Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đề tài sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu đề tài sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế

.DOC
105
281
51

Mô tả:

Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc đầu, các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới cũng không mấy tin tưởng vào hiệu quả kinh tế của cây cao su. Thế nhưng, điều bất ngờ thú vị đã xảy ra, cây cao su bén duyên rất nhanh trên đất Thừa Thiên Huế. Nhiều vùng đất xưa kia nghèo khó, chỉ sau hơn 10 năm trồng cao su đã trở nên giàu có hơn, như vùng kinh tế mới Phú Mậu (Nam Đông), các xã vùng gò đồi Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn (Phong Điền); Hương Vân, Hương Bình, Bình Điền (Hương Trà)... Gần 6.000 hộ gia đình nghèo ở vùng sâu vùng xa đã thoát nghèo, nhiều người vươn lên thành triệu phú, tỷ phú từ cây cao su. Vụ khai thác mủ cao su năm 2006, 2007 và 2008, nhiều hộ trồng cao su ở Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông, A Lưới... đã có thu nhập trên 1 triệu đồng/ngày, bình quân toàn tỉnh thu 50 triệu đồng/ha/năm. Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nên diện tích trồng cao su ở Thừa Thiên Huế được nhân rộng rất nhanh. Nếu giai đoạn 1993 - 1997, toàn tỉnh trồng được 1.600ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500ha, tập trung nhiều nhất là huyện Nam Đông với gần 3.000ha, Phong Điền 2.500ha, Hương Trà 2.500ha... Diện tích cao su được khai thác trong năm 2007 là gần 3.500ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cao su đạt hơn 7 triệu USD/năm. Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở Thừa Thiên Huế, bởi chưa một loại cây trồng nào ở Thừa Thiên Huế có tốc độ nhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây cao su. Loại cây này đã thế chỗ cho rất nhiều cây trồng truyền thống hiện nay như sắn, mía, chè, tiêu... ở huyện Nam Đông và Phong Điền. Nhờ có cây cao su mà một xã như Phong Mỹ nghèo nhất tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây, sau hơn 10 năm gắn bó với cây cao su nay đã vươn lên thành địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất huyện Phong Điền. 1 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí Sau gần 15 năm có mặt trên đất Thừa Thiên Huế, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương, khẳng định vị thế của nông nghiệp hàng hóa, là “cây vàng” của hàng ngàn hộ dân trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để cây cao su phát huy hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải có một chiến lược định hướng, quy hoạch cụ thể về quỹ đất để phát triển cũng như chuyển giao công nghệ trồng, khai thác, chế biến, phân phối, tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng phát triển ồ ạt theo phong trào, khi rớt giá lại chặt phá như một số loại cây trồng trước đây. Để có thể mô tả, đánh giá khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển của tỉnh, tôi quyết định chọn đề tài “Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát là đánh giá thực trạng hình hình sản xuất cao su trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất những hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn từ đó tìm ra nguyên nhân tác động đến công tác sản xuất cao su nói chung và cao su hàng hóa nói riêng. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mủ cao su trong thời gian tới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau có tính khách quan, logic và khoa học. Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cây cao su. 2 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau có liên quan như báo chí, báo cáo, sách, tạp chí... Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn 90 hộ sản xuất cao su của 3 xã thuộc 3 huyện trên địa bàn tỉnh. Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê: Để tổng hợp các số liệu thống kê sử dụng các phương pháp sau: + Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp + Phân tổ thống kê + Sơ đồ, bảng biểu... Phương pháp phân tích ANOVA được dùng để kiểm định sự khác nhau về trị trung bình các ý kiến đánh giá của nông hộ điều tra về có hay không có sự khác nhau về mức độ quan trọng của cơ sở hạ tầng, chính sách của Nhà nước đối với nông hộ và năng lực của hộ sản xuất đến sản xuất cao su giữa các địa phương với nhau và giữa từng địa phương với mức trung bình của các đơn vị điều tra. Phương pháp phân tích chuỗi chung nhằm phân tích các khâu trung gian, các đầu mối thu mua và quá trình tạo lại giá trị qua các khâu. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu Tình hình sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian Đề tài nghiên cứu tại 3 xã của 3 huyện: Xã Phong Mỹ huyện Phong Điền; xã Hương Bình huyện Hương Trà; xã Hương Hòa huyện Nam Đông. Đây là 3 xã có sản xuất cao su hàng hóa với số lượng lớn, còn ở các xã khác chủ yếu là đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. + Về thời gian Đề tài được nghiên cứu từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2009. 3 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1.1. Khái niệm về sản xuất hàng hóa Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Hai kiểu tổ chức đó đã đưa một sản phẩm chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất thành một hàng hóa trao đổi mua bán trên thị trường. Không phải bất cứ một sản phẩm nào được sản xuất ra đều được gọi là hàng hóa, nó chỉ được coi là hàng hóa khi có đủ những điều kiện sau đây: + Là sản phẩm của lao động sản xuất ra. + Thỏa mãn một hay một số nhu cầu nào đó của con người. + Được mua bán trao đổi trên thị trường. Một sản phẩm khi vượt qua ranh giới tự cung tự cấp được gọi là hàng hóa thì chỉ có hai con đường tồn tại hoặc không tồn tại, nếu nó được thị trường chấp nhận thì tồn tại còn nếu không thì ngược lại. Ngành sản xuất có hai trạng thái là tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Để sản xuất hàng hóa ra đời cần có hai điều kiện sau: Thứ nhất là phân công lao động xã hội, tức là phân chia lao động ra làm nhiều ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một số sản phẩm nhất định. Nhưng nhu cầu tiêu dùng của con nguời thì vô hạn nên phải có sự trao đổi mua bán qua lại lẫn nhau giữa các thành phần sản xuất khác nhau. 4 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí Thứ hai là có sự tách biệt tương đối về kinh tế của những người sản xuất tức là có sự quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định được người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính sự quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập nhau nhưng họ nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc nhau về sản xuất và tiêu dùng. 1.1.2 Ý nghĩa của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là hình thức sản xuất vượt qua được ngưỡng tự cung tự cấp, vượt qua được ngưỡng tự sản tự tiêu để hướng đến đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà biểu hiện cao hơn nữa là đáp ứng được đa nhu cầu và khó tính của người tiêu dùng. Sản xuất hàng hóa là biểu hiện bên ngoài và rõ nét về sự phát triển chung của xã hội và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Sản xuất hàng hóa đang ngày càng hướng đến nhu cầu dựa vào tính hữu dụng, tính tự nhiên của vật phẩm, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật con người ngày càng cố gắng tìm ra những đặc tính riêng để đáp ứng hơn nữa nhu cầu riêng của tính hữu ích đó. Quá trình sản xuất đi từ sản xuất nhỏ lẻ chỉ đáp ứng được một số nhu cầu hiện hữu đến sự phát triển đại công nghiệp như ngày nay, người tiêu dùng đi từ sự “xếp hàng mua hàng” đến chức danh “thượng đế” mua hàng chính hiệu. Người tiêu dùng đang đứng trước sự lựa chọn đa dạng về mẫu mã, chất lượng, giá cả, hậu mãi sau bán hàng... phù hợp với yêu cầu và sở thích của mình. Hiện nay, nhà sản xuất không chỉ sản xuất và bán những cái mình có mà đi theo hướng sản xuất và bán những cái thị trường đang cần tức là sản xuất hướng nhu cầu người tiêu dùng. Sản xuất không những chỉ chạy theo số lượng mà đang ngày càng hướng đến chất lượng với mục tiêu “chất lượng là hàng đầu” với việc áp dụng khoa học công nghệ là nền tảng, là kim chỉ nam cho sự phát triển riêng lẽ. Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất mở của các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế 5 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa nhân dân. 1.1.3. Sản xuất hàng hóa nông sản 1.1.3.1. Khái niệm sản xuất nông sản hàng hóa Nông nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội sản xuất ra nông sản phẩm không phải để tự mình tiêu dùng mà để trao đổi, mua bán trên thị trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội, vừa có lợi nhuận cho người sản xuất ra nó để tái sản xuất mở rộng và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là ngành sản xuất không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế [1]. Do nhu cầu phát triển của xã hội, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng của khoa học công nghệ nên sản xuất hàng hóa nông nghiệp càng ngày càng phát triển. Cho đến nay sản xuất hàng hóa nông sản không những chỉ sản xuất theo số lượng, sản xuất để trao đổi mà cũng đang dần theo xu thế sản xuất hàng hóa nông sản có giá trị cao trước thời kỳ hội nhập và phát triển. Nông sản hàng hóa có giá trị cao không chỉ dựa vào năng suất và chất lượng cao, giá thành hạ, mà sản lượng hàng hóa phải nhiều, phong phú, luôn sẵn sàng xuất bán cho thị trường trong và ngoài nước theo hợp đồng và đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường mới kiến lập được. Tổ chức sản xuất nông nghiệp hợp lý là một trong những yếu tố quyết định để hóa giải khó khăn, phát huy thuận lợi nhằm đáp ứng yêu cầu trên. 6 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí 1.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sản Một là tính đa dạng của phân công lao động và sản phẩm. Trong sản xuất hàng hóa, những nhóm ngành được chia thành những ngành vùng nhỏ hơn, mà quá trình phân công lao động, ngoài việc diễn ra trong nội bộ ngành, vùng còn có sự liên kết hợp tác chặt chẽ với công nghiệp dịch vụ đặc biệt là công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông nghiệp. Hai là, nông nghiệp hàng hóa là nông nghiệp đa dạng, tổng hợp nhưng trên cơ sở tính đa dạng sinh học của vùng miền. Ba là, sản xuất hàng hóa nông nghiệp có sự khác biệt tương đối so với sản xuất hàng hóa công nghiệp, điều này thể hiện qua sự phân công lao động. Phân công lao động trong công nghiệp có sự phân công cao còn trong nông nghiệp bao giờ cũng kết hợp chuyên môn hóa với phát triển tổng hợp. Mặt khác nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên trong khi sản xuất công nghiệp sản xuất phụ thuộc vào thị trường. Sản xuất nông nghiệp hướng đến mùa vụ trong khi sản xuất công nghiệp hướng đến nhu cầu người tiêu dùng... Trong nền kinh tế hiện đại, sản xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất nông sản hàng hóa [9]. 1.1.3.3. Những đặc trưng của nông sản hàng hóa Giá cả dễ biến động mạnh Giá cả của sản phẩm nông sản dễ thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Do không có công nghệ bảo quản và sơ chế nên hàng hóa nông sản đều được mua bán dưới dạng tươi sống và phạm vi phân phối hẹp. Mức độ biến động giá do nhu cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá của sản phẩm nông sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngày vì lúc này loại hàng hóa này bắt đầu hỏng. Hơn nữa khi có một lượng nông sản lớn đột ngột xâm nhập do tính chất thu hoạch đại trà và rầm rộ nên làm cung vượt quá cầu thị trường. Bên cạnh đó, giá nông sản hiện nay còn phụ thuộc vào nhu cầu thế giới thông qua con đường xuất nhập khẩu, ngoài yếu tố nội tại trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ khan hiếm của cung cầu thị trường thế giới. 7 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí Tính thời vụ Các sản phẩm nông nghiệp thường có thời vụ thu hoạch nhất định, hoặc theo từng chu kì nên giá cả hàng hóa nông sản lúc vào vụ thường rớt giá xuống thấp do lượng cung quá lớn nhưng sau đó lại được đẩy lên cao vào lúc khan hiếm hàng. Tính chất sinh học và tính thích nghi nên tạo mỗi loại cây trồng đều có những mùa vụ nhất định trong năm. Do đặc điểm khí hậu nước ta phân bố đều giữa các vùng miền nên việc gieo trồng và thu hoạch các nông sản thường vào một thời điểm giống nhau. Sản phẩm nông sản khi thu hoạch là những sản phẩm tươi sống có chu kỳ sống nhất định, nên không thể để được lâu nếu không sơ chế kịp thời. Những nông dân sản xuất nhỏ của nước ta không có phương tiện tồn kho, cất trữ và bảo quản thế là phải bán đi hầu hết đầu ra của mình vào lúc giá tương đối hạ. Dao động mạnh về giá giữa các năm Giá nông sản hàng hóa có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự nhiên như thời tiết, dịch bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tác động của nó tới cung. Do tính chất giá cả năm trước sẽ tác động mạnh đến quyết định việc đầu tư mở rộng hay thu hẹp quy mô của người sản xuất, cộng với tính mùa vụ của cây trồng sẽ ảnh hưởng đến giá cả khác nhau của từng năm. Phản ứng của nông dân đối với hiện tượng trên càng làm giá cả biến động mạnh hơn. Nông dân có thể phản ứng quá tích cực khi thấy giá cả của một mặt hàng nhất định tăng lên bằng cách mở rộng diện tích nuôi trồng và thâm canh sản xuất trong những vụ tiếp theo làm cho lượng cung vượt quá cầu dẫn tới giảm giá trong thời điểm thu hoạch. Trong tình huống ngược lại, nông dân lại giảm mạnh sản xuất khi giá sụt nghiêm trọng. Tính rủi ro Bất cứ một ngành sản xuất nào khi bước ra thị trường bên cạnh những thuận lợi vốn có thì ẩn hiện những rủi ro đi kèm buộc người sản xuất phải biết điều phối, sống chung và có những biện pháp giảm thiệt hại một cách thấp nhất. 8 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí Ngành sản xuất nông nghiệp ngoài những lý do chung thì còn có những lý do mang tính đặc thù như: thiên tai, dịch bệnh, rớt giá, khó khăn trong tiêu thụ nông sản phẩm là những vấn đề rủi ro trong nông nghiệp nông thôn hiện nay. Rủi ro trong nông nghiệp có thể được phân chia ra làm 2 dạng chính: rủi ro về sản lượng và rủi ro về giá cả. Sự rủi ro về sản lượng có nguyên nhân từ sự tác động của điều kiện thiên nhiên, trong khi sự không chắc chắn về kinh tế dẫn đến rủi ro về giá cả. Bên cạnh đó, còn có một rủi ro rất lớn mà chúng ta ít đề cập đến đó là trong thời gian tới, khi những rào cản thương mại được bãi bỏ, thuế nhập khẩu giảm, nông sản nhập khẩu từ các nước phát triển bán trên thị trường với giá thấp sẽ gây sức ép lớn cho kinh tế nông thôn. Nhiều doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản, cả kinh tế nông hộ, nông dân lao động nông nghiệp thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu không nắm bắt lấy cơ hội quan trọng trong quá trình mở cửa và hội nhập để thúc đẩy kinh tế phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Đây thực sự là thách thức lớn nhất cần phải vượt qua đối với phát triển nông nghiệp nông thôn. Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị cao Sau hơn 6 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, rất nhiều doanh nghiệp và nông dân đã gặp nhau giữa “cung và cầu”. Tuy nhiên, khoảng cách này đang khá lớn, hàng hóa nông sản phải đi qua nhiều khâu, nhiều kênh phân phối khác nhau, chênh lệch giá giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng có một khoảng cách khá xa. Đây là bất cập vẫn đang thách thức dẫn đến biên độ thị trường lớn cho hàng hóa nông sản Việt Nam [21]. Biên độ thị trường lớn là do quy mô sản xuất nông sản của các hộ nông dân còn rất nhỏ, lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa. Vì thế, làm tăng chi phí thu gom, chi phí vận chuyển do các thương nhân phải đi đến tận nơi để thu mua. Và mỗi lần thu mua các tư thương cũng phân loại, sơ chế... bảo quản, cất giữ và tạo một giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu để có lợi trước khi bán lại cho các khâu trung gian trong chuỗi tiếp theo. 9 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí Bên cạnh đó, hàng hóa nông sản trước thềm hội nhập WTO phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ những hàng hóa nông sản có giá trị và chất lượng cao ở các nước khác, việc tìm bạn hàng mới, thị trường mới cộng với chiến lược giá thấp và chất lượng cao buộc ngành nông nghiệp hàng hóa phải đầu tư một lượng chi phí lớn cho công việc quảng cáo và tiếp thị ở những thị trường mới [21]. Thiếu thông tin Khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém là một nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường nông sản không hiệu quả. Nhìn chung, kiến thức và sự hiểu biết của nông dân về các phương thức hoạt động của thị trường là hạn chế. Bên cạnh đó nông dân chưa tiếp cận được hoặc thiếu thông tin về cầu và giá cả. Thiếu kiến thức làm hạn chế khả năng tiếp cận tới các thị trường có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn. Không nắm bắt được thông tin từ khách hàng nên hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu của người mua và thương thuyết để đạt được một mức giá hợp lý. Thương nhân và nhà chế biến cũng không có khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng về thị trường, nên không thể hoàn toàn điều chỉnh ngay được khi môi trường kinh doanh thay đổi. Nói một cách tổng quát, thiếu thông tin làm cho chi phí tiếp thị và rủi ro cao dẫn tới điều phối cung cầu kém. Nhu cầu ngày một phát triển, thị trường ngày một rộng mở, các yêu cầu khắt khe về các chỉ số, thông số chất lượng của các bạn hàng đã buộc nông sản hàng hóa Việt Nam không ngừng cải tiến và vươn lên. Việc nắm bắt được thông tin là một lợi thế cho vấn đề trên còn không thì ngược lại. Đây là trở ngại rất lớn cho nền nông nghiệp hàng hóa Việt Nam trước thềm hội nhập. Cung kém co giản theo giá Nói chung lượng cung hàng hóa nông sản không đáp ứng nhanh với giá cả, đặc biệt trong ngắn hạn. Nói cách khác, nông dân cần nhiều thời gian để điều chỉnh sản xuất sao cho đáp ứng với sự thay đổi giá. Người nông dân không thể tăng hay giảm diện tích khi giá cả của nông sản đó biến động vì tính chất mùa vụ, thời gian gieo trồng và sản xuất kéo dài. Chỉ có sự lựa chọn duy nhất là điều chỉnh vật tư đầu vào sao cho hợp lý với điều kiện thực 10 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí tế. Ngoài ra còn một số hạn chế khác về vấn đề đất đai, lao động để mở rộng sản xuất và khả năng tiếp cận những kỹ thuật để người sản xuất nâng cao sản lượng như giống mới, hệ thống thủy lợi.... Độ co giản của cầu theo giá lớn Không giống như cung, cầu nông sản hàng hóa rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá. Do có nhiều sản phẩm có thể thay thế được nên người tiêu dùng thường chuyển hướng sang sử dụng loại sản phẩm khác nếu như giá của sản phẩm đang sử dụng tăng lên. Sự đa dạng về chủng loại, chất lượng trong hàng hóa nông sản đã giúp người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa khác nhau giữa những mặt hàng giống nhau. Trong thời kỳ hội nhập, sự xâm chiếm của thị trường hàng ngoại nhập buộc các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước nói chung và tất cả các doanh nghiệp nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và đặc biệt là đa đạng hóa mặt hàng để đáp ứng được sự đa dạng nhu cầu của khách hàng. 1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CAO SU Cây cao su được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào sản phẩm đặc biệt của cây là mủ cao su, đó là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Ngoài ra cây cao su còn cho các sản phẩm khác cũng có công dụng không kém phần quan trọng như: gỗ, dầu hạt... Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là các vùng miền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng tại các vùng biên giới. Các sản phẩm kinh tế a. Mủ cao su nguyên liệu Sản phẩm chủ yếu của cao su là mủ cao su với các đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện... Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của con người. Các sản phẩm cao su có thể chia thành các loại chính như: Vỏ, ruột xe; các vật dụng phục vụ cho công nghiệp, y tế... b. Gỗ cao su Khi cao su hết niên hạn kinh tế phải thanh lý thì gỗ cao su là một sản phẩm rất quan trọng, một nguồn kinh tế đáng kể. Sản lượng gỗ tùy thuộc vào mật độ cây 11 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí còn lại trên vườn và vào độ lớn của cây (đường kính, chiều cao cây...), nếu tính bình quân vườn cây cao su khi thanh lý còn 200 cây với sản lượng gỗ bình quân là 0,25 0,3 m3 gỗ/cây thì mỗi ha cao su có được 50 - 60 m 3 gỗ và một khối lượng củi ước lượng từ 30 - 40% lượng gỗ. Gỗ cao su đang được giới tiêu thụ trên thế giới ưa chuộng [13]. c. Dầu hạt cao su Vườn cây cao su trưởng thành (6-7 tuổi trở lên) hàng năm sẽ sản xuất hạt cao su với khối lượng 200-300kg/ha. Nhân hạt cao su ngoài thành phần dầu còn chứa một tỷ lệ đáng kể protein nên bánh dầu của hạt sau khi ép được dùng làm thức ăn gia súc bằng cách pha trộn với cám theo một tỷ lệ thích hợp. Bên cạnh đó sử dụng dầu hạt cao su để sản xuất sơn, vecni; xà phòng; và một số chất độn pha thuốc kích thích mủ cao su [13]. d. Mật ong Ngoài các sản phẩm nêu trên, hàng năm vào mùa cao su ra lá non vừa ổn định, có thể nuôi ong để lấy mật từ các tuyến mật ở cuống lá. Chất lượng mật ong từ cây cao su rất tốt và có màu sáng. Khoảng 30% lượng mật ong sản xuất từ Ấn độ là thu hoạch từ vườn cao su. Tại Việt Nam, các nhà nuôi ong hằng năm vẫn đưa đàn ong vào các vườn cao su vào mùa thích hợp để lấy mật ong. e. Các sản phẩm khác Ngoài các sản phẩm nêu trên, trong vườn cây cao su còn có thể thu được các sản phẩm do các cây trồng giữa hàng cao su trong thời gian KTCB như: Cây thảm phủ, cây trồng xen... Ngoài ra có thể chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm trong vườn cao su. 1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÂY CAO SU 1.3.1. Đặc điểm sinh học Cây cao su cũng giống như các loại cây trồng khác, cũng có những đặc tính sinh học riêng nên trong việc trồng và khai thác cần có những quy trình riêng cho phù hợp. Nhưng cao su lại có những đặc thù riêng so với loại cây khác đó chính là 12 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí quá trình trồng, chăm sóc và khai thác cao su được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thiết kế cơ bản và giai đoạn kinh doanh. Giai đoạn thiết kế cơ bản: Là khoảng thời gian từ 5 - 8 năm đầu tiên của cây cao su khi trồng cây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vành thân cây cao su đạt được 50 cm đo cách mặt đất 1m. Tùy theo điều kiện sinh thái, chăm sóc, giống và điều kiện sinh thái đặc thù của các vùng Việt Nam sẽ có những con số khác nhau. Thời gian kiến thiết cơ bản phổ biến từ 7- 8 năm. Tuy nhiên với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản từ 6 tháng đến 1 năm [24]. Giai đoạn kinh doanh: Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su. Cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vành thân ≥ 50cm. Giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 đến 30 năm. Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn kiến thiết cơ bản [24]. Để trồng cây cao su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần phải chú ý những đặc điểm, điều kiện về thực vật học của cây cao su và những điều kiện sinh thái nhất định để có những tác động thích hợp. Những điều kiện đó là: Điều kiện thời tiết, khí hậu - Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ trung bình ở mức cao và đều, với nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30 oC. Nhiệt độ trên 40oC cây sẽ trở nên khô héo và ở mức dưới 10 oC cây có thể chịu đựng được một thời gian tương đối ngắn. Mức nhiệt độ trung bình khoảng 25oC thì cây cho năng suất mủ ở mức cao nhất. Trong khoảng thời gian khai thác mủ (1-5 giờ sáng) thì yêu cầu nhiệt độ phải mát dịu để lượng mủ lấy ra đạt chất lượng tốt và nhiều [24]. - Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là những vùng đất có lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm. Tuy vậy đối với các vùng có lượng mưa thấp <1500mm/năm thì lượng mưa cần phân bố đều trong các tháng của năm. Đất trồng cao su phải có khả năng giữ nước tốt, có thành phần sét trong đất chiếm khoảng 25%. Ở những nơi không có những điều kiện thuận lợi như đã nêu ở trên thì cây cao su cần lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1800-2000mm [24]. 13 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí - Bên cạnh lượng mưa theo yêu cầu chung thì mưa buổi sáng có ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ. Nếu mưa từ 5 giờ sáng kéo dài đến 12 giờ trưa thì việc cạo mủ coi như không thực hiện được vì vỏ cây bị ướt và mủ sẽ bị rửa trôi nếu cạo mủ trong thời điểm này. - Gió: Tốc độ gió thích hợp là từ 1-2m/giây vì gió giúp cho cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Nếu tốc độ gió từ 8-13,8m/giây (gió cấp 5- cấp 6) sẽ làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng trưởng và phát triển của cây cao su. Bản thân cây cao su có tính giòn, dễ gãy nên gió quá mạnh sẽ làm cây gãy đỗ và bị xóa sổ vườn cây [24]. - Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân từ 1800-2800 giờ/năm. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Nếu sương mù quá nhiều gây ra một tiểu khí hậu ẩm ướt sẽ tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng trong thời gian qua. Điều kiện địa hình Cây cao su có khả năng sinh trưởng tốt ở địa hình không cao so với mực nước biển, thường ở địa hình bằng phẳng hoặc dốc  5o là tốt nhất. Nếu có độ dốc cao, sẽ bị rửa trôi lớn, sạt lở và nếu là trong lòng chảo có độ cao thấp sẽ gây tình trạng ngập úng. Do vậy, cây cao su được phân bổ chủ yếu trên vùng đất gò đồi và núi thấp, có địa hình chia cắt nhẹ, dốc thoải, thoát nước tốt. Nếu điạ hình quá cao so với mực nước biển thì cây càng chậm lớn và năng suất thấp. Hơn nữa, những diện tích ở trên đất dốc sẽ phải có chi phí về hệ thống đê, mương lớn cũng như sẽ gặp khó khăn trong công tác cạo mủ, thu mủ,vận chuyển mủ về nhà máy chế biến. Điều kiện về đất đai Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau, ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, nhưng hiệu kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn vì chu kỳ sản xuất và kinh doanh kéo dài, đầu tư lớn, nên sẽ rủi ro cao nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng. Do vậy việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra. 14 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí - Cao trình: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đối thấp. Càng lên cao càng bất lợi do nhiệt độ thấp dần và gió càng mạnh. Độ cao thích hợp nhất là 500-600m so với mực nước biển. - Độ dốc: Đất càng dốc thì độ xói mòn càng lớn, khiến cho chất dinh dưỡng ở trong đất nhất là lớp đất mặt bị mất đi. Khi trồng cây cao su ở vùng đất dốc nên có hệ thống chống xói mòn đất, vì vậy nên trồng cao su ở khu ít đất dốc. - Độ pH: Thích hợp cho cây cao su là 4,5-5,5 - Đất có tầng canh tác dày khoảng 2m, tuy nhiên trên thực tế các loại đất có tầng canh tác dày từ 1 mét trở lên có thể xem là đạt yêu cầu để trồng cao su. [24] 1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su Để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng thì việc thực hiện đúng cách các biện pháp, quy trình kỹ thuật là hết sức quan trọng. Muốn vậy cần nắm rõ các nhân tố kỹ thuật có ảnh hưởng đến cây cao su và nắm vững các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Hiện tại, quy trình kỹ thuật cao su chia thành 2 thời kỳ là KTCB và kinh doanh. * Thời kỳ cao su KTCB: Bao gồm các khâu như chọn đất, khai hoang, trồng mới và chăm sóc. + Chọn đất: Đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của vườn cây và là một yếu tố khó sửa đổi nhất. Do đó cần xác định và xếp hạng các diện tích có khả năng trồng cao su và nhất là loại bỏ ngay từ đầu các diện tích không thích hợp cho cây cao su. + Khai hoang: Yêu cầu công tác khai hoang là làm sạch thực bì, cân bằng độ cao, nhất là loại bỏ được các mầm bệnh chứa trong các loại rễ cây rừng còn tồn tại trong đất nhưng vẫn giữ được độ phì của đất. + Thiết kế lô trồng: Với diện tích cao su trồng của các hộ nông dân riêng lẻ thì tùy thuộc vào địa hình mà thiết kế cho phù hợp. Đối với những diện tích trồng đại điền cần chuẩn bị công tác thiết kế làm sao cho giảm chi phí thiết kế, chi phí làm đường lô, liên lô, giảm chi phí vận chuyển từ lô cao su đến nhà máy chế biến vì 15 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí công tác vận chuyển mủ được triển khai thường xuyên và liên tục trong cả năm và trong suốt thời gian 20 đến 25 năm. Căn cứ vào địa hình từng vùng đất mà thiết kế hàng thẳng hay hàng theo đường đồng mức để chống xói mòn. + Mật độ trồng và đào hố - Đối với kỹ thuật hiện nay áp dụng mật độ trồng thích hợp đối với nước ta là 512 cây/ha (khoảng cách là 6,5m × 3m) - Đào hố: Mục tiêu của việc đào hố là tạo một lớp đất tơi xốp có trộn phân bón lót để kích thích rễ phát triển nhanh, giúp cây sớm thích nghi với đất mới để phát triển. Kích thước hố 60cm × 60cm × 60cm hoặc 70cm × 50cm × 60cm. Đào hố xong phải phơi ải (phơi nắng) từ 15 đến 20 ngày để diệt các mầm bệnh cỏ dại trong đất. Quá trình lấp hố phải phá thành hố để phá lớp đất cứng làm cản trở sự phát triển của bộ rễ [27]. + Trồng mới: Ngoài việc chuẩn bị đất, để công tác trồng mới không bị động và đạt kết quả tốt cần dự kiến đầy đủ nguồn vốn đầu tư, các vật tư cần thiết, nhất là phải chuẩn bị đủ lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng với các khâu công việc trong từng thời điểm đã định trong lịch công tác. Có hai phương pháp trồng: trồng bằng stum trần và trồng bằng bầu Với diện tích ít có thể trồng bằng bầu, nếu trồng với diện tích lớn thường áp dụng trồng bằng stum trần và trồng dặm bằng bầu tầng lá. * Chăm sóc cao su KTCB và vườn cây kinh doanh: Việc chăm sóc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Để vườn cây phát triển và sinh trưởng đồng đều, cần có sự chăm sóc đúng quy trình. - Công tác làm cỏ: Phải định kỳ làm cỏ, cày trên đường luồng đúng quy trình, đúng tiến độ, không để cỏ dại tranh chấp dinh dưỡng của cây. - Thực hiện tốt việc tỉa chồi thường xuyên cho cây và phải hoàn tất công tác tạo tán trong thời gian từ 2,5 năm đến 3 năm sau khi trồng [27]. - Trồng xen, trồng thảm phủ: Trong thời gian 2 năm đến 3 năm đầu tiên sau khi trồng do tán cây còn nhỏ và khoảng cách giữa hàng cao su tương đối rộng (6m-7m) 16 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí nên có thể vận dụng để trồng xen cây lương thực ngắn ngày hoặc các cây thảm phủ nhằm tăng thu nhập và chống xói mòn cho đất. - Bón phân: Ở giai đoạn KTCB cây chỉ yêu cầu tăng trưởng nhanh, khỏe. Khi có đủ chất dinh dưỡng cây phát triển nhanh rút ngắn thời gian KTCB. - Công tác phòng bệnh: Thường xuyên kiểm tra cây bệnh trong vườn để chữa trị kịp thời. Đặc biệt là từng thời điểm giao mùa và mùa mưa cây dễ có nhiều bệnh hại. - Công tác phòng chống cháy: Cây cao su không chịu nhiệt độ cao (nhiệt độ phải < 400C), mặt khác sản phẩm mủ thu nhờ bộ phận vỏ cây do vậy phải có phương án phòng chống cháy, tuyệt đối không để cháy vườn cây và gia súc phá hoại. [24] * Chăm sóc cây cạo mủ - Cây cao su sản xuất mủ nhờ lớp vỏ, để vườn cây có năng suất cao, không bị bệnh ở mặt cạo, theo quy trình hiện tại, cần chăm sóc cây cạo ở một số điểm sau: + Chăm sóc mặt cạo: Theo định kỳ (1 hay 2 tháng 1 lần) dùng nạo da me, nạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài ngay bên dưới miệng cạo cho tróc hết lớp mủ dây, mủ vỏ và lớp vỏ xù xì bên ngoài. + Chăm sóc lớp vỏ tái sinh: Để giúp cho vỏ tái sinh được liền lại, không bị u bướu để khai thác lớp vỏ tái sinh. + Kiểm tra bệnh cây trên vườn: bệnh rễ nâu, bệnh nấm hồng dễ lây lan trong mùa mưa. Tóm lại, với công nghệ sinh học phát triển, ở nước ta cũng như nhiều nước trồng cao su trên thế giới đang áp dụng các biện pháp thâm canh bằng cách áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp: lai tạo giống mới có năng suất cao, áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khai thác nhằm nâng cao năng suất, sản lượng mủ cao su. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA 1.4.1. Các nhân tố vĩ mô - Chính sách kinh tế Các chính sách kinh tế là những tác động vĩ mô của Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh. Nó có vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển hay kìm hãm nền 17 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Mỗi chính sách phù hợp với một thời kỳ nhất định, tương ứng với một điều kiện xã hội nhất định. Vì vậy các chính sách kinh tế luôn phải điều chỉnh cho phù hợp. Đối với sản xuất cao su cần phải sản xuất trên quy mô lớn tập trung và yêu cầu về vốn lớn, nên cần có những chính sách chung và chính sách riêng, phù hợp với đặc điểm sản xuất của nó như chính sách đất đai, tín dụng, thuế tiêu thụ sản phẩm [1]. Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có những chính sách tác động đến việc mở rộng diện tích trồng cao su ở các tỉnh Tây Nguyên và đặc biệt hiện nay đã cho phép trồng cao su ra các tỉnh phía Tây Bắc của nước ta. Đồng thời cũng đã có những chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đỡ đầu về vốn cho nông dân trồng cao su, chính sách về đất đai để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào trồng cao su.... Thị trường - giá cả Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản. Thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp. Xung quanh các thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn ở nhiều nước trên thế giới đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoại thành với hướng chuyên môn hoá sản xuất rau, thịt, sữa, trứng cung cấp cho nhu cầu của dân cư. Sản xuất cao su là sản xuất hàng hoá do đó thị trường và giá cả đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất cao su. Sản phẩm xuất ra, người sản xuất phải bán nó, muốn bán được phải được thị trường thừa nhận thông qua việc thực hiện giá cả. Sản xuất cao su thiên nhiên được thực hiện chủ yếu ở các nước đang phát triển, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm là chủ yếu ở các nước phát triển. Các nước trồng cao su cũng cố gắng phát triển ngành công nghiệp chế biến, tạo ra thị trường nội địa vì thị trường tiêu thụ quyết định rất lớn đến quá trình sản xuất cao su. Người ta không sản xuất nếu không có thị trường tiêu thụ và ngược lại. Cho nên phải nghiên cứu, phải lựa chọn thị trường đối với sản phẩm cao su, phân tích chiều hướng phát triển của thị trường từ đó xây dựng chiến lược lâu dài và ổn định cho phát triển cây cao su. 18 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí Song song với việc lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra quyết định đến thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt cây cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động về giá ảnh hưởng rất lớn. Người sản xuất xác lập một chính sách giá, tìm ra mọi cách hạ giá thành nâng cao năng xuất cây trồng. Đối với người nông dân sản xuất nông sản phẩm ngoài việc họ sản xuất ra để tiêu dùng trong gia đình thì họ còn phải bán ra thị trường một lượng nông sản phẩm của mình và mua các mặt hàng tiêu dùng, mua các yếu tố đầu vào trên thị trường để đầu tư cho sản xuất. Ở đây, các hộ nông dân sản xuất mủ cao su với mục tiêu là bán ra thị trường, chính vì thế giá cả của sản phẩm cao su cũng như giá sản phẩm đầu vào trên thị trường có quyết định rất lớn đến hành vi người sản xuất. Trên cơ sở giá cả, khả năng của mình và căn cứ vào đất đai thổ nhưỡng khác... mà hộ nông dân tự quyết định sản xuất cây gì, nuôi con gì với quy mô và quyết định đầu tư cho sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Sự phát triển hệ thống dịch vụ Sự phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, đồng thời nó góp phần nâng cao giá trị nông sản hàng hóa nói chung và hàng hóa cao su nói riêng. + Hệ thống dịch vụ đầu vào Hiện nay, với mục tiêu là phục vụ đến tận tay người nông dân, hệ thống các của hàng, quầy kinh doanh nhỏ đã về đến tận xã, thôn. Số lượng các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh càng lớn cho thấy mức độ cạnh tranh trong hệ thống thị trường càng cao, điều này sẽ tạo được thuận lợi cho người sản xuất. Trong xu thế hội nhập, người nông dân cũng là những khách hàng và là những khách hàng tiềm năng có lợi thế lâu dài. Hộ nông dân cũng cần được chăm sóc như những khách hàng thực thụ, họ phải được tạo những điều kiện tốt nhất về mọi dịch vụ liên quan. Các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cao su hàng hóa nói riêng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của người nông dân. Hệ thống cửa hàng bán lẻ, đại lý VTNN, hay được mua thông qua HTX 19 Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí nông nghiệp với chất lượng tốt và giá cả phải chăng đã tạo cho nông dân một sự thuận lợi và niềm tin trong sản xuất. + Hệ thống dịch vụ đầu ra Bản chất lưu thông không tạo ra giá trị nhưng không có lưu thông thì không tạo ra giá trị mới được. Lưu thông trong hàng hóa nông nghiệp lại có những đặc thù riêng vì ngay bản chất hàng hóa nông nghiệp nó đã có tính chất đặc biệt và đặc thù so với hàng hóa thông thường khác. Hiện nay, hệ thống thu gom tận nhà và bán lại cho nhà máy tại các hộ nông dân trồng cao su đã tạo điều kiện dễ dàng cho nông hộ khi tiêu thụ hàng hóa, hệ thống dịch vụ này được phân bố đều tại các địa phương. 1.4.2. Các nhân tố vi mô - Mức độ tập trung hóa sản xuất Tập trung hóa là qúa trình tập trung các yếu tố sản xuất như: ruộng đất, lao động, vốn, tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất ra sản phẩm. Quá trình đó có thể diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tập trung hóa trong nông nghiệp trước hết phải là quá trình tập trung hóa về ruộng đất. Mức độ tập trung về ruộng đất lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố: Chính sách Nhà nước; trình độ phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội; trình độ tổ chức quản lý của chủ thể quản lý... Tập trung ruộng đất lại gắn liền với tập trung các yếu tố sản xuất khác: lao động, TLSX sao cho giữa các yếu tố có sự phối hợp chặt chẽ để có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất. Tập trung hóa sản xuất làm cho quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. Nó tạo điều kiện thuận lợi nhằm sử dụng tốt hơn, có hiệu quả hơn hệ thống cơ sở vật chất và áp dụng nhanh chóng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tập trung hóa sản xuất gắn bó chặt chẽ với quá trình chuyên môn hóa. Nó là điều kiện để chuyên môn hóa sản xuất hợp lý. - Mức độ đầu tư thâm canh Thâm canh trong nông nghiệp là phương thức tăng đầu tư và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các yếu tố nguồn lực với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất nhằm tăng thêm khối lượng trên đơn vị diện tích đất đai, đồng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan