Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Giá vàng và một số nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam...

Tài liệu Giá vàng và một số nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam

.PDF
86
853
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ PHẠM HẠNH NGUYÊN GIÁ VÀNG VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ PHẠM HẠNH NGUYÊN GIÁ VÀNG VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và quá trình phấn đấu học hỏi của bản thân trong các năm qua. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Khóa 19, chuyên ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng; Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho các học viên, trong đó có tôi; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cổ vũ độn g viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đế n Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của quý Thầy Cô cùng các bạn bè, đồng nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả luận văn Lê Phạm Hạnh Nguyên DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN EU: Liên Minh Châu Âu EUR: đồng Euro FED: Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế MLR: Hồi quy tuyến tính bội NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước NHTW: Ngân hàng trung ương TMCP: Thương mại cổ phần XNK: Xuất nhập khẩu USD: đô la Mỹ VND: Việt Nam đồng WGC: Hội đồng Vàng thế giới WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Bàng 2.1: Correlation matrix Bảng 2.2: Correlation coefficient for lagged variables Bảng 4.1: Thống kê tình hình xuất nhập khẩu vàng Bảng 4.2: Correlations Bảng 4.3: Model Summaryg Bảng 4.4: Coefficientsa Bảng 4.5: ANOVAb Bảng 4.6: Coefficientsa Bảng 4.7: Model Summaryb Bảng 4.8 : Model Summaryb DANH MỤC ĐỒ THỊ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Đồ thị Đồ thị 2.1: Đồ thị phân tán giữa giá vàng và cung tiền (M1) (Scatter plot of GP vs M1) Đồ thị 2.2: Đồ thị của giá vàng và dự báo giá vàng Đồ thị 4.1: Diễn biến giá vàng thế giới trong năm 2007 Đồ thị 4.2: Diễn biến giá vàng thế giới trong năm 2008 Đồ thị 4.3: Diễn biến giá vàng thế giới trong năm 2009 Đồ thị 4.4: Diễn biến giá vàng thế giới trong năm 2010 Đồ thị 4.5: Diễn biến giá vàng thế giới trong năm 2011 Đồ thị 4.6: Giá vàng thế giới qua từng giai đoạn Đồ t hị 4.7: Giá vàng SJC năm 2007 Đồ thị 4.8: Giá vàng SJC năm 2008 Đồ thị 4. 9: Giá vàng SJC năm 2009 Đồ thị 4.10: Giá vàng SJC năm 2010 Đồ thị 4.11: Giá vàng SJC năm 2011 Đồ thị 4.12 : Toàn cảnh giá vàng Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2011 Đồ thị 4.13: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới Đồ thị 4.14 : Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và tỷ giá Đồ thị 4.15: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và lạm phát Đồ thị 4.16: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và chỉ số VN-Index Đồ thị 4.17: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và giá dầu Đồ thị 4.18: Đồ thị phân tán giữa giá vàng trong nước và cung tiền Đồ thị 4.19: Đồ thị phân tán giữa các phần dư MỤC LỤC TÓM TẮT ............................................................................................................................................ 1 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................................................... 2 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................................................... 5 2.1. Z. Ismail, A. Yahya và A. Shabri – Khoa Toán, Đại học Công nghệ Malaysia (2009) ............ 5 2.2. Eric J. Levin và Robert E. Wright, (2006) ................................................................................ 9 2.3. Dipak Gosh và Eric J. Levin và Peter Macmillan, Robert E. Wright (2000).......................... 10 2.4. Các nhà kinh tế thuộc t ổ chức Oxford Economics.................................................................. 11 2.5. Một số các nghiên cứu của nhà kinh tế học khác .................................................................... 13 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 18 4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21 4.1. Phân tích các yếu tố tác động đến giá vàng thế giới từ năm 2007 đến năm 2011 ................... 21 4.1.1 Biến động giá vàng thế giới giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 .................................. 21 4.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng giá vàng thế giới từ năm 2007 đến năm 2011 ............... 26 4.1.2.1. Tình hình kinh tế thế giới .......................................................................................... 26 4.1.2.2. Tình hình cung cầu vàng ........................................................................................... 29 4.1.2.3. Sự biến động thuộc các thị trường khác .................................................................... 33 4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến giá vàng trong nước từ năm 2007 đến năm 2011 ............. 37 4.2.1. Biến động giá vàng trong nước giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 ............................ 37 4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước từ năm 2007 đến năm 2011 ... 44 4.2.2.1. Tình hình kinh tế trong nước ..................................................................................... 44 4.2.2.2. Tình hình cung cầu vàng trong nước ........................................................................ 46 4.2.2.3. Tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ và Việt Nam đồng .......................................................... 48 4.2.2.4. Sự biến động của các thị trường khác ....................................................................... 50 4.3. Kiểm định sự tương quan của các nhân tố đến giá vàng ......................................................... 53 5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 71 PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... 74 1 GIÁ VÀNG VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các nhân tố tác động đế n giá vàng Việt Nam, cụ thể tìm hiểu các nhân tố nào tác động đế n sự thay đổi của giá vàng trong nước và tồn tại hay không sự tương quan giữa các nhân tố đó với giá vàng trong nước. Các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước được khảo sát trong luận văn bao gồm giá vàng thế giới, giá dầu thô, tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ - Việt Nam đồng, chỉ số chứng khoán Vn-Index, chỉ số lạm phát và cung tiền. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm khảo sát dữ liệu là phương pháp hồi quy tuyến tính bội (Multiple Linear Regression Meth od), đây là phương pháp nhằm kiểm định mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc (giá vàng) với nhiều biến độc lập (các nhân tố tác động đến giá vàng) đã được các nhà kinh tế học thuộc Đại học Malaysia chứng minh có thể ứng dụng vào thực tế để dự đoán sự thay đổi của giá vàng dựa vào sự thay đổi của các biến giải thích. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng mô hình hồi quy của giá vàng trong nước và cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa các nhân tố đến giá vàng. Cụ thể sự thay đổi của giá vàng thế giới, tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ - Việt Nam đồng và chỉ số lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều l ên sự thay đổi của giá vàng trong nước và sự thay đổi của cung tiền có ảnh hưởng ngư ợc chiều lên sự thay đổi của giá vàng trong nướ c. 2 1. GIỚI THIỆU Giá của vàng, một loại hàng hóa, theo lý thuyết kinh tế vi mô đơn giản sẽ phụ thuộc vào cung và cầu vàng trên thị trường. Về phía cầu, đó có thể là những yếu tố như thu nhập, sở thích và k ỳ vọng của người tiêu dùng, giá các hàng hóa có liên quan hay các yếu tố vụ mùa. Trong đó, giá cả của các hàng hóa liên quan sẽ đặc biệt quan trọng trong trường hợp mua vàng đầu tư. Trong trường hợp mua vàng để tiêu dùng thì các yếu tố như thu nhập, sở thích và mùa vụ lại càng quan trọng hơn. Về phía cung, vàng phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng khai thác, cấu trúc thị trường kinh doanh vàng và chính sách dự trữ vàng của các quốc gia. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một đặc điểm quan trọng rằng vàng là hàng hóa có thể sử dụng tiêu dùng đồng thời cũng là đối tượng để đầu tư. Chính vì thế biến động giá vàn g trong nhiều trường hợp rất khó lường. Trong thời gian vừa qua (từ năm 2007 đến năm 2011) giá vàng ở thị trường thế giới cũng như Việt Nam biến động bất thường làm ngạc nhiên những chuyên gia kinh nghiệm nhất. Điều này thu hút nhiều người quan tâm đến giá vàng hơn. Ở đó trước hết là cơ hội kinh doanh vàng và đồng thời là khả năng biến động của các thị trường khác đi kèm, ví như thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối…Nguyên nhân rõ rệt nhất gây nên những bất thường này chính là khủng hoảng kinh tế th ế giới nói chung và khủng hoảng kinh tế trong nước nói riêng. Khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, rồi nhanh chóng lan rộng sang Châu Âu và toàn thế giới. Khủng hoảng kinh tế làm cho t ình hình kinh tế khó khăn, hàng loạt các ngân hàng, doanh nghiệp…lâm vào cảnh phá sản. Bất ổn về chính trị xã hội khiến giá dầu tăng cao , nợ công bùng phát ở các nước Châu Âu, trong đó vấn đề nợ công của Hy Lạp được quan tâm nhất. Thị trường chứng khoán liên tục lao dốc, thị trường bất động sản đóng băng khiến nhà đầu tư lầ n lượt tháo chạy. Lạm phát xuất hiện ở khắp nơi, từ Mỹ sang Châu Âu, Châu Á và ngay tại Việt Nam, lạm phát cũng trở thành một vấn đề nhức nhối khi giá cả hàng hóa dịch vụ liên tục tăng cao , sức mua liên tục sụt giảm. Nguồn cun g vàng ngày càng giảm, khi trữ lượng vàng khai thác bắt đầu cạn, trong khi nhu cầu về vàng lại tăng cao, từ nhu cầu mua để tích trữ, đầu tư đến dùng vàng để làm trang sức, dùng trong ngành công nghiệp, y tế…Các vấn đề trên kết hợp đ ồng thời với sự 3 suy giảm kinh tế của Mỹ và Châu Âu làm cho đồng Đô la Mỹ, đồng Euro b ị mất giá đã đưa vàng trở thành “hầm trú an toàn”, thu hút giới đ ầu tư trên toàn thế giới. Chính những biến động mạnh về mặt kinh tế nêu trên đã gây áp lực lớn đến giá vàng, góp phần đẩy giá vàn g thế giới và trong nước ngày một tăng cao. Ngoài ra, việc giá vàng trong nước liên tục tăng cao trong giai đoạn này đã gây ra cảnh náo loạn khi mọi người tranh nhau mua bán vàng. Điều lạ kỳ là hầu hết mọi người tranh nhau mua lúc giá vàng lên cao và tranh nhau bán lúc giá vàng xuống thấp, cho thấy có hiện hữu tâm lý bất ổn của nhà đầu tư trong nước. Để hạn chế tình trạng đầu tư vào vàng theo tâm lý, c ác chính sách điều tiết thị trường vàng trong nước gần như ngay lập tức được ban hành, tuy chưa thiết lập được trật tự trên thị trường vàng một cách nhanh chóng, nhưng đã từng bước mang lại những kết quả khả quan, qua đó chứng tỏ sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ trước các vấn đề bất ổn của nền kinh tế. Nếu nhà đầu tư n ắm bắt được chiều dao động củ a giá vàng tức là nắm bắt được khả năng đầu tư kiếm lợi hay ít nhất có thể hạn chế một phần rủi ro do thị trường mang lại. Tuy nhiên, rõ ràng điều này không dễ. Tất cả còn tùy thuộc vào khả năng phân tíc h và dự báo của từng nhà đầu tư dựa trên những nhân tố chính tác động lên giá vàng trong nước. Chính việc quan tâm đến sự thay đổi của giá vàng, muốn tìm hiểu các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá vàng và có tồn tại hay không mối quan hệ giữa các yếu tố này tác động đến giá vàng, tôi đã thực hiện luận văn với tên “GIÁ VÀNG VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM”. Luận văn nhằm phân tích những lý do , những yếu tố khác nhau tạo ra sự thay đổi của giá vàng trong nước, đồng thời cho thấy mối quan hệ giữa giá vàng trong nước với những biến ảnh hưởng độc lập như giá vàng thế giới, giá dầu thô, tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ - Việt Nam đồng, chỉ số chứng khoán Vn-Index, chỉ số lạm phát và cung tiền. Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước và ảnh hưởng như thế nào. Mục đích nghiên cứu là dựa vào việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước để có những nhận định, phân tích đúng về thị trường vàng ngay tại thời điểm nghiên cứu. 4 Luận văn sử dụng dữ liệu nghiên cứu là sự biến động của giá vàng trong nước, giá vàng thế giới, giá dầu thô, tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ - Việt Nam đồng, chỉ số chứng khoán Vn-Index, chỉ số lạm phát và cung tiền từ giai đoạn năm 2007 đến năm 2011 có nguồn được liệt kê tại phần tài liệu tham khảo. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu biến động giá vàng trong nước, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn nhằm tìm ra mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước là phương pháp hồi quy tuyến tính bội (Multiple Linear Regression Method - MLR) dựa trên phần mềm thống kê SPSS. Trong mô hình này, giá vàng trong nước được coi là biến phụ thuộc, các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước được coi là các biến độc lập , qua khảo sát sẽ xây dựng mô hình hồi quy của giá vàng trong nước. Đồng thời, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: có hay không các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá vàng trong nước? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Luận văn này góp phần tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng lên sự thay đổi của giá vàng trong nước trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, đồng thời cung cấp một mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố lên giá vàng trong nước. Từ đó, luận văn đưa ra một số đề xuất nhằm kiểm soát được sự thay đổi của g iá vàng trong nước. 5 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Trên thế giới có khá nhiều bài nghiên cứu về vàng được thực hiện bởi các nhà kinh tế học dựa trên nhiều mô hình kiểm định khác nhau. Kết quả thu được từ các bài nghiên cứu cho thấ y có sự tương quan giữa giá vàng với các yếu tố như lãi suất, lạm phát, cung tiền, đồng Đô la Mỹ, chỉ số chứng khoán, chỉ số S&P 500…Dưới đây, tôi sẽ trích lược và giới thiệu một số bài nghiên cứu tiêu biểu của các nhà kinh tế học uy tín trên thế giới. 2.1. Z. Ismail, A. Yahya và A. Shabri – Khoa Toán, Đại học Công nghệ Malaysia (2009) Các nhà kinh tế học này thuộc Khoa Toán - Trường Đại học Công Nghệ Malaysia đã thực hiện bài nghiên cứu với tựa đề “Dự đoán giá vàng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội (Forecasting Gold Prices Using Multiple Linear Regression Method)”, bài được đăng trên Tạp chí Khoa học Ứng dụng Mỹ số 6 (Tháng 01/2009 - tạp chí uy tín của Mỹ chuyên xuất bản các nghiên cứu mới, đã được kiểm định có giá trị ứng dụng cao), đề xuất dự đoán giá vàng dựa vào các yếu tố kinh tế như lạm phát, sự thay đổi của giá cả và các nhân tố khác trên mô hình hồi quy tuyến tính bội (MLR). Giá vàng là biến phụ thuộc trong mô hình. Các biến độc lập sẽ đưa vào mô hình gồm có tỷ giá giữa đồng Đô là và đồng Euro, chỉ số theo dõi sự biến động của các hàng hóa (CRB), chỉ số lạm phát, cung tiền, chỉ số chứng khoán New York (NYSE), chỉ số S&P 500, trái phiếu, chỉ số niêm yết đồng Đô la Mỹ (US Dollar Index). Mô hình hồi quy tuyến tính bội được sử dụng có dạng như sau: Y = B0 + B1X1 +...+ BiXi + ε Trong đó: Y : Giá vàng (GP) X1: chỉ số biến động của các hàng hóa (CRB) X2: tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ và đồng Euro (EUROUSD) X3: lạm phát (INF) X4: cung tiền (M1) X5: chỉ số chứng khoán New York (NYSE) X6: chỉ số S&P 500 (SPX) 6 X7: Trái phiếu (T-BILL) X8: chỉ số Đô la Mỹ (USDX) Đồ thị phân tán giữa giá vàng và các biến độc lập cho thấy có mối quan hệ tuyến tính thuận giữa biến phụ thuộc giá vàng và các biến độ c lập khác, ngoại trừ đồ thị phân tán giữa giá vàng và cung tiền, đồ thị cho thấy sự phân tán là ngẫu nhiên Đồ thị 2.1. Đồ thị phân tán giữa giá vàng và cung tiền (M1) (Scatter plot of GP vs M1) Ma trận hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ qua lại giữa các biến độc lập và có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Trong đó biến độc lập CRB và EUROUSD có độ trễ kỳ 1 cao nhất với giá vàng, biến lạm phát có độ trễ kỳ 6 cao nhất là -0,566. Bảng 2.1. Correlation matrix GP GP 1.00 CRB INF Ml NYSE SPX T-BILL USDX EUROUSD CRB 0.464 1.000 INF * Ml * NYSE * -0307 0.650 0.478* 0.257* 1.000 -0.201 1.000 SPX * * -0.754 -0.694 -0.227* -0.208* 0.512* 0.533* -0.632* -0.679* 1.000 0.947* 1.000 T-BILL USDX * * -0.609 -0.038* 0.492* -0.900* 0.728* 0.825* 1.000 -0332 0.006 0.266* 0290* 0.267* 0.081 -0.197 1.000 EUROUSD 0332* -0.134 -0.418* -0.281* -0341* -0.190 0.108 -0.952* 1.000 7 Bảng 2.2. Correlation coefficient for lagged variables Variable Correlation coefficient CRB (lag 1) 0.436 EUROUSD (lag 1) 0.248 INF (lag 6) -0.566 M1 (lag 9) 0.667 Các tác giả đã cân nhắc kiểm định hai mô hình, mô hình 1 có sử dụng hết tất cả các biến độc lập, mô hình 2 chỉ có 4 biến độc lập là biến CRB (lag 1), biến EUROUSD (lag 1), biến INF (lag 2) và biến M1 (lag 2). Sau khi thực hiện kiểm định bằng phần mềm “Statistical Packages for Social Science package (SPSS)” các tác giả thu được mô hình hồi quy tuyến tính bội của giá vàng và các nhân tố kinh tế như sau: Mô hình 1: Y = -560,618 + 0,712X1 + 161,740X2 – 7,836X3 + 0,424X4 - 0,010X5 + 0,010X6 + 3,198X7 + 0,580X8 Mô hình này được các tác giả dự đoán giá vàng khá chính xác và 85,2% sự thay đổi giá vàng trong từng tháng được giải thích bởi các biến trong mô hình, đồng thời chứng minh được sự liên hệ giữa giá vàng và các nhân tố ảnh hưởng thuộc về kinh tế như tỷ giá, lạm phát, cung tiền, chỉ số chứng khoán,… Mô hình 2: Y = -301,509 + 0,676X1 + 114,651X2 - 5,563X3 + 0,309X4 Mô hình này được các tác giả dự đoán giá vàng khá chính xác và 84,5% sự thay đổi giá vàng trong từng tháng được giải thích bởi các biến trong mô hình. Tuy nhiên, giá trị d = 1,196 thấp hơn dL = 1,28 (α = 0,01). Thống kê này chỉ ra có sự tự tương quan giữa các biến trong mô hình. Để khắc phục hiện tượng này các tác giả đã xây dựng mô hình 3. Mô hình 3: Y = -285,827 + 0,599X1 + 117,512X2 – 4,728X3 + 0,305X4 Mô hình 3 được xây dựng dựa trên biến đổi: (ρ = 0,4166) Yt’ = Yt – 0,4166Yt-1 8 Xit’ = Xit – 0,4166Xi.(t-1) Lúc này d = 1,769, dU = 1,56 Mô hình dự báo khá chính xác 70,8% sự thay đổi trong giá vàng có thể giải thích được bởi 4 yếu tố X1, X2, X3 và X4. Tuy nhiên, biến X3 không có ý nghĩa trong mô hình ( lớn hơn 0 nhiều) nên loại ra khỏi mô hình, thực hiện kiểm định lại cho mô hình 4 như sau. Mô hình 4: Y = -311,939 + 0,474X1 + 133,258X2 + 0,3279X4 Kiểm định mô hình cho R2 = 0,656 chứng tỏ 65,6% sự thay đổi trong giá vàng được giải thích bởi ba biến X1, X2 và X4. Đồ thị 2.2 . Đồ thị của giá vàng và dự báo giá vàng “Time series plot of Gold prices (GP) and predicted GP” Dựa trên nghiên cứu của mình các tác giả thuộc Khoa Toán - Trường Đại học Công nghệ Malaysia đã đưa ra kết luận có thể dùng mô hình hồi quy tuyến tính bội để kiểm định sự tương quan và dự báo giá vàng dựa trên các nhân tố kinh tế một cá ch hiệu quả trong thực tế. Bằng nghiên cứu này các tác giả đã dự đoán sự thay đổi của giá vàng trong thực tế (xem đồ thị 2.2) có độ chính xác khá cao, từ đó cho thấy nghiên cứu mang tính ứng dụng trong thực tiễn cao, có thể sử dụng để dự đoán chiều hướng thay đổi của giá vàng thế giới dựa trên sự thay đổi của các nhân tố trong mô hình hồi quy tuyến tính bội. 9 2.2. Eric J. Levin và Robert E. Wright, (2006) Tiến sĩ Eric Levin sinh năm 1944 tại Scotland, ông đã theo đuổi sự nghiệp kinh doanh sau một thời gian học tập và làm việc tại Đại học Glasgow. Đến khi bài nghiên cứu này được công bố (06/2006) thì ông đang là Phó Giáo sư Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Stirling. Lĩnh vực nghiên cứu ưu thích của ông là về tài chính, kinh tế công và vấn đề nhà ở. Tiến sĩ Robert E. Wright (sinh năm 1958 tại Canada) gia nhập Đại học Strathclyde vào tháng 9 năm 2005 với vai trò Giáo sư kinh tế, sau khi làm Trưởng Khoa Kinh tế và phó Khoa Quản Trị tại Đại học Stirling. Lĩnh vực nghiên cứu yêu thích của ông là về dân số, kinh tế công, sự bất công và nghèo đói, tài chính, môi trường kinh doanh, kinh tế ứng dụng và thống kê. Mục tiêu nghiên cứu của nhà kinh tế Eric J. Levin và Robert E. Wright, (2006) là “Xác định những nhân tố quyết định đến giá vàng trong ngắn hạn và dài hạn (Shortrun and Long-run: Determinants of the price of gold)”. Để phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình, hai ông đã xây dựng mô hình lý thuyết dựa trên nguyên lý cơ bản của kinh tế là cung và cầu, phù hợp để nghiên cứu tình hình lúc bấy giờ là vàng đang được coi là phương tiện phòng ngừa lạm phát trong dài hạn, đồng thời nghiên cứu dao động bất thường rõ rệt của giá vàng trong ngắn hạn. Trong mô hình này, tổng nguồn cung vàng có ảnh hưởng đến giá vàng, lãi suất cho vay vàng, lợi nhuận từ chênh lệch giá và phần bù rủi ro vỡ nợ . Nhu cầu về vàng trong ngắn hạn được đưa vào mô hình là giá vàng, tỷ giá giữa đồng đô la và các ngoại tệ khác trên thế giới, lãi suất cho vay vàng, lạm phát của Mỹ, độ bất ổn định của lạm phát Mỹ, rủi ro tín dụng. Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm tìm ra nhân tố chính ảnh hưởng đến giá vàng là kỹ thuật phân tích hồi quy đồng liên kết, phân tích dữ liệu từ tháng 01/1976 đến năm tháng 8/2005. Phương pháp này thường dùng để đánh giá và xác định các nhân tố có tương quan với sự chuyển động của giá vàng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Họ đã đưa ra các phát hiện chính đối với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong dài hạn. Trước tiên, trong dài hạn có mối quan hệ giữa giá vàng và đồng đô la 10 Mỹ. Thứ hai, mức giá chung của Mỹ tăng một phần trăm dẫn theo giá vàng cũng tăng một phần trăm được chứng minh dựa trên một kết quả thống kê có ý nghĩa mối quan hệ này trong dài hạn (dữ liệu từ 01/1976 – 08/2005). Bằng chứng này chứng minh việc tin rằng giá vàng là sự đảm bảo trong dài hạ n nhằm chống lại lạm phát . Có một mối quan hệ rất rõ ràng giữa sự chuyển động giá vàng với sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát, tỷ giá USD, lãi suất c ho vay vàng, phần bù rủi ro tín dụng và rủi ro chính trị. Các kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy rằng giá vàng và mức giá chung ở Mỹ có mối liên quan với nhau (nghĩa là lạm phát Mỹ và giá vàng trong dài hạn có liên quan với nhau). Những nhân tố quyết định trong ngắn hạn là cung cầu, lãi suất cho vay vàng (tỷ lệ nghịch). Trong khi các nhân tố quyết định trong dài hạn là tỷ lệ lạm phát hoặc độ bất ổn trong lạm phát, rủi ro tín dụng và tỷ g iá USD (tỷ lệ thuận). 2.3. Dipak Gosh và Eric J. Levin và Peter Macmillan, Robert E. Wright (2000) Từ mối quan hệ nguồn cung và cầu vàng t rong bài nghiên cứu “Vàng có phải là công cụ phòng ngừa lạm phát? (Gold as an Inflation Hedge?)” các nhà kinh tế học trên đã xây dựng nên mô hình về giá vàng và các chuyển động của giá vàng trong ngắn hạn và dài hạn. Bài nghiên cứu giải thích sự mâu thuẫn giữa các chuyển động trong ngắn hạn và c ác chuyển động trong dài hạn của giá vàng. Vàng có thể là công cụ phòng ngừa lạm phát trong dài hạn nhưng nó còn có thể diễn tả những đặc điểm quan trọng của sự biến động trong ngắn hạn. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu là giá vàng hàng tháng từ năm 1976 đến năm 1999 và sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy đồng liên kết để phân tích dữ liệu. Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên việc thỏa mãn các giả thuyết sau: giá vàng tăng trong suốt thời gian có lạm phát và sau đó vàng trở thành công cụ phòng ngừa lạm ph át hiệu quả trong dài hạn. Mô hình có cấu trúc cơ bản như sau: Pg = f(Pusa,Pw,Rg,Y,βg,er,θ) Trong đó: Pg là giá vàng tính bằng đồng đô la Pusa là giá niêm yết của đồng đô la Pw là chỉ số giá cả thế giới 11 Rg là lãi suất cho vay bằng vàng Y là thu nhập của thế giới βg là chỉ số bêta của vàng er là tỷ lệ tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la so với các ngoại tệ khác trên thế giới θ là những biến cố ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến giá vàng Mô hình lý thuyết trên giả thuyết rằng sự thay đổi trong lãi suất cho vay bằng vàng, nơi kinh doanh chênh lệch giá, chỉ số bêta của vàng và rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến giá vàng trong ngắn hạn. Chỉ số bêta của vàng βg đo lường hiệp phương sai giữa việc quay lại nắm giữ vàng và một danh mục đầu tư được đa dạng hóa tốt. Chỉ số bêta của vàng (βg) trong mỗi tháng t được ước tính bởi mô hình hồi quy đơn giản sau đây: (Pgt-n – Pgt-n-1)/Pgt-n-1 = α _+ βgt[(dt-n + SPt-n – SPt-n-1)/SPt-n-1] + εt Trong đó: Pg: giá vàng SP: chỉ số S&P 500 d: tiền lãi cổ phần n: từ 1 đến 36 tháng Do đó, βg được ước tính cho từng tháng bằng cách hồi quy giá thống kê giá vàng và chỉ số S&P 500 từng tháng trong vòng 36 tháng trước đó. Kết quả từ bài nghiên cứu cho thấy, mô hình chứng minh rằng những thay đổi trong ngắn hạn bởi các nhân tố như lãi suất cho vay vàng, lãi suất thực, lợi nhuận từ chênh lệch giá, rủi ro vỡ nợ, hiệp phương sai của lợi nhuận từ vàng so với các tài sản khác và tỷ giá giữa đồng đô la và các ngoại tệ khác trên thế giới có khả năng gây chấn động nghiêm trọng đến sự cân bằng và gây ra các bất ổn định lớn trong ngắn hạn. 2.4. Các nhà kinh tế thuộc tổ chức Oxford Economics Tổ chức Oxford Economics được thành lập năm 1981 nhằm đưa ra những lời khuyên về kinh tế, những dự báo và các công cụ phân tích cho các tổ chức quốc tế, chính phủ và các 12 công ty lớn. Từ đó đến nay, Oxford Economics đã trở thành một trong những tổ chức độc lập hàng đầu thế giới về dự đoán các tình hình các công ty, kế hoạch sản xuất, phân tích dữ liệu của 190 quốc gia, 85 khu công nghiệp và hơn 2.500 ti ểu bang và thành phố. Tháng 07/2011, Tổ chức Oxford Economics đã thực hiện bài nghiên cứu “Tác động của lạm phát và giảm phát đến vàng (The impact of inflation and deflation on the case for gold)” bởi sự ủy thác của Hội Đồng Vàng Thế Giới (WGC). Tại thời điểm thực hiện bài nghiên cứu này của Tổ chức Oxford Economics, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với sự lo lắng về mức tín nhiệm nợ công, tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ bao gồm việc nới lỏng định lượng chỉ số lạm phát trong trung hạn và những ản h hưởng khả dĩ của tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông đến thị trường dầu mỏ toàn cầu. Ngoài ra, còn có những vấn đề trong dài hạn như tương lai của đồng đô la với tư cách là loại tiền tệ dùng để dự trữ và sự thay đổi đang diễn ra trong cán cân sức mạn h kinh tế thế giới và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nước “đang phát triển” như Trung Quốc và Ấn Độ. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm khảo sát vàng như một dạng tài sản và có khả năng có mối quan hệ với các loại tài sản khác trong rất nhiều viễn cảnh khác nha u của nền kinh tế bằng cách dựa trên các bài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến giá vàng và so sánh với các phân tích định lượng theo mô hình kinh tế vĩ mô toàn cầu Oxford (Oxford Global Macroecomomics Model). Các nhà nghiên cứu không chỉ cố gắng thực hiện việc kiểm tra sự phục hồi của vàng trong các điều kiện như lạm phát cao, khủng hoảng tài chính và giảm phát mà còn cố gắng đánh giá, ước lượng vị trí thích hợp của vàng trong danh mục đầu tư dài hạn dưới những điều kiện khác nhau của nền kinh tế. Dựa trên các bài nghiên cứu truớc đó, đặc biệt là nghiên cứu của Levine & Wright (2006 – xem 2.2), cho thấy vai trò của vàng như một cách để phòng ngừa lạm phát trong dài hạn, để chống lại sự biến đổi của tỷ giá v à đa dạng hóa danh mục đầu tư trong ngắn hạn. Theo những kết quả nghiên cứu này, các tác giả của Tổ chức Oxford Economics đã xây dựng một phương trình với nhiều biến giải thích để cố gắng giải thích một cách đầy đủ hơn vai trò của giá vàng. Các biến này gồm có mức giá chung, lãi suất thực, đồng đô la, sự căng thẳng tài chính, sự bất ổn về chính trị, hoạt động của các tổ chức kinh tế. Phương trình này 13 được gọi là mô hình điều chỉnh sai số (error – correction model – ECM) bao gồm tại một thời điểm trong dài hạn mà tại đó giá vàng dịch chuyển cùng với lạm phát và tại một thời điểm trong ngắn hạn có chứa đựng các nhân tố (các biến) trên, các nhân tố có khả năng gây ra những dao động lớn và liên tục đến giá vàng trong bối cảnh lạm phát. Dùng các ước tính của phương trình ECM làm cơ sở để khảo sát thói quen s ử dụng vàng trong nhiều kịch bản khác nhau như lạm phát toàn cầu, tăng trưởng kinh tế và các điều kiện tài chính. Các kịch bản này được xây dựng bởi mô hình kinh tế vĩ mô toàn cầu Oxford (Oxford Global Macroeconomic Model), mô hình chứa đựng cả các giao dị ch thương mại giữa các quốc gia và các tổ chức kinh tế. Kết quả khảo sát cho thấy, vai trò của vàng như một công cụ phòng ngừa rủi ro trong việc giữ cân bằng cho danh mục đầu tư là rất rõ ràng. Hơn nữa, sự phân tích đầy lạc quan của Tổ chức Oxford Economics cho rằng sự thiếu tương quan của vàng với những tài sản khác nghĩa là vàng đóng vai trò giảm đi sự bất ổn của danh mục đầu tư. Những kết luận trên có lẽ phần nào giải thích tại sao vàng được sử dụng như một phương tiện đầu tư khi giá lên (nhu cầu đầu tư vàng trong năm 2010 tăng vọt lên khoảng 40% trong khi nhu cầu này năm 2002 chỉ dưới mức 15%). 2.5. Một số các nghiên cứu của nhà kinh tế học khác Dr. David Davis, (2007) Tiến hành nghiên cứu để dự đoán giá vàng “The future of gold: Price forecast”. Ông cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, gồm môi trường kinh tế Mỹ, cung cầu vàng, tỷ giá hối đoái, đặc biệt nhấn mạnh sự ảnh hưởng của đồng Đô la Mỹ và giá dầu đến giá vàng. Giá dầu cao cũng có thể gây ra áp lực lạm phát, dẫn đến áp lực tăng giá v àng vì vàng được sử dụng để phòng ngừa nguy cơ lạm phát. Giá vàng tăng đồng thời với tỷ giá giữa đông đô la Mỹ và đồng Euro (USD/EUR). Đã bắt đầu xuất hiện việc tăng lên về nhu cầu đầu tư vàng, tiêu thụ vàng và sự sụt giảm về trữ lượng tại các mỏ vàng. Sự mất cân bằng cung – cầu sẽ dẫn đến giá vàng tăng. Theo dự báo về giá vàng tương lai trong bài nghiên cứu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan