết được các lý do mà hiê ôn nay thiên nhiên và môi trường của chúng ta đang bị đe dọa mô ôt cách nghiêm trọng, để từ đó nhâ ôn thức được các biê ôn pháp để bảo vê ô môi trường. - Học sinh có được những kiến thức thực tế để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao ý thức thực hành, rèn luyện của bản thân và cộng đồng. 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Bảng, phấn, tranh, ảnh, phiếu bài tập, máy chiếu, … - Sử dụng máy chiếu để trình bày bài giảng Microsoft office PowerPoint với các hình ảnh, tranh vẽ về nội dung của chuyên đề. 5.2. Thiết bị học liệu Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường và sự tàn phá thiên nhiên bao gồm hê ô thực vâ ôt và đô nô g vâ ôt đang là mối đe dọa của tất cả loài người chúng ta. Có thể nói rằng “Bà mẹ thiên nhiên” đang kêu cứu chúng ta, muốn chúng ta hãy có những hành động để cứu lấy môi trường chúng ta đang sống.Và để tìm ra biê ôn pháp tốt nhằm bảo vệ và cứu lấy môi trường, trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân gây ra những mối đe dọa cho môi trường và hê ô sinh thái của chúng ta. Ở phần này, chúng tôi đã đưa ra một số hình ảnh nói về sự tàn phá thiên nhiên của con người như: săn bắn động vật hoang dã, chặt phá rừng, đốt rừng, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu bừa bãi, xả chất thải hóa học ra môi trường, … để 6 học sinh có thể thấy được thực trạng hiện nay về vấn đề tàn phá thiên nhiên và môi trường sống của con người. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học (có tiếng Việt kèm theo) WARM- UP * Competition game - Network: - T shows a network of the word “NATURE IN DANGER” on the projector. nature in danger ddanger dadanger - T divides the class into 2 teams (Team A and team B). Each team has a representative who will go to the board and complete the network by writing on the board the words relating to nature in danger that they know. - The winner will be the team completing the network in the shortest period of time. (Time limit : 3 minutes) - T gives suggested answers : water, air, pollutant, extinct, forest, nature, endanger, animal, … . * Leading in : - T shows some pictures about nature in danger and asks some Ss to answer the questions below: 1. What can you see in these pictures ? 2. What problem is this ? 7 - T calls on some Ss to give their answers, then gives corrective feedback. * Suggested answers : 1. We can see : - killing endangered animal - keeping them as pets - burning forests - cutting down trees, - using fertilizers and pesticides for cultivation and discharging chemical pollutants into the environment… 2. Our nature is being threatened seriously. TOPIC: “Talking about the - T leads students to the topic : reasons why nature is threaten and suggesting measures to protect the environment” I. TASK 1: * Aim : to focus Ss on the topic and introduce the new words and phrases to talk about the reasons why nature is threatened. * Activity 1: Teaching vocabulary - T shows on the screen the vocabulary to teach : 1. capture /kæptʃə/ (v): giam giữ 2. recreation /rɛkrɪ’eɪʃ(ə)n/ (n) : sự giải trí, sự tiêu khiển 3. fertilizer /fə:tɪlaɪzə/ (n): phân bón 4. pesticide /’pɛstɪsaɪd/ (n): thuốc trừ sâu 8 5. cultivation /kʌlti’veiʃn/(n): 6. discharge /’dɪstʃɑ:dʒ/ (v): sự trồng trọt đổ ra, phóng ra - T helps Ss to pronounce the words correctly. T reads them first, then asks them to repeat after in chorus and individually. - T calls on 2 Ss to make sentences with some of these words. Eg: You shouldn’t use too much pesticides for cultivation. * Activity 2: - T asks Ss to work individually to answer the question: “Which reason you think is the most important ?”. - T calls on some students to answer. * Activity 3: (T delivers handouts No1) - T prepares handouts in which T provides some ideas for their explanation for the reasons why nature is threatened, then delivers them to the Ss. - T asks Ss to work in pairs to ask and answer about the most important reason why nature is threatened. - T shows on the screen this model below for Ss to follow : Lan: What is the most important reason why nature is threatened? Nam: In my opinion/ I think/ I feel burning forests is the most important reason why nature is threatened. Lan: Well, why do you think so? Nam: Oh, forests are green lungs of the Earth where many animals live. Burning forests means many plants and animals will die. Lan : I strongly agree. Moreover, smoke from forest fires causes air pollution. - T goes around to help Ss express their ideas correctly, then calls on some pairs to practise speaking in front of the class. - T gives feedback and marks afterward. II. TASK 2: * Aim : Ss can match the reasons in Task 1 with possible measures for protecting the environment. * Activity 1: Teaching vocabulary - T shows on the screen the vocabulary to teach : 1. ban (v) = prohibit (v) /prə(ʊ)hɪbɪt/ : cấm 2. encourage (v) /ɪnkʌrɪdʒ/ : khuyến khích > < discourage (v)/dɪskʌrɪdʒ/ : ngăn cản E.g.: Planting forests should be encouraged. 3. establish (v) /ɪ’stæblɪʃ/ = set up (v.phr) : thành lập E.g.: Many organizations have been established to protect rare animals. - T helps Ss to pronounce the words correctly. T reads them first, then asks them to repeat after in chorus and individually. 9 * Activity 2: Matching - T asks Ss to work in pairs to match the reasons in Task 1 with possible measures for protecting the environment. Problems Solutions 1. Burning forests 2. Cutting down trees for cultivation 3. Discharging chemical pollutants into environment 4. Using fertilizers and pesticides for cultivation 5. Killing endangered animals for fur, skin and food 6. Hunting and capturing animals for recreation 7. Keeping animals as pets A. Killing endangered animals for fur, skin and food should be banned. B. Planting trees should be encouraged. C. Keeping animals as pets should be discouraged. D. Zoos and national parks should be established to save animals and plants. E. Animals should not be captured for recreation and entertainment. F. All kinds of animals and plants should be protected G. Discharging chemical pollutants into the environment should be prohibited. H. Decreasing the use of fertilizers and pesticides for farming should be encouraged. - T calls on some pairs to read aloud their results, then gives corrective feedback afterward. * Suggested answers: 1. B 2. D / F 3. G 4. H 5.A 6.E 7.C III. TASK 3: Production * Aim : Ss state negative impacts made by people on the environment and suggest measures to protect it. * Activity 1: Useful languages T gives Ss some useful languages for them to expresss their ideas: 10 - should + V/ should be + p.p - should not +V/ should not be+ p.p - extinct/ disappear - not hunt or sell animal products - be banned /prohibited - protect / be protected - punish / be punished …….. * Activity 2: - T prepares handouts in which T provides Ss some suggestions ideas. - T delivers handouts No 3,4,5,6 - T divides the class into 8 groups. Each group will receive one of the 4 handouts. Then, T asks Ss to work in groups to report negative impacts made by people on the environment and suggest measures to protect it. - T asks Ss to work in grops to practise speaking as the model. - T shows on the screen a model for Ss to imitate. - T goes around to give help if necessary. - After some minutes, Ss calls on some groups to perform in front of the class. - T gives corrective feedback and marks afterward. IV. CONSOLIDATION - T gives some pictures about pollution of the environment and the nature in danger and ask Ss to find solutions. - T calls on a Ss answer. * Suggested answers: Pictures about the heavily polluted environment and nature in danger urge us to take action to protect the nature, the environment and the Earth. V. HOMEWORK : T asks Ss to : - Learn by heart the new words. - Write a paragraph about measures to protect our natural environment. - Prepare for the next lesson: Unit 10- C. Listening. ------------------------------------------- HANDOUTS FOR UNIT 10 - SPEAKING (Period 63) TASK 1: Handout No1 Why nature is threatened 1. Burning forests Your explanation Forests are green lung of the earth where many important animals live, too. Burning forests means many animals 2. Cutting down trees may die. Smoke from forest fire may pollute the air. Trees help to stop erosion because they hold water. 11 for cultivation Without trees the climate will change for worse. 3. Discharging Dangerous chemicals can harm people’s lives and cause chemical pollutants fatal diseases such as cancer. into the environment 4. Using fertilizers and It can destroy soil and pollute the air and affect other pesticides for living species as well. cultivation 5. Killing endangered Making some species disappear would create a lack of animals for fur, skin ecological balance. We also need to protect them for and food 6. Hunting and younger generations. It violates animals’ rights. The best place for wild animals capturing animals for is the natural environment. recreation 7. Keeping animals as Depends on what kind of animals you keep. It is pets prohibited keeping rare animals as pets. TASK 3: Handout No2 Talking about the negative impacts made by people on the environment and suggests measures to protect it. 1. Burning forests and cutting down trees for wood. (Group 1) Threats Consequences Solutions - Burning forests - Burning forests means - Strictly punish the cutting - Cutting down trees many animals may die. of trees and burning forests. for wood - Smoke from forest fire may - Encourage the planting of pollute the air. forests and trees. - Without trees the climate will change for worse 2. Using fertilizers and pesticides for cultivation. (Group 2) Threats Consequences Solutions 12 Using fertilizers and - destroy soil, pollute the air - encourage the use of pesticides for and affect other living manure cultivation species as well. - decrease the use of fertilizers and pesticides in farming 3.Discharging chemical pollutants into the environment. (Group 3) Threats Consequences Solutions Discharging Dangerous chemicals can - … should be prohibited chemical pollutants harm people’s lives and - … should be fined into the environment cause fatal diseases such as cancer, … 4. Killing endangered animals for fur, skin and food. Keeping animals as pets. Hunting or capturing animals for recreation or entertainment. Threats Consequences Killing endangered Making some species animals for fur, skin disappear would create a lack and food. Keeping of ecological balance. animals as pets. Hunting or capturing them for recreation or entertainment. - Solutions … should be banned. … should be discouraged. 13 QUICK SURVEY Answer these questions by circling A, B, C or D; or stating your ideas. 1. Why do we have to care for and protect the nature and the environment? A. The nature provides us with lot of valuable resources. B. The pollution environment will lead to damage to the surrounding areas. C. The nature brings about high economic effects and guarantee stable longterm development. D. All are correct. 2. The reason why nature is threatened: A. Using fertilizers and pesticides for cultivation B. Killing, hunting or capturing endangered animals C. Cutting down trees for wood D. All are correct 3. Negative impact made by people on the environment is: A. Pollution environment. B. Loss of ecological balance C. Loss of natural resources. D. All are correct. 4. Which is not measure to protect the environment? A. Strictly punish the cutting of trees and burning forests B. Don’t throw away rubbish. C. Discourage the planting of forests and trees D. Decrease the use of fertilizers and pesticides in farming 5. As a citizen of the global world, what will you do to protect the sea environment? (State your own ideas.) 14 …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………. SUGGESTED ANSWERS FOR QUICK SURVEY: 1-D, 2- D, 3- D, 4- C, 5. - Be aware of the protecting the nature and the environment. - Encourage people to plant more green trees. - Discourage people to hunt, kill and capture endangered animals. - Advise people to decrease the use use of fertilizers and pesticides for farming. - Take part in some activities such as: “Green Sunday” at the local and “collecting garbage around us”. - Join hands to raise people’s awareness of the need to protect environment. Results from the quick survey: From this survey, we saw that 95% of students in the class had correct answers and with the real-life application questions, almost the students in the class presented the solutions to protect the environment. 15 DỊCH PHẦN MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ SANG TIẾNG VIỆT PHẦN DẪN DẮT * Trò chơi thi điền từ vào mạng lưới : thiên nhiên bị nguy hiểm - Giáo viên đưa ra một mạng lưới lấy từ : “THIÊN NHIÊN BỊ NGUY HIỂM: - Giáo viên chia lớp làm 2 đội (đội A & đội B). Mỗi đội cử 1 đại diện lên bảng để viết các từ liên quan tới vấn đề “thiên nhiên bị nguy hiểm”. - Đội thắng sẽ là đội hoàn thành mạng lưới trong thời gian nhanh nhất (giới hạn thời gian là 3 phút). - Giáo viên nhận xét và đưa ra gợi ý trả lời : nước, không khí, chất gây ô nhiễm, bị tuyệt chủng, rừng, thiên nhiên, ... * Dẫn dắt vào bài mới: - Giáo viên chiếu lên một số hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường trên một bãi biển và yêu cầu mỗi học sinh quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi: 1. Bạn nhìn thấy những gì trong các hình ảnh trên ? 2. Đó là vấn đề gì ? - Học sinh làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi. - Giáo viên phản hồi và đưa ra gợi ý trả lời : 1. Chúng ta có thể thấy việc : giết hại động vật bị nguy hiểm, giam cầm chúng để làm vật nuôi, cháy rừng, chặt phá rừng, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong việc trồng trọt và việc xả chất hóa học gây ô nhiễm ra môi trường, ... 2. Thiên nhiên của chúng ta đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. - Giáo viên dẫn dắt học sinh vào chuyên đề. 16 Chuyên đề: “Nói về những lý do mà thiên nhiên bị đe dọa và đưa ra các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên” I. NHIỆM VỤ 1: Mục đích: Tập trung học sinh vào chủ đề và giới thiệu một số từ và cụm từ mới được sử dụng để nói về những lý do mà thiên nhiên bị đe dọa. - Giáo viên chiếu một số từ vựng sau lên màn hình để dạy học sinh. 1. Hoạt động 1: Dạy từ vựng 1. capture /kæptʃə/ (v): giam giữ 2. recreation /rɛkrɪ’eɪʃ(ə)n/ (n) : sự giải trí, sự tiêu khiển 3. fertilizer /fə:tɪlaɪzə/ (n): phân bón 4. pesticide /’pɛstɪsaɪd/ (n): thuốc trừ sâu 5. cultivation /kʌlti’veiʃn/(n): sự trồng trọt 6. discharge /’dɪstʃɑ:dʒ/ (v): đổ ra, phóng ra - Giáo viên cho học sinh luyện phát âm qua việc đọc mẫu, yêu cầu học sinh nhắc lại đồng thanh và gọi vài em đọc lại. - Giáo viên gọi 2 học sinh đặt câu với một số trong các từ mới trên. Ví dụ : Các bạn không nên sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong việc trồng trọt. 2. Hoạt động 2: - Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi : “Theo bạn, lý do nào là quan trọng nhất trong việc làm cho thiên nhiên bị đe dọa ?” - Giáo viên gọi vài học sinh đưa ra câu trả lời. 3. Hoạt động 3: (Giáo viên phát phiếu học tập số 1 & 2 - Học sinh làm việc theo cặp) - Giáo viên chuẩn bị 2 phiếu học tập cho các cặp học sinh. - Dựa vào các gợi ý trong phiếu, học sinh sẽ hỏi và trả lời về lý do quan trọng nhất mà vì nó thiên nhiên bị đe dọa. - Giáo viên cho học sinh một đoạn hội thoại mẫu: Lan: Theo bạn lý do quan trọng nhất mà gây ra việc thiên nhiên bị đe dọa là gì? Nam: Theo tôi, cháy rừng là lý do quan trọng nhất. Lan: Ồ, tại sao vậy ? Nam: Rừng là lá phổi xanh của trái đất, nơi có rất nhiều động vật sinh sống. Cháy rừng có nghĩa là nhiều động và thực vật sẽ chết. Lan : Tôi rất đồng ý với bạn. Hơn thế nữa, khói từ các đám cháy rừng cũng gây ra ô nhiễm không khí. - Giáo viên đi quanh lớp để giúp học sinh diễn đạt ý của các em cho đúng, rồi gọi một số cặp thực hành nói trước lớp. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 17 II. NHIỆM VỤ 2: Mục đích: Học sinh nối các lý do mà thiên nhiên bị đe dọa ở trong nhiệm vụ 1 (SGK Tiếng Anh 11- trang 118) với các biện pháp để bảo vệ môi trường trong nhiệm vụ 2 (SGK Tiếng Anh 11- trang 118). 1. Hoạt động 1: Dạy từ vựng - Giáo viên chiếu lên màn hình từ vựng cần dạy : 1. ban (v) = prohibit (v) /prə(ʊ)hɪbɪt/ : cấm 2. encourage (v) /ɪnkʌrɪdʒ/ : khuyến khích > < discourage (v)/dɪskʌrɪdʒ/ : ngăn cản VD: Việc trồng rừng cần được khuyến khích. 3. establish (v) /ɪ’stæblɪʃ/ = set up (v.phr) : thành lập VD: Nhiều tổ chức đã được thành lập để bảo vệ các động vật quý hiếm. - Giáo viên cho học sinh luyện phát âm qua việc đọc mẫu, yêu cầu học sinh nhắc lại đồng thanh và gọi vài em đọc lại. 2. Hoạt động 2: Nối các ý - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp để nối các lý do ở nhiệm vụ 1 với các biện pháp phù hợp để bảo vệ môi trường. Vấn đề Các biện pháp 1. Cháy rừng 2. Chặt phá rừng để trồng trọt 3. Xả các chất hóa học gây ô nhiễm ra môi trường 4. Sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp 5.Giết chết các động vật bị nguy hiểm để lấy lông, da và làm thức ăn 6. Săn bắn và giam giữ động vật hoang dã để giải trí 7. Nuôi động vật hoang dã để làm vật nuôi trong nhà A. Việc giết chết các động vật bị nguy hiểm để lấy lông, da và làm thức ăn nên bị cấm. B. Việc trồng rừng nên được khuyến khích. C. Việc nuôi động vật hoang dã để làm vật nuôi trong nhà cần được ngăn cản. D. Các vườn thú và vườn quố gia nên được thành lập để bảo vệ động và thực vật bị nguy hiểm. E. Động vật hoang dã không nên bị giam cầm vì mục đích giải trí. F. Tất cả các động và thực vật nên được bảo vệ. G. Việc xả các chất hóa học gây ô nhiễm ra môi trường cần được cấm. H. Việc giảm bớt sự sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cần được khuyến khích. - Giáo viên gọi một số cặp để đọc to kết quả, rồi đưa ra phản hồi sau đó. * Gợi ý trả lời: 1. B 2. D / F 3. G 4. H 5.A 6.E 7.C 18 III. NHIỆM VỤ 3: Mục đích: Học sinh thảo luận về những tác động tiêu cực của con người tói môi trường và đưa ra các biện pháp để bảo vệ môi trường. 1. Hoạt động 1: Các cấu trúc hữu dụng - Giáo viên cho học sinh một số cấu trúc ngôn ngữ hữu dụng để thực hành nói : + nên / không nên + bị tuyệt chủng / biến mất + cấm / bị cấm + bảo vệ / được bảo vệ … 2. Hoạt động 2: - Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập số 2 (được cắt làm 4 phần - mỗi phần nói về 1 vấn đề). Trong phiếu, giáo viên đưa ra cho học sinh một số ý để học sinh có thể sử dụng cho bài nói. Vấn đề Hậu quả Giải pháp 1. Cháy rừng, - làm cho nhiều động, thực - xử phạt nghiêm túc việc chặt chặt cây để lấy gỗ vật bị chết cây, phá rừng, làm cháy rừng - khói từ cháy rừng làm ô - khuyến khích việc trồng rừng nhiễm không khí - không có cây cối, khí hậu sẽ thay đổi theo xu hướng tiêu cực 2. Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp - phá hủy đất trồng trọt - gây ô nhiễm nước, không khí và ảnh hưởng đến các sự sống khác - khuyến khích sự sử dụng phân xanh - giảm bớt việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp 3. Việc xả các chất hóa học gây ô nhiễm ra môi trường - các chất hóa học nguy hiểm có thể gây hại cho cuộc sống con người và có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như : ung thư, nhiễm khuẩn, … - … cần bị cấm - … cần bị phạt 4. Việc giết hại - Việc là một số loài biến mất động vật bị nguy có thể tạo ra sự mất cân bằng hiểm để lấy lông, sinh thái. da, làm thức ăn. Việc nuôi và giam giữ động vật - … cần bị cấm - … cần được ngăn cản 19 hoang dã để giải trí - Giáo viên chia lớp làm 8 nhóm. Mỗi nhóm sẽ nhận 1 phần trong phiếu số 2. Sau đó, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhoám để nói lại về những tác động tiêu cực của con người tới môi trường và đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường. - Giáo viên đưa ra 1 đoạn hội thoại mẫu trên màn hình. - Giáo viên đi quanh lớp để giúp học sinh nếu cần. - Sau vài phút, giáo viên gọi một số nhóm trình bày về những ý kiến, quan điểm trong nhóm của các em trước lớp và yêu cầu các nhóm khác đưa ra lời nhận xét. - Giáo viên đưa ra lời nhận xét cho từng nhóm và cho điểm các nhóm. IV. CỦNG CỐ - Giáo viên chiếu lên màn hình một số bức tranh về sự ô nhiễm môi trường và thiên nhiên bị nguy hiểm, rồi yêu cầu học sinh tìm một số cách giải quyết. - Giáo viên một vài học sinh đứng lên trình bày. V. BÀI TẬP VỀ NHÀ - Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc từ mới. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn về những biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm một cuộc điều tra nhanh bằng cách yêu cầu học sinh trả lời trắc nghiệm các câu hỏi khảo sát về nội dung của chuyên đề vừa học. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan