Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa ...

Tài liệu điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa bàn quận hoàng mai hà nội

.DOC
71
1347
50

Mô tả:

MỤC LỤC Phần I: Mở đầu 1. Đặt vấn đề 2. Mục đích Phần II. Tổng quan tài liệu 1. Một số lý luận về nuôi dưỡng, chăm sóc đàn chó, mèo 1.1. Nguồn gốc loài chó, mèo 1.2. Một số giống chó hiện nuôi ở Việt Nam 1.3. Một số giống mèo hiện nuôi ở Việt Nam 1.4. Thức ăn trong chăn nuôi chó, mèo 1.5. Phương thức chăn nuôi chó, mèo 2. Công tác phòng bệnh cho chó, mèo 2.1. Tiêm phòng cho chó 2.2. Tiêm phòng cho mèo 3. Chỉ tiêu sinh lý của chó, mèo 3.1. Thân nhiệt 3.2. Tần số hô hấp 3.3. Tần số tim mạch 4. Bệnh thường gặp ở chó, mèo 4.1. Bệnh Carre 4.2. Hội chứng tiêu chảy ở chó 4.3. Bệnh viêm phổi 4.4. Bệnh do xoắn trùng 4.5. Bệnh dại 4.6. Bệnh giun đũa 4.7. Bệnh sán dây Phần III. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Nội dung nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu Phần IV. Kết quả và thảo luận 1. Điều tra cơ bản 1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của quận Hoàng Mai * Vị trí địa lý * Điều kiện kinh tế – xã hội 1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi chó, mèo tại quận Hoàng Mai 1.2.1. Tình hình chăn nuôi 1.2.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh * Công tác vệ sinh thú y * Công tác tiêm phòng 2. Điều tra, tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi ở quận Hoàng Mai 2.1. Số lượng đàn chó mèo tại tháng 4/2007 2.2. Giống chó mèo được nuôi ở quận Hoàng Mai * Giống chó * Giống mèo 2.3. Thức ăn chăn nuôi chó, mèo + Thức ăn cho chó của hãng Pedigree + Thức ăn cho mèo của hãng Wiskas 2.4. Phương thức chăn nuôi chó, mèo 2.5. Công tác tiêm phòng 3. Kết quả khám và điều trị bệnh của chó, mèo 3.1. Kết quả khám và điều trị bệnh cho chó 3.2. Kết quả khám và điều trị bệnh cho mèo Phần V. Kết luận 1.1. Tình hình chăn nuôi 1.2. Công tác vệ sinh thú y 1.3. Tình hình dịch bệnh 1. 4. Công tác điều trị 2. Đề nghị Tài liệu tham khảo PHẦN I MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển và có sự đổi mới về mọi mặt, trong đó ngành chăn nuôi cũng không phải là một ngoại lệ. Cùng với sự phát triển chung của ngành chăn nuôi, chăn nuôi chó, mèo đã ngày càng được quan tâm và phát triển. Từ buổi sơ khai chó, mèo đã trở thành người bạn đồng hành với con người, người ta nuôi chúng với nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, giữ nhà, trông nom gia súc, đi săn, phục vụ an ninh quốc phòng. Đặc biệt, ở các nước Âu Mỹ, người già thường sống độc thân, không ở chung với con cái, chó mèo nuôi trong nhà là con vật hết sức gần gũi đối với họ. Các thành phố lớn ỏ Việt Nam như Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hộ gia đình khá giả có khuynh hướng chọn nuôi các giống chó quý, nhập ngoại nhân giống và kinh doanh. Chó, mèo là loài ăn thịt, đặc biệt là các giống ngoại nhập đòi hỏi một chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh đặc biệt nhằm thích nghi với điều kiện ở Việt Nam, nhưng trong thực tế với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc còn nhiều hạn chế làm phát sinh nhiều dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại, tổn thất lớn cho người nuôi và cả người yêu thích chúng. Hiện nay trên thế giới hệ thống bệnh viện chó, mèo rất phát triển. Ở nước ta, tại một số thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, các bệnh viện, phòng mạch chữa bệnh cho chó mèo được lập lên ngày càng nhiều. Song hoạt động cụ thể của các phòng mạch còn chưa được nhiều người biết đến. Hoàng Mai là một quận mới ở Hà Nội, người dân có tập quán chăn nuôi và dịch bệnh của chó khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều bệnh của chó mèo. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai - Hà Nội”. 2. MỤC ĐÍCH - Điều tra tình hình chăn nuôi chó, mèo và tình hình dịch bệnh ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai. - Điều tra công tác vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở đàn chó, mèo trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội. - Đưa ra một số biện pháp phòng và điều trị để khuyến cáo cho người chăn nuôi chó, mèo. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC CHÓ, MÈO. 1.1. Nguồn gốc loài chó, mèo. Bằng những thành tựu khoa học tự nhiên và xã hội, căn cứ vào những tài liệu về khảo cổ lịch sử, thông qua việc so sánh về hình thái cơ cấu, cấu tạo của bộ xương, bộ não và các khí quan trong cơ thể loài chó các nhà sinh học trên thế giới đều cho rằng: Tổ tiên của giống chó ngày nay là chó sói. Theo các nhà khoa học thì chó nhà được sinh ra từ sự tạp giao giữa chó sói, cáo và được con người nuôi dưỡng thuần hoá, chọn lọc để trở thành chó nhà thuần chủng. Nhiều nhà sinh học cho rằng: Chó nhà được con người thuần dưỡng từ 30 - 40 nghìn năm trước đây vào giữa thời kỳ đồ đá. Trải qua nhiều thế hệ, với sự tác động tích cực của con người trong việc thuần dưỡng, lai tạo, chọn lọc cho tới nay con người đã tạo ra trên 500 giống chó khác nhau, phân bố khắp thế giới. (Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Phạm Anh Tuấn (1989). Kỹ thuật nuôi dạy và phòng bệnh cho chó cảnh và chó nghiệp vụ. NXB Nông nghiệp.) 1.2. Một số giống chó hiện đang được nuôi ở Việt Nam. Hiện nay trên thế giới có nhiều giống chó, đa dạng về tính năng, chiều cao, kích thước, bộ lông, sắc lông. Trong những năm gần đây nhiều giống chó ngoại, chó quý đã được nhập vào Việt Nam để nhân giống, kinh doanh. Việc tham khảo đặc điểm của một số giống chó trước khi mua là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó việc nắm được những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giúp kéo dài đời sống của chó. Giống chó đang được nuôi tại quận Hoàng Mai - Hà Nội có đặc điểm sau: - Japenese Chin (Chó Nhật) Là giống chó có nguồn gốc từ Nhật Bản. Bộ lông có màu trắng đốm đen, đốm đỏ. Có mõm ngắn, lông dài. Khi đến tuổi trưởng thành chó có trọng lượng trung bình từ 2 – 4 kg và có chiều cao trung bình 23 cm. Japanese Chin là giống chó cảnh đựơc yêu quý nhất ở Nhật Bản. Vào ba ngàn năm trước, khi tổ tiên của chúng đến từ Trung Quốc (hoặc Hàn Quốc), các nhà quý tộc đã cho ăn gạo và saki nhằm giữ cho chó đủ nhỏ để đựng trong những lồng chim bằng vàng. Japanese Chin thích được tham gia các hoạt động cùng với gia đình chủ, từ những bữa ăn trong những chuyến đi nghỉ hè và có thể hờn dỗi chút ít nếu bị bỏ rơi. Cũng giống như những giống chó khác, Japanese Chin cũng cần sự chăm sóc dịu dàng, quan tâm. Những cử chỉ dịu dàng mà chúng nhận được từ chủ nhân sẽ tránh được những thói xấu mang tính bản năng của chúng. Cần chải lông hàng ngày để kiểm tra lông rụng và giữ cho chó có bộ lông rực rỡ. - Giống Berger Đức (German sheperd) Là giống chó có nguồn gốc từ Đức, trước kia được nuôi vào việc chăn cừu. Berger có sức khỏe tốt, thông minh, hình dáng “tao nhã”, có đôi tai và chiếc đầu rất linh hoạt, lanh lợi. Bốn chân chắc khỏe nhanh nhẹn. Hiện nay giống chó này được phân bố ở rất nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là ở Châu Âu. Tùy theo quá trình thích nghi với từng môi trường thuần hóa mà chó có bộ dài lông, màu sắc lông thay đổi như màu đen, đen vàng, đen xám… Khi trưởng thành thân hình chó cao trung bình từ 57 - 62 cm, thường có trọng lượng khoảng 35 - 40 kg. Giống chó Berger Đức là loại chó vui vẻ điềm tĩnh, biết vâng lời, dễ thân thiện với đồng loại và con người, thuộc loại thông minh, dễ huấn luyện nhưng lại rất dũng cảm khi làm nhiệm vụ. Giống chó này được dùng nhiều trong an ninh quốc phòng. Đặc biệt trong việc đánh hơi truy lùng tội phạm, ngoài ra chúng còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hải quan, kiểm lâm, bảo vệ kho tàng, cứu hộ,… - Giống Rottweiler Năm 1800 phát hiên tại thành phố nhỏ thuộc nước Đức. Trước kia Rottweiler được nuôi chủ yếu vào việc chăm sóc, chăn thả gia súc, bảo vệ tài sản. Trong lĩnh vực quân sự Rottweiler đáng được khâm phục: nó tham gia nhảy dù cùng quân đội Brazin; lục địa châu Âu bị ngập lụt, những con chó đã di cư cùng đoàn người Ronan, những con chó lớn lại tham gia bảo vệ lương thực, chăn thả gia súc sau đó chúng kết bạn với giống chó địa phương và sinh ra các giống chó khác như Brnard và Rottweiler. Với thân hình chắc và 4 chân vững chắc không cao lắm, đầu to, mắt sáng, khoảng cách 2 mắt khá xa, chó này trở thành giống chó bảo vệ tốt và dần được chăn nuôi rộng rãi. Chó có mầu lông đem sẫm, hình dáng cao trung bình khoảng 58 – 70 cm, trọng lượng từ 41 - 50 kg. - Giống xù Bắc Kinh Là giống có nguồn gốc từ Tây Tạng - Trung Quốc, sau đó được nuôi cải tạo ngoại hình theo yêu cầu thị hiếu làm cảnh tại khu vực Bắc Kinh và dần được gọi là giống chó xù Bắc kinh. Đâylà giống chó có ngoại hình nhỏ, dài khoảng 40 cm, cao khoảng từ 20 – 25 cm, trọng lượng từ 4 – 5 kg. Chó có bộ lông dài, trắng mượt, lượn sóng, phủ kín toàn thân, xung quanh mõm có màu nâu (hoặc đen), đầu nhỏ, mũi gãy, tai cụp, lông xù ở 4 chân như đi ủng và được rất nhiều người ưa thích. - Chó Fook Là giống chó có nguồn gốc từ Pháp, chó trưởng thành có độ cao trung bình từ 15 – 23 cm và có trọng lượng từ 2 – 4 kg. Có tất cả các màu trên chó. Chó có thân hình nhỏ, lông ngắn, tai to vểnh, mắt to xinh xắn mõm nhỏ dài. Với 2 đôi chân cao nó có vẻ như nhảy dựng lên. Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng chú chó săn chuột nàylại rất khẻo mạnh, dẻo dai, thông minh và nhanh nhẹn. Chó này trông nhà rất tốt và cũng đáp ứng với các nhu cầu huấn luyện. Không cần tốn nhiều diện tích để nuôi chó, nó là một con chó nội thành tuyệt vời, một người bạn đồng hành tốt. - Dalmatian (chó Đốm) Là giống chó có nguồn gốc từ Nam Tư. Chó trưởng thành có độ cao trung bình từ 56 – 61 cm và có trọng lượng trung bình từ 23 – 25 kg. Có lông màu trắng đốm đen, dáng cao, eo thon. Được dùng trong việc chuyên chở. Dalmatian có nguồn gốc từ đâu trên thế giới? Vài người cho rằng giống chó này đến từ Ấn Độ đi cùng đoàn người buôn đến Yougoslavie thời Trung cổ. Người khác lại cho rằng từ thời cổ Ai Cập chó đi theo một xe ngựa như là một bằng chứng xuất phát từ Châu Phi. Tuy nhiên nguồn gốc nào cũng không quan trọng, có một điều chắc chắn lịch sử của Dalmatian chỉ là chó đốm. Tuy nhiên, khi mới sinh ra chó con thuần màu trắng. Bộ nhớ tinh tế và sự hăng hái sẽ rất có ích trong việc huấn luyện mặc dù đôi khi nó không dễ dạy. Nó rất dẻo dai và cần được vận động nhiều. - Chó Tây Ban Nha Là giống chó rất gần gũi và thân thiện với chủ. Chó trưởng thành có độ cao trung bình từ 30 – 40 cm, trọng lượng khoảng 20 – 30 kg. Nó như một nghệ sĩ trên sân khấu cũng như công việc nhà. Với bộ lông màu cánh dán, màu vàng hay màu gụ, thân hình mảnh, đầu dài, tai rủ xuống hai bên, hai mắt màu xanh sáng. - Một số giống chó địa phương Hiện nay các hộ gia đình thường nuôi chó ta (giống chó đã được người dân thuần hoá từ hàng nghìn năm nay) như: Chó vàng: có bộ lông vàng tuyền, tầm vóc trung bình, biết đi săn và khá tinh khôn. Chó mực: lông đen tuyền, tầm vóc trung bình, lanh lẹ và có khả năng bắt chuột giỏi. Chó vá: lông đốm trắng đen hoặc khoang được nuôi để giữ nhà. Ngoài ra còn có một số giống chó khác như chó Ngao Đức, Ngao Italia, Tawry Boxer… 1.3. Một số giống Mèo đang được nuôi ở Việt Nam. - Mèo Mướp (Mèo Châu Âu). Là giống mèo vừa dịu dàng, vừa độc lập lại vừa rất ngông cuồng và ưa nề nếp. Thích thám hiểm nên thường hay lấp mình để rình mồi. - Mèo Ba Tư. Là giống mèo có lông dài, mượt trắng muốt béo mập, mũm mĩm, thông minh và thanh lịch. Loài mèo này được coi là lãnh chúa trong thế giới mèo. Mèo Ba Tư rất dễ gần, dịu dàng, vui vẻ, nhanh nhẹn, tốt bụng và kiên nhẫn. Gắn bó với chủ, gần gũi với các em bé. Nhưng công việc chăm sóc lại cần nhiều thời gian. Mèo Ba Tư có thể là những con mèo có mắt 2 màu (mắt xanh và mắt nâu. Ở phương Đông người ta cho rằng những con mèo như vậy sẽ đem lại may mắn cho chủ nhân). - Mèo Abysesin - Mèo man xứ Ai Cập Hình dáng của loài mèo này giống tượng mèo thiêng thời Ai Cập cổ đại. Giống mèo này luôn gần gũi với chủ nhân nhưng lại không gần gũi với người lạ, thích chạy nhảy thăng bằng. - Mèo Xiêm Hiếu động, thông minh, thích kêu nhưng lại mang những nét đẹp dễ nhận thấy ở nó. Mèo Xiêm là loại ích kỷ, ít độ lượng với các con vật khác, nhưng lại rất gần gũi với chủ nhân, biết vâng lời, ghét ồn ào và luôn cần sự yên tĩnh. - Mèo Miến Điện Đây là giống mèo có cặp mắt xanh lơ lóng lánh màu đá saphire. Với tấm áo khoắc mượt và mỏng, đôi bàn chân nhỏ nhắn trắng muốt. Chúng rất thân thiện, thích được âu yếm, có tính cách ôn hoà, thích nghi nhanh với cuộc sống. 1.4. Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chó, mèo. Chó mèo thích ăn những thức ăn nóng ấm (38 - 39 0C). Như nhiệt độ con mồi tự nhiên. Chó thích ăn những loại thức ăn có độ ẩm chênh lệch lớn (10 – 75 %), thức ăn nát, miếng nhỏ, ăn nhiều lần và không thích thức ăn ngọt. Loài mèo lại thích những loại thức ăn sống như cá, phủ tạng heo. Chó thường thích các cơ quan nội tạng hơn là những thức ăn được nấu chín. Chúng có thể thích vị ngọt, có thể ăn được rau cải. Cả hai loài đều dễ bị thức ăn lôi cuốn. Ngày nay các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu và hiểu biết về khẩu phần thức ăn cho chó, mèo. Tuy nhiên cũng có ít nhiều khác biệt trong nhu cầu cố định giữa các tác giả và các tổ chức nhà nước. Điều đáng ngạc nhiên là nhu cầu của loài này khác loài kia kể cả giữa chó và mèo. Người ta nghiên cứu để đảm bảo cho thú con phát triển một cách hài hoà, cho thú trưởng thành duy trì thể trọng phòng ngừa tối đa những bệnh lý liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố dinh dưỡng để kéo dài cuộc sống cho con thú bằng cách tạo ra các loại thức ăn hỗn hợp cho chó và cho mèo. * Thức ăn hỗn hợp cho chó. Có ba nhóm thức ăn chăn nuôi chính: chia thành 2 loại. + Theo tính chất của thức ăn - Thức ăn khô có mức năng lượng 3.500 kcal/kg thức ăn. - Thức ăn đóng hộp 1300 kcal/ kg thức ăn. - Thức ăn nửa khô, nửa ướt đóng hộp hay trong bao plastic 3000 kcal/kg thức ăn. + Theo hình thức của thức ăn - Thức ăn dạng khối: có dạng khối đồng chất, có cấu trúc từ sệt tới xốp. - Thức ăn dạng lát miếng: được sản xuất từ thịt, gan, thận…thành những mảng khối và đóng hộp. - Thức ăn dạng hỗn hợp trộn lẫn: gồm thịt xay dạng viên, thịt cắt nhỏ được nhồi chung với ngũ cốc, rau đậu nấu trong nước. Tuỳ theo khối lượng cơ thể mà thành phần thức ăn trong khẩu phần, mức độ dinh dưỡng và chế độ ăn (mức độ phân phối thức ăn) khác nhau. Điều đó được thể hiện trong một số bảng dưới đây: Trang 48. Nuôi dưỡng – chăm sóc và phòng trị bệnh chó, mèo. Nguyễn Phước Trung (2002). NXB Nông nghiệp. Mức phân phối thức ăn cho chó trưởng thành Trọng lượng chó (kg) Thức ăn khô Thức ăn ướt Nửa khô (g) (g) Nửa ướt (g) 5 125 340 150 10 210 570 250 15 290 770 330 20 355 960 400 25 420 1130 490 30 480 1300 560 35 540 1460 630 40 600 1600 700 45 650 1760 760 50 700 1900 820 55 760 2050 890 60 800 2200 950 Khẩu phần cho chó trưởng thành Loại thức ăn 5 (gam) Thịt bò gầy(200kcal/100g) Khối lượng của chó (kg) 15 30 110 56 60 3 2 1 Gạo (gạo khô) Rau cải Dầu ăn Carbonate de calcium 250 125 120 6 5 3 400 200 200 10 8 6 50 530 270 270 13 11 10 Muối Nhu cầu dinh dưỡng của chó (% vật chất khô) Tình trạng Đạm Béo Xơ Ca P Na Sinh lý Thô thô thô 28 - 35 20 - 30 0-5 1,0 – 1,8 0,8 – 1,6 0,3 – 0,7 20 - 28 10 - 20 0-5 0,5 – 0,9 0,4 – 0,9 0,25 – 0,5 20 - 25 8 - 12 5 - 15 0,5 – 1,0 0,4 – 0,9 0,25 – 0,5 15 - 25 10 - 20 0-5 0,5 – 0,85 25 - 30 25 - 30 0-5 0,7 – 1,4 Tăng trưởng, Giai đoạn cuối mang thai, Cho bú Duy trì (trưởng thành) ít hoạt động, Hạn chế béo Già 0,4 – 0,75 0,25 – 0,4 Làm việc, stress, hồi phục 0,7 – 1,4 0,3 – 0,7 bệnh Trang 49. Nuôi dưỡng – chăm sóc và phòng trị bệnh chó, mèo. Nguyễn Phước Trung (2002). NXB Nông nghiệp. *Thức ăn cho mèo + Dinh dưỡng cho mèo. Mèo là loài động vật ăn thịt. Dinh dưỡng cho mèo giống như chó với một vài đặc điểm riêng: nhu cầu đạm cao, không có khả năng chuyển hoá õ_carotene thành Vitamin A và cung cấp acid arachidonic. Mèo cần ít xơ Nhu cầu trong những tháng đầu tiên gắn với tăng trọng. Tốc độ tăng trưởng của mèo rất nhanh trong 3 - 4 tháng đầu. Khối lượng trung bình của mèo đực trưởng thành (450 ngày) là 3.2 ± 0.9 kg và của mèo cái là 2.75 ± 0.5 kg. Mèo ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Mèo con đang lớn và mang thai, cho con bú phải được cho ăn tự do hay nhiều lần trong ngày để thoả mãn nhu cầu. Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như bệnh ký sinh trùng, thận, tuyến tuỵ, gan, tiêu hoá và hầu hết các rối loạn thức ăn đều có ảnh hưởng đến sinh lý, bệnh lý của mèo.(Trang 50. Nuôi dưỡng – chăm sóc – phòng trị bệnh chó mèo. Nguyễn Phước Trung (2002). NXB Nông nghiệp). + Thức ăn cho mèo. Thức ăn cho mèo có 3 dạng khác nhau: Đóng hộp (22% chất khô), khô (90 - 94% chất khô), patê (70% chất khô). Tuỳ theo dạng thức ăn mà chế độ cho uống khác nhau. Thức ăn đóng hộp chiếm đến 78% nước. Việc sử dụng thức ăn này cần nhiều tri phí nhưng đem lại lợi ích cao và phòng ngừa hội chứng tiết niệu ở mèo. Thức ăn cho mèo có hàm lượng đạm cao (26-28%). Nhu cầu hàng ngày của mèo Tình trạng và Thể Năng lượng Tiêu thụ (thức ăn/kg thể trọng) Thức ăn ướt Thức ăn khô độ tuổi trọng biến dưỡng (kg) (kcal/kgTT) 10 tuần 0,4 – 1 250 200 65 20 tuần 1,2 – 2 130 105 34 30 tuần 1,5 – 2,7 100 81 26 40 tuần 2,2 – 3,8 80 65 21 Nghỉ ngơi 2,2 – 4,5 70 56 18 Hoạt động 2,2 – 4,5 85 69 22 Mang thai 2,5 – 4 100 81 26 (1.240 cal/kg) (3.860 kcal/kg) + Mèo con + Trưởng thành Cho sữa 2,2 – 4 250 200 65 Trang 54. Nuôi dưỡng – chăm sóc – phòng trị bệnh chó mèo. Nguyễn Phước Trung (2002). NXB Nông nghiệp. Công thức thức ăn cho mèo Loại thức ăn (g) Khối lượng của mèo (kg) 4 75 Thịt 2,5 50 4,5 85 Gạo khô 20 30 35 Rau cải 20 30 35 Hỗn hợp dầu + nấm 10 15 20 men + khoáng + sinh tố Mèo cho sữa cần một lượng thức ăn gấp đôi khẩu phần của mèo bình thường nặng 4 kg. 1.5. Phương thức chăn nuôi chó, mèo. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngoài loại thú sống hoang dã ở tự nhiên như các loại chó sói, mèo rừng,… thì những con vật nuôi đã được thuần dưỡng và nuôi trong gia đình đều được nuôi dưỡng theo các phương thức chăn nuôi chủ yếu sau: - Các nước Âu châu, chó mèo chủ yếu nuôi dưỡng theo phương thức lồng, sàn: chó mèo đều có phòng, chuồng, nhà hay lồng nhốt riêng, đến giờ đi dạo, đi chơi hoặc tập thể dục chúng sẽ được thả ra ngoài. Ở Việt Nam các gia đình thường hay xích chó vào chỗ riêng để giữ nhà. Một số chó khác được nuôi nhốt trong lồng, sàn, chuồng, các cũi đóng bằng gỗ hoặc hàn bằng sắt. Cách này chủ yếu thực hiện ở các trang trại hoặc một số gia đình xem chó như một người bạn. Tuỳ theo từng hoàn cảnh riêng mà người chủ sẽ quyết định cách kiểu làm chuồng. Kiểu chuồng thích hợp cho chó cần vững vàng, sạch sẽ, khô ráo và ấm áp. Đối với chuồng nuôi nhiều chó, người chủ phải quan tâm đến mức độ tiện lợi của chuồng để thuận tiện cho hoạt động của chó. Chuồng nuôi phải sáng sủa trừ chỗ ngủ (nếu ban ngày có chút ánh nắng dọi vào chuồng thì tốt). Cửa chuồng phải làm bằng thép vững chắc không cho chó nhảy ra ngoài. Chuồng chó không cần quá rộng. Nếu chúng ta có điều kiện nên thả cho chó ra ngoài tập luyện, không nên làm nền chuồng bằng bê tông vì dễ trơn trượt. Chuồng phải khô ráo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. 2. PHÒNG BỆNH CHO CHÓ, MÈO. Sức khoẻ của thú nuôi phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng và hiểu biết của người chăn nuôi về những con thú nuôi. Dù là chó hay mèo đều có nguy cơ nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau trong suốt cuộc đời chúng. Chương trình vaccin phòng ngừa sẽ giúp duy trì sức khoẻ con vật nuôi chống lại các bệnh này. Dinh dưỡng tốt và luyện tập thường xuyên được phối hợp với việc kiểm tra định kỳ hàng năm sẽ giúp duy trì sự khoẻ mạnh cho thú nuôi. Người chăn nuôi mong muốn mang đến cho thú nuôi một sự chăm sóc tốt nhất. Những chú chó, mèo khoẻ mạnh, đáng yêu sẽ mang lại nhiều niềm vui cho gia chủ và cộng đồng. 2.1. Tiêm phòng cho chó Chương trình tiêm phòng dựa trên cơ sở: - Miễn dịch thụ động truyền từ mẹ qua sữa đầu: tuổi tiêm phòng cho chó con tuỳ thuộc vào mức độ miễn dịch truyền từ mẹ sang. Kháng thể này được loại trừ trong khoảng 8 - 12 tuần tuổi. - Giai đoạn nguy cơ ít hay nhiều đối với từng bệnh do virus trong khoảng thời gian này chó không thể tiêm phòng vì còn tồn tại kháng thể thụ động từ mẹ, nhưng có thể đã bị nhiễm bởi virus bên ngoài. Giai đoạn này nguy hiểm đối với chó con, bệnh có thể kéo dài do một số loại vius (đến 3 tuần đối với bệnh do Parvovirus). - Tình hình dịch tễ trong vùng hay nơi chăn nuôi. - Đối với chó con sống trong môi trường vệ sinh, sinh ra từ con mẹ đã được tiêm phòng, chương trình chủng ngừa có thể được áp dụng theo bảng dưới đây. Khi chó đã được 12 tuần tuổi thì 1 mũi tiêm đầu tiên cũng đủ để bảo hộ. - Trong môi trường có nhiễm, đặc biệt là trong một số trại nuôi, việc chủng ngừa chống bệnh Parvo phải được tăng cường và cần thiết có thể tiêm hàng tuần, từ tuần 7 – 12, cho đến khi thanh toán được bệnh thì mới cho phép trở lại chương trình chủng ngừa bình thường. Lịch tiêm phòng bệnh cho chó Tuổi Khoảng 2 tháng tuổi Vacxin chủng ngừa (Tetradog) - Bệnh Parvo - Bệnh Carre Sau 3 tháng tuổi - Bệnh viêm gan truyền nhiễm - Bệnh Parvo - Bệnh Carre - Bệnh viêm gan truyền nhiễm - Bệnh xoắn khuẩn (tiêm lần đầu) lặp lại vào 1 tháng sau đó. Tiêm lặp lại 1 năm sau đó - Bệnh dại với vaccin Hexadog - Bệnh Parvo - Bệnh Carre - Bệnh viêm gan truyền nhiễm - Bệnh xoắn khuẩn Mỗi năm - Bệnh dại - Bệnh dại - Bệnh xoắn khuẩn với vaccin Hexadog Hai năm 1 lần - Bệnh parvo - Bệnh Carre -Bệnh viêm gan truyền nhiễm (Rubarth) Với vaccin Tetradog 2.2. Tiêm phòng cho mèo Cần lưu ý đến các vấn đề sau đây: - Miễn dịch của mèo còn tuỳ thuộc vào mức độ miễn dịch từ sữa mẹ. - Tuỳ theo mức độ kháng thể truyền từ mẹ sang. Miễn dịch thụ động này sẽ biến mất từ 8 tuần tuổi. - Tình trạng dịch tễ trong vùng. Đối với mèo sống trong môi trường vệ sinh, chương trình chủng ngừa có thể đề nghị theo bảng dưới đây: L ị ch tiêm phòng b ệnh cho mèo Tuổi Khoảng 2 tháng tuổi Sau 2 tháng tuổi Chương trình chủng ngừa - Bệnh toàn giảm bạch cầu - Bệnh toàn giảm bạch cầu lần 2 - Bệnh dại - Bệnh toàn giảm bạch cầu lần 2 Lặp lại hàng năm - Bệnh dại Chủng ngừa bệnh dại bao gồm tiêm lần đầu 2 mũi, tiêm dưới da cách nhau 1 tháng và lặp lại hàng năm. 3. CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CHÓ MÈO 3.1.Thân nhiệt Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể gia súc được đo qua trực tràng. Ở điều kiện bình thường, mỗi gia súc có chỉ số thân nhiệt ổn định. Sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể gia súc phụ thuộc vào hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Hai quá trình này tuy đối lập nhau về bản chất và chức năng nhưng lại được tiến hành đồng thời với nhau dưới sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch. Ở chó và mèo sự điều tiết thân nhiệt chủ yếu là qua tuyến mồ hôi và hệ hô hấp. Chó và mèo không có tuyến mồ hôi (trừ một phần ở gương mũi) nên về mùa hè chúng thường thè lưỡi ra để thải nhiệt qua đường hô hấp. Cơ chế điều hòa thân nhiệt Khi môi trường thay đổi sẽ tác động lên trung khu điều tiết nhiệt ở vùng dưới đồi rồi truyền lên vỏ não. Từ vỏ não các kích thích được truyền đến cơ làm tăng hoặc giảm trao đổi chất. Mặt khác từ vùng dưới đồi các kích thích sẽ tác động lên hệ thần kinh thực vật, qua đó chi phối các tuyến mồ hôi, gây ra sự co giãn da, tác động lên tuyến giáp, tuyến thượng thận gây kích thích hoặc ức chế hoocmon tham gia điều tiết thân nhiệt thông qua sự tăng hoặc giảm trao đổi chất. Khi hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt bị mất cân bằng cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý. (Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý gia súc. NXB Nông nghiệp). 3.2.Tần số hô hấp Tần số hô hấp là số lần thở ra hít vào của gia súc trong một phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào tuổi, tầm vóc, tình trạng bệnh lý của gia súc đó. Ở gia súc non, cường độ trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao hơn ở gia súc già. Động vật có tầm vóc nhỏ thì tần số hô hấp cao hơn ở động vật có tầm vóc lớn. Khi gia súc vận động, tần số hô hấp cũng cao hơn so với trạng thái bình thường. Tần số hô hấp của gia súc tăng bất thường hay gặp ở gia súc bị bệnh ở đường hô hấp, các bệnh gây sốt (bệnh truyền nhiễm, bệnh viêm não, bệnh ký sinh trùng). Tần số hô hấp giảm hơn bình thường khi cơ thể bị một số bệnh như hẹp khí quản, tràn dịch não, chảy máu não hoặc khi cơ thể bị nhiễm lạnh hay khi năng lượng dự trữ của cơ thể bị thiếu do rối loạn trao đổi chất. (Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý gia súc. NXB Nông nghiệp). 3.3.Tần số tim mạch Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Ở chó mèo đo tần số tim mạch ở vị trí tim đập là khoang sườn 3 - 4 phía bên trái. Tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của gia súc, độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài. Gia súc non có tần số tim đập lớn hơn gia súc già, gia súc hoạt động nhiều thì tần số mạch đập tăng lên. Mạch đập liên quan chặt chẽ tới phổi vì vậy tần số tim mạch và tần số hô hấp tỷ lệ nhau. Khi gia súc bị các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, viêm cơ tim, viêm bao tim, bệnh ở van tim, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp, những bệnh đau đớn, thần kinh bị kích thích, trúng độc, các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng (dãn dạ dày, đầy hơi ruột…) đều làm cho tần số tim đập tăng. Tần số tim đập trong trường hợp các bệnh làm tăng áp lực sọ não, tăng hưng phấn thần kinh phế vị. Ngoài ra, tần số tim đập giảm do viêm thận cấp tính, huyết áp tăng và trúng độc. (Nguyễn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan