Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại h...

Tài liệu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện công an nhân dân việt nam hiện nay.

.DOCX
329
597
94

Mô tả:

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................5 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu..............................5 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án..........................................6 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận án...................................6 8. Kết cấu của Luận án................................................................................7 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................8 1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến giáo dục lý luận chính trị và nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị............8 1.2. Thành tựu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu..........................26 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN Ở VIỆT NAM......................32 2.1. Nội dung, chương trình giáo dục lý luâ nâ chính trị.............................32 2.2. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện............................................................................47 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện......................................67 Chương 3. ĐỔI MỚI NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.............................................................83 3 3.1. Khái quát một số đặc điểm có ảnh hưởng đến đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.......................................................83 3.2. Thực trạng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân..............................99 3.3. Đánh giá về thực trạng đổi mới nội dung chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra.....................................................131 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI....................................................144 4.1. Phương hướng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân........................144 4.2. Giải pháp đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân............................151 KẾT LUẬN......................................................................................................186 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...............................................................................................189 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................190 PHỤ LỤC.........................................................................................................205 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Mức độ áp dụng các phương pháp giảng dạy của giảng viên LLCT....103 Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp của các phương pháp giảng dạy được áp dụng khi giảng các môn giáo dục LLCT..................104 Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp của hình thức thi các môn LLCT.......................................................................................................106 Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về mức độ thiết thực của các môn LLCT....117 Bảng 3.5: Mức độ hứng thú của sinh viên khi học các môn giáo dục LLCT....117 Bảng 3.6: Nguồn tài liệu giảng viên sử dụng để giảng dạy LLCT....................124 Bảng 3.7: Đánh giá của sinh viên về mức độ cập nhật của các tài liệu LLCT..126 5 DANH MỤC BIỂ Biểu đồ 3.1: Số năm giảng dạy của đội ngũ giảng viên các môn giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND................................................92 Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa tuổi của giảng viên và tỷ lệ tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trong 5 năm qua......................................................94 Biểu đồ 3.3: Những phương tiện, vật dụng hỗ trợ khi giảng dạy các môn LLCT........................................................................................................98 Biểu đồ 3.4: Tương quan giữa tuổi của giảng viên và số lượng nguồn sách/giáo trình chính sử dụng trong giảng dạy các môn LLCT..............................125 Biểu đồ 3.5: Tương quan giữa tuổi của giảng viên và quan điểm về việc ghép 3 môn (Triết học, Kinh tế chính trị, CNXH khoa học) thành môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin...........................................130 Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa trình độ LLCT của giảng viên và quan điểm về việc ghép 3 môn (Triết học, Kinh tế chính trị, CNXH khoa học) thành môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.......................130 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANND CAND CNXH CSND LLCT XHCN : : : : : : An ninh nhân dân Công an nhân dân Chủ nghĩa xã hội Cảnh sát nhân dân Lý luận chính trị Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục LLCT là một trong những nội dung cơ bản của công tác tư tưởng, giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục XHCN, bao gồm cả giáo dục đại học. Đối với giáo dục LLCT ở các trường đại học, vấn đề cốt lõi là trang bị chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cho sinh viên. Giáo dục LLCT ở các trường đại học thể hiện rõ nét qua hoạt động giảng dạy và học tập các môn LLCT của giảng viên và sinh viên. Hoạt động này không những giác ngộ và trực tiếp trang bị cho sinh viên cơ sở khoa học, thế giới quan, phương pháp luận Mác-xít trong nhận thức mà sâu xa hơn còn củng cố niềm tin vào tiền đồ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; xác lập tư tưởng chính trị Mác-xít một cách vững chắc; làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; giúp họ có những phẩm chất cách mạng, lòng yêu nước, lối sống, đạo đức trong sáng để thực hiện sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Vấn đề này lại càng quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học của ngành Công an - nơi đào tạo ra lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. CAND là lực lượng chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng, Nhà nước về các vấn đề liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia trật tự, an toàn xã hội. Do đó, ở họ có những yêu cầu cao về phẩm chất của người Công an cách mạng, bao gồm phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất tâm lý, phẩm chất nghề nghiệp… trong 2 đó phẩm chất chính trị giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Những phẩm chất này, đặc biệt là phẩm chất chính trị, của người Công an cách mạng được hình thành và phát triển là do một phần quan trọng ở việc giáo dục các môn LLCT từ khi đang còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Các Mác đã chỉ rõ: “Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [70; tr 580]. Thông qua các hoạt động giáo dục LLCT của đội ngũ giảng viên, các trường đại học, học viện CAND sẽ giúp cho cán bộ, chiến sĩ Công an tương lai có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, có biện pháp tích cực giải quyết một cách đúng đắn và hiệu quả những nhiệm vụ trong quá trình thực thi công vụ trước thực tiễn thường xuyên biến đổi rất đa dạng, phức tạp. Hiện nay, nước ta mở cửa hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng, trong khi đó tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bành trướng… có tác động rất lớn đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia của nước ta. Ở trong nước, công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được những kết quả tích cực, lòng tin của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ vào độc lập dân tộc và CNXH được củng cố. Tuy nhiên, những khó khăn của niền kinh tế đất nước, những tiêu cực trong đời sống xã hội, tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, đặc biệt là những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đang có ảnh hưởng đến sinh viên các trường đại học, học viện CAND. Một số sinh viên có biểu hiện tư tưởng, lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ, thậm chí có hiện tượng vi phạm tư cách về phẩm chất đạo đức, lối sống. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp bách và lâu dài đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND để xây dựng lực lượng CAND vững mạnh về chính trị. Thêm vào đó, trước tình hình thông tin bùng nổ cả về khối lượng và chất lượng, cả về tốc độ và phạm vi, lĩnh vực như hiện nay, yêu cầu đổi mới căn bản, 3 toàn diện giáo dục là hết sức cấp bách để đáp ứng đòi hỏi trong thời kì công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế. Điều này đòi hỏi giáo dục LLCT phải giáo dục những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng; sátvới thực tiễn, không máy móc, giáo điều, khô cứng; gắn với CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; và, nội dung này cần được thiết kế cho phù hợp với từng đối tượng học, từng cấp học, từng bậc học từthấp đến cao… như Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư ngày 28/3/2014 về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt ra. Tuy nhiên, thời gian qua “công tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động lý luận, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục LLCT trong nhà trường chậm đổi mới,chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu của xã hội” [27; tr 37]. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học nói chung, các trường đại học CAND nói riêng là nhiệm vụ quan trọng. Căn cứ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, những năm gần đây, các trường đại học, học viện CAND cũng luôn coi trọng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT. Song, bên cạnh những kết quả đáng kể đã đạt được, thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ, giảng viên còn coi nhẹ vấn đề giáo dục LLCT; còn một bộ phận sinh viên có lối sống buông thả, suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về tư tưởng cách mạng, biểu hiện của việc chưa hiểu đúng, hiểu đủ và thấm nhuần về LLCT. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nổi bật là nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá… trong giáo dục LLCT đã bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; giáo trình giảng dạy với những nội dung cũ đã được duy trì quá lâu, trong thời gian dài, ít thông tin cập nhật thực tiễn có thể làm giảm chất lượng học tập. Vì vậy, xuất phát từ lý luận, thực tiễn và ý nghĩa của giáo dục LLCT, việc 4 đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND Việt Nam là yêu cầu bức thiết. Yêu cầu này không những trực tiếp giải quyết, khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND Việt Nam mà còn góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước ta đang tích cực thực hiện. Với những căn cứ, lý do căn bản trên đây, được sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Huy Kỳ, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, học viện Công an nhân dân Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng. 2. Mục đích nghiên cứu Luận giải có căn cứ khoa học và hệ thống vấn đề đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện; đánh giá thực trạng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, học viện CAND hiện nay. Trên cơ sở đó, xác định một số phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND những năm gần đây. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học, học viện CAND trong thời gian tới. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát việc đổi mới nội dung, chương trình các môn LLCT cho sinh viên hệ đại học chính quykhối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học, học viện ngành Công an từ năm 2009 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an về giáo dục LLCT; tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan. - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn về nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học gồm: - Luận án sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp đểxem xét các tài tiệu, các công trình khoa học có liên quan đến đề đề tài nghiên cứu. - Luận án sử dung phương pháp lịch sử - lôgíc để mô tả thực trạng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND hiện nay; phân tích tìm ra những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT tại các trường đại học, học viện CAND. - Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thực hiện quan sát, khảo sát, thăm dò giảng viên và sinh viên các trường đại học, học viện 6 CAND về các vấn đề liên quan; kết quả điều tra được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS. - Luận án có sử dụng các nhận định, kết luận nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan, khi sử dụng đều rút ra kết luận theo góc độ nghiên cứu của mình. - Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để trao đổi với một số lãnh đạo các đơn vị CAND về một số vấn đề có liên quan. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án - Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển lý luận về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học; đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học cho sinh viên, bao quát được các khía cạnh của nội dung, chương trình giáo dục LLCT. - Khái quát thực trạng, xác định một số vấn đề đặt ra đối với đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND hiện nay. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cần thiết nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Sau khi nghiên cứu và bảo vệ thành công, Luận án có thể được sử dụng trong học tập, giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND hiện nay, hoàn thiện hơn về nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn về vấn đề này. Đồng thời, Luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu có liên quan. 7 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu góp phần làm cho nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND khoa học hơn, phù hợp hơn để tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong lực lượng Công an nói riêng và ở nước ta nói chung. - Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu quan trọng cho giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập LLCT. Đó cũng là tài liệu hữu ích để những người lãnh đạo, cán bộ làm công tác chính trị nghiên cứu, tham khảo phục vụ các hoạt động chuyên môn. 8. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học đã được Đảng ta đặt ra từ khá lâu. Nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về giáo dục LLCT đã được ban hành. Trong những năm qua, việc đổi mới một số vấn đề về nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học đã được thực hiện và đã có một số cuốn sách và một số cuộc hội nghị, hội thảo của các trường đại học, luận văn, luận án bước đầu đề cập đến vấn đề đổi mới nội dung và chương trình giáo dục LLCT. Nhìn chung, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể tiếp cận dưới các góc độ: Một là các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục LLCT và nội dung, chương trình giáo dục LLCT. Hai là các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục LLCT và nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên. Ba là các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục LLCT và nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên khối lực lượng vũ trang. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục LLCT và nội dung, chương trình giáo dục LLCT cũng được các học giả, nhà khoa học ở nước ngoài công bố. 1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến giáo dục lý luận chính trị và nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Cuốn sách của tác giả E. Phan-cô-vích: Nghệ thuật diễn giảng, Nhà 9 xuất bản Sách giáo khoa Mác-Lênin, năm 1976. Trong cuốn sách, tác giả khẳng định: một trong những hình thức phổ biến nhất để truyền đạt kiến thức chính trị là bài giảng. Những bải giảng được chuẩn bị tốt sẽ giúp người nghe tiếp thu nội dung cần truyền đạt tốt hơn. Theo tác giả, muốn soạn được bài giảng LLCT có chất lượng, giảng viên phải nắm vững nội dung giảng dạy, kiên định lập trường của Đảng và có hiểu biết sâu rộng. - Melvin Richter: Political Theory and Political Education, Princeton University Press, New Jersey, United States of America, 1980. Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày những quan niệm khác nhau để liên kết lý thuyết chính trị với hoạt động giáo dục. Qua đó, đã gợi mởinhiều vấn nghiên cứu cho các nhà khoa học chính trị hiện đại. - Cuốn sách của M.M. Ra-khơ-man-cu-nốp (chủ biên): Tuyên truyền miệng: Lý luận - Tổ chức - Phương pháp, Nhà xuất bản Sách giáo khoa MácLênin, năm 1983. Theo các tác giả, tuyên truyền miệng là một trong những công cụ lãnh đạo chính trị có hiệu quả của Đảng Cộng sản, là hình thức quan trọng để giữ mối liên hệ thường xuyên, liên tục giữa Đảng Cộng sản với quần chúng. Nội dung của tuyên truyền miệng phải đảm bảo nguyên tắc: tính tư tưởng, tính đảng, tính khoa học, tính chân thực, gắn liền với cuộc sống, với thực tiễn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nếu người tuyên truyền lựa chọn được những nội dung lý thú, cấp bách, nếu thông tin chính trị được xây dựng trên cơ sở các sự kiện gần gũi với mọi người và được diễn đạt bằng ngôn ngữ sinh động, dễ hiểu thì tuyên truyền miệng sẽ đạt được mục đích. - Cuốn sách của V.A. Xu-khôm-lin-xki: Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 1983. Theo tác giả, niềm tin cộng sản là nguồn gốc sức mạnh ý chí của cá nhân và việc hình thành niềm tin cộng sản là yêu cầu tất yếu khách quan của sự tiến bộ xã hội và đạo đức. Dưới quan điểm của một nhà giáo dục, tác giả đã phân tích các yếu tố cấu thành của quá trình 10 hình thành niềm tin cộng sản gắn liền với nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong nhà trường. Xu-khôm-lin-xki cho rằng, để hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ cần gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. - Roberta S. Sigel:Political Learning in Adulthood: A Sourcebook of Theory and Research, University of Chicago Press, United States of America, 1989. Cuốn sách nghiên cứu việc học tập chính trị ở tuổi trưởng thành ở Mỹ trong bối cảnh sau Thế chiến thứ II. Trong cuốn sách này, các nhà khoa học xã hội Mỹ lần đầu tiên xem xét những thay đổi trong quan điểm chính trị và hành vi diễn ra trong những năm trưởng thành của con người. Trên cơ sở xem xét những sự kiện đời thường và bất thường ảnh hưởng đến các quan điểm chính trị của người trưởng thành, cuốn sách cung cấp một cái nhìn khái quát về các vấn đề lý thuyết và phương pháp luận đặc trưng cho lĩnh vực xã hội hóa chính trị. - Elizabeth Frazer: Citizenship Education: Anti-political Culture and Political Education in Britain, Journal of Political Studies, Volume 48, Issue 1, 3/2000, United Kingdom. Bài viết đặt vấn đề về việc cần thiết phải giáo dục chính trị, giáo dục quyền công dân và dân chủ cho học sinh trong nhà trường trong nền văn hóa Anh với phổ biến các quan điểm cho rằng con người tự do trong việc tiếp nhận các lý thuyết về chính trị. Và, bước đầu đưa ra một số đề xuất để thúc đẩy việc giáo dục chính trị, giáo dục quyền công dân và dân chủ cho học sinh. - Cuốn sách của tác giả La Quốc Kiệt: Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2003. Qua cuốn sách, tác giả khẳng định vai trò chủ nhân tương lai đất nước của sinh viên, người đại diện cho nền giáo dục xã hội. Do đó, bên cạnh việc dạy kiến thức chuyên môn không thể bỏ qua việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, tư tưởng cho họ. Tu dưỡng đạo đức tư tưởng là một trong những đặc trưng cơ bản của giáo dục đại học XHCN. Đây là con đường 11 chủ yếu để tiến hành giáo dục lý luận Mác-xít và giáo dục đạo đức cho sinh viên, qua đó đào tạo họ thành người xây dựng và kế tục sự nghiệp XHCN. - Bài viết của tác giả Hồ Tự Lực: Tư duy mới về giáo dục LLCT của các trường đại học, Cao đẳng Thuế - Tài chính Hà Nam học báo (kỳ 2 số 18), năm 2004. Trong bài viết, tác giả đã đề cao vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Tác giả bài viết đã đi vào tìm hiểu các vấn đề trọng tâm: kiên trì vai trò chỉ đạo không thay đổi chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo đảm phương hướng đúng đắn trong công tác giáo dục đại học; lấy sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, phát huy tốt hơn nữa công tác giáo dục LLCT… - Cuốn Giáo trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền của Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản Trung Quốc: Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005. Cuốn sách đã trình bày một loạt những vấn đề quan trọng liên quan đến công tác tuyên truyền tư tưởng. Trong đó, đối với công tác lý luận, cuốn sách đã đề ra những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác giáo dục lý luận. Đối với việc giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác tại các trường đại học, cao đẳng cuốn sách nhấn mạnh: “Nay phải đi sâu điều tra, nghiên cứu để chỉ đạo việc biên soạn và sửa chữa các giáo trình lý luận chủ nghĩa Mác” [20; tr 68]. - Nguyễn Đức Sâm (biên dịch): Những gợi ý từ tuyến đầu giảng dạy lý luận Mác-xít, tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006. Bài viết đã phản ánh những khó khăn, hạn chế trong giáo dục LLCT ở các trường đại học của Trung Quốc (Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc...) và nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy môn học lý luận Mác-xít. - Bài viết của Triệu Thanh Mai: Nghiên cứu tâm lý tiếp nhận giáo dục tư tưởng chính trị của sinh viên đại học hiện nay, Tây Bắc Sư Đại Học Báo, Kỳ 2 12 số 44, năm 2007. Tác giả đã phân tích ba góc độ tâm lý tiếp nhận lý luận tư tưởng tưởng chính của sinh viên. Trong đó, bên cạnh động cơ học tập và sự đồng tình với phương thức giáo dục, tác giả cũng nhấn mạnh đến độ tin cậy của nội dung giáo dục tư tưởng chính trị. Từ đó, tác giả đề ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên. - Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành CNXH khoa học của tác giả Sổmphăn Sỉvôngsay: Nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên ở các trường đại học CAND Lào hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2007. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục LLCT ở các trường đại học CAND Lào, đồng thời rút ra những vấn đề cấp thiết cần quan tâm giải quyết. Qua đó, luận văn đã xác định phương hướng và những giải pháp cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên ở các trường đại học CAND Lào, góp phần xây dựng đội ngũ CAND Lào vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới. - Bài viết của tác giả Xaykhăm Munmanyvông: Giảng dạy lý luận MácLênin tại các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay, Tạp chí LLCT số 5 năm 2013. Tác giả đã trình bày khái quát về các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào và quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin ở các trường đó; nêu lên những ưu điểm và hạn chế về công tác giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào trong những năm qua; từ đó đề xuất nội số nội dung để đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay. - Bài viết của tác giả Kệtmany Phummalạt: Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn LLCT - hành chính ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào với nhiều hình thức, Tạp chí LLCT và Hành chính quốc gia Lào, Số 5, năm 13 2014. Tác giả đã trình bày khái quát vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào; làm rõ tầm quan trọng của các môn LLCT - hành chính ở Học viện; phân tích thực trạng hoạt động giảng dạy các môn LLCT - hành chính ở Học viện hiện nay; từ đó đề xuất một số kiến nghị trong việc giảng dạy các môn LLCT - hành chính ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào trong những năm tới. - Luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục công tác tư tưởng và lý luận chủ nghĩa Mác của tác giả Mao Lộ: Giáo dục tư tưởng chính trị cao học và nghiên cứu xã hội hóa chính trị cho sinh viên trong thời đại mới, Trường Đại học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc, năm 2014. Luận án đã đề cập đến các phương pháp cơ bản trong việc thúc đẩy giáo dục chính trị tư tưởng trong các trường đại học và các mục tiêu quan trọng trong việc tiến hành xã hội hóa chính trị cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay. Trên cơ sở phân tích hiện trạng về xã hội hóa chính trị cho sinh viên Trung Quốc hiện nay, tác giả luận án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường giáo dục lý tưởng chính trị, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục chính trị cho sinh viên; triển khai việc giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng văn hóa học đường, các chương trình ngoại khóa, đa phương tiện dạy học trong các trường đại học ở Trung Quốc. - Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học của tác giả Xaykhăm Munmanyvông: Giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2014. Luận án đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của giáo dục lý luận Mác-Lênin làm cơ sở cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phân tích chỉ rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường này hiện nay. Đồng thời, đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu 14 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường này. Đây là những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn về vấn đề giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Linda K. Mancillas & Peter W. Brusoe: Born Digital:Integrating Media Technology in the Political Science Classroom, Journal of Political Science Education, Issue 4, 2016, United States of America. Bài viết đặt ra những vấn đề về tích hợp công nghệ truyền thông hiện đại vào giảng dạy trong các lớp học về khoa học chính trị ở các trường đại học tại Mỹ. Theo các tác giả, đối với những sinh viên được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, giáo dục đại học phải cung cấp những kiến thức mới giúp họ có được những kỹ năng cần thiết để trực tiếp tham gia vào đời sống chính trị phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục lý luận chính trị và nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị * Đề tài cấp Nhà nước - Đề tài KX 10-09D do Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên LLCT các trường đại học, cao đẳng, Hà Nội, năm 1994. Đề tài đã đánh giá khái quát năng lực đào tạo lý luận Mác-Lênin của một số trường đại học tại Hà Nội, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đề xuất một khung chương trình tổng thể để đào tạo giảng viên các môn lý luận Mác-Lênin. Mặc dù, kết quả nghiên cứu đã được triển khai thực hiện trong trong các giai đoạn trước đây. Nhưng, đó là cơ sở khoa học, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể khi sử dụng phương pháp lịch sử, so sánh để nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục LLCT trong các trường đại học, học viện CAND.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan