Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề thi tổ hợp môn lớp 11 nh 2017

.DOC
13
420
88

Mô tả:

SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT LAM KINH ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN TẬP TỔ HỢP MÔN LỚP 11 NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 15/ 05/ 2017 Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn. ...ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? (Mẹ - Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau: Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh , chị đồng cảm sâu sắc nhất? Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1( 2 điểm) Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên, anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mình về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. 1 Câu 2( 5 điểm) “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.” (Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh) Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh, qua việc phân tích một số bài thơ Mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11 như: Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng giang – Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tương tư – Nguyễn Bính. ......................................Hết.......................................... Họ và tên thí sinh............................... Số báo danh.............................. 2 SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT LAM KINH Phần I. Câu 1 2 3 4 II 1 ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN TẬP TỔ HỢP MÔN LỚP 11 NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 15/ 05/ 2017 Nội dung Điểm 3,0 0,5 0,25 ĐỌC HIỂU Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. - Chỉ ra biện pháp nhân hóa: thời gian ...chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua - Nêu tác dụng: + Thể hiện thời gian trôi qua nhanh chóng 0,5 + Làm nổi bật tâm trạng hoảng hốt của nhà thơ Điều nhà thơ nhận ra trong những câu thơ là: Khi ta thất bại, 0,75 vấp ngã trên đường đời, trong khi nhiều người xung quanh thờ ơ, dửng dưng thì mẹ dẫu ở cách xa vẫn dõi theo lo lắng. - Nêu được một tình cảm suy tư của nhà thơ trong văn bản mà 0,5 mình đồng cảm. - Lí giải vì sao tình cảm suy tư đó lại khiến bản thân đồng cảm 0,5 sâu sắc. LÀM VĂN Viết đoạnvăn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm với những người xung quanh của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. Đảm bảo bố cục một đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở 0,25 đoạn , thân đoạn , kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. 0,25 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trình bày suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý -Giải thích và nêu biểu hiện của lối sống thờ ơ,vô cảm của giới 0,25 trẻ trong cuộc sống hôm nay. -Trình bày suy nghĩ về tác động ảnh hưởng, nguyên nhân của 0,5 lối sống này -Liên hệ bản thân, rút ra bài học 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,25 vấn đề nghị luận 3 2 “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.” (Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh) Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh, qua việc phân tích một số bài thơ mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11 như: Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng giang – Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tương tư – Nguyễn Bính. a.Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lòng yêu nước thương nòi qua tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ Mới. c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1. Giới thiệu vấn đề - Hoài Thanh là một trí thức yêu nước, một nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sở trường của ông là phê bình thơ. Cách bình của Hoài Thanh không bằng lí trí mà bằng tình cảm, không bằng lí lẽ khô khan mà bằng cách diễn đạt giàu hình ảnh và cảm xúc; ngắn gọn mà nói đúng được cái thần thái độc đáo của mỗi hồn thơ, câu thơ. - Trước Cách mạng, ông có cuốn Thi nhân Việt Nam (viết chung với Hoài Chân), một tuyển Thơ mới xuất sắc, lời bình tinh tế, tài hoa, có giá trị tổng kết sâu sắc cả một phong trào thơ lãng mạn trong cuộc cách tân hiện đại hóa thơ ca. Khi nói về các nhà thơ của phong trào Thơ mới, Hoài Thanh nhận xét: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếngViệt.” 5,0 0,5 0,5 3,25 0,5 4 2.Giải thích đề - “Họ” ở đây là các nhà Thơ mới như Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính…Đó là thế hệ nhà thơ lãng mạn Việt Nam (1932 – 1941), những trí thức có lương tri đang sống và sáng tác trong thời kì nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. - Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, có nhiều cách biểu lộ lòng yêu nước.... Các nhà Thơ mới đành gửi lòng yêu nước thương nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Vì họ nghĩ rằng, tiếng Việt đã hứng vong hồn dân tộc những thế hệ qua. Vận mệnh dân tộc đã gắn bó với vận mệnh tiếng Việt. Họ dùng tiếng nói của dân tộc để sáng tác thơ, duy trì tiếng nói và các thể thơ mang hồn cốt dân tộc. Qua thơ, họ ngợi ca thiên nhiên đất nước, gửi gắm nỗi buốn mất nước. 2. Phân tích một số bài Thơ mới để làm sáng tỏ. a. Vai trò, đặc điểm, vị trí của tiếng Việt - Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc ta, đã hình thành từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiếng Việt càng trở nên giàu và đẹp, thể hiện được tâm hồn và sức sống của người Việt Nam: - Chưa thể trở thành chiến sĩ cách mạng, nhà thơ cách mạng, các nhà Thơ mới đã dùng tiếng Việt sáng tác thơ ca, như một cách giữ gìn, kế thừa và tôn vinh tiếng nói và văn hóa của dân tộc. b. Chứng minh các nhà Thơ mới có tình yêu tha thiết tiếng Việt, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt - Qua thơ, các nhà Thơ mới đã phát triển, đổi mới ngôn từ, làm cho tiếng Việt trở nên rất phong phú, trong sáng, tinh tể, hiện đại. Trong khi văn học trung đại sáng tác văn học bằng chữ Hán, chữ Nôm (ảnh hưởng chữ Hán) và các thể thơ chủ yếu là Đường luật; thì các nhà Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt, chữ quốc ngữ, tôn vinh các thể thơ truyền thống như: thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ…Họ coi tiếng nói của cha ông là là hương hỏa quý giá, mang hồn thiêng dân tộc, nên đã trau chuốt từ ngữ, hình ảnh: (Vội vàng- Xuân Diệu) - Nhờ đổi mới về hình thức nghệ thuật ngôn từ (như câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, các cách tu từ…), các nhà Thơ mới đã thể hiện được sinh động trong thơ những hình ảnh, cảnh sắc, thần thái của cảnh trí đất nước mà trong thơ cổ vẫn chỉ là ước lệ. Chính là, các nhà Thơ mới đã dồn tình yêu nước vào tình yêu tiếng Việt: - Không chỉ vẽ nên những cánh sắc quê hương đất nước với những tình cảm trong sáng, qua thơ các nhà Thơ mới còn gửi gắm nỗi buồn mất nước thầm kín mà thiết tha: Tràng giang – Huy Cận 0,5 1,75 0,5 1,0 5 3.Bìnhluận - Tình yêu tiếng Việt, yêu nghệ thuật thơ ca, yêu bản sắc văn hóa dân tộc của các nhà Thơ mới rất phong phú sâu sắc. Đó một biểu hiện tinh tế của tình yêu quê hương đất nước. - Có thể còn có những tác giả, tác phẩm Thơ mới có thái độ chán chường ủy mị yếu đuối, nhưng đó chỉ là nét cá biệt, không phải là tinh thần của Thơ mới. Thơ mới bộc lộ cái tôi cá nhân sầu buồn, đó là nỗi sầu buồn nhân văn, khi hướng tình cảm của mình về quê hương đất nước. Bởi vậy tình yêu quê hương đất nước, dồn trong tình yêu tiếng Việt của các nhà Thơ mới, đã góp phần rung lên tiếng tơ lòng muôn điệu của những tâm hồn Việt. Tình yêu đó rất đáng trân trọng d.Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e.Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm 0,5 0,5 0,25 6 SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT LAM KINH ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN TẬP TỔ HỢP MÔN LỚP 11 NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 15/ 05/ 2017 I. MỤC TIÊU RA ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức Tiếng việt: thể thơ, biện pháp tu từ - Kiến thúc văn học: Phong trào thơ mới Việt Nam 1930 – 1945. Những đóng góp về mặt Tiếng Việt của Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử. - Kiến thức đời sống: Những hiểu biết và trải nghiệm về tình mẫu tử, lối sống với những người thân xung quanh mình 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản - Kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội - Kĩ năng tạo lập nghị luận văn học II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cộng Vận dụng Vận thấp dụng cao PHẦN I: ĐỌC HIỂU Thể thơ -Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa - Hiểu nội dung của câu thơ Số câu: Số điểm: Tỷ lệ % PHẦN II: LÀM VĂN 1.Nghị luận xã hội 1 0,5 5% 2 1,5 15% Số câu: Huy động những hiểu biết và trải nghiệm riêng của bản thân để bộc lộ sự đồng cảm với tình cảm suy tư của tác giả 1 10% Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng xây dựng đoạn văn để viết đoạn văn nghị luận xã hội 1 4 3,0 30% 1 7 Số điểm Tỷ lệ: 2.Nghị luận văn học: Số điểm: Số câu: Tỷ lệ: Tổng cộng Số câu: Số điểm: Tỷ lệ 2,0 20% 2,0 50% Vận dụng kiến thức về phong trào thơ Mới Việt nam 1930 – 1945 và kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học để viết bài văn nghị luận văn học 5 5 1 1 50% 50% 1 0,5 5% 2 1,5 15% 2 3,0 30% 1 5 50% 6 10 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn. ...ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua 8 mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? (Mẹ - Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau: Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh , chị đồng cảm sâu sắc nhất? Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1( 2 điểm) Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên, anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mình về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. Câu 2( 5 điểm) “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.” (Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh) Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh, qua việc phân tích một số bài thơ Mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11 như: Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng giang – Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tương tư – Nguyễn Bính. V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU 3,0 1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. 0,5 2 - Chỉ ra biện pháp nhân hóa: thời gian ...chạy điên cuồng qua 0,25 tuổi mẹ già nua - Nêu tác dụng: + Thể hiện thời gian trôi qua nhanh chóng 0,5 + Làm nổi bật tâm trạng hoảng hốt của nhà thơ 3 Điều nhà thơ nhận ra trong những câu thơ là: Khi ta thất bại, 0,75 vấp ngã trên đường đời, trong khi nhiều người xung quanh thờ ơ, dửng dưng thì mẹ dẫu ở cách xa vẫn dõi theo lo lắng. 4 - Nêu được một tình cảm suy tư của nhà thơ trong văn bản mà 0,5 mình đồng cảm. - Lí giải vì sao tình cảm suy tư đó lại khiến bản thân đồng cảm 0,5 sâu sắc. II LÀM VĂN 9 1 2 Viết đoạnvăn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm với những người xung quanh của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. Đảm bảo bố cục một đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn , thân đoạn , kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trình bày suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý -Giải thích và nêu biểu hiện của lối sống thờ ơ,vô cảm của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. -Trình bày suy nghĩ về tác động ảnh hưởng, nguyên nhân của lối sống này -Liên hệ bản thân, rút ra bài học Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.” (Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh) Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh, qua việc phân tích một số bài thơ mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11 như: Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng giang – Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tương tư – Nguyễn Bính. a.Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lòng yêu nước thương nòi qua tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ Mới. c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 5,0 0,5 0,5 3,25 10 2. Giới thiệu vấn đề - Hoài Thanh là một trí thức yêu nước, một nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sở trường của ông là phê bình thơ. Cách bình của Hoài Thanh không bằng lí trí mà bằng tình cảm, không bằng lí lẽ khô khan mà bằng cách diễn đạt giàu hình ảnh và cảm xúc; ngắn gọn mà nói đúng được cái thần thái độc đáo của mỗi hồn thơ, câu thơ. - Trước Cách mạng, ông có cuốn Thi nhân Việt Nam (viết chung với Hoài Chân), một tuyển Thơ mới xuất sắc, lời bình tinh tế, tài hoa, có giá trị tổng kết sâu sắc cả một phong trào thơ lãng mạn trong cuộc cách tân hiện đại hóa thơ ca. Khi nói về các nhà thơ của phong trào Thơ mới, Hoài Thanh nhận xét: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếngViệt.” 2.Giải thích đề - “Họ” ở đây là các nhà Thơ mới như Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính…Đó là thế hệ nhà thơ lãng mạn Việt Nam (1932 – 1941), những trí thức có lương tri đang sống và sáng tác trong thời kì nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. - Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, có nhiều cách biểu lộ lòng yêu nước.... Các nhà Thơ mới đành gửi lòng yêu nước thương nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Vì họ nghĩ rằng, tiếng Việt đã hứng vong hồn dân tộc những thế hệ qua. Vận mệnh dân tộc đã gắn bó với vận mệnh tiếng Việt. Họ dùng tiếng nói của dân tộc để sáng tác thơ, duy trì tiếng nói và các thể thơ mang hồn cốt dân tộc. Qua thơ, họ ngợi ca thiên nhiên đất nước, gửi gắm nỗi buốn mất nước. 0,5 0,5 11 2. Phân tích một số bài Thơ mới để làm sáng tỏ. a. Vai trò, đặc điểm, vị trí của tiếng Việt - Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc ta, đã hình thành từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiếng Việt càng trở nên giàu và đẹp, thể hiện được tâm hồn và sức sống của người Việt Nam: - Chưa thể trở thành chiến sĩ cách mạng, nhà thơ cách mạng, các nhà Thơ mới đã dùng tiếng Việt sáng tác thơ ca, như một cách giữ gìn, kế thừa và tôn vinh tiếng nói và văn hóa của dân tộc. b. Chứng minh các nhà Thơ mới có tình yêu tha thiết tiếng Việt, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt - Qua thơ, các nhà Thơ mới đã phát triển, đổi mới ngôn từ, làm cho tiếng Việt trở nên rất phong phú, trong sáng, tinh tể, hiện đại. Trong khi văn học trung đại sáng tác văn học bằng chữ Hán, chữ Nôm (ảnh hưởng chữ Hán) và các thể thơ chủ yếu là Đường luật; thì các nhà Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt, chữ quốc ngữ, tôn vinh các thể thơ truyền thống như: thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ…Họ coi tiếng nói của cha ông là là hương hỏa quý giá, mang hồn thiêng dân tộc, nên đã trau chuốt từ ngữ, hình ảnh: (Vội vàng- Xuân Diệu) - Nhờ đổi mới về hình thức nghệ thuật ngôn từ (như câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, các cách tu từ…), các nhà Thơ mới đã thể hiện được sinh động trong thơ những hình ảnh, cảnh sắc, thần thái của cảnh trí đất nước mà trong thơ cổ vẫn chỉ là ước lệ. Chính là, các nhà Thơ mới đã dồn tình yêu nước vào tình yêu tiếng Việt: - Không chỉ vẽ nên những cánh sắc quê hương đất nước với những tình cảm trong sáng, qua thơ các nhà Thơ mới còn gửi gắm nỗi buồn mất nước thầm kín mà thiết tha: Tràng giang – Huy Cận 3.Bìnhluận - Tình yêu tiếng Việt, yêu nghệ thuật thơ ca, yêu bản sắc văn hóa dân tộc của các nhà Thơ mới rất phong phú sâu sắc. Đó một biểu hiện tinh tế của tình yêu quê hương đất nước. - Có thể còn có những tác giả, tác phẩm Thơ mới có thái độ chán chường ủy mị yếu đuối, nhưng đó chỉ là nét cá biệt, không phải là tinh thần của Thơ mới. Thơ mới bộc lộ cái tôi cá nhân sầu buồn, đó là nỗi sầu buồn nhân văn, khi hướng tình cảm của mình về quê hương đất nước. Bởi vậy tình yêu quê hương đất nước, dồn trong tình yêu tiếng Việt của các nhà Thơ mới, đã góp phần rung lên tiếng tơ lòng muôn điệu của những tâm hồn Việt. Tình yêu đó rất đáng trân trọng d.Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e.Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 1,75 0,5 1,0 0,5 0,5 0,25 12 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm “. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88