Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 11 đề cương ngữ văn 11 học kì 2 hay...

Tài liệu đề cương ngữ văn 11 học kì 2 hay

.DOC
82
3771
95

Mô tả:

Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên ĐỀ CƯƠNG NGHỊ LUẬN VĂN HỌC KHỐI 11 ............................................................Kì 2...................................................................... NHỮNG BÀI TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP 1.Lưu biệt khi xuất dương 2.Nghĩa của câu 3.Thao tác lập luận bác bỏ 4.Vội vàng 5.Tràng giang 6.Đây thôn Vĩ Dạ 7.Chiều tối 6.Từ ấy 7.Đặc điểm loại hình của tiếng Việt 8.Thao tác lập luận bình luận Những bài còn lại, khả năng thi thấp, các em tự ôn. Phần văn học nước ngoài ít khi thi học kì. Lưu ý : Những bài văn phân tích tác phẩm chỉ mang tính tham khảo nhé. LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Bài này có 2 dạng đề thi : Dạng 1 : Cảm nhận ( phân tích) bài thơ Dạng 2 : Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 1 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên Dạng 3 : Dạng đề tích hợp nghị luận xã hội, tức là phân tích bài thơ và liên hệ thực tế. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1 : Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ... Bài viết tham khảo trên internet : Phan Bội Châu là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên mở ra con đường cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Mặc dù sự nghiệp không thành, nhưng ông mãi mãi là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước thiết tha và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất. Sinh thời, Phan Bội Châu không coi văn chương là mục đích của cuộc đời mình nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã chủ động nắm lấy thứ vũ khí tinh thần sắc bén ấy để tuyên truyền, cổ động, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào ta. Năng khiếu văn chương, bầu nhiệt huyết sôi sục cùng sự từng trải trong bước đường cách mạng là cơ sở để Phan Bội Châu trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm xuất sắc như: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (1913 -1917), Phan Bội Châu niên biểu (1929)… Năm 1904, ông cùng các đồng, chí của mình lập ra Duy Tân hội. Năm 1905, hội chủ trương phong trào Đông Du, đưa thanh niên ưu tú sang Nhật Bản học tập để chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho cách mạng và tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Trước lúc lên đường, Phan Bội Châu làm bài thơ Xuất dương lưu biệt để từ giã bạn bè, đồng chí Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước Bài thơ mở đầu bằng việc khẳng định chí làm trai: Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 2 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời. Câu thơ chữ Hán: Sinh vi nam tử yếu hi kì. Hai từ hi kì có nghĩa là hiếm, lạ, khác thường cần được hiểu như những từ nói về tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác. Đây cũng là lí tưởng nhân sinh của các nhà Nho thời phong kiến. Trước Phan Bội Châu, nhiều người đã đề cập đến chí làm trai trong thơ ca. Phạm Ngũ Lão đời Trần từng băn khoăn: Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu (Tỏ lòng). Trong bài Đi thi tự vịnh, Nguyễn Công Trứ khẳng định: Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông… và nhấn mạnh: Chí làm trai nam, bắc, tây, đông, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể (Chí khí anh hùng). Chí làm trai của Phan Bội Châu thuyết phục thế hệ trẻ thời bấy giờ ở sự táo bạo, quyết liệt và cảm hứng lãng mạn nhiệt thành bay bổng. Với ông, làm trai là phải làm được những điều lạ, tức những việc hiển hách phi thường. Câu thơ thứ nhất khẳng định điều đó. Câu thơ thứ hai mang ngữ điệu cảm thán bổ sung cho ý của câu thứ nhất: Kẻ làm trai phải can dự vào việc xoay chuyển càn khôn, biến đổi thời thế chứ không phải chỉ giương mắt ngồi nhìn thời cuộc đổi thay, an phận thủ thường, chấp nhận mình là kẻ đứng ngoài. Thực ra, đây là sự tiếp nối khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài Chơi xuân: Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi, Sinh thời thế phải xoay nên thời thế. Chân dung nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi xuất dương hiện lên khá rõ qua hai câu đề. Đó là một con người mang tầm vóc vũ trụ, tự ý thức rằng mình phải có trách nhiệm gánh vác những trọng trách lớn lao. Con người ấy dám đối mặt với cả càn khôn, vũ trụ để tự khẳng định mình. Chí làm trai của Phan Bội Châu đã vượt hẳn lên trên cái mộng công danh xưa nay thường gắn liền với tam cương, ngũ thường của Nho giáo để vươn tới lí tưởng xã hội rộng lớn và cao cả hơn nhiều. Cảm hứng và ý tưởng đó phần nào xuất phát từ lí tưởng trí quân, trạch dân của các nhà Nho thuở trước nhưng tiến bộ hơn vì mang tính chất cách mạng. Theo quy luật, con tạo xoay vần vốn là lẽ thường tình, nhưng Phan Bội Châu ôm ấp khát vọng chủ Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 3 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên động xoay chuyển càn khôn, chứ không để cho nó tự chuyển vần. Cũng có nghĩa là ông không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh. Lí tưởng tiến bộ ấy đã tạo cho nhân vật trữ tình trong bài thơ một tầm vóc lớn lao, một tư thế hiên ngang, ngạo nghễ thách thức với càn khôn. Hai câu thực thể hiện ý thức về trách nhiệm cá nhân của nhà thơ, cũng là nhà cách mạng tiên phong trước cuộc đời: Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai ? Câu thứ ba không chỉ đơn giản xác nhận sự có mặt của nhân vật trữ tình ở trên đời mà còn hàm chứa một tâm niệm: Sự hiện diện của ta không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, vô ích; vì vậy, ta phải làm một việc gì đó lớn lao, hữu ích cho đời. Câu thứ tư có nghĩa là ngàn năm sau, lẽ nào, chẳng có người nối tiếp công việc của người đi trước. “Cái tôi công dân” của tác giả đã được đặt ra giữa giới hạn trăm năm của đời người và ngàn năm của lịch sử. Sự khẳng định cần có tớ không phải với mục đích hưởng lạc mà là để cống hiến cho đáng mặt nam nhi và lưu danh hậu thế. Câu hỏi tu từ cũng là một cách khẳng định mãnh liệt hơn khát khao cống hiến và nhận thức đúng đắn của tác giả: Lịch sử là một dòng chảy liên tục, cần có sự góp mặt và gánh vác của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Trong bốn câu thơ đầu, những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như càn khôn, trăm năm, muôn thuở đã thể hiện cảm hứng lãng mạn bay bổng, chính là cội nguồn sức mạnh niềm tin của nhân vật trữ tình. Ở những năm đầu thế kỉ XX, sau thất bại liên tiếp của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, một nỗi bi quan, thất vọng đè nặng lên tâm hồn những người Việt Nam yêu nước. Tâm lí an phận thủ thường lan rộng. Trước tình hình đó, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương có ý nghĩa như một hồi chuông thức tỉnh lòng yêu nước, động viên mọi người đứng lên chống giặc ngoại xâm. Trong hai câu luận, Phan Bội Châu đặt chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của lịch sử đương thời: Non sông đã chết, sống thêm nhục, Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 4 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. Lẽ nhục – vinh mà tác giả đặt ra gắn liền với sự tồn vong của đất nước và dân tộc: Non sông đã chết, sống thêm nhục. Ý nghĩa của nó đồng nhất với quan điểm : Chết vinh còn hơn sống nhục trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cuối thế kỉ XIX. Câu thơ thứ 5 bày tỏ một thái độ dứt khoát, được thể hiện bằng ngôn ngữ đậm khẩu khí anh hùng, bằng sự đối lập giữa sống và chết. Đó là khí tiết cương cường, bất khuất của những con người không cam chịu cuộc đời nô lệ tủi nhục. Ý thơ mới mẻ mang tính chất cách mạng. Ở câu thứ 6, Phan Bội Châu đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến trước một thực tế chua xót là ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo đối với tình cảnh nước nhà lúc bấy giờ. Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích được gì trong buổi nước mất nhà tan. Cho nên nếu cứ khư khư theo đuổi thì chỉ hoài công vô ích mà thôi. Tất nhiên, Phan Bội Châu chưa hoàn toàn phủ nhận cả nền học vấn Nho giáo, nhưng đưa ra một nhận định như thế thì quả là táo bạo đối với một người từng là đệ tử của chốn cửa Khổng sân Trình. Dũng khí và nhận thức sáng suốt đó trước hết bắt nguồn từ lòng yêu nước thiết tha và khát vọng cháy bỏng muốn tìm ra con đường đi mới để đưa nước nhà thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. Phan Bội Châu cho rằng nhiệm vụ thiết thực trước mắt là cứu nước cứu dân, là Duy tân, tức là học hỏi những tư tưởng cách mạng mới mẻ và tiến bộ. Bài thơ không đơn thuần là chỉ để bày tỏ ý chí mà thực sự là một cuộc lên đường của nhân vật trữ tình: Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Các hình ảnh kì vĩ trong hai câu kết mang tầm vũ trụ: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả như hòa nhập làm một với con người trong tư thế bay lên. Trong nguyên tác, hai câu 7 và 8 liên kết với nhau để hoàn chỉnh một tứ thơ đẹp: Con người đuổi theo ngọn gió lớn qua biển Đông, cả vũ trụ bao la Muôn lớp sóng bạc cùng bay lên (Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi). Tất cả tạo thành một bức tranh hoành tráng mà con người là trung tâm được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao, bay Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 5 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên bổng lên trên thực tại tối tăm khắc nghiệt, lồng lộng giữa trời biển mênh mông. Bên dưới đôi cánh đại bàng đó là muôn trùng sóng bạc dâng cao, bọt tung trắng xóa, dường như muốn tiếp sức cho con người bay thẳng tới chân trời mơ ước. Hình ảnh đậm chất sử thi này đã thắp sáng niềm tin và hi vọng cho một thế hệ mới trong thời đại mới. Thực tế thì cuộc ra đi của Phan Bội Châu là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân thiết nhất. Dù phía trước chì mới le lói vài tia sáng của ước mơ, nhưng người ra đi tìm đường cứu nước vẫn hăm hở và đầy tin tưởng. Sức thuyết phục, lôi cuốn của bài thơ chính là ở ngọn lửa nhiệt tình đang bừng cháy trong lòng nhân vật trữ tình. Bài thơ đã thể hiện hình tượng người anh hùng trong buổi lên đường xuất dương lưu biệt với tư thế kì vĩ, sống ngang tầm vũ trụ. Người anh hùng ấy ý thức rất rõ ràng về “cái tôi công dân” và luôn khắc khoải, day dứt trước sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết theo bút pháp ước lệ và cường điệu, rất phù hợp với mục đích cổ vũ, động viên. Giọng thơ vừa sâu lắng, da diết, vừa sôi sục, hào hùng, mang âm hưởng tráng ca. Nỗi đau đớn, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng đã thổi hồn vào từng câu, từng chữ, từng hình ảnh trong bài thơ. Âm hưởng hào hùng của bài thơ có sức lay động, thức tỉnh rất lớn đối với mọi người. Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là lời kêu gọi, thúc giục lên đường. Tầm vóc bài thơ hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng mộ và tin tưởng. Câu 2 : Qua Bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay? Định hướng cách làm: Sau đây là một số ý cơ bản của bài làm: 1.Mở bài: giới thiệu vấn dề nghị luận: +Lí tưởng sống của tác giả Phan Bội Châu trong bài Lưu biệt khi xuất dương Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 6 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên +lí tưởng sống của thanh niên thời nay 2.Thân bài: Bước 1: giải thích lí tưởng là gì? +Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, đó là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. +Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn. Luôn có khát vọng phấn đấu để đạt được hạnh phúc +Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ giúp họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Bước 2: phân tích hiện của lí tưởng sống cao đẹp của tác giả Phan Bội Châu trong bài Lưu biệt khi xuất dương +Một người thanh niên yêu nước, có khát vọng lớn lao, có bầu nhiệt huyết sục sôi, … +Quyết tâm xóa bỏ những tư tưởng lỗi thời , lạc hậu để ra đi tìm đường cứu nước mới +Hăm hở ra đi theo tiếng gọi non sông… ( phân tích, dẫn chứng trong bài Lưu biệt khi xuất dương) Bước 3: bình luận về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay +phê phán lối sống sai lệch: -Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 7 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên -Một bộ phận lớn thanh niên sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình. +Khẳng định lối sống đúng đắn: -Thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, vì mọi người, vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng của dân tộc -Chỉ có niềm tin, tình yêu và nghị lực mới giúp ta vượt qua tất cả giông bão cuộc đời 3.Kết bài: nêu bài học nhận thức và hành động -Cần phải sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ, -Thấn đấu đạt được ước mơ chân chính bằng những việc làm cụ thể -Khi tổ quốc cần, chúng ta sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc… VỘI VÀNG Bài này cũng ôn theo 3 dạng như sau: Dạng 1: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ , bài thơ Bài Vội vàng có 4 khổ, khổ nào cũng quan trọng. Dạng 2 : Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ Dạng 3 ( khó ) : Có thể bình luận về 1 khía cạnh thuộc nội dung của bài thơ, ví dụ : bàn về quan niệm sống Vội vàng, triết lí nhân sinh trong Vội Vàng, hoặc bức thông điệp trong bài thơ,... CÂU HỎI THAM KHẢO Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 8 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên Câu 1 : Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài viết tham khảo trên Internet Xuân Diệu, “Ông Hoàng của thơ tình yêu” – thi sĩ đã làm say mê bao bạn đọc trẻ tuổi. Sức hấp dẫn của thơ Xuân Diệu đối với tuổi trẻ chính là cái náo nức, cái xôn xao, cái đắm say với cuộc đời, với tình yêu của một tâm hồn trẻ trung khát khao sống trọn vẹn. Ngay từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX, Xuân Diệu đã được lớp trẻ hoan nghênh và say mê. Nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã nhận xét: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên những người lòng còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê…”. Đọc thơ Xuân Diệu, ta bắt gặp một nguồn sống dạt dào, chính cái náo nức dạt dào ấy là biểu tượng cho cái chất trẻ – sức xuân của một hồn thơ. Tuổi trẻ – Mùa xuân – Tình yêu – Thời gian – Cuộc đời là những đề tài có sức hấp dẫn lớn trong thơ Xuân Diệu. Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Đó là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, và chính vì thế mà không thể dửng dưng trước thời gian. Trong Vội vàng có một nỗi lo sợ, hốt hoảng của cái tôi khát khao giao cảm với đời trước sự trôi chảy của thời gian. Bài thơ Vội vàng được mở đầu bằng bốn dòng thơ ngũ ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ như lời tuyên bố về khát vọng của mình: Tôi muốn tắt nắng đi, Cho màu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại, Cho hương đừng bay đi. Tắt nắng, buộc gió là những điều con người không thể làm được, đó là những khát khao phi lí. Nhưng cái phi lí ấy lại có lí với trái tim của nhà thơ, bởi đó là trái tim đầy khao khát mãnh liệt, muốn sống đến trọn vẹn chữ “sống”, muốn giữ mãi cho mình những hương, những sắc của của cuộc đời. Chỉ với một tâm hồn yêu đời đến mãnh liệt, muốn giữ lấy tất cả những hương sắc Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 9 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên trần gian mới có một niềm khao khát táo bạo đến thế. Nhà thơ muốn giữ lại tất cả những điều kỳ diệu của cuộc sống: Cho màu dừng nhạt mất… Cho hương đừng bay đi… Ở đây, ta nhận ra nét quen thuộc trong thơ Xuân Diệu, một tâm hồn rất nhạy cảm với thanh âm, hương sắc. Thế giới của cái đẹp, của sự sống có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tấm lòng thiết tha yêu đời ấy, là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ Xuân Diệu. Tiếp theo những câu thơ ngắn diễn tả cái ý muốn táo bạo và quyết liệt ấy là những dòng thơ như tuôn theo một cảm xúc dạt dào của một tấm lòng say sưa với những thanh sắc của cuộc đời. Nhà thơ hăm hở đi tìm những những nơi sự sống dồi dào tụ lại. Và nơi đâu hơn Mùa Xuân? Thi sĩ thả hồn mình bơi trong ánh nắng, say sưa với ong bướm, rung động với thanh sắc của cỏ cây hoa lá, ngất ngây với thanh âm của tiếng chim mùa xuân… Những từ điệp ngữ “này đây” như gọi mời, như cuốn hút chúng ta vào cái thế giới đầy thanh âm, hương sắc mà thi sĩ đã diễn tả bằng tất cả niềm say sưa, sôi nổi. Với mùa xuân, thơ Xuân Diệu bao giờ cũng có cái đắm say, nồng nhiệt như thế. Với một lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt của một hồn thơ thiết tha, rạo rực, nhà thơ nhìn cuộc sống, cảm nhận mùa xuân rất trần thế: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần… Thế giới thơ Xuân Diệu là một thế giới đầy xuân sắc và xuân tình. Ta bắt gặp một một hình ảnh so sánh thật mới mẻ, độc đáo và khỏe khoắn và đầy sức xuân. Cách ví von ấy thật hợp với dòng cảm xúc nồng nhiệt đang dâng đầy trong một tâm hồn thật trẻ trước mùa xuân – cuộc đời! Có điều nồng nhiệt như thế, say đắm là vậy nhưng vẫn có một nỗi hoài nghi, lo sợ ám ảnh: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Cái dấu chấm giữa dòng, lại thêm từ “Nhưng” cắt đôi dòng thơ, tạo một cảm giác hụt hẫng, bâng khuâng cho người đọc. Yêu đời, ham sống đến cuống quýt, đến “vội vàng” là đúng với một Xuân Diệu say sưa, bồng bột. Nhưng sao lại “vội vàng một nửa”? Nếu ở trên, ta đã cảm nhận được cái “tôi” khát khao giao cảm với đời bằng tất cả niềm dạt dào, náo nức thì đến đây ta lại bắt gặp cái “tôi” nhỏ bé, cô đơn trước cuộc đời, trước thời gian: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Âm điệu câu thơ không còn cái xôn xao, rạo rực như ở trên mà bỗng dưng trầm ngâm, nuối tiếc. Đấy phải chăng là tâm trạng của con người khi khát khao tận hưởng cuộc sống, muốn vươn lên đỉnh cao nhất của sự sống nhưng bất lực trước Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 10 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên thời gian? Cuộc đời cứ trôi chảy nên có gì tồn tại bền lâu đâu? Hoa nở để mà tàn Trăng tròn để mà khuyết Bèo hợp để chia tan… Người gần để ly biệt… (Hoa nở để mà tàn) Đó là qui luật tuần hoàn của vạn vật trước thời gian. Những câu thơ tiếp theo đầy ắp nỗi lo âu, tiếc nuối: Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Đúng như nhà thơ Thế Lữ nhận xét: “Xuân Diệu là nhà thơ của cuộc đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ thi sĩ xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian luôn quyến luyến cõi đời, khát khao bám lấy cuộc đời đầy hương hoa thanh sắc”. Nhà thơ tha thiết yêu đời, ham sống, sợ thời gian qua nhanh, lo sợ tuổi trẻ sẽ qua đi: Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Bởi thế thi sĩ vội vàng. Vội vàng – nhưng lại lo âu: Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Qua hình ảnh thiên nhiên được nhân hóa, nhà thơ đã diễn tả những rung động rất tế nhị của một nội tâm khá phức tạp. Lo sợ tất cả sẽ qua mau, ngắn ngủi, nhà thơ nuối tiếc, rồi giục giã: Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm Giọng thơ vừa thảng thốt vừa cuống quýt diễn tả nỗi niềm của nhà thơ cũng như cả một thế hệ bấy giờ – con người thật nhỏ bé, cô đơn và bất lực trước cuộc đời – nên bao giờ cũng vội vàng – giục giã! Đến cuối bài thơ, ta bắt gặp lại cái mạch cảm xúc dạt dào, cuồng nhiệt ở đầu bài thơ, nhưng dòng cảm xúc ấy dâng đến cao trào: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 11 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên Ta muốn thâu tro ng một cái hôn nhiều Và non nước, và cây. Và cỏ rạng… Vì lo sợ, nuối tiếc cuộc đời ngắn ngủi mà con người khao khát được “ôm” lấy tất cả trong đối tay quấn riết; nào là mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, nào là một cái hôn nhiều, non nước, cỏ cây, ánh sáng… khát khao tận hưởng những thanh sắc của chốn vườn trần. Tất cả: cả cái sự sống mơn mởn ấy, thi nhân muốn giơ tay với lấy tất cả, bám lấy bầu xuân hồng mà tận hưởng: Cho chuếnh choáng…cho đã đầy…cho no nê… Mạch thơ cứ dâng lên, dâng lên đến độ cao trào để diễn tả tận cùng cái tứ “Vội vàng” trong cả bài thơ. Thật bất ngờ nhưng cũng thật nhất quán với cảm xúc trong toàn bài thơ, thi sĩ đã đi đến tận cùng nỗi si mê và cuồng bạo: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! Cũng là sử dụng biện pháp tu từ nhưng chỉ có một tâm hồn thật cuồng si mới có thể viết một câu thơ táo bạo gây ấn tượng mạnh mẽ đến như vậy! Bài thơ là tiếng nói của một cá nhân có nhu cầu giao cảm với cuộc đời, khao khát sống, khao khát yêu đến mãnh liệt. Vội vàng là bài ca tình yêu cuộc sống giàu ý nghĩa nhân bản. Thi phẩm thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực. Mùa xuân – Tình yêu – Tuổi trẻ – Cuộc đời trong Vội vàng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thơ Xuân Diệu vì thế mà vẫn trẻ mãi với nhân gian Câu 2 ( Đề nghị luận xã hội về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu) : Đề bài : Đọc đoạn thơ sau và thự hiện các yêu cầu ở dưới “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, ...Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm,” Câu hỏi : hãy phân tích đoạn thơ trên để làm nổi bật quan niệm về thời gian của Xuân Diệu, anh/ chị có suy nghĩ gì về quan niệm ấy. Mở bài: +Giới thiệu bài thơ Vội Vàng, trích dẫn khổ thơ trong đề bài +Giới thiệu vấn đề nghị luận: Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu và của “em”. Thân bài : Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 12 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên Bước 1 : Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật quan niệm của Xuân Diệu về thời gian. Có các ý cơ bản sau: +Thời gian trôi đi rất nhanh: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già +Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại +Thời gian của vũ trụ thì tuần hoàn nhưng thời gian dành cho mỗi con người là hữu hạn: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, +Thời gian có ý nghĩa nhất của con người là lúc còn trẻ ->>Xuân Diệu gửi gắm thông điệp : Bạn trẻ hãy biết quý trọng thời gian Bước 2: Nghị luận về thời gian +Quan điểm : Quan niệm của Xuân Diệu là quan niệm đúng đắn, tiến bộ, thể hiện cái nhìn biện chứng về thời gian +Chứng minh :HS có thể chứng minh bằng lí lẽ, lập luận, dẫn chứng thực tế -Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp. -Không biết quý thời gian, phung phí thời gian vào những việc vô bổ, không có mục đích không hướng đến tương lai là chúng ta tự hủy hoại cuộc đời mình. +Bài học cuộc sống: -Nhận thức đúng về giá trị của thời gian, tận dụng từng giây từng phút để làm những việc có ích, để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian trôi qua vô nghĩa. -Trân trọng thời gian, tuổi trẻ, sử dụng thời gian hợp lí Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 13 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên -Sống có ích, có nghĩa khi thời gian chưa trôi qua mất Kết bài : Khẳng định quan niệm sống đúng đắn Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí ?” . Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống. Câu 3 : Đề thi học sinh giỏi :Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thuNguyễn Khuyến và Vội Vàng-Xuân Diệu. Trong Mấy ý nghĩ về thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy (Trích Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, năm 2010). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy bàn về điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu). Hướng dẫn cách làm bài : Mở bài : +Giới thiệu ý kiến trong đề bài :Trong Mấy ý nghĩ về thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nổ những 1 cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy + Giới thiệu vấn đề nghị luận :điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong các thi phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu). Thân bài : 1.Giải thích ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 14 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên    Nhận định của Nguyễn Đình Thi khẳng định vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ. Cái kì diệu của ngôn ngữ thơ là ở giá trị thẩm mĩ, ở sức gợi phong phú. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ “đẹp ” khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung cảm xúc, tư tưởng sâu sắc. Ngôn ngữ thơ hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các yếu tố như: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, thanh vần, cấu trúc câu, biện pháp tu từ… giàu sức gợi, giàu nhạc tính, ngân vang, dư ba… 2. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ được thể hiện qua hai bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Vội vàng (Xuân Diệu). a. Điểm gặp gỡ giữa các nhà thơ: Đối với các nhà thơ lớn, tài năng thể hiện ở việc sáng tạo và tổ chức ngôn  từ.   Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong hai thi phẩm được biểu hiện trong cách dùng từ ngữ tài hoa, cách xây dựng hình ảnh thơ độc đáo, cách hiệp thanh, ngắt nhịp sáng tạo, cách sử dụng thủ pháp tu từ hiệu quả, cấu trúc cú pháp mới mẻ. Hai thi phẩm thuộc các chặng đường thơ ca khác nhau trong nền văn học dân tộc nên ở một chừng mực nào đó mỗi thi phẩm đều soi bóng thời đại mà nó ra đời- điều đó thể hiện ở yếu tố ngôn ngữ. b. Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ở từng thi phẩm Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến + Sinh thời Nguyễn Khuyến là người trầm tĩnh, kín đáo, chuộng sự giản dị, nhẹ nhàng, .trang nhã nhưng sâu sắc, thâm thuý. Điều này phần nào đã được khúc xạ qua đặc điểm ngôn ngữ thơ ông. + Không bị gò bó trong khuôn mẫu của thơ ca cổ, thơ Nôm Nguyễn Khuyến nói chung và Câu cá mùa thu nói riêng gần gũi trong cách dùng từ, dung dị trong sử dụng hình ảnh (phân tích cách gieo vần “eơ”, cách sử dụng từ láy thuần Việt độc đáo (lạnh lẽo, tèo teo…) các động từ giàu sức biểu hiện (hơi gợn tí, khẽ đưa vèo….) gợi cái hồn của cảnh vật mùa Thu, không gian thu vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa, bộc lộ được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước thiên nhiên, đất trời. Điều đó đánh thức ở người đọc tình quê, hồn quê, gợi tấm lòng yêu nước thiết tha, thầm kín. Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 15 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên + Ngôn ngữ thơ gợi lên một cảnh trí thanh sơ mà gợi cảm, trong và lặng. Cảnh chan chứa tình, gợi nhiều tâm sự ẩn kín trong lòng thi nhân (tấm lòng ưu thời mẫn thế mà cô đơn, bất lực trước cuộc đời). —> Đóng góp lớn của nhà thơ trong bài thơ Câu cá mùa thu là ờ chỗ làm giàu đẹp tiếng Việt văn học trong vốn ngôn ngữ dân tộc, Việt hoá thơ Đường luật khiến một thể loại vốn rất gò bó về thi liệu, thi đề, thi luật trở nên gần gũi, bình dị, thể hiện thi pháp đặc trưng, dấu ấn của thơ Trung đại thể hiện ở Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm. Vội vàng – Xuân Diệu + Xuân Diệu, “nhà thơ mới nhất trong làng Thơ mới (Hoài Thanh) không chỉ mới ở điệu tâm hồn mà còn mới trong sự cách tân ngôn ngữ thơ, tạo cho thơ ca giai đoạn đầu thế kỉ XX một bộ “y phục tân kì ” + Ở Vội vàng, thế giới thơ Xuân Diệu tràn đầy xuân sắc, hình ảnh thơ sống động trong những vận động, những trạng thái, khơi gợi khát khao giao cảm, chiếm lĩnh. Tất cả không chỉ được phát hiện bằng thị giác mà bằng tất cả các giác quan, bằng sự nhạy cảm của một tâm hồn giàu rung động; cách sử dụng hình ảnh gợi mở, có tác dụng dẫn dắt biểu hiện thế giới nội cảm của con người, (dẫn chứng). Cách kết hợp từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phép sử dụng ngôn từ khá đặc biệt. Đó là tạo ra những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến, càng lúc càng dâng lên cao trào. Đó còn là tạo nên một chuỗi điệp cú, hình thái thì điệp nguyên vẹn, còn động thái và cảm xúc thì điệp lôi tăng tiên, hệ thống tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ động thái đắm say, danh từ chỉ sự thanh tân, tươi trẻ (dẫn chứng) -> Gợi niềm say mê, nồng nàn của nhân vật trữ tình trước mùa xuân, tình yêu. Giọng điệu: nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, sôi nổi đến vồ vập, cuống quýt, có khi khắc khoải; những câu thơ dài, ngắn khác nhau, hiện tượng vắt dòng, biểu hiện nhịp điệu bên trong của cảm xúc, tâm trạng. Có thể nói, ngôn ngữ, giọng điệu của Vội vàng truyền đến người đọc cảm xúc dạt dào, sôi nổi, trẻ trung, thức dậy ở người đọc tình yêu cuộc sống, (dẫn chứng). Tất cả những phương diện ngôn từ ấy đều được dùng thuần thục, tinh vi, chuyển tải được nhuần nhuyễn những tinh ý mãnh liệt và táo bạo của cái “Tôi thi sĩ’. Với Vội vàng, Xuân Diệu đem đến một cách nhìn mới, một lối nói mới. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ trong bài thơ mang theo không khí sôi sục của “Một thời đại thi ca”. Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 16 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên 3.Bàn luận mở rộng •Một nhà thơ lớn bao giờ cũng là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ – tài năng của người viết thể hiện qua việc sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm: dấu ấn nghệ thuật, phong cách riêng cũng được thể hiện ờ hệ thống ngôn ngữ đặc trưng. •Sức hấp dẫn, giá trị của một tác phẩm văn học biểu hiện trong sự hài hoà giữa nội dung và hình thức. Đối với thơ, việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó gắn với đặc trưng thể loại – “Ý tại ngôn ngoại”“Thi trung hữu hoạ”“Thi trung hữu nhạc” •Với người đọc, việc khám phá tác phẩm, nhận ra cái hay cái đẹp của bài thơ luôn bắt đầu từ yếu tố ngôn ngữ, do đó cần rèn luyện khả năng thâm thâu, thưởng thức văn chương bắt đầu từ khả năng nói đúng, nói hay. hiêu. yêu quý và trân trọng cái đẹp của ngôn từ. Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của câu nói và giá trị nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ. Câu 4 : Đề thi học sinh giỏi về bài Vội Vàng- Xuân Diệu và Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử Nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ Rabinđranat Tagor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”. (Những con chim bay lạc) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên. Hãy đi tìm tiếng nói của riêng Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong những cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn trích sau: Của ong bướm này đây tuần tháng mâ ât Này đây hoa của đồng nô iâ xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 17 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên Tháng giêng ngon như mô ât că âp môi gần (Vội vàng, Xuân Diệu) “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử) Hướng dẫn : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Mở bài : +Giới thiệu hai nhà thơ, hai đoạn thơ trong đề bài + Giới thiệu ý kiến + Vấn đề nghị luận: Tiếng nói của riêng Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong những cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn trích. Thân bài : 1,. Giải thích ý kiến Ngọn gió: tài năng, cảm hứng sáng tạo và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Tiếng nói riêng: cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện của nhà thơ. tạo nên sự khác biệt, biểu hiện của cá tính sáng tạo, gía trị và sức hấp dẫn trong tác phẩm. Ý kiến đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhân và phong cách của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩ Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 18 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên là cơ sở để nhà thơ có được “tiếng nói riêng”, giúp tác phẩm vượt qua những giới hạn, những rào cản để đến với người đọc và tạo lập nên những giá trị bất hủ. Chứng minh ngắn gọn bằng lí luận và thực tiễn văn học. 2. Đi tìm tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử qua hai đoạn trích  Xuân Diệu và Hàn Mặc Từ là hai đỉnh cao, đồng thời cũng là hai hồn thơ đặc biệt nhất của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Họ có những nét mới, lạ rất khác nhau, điều đó được thê hiện rõ qua cách cảm nhận và thể hiện hình ảnh của sự sống trần gian ớ hai đoạn trích của bài Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ. Cảm hứng sáng tạo: Với Xuân Diệu là càm xúc rạo rực, háo hức của một trái tim nồng nhiệt, cuồng si đang tận hưởng trọn vẹn những âm thanh và sắc màu sự sống. Còn với Hàn Mặc Tử là nỗi khắc khoải ngóng trông bằng kí ức về một góc vườn xứ Huế đã trờ thành xa xôi, diệu kì. Những cảm nhận riêng về thiên nhiên và sự sống trần gian: Hàn Mặc Tử: thiên nhiên và con người trong buổi ban mai trong trẻo, tinh khôi, lung linh ánh sáng và dâng tràn sức sống. Cảnh và người vừa gần gũi, cụ thể vừa mơ hồ. nhoà nhạt trong mơ tưởng. 1Xuân Diệu: thiên nhiên tạo vật quấn quýt, giao hoà, thấm đẫm màu sắc ái ân, tình tự. Bức tranh mùa xuân với những sự vật đang khoe sắc, toả hương tươi trẻ. quyến rũ và rạo rực xuân tình. Nghệ thuật thể hiện: Giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh… ở mỗi đoạn thơ đều có những nét đặc biệt, thể hiện cá tính sáng tạo của từng tác giả. —» Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đã mang đến cho thơ ca dân tộc và người đọc những góc nhìn mới mẻ về những cảnh sắc tưởng chừng như đã vô cùng quen thuộc. Sự mới mẻ đầy hấp dẫn ấy được tạo nên từ tài năng vượt trội, tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời, tình người của hai thi sĩ Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 19 Giáo viên : Dương Thị Thu Trang, THPT Tạ Uyên . Đánh giá  “Tiếng nội riêng” không chỉ tạo nên sức sống và sự hấp dẫn của tác phâm mà còn góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết của mình vừa là thiên chức, vừa là trách nhiệm của nhà thơ. Tuy nhiên, chỉ khi nào cái riêng ấy chạm được đến những nỗi niêm, những khát vọng và những rung động thẩm mĩ của tất cả mọi người và mọi thời đại, thì mới tạo nên tầm khái quát và chiều sâu nhân đạo cho tác phẩm, đưa tác phâm “băng qua rừng, băng qua biển” để bất tử trong lòng ngưòi đọc. Kết bài : Khẳng định ý nghĩa câu nói Khẳng định giá trị của hai đoạn thơ Câu 5 : Dành cho học sinh giỏi. “Giá trị của tác phẩm nghệ thuật trước hết là giá trị tư tưởng của nó . Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm , chứ không phải ở tư tưởng thẳng đơ trên trang giấy . Có thể nói , tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật .” (Nguyễn Khải , Các nhà văn nói về văn, NXB Tác phẩm mới , Hà Nội, 1985) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy liên hệ với sáng tác của Xuân Diệu hoặc Tố Hữu để làm sáng tỏ ý kiến trên Hướng dẫn 1.Giải thích ý kiến của Nguyễn Khải -Là nhà văn đã từng trải với nghề , Nguyễn Khải ý thức sâu sắc những yêu cầu khắt khe của văn chương . Ông hiểu giá trị của một tác phẩm trước hết là giá trị tư tưởng của nó .Nhưng là người đã trải nghiệm của đời cầm bút , ông cũng thấm thía nghệ thuật không phải chỉ là tư tưởng đơn thuần mà phải là “tư tưởng được rung lên ở các cung bậc tình cảm , chứ không phải ở tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”, nghĩa là tư tưởng ấy phải được tắm đẫm trong tình cảm của người viết , tư tưởng ấy phải được chuyển tải bằng tình cảm , cảm xúc của người nghệ sĩ . Nói cách khác , ý kiến của Nguyễn Khải đã khẳng định mối quan hệ gắn bó , không thể tách rời giữa tư tưởng và tình cảm của nhà văn . Website : http://thutrang.edu.vn/ Tiêếp sức mùa thi môn Ngữ văn Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan