Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 10 Dạy học theo dự án địa lý 10 dự án vì tương lai, hãy hành động ngay hôm nay...

Tài liệu Dạy học theo dự án địa lý 10 dự án vì tương lai, hãy hành động ngay hôm nay

.DOC
39
1368
54

Mô tả:

Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY MỤC LỤC MỤC LỤC.........................................................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề:....................................................................................................................................................2 2. Thực trạng tại TP. Hồ Chí Minh....................................................................................................................3 2.1. Lượng rác thải ở TP. Hồ Chí Minh và công tác thu gom:.......................................................................3 2.2 Hiện trạng vận chuyển rác thải trên địa bàn Tp.HCM.............................................................................7 2.3. Hiện trạng xử lý rác thải tại Tp.HCM...................................................................................................11 2.4. Nguồn phát sinh rác thải ở Tp.HCM.....................................................................................................17 3. Tác hại của rác thải..................................................................................................................................20 3.1.Tác hại của rác thải................................................................................................................................20 3.2. Tác hại của rác thải đối với sức khoẻ cộng đồng..................................................................................22 3.3. Ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị:.............................................................................................................24 4. Biện pháp giải quyết....................................................................................................................................25 4.1. Biện pháp kỹ thuật................................................................................................................................26 4.2. Biện pháp quản lý.................................................................................................................................26 4.3. Phân loại rác tại nguồn.........................................................................................................................27 4.4. Các quy định và chính sách xử lí:.........................................................................................................34 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.................................34 5. Kết luận:......................................................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................37 Nhóm 1 1 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY 1. Đặt vấn đề: Với gần 9 triệu dân, cùng những ưu thế về công nghệ và nguồn lao động, dịch vụ ,Thành phố Hồ Chí Minh đang là đầu tàu phát triển kinh tế trong cả nước. Theo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần IX (nhiệm kỳ 2010-2015), Nhìn chung 5 năm qua ( 2006-2010),kinh tế TP.HCM đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 11%, là mức tăng cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Quy mô kinh tế thành phố đến năm 2010 bằng 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.800 USD, bằng 1,68 lần năm 2005 (1.660 USD). Bên cạnh đó khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế... có bước phát triển tích cực. Bên cạnh nhiều thành tựu về kinh tế và xã hội do phát triển kinh tế mang lại, cùng với chất lượng cuộc sống của người dân đô thị ngày càng được nâng cao, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối đầu với vấn đề về lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều đang là mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹ quan của Thành phố. Một trong những khó khăn thử thách lớn được Đại hội rất quan tâm là sự gia tăng dân số cơ học và phương tiện giao thông cá nhân quá nhanh dẫn đến sự quá tải kết cấu hạ tầng vốn đã yếu kém, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường... ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc xã hội, cản trở tăng trưởng kinh tế, cải thiện dân sinh và bảo vệ môi trường. Do đó trong thời gian tới, vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị cần được sự quan tâm đúng mức không chỉ của lãnh đạo Thành phố, mà còn từ ý thức của mỗi công dân. Vì lẽ đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm cung cấp những hiểu biết cập nhật nhất về thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở TP.HCM, đồng thời đề ra 1 số giải pháp cấp thiết. Nhóm 1 2 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY 2. Thực trạng tại TP. Hồ Chí Minh 2.1. Lượng rác thải ở TP. Hồ Chí Minh và công tác thu gom: 2.1.1. Lượng rác thải: Theo báo cáo của chi cục bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh : Với gần 9 triệu dân, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phòng, trường học và hơn 8.000 cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 7200-7500 tấn chất thải rắn đô thị, trong đó thu gom được khoảng 6500 tấn/ngày, tái chế/tái sinh khoảng 700-900 tấn/ngày, khối lượng còn lại bị thải vào hệ thống kênh rạch và môi trường xung quanh. Trong đó: - Khoảng trên dưới 6.000 tấn rác thải sinh hoạt.( rác chợ, rác xây dựng, rác gia đình…) - 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp. - 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Ước tính trong những năm tới, lượng rác sẽ tăng bình quân 10%/năm. 2.1.2. Hiện trạng công tác thu gom rác thải trên địa bàn Tp.HCM Hiện trạng thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác nói chung tại Tp.HCM được thể hiện ở sơ đồ sau: Xe ép nhỏ Xe < 4 tấn Nguồn phát sinh Xe đẩy tay, xe ba gác, thùng đựng rác cố định và di động Điểm hẹn Trạm trung chuyển Xe > 4 tấn Xe 2-7 tấn Nhà máy xử lý, Bô ép rác kín bãi chôn lấp Hình 1. Sơ đồ thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác TP.HCM Nhóm 1 3 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY  Phương tiện thu gom Thành phố hiện có 517 xe thu gom vận chuyển rác các loại như lavi, xe xuồng, xe ép, xe tải ben, xe hooklift có tải trọng từ 1 tấn đến 15 tấn với 52 nhãn hiệu khác nhau. Đây là số lượng xe của 22 Công ty dịch vụ công ích, Công ty Môi trường đô thị và Hợp tác xã công nông. Quy trình bố trí thu gom và vận chuyển rác cho các loại xe này như sau: Thu gom về trạm trung chuyển: có 175 xe ép, xe tải ben với tải trọng dưới 4 tấn thực hiện thu gom 1.915 tấn rác/ngày từ điểm phát sinh rác đến trạm trung chuyển và sau đó đổ sang các xe chuyên dụng khác có tải trọng lớn hơn để vận chuyển đến bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 13,98 km. Tuy nhiên, dung tích chứa của các phương tiện hiện nay đều không đáp ứng khối lượng chất thải được thu gom trong một chuyến, phần lớn các phương tiện đều phải cơi nới cao lên. Hầu hết các phương tiện thu gom của lực lượng rác dân lập đều đáp ứng được nhu cầu thu gom, các phương tiện này đều có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn (gấp 1,5 - 2 lần so với các loại thùng 660 lít), vận tốc vận chuyển nhanh như xe lam, lavi, xe bagac máy, v.v… Do hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo về mặt môi trường nên các phương tiện này thường gây ô nhiễm về không khí (mùi, tiếng ồn), nước (nước rỉ rác), v.v…  Phương pháp quét dọn và thu gom rác Quét rác đường phố: do lực lượng 24 Cty DVCI Q, H thực hiện quét gom rác tại các khu vực công cộng (các tuyến đường, vỉa hè, tiểu đảo, hàm ếch miệng cống) trên phần địa bàn của mình. Thu gom rác hộ dân: do lực lượng Cty Dịch vụ công ích các Quận, Huyện ( khoảng 40%) và lực lượng tư nhân (khoảng 60%) cùng thực hiện. Rác sinh hoạt từ nguồn thải ra được chứa đựng trong các thùng chứa 660 lít hoặc thùng chứa xe tay được công nhân vệ sinh chuyển bằng xe tay đưa đến các điểm hẹn trên đường phố hoặc các bô, trạm trung chuyển rác gần nhất. Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt được thu gom bằng xe đẩy tay hay thùng 660lít và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín, sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác chuyển đến trạm trung chuyển, một số xe đẩy tay đổ trực tiếp vào trạm trung chuyển khi thu gom chất thải rắn ở khu vực gần trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) nhận chất thải rắn và đổ ra bãi chôn lấp Gò Cát (Bình Chánh) hoặc Phước Hiệp (Củ Chi). Tại một số điểm, chất thải rắn sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay chuyển trực tiếp sang xe ép lớn và chở thẳng đến bãi chôn lấp. Nhóm 1 4 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY Công tác lấy rác diễn ra nhanh chóng không mất nhiều thời gian do các hộ dân thường chứa rác trong các bịch nulon và để sẵn trước cửa nhà hay trên lề đường. Thời gian thu gom rác trong ngày khác nhau tùy theo mỗi quận. Mỗi loại rác có một qui trình thu gom, vận chuyển đặc trưng  Rác sinh hoạt - Thu gom sơ cấp: Rác sinh hoạt được thu gom từ hộ dân ra các bô rác, điểm hẹn, bãi chuyển tiếp… và chở đến các bãi chứa chung hay những điểm chuyển tiếp. - Thu gom thứ cấp: Rác sinh hoạt được chở từ các bô rác và điểm hẹn đến trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp để xử lý. Rác sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về khu xử lý  Rác xây dựng Rác xây dựng sẽ được thu gom và vận chuyển đến điểm hẹn quy định hoặc trạm trung chuyển. Từ đây, rác xây dựng cũng sẽ được đưa đến bãi chôn lấp.  Rác y tế Rác thải y tế có chứa nhiều thành phần độc hại như: bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, dụng cụ y tế cần phải được phân loại, thu chứa tại các cơ sở y tế do Ngành Y tế thực hiện (CTNH được lưu chứa trong thùng 240 lít màu cam). Thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải rắn y tế do Công ty Môi Trường Đô Thị đảm trách.  Rác thải công nghiệp Việc thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp do các cơ sở sản xuất tự giải quyết theo 2 hướng: - Loại không thể tái chế: được cơ sở thu gom và ký hợp đồng với các đơn vị vê sinh môi trường để xử lý. - Loại có thể tái chế, tái sử dụng: được phân loại và bán cho các cơ sở sản xuất nhằm để tái chế. Nhóm 1 5 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY  Những khó khăn và tồn tại trong công tác thu gom rác thải Với khối lượng chất thải lớn như vậy, nhưng thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố còn rất nhiều bất cập, ở cả các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý, đặc biệt ở khâu thu gom rác sinh hoạt, cụ thể: 1. Lực lượng thu gom rác rất lớn và đa dạng nhưng không có đầu mối quản lý thống nhất, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện và quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn: - Công ty công ích là đơn vị chuyên ngành, có năng lực về tài chính và tổ chức hoạt động tương đối mạnh, chất lượng thu gom rác tương đối đảm bảo, người lao động được hưởng các chế độ chính sách theo luật định. Tuy nhiên, mức độ tham gia thu gom rác thải sinh hoạt còn rất hạn chế, hơn nữa sẽ phải thực hiện sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa trong thời gian tới, khả năng tham gia thu gom rác của một số đơn vị có thể sẽ bị thu hẹp; - Số lượng Hợp tác xã thu gom rác đã hình thành còn rất ít, qui mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính và quản lý điều hành yếu, chất lượng dịch vụ chưa được bảo đảm, khả năng tiếp cận để đổi mới công nghệ và thực hiện chế độ chính sách cho người lao động rất hạn chế; - Nghiệp đoàn Rác dân lập là tổ chức xã hội, không có chức năng quản lý điều hành hoạt động thu gom rác, phạm vi hoạt động đang bị thu hẹp dần; - Lực lượng lao động thu gom rác hoạt động tự do còn quá lớn, đảm nhiệm thu gom rác khoảng 60% hộ dân. Trong đó đã hình thành nên một số chủ đường rác có thuê mướn lao động, có qui mô hoạt động tương đối lớn nhưng tổ chức hoạt động còn rất tùy tiện, cả về giờ giấc, phương tiện và trang phục. 2. Nguồn thu cho công tác thu gom rác thải sinh hoạt chưa được tính đúng tính đủ và chưa có các qui định thống nhất về mức thu và quản lý nguồn thu, việc thu phí thu gom rác còn rất tùy tiện. Hầu hết người lao động thu gom rác có mức thu nhập còn rất thấp, đặc biệt tỷ trọng nguồn thu từ phế liệu trong thu nhập của người thu gom rác khá lớn, nguồn thu này sẽ bị ảnh hưởng khi thực hiện phân loại rác tại nguồn. 3. Hoạt động thu gom rác là hoạt động có tính chất độc hại và có khi còn ảnh hưởng đến tính mạng nhưng hầu hết người lao động thu gom rác ở các tổ chức Hợp tác xã, Nghiệp đoàn và lao động tự do không được hưởng các chế độ chính sách, đặc biệt là các chế độ cần thiết như bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn. 4. Phần lớn phương tiện thu gom rác không đạt yêu cầu về vệ sinh, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị và thuộc loại phương tiện phải thay thế theo qui định của Nghị quyết 38/CP Nhóm 1 6 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY của Chính phủ. Chưa có chính sách hỗ trợ thiết thực để chuyển đổi phương tiện, qui định chỉ sử dụng xe thùng 660 lít và xe tải nhỏ để thu gom rác như đề xuất của Sở Tài nguyên - Môi trường không phù hợp với đặc điểm thu gom rác của các địa bàn dân cư và khả năng của người lao động thu gom rác. 2.2 Hiện trạng vận chuyển rác thải trên địa bàn Tp.HCM  Phương tiện vận chuyển Vận chuyển thẳng lên bãi rác: có 342 xe ép, xe tải ben, xe hooklift với tải trọng trên 4 tấn thu gom 6.059 tấn rác/ngày từ các nơi phát sinh rác (điểm hẹn, chợ, cơ sở sản xuất, trạm ép rác kín, nơi có nguồn rác lớn) vận chuyển rác trực tiếp lên bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 32,66 km.  Phương thức vận chuyển Cty Môi trường Đô thị là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với các Cty DVCI Q,H tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểm hẹn, các thùng rác công cộng hoặc các điểm phát sinh rác đổ bừa bãi trên đường phố, sau đó: - Sử dụng xe ép < 4 tấn chuyển rác đến các trạm trung chuyển rác. - Sử dụng xe ép > 4 tấn chuyển rác đưa thẳng đến khu xử lý rác. Ngoài ra, Quận 1, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ Chi, Cần Giờ là những đơn vị được phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển rác thông qua hợp đồng với UBND Quận - Huyện. Các mục tiêu của các trạm chuyển tiếp bao gồm: - Đón tiếp các xe thu gom rác thải một cách có trật tự. - Xử lý các rác thải thành từng khối. - Chuyển từng khối sang hệ thống vận chuyển hoạt động như một bộ phận trung gian giữa hệ thống vận chuyển và các xe thu gom rác thải. - Giảm thiểu sự lộn xộn và tác động của các hoạt động thu gom CTR đến môi trường. Thành phần của hệ thống trung chuyển rác thải của TP. HCM bao gồm: Bô rác, điểm hẹn, trạm trung chuyển  Bô rác Nhóm 1 7 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY - Là các khu đất trống được xây tường bao làm nơi lưu chứa rác tạm thời, thường không có mái che, không được xây dựng kiên cố và không được xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường. - Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 39 bô rác trong đó nội thành có 4 bô, ngoại thành 35 bô. Hình2. Các bô rác hợp vệ sinh  Điểm hẹn - Là vị trí tập kết các xe tay chở rác để chuyển sang xe cơ giới - Trong tương lai, các điểm hẹn nằm trong thành phố cần phải được giảm dần, thay thế bằng các trạm trung chuyển với công nghệ tốt hơn. Trạm trung chuyển  - Là nơi tiếp nhận rác từ các xe thu gom nhỏ để chuyển sang xe có tải trọng lớn vận chuyển đến khu xử lý. Nhóm 1 8 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY - Trạm được xây dựng kiên cố, có nền bêtông cứng, mái che và có hệ thống xử lý mùi, bụi… Tuỳ vào mỗi loại rác mà có các trạm trung chuyển, tiếp nhận khác nhau Đối với rác sinh hoạt Có 2 trạm trung chuyển chính nhận rác từ các xe ép rác nhỏ, xe tải nhỏ, xe đẩy tay. - Trạm trung chuyển 12B Quang Trung, Gò Vấp. - Trạm trung chuyển Vận chuyển số 2 (345/2 Lạc Long Quân, Quận 11) Đối với rác xây dựng Có 3 trạm trung chuyển: - Trạm trung chuyển Vận chuyển số 3 (150 Lê Đại Hành, Quận 11) - Trạm trung chuyển container (42– 44 Võ Thị Sáu, Quận 1) - Trạm trung chuyển 75 Bà Hom Các trạm trung chuyển nêu trên đều được trang bị cân để xác định khối lượng rác thu gom mang đến Các trạm ép rác kín Là loại trạm trung chuyển sử dụng phương tiện nạp rác là container kín có thể tích từ 15-25 m3. Thùng ép rác kín khi được nạp đầy sẽ được cẩu nâng lên xe có trang bị cơ cấu hooklift. Nhóm 1 9 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY Hình 4. Hệ thống ép rác kín và các container chứa rác. TP.HCM có 4 trạm ép rác kín đó là: - Trạm ép rác kín Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh - Trạm ép rác kín Lô A cư xá Thanh Đa, P.27, Q. Bình Thạnh - Trạm ép rác kín 350B Trần Bình Trọng, P. 1, Q. 10 - Trạm ép rác kín 12 Quang Trung, Q. Gò Vấp  Khó khăn và tồn tại trong công tác vận chuyển rác thải: Hiện cả TPHCM chỉ có 17 trạm trung chuyển rác, trong khi nhu cầu cần từ 72-96 trạm. Đây là nỗi lo của các chuyên gia môi trường trong việc bảo đảm môi trường vệ sinh đô thị. Muốn đạt được hiệu quả về môi trường, vận chuyển rác thải đô thị cần tuân theo một quy trình khép kín về công nghệ, trong đó tất cả các khâu phải đồng bộ về kỹ thuật, cơ sở vật chất. Nhưng tại TPHCM, công tác xử lý rác thải đang gặp nhiều khó khăn khi thiếu khâu trung gian giúp làm giảm thể tích rác là các trạm trung chuyển. Thiếu hơn 2/3 nhu cầu Chỉ trong vòng 1 năm, chất thải đô thị tại TPHCM từ 5.800 tấn/ngày vào năm 2007 đã tăng lên 6.500 tấn/ngày vào tháng 6-2008 và hiện nay khoảng 7200-7500 tấn/ngày . Với tốc độ phát triển đô thị như hiện nay, dự báo rác sinh hoạt sẽ còn tăng cao hơn, thậm chí ngày lễ, Tết có thể vượt xa con số này. Đáng lo ngại là rác tăng nhưng cơ sở vật chất để xử lý không tăng. Trạm trung chuyển là khâu cần thiết trong việc bảo đảm vệ sinh đô thị khi vận chuyển, xử lý rác vì xe thu gom rác nhỏ (xe lam, xe ba gác, xe đẩy tay...) không thể đưa rác từ hộ gia đình đến nơi xử lý, còn các xe tải lại không thể gom rác trực tiếp từ hộ gia đình. Tại trạm trung chuyển, rác được làm giảm thể tích bằng phương pháp ép, nén hoặc các công nghệ khác trước khi vận chuyển đến công trường xử lý. Công tác này vừa giảm chi phí vận chuyển vừa tiết kiệm thời gian, giảm tải cho việc xử lý rác ở các công trường. Nhưng qua khảo sát sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, hiện thành phố rất thiếu trạm trung chuyển vệ sinh. Mỗi quận, huyện cần 3-4 trạm nhưng cả TP chỉ có 17 trạm, thiếu hơn 2/3 nhu cầu. Nhóm 1 10 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY Ảnh hưởng đến môi trường sống Thiếu trạm trung chuyển để giải quyết lượng rác thải hằng ngày, thành phố tiếp tục tồn tại các bô rác hở, các điểm hẹn tập kết rác trên đường phố hoặc tại các khu đất trống. Hiện, thành phố tồn tại khoảng 26- 30 bô rác hở và hơn 400 điểm lấy rác. Chỉ cần đi qua những bô rác hở và các điểm tập kết rác, người dân đã phải hứng chịu những mùi hôi nồng nặc, khó chịu. Không những thế, ở đó, rác không được xử lý đúng kỹ thuật nên các điểm này thường ứ đọng nước rỉ rác rất mất vệ sinh, mỹ quan đô thị, đồng thời gây cản trở giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên, tìm một nơi xây dựng trạm trung chuyển vào thời điểm này là rất khó do quỹ đất không còn hoặc rất ít, ngoài ra còn gặp phải sự phản ứng của người dân khi chọn vị trí xây dựng. Thí điểm trạm trung chuyển vệ sinh Sở dĩ người dân không mấy thiện cảm về trạm trung chuyển vì các trạm trung chuyển trước đây xây dựng chưa đúng kỹ thuật, không xử lý triệt để mùi hôi nước rỉ rác, ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã tìm cách khắc phục nhược điểm của trạm trung chuyển cũ, đưa ra các quy định khắt khe để xây dựng trạm vệ sinh. Hiện nay, thành phố đang lập dự án xây dựng thí điểm trạm trung chuyển vệ sinh ở 4 quận, huyện là quận 6, Bình Tân, Tân Bình và Bình Chánh. Các trạm trung chuyển vệ sinh này ngoài việc giải quyết khối lượng lớn chất thải rắn còn phải phù hợp với sự phát triển đô thị, bảo đảm các yếu tố môi trường, không ảnh hưởng đến dân cư... Kỹ sư Hà Minh Châu (Chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM) Các tiêu chuẩn bắt buộc - Vị trí xây dựng trạm trung chuyển rác phải thuận tiện, không gây ùn tắc giao thông; thiết kế bảo đảm mặt mỹ quan, có cây xanh cách ly với các khu vực dân cư. - Tập trung từ 60 - 200 tấn rác/ngày đối với nội thành. - Áp dụng công nghệ tiên tiến để ép chất thải. - Hoạt động không gây tiếng ồn, phát tán mùi hôi, bụi... - Có giải pháp xử lý nước thải, bụi, mùi, tiếng ồn, đạt tiêu chuẩn môi trường. 2.3. Hiện trạng xử lý rác thải tại Tp.HCM Công nghệ truyền thống được sử dụng để xử lý chất thải rắn đô thị ở nước ta là chôn lấp vệ sinh với rất nhiều nhược điểm như chiếm đất, tạo thành nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao, khí bãi chôn lấp gây hiệu ứng nhà kính, … Tuy nhiên, hiện nay thành phố đã có chiến lược quản lý chất thải rắn ngày càng hiệu quả, việc tìm kiếm các loại hình công nghệ mới và kêu gọi đầu tư để tăng tỷ lệ tái chế, tái sinh và đề ra các giải pháp nhằm làm giảm lượng chất thải đổ vào bãi chôn lấp, giải quyết triệt để một cách căn cơ khối lượng chất thải rắn đô thị của thành phố Hồ Chí Minh đang được thành phố từng bước triển khai. Nhóm 1 11 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY  Trạm phân loại thứ cấp Công ty môi trường đô thị đã hoàn thiện phần thiết kế cơ sở dự án xây dựng trạm phân lọai thứ cấp có công suất 200 tấn/ngày tại Công trường xử lý rác Gò Cát để tiếp nhận chất thải rắn sau khi phân lọai chất thải rắn tại nguồn từ các Quận 1, 4, 5, 6 và 10, nhằm phân loại “rác tái chế” một lần nữa để tách riêng các thành phần chất thải rắn cho mục đích tái chế và tái sử dụng khác nhau và tăng hiệu quả của hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp và đưa vào hoạt động vào đầu tháng 06/2006.  Chôn lấp Hiện nay, hầu hết lượng chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh được thu gom và vận chuyển lên các bãi chôn lấp, kể cả những chất thải nguy hại. Công tác vận hành tất cả các bãi chôn lấp do xí nghiệp Xử Lý Chất Thải, thuộc CITENCO, thực hiện. Toàn bộ hệ thống phân loại chất thải rắn làm phế liệu, các cơ sở tái sinh, tái chế phế liệu đều do tư nhân thực hiện. Một phần chất thải rắn công nghiệp được thu gom, xử lý và tái sinh tái chế tại một số công ty tư nhân và cơ sở nhỏ. Chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt tại Bình Hưng Hòa. Chôn lấp là công nghệ duy nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh. . - Bãi chôn lấp Phước Hiệp : 3.200 tấn/ngày. - Bãi chôn lấp Gò Cát : 1.200 tấn/ngày. - Công trường Đông Thạnh : 1.000 tấn/ngày.  Công trường xử lý Gò Cát: (cự ly trung bình cách trung tâm Thành phố 16,5 km) + Diện tích: 25ha. + Công suất thiết kế: 3.650.000 tấn (2001- 2006) với công suất tiếp nhận 2.000 tấn/ngày. + Nhận rác từ tháng 1-2002, khối lượng rác xử lý đến nay: 4.320.000 tấn, hiện nay tăng công suất tiếp nhận hiện nay bình quân từ 2.500 tấn/ngày. Bãi đóng cửa vào cuối tháng 7/2007. + Đầu tháng 7/2005, công trường xử lý rác Gò Cát đưa vào hoạt động chương trình đốt khí thu từ các hố chôn lấp chạy máy phát điện (công suấ 750KW). + Đóng cửa vào tháng 8/2007 do lỗi kĩ thuật.  Công trường xử lý Phước Hiệp (cự ly trung bình cách trung tâm Thành phố 50 km): + Diện tích 43 ha. Nhóm 1 12 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY + Công suất thiết kế 2.600.000 tấn (2002-2006) với công suất tiếp nhận 3.000 tấn/ngày. Nhận rác từ 01-01-2003. Hiện nay, công trường xử lý Phước Hiệp đã ngưng tiếp nhận. Thành phố đã hoàn tất việc xây dựng bãi chôn lấp 1A tại Phước Hiệp. + Tổng mức đầu tư: 123 tỷ; + Nguồn vốn đầu tư: ngân sách thành phố; + Công suất: 3.000 tấn/ngày; + Địa điểm:Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Thành phố; + Diện tích đất: 9,75ha; Bãi chôn lấp 1A đã đi vào hoạt động từ tháng 03 năm 2007. Hiện tại Công ty Môi trường Đô thị đang thúc đẩy việc triển khai xây dựng ô chôn lấp số 2 của bãi chôn lấp số 1A, bên cạnh đó vẫn tiếp nhận chất thải rắn tại ô số 1 đã hoàn thành với khối lượng tiếp nhận khoảng 3000 tấn/ngày. Hình 5. Bãi rác Phước Hiệp cũng đang quá tải  Bãi chôn lấp Đông Thạnh Bãi rác Đông Thạnh đã đóng cửa chỉ tiếp nhận chất thải hầm cầu + Hiện nay lượng xà bần chuyển về Đông Thạnh khoảng 1000 tấn/ngày. Nhóm 1 13 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY + Công suất tiếp nhận bùn hầm cầu: 200 – 250m3/ngày.  Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước Hiện nay Tp.HCM đang xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước tại Bình Chánh, có khả năng tiếp nhận 5000 tấn rác/ngày và chưa hòan tất nên chưa tiếp nhận xử lý rác. Khu liên hiệp Đa Phước được xây dựng gồm các hạng mục sau:  Nhà máy xử lý rác chế biến phân công suất 800 tấn/ngày (200 tấn phân hầm cầu và 600 tấn chất thải rắn sinh hoạt);  Trạm thu khí biogas phát điện;  Các công trình phụ trợ; - Diện tích đất sử dụng: 10,2 ha - Phí xử lý rác yêu cầu: 80.000VNĐ/tấn; Giá bán điện : 4cent/KW - Thời hạn hoạt động: 30 năm.  Khó khăn trong công tác xử lý chất thải: Theo TS Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM: hiện khâu trung chuyển là một trong những khâu khó khăn nhất trong hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố. Cụ thể, toàn thành phố có trên 240 điểm hẹn thu gom rác, nhưng có tới trên dưới 70% số điểm hẹn lấy rác không giữ vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, nếu không có các khâu trung chuyển này, các chi phí phát sinh trong công tác thu gom rác thải cũng sẽ không nhỏ, vì vậy thời gian qua TP. Hồ Chí Minh vẫn phải duy trì các điểm hẹn thu gom rác nêu trên. Ngoài những khó khăn về khâu thu gom, thực trạng thiếu đất chôn lấp rác thải cũng là một vấn đề "đau đầu” đối với TP. Hồ Chí Minh. Càng đáng lưu tâm khi trong số trên 7000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày của thành phố có tới 250 – 350 tấn chất thải nguy hại. Tuy nhiên, năng lực xử lý rác thải nguy hại cũng chỉ đáp ứng được một phần không đáng kể, hầu hết vẫn phải thực hiện biện pháp chôn lấp. Hiện, Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước tại TP. Hồ Chí Minh chỉ nhận xử lý khoảng 3.000 tấn/ ngày. Trong khi áp lực xử lý rác thải ngày càng nặng hơn khi tốc độ đô thị hóa tại thành phố ngày càng lớn dần. Vấn đề thiếu đất chôn lấp còn bị vướng bởi các quy định như khu xử lý chất thải nguy hại không được gần các khu dân cư và cả các khu công nghiệp và khu chế xuất,....Các bất cập này khiến bài toán chôn lấp chất thải rắn của thành phố hiện vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào các Khu xử lý hiện đang hoạt động. Nhóm 1 14 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY Phương pháp xử lý chất thải phổ biến hiện nay chỉ dừng lại ở chôn, đốt thủ công, còn người dân vẫn hàng ngày xả rác bừa bãi trên các kênh rạch, sông ngòi. Thực trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và phát sinh bệnh tật cho con người. Cụ thể như sau: Sau khi bãi rác Gò Cát đóng cửa đầu tháng 8.2007, công trường xử lý rác Đa Phước, quận Bình Chánh, TPHCM không kịp tiến độ, bãi rác Phước Hiệp (huyện Củ Chi) phải tiếp nhận 5.500 - 6.000 tấn rác thải/ngày, khiến công tác xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn... Xử lý nước rỉ rác: ở bãi rác Gò Cát có nhà máy xử lý nước rỉ rác được xây dựng từ năm 2005, do một đối tác Hà Lan thiết kế, nhưng ít khi chạy hết công suất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, công nghệ của nhà máy chỉ phù hợp đối với các nước phát triển, vì rác ở các nước này được phân loại một cách nghiêm ngặt, hàm lượng các chất ô nhiễm cũng không quá cao như ở thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị khác ở nước ta (rác hữu cơ thường chiếm 60-70%). Một chuyên gia về môi trường cho rằng, khi thiết kế, các chuyên gia Hà Lan có thể không tính đến thành phần rác thải ở Việt Nam, do chưa được phân loại, dẫn đến nước rỉ rác đưa vào trong hệ thống xử lý có khoảng dao động rất lớn về nồng độ, có nhiều tạp chất, nhất là hàm lượng hợp chất Amoniac (NH3) và chứa nhiều đất, cát, chất rắn lơ lửng, nên màng lọc Nano không thể xử lý được. Việc hỏng màng lọc Nano làm cho Công ty Môi trường đô thị Thành phố tiêu tốn hàng tỷ đồng. Không những thế, nhà máy có công suất thiết kế xử lý được khoảng 400 m3 nước rỉ rác/ngày, nhưng khi đưa vào vận hành thì chỉ xử lý được khoảng từ 20-50 m3 nước rỉ rác/ngày. Do đó, khối lượng nước rỉ rác tồn đọng ngày càng nhiều, có lúc lượng nước rỉ rác tồn đọng đến 60.000 m3. Một phần do công nghệ chưa thật sự phù hợp, một phần vì bãi rác Gò Cát sau nhiều năm sử dụng đã trở nên quá tải, tiếp nhận hơn 4 triệu tấn rác/năm, vượt xa công suất thiết kế (3,5 triệu tấn/năm). Trước tình hình này, Công ty Môi trường đô thị đã tăng cường phun xịt các chế phẩm EM xử lý mùi hôi và thay thế toàn bộ bạt phủ bằng tấm nhựa HDPE để ngăn nước mưa. Có lúc, Công ty còn dùng xe bồn vận chuyển khoảng 800 m3 nước rỉ rác từ bãi rác Gò Cát về bãi rác Đông Thạnh để xử lý. Nhưng đây cũng không phải là phương án hợp lý, vì hồ chứa nước rác ở Đông Thạnh cũng sắp quá tải. Để giải quyết triệt để nước rỉ rác, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho phép Công ty SEEN nghiên cứu xây dựng một hệ thống riêng biệt tại Gò Cát để xử lý toàn bộ lượng nước rỉ rác tồn đọng với công suất 200 m3/ngày. Tuy nhiên việc xử lý không hiệu quả, dẫn đến hệ thống xử lý nước rỉ rác ngưng hoạt động từ đầu năm 2006. Người dân phản ứng gay gắt do mùi hôi từ hồ nước rỉ rác bốc ra làm ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân sống chung quanh. Vào thời điểm đó, một số chuyên gia, nhà khoa học về môi trường nhận định ứng dụng công Nhóm 1 15 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY nghệ mới từ các nước Tây Âu vào xử lý nước rỉ rác tại Việt Nam là không hợp lý và tốn kém vì thành phần rác và thời tiết ở mỗi nơi mỗi khác. Hiểm họa rác còn treo lơ lửng Đầu tháng 8.2007, bãi rác Gò Cát chính thức đóng cửa sau hơn 5 năm hoạt động. Toàn bộ 3.000 - 4.000 tấn rác thải ra hàng ngày "bí" đầu ra buộc phải chuyển về chôn lấp tại bãi rác Phước Hiệp (thuộc Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố, huyện Củ Chi). Để khắc phục, Công ty Môi trường đô thị TPHCM đã triển khai giải pháp tình thế như xây các hồ chứa tạm; phủ bạt để hạn chế nước mưa thấm nhiều vào rác; dùng xe bồn chuyên dụng vận chuyển nước rỉ rác sang bãi rác Đông Thạnh để "nhờ" xử lý... Hiện lượng nước rỉ rác hôi thối, bị ứ đọng theo ước đoán vào cỡ 50.000m3. Điều đáng lo ngại là sau khi đóng cửa, trên 1.000m³ nước rỉ rác/ngày vẫn phải tiếp tục xử lý. Trong khi đó, với công nghệ xử lý rác hiện tại, công trường này chỉ có thể xử lý 400m³/ngày. Lượng nước rỉ rác còn lại buộc phải chuyển qua bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), mặc dù bãi rác này đã đóng cửa từ lâu. Nhiều người dân sống chung quanh bãi rác cho biết, nhiều năm nay chịu đựng mùi hôi, ô nhiễm từ rác ở bãi rác Đông Thạnh. Tưởng bãi rác đóng cửa, nay mở lại sẽ còn ô nhiễm hơn. Trong khi đó, nước rỉ rác chưa xử lý tại bãi rác Phước Hiệp thải ra kênh Thầy Cai không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân chung quanh. Hiện nay, nước rỉ rác của công trường xử lý rác Phước Hiệp được thu gom và do Công ty TNHH Đức Lâm và Công ty Khoa học công nghệ môi trường Quốc Việt xử lý, tổng công suất là 700m³ /ngày đêm với giá tiền 35.000đ/m³. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 5.2007 đến nay nước thải sau xử lý của hai đơn vị này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt kênh Thầy Cai. Nước thải ra có màu đen và có mùi hôi đặc trưng của rác. Các chỉ tiêu COD, BOD, Coliforms... đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5945-2005). Hoạt động của hai hệ thống này thường xuyên gặp sự cố. Khi làm vệ sinh hệ thống xử lý nước rỉ rác làm ô nhiễm kênh Thầy Cai và các mương thoát nước. Hiện nay, bãi rác Phước Hiệp đã hoạt động gấp đôi công suất cho phép, trên 6.000 tấn/ngày. Trong khi đó, bãi A1 của công trường chỉ có thể tiếp nhận 3.000 tấn rác/ngày do vậy công ty phải tận dụng luôn bãi số 1 dù bãi này đã đóng cửa từ cuối năm 2006. Trước "hiểm họa" rác, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố buộc phải áp dụng giải pháp tình thế. Đó là quyết định mở lại bãi rác Đông Thạnh để tiếp nhận khoảng 800m³ nước rỉ rác từ bãi rác Gò Cát chuyển về và 200m nước thải hầm cầu từ cơ sở Hòa Bình (đơn vị duy nhất tại Nhóm 1 16 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY TPHCM tiếp nhận nước thải hầm cầu cũng đã phải đóng cửa) chuyển đến. Nỗi lo rác thải đang được đổ dồn vào bãi rác Đa Phước. Hiện nay, ngoài việc dùng chế phẩm sinh học, phủ kín bạt để khử và ngăn mùi hôi, Công ty Môi trường đô thị đã phải tạm "chữa cháy" bằng cách dùng xe bồn chở mỗi ngày 800 m3 nước rỉ rác đưa đi xử lý tại bãi rác Đông Thạnh. Hiện lượng nước rỉ rác tại Gò Cát khoảng 50.000 m3. Cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một công nghệ nào cho các bãi rác ở TPHCM để xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn theo quy định. Xin trích dẫn lời của Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Hồng Quân: “Tôi đề nghị TP.HCM quan tâm chỉ đạo vấn đề quy hoạch xử lý rác thải. TP.HCM mỗi ngày có khoảng 7.000 tấn rác thải, mỗi năm ngân sách chi khoảng 1.000 tỉ đồng cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải không phải là ít. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ thu gom, vận chuyển và đưa ra bãi chôn lấp, thực chất chưa có xử lý. Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng đề án xử lý rác thải, công nghệ mới phải đảm bảo yêu cầu thực chất là xử lý rác thải, tức là sau xử lý không còn rác, chứ không như xử lý rác ở khu Hiệp Phước hay khu xử lý Đa Phước, đấy không phải là xử lý”. (Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Xây dựng NGUYỄN HỒNG QUÂN trong buổi làm việc của Thủ tướng với lãnh đạo TP.HCM ngày 30-5-2011) 2.4. Nguồn phát sinh rác thải ở Tp.HCM Với dân số gần 9 triệu và mọi hoạt động của người dân đều phát sinh chất thải, hàng trăm ngàn cơ sở dịch vụ, văn phòng, trường học và hơn 8.000 cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ nên nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn của thành phố rất đa dạng. Thông thường rác thải thường phát sinh từ các nguồn sau: - Khu dân cư - Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ...) - Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện...) - Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng, - Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố...) - Nhà máy xử lý chất thải - Công nghiệp - Nông nghiệp Nhóm 1 17 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng ngoài trừ các CTR ( chất thải rắn) từ quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau: - Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng. - Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như: các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc không có khả năng cháy. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại CTR thành ba nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Đáng chú ý nhất trong thành phần rác thải là chất thải nguy hại, thường phát sinh từ các khu công nghiệp. Do đó, những thông tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các chất thải nguy hại của các loại hình công nghiệp khác nhau là rất cần thiết. Các hiện tượng như chảy tràn, rò rỉ các loại hóa chất cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý các chất thải nguy hại bị chảy tràn rất tốn kém. Ví dụ, chất thải nguy hại bị hấp phụ bởi các vật liệu dễ ngậm nước như rơm rạ và dung dịch hóa chất bị thấm vào trong đất thì phải đào bới đất để xử lý. Lúc này, các chất thải nguy hại bao gồm các thành phần chất lỏng chảy tràn, chất hấp phụ (rơm, rạ) và cả đất bị ô nhiễm. Đối với rác thải đô thị do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất khó quản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống. Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh  Từ khu dân cư: Rác thải từ các khu dân cư chủ yếu là rác thải sinh hoạt bao gồm: rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa...  Từ các khu thượng mại: Rác thải khu thương mại bao gồm: giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ...), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi...), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa...  Từ các cơ quan, trường học: Giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa... Nhóm 1 18 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY  Từ các công trình xây dựng: Gỗ, thép, bêtông, đất, cát, xà bần...  Từ các dịch vụ công cộng: Giấy, túi nylon, lá cây...  Từ các nhà máy xử lý: Bùn hóa lý, bùn sinh học  Từ các nhà máy công nghiệp: Rác thực phẩm thừa, bao bì đựng hóa chất, thiết bị hư hỏng, pin acquy, chất hoạt động bề mặt...  Từ họat động nông nghiệp: Rác vườn, chai lo, bao bì đựng thuốc trừ sâu, ... Thành phần rác thải đô thị được trình bày ở bảng 6. Bảng 3b. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị thuộc vùng KTTĐPN TT Thành phần TP HCM Đồng Nai Bình Dương Bà RịaVũng Tầu 1 Chất hữu cơ: Thức ăn thừa, cọng rau, vỏ quả.. 60,14 71,42 69,36 69,87 2 Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon, mảnh nhựa vụn.. 3,13 8,63 6,45 2,38 3 Giấy: giấy vụn, catton … 5,35 6,23 5,47 4,12 4 Kim loại: vỏ hộp, sợi kim loại.. 1,24 1,16 1,43 0,86 5 Thuỷ tinh: chai lọ, mảnh vỡ.. 4,12 1,14 2,24 3,47 6 Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn 17,14 5,71 8,24 16,44 7 Cao su, da vụn, giả da.. 3,23 3,24 2,27 1,16 8 Cành cây, gỗ, tóc, lông gia súc, vải vụn.. 4,38 1,24 4,31 1,56 9 Chất nguy hại: Vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc qui… 1,27 2,33 0,23 0,14 100 100 100 100 Tổng cộng Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, 2003 Nhóm 1 19 Dự án: VÌ TƯƠNG LAI, HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY Hình6. Dòng vật chất của quá trình phát sinh rác thải Nguồn phát sinh rác thải Phân loại, lưu trữ tại nguồn Thu gom (hẻm & đường phố) Trung chuyển và vận chuyển Tách, tái chế và xử lý Chôn lấp Hình 7. Liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý rác thải 3. Tác hại của rác thải Rác thải có thể gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường không khí, đất và nước. Nhóm 1 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan