Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề cương tố tụng dan sự

.DOC
66
758
113

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG TỐ TỤNG DÂN SỰ Nhóm 1 - K51LKD Khoa Luật ĐHQG HN Câu 1.Thế nào là tố tụng dân sự,luật tố tụng dân sự • Tố tụng dân sự là trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự • Luật tố tụng dân sự Việt Nam là 1 ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng,đúng đắn bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của cá nhân ,cơ quan,tổ chức và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Câu2.Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và vai trò của Luật tố tụng dân sự a) Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của luật TTDS VN là các quan hệ giữa tòa án,viện kiểm sát,cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,người làm chứng, người giám định,người phiên dịch,người định giá tài sản và những người liên quan phát sinh trong ttds Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của LTTDS có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng,việc thực hiện mục đích của tố tụng là động lực thiết lập các quan hệ. Các quan hệ này gồm nhiều loại: • Các quan hệ giữa tòa án,VKS,cơ quan thi hành án với đương sự,người đại diện,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ,người làm chứng,giám định,phiên dịch, định giá tài sản và những người liên quan • Các quan hệ giữa tòa án ,VKS,cơ quan thi hành án với nhau • Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan Trong số các quan hệ này thì quan hệ giữa tòa án và các đương sự chiếm đa số bởi đây là 2 chủ thể ttds cơ bản b) Phương pháp điều chỉnh • Phương pháp điều chỉnh của LTTDS là tổng hợp những cách thức mà LTTDS tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó Do đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật ttds là các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật với người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nên LTTDS điêu chỉnh các các quan hệ này bằng 2 phương pháp mệnh lệnh và định đoạt • Phương pháp mệnh lệnh :LTTDS quy định địa vị của tòa án ,VKS,cơ quan thi hành án và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau :các chủ thể phải phục tùng tòa án,VKS và cơ quan thi hành án ,các quyết định của các cơ quan này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện.Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự quy định như vậy là xuất phát ở chỗ tòa án,VKS và cơ quan thi hành án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật,,giải quyết vụ việc dân sự,tổ chức thi hành án dân sự và kiểm soát hoạt động tố tụng.Để các cơ quan này thực hiện được chức năng,nhiệm vụ của mình ,các cơ quan này phải có những quyền lực pháp lí nhất định đối với các chủ thể tố tụng khác,do vậy sẽ không có sự bình đẳng giữa tòa án,VKS và các cơ quan thi hành án với các chủ thể khác • Phương pháp định đoạt :Các đượng sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa.Khi có quyền,lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện ,yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc.Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự ,các đương sự vẫn có thể thương lượng dàn xếp ,thỏa thuận giải quyết những vấn đề tranh chấp ,rút yêu cầu ,rút đơn khởi kiện,tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa . Như vậy,LTTDS điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng 2 phương pháp mệnh lệnh và định đoạt trong đó chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh c)Vai trò của luật TTDS :có 3 nhiệm vụ chính • Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước ta về cải cách hành chính ,cải cách tư pháp • Quy định quy trình tố tụng dân sự thật sự khoa học làm cho các hoạt động giải quyết vụ việc,thi hành án và tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể được thuận lợi.Tạo cơ chế kiểm sát,giám sát hoạt động tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự có hiệu quả,bảo đảm các hoạt động tố tụng tiến hành được đúng đắn,qua đó bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng chính xác công minh và đúng pháp luật • Bảo đảm cho tòa án xử lí được nghiêm minh các hành vi trái pháp luật,bảo đảm việc thi hành được các bản án quyết định dân sự của tòa án,ngăn chặn khắc phục kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật,bảo vệ chế độ xhcn,bảo vệ lợi ích nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân ,cơ quan,tổ chức đồng thời giáo dục được mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp pháp luật Ngoài ra,LTTDS còn có nhiệm vụ bảo đảm phát huy dân chủ trong tố tụng dân sự ;tạo điều kiện cho mọi người đóng góp nhiều sức lực và trí tuệ vào các công việc của nhà nước và xã hội. Câu 3.Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là gì?Các đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự? Khái niệm: Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa tòa án,VKS,cơ quan thi hành án ,đương sự người đại diện của đương sự,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ,người làm chứng,người giám định,người phiên dịch ,người định giá tài sản và những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự và được quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh. Các đặc điểm :quan hệ pháp luật TTDS là quan hệ có ý chí,xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật,nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lí mà việc thực hiện được bảo đảm bằng cưỡng chế của nhà nước.Tuy nhiênvì là quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lí nên ngoài những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa thì nó còn mang những đặc điểm riêng: • Tòa án thường là 1 bên của quan hệ plttds.Tòa án là chủ thể đặc biệt duy nhất được thực hiện quyền lực nhà nước nhằm giải quyết vụ việc dân sự,có quyền ra quyết định buộc các cá nhân,cơ quan tổ chức có liên quan phải thi hành.Để thực hiên chức năng,tòa án tham gia vào hầu hết các quan hệ nảy sinh trong tố tụng nên trở thành chủ thể chủ yếu của quan hệ plttds • Các quan hệ plttds phát sinh trong tố tụng và do luật ttds điều chỉnh.Việc giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa những cơ quan tổ chức và những người tham gia vào đó.Các quan hệ này được quy phạm plttds điều chỉnh nên trở thành quan hệ plttds. • Các quan hệ plttds phát sinh và tồn tại trong 1 thể thống nhất.Tuy trong tố tụng,địa vị pháp lí của các chủ thể là khác nhau,nhưng hoạt động tố tụng các chủ thể đều liên quan đến việc thực hiện mục đích của tố tụng dân sự là bảo đảm quyền,lợi ích hợp pháp của đương sự.Vì vậy,mỗi hành vi tố tụng của 1 chủ thể đều liên quan đến nhau,dẫn đến những hậu quả pháp lý đối với nhiều chủ thể khác và góp phần tạo nên sự vận động và phát triển của quá trình tố tụng. Câu 4. Khái niệm, hệ thống và nội dung các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam? Các quy định của BLTTDS về các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự so với các quy định trong các văn bản pháp luật trước đây có những điểm gì mới, , bất cập cần sửa đổi bổ sung? Khái niệm :Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam là những tư tưởng chỉ đạo,định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự. Hệ thống và nội dung các nguyên tắc : (nội dung xem trong BLTTDS nha ^_^) a)Các nguyên tắc thể hiện tính pháp chế xhcn • Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự :Trước khi BLTTDs được ban hành thì nguyên tắc này chưa được quy định dưới dạng một quy phạm pháp luật dân sự cụ thể .Việc BLTTDS quy định nguyên tắc này(Đ3) là bước phát triển mới của pháp luật ttds Việt Nam,là sự khẳng định pháp lý bảo đảm cho các hoạt động tố tụng dân sự được tiến hành đúng đắn. • Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án,quyết định của bản án : được quy định từ Hiến pháp 1980 (điều 137)luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981(Đ 11)....Hiện nay nguyên tắc được quy định tại điều 136 HP 1992,Đ11 LTCTANDvà Đ 19 BLTTDS.Nội dung Đ19 quy định những vấn đề cơ bản cho nguyên tắc ,tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành được bản án,quyết định của tòa án. • Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự:Trước đây quy định trong PLTTGQCVADS(Đ8),PLTTGQCVAKT(Đ11),PLTTGQCTCLĐ(Đ10).Hiện nay,các quy định này được kế thừa quy định tại điều 21BLTTDS.Nội dung điều luật này đã quy định đầy đủ những nội dung cơ bản của nguyên tắc,có tác dụng bảo đảm hiệu quả của công tác kiêm sát b)Các nguyên tắc về tổ chức hoạt động,xét xử của tòa án • Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia:nguyên tắc này bước đầu được quy định trong HP1946.Tuy nhiên đến Hp1980 thì nguyên tắc mới được quy định rõ ràng cụ thể và đầy đủ.Hiện nguyên tắc được quy định tại Đ129 Hp1992,Đ11 BLTTDS • Nguyên tắc thẩm phán,hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật:được quy định từ Hp 1959,đến Hp 1980 thì mới được quy định đầy đủ.Hiện nay nguyên tắc đã được quy định tại Đ12 BLTTDS.Điều luật này quy định tương đối đầy đủ các vấn đề về nội dung nguyên tắc,tạo cơ sở pháp lý cho thẩm phán,hội thẩm nhân dân thực hiện được nhiệm vụ xét xử của mình. • Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể:đượcquy định lần đầu tại Hp1980(Đ132)sau đó được kế thừa quy định tại Hp1992(Đ131).Hiện nay,nguyên tắc được quy định tại điều 14BLTTDS .Những nội dung cơ bản của nguyên tắc đã được ghi nhận đầy đủ trong điều luật này. • Nguyên tắc xét xử công khai: được quy định từ HP1946(Đ67)sau đó được kế thừa quy định trong các Hp,LTCTAND đã ban hành.Hiện được quy định tại Đ15 BLTTDS.Nội dung của điều luật đã quy định khá đầy đủ về những vấn đề liên quan đến nguyên tắc.Đây là cơ sở pháp lý để mọi người tham dự phiên tòa và tòa án xét xử công khai các vụ án dân sự. • Nguyên tắc thực hiện chế độ 2 cấp xét xử:quy định tại TTCTAND 1960(đ9)và sắc luật số 01/SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam quy định về tổ chức tòa án nhân dân và VKSND.Đến khi LTCTAND 1980 được ban hành thi nguyên tắc này không còn được quy định nữa .Đến 2002,nguyên tắc mới được quy định tại đ11LTCTAND.Hiện nay nguyên tắc này quy định tại Đ17 BLTTDS.Nội dung điều luật này ghi nhận đầy đủ cụ thể các vấn đề về nguyên tắc tòa án xét xử theo 2 cấp • Nguyên tắc giám đốc việc xét xử:đã được quy định trong các Hp,Luật tổ chức TAND được Nhà nước ta ban hành.Hiện nguyên tắc được quy định tại đ134 Hp1992,đ18 BLTTDS .Nội dung Đ18 đã thể hiện được đầy đủ nội dung cơ bản nguyên tắc. • Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong TTDS: c)Các nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự • Nguyên tắc yêu cầu tòa bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp:trước đây quy định tại Đ1 PLTTGQCVADS,đ1 PLTTGQCVCKT,đ1 PLTTGQCTCLĐ.Hiện nguyên tắc này quy định tại đ4 BLTTDS quy định 1 số nội dung cơ bản của nguyên tắc ,tạo cơ sở pháp lý cho chủ thể thực hiện quyền lợi ích hợp pháp của họ • Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự: • Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự • Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự • Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng dân sự d)Các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng • nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng • Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự • Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của tòa án • Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan,người tiến hành tố tụng dân sự • Nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao tài liệu,giấy tờ của tòa án đ)Các nguyên tắc thể hiện vai trò ,trách nhiệm của các cá nhân ,cơ quan tổ chức trong tố tụng dân sự • Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân ,cơ quan tổ chức • Nguyên tắc việc tham tố tụng dân sự của cá nhân ,cơ quan tổ chức Câu5 Tại sao những việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình đều được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự? Ở Việt Nam,các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự ,kinh doanh ,thương mại,lao động ,hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau như BLDS,BLLĐ,LTM,LHN&GĐ.... Tuy nhiên,các quan hệ pháp luật này đều cùng có tính chất là các quan hệ tài sản,quan hệ nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng ,tự do,tự nguyện cam kết ,thỏa thuận và tự định đoạt của các chủ thể.Do vậy,các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật này phải thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án,được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.Đối với các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hình sự ,hành chính thì không thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án vì chúng không có cùng tính chất với các quan hệ trên Câu 6. Khái niệm, ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền dân sự của Toà án? Khái niệm: Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự Ý nghĩa :Việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý ,khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước ,giữa các tòa án với với nhau,góp phần tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự,nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự.Bên cạnh đó,việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý,khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trước tòa án,giảm bớt những phiền phức cho đương sự. Ngoài ra,việc xác định thẩm quyền của các tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn,nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở tòa án và các điều kiện khác ,trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho tòa án thực hiện được chức năng nhiệm vụ Câu7 . Những việc thuộc thẩm quyền xét xử về dân sự của Toà án? :Những loại việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án bao gồm các vụ án dân sự và các việc dân sự phát sinh từ các quan hệ pháp luật về dân sự,hôn nhân-gia đình,kinh doanh ,thương mại lao động và các vụ việc khác do pháp luật quy định.Hiện nay,các vụ việc thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án được quy định tại các điều từ 25 đến 32 BLTTDS(xem bộ luật nha pà kon ^^!) 8. THẾ NÀO LÀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP? PHÂN ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP? 1. Cơ sở phân định thẩm quyền của TA các cấp - Hệ thống TA VN được tổ chức Theo đơn vị hành chính lãnh thổ o TA Cấp huyện và cấp tỉnh có quyền xét xử SƠ THẨM - Cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cấp TA là o Đường lối - chính sách của Đảng về hoạt động tư pháp o Tính chất phức tạp từng loại vụ việc o Hệ thống tổ chức TA o Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ TA o Điều kiện cơ sở v/c , phương tiện kỹ thuật, hiệu quả kinh tế khi giải quyết o *Đảm bảo thuận lợi cho việc tham gia tố tụng của đương sự v bvệ lợi ích họ 2. Thẩm quyền của TAND các cấp: Điều 33 - 34 - 29 - 30 - 32 - TANHD cấp huyện có thẩm quyền giải quyết Theo tủ tục SƠ THẨM hầu hết các vụ việc, trừ vụ thuộc thẩm quyền dân sự của TAND cấp tỉnh: o Có tính chất phức tạp đòi hỏi điệu kiện kỹ thuật cao o ủy thác tư pháp với nước ngoài o giải quyết TAND cấp huyện k đảm bảo sự vô tư, khách quan o các yêu cầu về kinh doanh thương mại , lao động ( Đ 30 - 32 ) - TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết Theo thủ tục SƠ THẨM các vụ việc dân sự o Tranh chấp KD, thương mại,... (Đ 34 ) o Vụ việc có đương sự or TS ở nước ngoài or cần ủy thác tư pháp cho cq lãnh sự VN ở nước ngoài, TA nước ngoài o Y/ cầu công nhận - thi hành quyết định TA nước ngoài ; không công nhận bản án TA nước ngoài ; yêu cầu công nhận v cho thi hành tại Vn các quyết định TA nước ngoài o Lấy vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa cấp huyện trong trường hợp • Vận dụng PL, cs có nhiều khó khăn, phức tạp • Điều tra, thu thấp chứng cứ gặp khó khăn • Đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương • Ng có uy tín tôn giáo, xét xử ở huyện k có lợi cho chính trị or lquan đến thẩm phán, phó chánh án, chánh án TAND huyện • Theo y/c của đương sự nếu có lí do chính đáng 9. THẾ NÀO LÀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN Theo LÃNH THỔ? PHÂN ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN Theo LÃNH THỔ 1. Cơ sở phân định thẩm quyền của TA Theo lãnh thổ - Là sự phân định giữa các TA cùng cấp - Cơ sở thực hiện phân định o Đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của TA nhanh chóng, đúng đắn o Bảo vệ lợi ích NN, quyền v lợi ích hợp ơhaps của đương sự, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng o Tránh sự chồng chéo trong thực hiện thẩm quyền giữa các TA cùng cấp o *Bảo đảm quyền tự định đoạt of các đương sự - Trg 1 số trg hợp, nguyền đơn lựa chọn TA k phụ thuộc ý chí bị đơn 2. Thẩm quyền của TA Theo lãnh thổ - Tranh chấp, y/c lquan đến BĐS , các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về yêu cấu TA k có BĐS giải quyết o BĐS = TS gắn liền đát k dịch chuyển o Giấy tờ, tài liệu lquan do cq nhà đất or chính quyền địa phương lưu giữ - Tranh chấp, y/c không phải về BĐS thì TA có thẩm quyền là TA bị đơn, các bên đương sự có thể thòa thuận về y/c TA k có BĐS giải quyết o Bị đơn có tâm lý k muốn đến TA = nêu khó khăn o TA bị đơn sẽ tạo thuận lợi - Ngoại lệ Đ.35 - Trong 1 số trg hợp nhiều TA đều có điều kiện giải quyết 1 vụ việc tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn - Đ.36: Nguyên đươn y/c lựa chọn TA giải quyết 10. TẠI SAO PHÁP LUẬT YÊU CẦU NGUYÊN ĐƠN, NGƯỜI YÊU CẦU ĐƯỢC LỰA CHỌN TÒA ÁN? NỘI DUNG V CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLTTDS VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP NGUYÊN ĐƠN CÓ QUYỀN YÊU CẦU LỰA CHỌN TA - Trong 1 số trg hợp nhiều TA đều có điều kiện giải quyết 1 vụ việc tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn - Đ.36: Nguyên đươn y/c lựa chọn TA giải quyết o Đ.36 - Như vậy, nguyên đơn, người có yêu cầu chỉ được lựa chọn Tòa án giải quyết khi vụ việc của mình có điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 của Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự. - Trường hợp các tranh chấp theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nơi được lựa chọn là Tòa án nhân dân cấp huyện - trường hợp các tranh chấp theo quy định của Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án được lựa chọn là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong thực tế có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa ký kết giữa các doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh, các bên thỏa thuận trong hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra thì lựa chọn Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết. Việc lựa chọn này chỉ phù hợp khi vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố theo qui định tại các Điều 29,34,35 Bộ luật tố tụng dân sự. - Trường hợp tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân thành phố, mặc dù các bên có thỏa thuận trong hợp đồng chọn Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết, thì Tòa án nhân dân thành phố vẫn không thể nhận thụ lý đơn khởi kiện hoặc phải chuyển trả hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Do đó, khi ký kết hợp đồng, nếu các bên có thỏa thuận chọn Tòa án giải quyết thì chỉ cần ghi sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong điều khỏan giải quyết tranh chấp của hợp đồng là đủ; việc chọn Tòa án nào giải quyết khi có tranh chấp phát sinh sẽ theo quy định tại các Điều 33, 34, 35, và 36 của Bộ luật tố tụng dân sự 11. CHUYỂN VỤ VIỆC DÂN SỰ, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THẨM QUYỀN, NHẬP VÀ TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ 1. Chuyển vụ việc dân sự cho TA khác - Nếu sau khi thụ lý mà phát hiện thấy k thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho TA có thẩm quyền giải quyết - Quyết định chuyển hồ sơ lập thành VB, TA xóa sổ thụ lý và gửi quyết định cho đương sự, cá nhân, cơ quan, t/c có lquan. - Đương sự, cá nhân, cơ quan, t/c có lquan có quyền khiếu nại quyết định này - trong 3 ngày kể từ ngày nhận khiếu nại, chánh ấn TA đã ra quyết định chuyern vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại 2. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền - Tranh chấp về thẩm quyền giữa các TA huyện trong cùng 1 tỉnh do CA TAND tỉnh giải quyết - Tranh chấp về thẩm quyền giữa TA huyện thuộc tỉnh, thành phố thuộc TW khác nhau or giữa các TA tỉnh do CA TANDTC giải quyết 3. Nhập và tách vụ án dân sự - Tách - Chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án có nhiều QHPL có thể giải quyết đọc lập mà k ảnh hưởng tới giải quyết các QHPL khác. - Tách phải đảm bảo giải quyết nhanh chóng đúng PL các y/c của đương sự - Nhập - Chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều QHPL cần phải giải quyết v để giải quyết trong cùng 1 vụ án vẫn đảm bảo đúng PL v không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các QHPL đó - Trường hợp bị đơn có nghĩa vụ riêng biệt với n nguyên đơn về cùng loại QHPL o TA nhập các vụ án nếu QHPL k gây khó khăn cho TA g/q nhanh chóng, đúng o QHPL tranh chấp độc lập: tách để giải quyết thành các vụ án khác nhau - Trường hợp bị đơn y/c phản tố v có sự đối trừ nghĩa vụ cùng loại, nhập trg các trường hợp: o Y/c bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông 2 bên cùng bị thiệt hại khi sự kiện xảy ra o Tranh chấp về hợp đồng mà bị đơn có y/c phản tố về cùng loại QH v việc nhập vụ án k gây khó khăn - QHPL hoàn toàn khác nhau mà việc giải quyết QHPL là tiền đề cho giải quyết tranh chấp: không nên nhập vụ án 12. NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH THẨM QUYỀN TRONG BLTTDS SO VỚI CÁC QUY ĐỊNH TRONG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRƯỚC ĐÂY CÓ NHỮNG ĐIỂM GÌ MỚI BẤT CẬP CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG - Ngoại lệ Đ.35 13. THỂ NÀO LÀ CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG? QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG 1. Khái niệm - Là cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc o giải quyết vụ việc dân sự, o thi hành án dân sự hoặc o kiểm sát việc tuân thủ Theo pháp luật TTDS - Các quyết định có giá trị buộc các chủ thẻ khác phải chấp hành - Hoạt động mang tính độc lập, k lệ thuộc cq, tc nào, tôn trọng Đ.13 BLTTDS - Thành phần o TA o VKS o Cq thi hành án dân sự : được coi là cq tiến hành TTDS - Tòa án là cơ quan xét xử - cq tiến hành TT chủ yếu o TA thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn o TA có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do hành vi trái PL của những người tiến hành TT gây ra cho các cá nhân, cq, tc - Hệ thống TA : TANDTC, TAND huyện, tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc DS o TA NDTC : Đ.18 L.TCTAND - Hội đồng thẩm phán - TANDTC - TA quân sự TƯ - Tòa hình sự - Tòa dân sự - Tòa kinh tế - Tòa lao động - Tòa hành chính - Các tòa phúc thẩm và bộ máy giúp việc o TAND cấp tỉnh : Đ.27 L.TCTAND - UB thẩm phán - Tòa hình sự - Tòa dân sự - Tòa kinh tế - Tòa lao động - Tòa hành chính v bộ máy giúp việc o TAND cấp huyện - Không có các TA chuyên trách - Chánh án - Các phó chánh án - Các thẩm phán : có thể được phân thành thẩm phán chuyên trách từng lĩnh vực. Tùy t/c vụ việc DS mà chánh án phân công cho thẩm phán - Hội thẩm nhân dân - Thư ký và bộ máy giúp việc o TA quân sự o Các TA khác do luật định - VKS: cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện kiểm sát các hoạt động TTDS theo quy định của HP v PL - kiểm sát tuân Theo PL trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án DS kịp thời - Hệ thống t/c VKS : Đ.30 LTCVKSND o VKS NDTC o Các VKS ND cấp tỉnh o Các VKS ND cấp huyện o Các VKS ND quân sự - VKS được tc, hoạt động theo ng tắc tập trung, thống nhất : Đ.8 LTC VKSND o Do viện trưởng VKS ND lãnh đạo o Viện trưởng VKS cấp dưới được chịu sự lãnh đạo của viện trưởng VKS cấp trên o Viện trưởng VKS địa phương, quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của VKS NDTC 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cq tiến hành TTDS 2.1. Tòa án - Thụ lý vụ việc DS thuộc thẩm quyền để giải quyết - Lập hồ sơ vụ việc DS - Hòa giải vụ việc DS theo quy định PL - Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời - Tổ chức phiên tòa DS dể xem xét VVDS - tổ chức phiên họp giải quyết VVDS - Chuyển giao bản án, quyết định v các vb tố tụng khác cho VKS, cq thi hành án DS, những người tham gia TT và những người liên quan theo quy định của PL - Giải thích bản án, quyết định của tòa án v.v.. - Bồi thường thiệt hại do hành vi trái PL của những người tiến hành TT gây ra 2.2. VKS - Kiểm sát việc tuân theo PL trong việc giải quyết vụ việc DS của TA: o Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ, hòa giải, xét xử ra bản án o Quyết định giải quyết vụ việc DS - Kiểm sát việc tuân theo OL trong việc tham gia TT của những người tham gia TT của những người tgia TT v những nguwif liên quan trg quá trình giải quyết DS - Y/c, kiến nghị, kháng nghị các bản án, quyết định của TA theo quy định PL nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ việc DS kịp thời, đúng PL - T/gia các phiên tòa xử vụ án DS, phiên họp giải quyết khiếu nại của Tam cq thi hành án v nhữngng có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại phát sinh trong qtr giải quyết VVDS v thi hành án DS, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền VKS 14. THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG? VIỆC THAY ĐỔI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG? QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG? 1. Khái niệm - Là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết VVDS, thi hành án DS hoặc kiểm sát việc tuân theo PL trong TTDS - Thành phần: trừ hội thẩm NS đều là công chức NN, được thay mặt các cq tiến hành TT thực hiện việc giải quyết VVDS - Người tiến hành được chủ động thực hiện nhiệm vụ - quyền hạn độc lập với các chủ thể khác - Thành phần: o Chánh án TA - Người đứng đầu TA, t/c và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của TA - Tổ chức giải quyết VVDS - Chịu trách nhiệm trước PL về việc thực hiện nv, quyền hạn này - Trực tiếp tiến hành giải quyết VVDS như các thẩm phán khác o Thẩm phán - Người tiến hàng TT được bổ nhiệm theo quy định PL - Xét xử các vụ án v giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền TA - Thuộc biên chế TA - Tiến hành tố tụng chủ yếu - Tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết VVDS - Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ v sức khỏe o Hội thẩm nhân dân - Được bầu theo quy định PL - Xét xử các vụ án v giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của TA - Không thuộc biên chế của TA mà do hội đồng ND cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ - K tham gia giải quyết tất cả v tất cả giai đoạn mais: Tại sơ thẩm - Khi tgia xét xử, ngang quyền với thẩm phán, độc lập v tuân theo PL o Thư ký TA - Thực hiện quyền hạn trg việc ghi các biên bản TT - Thuộc biên chế TA - Có trình độ PL, nghiệpv ụ nhát định - Tiến hành TT theo sự phân công chánh án TA và thẩm phán o Viện trưởng VKS - Đứng đầu VKS - T/c kiểm sát việc tuân theo PL trong giải quyết các VVDS và thi hành án DS - Chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền chủ yếu - Trực tiếp tiến hành kiểm sát việc tuân theo Pl trg quá trình giải quyết VVDS v thi hành án của các kiểm sát viên khác o Kiểm sát viên - Được bổ nhiệm theo quy định PL - Thực hiện quyền công tố và kiếm sát hoạt động tư phpas - Giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án Ds dưới sự chỉ đạo viện trưởng VKS - Thuộc biên chế VKS - Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn, nghiệpk vụ v sức khỏe o Thủ trưởng cơ quan thi hành án o Chấp hành viên 2. Nhiệm vụ - Quyền hạn - Chánh án TA : o Đ.25 - 31 - 33 LTCTAND - Thẩm phán: o Đ. 37 - 38 LTCTAND o Đ. 11, 12, 13, 14, 15, 16 PL TP v HTTAND - Hội thẩm ND : o Đ.37 - 38 LTCTAND o Đ.32, 33, 34, 35, 36 PL TP v HTTAND - Thư ký tòa án : o Đ 43, 148, 311 BLTTDS - Viện trưởng VKS: o Đ.9, 33, 46LTCVKSND o Đ. 44, 51, 285, 307, 395 BLTTDS - Kiểm sát viên: Đ. 45, 46 LTCVKSND Đ.12, 13, 14, 15, 16, 17, PLKSVVKSND 15. THẾ NÀO LÀ NGƯỜI THAM GIA TIẾN HÀNH TỐ TỤNG? THÀNH PHẦN NGƯỜI THAM GIA TIẾN HÀNH TỐ TỤNG? 1. Khái niệm - Là người tham gia vào việc giải quyết các VVDS v thi hành án DS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trờ TA, cq thi hành án trong giải quyết VVDS và thi hành án DS 2 Thành phần người tham gia tiến hành TT - Đương sự - Người đại diện của đương sự - Người bảo vệ quyền v lợi ích hợp pháp của đương sự - Người làm chứng - Người giám định - Người phiên dịch - Người định giá TS Người tham gia TT có thể là cá nhân, cq, t/c đáp ứng được các đk so PL TTDS quy định Trong mỗi vụ việc DS, số lượng + thành phần tgia TT có thể khác nhau 16. ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ? NHỮNG CHỦ THỂ NÀO CÓ THỂ TRỞ THÀNH CHỦ ĐƯƠNG SỰ TRONG TTDS? NL PL VÀ NLHV TTDS? QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ? 1. Đương sự trong VVDS - Đương sự: Người - đối tượng trong 1 sự việc nào đó được đưa ra giải quyết - Đương sự trg VVDS = người tgia TT để o bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình o hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên qan đến VVDS - Đương sự là chủ thể của QHPL nội dung được TA giải quyết trg VVDS o có quyền định đoạt quyền lợi của mình - Đương sự gồm o Nguyên đơn o Bị đơn o Người co quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trg VVDS o Người yêu cầu o Người bị yêu cầu o Người có liên quan trg VVDS 2. Chủ thể có thể trở thành đương sự - Nguyên đơn o Người tgia TT khởi kiện vụ án DS hoặc được người khác khởi kiện vụ án DS yêu cầu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp o Mang tính chủ động o Hoạt động TT của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ TT - Bị đơn o Người tgia TT để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện Theo quy định PL o Mang tính bị động chứ k chủ động như nguyên đơn: Buộc phải tgia TT để trả lời về việc kiện o Hoạt động TT của bị đơn có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án DS - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trg VVDS o Người tgia TT vào vụ án DS đã phát sinh giữa nguyên đơn và vị đơn để bảo vệ quyền. lợi ích hợp pháp của mình. o Sự tham gia của họ vào TTCó thể do - chủ động - Theo y/c của đương sự - Theo y/c của TA o Quyền y/c bồi hoàn giữa các đương sự là 1 trg những căn cứ chủ yếu dể người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quant ham gia TT, như - Quyền chủ phương tiện đối với lái xe trg trg hợp phải bồi thường cho người bị hại do lái xe gây ra o Việc tgia TT của họ xuêts phát từ các căn cứ phát lý khác o Người có quyền, lợi ích liên quan có 2 loại - Người có quyên, lợi ích liên quan tgia TT độc lập • Lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ lquan tgia TT độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn, nên yc của họ chống lạo cả nguyên đơn, bị đơn • Có đủ đk khởi kiện vụ án DS, nhưng vụ án DS đã xh giữa nguyên đơn, bị đơn nên họ tgia TT để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu k sẽ gặp khó khăn sau này - Người có quyền, lợi ích liên quan tgia TT k độc lập: ngược lại • Đứng về phía nguyên đơn • Đứng về phía bị đơn - Người yêu cầu o Người tgia TT đưa ra y/c về giải quyết VVDS o Chủ động o Lợi ích pháp lý độc lập, đưa ra y/c cho TA giải quyết như nguyên đơn tra vụ án DS o y/c chỉ giới hạn trg phạm vi y/c TA công nhận or k công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của họ hoặc công nhận quyền, nghĩa vụ của họ - Người bị yêu cầu o Người tgia TT để trả lời về các y/c của VVDS o Bị động o Có tính độc lập v có thể làm thay đổi quá trình giải quyết VVDS o Trg 1 số trg hợp chỉ cần có người y/c mà k cần ngườ bị y/c như việc công nhận thuận tình ly hôn - Người có liên quan trg VVDS o Người tgia TT vào việc DS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình or trả lời về những vấn đề lquan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. o Việc tgia TT có thể do - Chủ động - y/c của đương sự - y/v của TA 3. NLPL TTDS v NLHV TT của đương sự - 2 yếu tố cấu thành NL chủ thể của QHPL TTDS 3.1. NLPL TTDS - Là khả năng PL quy định cho cá nhân, tc có các quyền v nghĩa vụ TTDS - Đk cần để chủ thể tgia TTDS - Nội dung NLPL TTDS bao gồm tòa bộ các quyền v nghĩa vụ TTDS mà đương sự có Theo quy định của PL TTDS o Xuất hiện khi cá nhân sinh ra v mất đi khi cá nhân chết đi o Xuất hiện khi tc được thành lập v mất đi khi chấm dứt hoạt động - Mọi chủ thể có NLPL TTDS như nhau, có quyền v nghĩa vụ ngang nhau trg việc y/c TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình - Các chủ thể cũng không thể bị hạn chế hoặc bị tước đoạt các quyền v nghĩa vụ TTDS 3.2. NLPL HV TTDS - Là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền v nghĩa vụ TTDS - Đk đủ để chủ thể tgia TTDS - Yếu tố biến động nhất của NL chủ thể, có mối quan hệ mất thiết với NLHVDS như NLPL TTDS: chủ thể có NLHV TTDS khi có NLHV DS - Nội dung o NLHV TTDS của các nhân được xác định bởi tính chất, yêu cầu của việc tgia quan hệ PL TTDS o Đương sự phải có khả năng nhận thức - làm chủ được hànhv I của mình như tham gia các QHPL khác - hiểu biết sâu sắc PL ( PLTTDS) o Đương sự phải đủ 18, Trường hợp ngoại lệ vẫn được coi là có NLHV TTDS: - vợ đủ 17 đến chưa đủ 18 trg việc ly hôn - người LĐ đủ 15 đến chưa đủ 18 4. Quyền v nghĩa vụ TT của đương sự - Thể hiện trong các lĩnh vực như o sử dụng các bp pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước TA o quyết định quyền, lợi ích của mình trong TT DS o Thi hành bản án, quyết định của TA, thực hiện y/c của TA o Khiếu nại, tố cáo các hvi trái PL của các cá nhân, t/c trg qtrình TT - Trg qua trình TT, các đương sự phái thực hiện quyền v nghĩa vụ TT một cách thiện chí v đúng Theo quy định PL - Đảm bảo thực hiện, PL quy định các bp bảo đảm cần thiết: o Phạt tiền o Đình chỉ giải quyết y/c đương sụ o Nộp tiền để thực hiện bp bảo đảm khi y/c áp dụng bp khản cấp tạm thời o ... - Đ.58-61 BLTTDS - Đ.62 Câu 17:Các loại người đại diện của đương sự? Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của đương sự? *Khái niệm: Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án. *Người đại diện cho đương sự bao gồm: • Người đại diện theo pháp luật • Người đại diện theo ủy quyền +Người đại diện theo pháp luật:quy định tại Điều 73 BLTTDS và Điều 141 BLDS bao gồm: 1. Cha mẹ đối với con chưa thành niên 2. Người giám hộ với người được giám hộ 3. Người được tào án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự 4. Người đứng đàu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc qđ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình 6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác 7. Những người khác do pháp luật quy định (người đại diện do TA chỉ định) +Người đại diện theo ủy quyền: qđ tại K3 Đ 73 BLTTDS và Đ 143 BLDS: Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự *Quyền và nghĩa vụ của người đại diện: qđ tại Điều 74 BLTTDS 1. NĐD theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện. 2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền. Câu 18: Người bảo vệ quyền lợi của đương sự? Sự khác nhau giữa người bảo vệ quyền lợi của đương sự và người đại diện của đương sự? *Khái niệm: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự : • Là người tham gia tố tụng • Có đủ các điều kiện do pháp luật quy định • Được đương sự yêu cầu tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ *Sự khác nhau: o NBVQ&LIHP tham gia tố tụng song song cùng với đương sự còn NĐD thì thay mặt đương sự tham gia tố tụng o Khi tham gia tố tụng, NBVQ&LIHP có vị trí độc lập với đương sự , ko bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như người đại diện o NBVQ&LIHP bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự bằng việc hỗ trợ, giúp đỡ đương sự về nhận thức pháp luật và bằng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, còn NĐD bảo vệ đương sự bằng việc thay mặt đương sự để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trước TA. Câu 19:Vị trí vai trò của VKS ND trong tố tụng dân sự?Các hình thức tham gia tố tụng dân sự của VKSND *Vị trí và vai trò: o Là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của HP và pháp luật. o Việc thực hiện được nhiệm vụ và quyền hạn của VKS có tác dụng cho việc bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được đúng đắn. *Các hình thức tham gia tố tụng của VKS: • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong: Giải quyết các vụ việc dân sự của TA (kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ, hòa giải ,xét xử, ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự )  Việc tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng và những người liên quan trong quá trình giải quyêt vụ việc dân sự Việc tuân thủ pháp luật của đương sự , cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cá nhân và tổ chức liên quan đến việc thi hành án, quyết định của TA. Việc giải quyết khiếu nại của TA, cơ quan thi hành án và những người có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. +Yêu cầu, kiến nghị , kháng nghị các bản án, quyết định của TA theo quy định của PL nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật ; kiến nghị các quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án. +Tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TA theo quy định của PL Câu 21:Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong tố tụng dân sự?Quyền và nghĩa vụ của họ 1, Người làm chứng: *ĐN: Là người tham gia tố tụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự do biết được các tình tiết, sự kiện đó. *Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng: (QĐ tại Đ 66 BLTTDS) Điều 66. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng 2,Người giám định *Đn:Là người tham gia tố tụng sử dụng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự *Quyền và nghĩa vụ: QĐ tại Điều 68 BLTTDS Điều 68. Quyền, nghĩa vụ của người giám định 3,Người phiên dịch *ĐN:Là người tham gia tố tụng dịch ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại *Quyền và nghĩa vụ:QĐ tại Điều 70 BLTTDS Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch Câu 22:Các quy định về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong BLTTDS có những điểm gì mới, bất cập cần sửa đổi, bổ sung? Câu 23:Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?Các thuộc tính của chứng cứ và việc phân loại chứng cứ?Nguồn chứng cứ và vai trò của chứng cứ? *Đn:QĐ tại Điều 81 BLTTDS Điều 81. Chứng cứ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. =>Chứng cứ là cái có thật, theo 1 trình tự do luật định TA dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự *Thuộc tính của chứng cứ: • Tính khách quan • Tính liên quan • Tính hợp pháp + Tính khách quan: chứng cứ là cơ sở để nhận thức vụ việc dân sự nên nó phải được phản ánh 1 cách khách quan, nó thể hiện ở chỗ:  Là cái có thật, tồn tại ngoài ý muốn những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng  Ko thể tạo ra theo ý muốn chủ quan mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chúng +Tính liên quan: Chứng cứ được TA dựa vào để giải quyết vụ việc dân sự nên có tính liên quan, thể hiện ở chỗ:  Giữa chứng cứ và vụ việc dân sự có mối quan hệ nhất định  Nhờ chứng cứ mà TA có thể công nhận hay phủ nhận tình tiết, sự kiện hoặc đưa ra thông tin về nó +Tính hợp pháp: CC có tính hợp pháp bởi việc giải quyết vụ việc dân sự không thể tách rời quá trình nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ  CC phải được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định *Phân loại chứng cứ: +Căn cứ phân loại:  Nguồn chứng cứ  Cách tạo thành chứng cứ  Hình thức tồn tại của chứng cứ  Mối liên hệ giữa chứng cứ với các tình tiết, sự kiện cần chứng minh của vụ việc dân sự  Giá trị chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc dân sự +Tên gọi của chứng cứ:  Chứng cứ gốc / thuật lại  Chứng cứ trực tiếp / gián tiếp  Chứng cứ viết / miệng  Chứng cứ khẳng định / phủ định  Đều có giá trị như nhau +Ý nghĩa của việc phân loại: • Giúp nghiên cứu và đưa ra quy định về chứng cứ • Có ý nghĩa trong việc sử dụng chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự, dựa vào đó mà người ta thu thập được đầy đủ chứng cứ đảm bảo việc giải quyết đúng vụ việc dân sự *Nguồn chứng cứ: + ĐN:Là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp chứng cứ.Nói cách khác, nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ +Phân loại: • Người • Vật và tài liệu  CC rút từ vật và tài liệu ít bị chi phối bởi ngoại cảnh nên việc nghiên cứu, đánh giá và sử dụng ko mấy phức tạp CC rút ra từ con người như đương sự, người làm chứng thì việc nghiên cứu, đánh giá, sử dụng rất phức tạp vì đây là nguồn chứng cứ bị chi phối rất lớn bởi yếu tố lợi ích và tâm lý +Các nguồn của chứng cứ được quy định tại Điều 82 BLTTDS Điều 82. Nguồn chứng cứ *Vai trò của chứng cứ:  Là cơ sở, căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự Là phương tiện phản ánh lại các vụ việc dân sự (Hợp đồng, di chúc, băng ghi âm ghi hình..)=> kiểm tra tính xác thực của vụ việc  Làm căn cứ để TA xác định yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự là đúng hay ko Là phương tiện để các đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự dựa vào để chứng minh cho yêu cầu hay sự phản đối của họ Câu 24: Thu thập, bảo quản, bảo vệ, đánh giá và sử dụng chứng cứ *Thu thập ĐN: Là việc phát hiện, tìm ra chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng để giải quyết vụ việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả việc chứng minh của đươngdân sự sự và việc giải quyết vụ việc của TA Chủ thể tiến hành việc thu thập chứng cứ Đương sự, người đại diện cho đương sự hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập chứng cứ để cung cấp cho TA Tòa án: Trường hợp đương sự ko thể tự mình thu thập chứng cứ và có yêu cầu, TA tiến hành 1 số biện pháp thu thập chứng cứ (do thẩm phán ra quyết định) VKS :Đương sự có quyền khiếu nại với VKS về quyết định áp dụng VKS yêu cầu TA xác minh, thu thậpbiện pháp thu thập chứng cứ của TA chứng cứ theo cơ sở khiếu nại của đương sự Điều 85. Thu thập chứng cứ *Các biện pháp thu thập chứng cứ của TA (K2, Điều 85) +Lấy lời khai đương sự và người làm chứng ( Đ 86, 87, 88) +Xem xét, thẩm định tại chỗ (Đ 89): là bp được tiến hành trong trường hợp tài sản tranh chấp, vật chứng không thể mang đến tòa án xem xét được +Trưng cầu giám định (Đ 90, 91) - Là việc TA quyết định đưa vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định ra lấy ý kiến kết luận của người có chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực đó - Được tiến hành theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của 1 hoặc các bên đương sự +Định giá tài sản (Đ 92): - Là việc xác định giá trị tài sản của vụ việc dân sự - Do TA tự quyết định hoặc do yêu cầu của đương sự +Ủy thác thu thập chứng cứ (Đ 93) - Bp này được sử dụng khi cần phải thu thập chứng cứ ở ngoài địa hạt của TA - Là việc TA thụ lý giải quyết vụ việc dân sự giao cho TA khác thu thập chứng - TH việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ngoài lãnh thổ VN thì TA làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của VN ở nước ngoài như cơ quan lãnh sự, đại sứ quán thực hiện +Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ (Đ 94) - TA chỉ tiến hành bp này khi đương sự đã yêu cầu cá nhân, tổ chức lưu trữ chứng cứ chuyển giao cho họ mà ko được - Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của TA *Bảo quản chứng cứ: (Đ 95) + Là việc giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. CC phải đươc bảo quản lâu dài, ko làm mất, thất lạc hoặc làm giảm giá trị chứng minh +Do đương sự, TA hoặc người nào đó giữ Điều 95. Bảo quản chứng cứ *Bảo vệ chứng cứ: (Đ 98) + Là việc chống lại mọi hành vi xâm phạm chứng cứ để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ Điều 98. Bảo vệ chứng cứ *Đánh giá chứng cứ: + Là việc xác định giá trị chứng minh của chứng cứ +Các chủ thể chứng minh đều có quyền đánh giá chứng cứ +Việc đánh giá chứng cứ của TA là quan trọng nhất vì TA là chủ thể có quyền sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự +Quá trình đánh giá chứng cứ phải thực hiện đánh giá riêng từng chứng cứ 1, sau đó đánh giá chứng cứ trong mối liên quan với các chứng cứ khác và thông qua đánh giá chứng cứ mà khẳng định giá trị chứng minh của từng chứng cứ một Điều 96. Đánh giá chứng cứ *Sử dụng chứng cứ: +Sử dụng chứng cứ là dùng vào việc giải quyết vụ việc dân sự +CC chỉ được sử dụng sau khi được đánh giá +Các CC dùng để gq vụ việc phải được đưa ra công bố công khai, trừ TH CC có liên quan đến bí mật quốc gia, thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiêp,bí mật kinh doanh, bí mật đời tư cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Điều 97. Công bố và sử dụng chứng cứ Câu 25 Chứng minh trong tố tụng dân sự? Các chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứng minh? Đối tượng của chứng minh và những sự kiện không cần chứng minh? Các phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự • Chứng minh trong tố tụng dân sự: - Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự - Chứng minh bao gồm cả hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ và chỉ ra các căn cứ pháp lý để làm cho mọi người nhận thức đúng sự việc • Các chủ thể của chứng minh và nghĩa vụ chứng minh: - Đương sự: o Nguyên đơn: phải chứng minh trước, đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý để chứng minh, trên cơ sở đó, quyền và lợi ích của nguyên đơn được xác lập. o Bị đơn: phản đối lại yêu cầu của nguyên đơn thì phải đưa ra các chứng cử, căn cứ pháp lý làm cơ sở cho sự phản đối của mình - Người đại diện của đương sự : là người thay mặt cho đương sự nghĩa vụ thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự nên nghĩa vụ chứng minh của họ được hình thành trên cơ sở nghĩa vụ chứng minh của đương sự: o Người đại diện theo pháp luật: có nghĩa vụ thực hiện tất cả các nghĩa vụ chứng minh của đương sự họ đại diện o Người đại diện theo uỷ quyền: thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong phạm vi được uỷ quyền - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng: phải chứng minh được sự tồn tại của các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trước toà. Nghĩa vụ chứng minh xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ tham gia tố tụng của họ mà không xuất phát từ nghĩa vụ chứng minh của đương sự - Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh: để làm rõ yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp - Toà án: về nguyên tắc, toà án không có nghĩa vụ chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện đương sự đưa ra. Nhưng để giải quyết đúng vụ việc dân sự thì toà án vẫn phải xác định sự kiện, tình tiết cần phải chứng minh làm rõ trong vụ việc dân sự, xem xét các chứng cứ, tài liệu của đương sự và những người tham gia tố tụng đã đủ để giaỉ quyết vụ việc chưa? Hoạt động chứng minh của toà án chủ yếu phục vụ cho việc làm rõ cơ sở, quyết định của mình ! Các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ chứng minh của mình trong quá trình tố tụng. Chủ thể chứng minh thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ chứng minh của mình phải chịu trách nhiệm về việc đó ( Các điều luật : điều 6, 58, 63, 79, 117, 118, 165, 230..) • Đối tượng chứng minh: - Là tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự - Các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của các vụ việc dân sự rất phong phú, đa dạng gồm: sự kiện sinh tử, hành vi gây thiệt hại, việc không thực hiện nghĩa vụ...Đối tượng chứng minh không chỉ gồm tình tiết, sự kiện có tính chất khẳng định mà bao gồm cả tình tiết, sự kiện có tính chất phủ định • Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh: - Những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết: không phải chứng minh những tình tiết này vì mục đích của chứng minh để làm rõ tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự. Một tình tiết,sự kiện mọi người đều biết chỉ không phải chứng minh trong trường hợp toà án cũng biết rõ về nó( Khoản 1Điều 80, tình tiết được " toà án thừa nhận") - Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật: không phải chứng minh vì chúng đã được chứng minh trước đó. Việc chứng minh lại có thể dẫn đến khả năng có những kết luận khác nhau về nó, kéo theo sụ phức tạp trong việc giải quyết 1 vụ việc dân sự - Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp:các sự kiện này đã được ghi lại dưới hình thức xác định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nên không phải chứng minh. Đối với những tình tiết sự kiện đã được công chứng nhưng việc chứng thực đó không hợp pháp thì toà án vẫn phải cho chứng minh để phủ nhận hoặc công nhận văn bản đã công chứng - Những tình tiết, sự kiện mà đương sự hoặc người đại diện của đương sụ bên này thừa nhận hoặc không phản đổi thì đương sự bên kia cũng không phải chứng minh: vì thuộc chất của chứng minh là làm cho bên kia thấy rõ sự tồn tại của các tình tiết,sự việc liên quan đến vụ việc dân sự • Phương tiện chứng minh: - Là những công cụ do pháp luật quy định các chủ thể chứng minh được sử dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự - Các phương tiện chứng minh phải do pháp luật quy định cụ thể. Đồng thời, đối với mỗi phương tiện cụ thể cũng chỉ được sử dụng để chứng minh khi đáp ứng được những điều kiện nhất định do pháp luật quy định: các tài liệu đọc phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng. chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, các tài liệu nghe được, nhìn được phải có văn bản xác nhận xuất xứ của nó, các vật chứng phải là hiện vật gốc, có liên quan đến vụ việc dân sự, lời khai của đương sự, người làm chứng phải được ghi dưới một hình thức nhất định... - Hiện nay, trong bộ luật tố tụng dân sự chưa có quy định về các phương tiện chứng minh mà các chủ thể được dung để làm rõ các vấn để của vụ việc dân sự. Các phương tiện chứng minh được ghi ở khoản 2- điều 64- bộ luật tố tụng hình sự Câu 26: Các quy định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự của BLTTDS và các văn bản pháp luật trước đây có điểm gì mới, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung: Câu 27: Khái niệm, ý nghĩa các biện pháp khẩn cấp tạm thời? Các biện pháp khẩn cấp tạm thời? Thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời? Thực hiện biện pháp bảo đảm? • Khái niệm: - Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu vầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc đảm bảo việc thi hành án • Ý nghĩa - Chống lại hành vi tẩu tán tài sản, huỷ hoại hoặc xâm phạm chứng cứ, mua chuộc người làm chứng, bảo vệ được chứng cứ, giữ nguyên được gía trị chứng minh của chứng cứ, tránh cho hồ sơ vụ việc dân sự bị sai lệch bảo đảm việc giải quyết đúng vụ việc dân sự - Bảo toàn được tình trạng tài sản, tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, giữ đươc tài sản bảo đảm cho việc thi hành án, quyết định của toà án sau này - Đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo đk cho đương sự sớm ổn định cuộc sống và những người phụ thuộc vào họ, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự • Các biện pháp: - Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (Đ103): o Áp dụng khi giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình: ly hôn, tước quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên của bố mẹ... o Chỉ đươc áp dụng khi bố mẹ đều phạt tù, bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; hoặc 1 người bị phạt tù, một người bị tàn tật, mắc bệnh hiểm nghèo không thể nuôi dưỡng được con chưa thành niên - Buộc thực hiện một phần nghĩa vụ cấp dưỡng(Đ104) o Là việc người bị yêu cầu cấp dưỡng phải ứng trước một khoản tiền nhất định để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, đảm bảo cho người được cấp dưỡng giải quyết được những khó khăn trước mắt o Chỉ áp dụng khi xét thấy yêu cầu được cấp dưõng là có căn cứ như người bị yêu câu là cha, mẹ, vợ,chồng của người đc cấp dưỡng và nếu không thực hiện ngay 1 phần nghĩa vụ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống..của ng đó - Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm(Đ105) o Áp dụng trong việc giải quyết vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng,sức khoẻ bị xâm phạm o Chỉ áp dụng khi yêu cầu có căn cứ như người gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường cho ng bị hại, nguời bị hại lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế không thể tự mình khắc phục được thiệt hại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan