Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đề cương ôn tập thi tuyển viên chức ngành giáo dục môn mỹ thuật...

Tài liệu đề cương ôn tập thi tuyển viên chức ngành giáo dục môn mỹ thuật

.PDF
32
7246
127

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬT (THI TUYỂN VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC) Tháng 02 năm 2017 MỘT SỐ NỘI DUNG GỢI Ý ÔN TẬP PHẦN CHUYÊN MÔN A. Nắm chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS (Môn Mỹ thuật) ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trích) I. MỤC TIÊU: Môn mỹ thuật ở THCS nhằm giúp học sinh 1. Kiến thức: - Có điều kiện tiếp xúc với văn hóa thị giác: làm quen với cái đẹp, thưởng thức cái đẹp và hành động theo cái đẹp, góp phần tạo dựng môi trường thẫm mỹ cho XH - Có những kiến thức về mỹ thuật, hình thành những hiểu biết cần thiết về đườgnét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố cục - Có hiểu biết sơ lược về mỹ thuật Việt Nam và thế giới 2. Về kỹ năng - Quan sát đối tượng vẽ, qua đó phát triển trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo - Thực hành được các bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, phân tích sơ lược một số tác phẩm mỹ thuật Việt Nam và thế giới 3. Thái độ: - Bước đầu cảm nhận vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người; Vẻ đẹp của một số tác phẩm mỹ thuật VN và thế giới II. NỘI DUNG 1. Kế hoạch dạy học Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm 6 1 35 35 7 1 35 35 8 1 35 35 9 1 17 17 Cộng (Toàn cấp) 122 122 2. Nội dung dạy học từng lớp LỚP 6 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết 1. Vẽ theo mẫu: – Khái niệm và phương pháp vẽ theo mẫu. Cách tiến hành bài vẽ (Trình tự thực hiện) - Vẽ một số mẫu có 2 đồvật; diễn tả được độ đậm nhạt, sáng tối chính của hình khối cơ bản; có nhận biết về xa gần và nâng cao phương pháp dựng hình - bài tập có thể là 1 tiết hoặc 2 tiết 2. Vẽ trang trí: - Khái niệm và đặc điểm các bài trang trí cơ bản. Cách tiến hành bài vẽ - Giới thiệu về màu sắc và cách dùng màu - Chép một số họa tiết dân tộc - Làm bài tập về đường diềm, hình vuông, hình chữ nhật - Kẻ 1 dòng chữ ( 1 trong 2 kiểu chữ cơ bàn) - Vận dụng những hiểu biết về trang trí trong cuộc sống 3. Vẽ tranh - Cách tiến hành bài vẽ - Thực hành vẽ tranh các đề tài quen thuộc 4. Thường thức mỹ thuật a. Mỹ thuật Việt nam - Giới thiệu mỹ thuật cổ đại Việt nam - Giới thiệu 2 dòng tranh dân gian Việt nam và một số tranh tiêu biểu Đông Hồ và hàng Trống - Giới thiệu sơ lược mỹ thuật thời Lý và một số tác phẩm tiêu biểu về kiến trúc và điêu khắc - Giới thiệu sơ lược mỹ thuật trước CM tháng 8 năm 1945 b. Mỹ thuật thế giới - Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật thế giới cổ đại và một số tác phẩm tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc ở giai đoạn này LỚP 7 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết 1. Vẽ theo mẫu - Giới thiệu về cách diễn tả độ đậm nhạt - Vẽ được bài có 2 đồ vật - Tập ký họa đồ vật, phong cảnh 2. Vẽ trang trí - Củng cố kiến thức trang trí cơ bản và sử dụng màu sắc - Chép một số họa tiết trang trí dân tộc và hoa lá thực - Tập đơn giản và sáng tạo họa tiết trang trí - Tập làm trang trí ứng dụng 3. Vẽ tranh - Giới thiệu tranh phong cảnh và cách vẽ - Giới thiệu tranh sinh hoạt và cách vẽ - Chú ý về bố cục, cách chọn hình ảnh, cách dùng màu, na6g cao kiến thức, kỹ năng vẽ tranh 4. Thường thức mỹ thuật a. Mĩ thuật Việt Nam - Giới thiệu sơ lược mỹ thuật thời Trần và một số tác phẩm tiêu biểu về Kiến trúc, điêu khắc - Giới thiệu về sơ lược mỹ thuật Việt Nam sáu CMT8 1945 và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu b. Mỹ thuật thế giới - Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật thời Phục hung và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu LỚP 8 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết 1. Vẽ theo mẫu - Củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng vẽ theo mẫu - Tập vẽ theo mẫu (tĩnh vật) bằng màu - Vẽ mẫu có 2 -3 đồ vật (bài từ 1 – 2 tiết) - Giới thiệu sơ lược về tỉ lệ người, mặt người 2. vẽ trang trí - Vận dụng các nguyên tắc cơ bản trong trang trí ứng dụng - Vai trò của trang trí trong cuộc sống - Nâng cao kiến thức dụng màu trong trang trí - Vận dụng kiến thức trang trí vào các bài ứng dụng cụ thể 3. Vẽ tranh - Giới thiệu về bố cục tranh (củng cố kiến thức các phần đã học) - Vđược tranh theo các loại chủ đề 4. Thường thức mỹ thuật a. Mỹ thuật Việt Nam - Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật thời Lê và một số tác phẩm tiêu biểu - Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật Việt Nam và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu b. Mỹ thuật thế giới - Giới thiệu sơ lược về hội họa ấn tượng và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu LỚP 9 1 tiết/tuần x 17 tuần = 17 tiết 1. Vẽ theo mẫu - Nâng cao kiến thức vẽ theo mẫu - Vẽ mẫu có 3 đồ vật - Tập vẽ dáng người 2. Vẽ trang trí - Nâng cao kiến thức, kỹ năng vẽ trang trí cơ bản và ứng dụng - Vận dụng vào các bài tập cụ thể 3. Vẽ tranh - Nâng cao kiến thức, kỹ năng vẽ tranh - Vận dụng để vẽ được các đế tài cụ thể 4. Thường thức mỹ thuật a. Mỹ thuật Việt Nam - Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn - Chạm khắc gỗ đình làng Việt nam - Giới thiệu sơ lược mỹ thuật các dân tộc thiểu số Việt nam b. Mỹ thuật thế giới - Sơ lược về một số nền mỹ thuật châu Á III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG IV. GIẢI THÍCH – HƯỚNG DẪN 1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình a. Giáo dục thẫm mỹ Giáo dục thẫm mỹ thông qua các hoạt động thực hành mỹ thuật trong chương trình bao gồm: nội dung kiến thức và phương pháp dạy học b. Tính phổ cập Cung cấp kiến thức cơ bản về my giúp HS tiếp nhận vá áp dụng dễ dàng vào học tập, sinh hoạt trong cuộc sống, có sự linh hoạt để đảo bảo tính khả thi cho mọi vùng, miền phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của giáo dục Việt Nam c. Tính ứng dụng Tạo điều kiện cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào học tập và thực tiễn cuộc sống; bước đầu thấy được giá trị của mỹ thuật truyền thống của địa phương cũng như mỹ thuật của đất nước và thế giới d. Tính liên thông Môn mỹ thuật được xây dựng trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đồng tâm và phát triển theo cấp học đồng thời đảm bảo tính logich với các môn học khác e. Tăng cường thực hành Chương trình được xây dựng trên cơ sở tỉ lệ 4/5 thời lượng cho thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng khả năng cảm thụ thẫm mỹ cho HS 2. Về phương pháp dạy học Dạy học mỹ thuật ở trường phổ thông lấy hoạt động thực hành là chủ yếu. Thông qua thực hành HS sẽ hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật; biết vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, dạy học mỹ thuật ở trường phổ thông là dạy và học về cảm thụ cái đẹp thông qua các bài thực hành Các phương pháp thường vận dụng trong dạy học mỹ thuật - Phương pháp quan sát - Phương pháp trực quan Mỗi phương pháp cần nắm rõ khái niệm, cách tổ - Phương pháp gợi mở, vấn đáp chức thực hiện, những ưu điểm và hạn chế khi vận - Phương pháp luyện tập dụng, …. - Phương pháp hợp tác theo nhóm - Phương pháp trò chơi -… 3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ căn cứ theo kết quả bài học mà còn được đánh giá thông qua các hoạt động học tập trong quá trình dạy học Đánh giá kết quả học my cần lưu ý: + Căn cứ mục tiêu môn mỹ thuật , mục tiêu cụ thể của từng bài và chuẩn kiến thức kĩ năng (Tham khảo thêm hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Mỹ thuật (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) + Hình Hình thức thể hiện ở bài vẽ là nhận thứ, kĩ năng và cách vẽ riêng của mỗi HS B. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Thực hiện theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Chương III - Từ điều 5 đến điều 14) (Trích TT 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) Chương III ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực 1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực: a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT; b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra. 2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém). Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học 1. Hình thức đánh giá: a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức: - Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau: + Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra; + Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại. b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công dân: - Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan