Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại cộng đồng từ thực tiễn t...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại cộng đồng từ thực tiễn tỉnh khánh hòa

.PDF
83
265
71

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ PHƢƠNG THẢO DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HẢI THANH HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội với đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại cộng đồng từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Lê Phƣơng Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CTXH ĐỐI VỚI NNMT TẠI CỘNG ĐỒNG 12 1.1. Người nghiện ma túy: khái niệm và đặc điểm 12 1.2. Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại cộng đồng 24 1.3. Cơ sở pháp lý dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy 30 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với người nghiện ma túy 31 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ CTXH ĐỐI VỚI NNMT TẠI CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 38 38 2.2. Thực trạng dịch vụ CTXH đối với NNMT tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 41 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng dịch vụ CTXH đối với NNMT tại cộng đồng 54 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CTXH ĐỐI VỚI NNMT TẠI CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA 67 3.1. Biện pháp nâng cao năng lực của nhân viên trực tiếp làm dịch vụ CTXH đối với NNMT tại cộng đồng 67 3.2. Biện pháp nâng cao hoạt động của đơn vị phục vụ dịch vụ 68 3.3. Biện pháp hỗ trợ người nghiện ma túy 70 3.4. Biện pháp nâng cao nhận thức của các tổ chức, đơn vị và cộng đồng 71 3.5. Biện pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy hiệu quả dịch vụ CTXH với NNMT 73 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội NNMT Người nghiện ma túy PVS Phỏng vấn sâu UBND Ủy ban nhân dân Viết tắt của MethyleneDioxyl- MethamphetAmine MDMA (Tên khoa học của thuốc lắc hay Ecstasy) Viết tắt của Amphetamine-Type-Stimulans ATS (Chất kích thích dạng Amphetamine) MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cả nước có khoảng 200.134 người nghiện ma túy (người nghiện). Người nghiện chủ yếu là lớp trẻ, khoảng 76% người nghiện có độ tuổi dưới 35 tuổi, trong đó 60% người sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 25 tuổi. Các dạng nghiện ma túy tổng hợp dạng Aphetamine, đặc biệt là Methaphetamine (ma túy đá), Cocaine, cần sa, “cỏ Mỹ” và các chất hướng thần khác đã và đang xuất hiện ngày càng tăng [2, tr.2]. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác đổi mới cai nghiện ma túy. Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TU ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Nhiều chính sách, biện pháp đã được ban hành và triển khai như: Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt nam đến năm 2020; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới. Những chính sách và biện pháp này đã có tác dụng tích cực đến công tác cai nghiện ma túy, góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức về cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, trong thực tế việc thay đổi nhận thức đã khó, thực hiện đổi mới trong hành động về công tác cai nghiện ma túy của các cấp, các ngành, của cả cộng đồng là một vấn đề rất nan giải cần có nhiều thời gian, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo và sự chung tay hành động của cả cộng đồng. Hiện nay, cán bộ làm công tác cai nghiện còn thiếu kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu đổi mới. Công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng còn hạn chế vì thiếu sự hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất và nhân lực. Đặc biệt, các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện ma túy chậm đổi mới theo quan điểm và khoa học về điều trị, cai nghiện ma túy hiện nay. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân không kém quan trọng đó là trong xã hội còn nhiều quan niệm khác nhau về việc điều trị nghiện ma túy. Họ cho rằng cai nghiện ma túy là phải điều trị bắt buộc mà quên đi biện pháp hỗ trợ từ cộng đồng. Và thực trạng hiện nay là mạng lưới các dịch vụ phục vụ cho người nghiện 1 ma túy tại cộng đồng gần như chưa được triển khai trong cả nước. Người nghiện và gia đình họ thiếu hẳn một sự tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ lớn khi có nhu cầu điều trị nghiện và hòa nhập cộng đồng. Tỉnh Khánh Hòa cũng không nằm ngoài thực trạng trên của Việt Nam. Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 1.200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó thanh thiếu niên chiếm khoảng 60%. Tuy việc sử dụng ma túy tổng hợp của thanh thiếu niên đã trở thành trào lưu nhưng người nghiện ma túy ở Khánh Hòa sử dụng tiêm chích heroin là phổ biến (chiếm khoảng 80%) [1, tr.2]. Điều này là một phần lý do việc gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội của người nghiện ở Khánh Hòa còn kiểm soát được. (Hiện nay, ở một số địa phương trong nước có nhiều người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp, với đặc thù của nó gây ảo giác, ảnh hưởng đến hệ thần kinh rất lớn. Do vậy, những đối tượng này đã gây ảnh hưởng nhiều đến xã hội khi ở ngoài cộng đồng). Mặt khác số người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay chỉ chiếm khoảng 5% tổng số người nghiện ma túy trong tỉnh. Như vậy, xét về thực tiễn nhu cầu hỗ trợ, điều trị của người nghiện ma túy tại cộng đồng của tỉnh Khánh Hòa đã có. Và thực tế này cũng rất phù hợp với chủ trương đổi mới công tác cai nghiện ma túy của Đảng và Nhà nước. Trong nhiều năm làm công tác về điều trị nghiện ma túy của tỉnh, tôi cảm nhận được sự cần thiết của dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy. Việc đổi mới “cách nhìn” và “cách làm” đối với công tác cai nghiện ma túy là khoa học và nhân văn. Người nghiện cần được hỗ trợ như một đối tượng yếu thế trong xã hội. Họ cần được chữa bệnh, trợ giúp tinh thần, vật chất để trở về cuộc sống của một người bình thường, hòa nhập cộng đồng. Mong muốn kết nối nhu cầu thực tiễn về dịch vụ hỗ trợ của người nghiện ma túy tỉnh Khánh Hòa với những chủ trương, chính sách đổi mới công tác cai nghiện ma túy của Đảng và Nhà nước, tôi tập trung nghiên cứu chủ đề “Dịch vụ công tác xã hội đối với ngƣời nghiện ma túy tại cộng đồng từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa”. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Trên thế giới nghề công tác xã hội đã là một hoạt động chuyên nghiệp từ lâu, và theo đó, lĩnh vực công tác xã hội đối với người nghiện ma túy cũng đã có nhiều nghiên cứu nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội cho từng lãnh thổ, quốc gia và trên toàn cầu. Thelma Mendoza (1981) đưa ra quan điểm về sự phát triển song song của an sinh xã hội với hệ thống dịch vụ xã hội, và xem công tác xã hội như là kỹ thuật để chuyển tải dịch vụ xã hội một cách hiệu quả [32]. Công tác xã hội đối với người nghiện tại Mỹ được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 19. Được khởi xướng bởi Mary Ellen Richmond (1861- 1928), người thường được mệnh danh là “mẹ đẻ của công tác xã hội”, công tác xã hội đóng vai trò quan trọng đáng kể trong việc điều trị những cá nhân bị nghiện cùng với các thành viên trong gia đình họ. Ngay cả những tác phẩm Social Diagnosis hay What is Social Case Work của bà cũng đề cập đến công tác xã hội như là một dịch vụ chăm sóc cộng đồng. Theo Hiệp hội của những người làm công tác xã hội –NASW (năm 2006), nhân viên làm công tác xã hội đóng vai trò sống còn trong việc giúp đỡ những cá nhân, gia đình, trường học, và cộng đồng nơi có tình trạng nghiện ngập diễn ra [29]. Tập sách “Social work” (2011) của nhóm tác giả: Kate Wilson, Gillian Ruch, Mark Lymbery, Andrew Cooper thuộc các trường đại học Nottingham, Southampton, East LonDon, Tavistock Clinnic giới thiệu về những thực hành hiện đại của nhân viên công tác xã hội cho nhiều đối tượng cần hỗ trợ trong đó có người nghiện ma túy. Theo đó, thực hành công tác xã hội có một vai trò nhất định trong việc đạt được công bằng xã hội cho người sử dụng ma túy. Một tính năng cần thiết của thực hành công tác xã hội với người sử dụng ma túy là một cam kết với công bằng xã hội [31]. Tại phiên họp đặc biệt lần thứ 30 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào ngày 19/4 – 21/4/2016 với nội dung xem xét tiến độ thực hiện Tuyên bố chính trị và Kế hoạch hành động về hợp tác quốc tế hướng tới một Chiến lược toàn diện và cân 3 bằng để đối phó với vấn đề ma túy thế giới. Liên hiệp quốc đã khuyến cáo về dự phòng lạm dụng ma túy và điều trị rối loạn sử dụng chất, phục hồi chức năng, hồi phục và tái hòa nhập xã hội. Đại hội đồng đã lưu ý việc xây dựng các chiến lược dự phòng phải dựa trên bằng chứng khoa học và theo nhu cầu cá nhân, gia đình, cộng đồng trên cơ sở không phân biệt đối xử; khuyến khích sự tham gia của cá nhân trong điều trị sao cho phù hợp với luật pháp quốc gia; thúc đẩy thái độ không kỳ thị; khuyến khích người sử dụng ma túy tìm kiếm điều trị và chăm sóc, tạo điều kiện để họ tham gia điều trị và tăng cường năng lực [5, tr.27], [6, tr.29]. Sự tham gia phiên họp của Đoàn Việt Nam như để khẳng định quan điểm hội nhập quốc tế trong công tác điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam. Rằng công tác cai nghiện ma túy cần phải xã hội hóa trên cơ sở quyền con người; việc điều trị nghiện ma túy cần phải trên cơ sở khoa học và có sự tự nguyện góp sức của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Các tác phẩm và quan điểm nói trên như là những hướng dẫn mang tính kinh điển của ngành công tác xã hội đã cho tôi niềm tin và định hướng vào đề tài nghiên cứu này. 2.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam, công tác xã hội mới được thừa nhận là một nghề chính thức. Công tác xã hội trong điều trị nghiện ma túy bắt đầu thực hiện từ khi có Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 nên các nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế. Về mạng lưới dịch vụ xã hội, nghiên cứu “Phát triển mạng lưới xã hội và nhân viên công tác xã hội” của tác giả Nguyễn Hải Hữu thực hiện năm 2009 đã đưa ra những khuyến nghị về phát triển mạng lưới dịch vụ ở Việt Nam như các dịch vụ cần được thiết lập và cung cấp cho các đối tượng có vấn đề xã hội ở các cấp Trung ương và ngay tại cộng đồng nơi đối tượng sinh sống, như xã, phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội có thể là công lập hay ngoài công lập. Các cơ sở này ngoài việc cung cấp dịch vụ trực tiếp như tư vấn, tham vấn, cung cấp kỹ năng, nâng cao năng lực còn thực hiện nhiệm vụ kết nối các dịch vụ khác để trợ giúp đối tượng [15]. 4 Tác giả Bùi Thị Xuân Mai với nghiên cứu “Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam – Những khuyến nghị giải pháp” thực hiện năm 2014 cho rằng ước tính ở Việt Nam hiện nay có khoảng 28% dân số có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội. Nhóm đối tượng tiếp cận dịch vụ do trung tâm công tác xã hội cung cấp bao gồm những người dân có nhu cầu tại cộng đồng. Tính chất các dịch vụ công tác xã hội cần phong phú hơn, không chỉ là chế độ chính sách mà bao gồm quản lý ca, tham vấn, tư vấn, can thiệp trị liệu nhóm, vãng gia, truyền thông cộng đồng… Tác giả khuyến nghị cần phát triển các loại hình dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe, chăm sóc tâm lý, tinh thần và hòa nhập cộng đồng; phát triển dịch vụ ở quy mô toàn quốc, tập trung nơi đông dân cư… Đồng thời, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách nhằm phát triển dịch vụ công tác xã hội, khuyến khích thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập [17]. Cả hai tác giả trên đều quan tâm đến mạng lưới dịch vụ công tác xã hội, các loại dịch vụ công tác xã hội, chất lượng dịch vụ công tác xã hội và khuyến nghị cần có sự quan tâm về cơ chế chính sách nhằm phát triển toàn diện về dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Đây là những gợi mở mang tính vĩ mô giúp tác giả đề tài này một cái nhìn khái quát về vai trò của dịch vụ công tác xã hội. Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở nước ta bắt đầu triển khai từ năm 2014 sau khi Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2596/QĐ-TTg. Theo Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong cả nước có 49/63 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện; có 23 tỉnh, thành phố thành lập Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng với 35 Điểm; đã tổ chức tư vấn cho 515 lượt người [2, tr.9]. Theo Đề án đổi mới, công tác xã hội đã được đưa vào hoạt động điều trị nghiện ma túy. Các nghiên cứu về điều trị nghiện ma túy theo xu hướng đổi mới, hòa nhập với quốc tế đã bắt đầu khởi sắc. Luận văn “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng” của tác giả Tạ Hồng Vân (2015) đã đề cập đến nghiên cứu trường hợp tại cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Nam Định. Tác giả đã nhận định được nghiện ma túy là bệnh 5 mãn tính. Điều trị nghiện ma túy là quá trình có hỗ trợ bằng thuốc và liệu pháp tâm lý và hướng về cộng đồng. Tuy nhiên, tác giả tập trung vào các hoạt động trợ giúp cho nhóm người nghiện ma túy điều trị bằng thuốc thay thế Methadone. Đây chỉ là một trong nhiều dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy tại cộng đồng [28]. Giáo trình chất gây nghiện và xã hội do TS. Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên) cùng nhóm tác giả Trường Đại học Lao động xã hội biên soạn với sự hợp tác của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, tổ chức FHI 360, Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo cán bộ công tác xã hội. Nội dung giáo trình giúp các nhân viên công tác xã hội thông qua chức năng tham vấn, giáo dục, biện hộ, kết nối nguồn lực,... giúp người nghiện ma túy và gia đình, cộng đồng được tăng cường kiến thức, năng lực, thay đổi suy nghĩ từ đó tiến tới thay đổi hành vi theo hướng tích cực [18]. Đây là cuốn giáo trình rất có giá trị, cung cấp tri thức khoa học, kỹ năng cho nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người nghiện ma túy và vì vậy đã cung cấp, bổ sung kiến thức và phương pháp cho tác giả khi thực hiện đề tài. Báo cáo nghiên cứu “Vấn đề xâm hại tình dục, lạm dụng chất gây nghiện trong nhóm trẻ em đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trung tâm Nghiên cứu quản lý và Phát triển bền vững (2013) đã nêu lên thực trạng trẻ em là người nghiện gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ điều trị, nhân viên công tác xã hội chưa được trang bị kỹ năng, kiến thức đầy đủ để làm việc. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị một số giải pháp để chung tay hỗ trợ trẻ em nghiện ma túy trong đó có việc nâng cao năng lực cho cán bộ nhà nước, nhân viên xã hội. Tuy nhiên, vấn đề của trẻ em đường phố nghiện ma túy chỉ là một góc nhìn nhỏ của dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại cộng đồng [25]. Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hóa những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý, cũng như quan điểm về việc giải quyết 6 chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con [16]. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước về dịch vụ công tác xă hội, công tác xă hội với người nghiện ma túy rất đa dạng và phong phú đã định hướng cho tôi về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài “Dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại cộng đồng từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa” nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa, vì vậy, nó sẽ mang những sắc thái ý nghĩa riêng, làm phong phú thêm dịch vụ công tác xã hội nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động dịch vụ công tác xã hội với người nghiện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Làm sáng tỏ các khái niệm về dịch vụ công tác xã hội đối với NNMT. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với NNMT. - Phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội với NNMT tỉnh Khánh Hòa. - Áp dụng kiến thức công tác xã hội nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động dịch vụ công tác xã hội đối với NNMT. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội đối với NNMT từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về đối tượng: Nghiên cứu lý luận và thực trạng về dịch vụ công tác xã hội, cụ thể đó là hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ, kết nối cho NNMT tại cộng đồng. * Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu trên tổng số 210 khách thể, trong đó: - Đối với người nghiện ma túy: nghiên cứu 200 khách thể với cơ cấu tuổi bao gồm những người nghiện trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 40 tuổi, nữ từ 15 đến 30 tuổi). Về mức độ bao gồm người nghiện đã cai nghiện một lần, nhiều lần và người nghiện đã tham gia điều trị đang sống hòa nhập cộng đồng. - Đối với cán bộ làm việc liên quan đến người nghiện ma túy gồm 10 người bao gồm cán bộ làm việc trong lĩnh vực người nghiện, một số lãnh đạo tại các địa phương. * Phạm vi về địa bàn: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận sẽ cho chúng ta biết cách thức tiếp cận một vấn đề xã hội cụ thể, đó là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Mọi hiện tượng, sự kiện trong báo cáo đều được phân tích, nhìn nhận dưới góc độ lịch sử, đặt trong mối tương quan, liên hệ chặt chẽ với nhau. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận để lý giải các hiện tượng, các vấn đề xã hội. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, mỗi sự vật và hiện tượng có muôn vàn mối quan hệ qua lại với các sự vật hiện tượng khác, không có một sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan tồn tại riêng rẽ, tách rời. Như vậy khi xem xét vấn đề dịch vụ công tác xã hội với NNMT tại cộng đồng cần xem xét, chú ý đến bối cảnh xã hội, bối cảnh nghề công tác xã hội tại Việt Nam và nhiều yếu tố khác mà nó có liên hệ. Mặt khác chủ nghĩa duy vật biện chứng còn cho rằng các sự vật hiện tượng quá trình cũng như sự phản ánh của chúng luôn biến đổi phát triển không ngừng. Vì thế phải đánh giá vấn đề dịch vụ công tác xã 8 hội với NNMT theo quá trình vận động và phát triển của nó tại quốc gia Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: - Tra cứu các tài liệu về Công ước quốc tế; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về người nghiện ma túy và vấn đề dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy. - Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo, thống kê, văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề người nghiện ma túy và dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy. - Nghiên cứu một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề dịch vụ công tác xã hội với NNMT tại cộng đồng. 5.2.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện Là phương pháp lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi dựa trên tính dễ tiếp cận đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Đề tài sẽ chọn mẫu tiếp cận là người nghiện ma túy đang ở ngoài cộng đồng để thực hiện điều tra qua bảng hỏi và phỏng vấn không tiếp cận người nghiện đang vi phạm pháp luật; chọn những đơn vị, tổ chức có tính chất bao quát, đa dạng các nội dung cần điều tra. 5.2.3. Phương pháp định lượng: Phương pháp điều tra bảng hỏi Là phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tượng cần nghiên cứu trong một không gian, thời gian nhất định. Đề tài sẽ điều tra bằng bảng hỏi 200 khách thể là người nghiện ma túy trên 05 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Khánh Hòa, gồm 08 phường/thị trấn thuộc khu vực thành thị, 02 xã/phường thuộc khu vực ngoại ô và 04 xã thuộc khu vực nông thôn. 9 5.2.4. Phương pháp định tính: Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy. Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu một số người nghiện ma túy, nhân viên công tác xã hội, các nhà quản lý, các tổ chức cung cấp dịch vụ để tìm hiểu sâu hơn, lý giải nguyên nhân về các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Phương pháp tiến hành phỏng vấn sâu 20 đối tượng khách thể, trong đó gồm 10 người nghiện và 10 khách thể là cán bộ, nhân viên, nhà quản lý có liên quan đến hoạt động dịch vụ công tác xã hội với người nghiện. 5.2.5. Phương pháp thống kê toán học. Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích các số liệu điều tra, số liệu thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về công tác xã hội. Các phát hiện của nghiên cứu cũng như thực trạng về vấn đề này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các chuyên đề, khóa luận trong lĩnh vực người nghiện ma túy. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Đối với NNMT và gia đình họ: người nghiện và gia đình có được sự chia sẻ, thông cảm của cộng đồng; được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ dễ dàng, kịp thời; người nghiện sẽ cảm thấy luôn được đón nhận khi có nhu cầu được hỗ trợ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, từ đó sẽ có quyết tâm cao hơn, tự nguyện quyết định cho quá trình điều trị của bản thân. - Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH cho người nghiện ma túy: nội dung nghiên cứu của đề tài giúp những người làm công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng không còn phân biệt, kỳ thị với người nghiện; xóa bỏ 10 mặc cảm của người làm công tác cai nghiện ma túy; được nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng; từ đó, làm việc khoa học và tâm huyết hơn; cung cấp dịch vụ cho NNMT sẽ hiệu quả hơn. - Đối với các cơ quan quản lý: Có những chính sách hoạch định hiệu quả về vấn đề triển khai công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng. - Đối với xã hội: việc triển khai tốt dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại cộng đồng tạo mối quan hệ qua lại tích cực của xã hội với nhóm NNMT; so với mô hình cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện: giảm chi phí, kết quả đạt được bền vững hơn. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các biểu, bảng, luận văn gồm: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với NNMT. - Chương 2: Thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với NNMT từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa. - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với NNMT tại tỉnh Khánh Hòa. 11 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG 1.1. Về ngƣời nghiện ma túy 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm ma túy Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy tự nhiên mà đại diện điển hình là thuốc phiện cách đây hơn 8000 năm. Việc trồng và sử dụng các cây có chứa hoạt chất ma túy đã là thói quen và tập tục của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Lúc này, người ta đã biết được những khoái cảm mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó là gây nghiện khó cai. Kể từ khi phát hiện tác dụng kích thích của các loại ma túy, số lượng người sử dụng và nghiện ma túy ngày càng tăng. Quá trình phát triển của xã hội loài người đã tác động đến sự đa dạng của ma túy. Đến nay, ma túy không chỉ đơn thuần là ma túy tự nhiên mà con bao gồm cả ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp. Và vì thế, những nguy hại của ma túy đến con người đã vô cùng lớn, nghiện ma túy đã là vấn nạn trên toàn cầu. Để góp phần giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học trên thế giới đã bắt tay vào việc nghiên cứu các biện pháp can thiệp giảm hại. Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người khi nó được dung nạp vào cơ thể. Luật Phòng, chống ma túy của Việt Nam tại Điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về ma túy hoặc có liên quan đến khái niệm ma túy [21, tr.1]: - Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. - Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. - Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Một số loại ma túy phổ biến ở nước ta: (1) Ma túy dạng thuốc phiện: thuốc phiện, heroin. 12 (2) Ma túy tổng hợp chất dạng Aphetamin: chất gây nghiện loại gây kích thích thần kinh Ecstasy (thuốc lắc), chất gây nghiện loại gây ảo giác Methamphetamine (hàng đá). (3) Cần sa: Cần sa là loại ma túy được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa. (4) Cocaine: Cocaine là một loại thuốc gây nghiện, được chiết xuất từ lá cây coca. [3, tr.3] * Khái niệm nghiện ma túy Nghiện ma túy là bao gồm nghiện về thể chất và nghiện về tâm lý. Nghiện ma túy được coi là bệnh mãn tính tái phát của não bộ vì nó làm thay đổi cấu trúc, chức năng và cơ chế hoạt động của não. Sự thay đổi này thường kéo dài làm người sử dụng không tự kiềm chế được bản thân, mất khả năng cưỡng lại sự thèm muốn sử dụng ma túy và có xu hướng tìm và sử dụng ma túy bất chấp hậu quả với cá nhân và cộng đồng. Hiệp hội tâm thần Mỹ cho rằng nghiện ma túy là “Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác” (Sổ tay chẩn đoán của Hiệp hội tâm thần Mỹ - APA) [13]. Đối với người sử dụng ma túy dạng thuốc phiện thì có thể giải thích như sau: Cơ thể chúng ta luôn sẵn có một dạng thuốc phiện do chính cơ thể sinh ra (morphin nội sinh/endorphin) để phục vụ cho nhu cầu giảm đau của cơ thể, không dư thừa, không hiệu ứng phụ. Khi đưa chất gây nghiện dạng thuốc phiện vào cơ thể (heroin) gây giải phóng endorphin nhiều lần, tạo cảm giác phê sướng một cách nhân tạo. Khi sử dụng ma túy lặp lại nhiều lần, sự có mặt của chất dạng thuốc phiện nội sinh làm giảm và cuối cùng cơ thể không tiết ra các morphin nội sinh nữa. Người sử dụng chất dạng thuốc phiện phụ thuộc hoàn toàn vào chất dạng thuốc phiện đưa từ bên ngoài. Lúc này não bộ ngày càng bị tổn thương nhiều. Với những kết quả nghiên cứu và phân tích trên về cơ chế gây nghiện, chúng ta thấy rằng nghiện là bệnh mãn tính của não bộ, chứ không phải là tệ nạn xã hội như quan điểm trước đây. Vì vậy, người mắc bệnh nghiện cần chữa trị để hòa nhập cộng đồng [23]. 13 Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) “Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy” [13]. Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ có nêu “Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.” Định nghĩa nghiện ma túy của Đề án đã đánh dấu cho sự thay đổi quan điểm về cách nhìn với người nghiện ma túy và cách triển khai công tác cai nghiện ma túy của Việt Nam [22, tr.1]. Sự phục hồi điều trị nghiện qua 3 bước: bước 1 (cơ thể) là giai đoạn cắt cơn phục hồi thể chất, thuốc giúp bệnh nhân không khổ về thể chất; bước 2 (trái tim) là phục hồi tâm lý, tâm thần, mang lại hy vọng trong cuộc sống, giúp người nghiện thiết lập mối quan hệ gia đình, cộng đồng và học khả năng cảm xúc; bước 3 (tinh thần) người nghiện giúp đỡ người khác là giúp mình hồi phục. Cần mở rộng mạng lưới những người đã hồi phục nhằm tạo động lực cho người nghiện đồng thời cũng góp phần thay đổi định kiến xã hội. * Người nghiện ma túy Theo Điều 2, Luật Phòng, chống ma túy “Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này” [21, tr.1]. Trong thực tế người nghiện ma túy là người bệnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Bởi vì, ngoài bệnh mãn tính cần phải được điều trị thường xuyên và có thể lặp đi lặp lại, gần như phải sống chung với một phác đồ điều trị nào đó, là sự đau đớn về thể xác, người nghiện còn phải vừa tự ti mặc cảm vì bản thân không vượt qua được sự cám dỗ của ma túy, thấy có lỗi với người thân và bị mọi người phân biệt, kỳ thị 14 mặc dù họ là một người bệnh thật sự. Những người nghiện ma túy là một nhóm xã hội đặc thù, họ không chỉ yếu về mặt thể chất mà cả về mặt tinh thần. Bản chất của nghiện ngoài liên quan đến những khía cạnh về hành vi, tâm lý, xã hội, nghiện là một căn bệnh làm thay đổi tế bào thần kinh trong não. Vì sự lệ thuộc buộc phải sử dụng thuốc, người nghiện ma túy được xem như người bệnh mãn tính, khó chữa và phải điều trị liên tục, lâu dài. Người nghiện ma túy cần được quan tâm thường xuyên thay cho sự kiểm soát thường xuyên. Những người làm công tác cai nghiện ma túy cần phải hiểu rằng giữ cho người bệnh không sử dụng lại ma túy càng lâu càng tốt, cần giúp họ tái hòa nhập gia đình và xã hội trong một tình trạng hoàn toàn thoải mái về cơ thể và tâm thần, giúp giảm thiểu những tác hại cho bản thân, gia đình và xã hội thay vì cứ cho rằng cai nghiện ma túy thành công là phải hoàn toàn không quay lại con đường nghiện ngập. Đây là quan điểm đổi mới rất khoa học và nhân văn trong công tác cai nghiện ma túy hiện nay. * Các yếu tố nguy cơ và nghiện ma túy - Các nguyên nhân sinh học: Nghiện ma túy là một căn bệnh của não bộ, chịu tác động yếu tố sinh học như: độ tuổi, sức khỏe thể chất, tâm thần, yếu tố về gen, . . . Cơ thể mỗi người có một đặc điểm sinh học rất riêng. Trong thực tế vẫn có những người sau khi dùng thử ma túy không bị nghiện. Có thể cha mẹ là người nghiện thì con cái sẽ có khả năng nghiện cao hơn. Như vậy, xét về khả năng sinh học mức độ khả năng nghiện ma túy của từng người khác nhau. - Các nguyên nhân tâm lý học: Một số trạng thái tâm lý dễ đưa đến sử dụng và nghiện ma túy như: theo bạn bè thể hiện bản thân, buồn tìm đến ma túy để tìm cảm giác mới, thử để biết, . . . Người nghiện ma túy là những người dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống gấp, hưởng thụ. Họ suy nghĩ non nớt, chưa thật sự trưởng thành vì vậy dễ rơi vào con đường chơi bời, trác táng tham gia các tệ nạn xã hội trước sự cám dỗ của lối sống tự do, buông thả, vô kỷ luật, kích thích dục vọng cá nhân thấp kém. Bên cạnh đó, có những người do tâm lý chán nản, cô đơn, trống vắng trong cuộc sống (bị gia đình ruồng bỏ, làm ăn thất bát….) cũng đã tham gia vào các tệ nạn này. Việc tham gia vào các tệ nạn xã hội sẽ rất dễ dẫn đến việc sử dụng và nghiện ma túy. 15 - Các nguyên nhân xã hội và môi trường: Các yếu tố môi trường như: địa bàn sinh sống, bản thân chất gây nghiện, các mối quan hệ gia đình, xã hội . . . Gia đình là tổ ấm, thực hiện các chức năng chăm sóc, đảm bảo về kinh tế, chia sẻ tình cảm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cấu trúc gia đình đã có những biến đổi rõ rệt: sự khủng hoảng của cuộc sống gia đình ngày càng cao, sự suy giảm chức năng gia đình, gia đình không hòa thuận, thường xuyên cải vã, phương pháp giáo dục trong gia đình không thích hợp hoặc buông lỏng do cha mẹ bị cuốn hút vào các hoạt động kinh tế . . . Điều này dẫn đến tâm lý chán nản trong cuộc sống dẫn đến con đường nghiện ma túy. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, song, xã hội cũng phải gánh những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Xã hội bộc lộ nhiều vấn đề: khoảng cách giàu nghèo, sự xuống cấp đạo đức xã hội, ảnh hưởng của lối sống phương Tây như thực dụng, trụy lạc ngày càng phổ biến, . . tất cả những yếu tố này tác động đến sự phát triển của con người. Nếu cá nhân không thể vượt qua hoặc đứng vững trước những biến động trên thì rất dễ bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực, mà một trong những biểu hiện là đi vào con đường nghiện ma túy. Mỗi chất gây nghiện: loại ma túy sử dụng, độ tinh khiết, đường dùng, . . . đều có những ánh hưởng nhất định đến mức độ nghiện của người sử dụng. Nghiện chất dạng heroin thì khó điều trị dứt điểm, nghiện chất gây nghiện loại kích thích thần kinh tạo cho người nghiện liên tục có những hành vi ăn chơi trụy lạc, nghiện chất gây nghiện loại gây ảo giác có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh, người nghiện dễ bị tâm thần, có những hành động rất hung giữ, . . . Như vậy, nghiện ma túy là một căn bệnh chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Đó là các yếu tố về mặt sinh học, tâm lý học, các yếu tố về xã hội và môi trường. Các yếu tố này tương tác với nhau và ảnh hưởng tới nguy cơ nghiện ma túy, tình trạng nghiện ma túy của mỗi người. Vì vậy, nghiện ma túy có thể phòng ngừa khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Và nghiện ma túy cũng có thể điều trị được thông qua việc giải quyết, can thiệp tới các yếu tố tác động tới tình trạng nghiện. * Các lý thuyết về nghiện ma túy 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan